Chúa Nhật, 15-05-2016 | 08:12:07
Hôm
nay ngày 15/5/2016, người dân cả nước lại tiếp tục tuần hành bày tỏ
lòng yêu nước thương nòi, vì một môi trường biển sạch và một nhà nước
minh bạch.
Theo
lời kêu gọi xuống đường tuần hành lần này, tại hai đầu đất nước, giờ
tuần hành diễn ra vào hai thời điểm khác nhau. Tại Hà Nội, buổi tuần
hành dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 00 sáng, xuất phát tại Đài Phun
nước bờ Hồ Hoàn Kiếm. Người dân Sài Gòn chọn tuần hành vào buổi chiều:
lúc 15 giờ 00 – tọa kháng tại Đường Nguyễn Huệ, sau đó di chuyển về phố
Bùi Viện và kết thúc lúc 20 giờ 00.
Sau
những đàn áp khốc liệt của chính quyền nhắm vào người biểu tình trong
cuộc tuần hành sáng 8/5/2016 tại Sài Gòn, cuộc biểu tình lần này được dự
báo là một cuộc tuần hành đầy thử thách.
Suốt
ngày 14/5/2016, truyền thông nhà nước sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng
về vụ cá chết, nhất là đã không có bất kỳ một thông tin nào về những
cuộc tuần hành vì môi trường của người dân, thì đã đồng loạt đăng thông
tin “Việt Tân kích động người dân biểu tình” trong hai cuộc biểu tình
ngày 1/5 và 8/5 vừa qua.
Bên cạnh đó,
theo chỉ thị từ ban tuyên giáo, các báo cũng bắt đầu đưa tin “đã rõ
nguyên nhân gây nên cá chết tại Miền trung”, nhưng không ai rõ là cá
chết thế nào. Thông tin đánh đố kiểu này là một thủ thuật truyền thông
ẫm ờ, nhằm cho thấy chính quyền đang rất tích cực và đã biết nguyên
nhân, người dân nên chờ đợi ít ngày, không nên xuống đường như thế sẽ dễ
bị lợi dụng???
Mặc dù, bị đe dọa từ
nhiều ngày nay, bên cạnh những thông tin gây hoang mang dễ tạo tâm lý lo
sợ, người dân không những không sợ hãi, trái lại, nhiệt huyết xuống
đường vì quê hương, vì môi trường sống lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tại Hà Nội, nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ tẻ đã diễn ra mọi nơi, với những khẩu hiệu ấn tượng: “Cứ đánh vào mặt tôi, nhưng trả biển sạch và quyền làm người cho dân“.
Tại
Sài gòn, bầu khí quyết tâm thể hiện rõ trong những bài viết, những kêu
gọi và nhất là trong khâu chuẩn bị. Hàng ngàn chiếc áo đã được phát cho
những ai muốn tham dự cuộc tuần hành. Hàng trăm bài viết trên các trang
cá nhân bày tỏ lòng quyết tâm xuống đường vì một Việt Nam tươi đẹp.
Viết trên Fb. bạn trẻ Nguyễn Ngọc Lụa, một tân tòng, đã bày tỏ niềm tin vào Chúa qua “Lời Nguyện Chiều Thứ Bảy Trước Lúc Xuống Đường”:
“Lạy
Chúa, con muốn cùng Chúa mang lấy trong chốc lát những đau khổ của đồng
bào miền Trung, mang lấy nỗi sợ của những anh em đang phải chịu sự thù
ghét và hiếp đáp của đồng loại trong đất nước của chúng con
Ở
Sài Gòn, ở Hà Nội, và các nơi khác, những người gọi là lực lương bảo vệ
an ninh, bảo vệ dân lại đi xâu xé, đánh bắt người biểu tình ôn hòa. Làm
muôn ngàn người bất an, thất thần không tin nổi trong khi hàng muôn
ngàn người ngư dân, công nhân gần như tuyệt vọng vì không còn một đường mưu sinh.
Lạy
Chúa chúng con biết rất rõ những điều ấy… Sự thinh lặng của chúng con
đã tỏ ra ít nhiều, chúng con muốn để mặc như vậy. Nhưng lạy Chúa, suốt
quảng đời nơi dương gian, Chúa không ngớt lặp lại cho chúng con tất cả
là anh em với nhau, là một Chúa . Và lề luật cao trọng của Chúa: là anh
em hãy yêu thương nhau.
Trong chiều ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này:
Lạy
Chúa, xin cho chúng con ý thức được trách nhiệm của mình trong vấn đề
hòa bình cần được thiết lập nơi chúng con và trên thế giới, trách nhiệm
của việc đưa tay cứu môi trường đang bị bức tử, nguy hại cả một gống nòi
và thế hệ con cháu về sau.
Chúng
con biết không phải là vì sợ, vì hèn nhát mà chúng con vắng mặt trong
các cuộc tranh đấu, các cuộc xuống đường, hoặc có mặt một cách e dè.
Song
vì lẽ, sự hòa bình của con người và môi trường sống chân thật không thể
có nếu không có tranh đấu, hy sinh, nỗ lực. Tranh đấu với các lực lượng
bất công, láo xược và kiêu căng, tranh đấu với mọi hình thức ích kỷ,
đàn áp, bạo lực…ở nơi chúng con trước hết.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con ra khỏi sự thanh nhàn và biếng nhác, xin đuổi
khỏi chúng con những thành kiến tập quán hẹp hòi, ích kỷ. Xin cho con
vượt lên mọi ranh giới của tuyên truyền,và nỗi sợ hãi. Xin cho chúng con
dù phải chết cũng hãy chiến đấu cho sự thật và Đức Chúa là Thiên Chúa
sẽ bênh vực chúng con.( Hc 5,28)
Xin
cho chúng con biết được sự hiện diện của Chúa qua mọi cố gắng của anh
em xuống đường để thiết lập nền hòa bình, công lý cho nhân loại, cho môi
trường sống của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con
biết phải góp phần thế nào vào công việc vĩ đại của loài người để tiến
đến tình yêu thương. Xin cho chúng con hoàn toàn ưng thuận để Chúa hoạt
động trong chúng con, để nhờ chúng con, mà Chúa sẽ được hiện diện khắp
nơi, nhờ chúng con mà nền hòa bình, công chính sẽ được lặp lại trên quốc
gia, dân tộc này”(Hết trích).Tại Hà Nội
Suốt
từ mấy ngày nay, lực lượng an ninh được bố trí khắp các ngả đường, nhất
là tại các gia đình được cho là sẽ có người tham gia biểu tình. Nhiều
gia đình đã không thể đưa con cái tới trường do bị ngăn chặn. Nhiều gia
đình bị công an sách nhiễu bằng những cuộc thăm viếng đột ngột. Có gia
đình bị lực lượng an ninh khóa trái cổng không cho ra ngoài.
Sáng nay, lực lượng an ninh tiếp tục chặn cửa các gia đình. Nhiều người đã phải chọn giải pháp tọa kháng tại chỗ.Khắp nơi, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, lực lượng an ninh dầy đặc, ngăn chặn bất cứ ai dù chỉ là đi dạo quanh hồ như thói quen từ trước tới giờ. Có cả những gia đình bị bắt oan khi đi dạo quanh khu vực.
Mặc
dù bị ngăn chặn, nhưng vẫn có một nhóm bạn trẻ, với khẩu trang in hình
cá, tuần hành xung quanh bờ hồ, trong sự kiểm soát gắt gao của lực lượng
chức năng.
Một
số nhóm, vì không thể hết nối được với nhau, nên đã biểu tình tại chỗ
hoặc chọn những nơi đông người qua lại, như tại cầu Chương Dương hoặc
các công viên trong thành phố.Tại Nghệ An
Sau Thư Chung của Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp gửi toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận về thảm họa môi trường Miền trung, nhiều giáo xứ trong giáo phận đã hưởng ứng bằng nhiều cách thức khác nhau.
Tối 14/5 toàn thể giáo xứ Nghĩa Thành (hạt Phủ Quỳ, GP Vinh), cùng quỳ gối giơ cao tay trước Đức Mẹ, đọc 10 kinh Kính Mừng và kinh Hãy Nhớ để cầu nguyện cho ngư dân và môi trường.
Sáng nay (15/5), biểu tình đang nổ ra. Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, dưới sự hướng dẫn của các linh mục, đã tuần hành về ủy ban xã yêu cầu chính quyền phải có giải pháp cấp thiết về vấn đề cá chết hiện nay.
Hàng
trăm người dân với những biểu ngữ thể hiện tinh thần người Kitô hữu,
như: “Căn tính Kitô hữu: Có trách nhiệm với quê hương đất nước và các
thế hệ tương lai”, “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, được người dân
mang theo xuống đường.
Giáo xứ Song
Ngọc ở xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Giáo dân làm nghề biển, chế
biến và mua bán hải sản. Hiện nay, người dân Song Ngọc không thể ra
biển, vì hải sản không ai muốn mua.
Tại
Hợp Thành, huyện Yên Thành, giáo dân Vĩnh Hòa chọn cách thức tọa kháng
tại chỗ để bày tỏ lập trường cũng như mong ước của mình.
Tại Huế
Sáng
nay, một số bạn trẻ đã tới Đại Nội với những biểu ngữ hiền hòa đặc
trưng Huế: “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”, bày tỏ nỗi lòng của
người dân Huế – một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu thiệt hại nặng nề
trong thảm họa môi trường lần này.
Sau vụ việc một số nghệ sĩ tổ chức buổi diễu hành với chủ đề “tang cá” trong dịp Festival Huế 2016, đây là lần đầu tiên người dân Huế tuần hành. Tuy không đông đảo, nhưng đây cũng là một tiếng chuông gióng lên nỗi lòng của cả đất nước trước tương lai của giống nòi.
Tại Vũng Tầu
Ngay tại Bãi Sau – một bãi biển đẹp của thành phố, một nhóm bạn trẻ đã tổ chức cuộc tuần hành dọc bờ biển, gây nhiều chú ý cho khách du lịch.
Mặc dù, Vũng Tầu chưa có dấu biệu biển bị nhiễm độc, nhưng lượng du khách không đông như vẫn thường thấy vào các ngày Chúa nhật tại đây.
Tại Sài Gòn
Ngay từ sớm, lực lượng an ninh đông đảo được rải đi khắp nơi, nhất là tại các địa điểm được thông báo sẽ có tuần hành.
Mặc dù, chưa tới giờ biểu tình, nhưng một số bạn trẻ đã bị bắt khi đi dạo tại Công viên 23/9.
Nhà
báo Huỳnh Ngọc Chênh, người đã tuyên bố sẽ tọa kháng tại phố Nguyễn Huệ
lúc 15g00 với biểu ngữ: “Cứ đánh vào mặt tôi nếu muốn, nhưng phải trả
biển và quyền làm người cho dân”, cũng đã bị bắt khi vừa bắt đầu tọa
kháng được ít phút và hiện đang bị giữ tại Công an Bến Nghé.
Trong
số những người bị bắt khi tham gia tọa kháng tại đường Nguyễn Huệ, còn
có linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài bị bắt
khi đang trên đường tới địa điểm tọa kháng và hiện được đưa đi đâu không
rõ.
Lúc
này (16g20), tại chợ An Đông, một số bạn trẻ đã bắt đầu tuần hành với
biểu ngữ trên tay: “biển sạch, chính quyền sạch”, “Dân cần cá không cần
Formosa”. Trong số những bạn trẻ này, có blogger nổi tiếng Cô Gái Đồ
Long và bạn trẻ Lầu Nhật Phong (Alau) – người đã một mình tọa kháng vì
môi trường tại phố Nguyễn Huệ tuần trước.
P.V.nguồn: http://tinhdongchuacuuthe.com/tuong-thuat-cuoc-tuan-hanh-vi-moi-truong-ngay-1552016