VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?
Nguyễn Quang Duy
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.
Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Đáng tiếc, đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung Quốc vay mượn Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc nước này.
Thiếu tư tưởng hướng dẫn đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…
… đi mà không rõ đi đâu
Ngày 22-12-2014 vừa qua tại cuộc hội thảo do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được…”
Chắc bạn đọc vẫn nhớ ngày 23-10-2013 trước Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng đã cho biết: ”… xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Và vào cuối năm 2013, tại Học viện Chính trị quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Mô hình mà ông Vinh nhắc đến là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là bản sao của mô hình Trung Quốc.
… Việt - Trung đi đúng hướng
Là mô hình đảng trị với 4 trụ cột căn bản là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xã hội xã hội chủ nghĩa và văn hóa theo bản sắc Trung Quốc.
Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, vừa qua đã đăng bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc”, bài viết đã giải thích lý do đảng Cộng sản đeo đuổi mô hình như sau:
“…do cả Việt Nam và Trung Quốc đều chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận.
Ngoài ra, thời gian qua do quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi nên, lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được các học giả Việt Nam rất quan tâm và về cơ bản những nội dung quan trọng nhất của hệ thống lý luận này được các học giả Việt Nam nắm bắt kịp thời.
Mặt khác, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc và đổi mới, mở cửa của Việt Nam gần 30 năm qua có nhiều điểm giống nhau nên nghiên cứu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một việc làm cần thiết…”.
Điều lý thú là bài viết lại nhìn ra thực tế:
“… xã hội Trung Quốc hiện nay cũng đang đứng trước vô vàn vấn đề gay gắt với nhiều thách thức và nguy cơ. Đó là sự phân hóa xã hội, sự phân hóa vùng miền, sự ô nhiễm môi trường, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, bạo lực xã hội, các hành động cực đoan, chia rẽ, ly khai, sự tham nhũng, cửa quyền, sự bất ổn xã hội, vi phạm dân chủ,… Sự ổn định của kinh tế - xã hội của Trung Quốc hiện nay đang chất chứa trong nó nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt…”
Từ thực trạng xã hội tại Trung Quốc (và Việt Nam) như trên, bài viết đã biểu lộ nghi ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi như: “Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có thực sự đưa Trung Quốc lên chủ nghĩa xã hội hay không, hay sẽ dẫn dắt Trung Quốc tới đâu?”
Bài viết đã được phổ biến trên Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, lại phổ biến trước Hội Nghị 10 để sửa sọan cho Đại hội XII cho thấy quan điểm xét lại Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc đã xuất hiện từ phía bên trên đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến ngày 25-12, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Du Chính Thanh sang Việt Nam gặp hầu hết giới cầm quyền bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh và Nguyễn Thiện Nhân.
Tại Đại học Hà Nội, Du Chính Thanh đã chính thức khai trương Viện Khổng tử với một mục đích truyền bá Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc, để củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung.
Được Tân Hoa xã phỏng vấn Du Chính Thanh cho biết: "Chuyến thăm của tôi, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung - Việt theo đúng hướng."
… đi Chệch Hướng?
Việt Nam đang muốn ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi để thính hợp với các quốc gia cùng ký kết.
Cụ thể Việt Nam phải xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật với 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng con người.
Gần đây giới chức và truyền thông Việt Nam có nói đến các điều kiện để Việt Nam hội nhập với các quốc gia dân chủ, nhưng rất mập mờ khi nói đến mô hình dân chủ tự do. Trong một bài khác người viết sẽ trình bày một cách cụ thể và rõ ràng mô hình này.
Nếu năm 1989, ý kiến ông Trần Xuân Bách được đảng Cộng sản lắng nghe và tôn trọng thì ít nhất Việt Nam cũng đi được một phần của con đường hội nhập. Nhưng vì đi theo Trung Quốc, Việt Nam vẫn chỉ là một bản sao tồi của Chủ Nghĩa (và Mô Hình) Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc.
Vì thế hiện nay trong nội bộ đảng Cộng sản không phải chỉ xảy ra những tranh giành nhân sự. Mà còn xẩy ra những tranh chấp về tư tưởng và đường lối như vấn đề Biển Đông, đảng hay nhà nước nắm quân đội, tiếp tục theo hay từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc…
Kết
Trong guồng máy nhà nước đến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mà phải còn buộc miệng than rằng: “… đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến…”.
Còn dân vẫn tiếp tục bị bịt miệng. Ba bloggers Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn ngọc Già vừa bị bắt. Bài cuối cùng ông Nguyễn Quang Lập đăng trên blog Quê Choa là bài: “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử”.
Không màng đến nguy cơ mất nước, đến thực trạng khủng hỏang tòan diện, đến nguyện vọng của người dân, tương lai Việt Nam vẫn chỉ do một nhóm người hay ngọai bang Trung Quốc quyết định.
Để thóat khỏi Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc chỉ còn con đường duy nhất là cả nước phải vùng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
30/12/2014
**************
Tâm tình kẻ lưu vong
Lê Trung Ưng
Hội
Nghị Thành Đô 1990 chỉ là bước tiếp nối của những Công Hàm bán nước mà Hồ Chí
Minh và Phạm Văn Đồng đã ký kết.
Phong
trào ´´Chúng Tôi Muốn Biết´´đã được nhiều thành phần xã hội hưởng ứng, trong những
điều của Chúng Tôi Muốn Biết , điều có tầm mức quan trọng ảng hưởng đến sự sống
còn của Dân Tộc đó là những ký kết thỏa hiệp ngầm giửa Tàu cộng và đảng cộng sản
Việt Nam.
Những
gì đã mất, Thác Bản Dốc, Ải Nam Quan, Hoàng Trường Sa và hàng ngàn cây số rừng dọc
theo biên giới các tỉnh phía Bắc và cửa ngỏ từ Nghệ An sang Lào để tiếp tay cho
kế hoạch A:31 ( nhằm thôn tính Việt Nam ) . Những gì đang mất Bauxite Tây Nguyên; Đặc Khu
Kinh Tế Tự Trị Vũng Áng, Hà Tỉnh; Khu du lịch nghĩ dưỡng Quốc Tế World Shine
đèo Hải Vân, Huế. Đông Đô Đại Phố, Trung Quốc Thành Phố Việt Nam tại Bình Dương.
Những gì đã thấy, những cháu ngoan già Hồ với khăn quàng cổ đỏ phất phới ngọn cờ
sáu sao tiếp đón Tập Cẩn Bình vào năm 2011 tại thủ đô ngàn năm văn vật Hà Nội.
Dàn khoan HD 981 vùng đảo Tri Tôn thuộc đảo Hoàng Sa Việt Nam. Ngư Dân không
còn biển để sống. Những cái đã mất là xương máu của Cha Ông để lại cộng với máu
xương của những Chiến Sỹ Anh Dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng những cái
bia đở đạn cho đảng cộng sản Việt Nam của Bộ Đội già Hồ. Và cái gì nửa sẽ mất :
Giải sơn hà hình chữ S.
Những
cái đã biết nó đã nằm trong những gì ´´Chúng Tôi Muốn Biết ´´. Những cái đã biết
chưa đủ để đi đến mất nước ?, Sáu mươi mốt Sỹ Quan Cao Cấp Bộ Đội già Hồ, còn
chờ đến bao giờ nửa ! Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ bạch hóa ´´Mật Ước´´
Thành Đô, mà mật ước này sẽ được Tàu cộng tuyên bố trước Quốc Dân trong ngày đất
nước ´´thống nhất´´, có nghĩa là ngày thật sự ´´sông liền sông, núi liền núi ´´
như lời của cáo Hồ. Đó là ngày sao vàng của chế độ cộng sản chính thức nằm trọn
trên lá cờ năm sao của Tàu cộng.
Đừng
để có lần thứ hai, một lần cũng đã quá nhiều. Nằm trên giường bệnh rồi nói lời
trăn trối. Nếu cảm thấy giử được thẻ đảng mà ích Quốc lợi Dân thì nên giử.
Nhưng nếu giử thẻ đảng vì cơm áo, gạo tiền thì nên liệng thẻ đảng vào thùng
rác. Chết vinh hơn sống nhục. Sổ hưu lớn hơn biển đông như bài giảng của Giáo
Sư Phó Tiến Sỹ, Đại Tá Bộ Đội Trần Đăng Thanh , một nhà giáo ưu tú, một chuyên
gia thuộc học viện chính trị Bộ Quốc Phòng, một chuyên viên của ban lảnh đạo đảng
ủy khối Đại Học và Cao Đẳng .´´Thà mất biển Đông , còn hơn mất sổ hưu !´´ Nó cũng sẽ có nghĩa ´´ Thà mất
nước, còn hơn mất sổ hưu ´´. Đó là lời nói hèn hạ, ô nhục của tư tưởng nô lệ của
đảng cộng sản Việt Nam qua một sỹ Quan chính trị cao cấp của Quân Đội Nhân Dân.
Sáu mươi mốt vị Sỹ Quan cao cấp hảy sớm thức tỉnh và nhìn lại một thời oanh liệt
của mình, đừng để những chiến công qua những huy chương mà qúy vị đang treo lủng
lẳng ở nhà lu mờ dần, đừng hèn nhát để mà tru tréo lên ´´ than ôi ! thời oanh
liệt nay còn đâu.´´ chậm trể sẽ không còn thời gian để hối hận. Qúy Vị hảy tiên
phuông cho những dân oan khiếu kiện, Qúy vị phải hậu thuẩn cho những nhà tranh
đấu vì một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Phú Cường và Thịnh Vượng. Những gì nghiệt
ngã mà đảng cộng sản hôm nay dành cho người dân đều có phần trách nhiệm của Qúy
Vị. Đảng cộng sản Việt Nam bán nước, Qúy Vị không trực tiếp thì cũng gián tiếp,
nếu Qúy Vị vẫn quyết tâm ôm sổ hưu cho đến ngày nhắm mắt.
Tuổi
trẻ , Nhạc Sỹ Việt Khang đã cảnh báo qua nhạc phẩm: VIỆT NAM TÔI ĐÂU ?
Việt Nam giờ còn hay đã mất,
Mà giặc Tàu ngang tàng trên Quê Hương ta…
Sự
thật đã qúa hiển nhiên, không còn là cơn ác mộng nửa.Mẹ Việt Nam vốn đã gầy gò
nay không còn sức sống bởi sự gặm nhấm của quân xâm lăng Tàu cộng và một ngày
không xa ´´ thế giới sẽ không còn Việt Nam´´ như lời của Việt Khang. Và chế độ
cộng sản Việt Nam cờ đỏ sao vàng sẽ trở về với Mẫu Quốc của nó trong màu cờ
tanh mùi máu : ´´cờ đỏ sáu sao.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ; trời đất
còn nghỉ đến dân tộc Lạc Việt nên đến ngày hôm nay Dân Tộc Việt Nam vẫn còn phất
cao ngọn cờ Tổ Quốc, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ:
Nam Quốc sơn hà
Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định
mệnh tại thiên thư.
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng
hành khang thủ bại hư.
( Lý Thường Kiệt )
Tàu cộng lo sợ hậu hoạn, nên đã cùng Việt
cộng cố tình triệt hạ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Thủ đoạn này đã được nhà cầm quyềnn cộng
sản Việt Nam triển khai một cách triệt để qua nghị quyết 36. Ngoài những cơ sở sẳn có ỡ Hãi Ngoại, cộng sản
Việt Nam tung thêm cán bộ tuyên vận, dư lợn viên và văn công cùng hàng chục triệu
Dollar hầu mua chuộc những tên hám danh, hám tiền trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ
Nạn hãi ngoại hầu đánh phá, gây phân hóa Cộng Đồng để thực hiện mưu đồ đen tối
– Bán nước, cầu vinh.
Ngày Quốc Hận 30 tháng 04 đánh dấu cho
một trang sử tang thương của dân tộc . Đảng cộng sản Việt Nam muốn ca khúc khải
hoàn trên sự thống khổ,ta thán của hơn
chín chục triệu dân đen hầu tô son điểm phấn cho những bộ mặt ác quỷ để đánh lừa
nhân dân, đưa người dân vào mê hồn trận của gian dối và lừa đảo. Thế mà nghịch
lý thay, một số người hãi ngoại có trình độ học vấn cao lại tiếp tay cho lủ súc
sinh bán nước, lấy ngày Quốc Hận làm ngày Quốc lễ cho người tỵ nạn- Đừng quá
điên rồ - Với những lời ngụy biện rẻ tiền, như : dùng từ này nặng quá , dùng từ
nọ không thích hợp để rồi xóa bỏ ngày Quôc Hận.
Nhân
gian Việt Nam có câu ´´ bằng mặt, không
bằng lòng ´´; dù rằng trong lòng họ khinh bỉ, họ chán chường nhưng ngoài mặt họ
vẫn trao nhau nụ cười. Ngoại trừ những
trường hợp mang tính cách nguy hại đến Quốc Gia, nguy hại đến hòa bình, an ninh
của thế giới, như Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 năm 2014 tại Úc mới có tình trạng
các Quốc Gia tỏ thái độ lạnh nhạt với Putin. Ngoài ra ,trên phương diện ngoại
giao, dù muốn, dù không họ phải tế nhị trong vấn đề bang giao. Nên nhớ rằng, họ
có thể giúp mình nhưng không thiệt thòi và phương hại đến họ.Hơn nữa, nổi đau của
mình làm sao họ nhức nhối, ruột mình quặn thắt họ chỉ cho lời an ủi. Điều này
chắc chắn ai cũng biết rỏ, biết mà vẫn làm mới là ngộ !
. Tiếp tay cho cộng sản là hành động bất
nhân , là việc làm tán tận lương tâm.
Tâm thức của người yêu nước là biết lấy nổi đau của Dân Tộc làm nổi đau
của mình để sẳn sàng hiến thân như những nhà đấu tranh Nguyễn Phương Uyên, Đỗ
Minh Hạnh , Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vi, Bùi Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Thầy Giáo Đinh Đặng Đinh, Chiến Sỹ Nguyễn Hữu Cầu …Tiếp tay cho cộng sản là
giết chết linh hồn Việt Nam.
Hảy tỉnh thức và dừng tay lại – Hảy
cùng đứng dưới ngọn cờ Chính Nghĩa , cờ Tổ Quốc Việt Nam.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Và hảy thét lớn lên :
Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.
( Trần
Bình Trọng)
28.12.2014
Lê Trung Ưng – Erbach,Odenwald
VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?
Nguyễn Quang Duy
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.
Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Đáng tiếc, đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung Quốc vay mượn Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc nước này.
Thiếu tư tưởng hướng dẫn đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…
… đi mà không rõ đi đâu
Ngày 22-12-2014 vừa qua tại cuộc hội thảo do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được…”
Chắc bạn đọc vẫn nhớ ngày 23-10-2013 trước Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng đã cho biết: ”… xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Và vào cuối năm 2013, tại Học viện Chính trị quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Mô hình mà ông Vinh nhắc đến là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là bản sao của mô hình Trung Quốc.
… Việt - Trung đi đúng hướng
Là mô hình đảng trị với 4 trụ cột căn bản là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xã hội xã hội chủ nghĩa và văn hóa theo bản sắc Trung Quốc.
Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, vừa qua đã đăng bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc”, bài viết đã giải thích lý do đảng Cộng sản đeo đuổi mô hình như sau:
“…do cả Việt Nam và Trung Quốc đều chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận.
Ngoài ra, thời gian qua do quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi nên, lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được các học giả Việt Nam rất quan tâm và về cơ bản những nội dung quan trọng nhất của hệ thống lý luận này được các học giả Việt Nam nắm bắt kịp thời.
Mặt khác, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc và đổi mới, mở cửa của Việt Nam gần 30 năm qua có nhiều điểm giống nhau nên nghiên cứu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một việc làm cần thiết…”.
Điều lý thú là bài viết lại nhìn ra thực tế:
“… xã hội Trung Quốc hiện nay cũng đang đứng trước vô vàn vấn đề gay gắt với nhiều thách thức và nguy cơ. Đó là sự phân hóa xã hội, sự phân hóa vùng miền, sự ô nhiễm môi trường, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, bạo lực xã hội, các hành động cực đoan, chia rẽ, ly khai, sự tham nhũng, cửa quyền, sự bất ổn xã hội, vi phạm dân chủ,… Sự ổn định của kinh tế - xã hội của Trung Quốc hiện nay đang chất chứa trong nó nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt…”
Từ thực trạng xã hội tại Trung Quốc (và Việt Nam) như trên, bài viết đã biểu lộ nghi ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi như: “Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có thực sự đưa Trung Quốc lên chủ nghĩa xã hội hay không, hay sẽ dẫn dắt Trung Quốc tới đâu?”
Bài viết đã được phổ biến trên Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, lại phổ biến trước Hội Nghị 10 để sửa sọan cho Đại hội XII cho thấy quan điểm xét lại Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc đã xuất hiện từ phía bên trên đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến ngày 25-12, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Du Chính Thanh sang Việt Nam gặp hầu hết giới cầm quyền bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh và Nguyễn Thiện Nhân.
Tại Đại học Hà Nội, Du Chính Thanh đã chính thức khai trương Viện Khổng tử với một mục đích truyền bá Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc, để củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung.
Được Tân Hoa xã phỏng vấn Du Chính Thanh cho biết: "Chuyến thăm của tôi, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung - Việt theo đúng hướng."
… đi Chệch Hướng?
Việt Nam đang muốn ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi để thính hợp với các quốc gia cùng ký kết.
Cụ thể Việt Nam phải xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật với 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng con người.
Gần đây giới chức và truyền thông Việt Nam có nói đến các điều kiện để Việt Nam hội nhập với các quốc gia dân chủ, nhưng rất mập mờ khi nói đến mô hình dân chủ tự do. Trong một bài khác người viết sẽ trình bày một cách cụ thể và rõ ràng mô hình này.
Nếu năm 1989, ý kiến ông Trần Xuân Bách được đảng Cộng sản lắng nghe và tôn trọng thì ít nhất Việt Nam cũng đi được một phần của con đường hội nhập. Nhưng vì đi theo Trung Quốc, Việt Nam vẫn chỉ là một bản sao tồi của Chủ Nghĩa (và Mô Hình) Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc.
Vì thế hiện nay trong nội bộ đảng Cộng sản không phải chỉ xảy ra những tranh giành nhân sự. Mà còn xẩy ra những tranh chấp về tư tưởng và đường lối như vấn đề Biển Đông, đảng hay nhà nước nắm quân đội, tiếp tục theo hay từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc…
Kết
Trong guồng máy nhà nước đến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mà phải còn buộc miệng than rằng: “… đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến…”.
Còn dân vẫn tiếp tục bị bịt miệng. Ba bloggers Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn ngọc Già vừa bị bắt. Bài cuối cùng ông Nguyễn Quang Lập đăng trên blog Quê Choa là bài: “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử”.
Không màng đến nguy cơ mất nước, đến thực trạng khủng hỏang tòan diện, đến nguyện vọng của người dân, tương lai Việt Nam vẫn chỉ do một nhóm người hay ngọai bang Trung Quốc quyết định.
Để thóat khỏi Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc chỉ còn con đường duy nhất là cả nước phải vùng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
30/12/2014
************** Tâm tình kẻ lưu vong
*********************
Ý nghĩa lá cờ vàng của người Việt hải ngoại
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
- Tóm lược: Lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt hải ngoại
(NVHN) thường bị cộng sản Việt Nam và nhiều người, thường là
thiên cộng hoặc ngây thơ chính trị, cho là biểu tượng của quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã mất. Dựa vào diễn giải sai lầm
này, nhà nước cộng sản và những người thiên cộng xuyên tạc
những nỗ lực của NVHN đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam
là được nung nấu bởi lòng hận thù vì thua trận và có mưu đồ
phục quốc. Trên thực tế, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là
biểu tượng cho: (1) di sản tốt đẹp của chính thể VNCH trong quá
khứ; (2) xác nhận bản sắc của cộng đồng trong xã hội nơi xứ
sở họ cư ngụ trong hiện tại; và (3) tinh thần, ý chí dân tộc
và lòng thương yêu đồng bào để thúc đẩy tự do dân chủ trong
tương lai. Sự khác biệt, giữa ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc
đỏ của NVHN và của quốc gia VNCH đã mất, rất tinh tế nhưng rất
quan trọng. Cộng sản Việt Nam (CSVN) khai thác tính chất thiếu rõ
rệt đó để tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong
nước, và giữa các nhóm trong NVHN. Cùng với ác tâm gán ghép
NVHN với hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc, CSVN và những
người thiên cộng toan tính dùng chiến thuật kamikaze, sẵn sàng
hy sinh cờ đỏ để đổi lấy sự hủy diệt cờ vàng, trong giải
pháp hòa hợp hòa giải. Người Việt trong nước cần phải cổ xúy
cờ vàng trong nước để tạo dựng đoàn kết với NVHN và gửi một
thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản và thế giới về sức
mạnh đoàn kết vĩ đại của dân Việt.
Lá cờ thường được dùng là biểu tượng cho một quốc gia, tổ
chức, hội đoàn, hay một cơ sở. Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu
tượng cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho tới năm 1975. Khi
cộng sản tiến chiếm miền Nam năm 1975, hàng triệu người miền
Nam rời bỏ quê hương. tỵ nạn cộng sản. Họ đem theo lá cờ vàng
ba sọc đỏ và gây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại
(NVHN) càng ngày càng to lớn và hùng mạnh. Lá cờ vàng ba sọc
đỏ đó, hiện nay được coi là biểu tượng cho cộng đồng NVHN,
được công nhận rộng rãi bởi các chính quyền địa phương tại xứ
sở nơi họ cư ngụ.
Trong bài này, tôi sẽ không đề cập đến ý nghĩa của quốc gia
và lá cờ tiêu biểu cho quốc gia, vì đề tài đó rất rộng lớn,
và chỉ có chút liên hệ đến ý chính bài này. Ý nghĩa lá cờ
một quốc gia hiện hữu trên thế giới không có gì khó hiểu. Tuy
nhiên, khi một quốc gia bị xâm lấn và chiếm đóng bởi một quốc
gia khác, vấn đề trở nên phức tạp, như trường hợp quốc gia VNCH
bị xâm lấn và chiếm đóng bởi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa (VNDCCH) như được biết lúc ấy. Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn
nữa khi hai quốc gia đó đã từng là một quốc gia độc lập nhưng
bị chia đôi, như nước Việt Nam năm 1954.
Câu hỏi là: Ý nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN hiện tại là gì?
Tôi sẽ không đề cập chi tiết đến nguồn gốc lịch sử của lá cờ
vàng ba sọc đỏ vì có rất nhiều tài liệu về chuyện đó (Xem,
thí dụ như, Dân 2012; Đặng 2013). Một cách vắn tắt, lá cờ vàng
ba sọc đỏ có nguồn gốc ít nhất từ năm 1890 (Dân 2012; Đặng
2013) dưới thời vua Thành Thái. Qua bao lần thay đổi, lá cờ trở
về hình dạng cờ vàng ba sọc đỏ vào năm 1948 thời vua Bảo Đại
và qua hai chính thể VNCH. Điểm quan trọng là cờ vàng ba sọc
đỏ đã từng là cờ của toàn thể nước Việt Nam (bấy giờ có tên
là Đại Nam), và hiện hữu trước lá cờ đỏ sao vàng của nước
VNDCCH, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN).
Tuy nhiên, việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của quốc gia
VNCH cho tới năm 1975 khác với việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là
biểu tượng hiện nay của NVHN. Sự khác biệt này rất tinh tế và
thường bị lẫn lộn ngay cả với vài NVHN. CSVN có thể cũng
không thấy sự khác biệt đó, hoặc thấy nhưng làm như không thấy,
khai thác tính chất thiếu rõ rệt của sự khác biệt đó để
xuyên tạc về NVHN, tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam
trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN.
Trong phần trình bày sau đây, tôi lý luận rằng NVHN dùng lá cờ
vàng ba sọc đỏ thuần túy là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, và
không phải là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước năm 1975, tuy
họ vẫn không quên chính thể VNCH. Do đó, về phương diện pháp
lý, lá cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ đặc tính hợp pháp của
bất kỳ lá cờ nào cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay
một cơ sở.
A. Lá cờ
vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho di sản tốt đẹp trong
quá khứ, xác nhận bản sắc trong hiện tại, và tinh thần tự do
dân chủ cho tương lai
NVHN trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhiều nơi công cộng, cơ
sở thương mại, phố xá trong cộng đồng, các cuộc diễn hành,
biểu tình, trên khán đài, trong các chương trình văn nghệ, v.v...
Lá cờ vàng, do đó, không được dùng là biểu tượng cho quốc gia
VNCH trước 1975, mà là biểu tượng tinh thần trong những hoạt
động của NVHN khắp nơi trên thế giới. Những biểu tượng tinh
thần này có thể được phân ra ba loại chính theo khía cạnh ý
nghĩa thời gian: ký ức, bản sắc, và tinh thần dân tộc tự do dân chủ.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng cho ký ức trong quá khứ và là một phần quan trọng trong di sản NVHN:
Là một cộng đồng tị nạn chính trị phải lưu vong nơi xứ lạ quê
người, NVHN đương nhiên có những hoài cảm về quá khứ. Sự nhung
nhớ, tiếc nuối về quá khứ hoàn toàn không dính líu gì đến
hận thù, cay đắng. Trên thực tế, NVHN thừa biết quốc gia VNCH
không còn nữa. Chuyện đó không có nghĩa là tinh thần của chính
thể VNCH không còn nữa. Ngược lại là khác, như sẽ được trình
bày sau, cái tinh thần đó còn được tiếp tục và phát huy ngày
càng mạnh mẽ hơn. NVHN lựa chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu
tượng của cộng đồng NVHN vì lá cờ giúp họ tạo dựng lại ký
ức mà họ không muốn quên.
Tạo dựng ký ức, hoặc cái gọi là "dự án ký ức chiến lược" theo
Aguilar-San Juan (2009, 65-66, 128), là một tiến trình quan trọng mà
NVHN dựa vào để giữ lại danh tính và giá trị văn hóa của họ (sđd.).
Duy trì quá khứ và tham gia các hoạt động tái tạo quá khứ - chẳng hạn
như biểu tình, dựng đài tưởng niệm, hoặc chào lá cờ của Nam Việt Nam cũ -
không phải là một biểu hiện của sự cay đắng, giận dữ, hoặc hận thù
(Cao-Đắc 2014a, 326). Thay vào đó, những nỗ lực này "xây dựng và
đào tạo ký ức trong một cách để củng cố ranh giới lâu dài của cộng
đồng" (Aguilar-San Juan 2009, 131).
Tại Hoa Kỳ, nhiều tượng đài, đài tưởng niệm đã được dựng lên trong cộng
đồng người Mỹ gốc Việt như là một phần của những ký ức xã hội này. Thí
dụ, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Hình 1) và tượng tưởng niệm
thuyền nhân (Hình 2), cả hai đều nằm trong thành phố Westminster,
California, là bằng chứng mạnh mẽ của những "dự án ký ức chiến lược"
này.
Thành phố Westminster ở California không phải là nơi duy nhất mà những
"dự án ký ức chiến lược" được thực hiện. Nhiều tượng, đài tưởng niệm
đã được dựng lên trong các cộng đồng NVHN ở các thành phố khác tại Hoa
Kỳ và các nước khác, chẳng hạn như đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam
tại Houston, Texas; tượng mẹ và con tỵ nạn ở Ottawa, Canada; đài
tưởng niệm thuyền nhân Việt với lòng biết ơn ở Victoria, Canada; đài
tưởng niệm thuyền Việt Nam ở Bankstown, New South Wales, Australia; đài
tưởng niệm thuyền thân Việt Nam ở Bagneaux, Pháp; đài tưởng niệm thuyền
nhân Việt Nam ở Hamburg, Đức; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở
Geneva, Thụy Sĩ (Cao-Đắc 2014a, 327).
Giống như các đài tưởng niệm, lá cờ vàng ba sọc đỏ đóng vai
trò tạo dựng ký ức xã hội và ghi nhận di sản dân tộc. Khi
nhìn lá cờ vàng bay phất phới trên đường phố hoặc trong những
ngày lễ hội họp, NVHN được nhắc nhở đến quá khứ là phần kỷ
niệm trong đời họ. Các thế hệ sau, có ít hoặc không có ký ức
về quá khứ dính líu đến cờ vàng ba sọc đỏ nên không có
những tình cảm sôi động như thế hệ đầu tiên, nhưng họ vẫn tiếp
tục coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho ký ức này
vì họ được thế hệ đầu giải thích nguồn gốc đó.
NVHN đi ra nơi vùng đất mới, làm lại cuộc đời. Họ vẫn có thể
dùng một biểu tượng mới mẻ, đánh dấu cuộc sống mới. Họ vẫn
có thể dùng một biểu tượng nguồn gốc dân tộc, thí dụ con
Rồng cháu Tiên, có lẽ còn có ý nghĩa dân tộc trường tồn hơn
cờ vàng ba sọc đỏ. Nhưng những biểu tượng này chỉ có giá trị
lịch sử mà không có giá trị ký ức. Ngoài ra, cái giá trị
ký ức của lá cờ vàng ba sọc đỏ có ý nghĩa nhất vì nó gợi
đến mốc thời gian và lý do cho sự ra đi của đợt NVHN đầu tiên.
Tuy nhiên, duy trì ký ức của một việc không có nghĩa là muốn
làm sống dậy việc đó. Bạn có thể giữ một lá thư tình với
người yêu cũ là một kỷ niệm nhưng bạn không muốn lập lại cuộc
tình đó. Trong trường hợp lá cờ, vấn đề hơi có chút khác,
vì lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia VNCH, nên
việc duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ đưa đến tức khắc hình ảnh
quốc gia đó. Vì vậy, có sự mơ hồ thiếu rõ rệt về ý nghĩa của biểu
tượng này.
Có hai khía cạnh trong vấn đề này.
Trước hết, nếu một ký ức nhắc nhở đến một việc xấu xa nhục
nhã thì ta có nên duy trì cái ký ức đó không? Nếu VNCH quả
thật là quốc gia của chính quyền ngụy, đi bợ đít Mỹ, bị quân
dân Việt Nam đánh đuổi phải chạy, như CSVN vẫn tuyên truyền một
cách ngu dốt và hiểm độc, thì NVHN có muốn giữ lại cái ký
ức đó không? Đương nhiên là không. Họ sẽ không muốn bị thế giới
cười chê. Họ sẽ nhân dịp này mà dùng biểu tượng khác và
không muốn bị nhắc lại cái quá khứ tủi nhục, xấu xa. Giả sử
bạn mang một họ có liên hệ đến một quá khứ xấu xa tàn ác,
thí dụ như Hitler, khi bạn có cơ hội đổi tên, bạn có muốn giữ
lại họ đó không? Hoặc bạn bị cha mẹ đặt cho một tên xấu xí
(thí dụ Nguyễn Văn Dốt Nát, Trần Thị Lăng Loàn) và phải xấu
hổ mang tên đó đi học, bị bạn bè chế giễu. Khi bạn có cơ hội
đổi tên, chắc chắn bạn sẽ không ngần ngại lấy một tên khác,
tốt đẹp hơn.
Đằng này, không những NVHN không dùng dịp này để lấy biểu
tượng khác, mà họ lại còn đồng loạt trên toàn thế giới, không
cần ai hoặc tổ chức nào hô hào dụ dỗ, tiếp tục dùng cờ
vàng ba sọc đỏ. Không những thế, NVHN còn hãnh diện về lá cờ
vàng, trưng bày khắp nơi, trong mọi dịp lễ, văn nghệ, hội họp,
địa điểm kinh doanh, v.v... Điều đó chứng tỏ cái quá khứ của
VNCH có cái gì tốt đẹp, xứng đáng để NVHN yêu quý tôn trọng,
và muốn gắn bó mãi mãi. Chỉ cần chứng cớ NVHN dùng lại lá
cờ vàng là biểu tượng cộng đồng NVHN cho thấy lá cờ vàng và
chính thể VNCH là thể chế cao quý, hào hùng, mà NVHN mãi mãi
ghi nhớ. Do đó những gì CSVN nói xấu về chính thể VNCH là láo
khoét, bịa đặt, và bóp méo sự thật.
Thứ nhì, tuy chính thể VNCH huy hoàng tốt đẹp, NVHN không duy
trì lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định "phục quốc," mà chỉ vì
lòng thương nhớ luyến tiếc cho thời vàng son. Hơn nữa, cho dù
họ có ý định khôi phục lại quốc gia VNCH, họ không có ý định
gây dựng lại y hệt những gì trước năm 1975, mà họ sẽ làm tốt
đẹp hơn, để phù hợp với thế giới và văn minh hiện đại. CSVN lý
luận rằng NVHN giữ cờ vàng vì họ nung nấu hận thù và muốn
phục quốc. Bằng cách dùng từ ngữ "phục quốc" thay vì "tiếp
nối," "tiếp tục," hoặc "phát huy tinh thần," CSVN và những
người thiên cộng vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những người
điên rồ, dại dột, vẫn còn mơ tưởng đến một quốc gia đã chết.
(Dựa vào định nghĩa rộng rãi của "quốc gia" trên căn bản bốn
yếu tố chính của dân tộc: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, và
nguồn gốc dân tộc (Council 2005), tôi có thể lý luận là quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa chưa chết. Nhưng đó không phải là ý chính
của bài này.) Vì là những người không có tình cảm và chỉ
biết chém giết cướp bóc, CSVN không hiểu được cái giá trị vô
bờ bến của sự duy trì lòng luyến tiếc quá khứ huy hoàng.
Ta có thể coi chuyện NVHN giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ tương
tự như chuyện một người con giữ gìn bức hình mẹ mình sau khi
bà đã mất vì bức hình đó là biểu tượng cho tình yêu thương
mẹ. Người con hoàn toàn không có ý định giữ gìn bức hình mẹ
với mơ ước là mẹ mình sống lại, và bức hình bà mẹ không
tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát trong quan tài nằm sâu
dưới lòng đất. Nhưng người con đó sẵn sàng tiếp nối những đức
tính của mẹ mình cho mình và những thế hệ sau. Thay vì công
nhận ý nghĩa thiêng liêng đó, CSVN và những người thiên cộng
gán ghép NVHN là vẫn còn điên rồ mơ tưởng đào lại xương cốt
của quốc gia VNCH vì hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc.
2. Lá cờ vàng là biểu
tượng xác nhận bản sắc trong hiện tại để phân biệt NVHN chống
cộng với các thành phần xã hội khác:
Ngoài việc ghi nhận ký ức xã hội, lá cờ vàng còn là biểu
tượng xác nhận bản sắc (identity) của cộng đồng NVHN chống
cộng và yêu chuộng tự do dân chủ. Chuyện đó có ý nghĩa gì
không? Đương nhiên là có. Tại sao NVHN, sinh sống tản mác khắp
nơi trên địa cẩu, không có một khối lãnh đạo trung ương, mà
chọn cùng một biểu tượng xác nhận bản sắc và dùng lá cờ
vàng ba sọc đỏ? Trong bất kỳ một cuộc hội họp nào của NVHN, một cuộc
biểu tình, quyên tiền, văn nghệ, mừng lễ, Tết, ở khắp nơi trên
thế giới, họ đều dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tại sao họ không dùng một biểu tượng hình ảnh khác, phản ảnh
ý nghĩa của cộng đồng NVHN tị nạn và hòa bình, như hình ảnh
một con chim bồ câu bay trên toàn địa cầu và đất nước Viêt Nam,
hoặc con tàu chở thuyền nhân, hoặc bất kỳ một biểu tượng có
ý nghĩa sâu sắc nào khác?
Câu trả lời thật đơn giản. Đó là vì lá cờ vàng ba sọc đỏ
trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, ngoài chuyện là biểu tượng
quốc gia, còn là biểu tượng cho nhiều ý nghĩa thiết tha với
NVHN, gồm có tự do, dân chủ, chống cộng và đoàn kết.
Quốc gia Việt Nam từ thời Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa đều
có tinh thần chống cộng tích cực, và cả hai chính thể đều tôn
trọng tự do dân chủ. Tuy không hoàn hảo, cả hai chính thể đều
hướng đến con đường tự do dân chủ. Ta nên chú ý rằng ta không
thể phán xét chế độ VNCH trong các thập niên 1950, 1960, và nửa
thập niên đầu 1970 dùng tiêu chuẩn hiện đại.
Về khía cạnh đoàn kết, tuy có nhiều giải thích cho ý nghĩa
của màu vàng và ba vạch đỏ, ý nghĩa thông thường nhất là màu
vàng tượng trưng cho màu da, màu đỏ tượng trưng cho màu máu. Do
đó mới có câu "da vàng máu đỏ." Ba vạch tượng trưng cho ba
miền Bắc Trung Nam. Tôi sẽ không đi sâu thêm về ý nghĩa hình ảnh
lá cờ, nhưng có điểm tôi muốn nhấn mạnh là trái với nhiều
người cho rằng ba vạch đỏ nói lên đường lối "chia để trị" của
Pháp thời Pháp thuộc và do đó có ý nghĩa chia rẽ, ba vạch đỏ
tượng trưng cho tình đoàn kết sâu đậm nhất của dân Việt Nam vì
nó nói lên sự khác biệt của dân tộc Việt nhưng vẫn đoàn kết
yêu thương nhau trên cùng lãnh thổ.
Với một biểu tượng sẵn có như vậy, NVHN không ngần ngại dùng
lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng xác nhận bản sắc. Cái
bản sắc đó giúp họ phân biệt được các thành phần xã hội
khác, như các đoàn thể thân cộng, các nhóm đến từ Việt Nam
tạm thời, và các tổ chức, đoàn thể địa phương của xứ sở họ
cư ngụ. Một lần nữa, giống như biểu tượng về ký ức xã hội,
ý nghĩa của biểu tượng này không dính líu gì đến quốc gia
VNCH đã mất, nhưng sự khác biệt rất tinh tế, và nhiều khi chỉ
được cảm nhận trong tiềm thức.
Cái biểu tượng xác nhận bản sắc này được thể hiện qua những
nỗ lực của NVHN để "củng cố biên giới lâu dài của cộng đồng"
(Aguilar-San Juan 2009, 131) và "để khẳng định sự hiện diện của họ"
(Aguilar-San Juan 2009, 88) trong cộng đồng họ vì sự vắng mặt của
những tường thuật hay bình luận về sự đóng góp của miền Nam Việt Nam
trong chiến tranh Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ (sđd.). Sự
khẳng định hiện diện đó được biểu thị qua các hội lễ, Tết,
diễn hành, biểu tình, họp mặt cộng đồng khi lá cờ vàng ba
sọc đỏ phô trương nổi bật. Các cơ sở thương mại, quán ăn, nhà
hàng, đường xá trong cộng đồng cắm cờ vàng ba sọc đỏ khắp
nơi. Tất cả những biểu tượng này xác nhận bản sắc của cộng
đồng NVHN tại vùng địa phương nơi họ cư trú.
Cái biểu tượng xác nhận bản sắc đó không những được thúc đẩy
bởi các tổ chức, đoàn thể, NVHN trong cộng đồng, mà còn được
công nhận bởi các cơ quan chính quyền địa phương của xứ sở nơi
NVHN cư ngụ. Thí dụ, tại Hoa Kỳ, từ tháng hai năm 2003 tới
tháng 12 năm 2009 đã có 9 tiểu bang, 3 quận hạt, vả 77 thành phố
ra nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ tự do
và di sản (Freedom and Heritage Flag) của cộng đồng NVHN
(quockyvietnam). Con số này còn gia tăng hơn nữa trong vài năm gần
đây.
3. Lá cờ vàng là biểu
tượng cho ý chí quật cường, tinh thần tư do dân chủ, và tình
yêu thương đồng bào thiết tha:
Ngoài biểu tượng cho ký ức và xác nhận bản sắc, lá cờ vàng
còn là biểu tượng cho một hình ảnh vĩ đại, oai hùng, và
tráng lệ hơn. Đó là tinh thần dân tộc, ý chí quật cường, trí
thông minh, lòng can đảm, nhân bản, tinh thần yêu chuộng tự do dân
chủ, thiết tha với đất nước và đồng bào Việt Nam.
Đến xứ lạ quê người, kém cỏi ngôn ngữ, NVHN đã vượt qua biết
bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống, để đạt thành công. Những
thành quả của NVHN đã được biết rõ. NVHN đã đóng góp biết bao
cho sự tiến bộ nhân loại trên mọi lãnh vực: khoa học, văn học,
luật pháp, chính trị, quân sự, nghệ thuật, xã hội học, y
khoa, kinh tế, v.v... Tại Hoa Kỳ, biết bao nhiêu NVHN đã thành
công rực rỡ trên thương trường, thành lập công ty xí nghiệp với
tổng thu nhập hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm. Đại học Mỹ đào
tạo hàng vạn NVHN với bằng cấp bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ,
luật sư, kỹ sư, tiến sĩ đủ ngành. Hàng ngàn NVHN có tên là
người phát minh trên hàng vạn bằng sáng chế cấp bởi Văn Phòng
Bằng Sáng Chế vả Thương Hiệu Hoa kỳ. Con cháu họ rất xuất sắc
trong hầu như tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả kinh doanh, khoa học và
công nghệ, pháp luật, giáo dục, nghệ thuật, dịch vụ cộng đồng, và nhiều
ngành khác. Các em học sinh con cháu NVHN học hành xuất sắc đến
độ "thành tích học tập của các học sinh Việt Nam ở Mỹ gần như là huyền
thoại" (Freeman 1995, 69). Trong một nghiên cứu về thành tích học tập
của học sinh trung học người Mỹ gốc Việt tại một khu học chánh trong
quận Orange, California, Saito (2002, 6) báo cáo rằng học sinh Việt Nam
có được tỷ lệ ra trường thủ khoa cao nhất trong năm 1997 trong mọi
sắc dân (kể cả Mỹ trắng). Những nghiên cứu tương tự như nghiên cứu
của Saito đã dẫn đến định kiến về NVHN là những người nhập cư kiểu
mẫu, cái "hội chứng thủ khoa Việt." NVHN ở các quốc gia khác
cũng có những thành đạt tương tự.
Trong những cuộc hội họp vinh danh những thành công của NVHN, lễ
trao giải thưởng các học sinh xuất sắc, những chương trình văn
nghệ thiện nguyện quyên tiền gửi về Việt Nam giúp người nghèo,
nạn nhân, thương phế binh, lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn luôn được
trưng bày. Võ sĩ Phan Nam và Lê Cung thường mang lá cờ vàng ba
sọc đỏ lên võ đài, biểu dương tính chất hùng mạnh của dân
Việt. Tướng Lương Xuân Việt của quân đội Hoa Kỳ từng khoác lá
cờ vàng trong dịp văn nghệ cộng đồng. NVHN còn có tình tha
thiết yêu thương đồng bào trong nước. Ngoài các cuộc văn nghệ
quyên tiền, các hội họp đoàn thể từ thiện, NVHN gửi tiền về
cho thân nhân, quyến thuộc, bạn bè hàng năm lên đến 10 tỷ đô la
Mỹ. Ngoài ra, NVHN tích cực tranh đấu cho nhân quyền, tự do dân
chủ cho Việt Nam. Trong những cuộc diễn hành, biểu tình tranh
đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam, lá cờ vàng luôn luôn được
phô trương nổi bật.
Tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ còn được biểu hiện là ý
muốn tiếp tục và phát huy một nền tự do dân chủ đã có nền
tảng trong hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH từ năm 1954 đến năm
1975 tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, như ̣trình bày ở trên,
tiếp tục phát huy tinh thần tự do dân chủ thiết lập từ thời
VNCH không có nghĩa là khôi phục lại quốc gia VNCH với nguyên
trạng ở năm 1975. Sự khác biệt rất tinh tế nhưng quan trọng.
Do đó, lá cờ vàng không những là biểu tượng cho ký ức và xác
nhận bản sắc, mà còn cho tinh thần dân tộc, ý muốn phát huy
tự do dân chủ cho Việt Nam trong tương lai, và tình yêu thương
đồng bào của người Việt.
B. Lá cờ vàng dưới mắt CSVN và dân trong nước Việt Nam:
Trong khi NVHN coi lá cờ vàng là biểu tượng cao quý cho di sản,
bản sắc, và ý chí của người Việt sống ngoài nước Việt Nam,
CSVN tự đặt ra những lý thuyết, diễn giải của họ về ý nghĩa
của lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định nham hiểm nhằm triệt hạ
uy tín và chia rẽ cộng đồng NVHN, và tránh ảnh hưởng của NVHN
vào trí óc và tâm hồn dân Việt trong nước
1. CSVN cố hủy hoại hình
ảnh lá cờ vàng bằng cách giải thích NVHN duy trì cờ vàng là
do hận thù thua trận:
CSVN và những người thiên cộng thường rêu rao cờ vàng ba sọc đỏ
là cờ của nước VNCH và vì nước VNCH không còn nữa, nên lá cờ
đó vô giá trị. Ngoài ra, sự duy trì cờ vàng của NVHN là do
bởi lòng hận thù vì thua trận. Những lời rêu rao như vậy vừa
sai lầm vừa có ý định hiểm ác.
Sai lầm là vì họ không hiểu ý nghĩa của một lá cờ. Như đã
trình bày ở trên, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải
để tượng trưng cho quốc gia VNCH hiện hữu trước năm 1975, mà để
tượng trưng cho cộng đồng NVHN chống cộng sản. Với nhiều người,
lá cờ đó còn tượng trưng cho chính thể VNCH, nhưng tượng trưng
cho một chính thể không có nghĩa là tượng trưng cho quốc gia có
chính thể đó. NVHN vẫn có thể dùng một biểu tượng khác,
nhưng tại sao phải dùng một biểu tượng khác khi họ đã có sẵn
một biểu tượng của chính nghĩa, tự do, dân chủ?
Một cách ngu xuẩn, khi CSVN và những người thiên cộng rêu rao như
vậy, họ đã mặc nhiên phủ nhận giá trị của chính lá cờ của
họ trước năm 1945, hoặc lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
(MTGPMN) trong chiến tranh Việt Nam. Đó là không kể MTGPMN chưa
từng bao giờ leo lên hàng quốc gia. Theo lý luận họ, một lá cờ
không có giá trị nếu nó không đại diện một quốc gia. Nếu
thế, chính lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh cũng vô giá trị,
vì nó không đại diện một quốc gia trước năm 1945. Nếu nó vô
giá trị trước năm 1945, thì tại sao nó lại được CSVN coi là
quốc kỳ, với chút sửa đổi, của nước Việt Nam năm 2014? Nếu họ
chấp nhận chuyện đó, và cho dù lá cờ vàng ba sọc đỏ không
đại diện cho một quốc gia vào năm 2014, tại sao họ không chấp
nhận chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ là quốc kỳ của nước
Việt Nam năm 2015, 2016, 2018? Đó là không kể cờ đỏ sao vàng của
Việt Minh trước năm 1945 chưa từng là quốc kỳ của một quốc
gia, trong khi cờ vàng ba sọc đỏ đã từng là quốc kỳ của một
quốc gia trong suốt mấy chục năm.
Do đó cái lý luận cờ vàng ba sọc đỏ không có giá trị vì nó
không đại diện cho một quốc gia đang hiện hữu là một lý luận
ngu xuẩn.
Lý luận đó còn hiểm ác vì nó có tính chất lừa đảo và lấp
liếm cho tội ác chiến tranh, xâm lược, và cướp đất của đảng
cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và tà quyền của họ. Bằng cách liên kết
cờ vàng của NVHN với quốc gia VNCH, CSVN và những người thiên cộng
vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những quân nhân cán chính,
hoặc con cháu họ, của chính quyền VNCH chứa chất hận thù vì
thua trận, vì mất quốc gia VNCH.
NVHN hẳn nhiên không ưa, hoặc ghét, chế độ cộng sản đang hoành
hành tại Việt Nam. Nhưng không ưa hoặc ghét không bắt buộc là
chỉ do bởi hận thù. Giả sử người Việt trong nước khám phá ra
NVHN đang dậy dỗ con cháu họ là Tổng thống Ngô Đình Diệm đoạt
giải Nobel về văn chương. Họ có ghét không? Họ có muốn tranh
đấu để cho con cháu NVHN biết được sự thật và không làm trò
cười cho thiên hạ không? Cái đó là do hận thù hay sao?
NVHN tranh đấu để đem tự do dân chủ cho dân Việt tại Việt Nam,
đem sự thật về cho lịch sử Việt Nam, để không cho CSVN tuyên
truyền, nhồi sọ tuổi trẻ, tung ra những tin tức bịa đặt như Hồ
Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, Võ Nguyên Giáp là thiên
tài quân sự, trận Điên Biên Phủ sánh ngang với trận Bạch Đằng,
Đống Đa, v.v..., khiến cho tuổi trẻ Việt Nam tưởng thật, khi đi
ra nước ngoài, làm trò cười cho thiên hạ, hoặc có sự kính nể
sai lầm về các tội nhân của dân tộc, và suy đồi trí tuệ độc
lập. Đó là không kể biết bao nhiêu chuyện xuẩn ngốc, lừa đảo,
hiểm ác, làm băng hoại tâm hồn người dân Việt, hãm hiếp trí
óc trẻ em, tiêu hủy một nền văn hóa sáng chói, tra tấn thế hệ
này qua thế hệ khác, làm suy đồi ý chí bất khuất của dân
Việt.
Một số NVHN cũng có thể hận thù cộng sản, nhưng lý do hận
thù không phải vì thua trận, vì mất nước VNCH, mà là vì ghê
tởm chính sách tàn bạo của tà quyền cộng sản đàn áp dân
Việt Nam trong khi hèn nhát với quan thầy Tàu cộng. CSVN và
những người thân cộng không có lòng nhân bản, không biết yêu
thương đồng bào, không có tinh thần hiệp sĩ. Họ chỉ biết hận
thù chém giết. Họ không hiểu tại sao có những người sẵn sàng
hy sinh tính mạng mình để cứu vớt những người xa lạ trong cơn
hoạn nạn. Họ không hiểu tại sao có những người có cuộc sống
vật chất sung sướng mà lại lao đầu vào chuyện đấu tranh cho tự
do dân chủ. Vì không hiểu, hoặc hiểu nhưng làm như không hiểu,
họ tìm những lý do tiêu cực nhất, xấu xa nhất, dựa vào bản
chất họ, để giải thích những hành động cao cả, thương yêu đồng
bào, của NVHN với mục đích chia rẽ và làm suy yếu ảnh hưởng
NVHN trên người dân Việt Nam trong nước. Mặt khác, cũng với đầu
óc hiểm độc, ích kỷ, và dốt nát, họ tìm đủ mọi lý do tích
cực nhất, nhiều khi phải bịa đặt sự việc, để suy tôn họ và
chủ nghĩa họ. Họ hoan hô những người hy sinh tánh mạng trong
lúc phục vụ họ và phong những người này là liệt sĩ. Họ vỗ
tay đón chào thiểu số NVHN trở về Việt Nam trong tinh thần nghị
quyết 36, và gọi những người này là những người con tổ
quốc.
Trên thực tế, NVHN chống cộng không vì hận thù thua trận. Số
quân nhân cán chính của chính quyền VNCH còn sót lại hiện nay
tại hải ngoại chỉ là một thiểu số trong cộng đồng NVHN. Ngay
từ lúc đầu, số người này không nhiều lắm. Trong đợt thoát
khỏi Việt Nam năm 1975, chỉ có khoảng 140 ngàn người, trong đó
số quân nhân cán chính của VNCH cao lắm là độ một nửa. Phần
còn lại là vợ con, cha mẹ già, trẻ em, sinh viên, học sinh, và
những người dân thường. Số thuyền nhân còn có ít quân nhân cán
chính VNCH hơn nữa, vì đa số là đàn bà trẻ em, hoặc dân thường
người Việt gốc Hoa. Sau bốn mươi năm, những quân nhân cán chính
của chính thể VNCH đã lớn tuổi, qua đời, hoặc về hưu trí.
Hiện nay số NVHN lên tới 4 triệu người trên khắp thế giới. Trong
số đó, còn bao nhiêu người quân nhân cán chính VNCH? Và trong
số những người này có bao nhiêu người hận thù vì lý do thua
trận?
Thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ nhì, một phần ngày càng rộng
lớn trong cộng đồng NVHN, sinh sống trên vùng trời tự do từ
lúc còn nhỏ, biết rất ít về chiến tranh Việt Nam, và nhiều
khi không có trí nhớ hoặc khái niệm gì về nước Việt Nam. Quan
trọng hơn, những người trong thế hệ này sinh trưởng trên đất
nước tự do dân chủ, nên họ không dễ dàng bị nhồi sọ hoặc tuyên
truyền hận thù từ cha mẹ ông bà họ.
CSVN và những người thiên cộng suy bụng ta ra bụng người, cho
rằng con cháu quân nhân cán chính VNCH bị ảnh hưởng cha mẹ ông
bà nên có lòng hận thù cộng sản. CSVN không có một chút khái
niệm gì về cuộc sống gia đình và xã hội trong thể chế tự do
dân chủ, nơi mà cha mẹ con cái có sự tôn trọng lẫn nhau. Họ
không thể nào tưởng tượng được cha mẹ ông bà trong cộng đồng
NVHN sẵn sàng dẹp qua uy quyền bậc cha mẹ để tranh luận với con
cái trong tinh thần tự do dân chủ, hoặc để cho con cháu tự do
tìm tòi, phát huy tư tưởng độc lập. Bằng cách tự tìm hiểu cho
kiến thức mình và học hỏi từ những người có kinh nghiệm,
các thế hệ sau của NVHN nỗ lực chống cộng sản và tranh đấu
cho tự do dân chủ tại Việt Nam không phải vì hận thù thua trận,
mà vì lòng thương yêu đồng bào sống trong cảnh đọa đầy dưới
chế độ cộng sản và lòng yêu nước Việt Nam.
CSVN và những người thiên cộng sẽ chống chế và nói, "Chúng tôi
nói hận thù, chứ chúng tôi đâu có nói hận thù vì lý do thua
trận?" Họ là những người ăn nói xảo quyệt. Nếu đúng là họ
không ngụ ý hận thù vì lý do thua trận, thì vì lý do nào? Vì
lý do ganh ghét cuộc sống vật chất? Hoàn toàn sai lầm. Thu
nhập gia đình hàng năm của người Mỹ gốc Việt là khoảng $59.000
đô la Mỹ (Census 2010). Với khoảng 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt
và trung bình 3.85 người trong một gia đình, con số này khoảng
27 tỉ đô la Mỹ. Đó chỉ là ở Hoa Kỳ mà thôi. Nếu kể tất cả
NVHN trên toàn thế giới với 4 triệu dân số NVHN (Wikipedia 2014c),
con số này it nhất là khoảng 50 tỉ đô la Mỹ. Giả sử Gross
Domestic Product (GDP) cao hơn thu nhập cá nhân khoảng 10%, con số
này tương đương với 55 tỉ đô la Mỹ GDP, gần bằng nửa GDP của
toàn thể nước Việt Nam. Với cuộc sống vật chất như vậy, làm
sao mà NVHN có lòng ganh ghét? Đó là không kể hàng năm NVHN gửi
về Việt Nam khoảng 10 tỷ đô la Mỹ. Còn lý do hận thù nào
khác? Vì cộng sản tàn ác, hèn với giặc và ác với dân? Nếu
vậy thì hận thù có gì sai đâu? (Đặng 2014).
Nhiều người, không biết vô tình hay cố ý, đưa ra những lời ngụ
ý, bóng gió, như "...có bao nhiêu người tưởng nhớ, tiếc nuối cờ vàng,
và bao nhiêu người xem cờ vàng là cờ thua trận... Còn lại lớp trẻ, hầu
hết, dưới mái trường XHCN cờ vàng là cờ thua trận, thất bại của một quốc
gia. Điều này do tác động bởi chính sách nhồi sọ của CS, nhưng không
thể chối cãi đó là sự thật của lịch sử mà không ai có thể phủ nhận"
(Trần 2014). Nhắc nhở đến việc thua trận trong nội dung hận
thù, rõ ràng ám chỉ cuộc đấu tranh của NVHN cho tự do dân chủ
tại Việt Nam được thúc đẩy bởi lòng hận thù vì thua trận.
Còn gì ngu xuẩn và hiểm ác hơn?
2. CSVN lo sợ ảnh hưởng
lớn mạnh của lá cờ vàng nên sẵn sàng tiêu diệt cờ vàng bằng
mọi cách, kể cả dùng chiến thuật kamikaze:
CSVN và những người thiên cộng còn có một kế hoạch hiểm độc,
nhưng lộ ra nỗi lo lắng, sợ hãi, và tuyệt vọng. Đó là kế
hoạch kamikaze, được dùng bởi phi công Nhật lao vào hàng không
mẫu hạm Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.
Chiêu này thực hiện thế nào?
Đó là cách để cờ đỏ cùng chết với cờ vàng, như hy sinh những chiếc máy bay nhỏ để làm chìm các chiến hạm.
Với CSVN, sự sống còn của cờ đỏ không quan trọng bằng sức
mạnh đang vùng lên của cờ vàng. Do đó, họ sẵn sàng đồng ý
dẹp cờ đỏ miễn là cờ vàng cũng phải bị dẹp theo, và thay
bằng cờ khác. Không có gì sai với chuyện dùng cờ khác, không
phải cờ đỏ hoặc cờ vàng, để làm quốc kỳ cho Việt Nam. Nhưng
chuyện đó phải được quyết định bởi toàn dân Việt Nam trong một
cuộc trưng cầu dân ý hoặc qua các phương pháp dân chủ tự do.
Chuyện đó không thể được thực hiện bởi cộng sản. Đối với
CSVN, lá cờ không có ý nghĩa. Không đỏ thì xanh, vàng, trắng.
Có sao đâu, miễn là họ vẫn nắm quyền. Nhưng cái lợi to tát cho
việc trao đổi đó là họ tiêu diệt được cái biểu tượng của
NVHN, và làm suy yếu tinh thần đấu tranh cho tự do dân chủ tại
Việt Nam.
Có những người, không hiểu vì ngây thơ chính trị, hoặc kém
hiểu biết, hoặc có ý tưởng suy nhược, hoặc thiên cộng tung ra
ý kiến dọ dẫm, với những lời dụ dỗ hòa giải. Họ nói, "Chắc
chắn cờ đỏ không bao giờ là biểu tượng cho tự do dân chủ, nó sẽ bị đào
thải ngay khi đất nước thành công, nhưng cờ vàng chưa là mẫu số chung
của cả 2 bên, nó còn phải chờ cuộc biểu quyết toàn dân sau này" (Trần
2014), đi theo sau "Câu hỏi? Liệu lá cờ vàng có thể tung bay trở lại
trên mãnh đất VN hình chữ S hay không?... Câu trả lời: Không" (Trần
2014).
Một cách lạ lùng, trong khi quả quyết là cờ đỏ sẽ chết khi
cuộc tranh đấu thành công, và cờ vàng chỉ được tôn trọng bởi
NVHN và bị dị ứng, vì sai lầm, bởi người Việt trong nước, họ
lại không đề ra giải pháp dễ dàng và chính đáng nhất là sửa
lại cái dị ứng sai lầm đó để toàn thể dân Việt, hải ngoại
và trong nước, cùng tôn trọng cờ vàng trong việc đấu tranh cho
tự do dân chủ. Thay vì vậy, họ quả quyết cờ vàng không thể
nào tung bay trên lãnh thổ Việt Nam, và do đó cả cờ vàng và
cờ đỏ đều chết.
Đây có phải là chiến thuật kamikaze hay không?
Lý do chính đáng để sửa chữa dị ứng sai lầm của dân Việt
trong nước về cờ vàng là cái gì sai lầm thì ta nên sửa chữa.
Trong giai đoạn đấu tranh hiện tại, ta lại càng nên thúc đẩy
chuyện đó mạnh hơn bằng cách kêu gọi dân Việt trong nước phát
động phong trào giương cờ vàng trong nước.
3. Tại sao người Việt trong nước nên cổ xúy việc giương lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trong nước?
Mới thoạt nghe, việc người Việt trong nước cổ xúy cho lá cờ
vàng ba sọc đỏ bay trong nước Việt Nam có vẻ là chuyện hoang
đường, nhưng thực ra đó là một hành động khôn ngoan nhất, biểu
lộ tình yêu thương đồng bào và quê hương của người Việt trong
nước, và gửi thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản, Tàu
cộng, và ngay cả Hoa Kỳ, và thế giới về sức mạnh đoàn kết
của dân tộc Việt.
Đương nhiên, CSVN sẽ không chấp nhận chuyện đó. Với các điều
luật rừng rú, họ sẽ bắt bớ, giam cầm những người giương cờ
vàng với lý do mưu đồ lật đổ tà quyền. Tuy nhiên, điều đó
chứng tỏ chính họ mới là người có lòng hận thù. Tôi không có
ý định xúi ḍại người Việt trong nước vác lá cờ vàng ba sọc
đỏ đi nghênh ngang trong thành phố. Có nhiều cách biểu hiện lá
cờ vàng ba sọc đỏ. Thí dụ như thiết kế nghệ thuật biểu
tượng đó trên mũ, áo, quần, xe, nhà, v.v... Người Việt có rất
nhiều sáng kiến. Họ dư sức nghĩ ra cách để người Việt trong
nước bày tỏ sự hỗ trợ cờ vàng mà không bị tà quyền bắt bớ
hoặc làm khó dễ.
CSVN và những người thiên cộng nghĩ rằng người dân Việt Nam
không biết gì về VNCH và lá cờ vàng ba sọc đỏ, hoặc nếu có
biết thì chỉ khinh thường lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ý nghĩ hoặc
lối lý luận này thật ngu xuẩn và hiểm ác cùng cực.
Trước hết, CSVN và những người thiên cộng/ngây thơ cho rằng cờ
vàng có giá trị rất ít tại Việt Nam. Có người còn khẳng
định "như vậy cờ vàng có giá trị bao nhiêu ở trong nước, cao lắm 1% do
những người lớn tuổi còn tồn tại. Phần đông là dị ứng." (Trần 2014).
Con số 1% này không có cơ sở và chỉ là một con số vô nghĩa.
Tuy chưa có một thống kê chính thức cho biết số phần trăm dân
Việt trong nước ủng hộ cờ vàng (CSVN chắc chắn sẽ không dám
tìm hiểu chuyện đó), ta có thể ước đoán con số này vượt quá
con số 1% như sau.
Với khoảng 25 triệu dân sống trong chính thể VNCH vào năm 1975
(Wikipedia 2014a ước lượng 19,582,000 cho miền Nam vào năm 1974;
Wikipedia 2014b ước lượng 49.896.000 cho toàn thể Việt Nam vào năm
1975; và ta biết dân miền Nam đông hơn dân miền Bắc), và ước
lượng khoảng 50% là dân ở tuổi 10-40 tuổi, hoặc 12,5 triệu, là
lứa tuổi sống dưới thời VNCH, và thường trung thành với chính
thể VNCH. Sau 40 năm, ta có thể giảm thiểu số phần trăm này 30%
thêm vì chết, thoát khỏi Việt Nam, hoặc di dân qua các xứ khác.
Với những ước lượng này, lứa tuổi 10-40 ở năm 1975 thành lứa
tuổi 50-80 hiện nay, và tổng cộng khoảng 8,75 triệu, tức khoảng
10% dân số Việt Nam hiện nay.
Con số dân Việt trong nước ủng hộ cờ vàng thực ra còn cao hơn
con số này rất nhiều. Con số 8,75 triệu, hoặc 10% dân số, tiêu
biểu cho dân số cốt lõi trung thành với cờ vàng. (Sẽ có người
nói không phải ai sống dưới cờ vàng cũng trung thành với cờ
vàng, nhưng ta cũng có thể nói không phải ai sống dưới cờ đỏ
cũng trung thành với cờ đỏ, và ta có thể coi hai lực này
triệt tiêu nhau.) Trong cuộc sống gia đình tại Việt Nam, ảnh
hưởng của cha mẹ ông bà rất mạnh, thường là mạnh rất nhiều
hơn ảnh hưởng trường học. Do đó, tuy sau 1975, có nhiều người
hấp thụ nền giáo dục nhồi sọ tuyên truyền của cộng sản, ảnh
hưởng đó bị triệt tiêu hoặc giảm thiểu bởi gia đình của số
8,75 triệu dân trung thành với VNCH. Ta không rõ con số chính xác
của hậu duệ 8,75 triệu người này là bao nhiêu, và trong số
hậu duệ này, bao nhiêu người chịu ảnh hưởng nặng của gia đình
để vẫn còn trung thành với cờ vàng. Tôi chỉ ước lượng một con
số khiêm tốn 1,25 triệu để làm chẵn 10 triệu, tức khoảng 11%
tổng số dân số hiện nay. Đó là tôi không kể số người dân miền
Bắc và miền Nam sinh sau, ghét bỏ chế độ cộng sản.
Mười triệu dân, hoặc 11%, là một lực lượng đáng kể, dư sức lật đổ một chế độ.
Thứ nhì, CSVN và những người thiên cộng/ngây thơ khinh thường dân
Việt Nam trong nước quá độ. Họ cho rằng dân Việt trong nước là
những con cừu non, không biết suy luận hoặc tìm tòi, không biết
dùng sức mạnh của Internet và các phương tiện truyền thông xã
hội để học hỏi và phanh phui những lừa đảo của tà quyền cộng
sản. Đúng, chỉ có một số it người biết dùng Internet vượt
tường lửa và các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng đây là
những tinh túy của đất nước Việt Nam, đây là những lãnh tụ
tương lai của nước Việt Nam tự do dân chủ, đây là những người
có tài năng và lòng can đảm để đứng lên hướng dẫn cuộc nổi
dậy, và họ dư sức cổ võ và huy động một lực lượng đáng kể
để thực hiện mục tiêu họ. Những người này hiểu được tâm địa
ác hiểm của CSVN trong việc tuyên truyền, phỉ báng, nói xấu
VNCH và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Họ thừa biết chỗ đứng của lá
cờ vàng ba sọc đỏ trong lịch sử. Họ thừa biết ý nghĩa phản
bội tổ quốc của cờ đỏ. Họ thừa biết hàng triệu NVHN, tuy có
cuộc sống vật chất thong thả ở các xứ tự do, lúc nào cũng
nghĩ đến họ và tương lai quê hương và miệt mài tranh đấu cho sự
sống còn của dân tộc và quê hương. Cho dù con số 1% là đúng,
con số này tượng trưng một sức mạnh vĩ đại. Thực ra, với dân
số 90 triệu dân, chỉ cần một phần ngàn hoặc một phần vạn
cũng đủ khuynh đảo được chế độ. Trên thực tế, như tôi ước
lượng ở trên, chúng ta có 11%, tức 10 triệu người.
Người dân Việt trong nước hiểu giá trị cờ vàng và họ biết
cộng đồng NVHN gồm có những bộ óc thông minh, làm việc cần
cù, và lòng thương yêu đồng bào quê hương vô bờ. Họ hiểu cộng
đồng NVHN có những đóng góp to tát cho xứ họ cư ngụ, đã khiến
dân trong xứ họ cư ngụ kính nể người Việt Nam và đem lại vinh
quang cho Việt Nam gấp trăm gấp ngàn lần tà quyền cộng sản đang
làm. Cộng đồng đó đã cho ra một Ngô Thanh Hải, một Lương Xuân
Việt, một Janet Nguyễn, một Dương Nguyệt Ánh, và hàng ngàn
người thành công rực rỡ trên mọi lãnh vực khắp nơi trên thế
giới. Lý do gì mà một cộng đồng đầy rẫy những nhân tài như
vậy chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ biểu tượng cho cộng
đồng họ?
CSVN hoặc những người thiên cộng/ ngây thơ còn đưa ra những lý
luận trẻ con, thí dụ như "Thanh niên học sinh, họ lớn lên dưới cờ
đỏ, dị ứng với cờ vàng, không lẽ họ không được yêu nước, mà yêu nước
không có nghĩa là phải chấp nhận cờ vàng, phải chấp nhận VNCH, sao giống
yêu CHXH quá vậy?" (Trần 2014). Tại sao họ không đặt câu hỏi đó
vào năm 1975 khi hàng triệu thanh niên học sinh miền Nam, lớn lên
dưới cờ vàng, dị ứng với cờ đỏ, không lẽ họ không được yêu
nước, mà yêu nước không có nghĩa là phải chấp nhận cờ đỏ, phải chấp
nhận CHXH. Nếu chuyện đó là sai lầm, thì nó sai lầm vào năm
1975 và cả mấy chục năm sau đó. Do đó, cái dị ứng cờ vàng,
cho là có thật, là một dị ứng dựa trên căn bản sai lầm. Vì
vậy, gỉải pháp là sửa đổi cái dị ứng sai lầm đó, chứ không
phải dùng cái sai lầm đó để chỉ trích một sai lầm khác. Quan
trọng hơn, lời cáo buộc đó là lời xuyên tạc, vì NVHN không hề
bắt buộc người dân Việt Nam trong nước phải chấp nhận cờ vàng.
NVHN chỉ vạch ra giá trị lịch sử của cờ vàng, và ý nghĩa
phản trắc của cờ đỏ. NVHN cũng không hề bắt buộc ai phải tôn
trọng cờ vàng. Nhưng cờ vàng là biểu tượng của cộng đồng
NVHN, và do đó nếu ai muốn gia nhập vào cộng đồng NVHN, họ
phải tôn trọng cái biểu tượng đó.
Tuy nhiên, dù NVHN không bắt buộc người Việt trong nước phải tôn
trọng cờ vàng, người Việt trong nước cũng nên tự động có ý
thức tôn trọng cờ vàng ba sọc đỏ. Có nhiều lý do cho việc
này.
Trước hết, bằng cách tôn trọng cờ vàng ba sọc đỏ, người Việt
trong nước biểu lộ tình nghĩa sâu đậm với cộng đồng NVHN. Họ
hiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là tượng trưng vật chất
cho quốc gia VNCH trước năm 1975, cũng như tấm hình bà mẹ trên
bàn thờ không phải tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát
trong quan tài nằm sâu dưới lòng đất. Họ hiểu lá cờ vàng ba
sọc đỏ của NVHN là biểu tượng cho quá khứ huy hoàng, cho bản
sắc đặc thù, và cho tinh thần dân tộc, tự do dân chủ, nhân bản,
trí tuệ thông minh, và lòng thương yêu đồng bào.
Bằng cách tuyên dương cờ vàng ba sọc đỏ, người Việt trong nước
bày tỏ sự tôn trọng ý nghĩa của các biểu tượng đó, và lòng
tri ân của họ cho những nỗ lực vô bờ của cộng đồng NVHN trong
cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Đó là lòng yêu
thương lẫn nhau trong tinh thần "Bầu ơi thương lấy bí cùng" hoặc
"chị ngã em nâng" đã hằn sâu trong tâm khảm dân Việt. Đây là lúc
thuận lợi nhất để người Việt trong nước bày tỏ tinh thần
đoàn kết với NVHN. Họ không nên chờ tới lúc một người Mỹ gốc
Việt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ rồi mới làm. Cái xác suất
để một người Mỹ gốc Việt trở thành người quyền thế nhất trên
thế giới càng ngày càng gia tăng. Thực ra, bằng cách hỗ trợ
cờ vàng ngay ở trong nước, người Việt trong nước còn giúp NVHN
một cách đắc lực trong việc tạo áp lực chính trị trên xứ sở
nơi họ cư ngụ. Đó là vì người dân và các cơ sở chính trị địa
phương và quốc gia đột nhiên ý thức được sức mạnh đoàn kết
của dân Việt và của NVHN. Cộng đồng NVHN sẽ trở nên đoàn kết
hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, bầu cử
tại xứ sở họ cư ngụ.
Thứ nhì, bằng cách cổ xúy cho lá cờ vàng ba sọc đỏ trong
nước, người Việt trong nước gửi một thông điệp hùng mạnh nhất
cho đảng và nhà cầm quyền cộng sản là họ không phải là những con
cừu non, chỉ biết cúi đầu ngoan ngoãn nghe mệnh lệnh của ĐCSVN.
Quan trọng hơn, cái thông điệp đó còn làm run sợ Tàu cộng đang
lăm le xâm chiếm Việt Nam qua mọi hình thức, từ chính trị,
lãnh thổ, tới kinh tế, văn hóa. Không còn gì làm Tàu cộng run
rẩy hơn khi những biểu tượng nền vàng ba sọc đỏ phủ ngập trời
trên khắp đô thị, từ Hà Nội tới Sài Gòn. Hình ảnh đó còn
oai hùng, lộng lẫy, vĩ đại, hoành tráng gấp trăm ngàn lần
hình ảnh hàng ngàn sinh viên học sinh Hồng Kông dương dù biểu
tình trên đường phố. Thế giới sẽ phải nghiêng mình ngả mũ
trước sức mạnh đoàn kết thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam.
Hoa Kỳ sẽ kinh hồn bạt vía khi thấy biểu tượng của đồng minh
mà mình bỏ rơi ngày nào đã trở thành hùng mạnh.
C. Kết Luận:
Lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN không là biểu tượng của quốc
gia VNCH cho tới 1975 vì quốc gia VNCH đã không còn. Thay vì vậy,
lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho ký ức trong
quá khứ, bản sắc trong hiện tại, và tinh thần dân tộc, tự do
dân chủ, trí tuệ, và lòng thương yêu đồng bào cho cuộc đấu
tranh cho tương lai. Những người thuộc thế hệ đầu đã già, qua
đời, hoặc về hưu. Đa số NVHN, kể cả những người thuộc thế hệ
một rưỡi và thứ hai biết rất it về chiến tranh Việt Nam, không
hề có lòng hận thù vì thua trận. NVHN thực sự thiết tha thương
yêu đồng bào trong nước "điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm" như
được diễn tả trong bài "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" của nhạc sĩ Lam Phương.
Người Việt trong nước nên cổ xúy việc giương biểu tượng cờ
vàng trong nước để biểu lộ tinh thần đoàn kết với NVHN và gửi một
thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản, Tàu cộng, và thế
giới về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dân tộc Việt.
Để kết thúc, tôi xin tặng độc giả đoạn thơ sau, trích từ bài
thơ "Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn" (Cao-Đắc 2014b):
Khi cờ vàng tung bay gió thổi
Phất phơ trên thành thị nước non
Ta mỉm cười đón mưa Hà Nội
Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn.
(Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn - Cao-Đắc Tuấn)
CẢM TẠ
Tôi xin có lời cảm tạ bạn daubetangthuong đã có lời khích lệ tôi viết bài này.
_____________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
Aguilar-San Juan, Karin. 2009. Little Saigons: Staying Vietnamese in America. The University of Minnesota Press, Minnesota, U.S.A.
Cao-Đắc, Tuấn. 2014a. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
_______. 2014b. Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn. 26-7-2014.
(truy cập 21-12-2014).
Census. 2010. The Vietnamese Population in the United States: 2010.
(truy cập 19-12-2014).
Council of Europe. 2005. The concept of “nation”. 13-12-2005.
(truy cập 20-12-2014).
Dân Nam. 2012. Những mốc lịch sừ quan trọng khởi từ thập niên 1940. Phần 12: Cờ Nào Mang Đầy Đủ Truyền Thống Quốc Gia Dân Tộc? 5-2012.
(truy cập 20-12-2014).
Đặng Chí Hùng. 2014. Hiệp lực hay chia rẽ. 16-12-2014.
(truy cập 20-12-2014).
_______. 2013. Những sự thật cần phải biết (Phần 8) - Lịch sử lá cờ của dân tộc. Đăng 7-1-2013.
(truy cập 18-12-2014).
Freeman, James M. 1995. Changing Identities: Vietnamese Americans, 1975-1995. Allyn and Bacon, Massachusetts, U.S.A.
quockyvietnam. Không rõ Ngày. Người Việt Quốc Gia tại các thành phố và tiểu bang vận động cho Nghị Quyết Vinh Danh Quốc Kỳ Việt Nam.
(truy cập 20-12-2014).
Saito, Lynne Tsuboi. 2002. Ethnic Identity and Motivation: Socio-cultural Achievement of Vietnamese-American Students. LFB Scholarly Publishing, New York, U.S.A.
Trần Duy Sơn. 2014. Hiệp lực đấu tranh. 16-12-2014.
(truy cập 20-12-2014).
Wikipedia. 2014a. South Vietnam. Thay đổi chót: 17-12-2014.
(truy cập 21-12-2014).
_______. 2014b. Demographics of Vietnam. Thay đổi chót: 14-12-2014.
_______. 2014c. Overseas Vietnamese. Thay đổi chót: 17-11-2014.
en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Vietnamese (truy cập 19-12-2014).
© 2014 Cao-Đắc Tuấn
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
- Tóm lược: Lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt hải ngoại
(NVHN) thường bị cộng sản Việt Nam và nhiều người, thường là
thiên cộng hoặc ngây thơ chính trị, cho là biểu tượng của quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã mất. Dựa vào diễn giải sai lầm
này, nhà nước cộng sản và những người thiên cộng xuyên tạc
những nỗ lực của NVHN đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam
là được nung nấu bởi lòng hận thù vì thua trận và có mưu đồ
phục quốc. Trên thực tế, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là
biểu tượng cho: (1) di sản tốt đẹp của chính thể VNCH trong quá
khứ; (2) xác nhận bản sắc của cộng đồng trong xã hội nơi xứ
sở họ cư ngụ trong hiện tại; và (3) tinh thần, ý chí dân tộc
và lòng thương yêu đồng bào để thúc đẩy tự do dân chủ trong
tương lai. Sự khác biệt, giữa ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc
đỏ của NVHN và của quốc gia VNCH đã mất, rất tinh tế nhưng rất
quan trọng. Cộng sản Việt Nam (CSVN) khai thác tính chất thiếu rõ
rệt đó để tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong
nước, và giữa các nhóm trong NVHN. Cùng với ác tâm gán ghép
NVHN với hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc, CSVN và những
người thiên cộng toan tính dùng chiến thuật kamikaze, sẵn sàng
hy sinh cờ đỏ để đổi lấy sự hủy diệt cờ vàng, trong giải
pháp hòa hợp hòa giải. Người Việt trong nước cần phải cổ xúy
cờ vàng trong nước để tạo dựng đoàn kết với NVHN và gửi một
thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản và thế giới về sức
mạnh đoàn kết vĩ đại của dân Việt.
Lá cờ thường được dùng là biểu tượng cho một quốc gia, tổ
chức, hội đoàn, hay một cơ sở. Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu
tượng cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho tới năm 1975. Khi
cộng sản tiến chiếm miền Nam năm 1975, hàng triệu người miền
Nam rời bỏ quê hương. tỵ nạn cộng sản. Họ đem theo lá cờ vàng
ba sọc đỏ và gây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại
(NVHN) càng ngày càng to lớn và hùng mạnh. Lá cờ vàng ba sọc
đỏ đó, hiện nay được coi là biểu tượng cho cộng đồng NVHN,
được công nhận rộng rãi bởi các chính quyền địa phương tại xứ
sở nơi họ cư ngụ.
Trong bài này, tôi sẽ không đề cập đến ý nghĩa của quốc gia
và lá cờ tiêu biểu cho quốc gia, vì đề tài đó rất rộng lớn,
và chỉ có chút liên hệ đến ý chính bài này. Ý nghĩa lá cờ
một quốc gia hiện hữu trên thế giới không có gì khó hiểu. Tuy
nhiên, khi một quốc gia bị xâm lấn và chiếm đóng bởi một quốc
gia khác, vấn đề trở nên phức tạp, như trường hợp quốc gia VNCH
bị xâm lấn và chiếm đóng bởi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa (VNDCCH) như được biết lúc ấy. Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn
nữa khi hai quốc gia đó đã từng là một quốc gia độc lập nhưng
bị chia đôi, như nước Việt Nam năm 1954.
Câu hỏi là: Ý nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN hiện tại là gì?
Tôi sẽ không đề cập chi tiết đến nguồn gốc lịch sử của lá cờ
vàng ba sọc đỏ vì có rất nhiều tài liệu về chuyện đó (Xem,
thí dụ như, Dân 2012; Đặng 2013). Một cách vắn tắt, lá cờ vàng
ba sọc đỏ có nguồn gốc ít nhất từ năm 1890 (Dân 2012; Đặng
2013) dưới thời vua Thành Thái. Qua bao lần thay đổi, lá cờ trở
về hình dạng cờ vàng ba sọc đỏ vào năm 1948 thời vua Bảo Đại
và qua hai chính thể VNCH. Điểm quan trọng là cờ vàng ba sọc
đỏ đã từng là cờ của toàn thể nước Việt Nam (bấy giờ có tên
là Đại Nam), và hiện hữu trước lá cờ đỏ sao vàng của nước
VNDCCH, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN).
Tuy nhiên, việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của quốc gia
VNCH cho tới năm 1975 khác với việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là
biểu tượng hiện nay của NVHN. Sự khác biệt này rất tinh tế và
thường bị lẫn lộn ngay cả với vài NVHN. CSVN có thể cũng
không thấy sự khác biệt đó, hoặc thấy nhưng làm như không thấy,
khai thác tính chất thiếu rõ rệt của sự khác biệt đó để
xuyên tạc về NVHN, tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam
trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN.
Trong phần trình bày sau đây, tôi lý luận rằng NVHN dùng lá cờ
vàng ba sọc đỏ thuần túy là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, và
không phải là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước năm 1975, tuy
họ vẫn không quên chính thể VNCH. Do đó, về phương diện pháp
lý, lá cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ đặc tính hợp pháp của
bất kỳ lá cờ nào cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay
một cơ sở.
A. Lá cờ
vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho di sản tốt đẹp trong
quá khứ, xác nhận bản sắc trong hiện tại, và tinh thần tự do
dân chủ cho tương lai
NVHN trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhiều nơi công cộng, cơ
sở thương mại, phố xá trong cộng đồng, các cuộc diễn hành,
biểu tình, trên khán đài, trong các chương trình văn nghệ, v.v...
Lá cờ vàng, do đó, không được dùng là biểu tượng cho quốc gia
VNCH trước 1975, mà là biểu tượng tinh thần trong những hoạt
động của NVHN khắp nơi trên thế giới. Những biểu tượng tinh
thần này có thể được phân ra ba loại chính theo khía cạnh ý
nghĩa thời gian: ký ức, bản sắc, và tinh thần dân tộc tự do dân chủ.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng cho ký ức trong quá khứ và là một phần quan trọng trong di sản NVHN:
Là một cộng đồng tị nạn chính trị phải lưu vong nơi xứ lạ quê
người, NVHN đương nhiên có những hoài cảm về quá khứ. Sự nhung
nhớ, tiếc nuối về quá khứ hoàn toàn không dính líu gì đến
hận thù, cay đắng. Trên thực tế, NVHN thừa biết quốc gia VNCH
không còn nữa. Chuyện đó không có nghĩa là tinh thần của chính
thể VNCH không còn nữa. Ngược lại là khác, như sẽ được trình
bày sau, cái tinh thần đó còn được tiếp tục và phát huy ngày
càng mạnh mẽ hơn. NVHN lựa chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu
tượng của cộng đồng NVHN vì lá cờ giúp họ tạo dựng lại ký
ức mà họ không muốn quên.
Tạo dựng ký ức, hoặc cái gọi là "dự án ký ức chiến lược" theo
Aguilar-San Juan (2009, 65-66, 128), là một tiến trình quan trọng mà
NVHN dựa vào để giữ lại danh tính và giá trị văn hóa của họ (sđd.).
Duy trì quá khứ và tham gia các hoạt động tái tạo quá khứ - chẳng hạn
như biểu tình, dựng đài tưởng niệm, hoặc chào lá cờ của Nam Việt Nam cũ -
không phải là một biểu hiện của sự cay đắng, giận dữ, hoặc hận thù
(Cao-Đắc 2014a, 326). Thay vào đó, những nỗ lực này "xây dựng và
đào tạo ký ức trong một cách để củng cố ranh giới lâu dài của cộng
đồng" (Aguilar-San Juan 2009, 131).
Tại Hoa Kỳ, nhiều tượng đài, đài tưởng niệm đã được dựng lên trong cộng
đồng người Mỹ gốc Việt như là một phần của những ký ức xã hội này. Thí
dụ, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Hình 1) và tượng tưởng niệm
thuyền nhân (Hình 2), cả hai đều nằm trong thành phố Westminster,
California, là bằng chứng mạnh mẽ của những "dự án ký ức chiến lược"
này.
Thành phố Westminster ở California không phải là nơi duy nhất mà những
"dự án ký ức chiến lược" được thực hiện. Nhiều tượng, đài tưởng niệm
đã được dựng lên trong các cộng đồng NVHN ở các thành phố khác tại Hoa
Kỳ và các nước khác, chẳng hạn như đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam
tại Houston, Texas; tượng mẹ và con tỵ nạn ở Ottawa, Canada; đài
tưởng niệm thuyền nhân Việt với lòng biết ơn ở Victoria, Canada; đài
tưởng niệm thuyền Việt Nam ở Bankstown, New South Wales, Australia; đài
tưởng niệm thuyền thân Việt Nam ở Bagneaux, Pháp; đài tưởng niệm thuyền
nhân Việt Nam ở Hamburg, Đức; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở
Geneva, Thụy Sĩ (Cao-Đắc 2014a, 327).
Giống như các đài tưởng niệm, lá cờ vàng ba sọc đỏ đóng vai
trò tạo dựng ký ức xã hội và ghi nhận di sản dân tộc. Khi
nhìn lá cờ vàng bay phất phới trên đường phố hoặc trong những
ngày lễ hội họp, NVHN được nhắc nhở đến quá khứ là phần kỷ
niệm trong đời họ. Các thế hệ sau, có ít hoặc không có ký ức
về quá khứ dính líu đến cờ vàng ba sọc đỏ nên không có
những tình cảm sôi động như thế hệ đầu tiên, nhưng họ vẫn tiếp
tục coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho ký ức này
vì họ được thế hệ đầu giải thích nguồn gốc đó.
NVHN đi ra nơi vùng đất mới, làm lại cuộc đời. Họ vẫn có thể
dùng một biểu tượng mới mẻ, đánh dấu cuộc sống mới. Họ vẫn
có thể dùng một biểu tượng nguồn gốc dân tộc, thí dụ con
Rồng cháu Tiên, có lẽ còn có ý nghĩa dân tộc trường tồn hơn
cờ vàng ba sọc đỏ. Nhưng những biểu tượng này chỉ có giá trị
lịch sử mà không có giá trị ký ức. Ngoài ra, cái giá trị
ký ức của lá cờ vàng ba sọc đỏ có ý nghĩa nhất vì nó gợi
đến mốc thời gian và lý do cho sự ra đi của đợt NVHN đầu tiên.
Tuy nhiên, duy trì ký ức của một việc không có nghĩa là muốn
làm sống dậy việc đó. Bạn có thể giữ một lá thư tình với
người yêu cũ là một kỷ niệm nhưng bạn không muốn lập lại cuộc
tình đó. Trong trường hợp lá cờ, vấn đề hơi có chút khác,
vì lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia VNCH, nên
việc duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ đưa đến tức khắc hình ảnh
quốc gia đó. Vì vậy, có sự mơ hồ thiếu rõ rệt về ý nghĩa của biểu
tượng này.
Có hai khía cạnh trong vấn đề này.
Trước hết, nếu một ký ức nhắc nhở đến một việc xấu xa nhục
nhã thì ta có nên duy trì cái ký ức đó không? Nếu VNCH quả
thật là quốc gia của chính quyền ngụy, đi bợ đít Mỹ, bị quân
dân Việt Nam đánh đuổi phải chạy, như CSVN vẫn tuyên truyền một
cách ngu dốt và hiểm độc, thì NVHN có muốn giữ lại cái ký
ức đó không? Đương nhiên là không. Họ sẽ không muốn bị thế giới
cười chê. Họ sẽ nhân dịp này mà dùng biểu tượng khác và
không muốn bị nhắc lại cái quá khứ tủi nhục, xấu xa. Giả sử
bạn mang một họ có liên hệ đến một quá khứ xấu xa tàn ác,
thí dụ như Hitler, khi bạn có cơ hội đổi tên, bạn có muốn giữ
lại họ đó không? Hoặc bạn bị cha mẹ đặt cho một tên xấu xí
(thí dụ Nguyễn Văn Dốt Nát, Trần Thị Lăng Loàn) và phải xấu
hổ mang tên đó đi học, bị bạn bè chế giễu. Khi bạn có cơ hội
đổi tên, chắc chắn bạn sẽ không ngần ngại lấy một tên khác,
tốt đẹp hơn.
Đằng này, không những NVHN không dùng dịp này để lấy biểu
tượng khác, mà họ lại còn đồng loạt trên toàn thế giới, không
cần ai hoặc tổ chức nào hô hào dụ dỗ, tiếp tục dùng cờ
vàng ba sọc đỏ. Không những thế, NVHN còn hãnh diện về lá cờ
vàng, trưng bày khắp nơi, trong mọi dịp lễ, văn nghệ, hội họp,
địa điểm kinh doanh, v.v... Điều đó chứng tỏ cái quá khứ của
VNCH có cái gì tốt đẹp, xứng đáng để NVHN yêu quý tôn trọng,
và muốn gắn bó mãi mãi. Chỉ cần chứng cớ NVHN dùng lại lá
cờ vàng là biểu tượng cộng đồng NVHN cho thấy lá cờ vàng và
chính thể VNCH là thể chế cao quý, hào hùng, mà NVHN mãi mãi
ghi nhớ. Do đó những gì CSVN nói xấu về chính thể VNCH là láo
khoét, bịa đặt, và bóp méo sự thật.
Thứ nhì, tuy chính thể VNCH huy hoàng tốt đẹp, NVHN không duy
trì lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định "phục quốc," mà chỉ vì
lòng thương nhớ luyến tiếc cho thời vàng son. Hơn nữa, cho dù
họ có ý định khôi phục lại quốc gia VNCH, họ không có ý định
gây dựng lại y hệt những gì trước năm 1975, mà họ sẽ làm tốt
đẹp hơn, để phù hợp với thế giới và văn minh hiện đại. CSVN lý
luận rằng NVHN giữ cờ vàng vì họ nung nấu hận thù và muốn
phục quốc. Bằng cách dùng từ ngữ "phục quốc" thay vì "tiếp
nối," "tiếp tục," hoặc "phát huy tinh thần," CSVN và những
người thiên cộng vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những người
điên rồ, dại dột, vẫn còn mơ tưởng đến một quốc gia đã chết.
(Dựa vào định nghĩa rộng rãi của "quốc gia" trên căn bản bốn
yếu tố chính của dân tộc: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, và
nguồn gốc dân tộc (Council 2005), tôi có thể lý luận là quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa chưa chết. Nhưng đó không phải là ý chính
của bài này.) Vì là những người không có tình cảm và chỉ
biết chém giết cướp bóc, CSVN không hiểu được cái giá trị vô
bờ bến của sự duy trì lòng luyến tiếc quá khứ huy hoàng.
Ta có thể coi chuyện NVHN giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ tương
tự như chuyện một người con giữ gìn bức hình mẹ mình sau khi
bà đã mất vì bức hình đó là biểu tượng cho tình yêu thương
mẹ. Người con hoàn toàn không có ý định giữ gìn bức hình mẹ
với mơ ước là mẹ mình sống lại, và bức hình bà mẹ không
tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát trong quan tài nằm sâu
dưới lòng đất. Nhưng người con đó sẵn sàng tiếp nối những đức
tính của mẹ mình cho mình và những thế hệ sau. Thay vì công
nhận ý nghĩa thiêng liêng đó, CSVN và những người thiên cộng
gán ghép NVHN là vẫn còn điên rồ mơ tưởng đào lại xương cốt
của quốc gia VNCH vì hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc.
2. Lá cờ vàng là biểu
tượng xác nhận bản sắc trong hiện tại để phân biệt NVHN chống
cộng với các thành phần xã hội khác:
Ngoài việc ghi nhận ký ức xã hội, lá cờ vàng còn là biểu
tượng xác nhận bản sắc (identity) của cộng đồng NVHN chống
cộng và yêu chuộng tự do dân chủ. Chuyện đó có ý nghĩa gì
không? Đương nhiên là có. Tại sao NVHN, sinh sống tản mác khắp
nơi trên địa cẩu, không có một khối lãnh đạo trung ương, mà
chọn cùng một biểu tượng xác nhận bản sắc và dùng lá cờ
vàng ba sọc đỏ? Trong bất kỳ một cuộc hội họp nào của NVHN, một cuộc
biểu tình, quyên tiền, văn nghệ, mừng lễ, Tết, ở khắp nơi trên
thế giới, họ đều dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tại sao họ không dùng một biểu tượng hình ảnh khác, phản ảnh
ý nghĩa của cộng đồng NVHN tị nạn và hòa bình, như hình ảnh
một con chim bồ câu bay trên toàn địa cầu và đất nước Viêt Nam,
hoặc con tàu chở thuyền nhân, hoặc bất kỳ một biểu tượng có
ý nghĩa sâu sắc nào khác?
Câu trả lời thật đơn giản. Đó là vì lá cờ vàng ba sọc đỏ
trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, ngoài chuyện là biểu tượng
quốc gia, còn là biểu tượng cho nhiều ý nghĩa thiết tha với
NVHN, gồm có tự do, dân chủ, chống cộng và đoàn kết.
Quốc gia Việt Nam từ thời Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa đều
có tinh thần chống cộng tích cực, và cả hai chính thể đều tôn
trọng tự do dân chủ. Tuy không hoàn hảo, cả hai chính thể đều
hướng đến con đường tự do dân chủ. Ta nên chú ý rằng ta không
thể phán xét chế độ VNCH trong các thập niên 1950, 1960, và nửa
thập niên đầu 1970 dùng tiêu chuẩn hiện đại.
Về khía cạnh đoàn kết, tuy có nhiều giải thích cho ý nghĩa
của màu vàng và ba vạch đỏ, ý nghĩa thông thường nhất là màu
vàng tượng trưng cho màu da, màu đỏ tượng trưng cho màu máu. Do
đó mới có câu "da vàng máu đỏ." Ba vạch tượng trưng cho ba
miền Bắc Trung Nam. Tôi sẽ không đi sâu thêm về ý nghĩa hình ảnh
lá cờ, nhưng có điểm tôi muốn nhấn mạnh là trái với nhiều
người cho rằng ba vạch đỏ nói lên đường lối "chia để trị" của
Pháp thời Pháp thuộc và do đó có ý nghĩa chia rẽ, ba vạch đỏ
tượng trưng cho tình đoàn kết sâu đậm nhất của dân Việt Nam vì
nó nói lên sự khác biệt của dân tộc Việt nhưng vẫn đoàn kết
yêu thương nhau trên cùng lãnh thổ.
Với một biểu tượng sẵn có như vậy, NVHN không ngần ngại dùng
lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng xác nhận bản sắc. Cái
bản sắc đó giúp họ phân biệt được các thành phần xã hội
khác, như các đoàn thể thân cộng, các nhóm đến từ Việt Nam
tạm thời, và các tổ chức, đoàn thể địa phương của xứ sở họ
cư ngụ. Một lần nữa, giống như biểu tượng về ký ức xã hội,
ý nghĩa của biểu tượng này không dính líu gì đến quốc gia
VNCH đã mất, nhưng sự khác biệt rất tinh tế, và nhiều khi chỉ
được cảm nhận trong tiềm thức.
Cái biểu tượng xác nhận bản sắc này được thể hiện qua những
nỗ lực của NVHN để "củng cố biên giới lâu dài của cộng đồng"
(Aguilar-San Juan 2009, 131) và "để khẳng định sự hiện diện của họ"
(Aguilar-San Juan 2009, 88) trong cộng đồng họ vì sự vắng mặt của
những tường thuật hay bình luận về sự đóng góp của miền Nam Việt Nam
trong chiến tranh Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ (sđd.). Sự
khẳng định hiện diện đó được biểu thị qua các hội lễ, Tết,
diễn hành, biểu tình, họp mặt cộng đồng khi lá cờ vàng ba
sọc đỏ phô trương nổi bật. Các cơ sở thương mại, quán ăn, nhà
hàng, đường xá trong cộng đồng cắm cờ vàng ba sọc đỏ khắp
nơi. Tất cả những biểu tượng này xác nhận bản sắc của cộng
đồng NVHN tại vùng địa phương nơi họ cư trú.
Cái biểu tượng xác nhận bản sắc đó không những được thúc đẩy
bởi các tổ chức, đoàn thể, NVHN trong cộng đồng, mà còn được
công nhận bởi các cơ quan chính quyền địa phương của xứ sở nơi
NVHN cư ngụ. Thí dụ, tại Hoa Kỳ, từ tháng hai năm 2003 tới
tháng 12 năm 2009 đã có 9 tiểu bang, 3 quận hạt, vả 77 thành phố
ra nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ tự do
và di sản (Freedom and Heritage Flag) của cộng đồng NVHN
(quockyvietnam). Con số này còn gia tăng hơn nữa trong vài năm gần
đây.
3. Lá cờ vàng là biểu
tượng cho ý chí quật cường, tinh thần tư do dân chủ, và tình
yêu thương đồng bào thiết tha:
Ngoài biểu tượng cho ký ức và xác nhận bản sắc, lá cờ vàng
còn là biểu tượng cho một hình ảnh vĩ đại, oai hùng, và
tráng lệ hơn. Đó là tinh thần dân tộc, ý chí quật cường, trí
thông minh, lòng can đảm, nhân bản, tinh thần yêu chuộng tự do dân
chủ, thiết tha với đất nước và đồng bào Việt Nam.
Đến xứ lạ quê người, kém cỏi ngôn ngữ, NVHN đã vượt qua biết
bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống, để đạt thành công. Những
thành quả của NVHN đã được biết rõ. NVHN đã đóng góp biết bao
cho sự tiến bộ nhân loại trên mọi lãnh vực: khoa học, văn học,
luật pháp, chính trị, quân sự, nghệ thuật, xã hội học, y
khoa, kinh tế, v.v... Tại Hoa Kỳ, biết bao nhiêu NVHN đã thành
công rực rỡ trên thương trường, thành lập công ty xí nghiệp với
tổng thu nhập hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm. Đại học Mỹ đào
tạo hàng vạn NVHN với bằng cấp bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ,
luật sư, kỹ sư, tiến sĩ đủ ngành. Hàng ngàn NVHN có tên là
người phát minh trên hàng vạn bằng sáng chế cấp bởi Văn Phòng
Bằng Sáng Chế vả Thương Hiệu Hoa kỳ. Con cháu họ rất xuất sắc
trong hầu như tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả kinh doanh, khoa học và
công nghệ, pháp luật, giáo dục, nghệ thuật, dịch vụ cộng đồng, và nhiều
ngành khác. Các em học sinh con cháu NVHN học hành xuất sắc đến
độ "thành tích học tập của các học sinh Việt Nam ở Mỹ gần như là huyền
thoại" (Freeman 1995, 69). Trong một nghiên cứu về thành tích học tập
của học sinh trung học người Mỹ gốc Việt tại một khu học chánh trong
quận Orange, California, Saito (2002, 6) báo cáo rằng học sinh Việt Nam
có được tỷ lệ ra trường thủ khoa cao nhất trong năm 1997 trong mọi
sắc dân (kể cả Mỹ trắng). Những nghiên cứu tương tự như nghiên cứu
của Saito đã dẫn đến định kiến về NVHN là những người nhập cư kiểu
mẫu, cái "hội chứng thủ khoa Việt." NVHN ở các quốc gia khác
cũng có những thành đạt tương tự.
Trong những cuộc hội họp vinh danh những thành công của NVHN, lễ
trao giải thưởng các học sinh xuất sắc, những chương trình văn
nghệ thiện nguyện quyên tiền gửi về Việt Nam giúp người nghèo,
nạn nhân, thương phế binh, lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn luôn được
trưng bày. Võ sĩ Phan Nam và Lê Cung thường mang lá cờ vàng ba
sọc đỏ lên võ đài, biểu dương tính chất hùng mạnh của dân
Việt. Tướng Lương Xuân Việt của quân đội Hoa Kỳ từng khoác lá
cờ vàng trong dịp văn nghệ cộng đồng. NVHN còn có tình tha
thiết yêu thương đồng bào trong nước. Ngoài các cuộc văn nghệ
quyên tiền, các hội họp đoàn thể từ thiện, NVHN gửi tiền về
cho thân nhân, quyến thuộc, bạn bè hàng năm lên đến 10 tỷ đô la
Mỹ. Ngoài ra, NVHN tích cực tranh đấu cho nhân quyền, tự do dân
chủ cho Việt Nam. Trong những cuộc diễn hành, biểu tình tranh
đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam, lá cờ vàng luôn luôn được
phô trương nổi bật.
Tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ còn được biểu hiện là ý
muốn tiếp tục và phát huy một nền tự do dân chủ đã có nền
tảng trong hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH từ năm 1954 đến năm
1975 tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, như ̣trình bày ở trên,
tiếp tục phát huy tinh thần tự do dân chủ thiết lập từ thời
VNCH không có nghĩa là khôi phục lại quốc gia VNCH với nguyên
trạng ở năm 1975. Sự khác biệt rất tinh tế nhưng quan trọng.
Do đó, lá cờ vàng không những là biểu tượng cho ký ức và xác
nhận bản sắc, mà còn cho tinh thần dân tộc, ý muốn phát huy
tự do dân chủ cho Việt Nam trong tương lai, và tình yêu thương
đồng bào của người Việt.
B. Lá cờ vàng dưới mắt CSVN và dân trong nước Việt Nam:
Trong khi NVHN coi lá cờ vàng là biểu tượng cao quý cho di sản,
bản sắc, và ý chí của người Việt sống ngoài nước Việt Nam,
CSVN tự đặt ra những lý thuyết, diễn giải của họ về ý nghĩa
của lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định nham hiểm nhằm triệt hạ
uy tín và chia rẽ cộng đồng NVHN, và tránh ảnh hưởng của NVHN
vào trí óc và tâm hồn dân Việt trong nước
1. CSVN cố hủy hoại hình
ảnh lá cờ vàng bằng cách giải thích NVHN duy trì cờ vàng là
do hận thù thua trận:
CSVN và những người thiên cộng thường rêu rao cờ vàng ba sọc đỏ
là cờ của nước VNCH và vì nước VNCH không còn nữa, nên lá cờ
đó vô giá trị. Ngoài ra, sự duy trì cờ vàng của NVHN là do
bởi lòng hận thù vì thua trận. Những lời rêu rao như vậy vừa
sai lầm vừa có ý định hiểm ác.
Sai lầm là vì họ không hiểu ý nghĩa của một lá cờ. Như đã
trình bày ở trên, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải
để tượng trưng cho quốc gia VNCH hiện hữu trước năm 1975, mà để
tượng trưng cho cộng đồng NVHN chống cộng sản. Với nhiều người,
lá cờ đó còn tượng trưng cho chính thể VNCH, nhưng tượng trưng
cho một chính thể không có nghĩa là tượng trưng cho quốc gia có
chính thể đó. NVHN vẫn có thể dùng một biểu tượng khác,
nhưng tại sao phải dùng một biểu tượng khác khi họ đã có sẵn
một biểu tượng của chính nghĩa, tự do, dân chủ?
Một cách ngu xuẩn, khi CSVN và những người thiên cộng rêu rao như
vậy, họ đã mặc nhiên phủ nhận giá trị của chính lá cờ của
họ trước năm 1945, hoặc lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
(MTGPMN) trong chiến tranh Việt Nam. Đó là không kể MTGPMN chưa
từng bao giờ leo lên hàng quốc gia. Theo lý luận họ, một lá cờ
không có giá trị nếu nó không đại diện một quốc gia. Nếu
thế, chính lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh cũng vô giá trị,
vì nó không đại diện một quốc gia trước năm 1945. Nếu nó vô
giá trị trước năm 1945, thì tại sao nó lại được CSVN coi là
quốc kỳ, với chút sửa đổi, của nước Việt Nam năm 2014? Nếu họ
chấp nhận chuyện đó, và cho dù lá cờ vàng ba sọc đỏ không
đại diện cho một quốc gia vào năm 2014, tại sao họ không chấp
nhận chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ là quốc kỳ của nước
Việt Nam năm 2015, 2016, 2018? Đó là không kể cờ đỏ sao vàng của
Việt Minh trước năm 1945 chưa từng là quốc kỳ của một quốc
gia, trong khi cờ vàng ba sọc đỏ đã từng là quốc kỳ của một
quốc gia trong suốt mấy chục năm.
Do đó cái lý luận cờ vàng ba sọc đỏ không có giá trị vì nó
không đại diện cho một quốc gia đang hiện hữu là một lý luận
ngu xuẩn.
Lý luận đó còn hiểm ác vì nó có tính chất lừa đảo và lấp
liếm cho tội ác chiến tranh, xâm lược, và cướp đất của đảng
cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và tà quyền của họ. Bằng cách liên kết
cờ vàng của NVHN với quốc gia VNCH, CSVN và những người thiên cộng
vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những quân nhân cán chính,
hoặc con cháu họ, của chính quyền VNCH chứa chất hận thù vì
thua trận, vì mất quốc gia VNCH.
NVHN hẳn nhiên không ưa, hoặc ghét, chế độ cộng sản đang hoành
hành tại Việt Nam. Nhưng không ưa hoặc ghét không bắt buộc là
chỉ do bởi hận thù. Giả sử người Việt trong nước khám phá ra
NVHN đang dậy dỗ con cháu họ là Tổng thống Ngô Đình Diệm đoạt
giải Nobel về văn chương. Họ có ghét không? Họ có muốn tranh
đấu để cho con cháu NVHN biết được sự thật và không làm trò
cười cho thiên hạ không? Cái đó là do hận thù hay sao?
NVHN tranh đấu để đem tự do dân chủ cho dân Việt tại Việt Nam,
đem sự thật về cho lịch sử Việt Nam, để không cho CSVN tuyên
truyền, nhồi sọ tuổi trẻ, tung ra những tin tức bịa đặt như Hồ
Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, Võ Nguyên Giáp là thiên
tài quân sự, trận Điên Biên Phủ sánh ngang với trận Bạch Đằng,
Đống Đa, v.v..., khiến cho tuổi trẻ Việt Nam tưởng thật, khi đi
ra nước ngoài, làm trò cười cho thiên hạ, hoặc có sự kính nể
sai lầm về các tội nhân của dân tộc, và suy đồi trí tuệ độc
lập. Đó là không kể biết bao nhiêu chuyện xuẩn ngốc, lừa đảo,
hiểm ác, làm băng hoại tâm hồn người dân Việt, hãm hiếp trí
óc trẻ em, tiêu hủy một nền văn hóa sáng chói, tra tấn thế hệ
này qua thế hệ khác, làm suy đồi ý chí bất khuất của dân
Việt.
Một số NVHN cũng có thể hận thù cộng sản, nhưng lý do hận
thù không phải vì thua trận, vì mất nước VNCH, mà là vì ghê
tởm chính sách tàn bạo của tà quyền cộng sản đàn áp dân
Việt Nam trong khi hèn nhát với quan thầy Tàu cộng. CSVN và
những người thân cộng không có lòng nhân bản, không biết yêu
thương đồng bào, không có tinh thần hiệp sĩ. Họ chỉ biết hận
thù chém giết. Họ không hiểu tại sao có những người sẵn sàng
hy sinh tính mạng mình để cứu vớt những người xa lạ trong cơn
hoạn nạn. Họ không hiểu tại sao có những người có cuộc sống
vật chất sung sướng mà lại lao đầu vào chuyện đấu tranh cho tự
do dân chủ. Vì không hiểu, hoặc hiểu nhưng làm như không hiểu,
họ tìm những lý do tiêu cực nhất, xấu xa nhất, dựa vào bản
chất họ, để giải thích những hành động cao cả, thương yêu đồng
bào, của NVHN với mục đích chia rẽ và làm suy yếu ảnh hưởng
NVHN trên người dân Việt Nam trong nước. Mặt khác, cũng với đầu
óc hiểm độc, ích kỷ, và dốt nát, họ tìm đủ mọi lý do tích
cực nhất, nhiều khi phải bịa đặt sự việc, để suy tôn họ và
chủ nghĩa họ. Họ hoan hô những người hy sinh tánh mạng trong
lúc phục vụ họ và phong những người này là liệt sĩ. Họ vỗ
tay đón chào thiểu số NVHN trở về Việt Nam trong tinh thần nghị
quyết 36, và gọi những người này là những người con tổ
quốc.
Trên thực tế, NVHN chống cộng không vì hận thù thua trận. Số
quân nhân cán chính của chính quyền VNCH còn sót lại hiện nay
tại hải ngoại chỉ là một thiểu số trong cộng đồng NVHN. Ngay
từ lúc đầu, số người này không nhiều lắm. Trong đợt thoát
khỏi Việt Nam năm 1975, chỉ có khoảng 140 ngàn người, trong đó
số quân nhân cán chính của VNCH cao lắm là độ một nửa. Phần
còn lại là vợ con, cha mẹ già, trẻ em, sinh viên, học sinh, và
những người dân thường. Số thuyền nhân còn có ít quân nhân cán
chính VNCH hơn nữa, vì đa số là đàn bà trẻ em, hoặc dân thường
người Việt gốc Hoa. Sau bốn mươi năm, những quân nhân cán chính
của chính thể VNCH đã lớn tuổi, qua đời, hoặc về hưu trí.
Hiện nay số NVHN lên tới 4 triệu người trên khắp thế giới. Trong
số đó, còn bao nhiêu người quân nhân cán chính VNCH? Và trong
số những người này có bao nhiêu người hận thù vì lý do thua
trận?
Thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ nhì, một phần ngày càng rộng
lớn trong cộng đồng NVHN, sinh sống trên vùng trời tự do từ
lúc còn nhỏ, biết rất ít về chiến tranh Việt Nam, và nhiều
khi không có trí nhớ hoặc khái niệm gì về nước Việt Nam. Quan
trọng hơn, những người trong thế hệ này sinh trưởng trên đất
nước tự do dân chủ, nên họ không dễ dàng bị nhồi sọ hoặc tuyên
truyền hận thù từ cha mẹ ông bà họ.
CSVN và những người thiên cộng suy bụng ta ra bụng người, cho
rằng con cháu quân nhân cán chính VNCH bị ảnh hưởng cha mẹ ông
bà nên có lòng hận thù cộng sản. CSVN không có một chút khái
niệm gì về cuộc sống gia đình và xã hội trong thể chế tự do
dân chủ, nơi mà cha mẹ con cái có sự tôn trọng lẫn nhau. Họ
không thể nào tưởng tượng được cha mẹ ông bà trong cộng đồng
NVHN sẵn sàng dẹp qua uy quyền bậc cha mẹ để tranh luận với con
cái trong tinh thần tự do dân chủ, hoặc để cho con cháu tự do
tìm tòi, phát huy tư tưởng độc lập. Bằng cách tự tìm hiểu cho
kiến thức mình và học hỏi từ những người có kinh nghiệm,
các thế hệ sau của NVHN nỗ lực chống cộng sản và tranh đấu
cho tự do dân chủ tại Việt Nam không phải vì hận thù thua trận,
mà vì lòng thương yêu đồng bào sống trong cảnh đọa đầy dưới
chế độ cộng sản và lòng yêu nước Việt Nam.
CSVN và những người thiên cộng sẽ chống chế và nói, "Chúng tôi
nói hận thù, chứ chúng tôi đâu có nói hận thù vì lý do thua
trận?" Họ là những người ăn nói xảo quyệt. Nếu đúng là họ
không ngụ ý hận thù vì lý do thua trận, thì vì lý do nào? Vì
lý do ganh ghét cuộc sống vật chất? Hoàn toàn sai lầm. Thu
nhập gia đình hàng năm của người Mỹ gốc Việt là khoảng $59.000
đô la Mỹ (Census 2010). Với khoảng 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt
và trung bình 3.85 người trong một gia đình, con số này khoảng
27 tỉ đô la Mỹ. Đó chỉ là ở Hoa Kỳ mà thôi. Nếu kể tất cả
NVHN trên toàn thế giới với 4 triệu dân số NVHN (Wikipedia 2014c),
con số này it nhất là khoảng 50 tỉ đô la Mỹ. Giả sử Gross
Domestic Product (GDP) cao hơn thu nhập cá nhân khoảng 10%, con số
này tương đương với 55 tỉ đô la Mỹ GDP, gần bằng nửa GDP của
toàn thể nước Việt Nam. Với cuộc sống vật chất như vậy, làm
sao mà NVHN có lòng ganh ghét? Đó là không kể hàng năm NVHN gửi
về Việt Nam khoảng 10 tỷ đô la Mỹ. Còn lý do hận thù nào
khác? Vì cộng sản tàn ác, hèn với giặc và ác với dân? Nếu
vậy thì hận thù có gì sai đâu? (Đặng 2014).
Nhiều người, không biết vô tình hay cố ý, đưa ra những lời ngụ
ý, bóng gió, như "...có bao nhiêu người tưởng nhớ, tiếc nuối cờ vàng,
và bao nhiêu người xem cờ vàng là cờ thua trận... Còn lại lớp trẻ, hầu
hết, dưới mái trường XHCN cờ vàng là cờ thua trận, thất bại của một quốc
gia. Điều này do tác động bởi chính sách nhồi sọ của CS, nhưng không
thể chối cãi đó là sự thật của lịch sử mà không ai có thể phủ nhận"
(Trần 2014). Nhắc nhở đến việc thua trận trong nội dung hận
thù, rõ ràng ám chỉ cuộc đấu tranh của NVHN cho tự do dân chủ
tại Việt Nam được thúc đẩy bởi lòng hận thù vì thua trận.
Còn gì ngu xuẩn và hiểm ác hơn?
2. CSVN lo sợ ảnh hưởng
lớn mạnh của lá cờ vàng nên sẵn sàng tiêu diệt cờ vàng bằng
mọi cách, kể cả dùng chiến thuật kamikaze:
CSVN và những người thiên cộng còn có một kế hoạch hiểm độc,
nhưng lộ ra nỗi lo lắng, sợ hãi, và tuyệt vọng. Đó là kế
hoạch kamikaze, được dùng bởi phi công Nhật lao vào hàng không
mẫu hạm Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.
Chiêu này thực hiện thế nào?
Đó là cách để cờ đỏ cùng chết với cờ vàng, như hy sinh những chiếc máy bay nhỏ để làm chìm các chiến hạm.
Với CSVN, sự sống còn của cờ đỏ không quan trọng bằng sức
mạnh đang vùng lên của cờ vàng. Do đó, họ sẵn sàng đồng ý
dẹp cờ đỏ miễn là cờ vàng cũng phải bị dẹp theo, và thay
bằng cờ khác. Không có gì sai với chuyện dùng cờ khác, không
phải cờ đỏ hoặc cờ vàng, để làm quốc kỳ cho Việt Nam. Nhưng
chuyện đó phải được quyết định bởi toàn dân Việt Nam trong một
cuộc trưng cầu dân ý hoặc qua các phương pháp dân chủ tự do.
Chuyện đó không thể được thực hiện bởi cộng sản. Đối với
CSVN, lá cờ không có ý nghĩa. Không đỏ thì xanh, vàng, trắng.
Có sao đâu, miễn là họ vẫn nắm quyền. Nhưng cái lợi to tát cho
việc trao đổi đó là họ tiêu diệt được cái biểu tượng của
NVHN, và làm suy yếu tinh thần đấu tranh cho tự do dân chủ tại
Việt Nam.
Có những người, không hiểu vì ngây thơ chính trị, hoặc kém
hiểu biết, hoặc có ý tưởng suy nhược, hoặc thiên cộng tung ra
ý kiến dọ dẫm, với những lời dụ dỗ hòa giải. Họ nói, "Chắc
chắn cờ đỏ không bao giờ là biểu tượng cho tự do dân chủ, nó sẽ bị đào
thải ngay khi đất nước thành công, nhưng cờ vàng chưa là mẫu số chung
của cả 2 bên, nó còn phải chờ cuộc biểu quyết toàn dân sau này" (Trần
2014), đi theo sau "Câu hỏi? Liệu lá cờ vàng có thể tung bay trở lại
trên mãnh đất VN hình chữ S hay không?... Câu trả lời: Không" (Trần
2014).
Một cách lạ lùng, trong khi quả quyết là cờ đỏ sẽ chết khi
cuộc tranh đấu thành công, và cờ vàng chỉ được tôn trọng bởi
NVHN và bị dị ứng, vì sai lầm, bởi người Việt trong nước, họ
lại không đề ra giải pháp dễ dàng và chính đáng nhất là sửa
lại cái dị ứng sai lầm đó để toàn thể dân Việt, hải ngoại
và trong nước, cùng tôn trọng cờ vàng trong việc đấu tranh cho
tự do dân chủ. Thay vì vậy, họ quả quyết cờ vàng không thể
nào tung bay trên lãnh thổ Việt Nam, và do đó cả cờ vàng và
cờ đỏ đều chết.
Đây có phải là chiến thuật kamikaze hay không?
Lý do chính đáng để sửa chữa dị ứng sai lầm của dân Việt
trong nước về cờ vàng là cái gì sai lầm thì ta nên sửa chữa.
Trong giai đoạn đấu tranh hiện tại, ta lại càng nên thúc đẩy
chuyện đó mạnh hơn bằng cách kêu gọi dân Việt trong nước phát
động phong trào giương cờ vàng trong nước.
3. Tại sao người Việt trong nước nên cổ xúy việc giương lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trong nước?
Mới thoạt nghe, việc người Việt trong nước cổ xúy cho lá cờ
vàng ba sọc đỏ bay trong nước Việt Nam có vẻ là chuyện hoang
đường, nhưng thực ra đó là một hành động khôn ngoan nhất, biểu
lộ tình yêu thương đồng bào và quê hương của người Việt trong
nước, và gửi thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản, Tàu
cộng, và ngay cả Hoa Kỳ, và thế giới về sức mạnh đoàn kết
của dân tộc Việt.
Đương nhiên, CSVN sẽ không chấp nhận chuyện đó. Với các điều
luật rừng rú, họ sẽ bắt bớ, giam cầm những người giương cờ
vàng với lý do mưu đồ lật đổ tà quyền. Tuy nhiên, điều đó
chứng tỏ chính họ mới là người có lòng hận thù. Tôi không có
ý định xúi ḍại người Việt trong nước vác lá cờ vàng ba sọc
đỏ đi nghênh ngang trong thành phố. Có nhiều cách biểu hiện lá
cờ vàng ba sọc đỏ. Thí dụ như thiết kế nghệ thuật biểu
tượng đó trên mũ, áo, quần, xe, nhà, v.v... Người Việt có rất
nhiều sáng kiến. Họ dư sức nghĩ ra cách để người Việt trong
nước bày tỏ sự hỗ trợ cờ vàng mà không bị tà quyền bắt bớ
hoặc làm khó dễ.
CSVN và những người thiên cộng nghĩ rằng người dân Việt Nam
không biết gì về VNCH và lá cờ vàng ba sọc đỏ, hoặc nếu có
biết thì chỉ khinh thường lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ý nghĩ hoặc
lối lý luận này thật ngu xuẩn và hiểm ác cùng cực.
Trước hết, CSVN và những người thiên cộng/ngây thơ cho rằng cờ
vàng có giá trị rất ít tại Việt Nam. Có người còn khẳng
định "như vậy cờ vàng có giá trị bao nhiêu ở trong nước, cao lắm 1% do
những người lớn tuổi còn tồn tại. Phần đông là dị ứng." (Trần 2014).
Con số 1% này không có cơ sở và chỉ là một con số vô nghĩa.
Tuy chưa có một thống kê chính thức cho biết số phần trăm dân
Việt trong nước ủng hộ cờ vàng (CSVN chắc chắn sẽ không dám
tìm hiểu chuyện đó), ta có thể ước đoán con số này vượt quá
con số 1% như sau.
Với khoảng 25 triệu dân sống trong chính thể VNCH vào năm 1975
(Wikipedia 2014a ước lượng 19,582,000 cho miền Nam vào năm 1974;
Wikipedia 2014b ước lượng 49.896.000 cho toàn thể Việt Nam vào năm
1975; và ta biết dân miền Nam đông hơn dân miền Bắc), và ước
lượng khoảng 50% là dân ở tuổi 10-40 tuổi, hoặc 12,5 triệu, là
lứa tuổi sống dưới thời VNCH, và thường trung thành với chính
thể VNCH. Sau 40 năm, ta có thể giảm thiểu số phần trăm này 30%
thêm vì chết, thoát khỏi Việt Nam, hoặc di dân qua các xứ khác.
Với những ước lượng này, lứa tuổi 10-40 ở năm 1975 thành lứa
tuổi 50-80 hiện nay, và tổng cộng khoảng 8,75 triệu, tức khoảng
10% dân số Việt Nam hiện nay.
Con số dân Việt trong nước ủng hộ cờ vàng thực ra còn cao hơn
con số này rất nhiều. Con số 8,75 triệu, hoặc 10% dân số, tiêu
biểu cho dân số cốt lõi trung thành với cờ vàng. (Sẽ có người
nói không phải ai sống dưới cờ vàng cũng trung thành với cờ
vàng, nhưng ta cũng có thể nói không phải ai sống dưới cờ đỏ
cũng trung thành với cờ đỏ, và ta có thể coi hai lực này
triệt tiêu nhau.) Trong cuộc sống gia đình tại Việt Nam, ảnh
hưởng của cha mẹ ông bà rất mạnh, thường là mạnh rất nhiều
hơn ảnh hưởng trường học. Do đó, tuy sau 1975, có nhiều người
hấp thụ nền giáo dục nhồi sọ tuyên truyền của cộng sản, ảnh
hưởng đó bị triệt tiêu hoặc giảm thiểu bởi gia đình của số
8,75 triệu dân trung thành với VNCH. Ta không rõ con số chính xác
của hậu duệ 8,75 triệu người này là bao nhiêu, và trong số
hậu duệ này, bao nhiêu người chịu ảnh hưởng nặng của gia đình
để vẫn còn trung thành với cờ vàng. Tôi chỉ ước lượng một con
số khiêm tốn 1,25 triệu để làm chẵn 10 triệu, tức khoảng 11%
tổng số dân số hiện nay. Đó là tôi không kể số người dân miền
Bắc và miền Nam sinh sau, ghét bỏ chế độ cộng sản.
Mười triệu dân, hoặc 11%, là một lực lượng đáng kể, dư sức lật đổ một chế độ.
Thứ nhì, CSVN và những người thiên cộng/ngây thơ khinh thường dân
Việt Nam trong nước quá độ. Họ cho rằng dân Việt trong nước là
những con cừu non, không biết suy luận hoặc tìm tòi, không biết
dùng sức mạnh của Internet và các phương tiện truyền thông xã
hội để học hỏi và phanh phui những lừa đảo của tà quyền cộng
sản. Đúng, chỉ có một số it người biết dùng Internet vượt
tường lửa và các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng đây là
những tinh túy của đất nước Việt Nam, đây là những lãnh tụ
tương lai của nước Việt Nam tự do dân chủ, đây là những người
có tài năng và lòng can đảm để đứng lên hướng dẫn cuộc nổi
dậy, và họ dư sức cổ võ và huy động một lực lượng đáng kể
để thực hiện mục tiêu họ. Những người này hiểu được tâm địa
ác hiểm của CSVN trong việc tuyên truyền, phỉ báng, nói xấu
VNCH và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Họ thừa biết chỗ đứng của lá
cờ vàng ba sọc đỏ trong lịch sử. Họ thừa biết ý nghĩa phản
bội tổ quốc của cờ đỏ. Họ thừa biết hàng triệu NVHN, tuy có
cuộc sống vật chất thong thả ở các xứ tự do, lúc nào cũng
nghĩ đến họ và tương lai quê hương và miệt mài tranh đấu cho sự
sống còn của dân tộc và quê hương. Cho dù con số 1% là đúng,
con số này tượng trưng một sức mạnh vĩ đại. Thực ra, với dân
số 90 triệu dân, chỉ cần một phần ngàn hoặc một phần vạn
cũng đủ khuynh đảo được chế độ. Trên thực tế, như tôi ước
lượng ở trên, chúng ta có 11%, tức 10 triệu người.
Người dân Việt trong nước hiểu giá trị cờ vàng và họ biết
cộng đồng NVHN gồm có những bộ óc thông minh, làm việc cần
cù, và lòng thương yêu đồng bào quê hương vô bờ. Họ hiểu cộng
đồng NVHN có những đóng góp to tát cho xứ họ cư ngụ, đã khiến
dân trong xứ họ cư ngụ kính nể người Việt Nam và đem lại vinh
quang cho Việt Nam gấp trăm gấp ngàn lần tà quyền cộng sản đang
làm. Cộng đồng đó đã cho ra một Ngô Thanh Hải, một Lương Xuân
Việt, một Janet Nguyễn, một Dương Nguyệt Ánh, và hàng ngàn
người thành công rực rỡ trên mọi lãnh vực khắp nơi trên thế
giới. Lý do gì mà một cộng đồng đầy rẫy những nhân tài như
vậy chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ biểu tượng cho cộng
đồng họ?
CSVN hoặc những người thiên cộng/ ngây thơ còn đưa ra những lý
luận trẻ con, thí dụ như "Thanh niên học sinh, họ lớn lên dưới cờ
đỏ, dị ứng với cờ vàng, không lẽ họ không được yêu nước, mà yêu nước
không có nghĩa là phải chấp nhận cờ vàng, phải chấp nhận VNCH, sao giống
yêu CHXH quá vậy?" (Trần 2014). Tại sao họ không đặt câu hỏi đó
vào năm 1975 khi hàng triệu thanh niên học sinh miền Nam, lớn lên
dưới cờ vàng, dị ứng với cờ đỏ, không lẽ họ không được yêu
nước, mà yêu nước không có nghĩa là phải chấp nhận cờ đỏ, phải chấp
nhận CHXH. Nếu chuyện đó là sai lầm, thì nó sai lầm vào năm
1975 và cả mấy chục năm sau đó. Do đó, cái dị ứng cờ vàng,
cho là có thật, là một dị ứng dựa trên căn bản sai lầm. Vì
vậy, gỉải pháp là sửa đổi cái dị ứng sai lầm đó, chứ không
phải dùng cái sai lầm đó để chỉ trích một sai lầm khác. Quan
trọng hơn, lời cáo buộc đó là lời xuyên tạc, vì NVHN không hề
bắt buộc người dân Việt Nam trong nước phải chấp nhận cờ vàng.
NVHN chỉ vạch ra giá trị lịch sử của cờ vàng, và ý nghĩa
phản trắc của cờ đỏ. NVHN cũng không hề bắt buộc ai phải tôn
trọng cờ vàng. Nhưng cờ vàng là biểu tượng của cộng đồng
NVHN, và do đó nếu ai muốn gia nhập vào cộng đồng NVHN, họ
phải tôn trọng cái biểu tượng đó.
Tuy nhiên, dù NVHN không bắt buộc người Việt trong nước phải tôn
trọng cờ vàng, người Việt trong nước cũng nên tự động có ý
thức tôn trọng cờ vàng ba sọc đỏ. Có nhiều lý do cho việc
này.
Trước hết, bằng cách tôn trọng cờ vàng ba sọc đỏ, người Việt
trong nước biểu lộ tình nghĩa sâu đậm với cộng đồng NVHN. Họ
hiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là tượng trưng vật chất
cho quốc gia VNCH trước năm 1975, cũng như tấm hình bà mẹ trên
bàn thờ không phải tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát
trong quan tài nằm sâu dưới lòng đất. Họ hiểu lá cờ vàng ba
sọc đỏ của NVHN là biểu tượng cho quá khứ huy hoàng, cho bản
sắc đặc thù, và cho tinh thần dân tộc, tự do dân chủ, nhân bản,
trí tuệ thông minh, và lòng thương yêu đồng bào.
Bằng cách tuyên dương cờ vàng ba sọc đỏ, người Việt trong nước
bày tỏ sự tôn trọng ý nghĩa của các biểu tượng đó, và lòng
tri ân của họ cho những nỗ lực vô bờ của cộng đồng NVHN trong
cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Đó là lòng yêu
thương lẫn nhau trong tinh thần "Bầu ơi thương lấy bí cùng" hoặc
"chị ngã em nâng" đã hằn sâu trong tâm khảm dân Việt. Đây là lúc
thuận lợi nhất để người Việt trong nước bày tỏ tinh thần
đoàn kết với NVHN. Họ không nên chờ tới lúc một người Mỹ gốc
Việt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ rồi mới làm. Cái xác suất
để một người Mỹ gốc Việt trở thành người quyền thế nhất trên
thế giới càng ngày càng gia tăng. Thực ra, bằng cách hỗ trợ
cờ vàng ngay ở trong nước, người Việt trong nước còn giúp NVHN
một cách đắc lực trong việc tạo áp lực chính trị trên xứ sở
nơi họ cư ngụ. Đó là vì người dân và các cơ sở chính trị địa
phương và quốc gia đột nhiên ý thức được sức mạnh đoàn kết
của dân Việt và của NVHN. Cộng đồng NVHN sẽ trở nên đoàn kết
hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, bầu cử
tại xứ sở họ cư ngụ.
Thứ nhì, bằng cách cổ xúy cho lá cờ vàng ba sọc đỏ trong
nước, người Việt trong nước gửi một thông điệp hùng mạnh nhất
cho đảng và nhà cầm quyền cộng sản là họ không phải là những con
cừu non, chỉ biết cúi đầu ngoan ngoãn nghe mệnh lệnh của ĐCSVN.
Quan trọng hơn, cái thông điệp đó còn làm run sợ Tàu cộng đang
lăm le xâm chiếm Việt Nam qua mọi hình thức, từ chính trị,
lãnh thổ, tới kinh tế, văn hóa. Không còn gì làm Tàu cộng run
rẩy hơn khi những biểu tượng nền vàng ba sọc đỏ phủ ngập trời
trên khắp đô thị, từ Hà Nội tới Sài Gòn. Hình ảnh đó còn
oai hùng, lộng lẫy, vĩ đại, hoành tráng gấp trăm ngàn lần
hình ảnh hàng ngàn sinh viên học sinh Hồng Kông dương dù biểu
tình trên đường phố. Thế giới sẽ phải nghiêng mình ngả mũ
trước sức mạnh đoàn kết thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam.
Hoa Kỳ sẽ kinh hồn bạt vía khi thấy biểu tượng của đồng minh
mà mình bỏ rơi ngày nào đã trở thành hùng mạnh.
C. Kết Luận:
Lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN không là biểu tượng của quốc
gia VNCH cho tới 1975 vì quốc gia VNCH đã không còn. Thay vì vậy,
lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho ký ức trong
quá khứ, bản sắc trong hiện tại, và tinh thần dân tộc, tự do
dân chủ, trí tuệ, và lòng thương yêu đồng bào cho cuộc đấu
tranh cho tương lai. Những người thuộc thế hệ đầu đã già, qua
đời, hoặc về hưu. Đa số NVHN, kể cả những người thuộc thế hệ
một rưỡi và thứ hai biết rất it về chiến tranh Việt Nam, không
hề có lòng hận thù vì thua trận. NVHN thực sự thiết tha thương
yêu đồng bào trong nước "điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm" như
được diễn tả trong bài "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" của nhạc sĩ Lam Phương.
Người Việt trong nước nên cổ xúy việc giương biểu tượng cờ
vàng trong nước để biểu lộ tinh thần đoàn kết với NVHN và gửi một
thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản, Tàu cộng, và thế
giới về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dân tộc Việt.
Để kết thúc, tôi xin tặng độc giả đoạn thơ sau, trích từ bài
thơ "Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn" (Cao-Đắc 2014b):
Khi cờ vàng tung bay gió thổi
Phất phơ trên thành thị nước non
Ta mỉm cười đón mưa Hà Nội
Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn.
(Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn - Cao-Đắc Tuấn)
CẢM TẠ
Tôi xin có lời cảm tạ bạn daubetangthuong đã có lời khích lệ tôi viết bài này.
_____________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
Aguilar-San Juan, Karin. 2009. Little Saigons: Staying Vietnamese in America. The University of Minnesota Press, Minnesota, U.S.A.
Cao-Đắc, Tuấn. 2014a. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
_______. 2014b. Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn. 26-7-2014.
(truy cập 21-12-2014).
Census. 2010. The Vietnamese Population in the United States: 2010.
(truy cập 19-12-2014).
Council of Europe. 2005. The concept of “nation”. 13-12-2005.
(truy cập 20-12-2014).
Dân Nam. 2012. Những mốc lịch sừ quan trọng khởi từ thập niên 1940. Phần 12: Cờ Nào Mang Đầy Đủ Truyền Thống Quốc Gia Dân Tộc? 5-2012.
(truy cập 20-12-2014).
Đặng Chí Hùng. 2014. Hiệp lực hay chia rẽ. 16-12-2014.
(truy cập 20-12-2014).
_______. 2013. Những sự thật cần phải biết (Phần 8) - Lịch sử lá cờ của dân tộc. Đăng 7-1-2013.
(truy cập 18-12-2014).
Freeman, James M. 1995. Changing Identities: Vietnamese Americans, 1975-1995. Allyn and Bacon, Massachusetts, U.S.A.
quockyvietnam. Không rõ Ngày. Người Việt Quốc Gia tại các thành phố và tiểu bang vận động cho Nghị Quyết Vinh Danh Quốc Kỳ Việt Nam.
(truy cập 20-12-2014).
Saito, Lynne Tsuboi. 2002. Ethnic Identity and Motivation: Socio-cultural Achievement of Vietnamese-American Students. LFB Scholarly Publishing, New York, U.S.A.
Trần Duy Sơn. 2014. Hiệp lực đấu tranh. 16-12-2014.
(truy cập 20-12-2014).
Wikipedia. 2014a. South Vietnam. Thay đổi chót: 17-12-2014.
(truy cập 21-12-2014).
_______. 2014b. Demographics of Vietnam. Thay đổi chót: 14-12-2014.
_______. 2014c. Overseas Vietnamese. Thay đổi chót: 17-11-2014.
en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Vietnamese (truy cập 19-12-2014).
© 2014 Cao-Đắc Tuấn
******************
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Hội ái hữu người Việt miền trung tỵ nạn cộng sản Âu Châu thành kính phân ưu đến anh Trần
Trung Đạo và gia quyến trước sự ra đi của
Cụ Bà Phan Thị Diên
pháp danh Diệu
Hồng
đã qua đời vào ngày 21 tháng 12 năm 2014
tại Hòa Hưng, Sài Gòn
Hưởng thượng thọ 91.
Thành kính nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà sớm được vãng sanh Tịnh Độ.
******************************
Quý bạn đọc thân mến,
Thân chúc tất cả quý vị và gia đình một mùa giáng sinh vui vẻ và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Cũng xin gởi đến quý vị bài mới để nắm được một cách khái quát sinh họat hải ngọai.
Nguyễn Quang Duy
TẠI SAO NGƯỜI VIỆT HẢI NGỌAI CHIA RẼ?
Nguyễn Quang Duy
Chung mục đích mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam, nhưng 40 năm qua các cá nhân, các tổ chức chính trị ở hải ngọai vẫn sinh họat một cách rời rạc thiếu liên kết và người Việt nói chung không mấy quan tâm đến các sinh họat đấu tranh.
Câu hỏi được liên tục đặt ra: Tại sao người Việt hải ngọai lại chia rẽ? Có nhiều lý do, nhưng chính yếu hải ngọai là một môi trường sinh họat tự do và đa nguyên với nhiều cá nhân, nhiều tổ chức hướng đến các giải pháp cho Việt Nam một cách khác biệt.
Khuynh hướng đấu tranh bất bạo động
Sử dụng bất bạo động như một phương tiện để từng bước xói mòn khả năng kiểm soát của nhà cầm quyền Hà Nội. Bốn phương cách chính của đấu tranh bất bạo động bao gồm:
· Thứ nhất, sử dụng các phương tiện truyền thông mang thông tin đến với người dân;
· Vận động tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, thực hiện quyền con người;
· Tiến đến việc xây dựng các nhóm sinh họat dân chủ, xây dựng thế liên kết, phân công và phối hợp hành động; và
· Cuối cùng là vận động người dân tạo sức ép lên chế độ buộc họ phải chấp nhận thay đổi hoặc sẽ bị đào thải để thay bằng một chính phủ dân chủ do chính người dân bầu lên.
Bước chuyển biến quan trọng nhất là năm 1996, Khối 8406 đã chuyển Phong Trào Dân Chủ từ đấu tranh bí mật sang thế đấu tranh công khai.
Cùng lúc một Phong Trào Yêu Nước bảo vệ biên giới biển đảo công khai họat động. Cao điểm là giữa năm 2011 đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác.
Từ đó hình thành một số các Tổ Chức Dân Sự như hiện nay.
Mặc dù số người công khai đấu tranh đã và đang gia tăng nhưng để có thực lực nhằm chuyển đổi thể chế độ cộng sản sang dân chủ rõ ràng phải cần nhiều năm nữa.
Cần thời gian nên nếu tính đến cái giá mà người dân và người đấu tranh trong nước đang tiếp tục phải gánh chịu, cái giá của đất nước đang càng ngày càng lụn bại và cái giá của ảnh hưởng của ngoại bang càng ngày càng gia tăng.
Thì đấu tranh bất bạo động không chắc là giải pháp ít thiệt hại nhất cho đất nước.
Lại nữa, bất bạo động không chắc đã khả thi tại Việt Nam vì nó cần một số điều kiện mà Việt Nam sau nhiều năm vẫn chưa có.
Điều kiện đòi hỏi nhất là các tổ chức chính trị phải ra mặt công khai đấu tranh thay vì vẫn họat động trong vòng bí mật. Có họat động công khai các tổ chức chính trị mới có dân và dân là yếu tố quyết định sự chuyển đổi thể chế.
Bài học từ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong cho thấy cộng sản không bao giờ nhượng bộ, ngay cả khi có hằng trăm ngàn người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động.
Khuynh hướng cách mạng
Những người tin vào giải pháp này cũng sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến mang thông tin đến cho đại chúng, xây dựng cơ sở quốc nội, sách động người dân, nhất là thanh thiếu niên, đứng lên để lật đổ cộng sản.
Vì chủ trương cách mạng các tổ chức theo khuynh hướng này vẫn tiếp tục họat động bí mật tại quốc nội, nên khó có thể đánh giá một cách khách quan.
Khuynh hướng thay đổi từ bên trong và bên trên đảng Cộng sản.
Nhiều người, bao gồm những người ngọai quốc quan tâm đến tình hình Việt Nam, tin vào những thay đổi từ bên trong đảng Cộng sản.
Họ cổ vũ hay ngầm ngấm ủng hộ những thay đổi nhỏ, làm tiền đề căn bản cho những thay đổi xa hơn và lớn hơn. Nhưng đến nay vẫn chưa có được những chuyển đổi rõ rệt.
Khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ
Xuất phát từ thực tế chính trị Việt Nam và tin vào sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ nhiều người đứng ra vận động thành lập chính phủ lưu vong.
Việc làm của họ hòan tòan phù hợp với luật pháp của Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế Hoa Kỳ luôn đặt quyền lợi của Hoa Kỳ với Cộng sản Việt Nam cao hơn, nên chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức công nhận hay ủng hộ các nỗ lực nói trên.
Khuynh hướng bảo vệ xây dựng hải ngọai và yểm trợ quốc nội
Đây có lẽ là khuynh hướng được nhiều người hải ngọai ủng hộ nhất. Những người theo khuynh hướng này thường gắn bó với các sinh họat cộng đồng, vừa bảo vệ, vừa xây dựng cộng đồng, vừa dựa vào sức mạnh cộng đồng vận động yểm trợ quốc nội và quốc tế vận.
Cộng Đồng
Ở hầu hết các địa phương Cộng đồng là tiếng nói chung hay tiếng nói của đa số người Việt. Tại Úc, Cộng đồng Liên Bang là một cơ cấu điều hợp các Cộng đồng Tiểu Bang mang tiếng nói chung đến chính giới Úc.
Được biết hiện Luật sư Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu đang ở Hoa Kỳ vận động liên kết giữa các Cộng Đồng Bắc Mỹ và Úc châu để có thể có một tiếng nói chung cho người Việt hải ngọai.
Điều cần nêu ra là các Ban Chấp Hành Cộng Đồng thường thay đổi theo nhiệm kỳ và có nhiều công việc khác ưu tiên hơn. Vai trò của Cộng Đồng cũng khác với vai trò của các tổ chức đấu tranh. Bởi thế các việc vận động nhân quyền hay vận động yểm trợ quốc nội thường do các tổ chức đảm trách.
Quốc Tế Vận
Một trong những nỗ lực chính yếu của người Việt hải ngọai là cất tiếng nói cho chính họ hay mang tiếng nói của những người quốc nội đến chính giới và dân chúng địa phương.
Từ những khuynh hướng khác nhau phát sinh nhiều sinh họat quốc tế vận khác nhau:
· Để mọi người biết đến hay để vận động địa phương chính thức công nhận lá cờ, nhiều người sử dụng lá cờ vàng trong mọi sinh họat tại địa phương;
· Vận động địa phương để cấm các sinh họat của nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương;
· Quảng bá những sự thật như nỗ lực “Hành trình đến Tự do” của Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải tại Canada;
· Các cuộc biểu tình tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam;
· Sử dụng các phương tiện báo chí, truyền thông hay qua những trao đổi cá nhân, cũng đóng góp vận động người ngọai quốc hỗ trợ cho một Việt Nam tự do.
Việc vận động nhân quyền cũng đã được liên tục thực hiện, nhưng cũng có nhiều phương cách và mục đích vận động khác nhau:
· Chỉ tập trung vận động cho thành viên trong tổ chức hay một số Tù nhân Lương Tâm;
· Tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền để các tổ chức quốc tế hay chính giới ngọai quốc nắm được tình hình chung;
· Ảnh hưởng đến chính sách các quốc gia sở tại. Như các cuộc điều trần, các nỗ lực gắn liền nhân quyền với viện trợ nhân đạo hay ra những đạo luật buộc cộng sản phải cải thiện nhân quyền mới được gia nhập TPP;
· Cả ba mục đích trên được phối hợp một cách nhịp nhàng.
Quốc tế vận càng ngày càng trở nên quan trọng và hải ngọai có thể dùng sức mạnh của lá phiếu để thực hiện một số công việc nhất định. Nhưng mang lại tự do dân chủ vẫn phải được quyết định từ những họat động quốc nội.
Khách quan nhận xét khi thực hiện các công tác quốc tế vận các cá nhân hay các tổ chức hải ngọai thường tương nhượng hay liên kết làm việc.
Gần đây một số các sinh họat quốc tế vận cũng đã được các anh chị quốc nội đứng ra đảm trách. Đây là một bước tiến quan trọng của Phong trào dân chủ Việt Nam.
Nguyên nhân gây ra chia rẽ
Tình hình Việt Nam và tình hình thế giới khó cho chúng ta thấy trước chuyện gì sẽ xảy ra và xảy ra ở lúc nào. Vì thế không thể mang lý thuyết ra để tranh luận đúng sai.
Trong sinh họat các tổ chức có quy mô nhỏ thường sinh họat cần sự đồng thuận hơn, ngược lại các tổ chức có quy mô lớn thường có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới.
Đó là chưa kể đến những người không sinh họat với bất cứ tổ chức nào, nhưng cũng quan tâm đến tình hình Việt Nam và muốn đóng góp thay đổi thời cuộc theo suy nghĩ của cá nhân.
Thực trạng nêu trên tạo các va chạm từ khuynh hướng đến phương cách thực hiện công việc. Điều đáng tiếc một số người thay vì hướng đến mục đích chung lại mở mặt trận “ai thắng ai” ngay tại hải ngọai, đấu tranh với những người theo khuynh hướng khác.
Ở một mức độ sự cạnh tranh và việc tranh luận là điều cần thiết, nhưng khi đã vượt quá làn ranh và thiếu người hòa giải, lại tạo ra bất hòa không thể giải quyết.
Nhưng im lặng, thiếu giải thích và thiếu thực tế chứng minh cũng không phải là một giải pháp khôn ngoan.
Đương nhiên, nhà cầm quyền cộng sản cũng không thể để các cộng đồng hay tổ chức sinh họat một cách bất lợi cho họ.
Về mặt chìm khó có thể biết được chính xác sự can thiệp, nhưng về mặt nổi như văn nghệ, dạy tiếng Việt, truyền thông sách báo tuyên truyền... thì Nghị quyết 36 là một bằng chứng đảng Cộng sản đã trực tiếp tài trợ (bao cấp) cho một số các sinh họat nói trên.
Điều đáng tiếc có người đã lợi dụng lý do để gán cho người khác là Việt cộng hay Việt gian gây thêm nghi ngờ và chia rẽ trong các sinh họat hải ngọai.
Nhiều người đâm ra chán nản và số người sinh họat chính trị hay sinh họat cộng đồng vốn đã ít nay lại ít hơn.
Người dân hải ngọai xuất phát từ nhiều thành phần khác nhau và vốn đã e dè với các sinh họat. Nay không thấy kết quả cụ thể, chỉ thấy những mặt trái của sinh họat, nên càng trở nên e dè với các sinh họat đấu tranh.
Liên kết trong ngòai
Ở hải ngọai làm việc với nhau đã khó việc liên kết với trong nước lại càng khó hơn. Khách quan nhìn nhận, mặc dù mới phát triển các sinh họat quốc nội đã làm được một số điều mà chính các tổ chức hải ngọai cần học hỏi:
· các nhóm đã liên kết làm việc chung;
· một số nhóm đã sử dụng Facebook như một phương tiện công khai tài chánh;
· Trong buổi họp cuối năm 2014 tại Dòng Chúa Cứu Thế đại diện các tổ chức Dân Sự đã trình bày các ưu khuyết điểm của họ trong năm 2014 và định hình hoạt động cho năm 2015.
Những việc làm như vậy sẽ giúp các thành viên hiểu rõ được thực lực và định rõ được hướng đi, cũng như giúp các tổ chức xây dựng uy tín. Sự thực và minh bạch sẽ giúp xây dựng các giá trị lâu dài.
Kết
Mặc dầu 40 năm nhà cầm quyền cộng sản đã đưa ra nhiều sách lược nhằm kiểm sóat, cộng đồng hải ngọai vẫn là một cộng đồng tự do. Nhưng nỗ lực yểm trợ người dân trong nước đấu tranh mang lại tự do cho Việt Nam thì vẫn còn bị giới hạn rất nhiều.
Cuối năm cũng là lúc để mỗi người chúng ta, mỗi tổ chức tự xét xem làm thế nào để giảm bớt chia rẽ trong sinh họat chính trị hải ngọai, gầy dựng lại niềm tin của người dân và gắn bó hơn với cuộc đấu tranh chung.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/12/2014
******************
Bài thơ của Chiến sĩ Võ Đại Tôn viết tặng Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tổ chức tại Bá Linh, Đức Quốc, ngày 13.12.2014 , do chị Nhất Hiền diễn ngâm trong đêm Văn Nghệ .
TIẾNG HÁT NHÂN QUYỀN.
Từ bức tường BÁ LINH sụp đổ
Hoa Hợp Đoàn Tổ Quốc bừng lên.
Lẽ Sống Con Người, dù những kẻ không tên
Cũng tận hưởng một mùa Xuân Nhân Vị.
Xã hội Công Bằng, Tình Thương, Đạo Lý
Tái xây đời trong nhịp sống thăng hoa.
Còn chúng ta - từ mấy chục năm qua
Nhìn đất nước cội nguồn đầy tang tóc.
Đời lưu vong từng đêm đau tiếng khóc
Bừng cơn mê, thảng thốt gọi quê nhà.
Bao cảnh đời trong bóng tối xót xa
Thua súc vật, giữa vòng vây bạo lực.
Chế độ lên ngôi, Nhân Quyền đáy vực,
Kiếp con người nô lệ mãi lầm than.
Đàn em thơ bên đống rác hoang tàn
Tay cào xới tìm thức ăn, nghẹn khóc.
Thế hệ mầm non bỗng thành vô học
Bán hình hài cho bao kẻ mua vui.
Tuổi già nua bên liếp cửa ngậm ngùi
Mờ đôi mắt, chết mòn trong nhục nhã.
Từng mảnh đất từ bao đời gia phả
Cũng không còn, đảng cướp để chia nhau.
Dân oan khiếu kiện, lời than khóc thảm sầu
Tai đảng điếc, dùng côn đồ bóp nghẹt.
Cả Dân Tộc chỉ còn nghe tiếng thét
“Đảng quang vinh” – toàn gian dối ngập trời.
Chỉ còn đây một lối thoát cho đời
Là ngục tối, Con Người không được sống !
Nhưng đảng lầm ! – Lòng Dân là biển động
Nổi cuồng phong chôn lấp hết bạo tàn.
Chế độ phi nhân rổi cũng sẽ tan hoang
Cây Tổ Quốc sẽ hồi sinh trường cửu.
Dù hôm nay đảng nồng say men rượu
Sống nghênh ngang trên châu báu bạc tiền.
Toàn ‘đại gia” dù đất nước ngửa nghiêng
Không cần biết, chỉ cần vui hưởng thụ.
Địa đạo ngoi lên một bầy lang thú
Làm ô danh lịch sử mấy nghìn năm.
Quỳ lạy hiến dâng, đón rước ngoại xâm,
Miễn sao đảng được lâu dài thống trị.
Nhưng sẽ có ngày Toàn Dân quyết chí
Từ tuổi già đến thế hệ măng non
Cuốc xẻng cầm tay đòi lẽ sống còn
Trang sử mới đầy vàng son Nhân Bản.
Máu tim chúng ta đúc thành tạc đạn
Bắn thủng bạo quyền phi nghĩa phi nhân.
Xin nguyện đồng hành cùng với Toàn Dân
Chung góp sức, góp lòng, luôn vững chí.
Tiếp nối Lên Đường, đòi lại đời Nhân Vị
Lẽ Sống Con Người, cùng thế giới an sinh.
Trời Việt Nam được hưởng nắng thanh bình
Trong Tự Do, Công Bằng và Dân Chủ.
Chúng ta sẽ về quỳ hôn Quê cũ
Sống làm Người trên mảnh đất Rồng Tiên
Cùng núi sống cao tiếng hát Nhân Quyền !
VĐT (HPL)
±±±±±±±±±±±±±±±±±±
Berlin – Quốc Tế Nhân Quyền
-13.12.2014
Những
cơn mưa trút xuống như thác đổ trên đoạn đường đến Berlin, hai cánh quạt nước
không đủ để quét hết những giọt nước ứ đọng trên kiến xe. Chẳng lẻ trời đất
không thuận lòng người. Chúng Tôi đến Berlin vì ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đến để
cùng góp tiếng nói cùng những đồng hương tha thiết với Quê Hương. Hôm nay nếu
Berlin cũng được nhận những cơn mưa tầm tả như đoạn đường Chúng Tôi đang đi,
thì quả thật Trời phụ lòng người.
Nhưng
không, Chúng Tôi đã thấy màu xanh của bầu trời, những đám mây đen cũng đã từ từ
tan dần ở phía chân trời. Cách khoảng 100 cây số, đoạn đường đến Berlin , đường
khô ráo và trở lại với nhiệc độ 06 độ C, trời không mưa như tin khí tượng đã
thông báo.
Đoàn
của Chúng Tôi, tất cả 07 người, một tài xế, một cháu gái và năm phụ nữ. Đường
xa mưa gió, có chút trở ngại cho hành
trình, nhưng may mắn Chúng Tôi đã đến đúng giờ, 13:15h đã có mặt tại Lảnh Sự
Quán Việt cộng, địa điểm tổ chức. Giờ khai mạc buổi lễ Quốc Tế Nhân Quyền vào
đúng 13:30h do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức
phối hợp cùng Hội Ái Hữu Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Âu Châu, Hội Trưởng Ông
Nguyễn Minh Chính và Phong Trào Giáo Dân
Hãi Ngoại, Cơ Sở Tống Viết Bường Đức Quốc, Ông Lê Văn Yên - tổ chức.
Sau
phần nghi lễ, chào cờ, phút mặc niệm, Bác Sĩ Hoàng Mỹ Lâm Chủ Tịch Liên Hội đọc
diễn văn khai mạc buổi lễ và tiếp theo là lời phát biểu của một số Hội Đoàn
cùng thân hào nhân sĩ hiện diện qua người điều hành chương trình Ông Trịnh Đỗ
Tôn Vinh, Phó Chủ Tịch đặc trách Ngoại Vụ.
Sự
hiện diện trong buổi lễ này có mặt hầu hết các Hội Đoàn người Việt ty nạn cộng
sản tại Đức Quốc – Ông Nguyễn Hữu Dỏng, Trung Tâm trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập
Thể Chiến Sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Âu Châu –Ông Lê Hồng Đức, đại diện Tập
Thể Chiến Sỹ Việt Nam Cộng Hòa tại Đức Quốc- Ông Trần Văn Các đại diện Hội Người
Việt Bremen- Ông Lê Quang Thành cùng Ban Chấp Hành Hội NVTNcộng sản München-
Ông Liêu Tuấn Tú cùng Ban Chấp Hành Hội NVTN cộng sản Köln- Ban Chấp Hành Hội
NVTN cộng sản Mönchenglagbach,Ông Nguyễn Văn Rị - Hội Cao Niên Frankfurt Bà Phạm
Thị Nga- Ban Chấp Hành Hội Phụ Nữ Văn Hóa Frankfurt Cô Thiên Nga đại diện- Cô
Thái Kim Oanh cùng Phu Quân đại diện Hội NVTN cộng sản Frank furt- Đại diện Cộng
Đồng NVTN cộng sản Odenwald - Ông Trần Văn Minh đại diện đảng Việt Tân. Ngoài
ra còn có sự hiện diện của một số Thân Hào Nhân Sĩ - Ông Nguyễn Đình Tâm,
Berlin, cựu Sỹ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – Ông Nguyễn Duy Sâm,Oberhausen,
cựu Sỹ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Bà Lê Nhất Hiền , Frankfurt- Ông Bà
Nguyễn Văn Mến , Manheim – Một số Anh Chị Em Hội Danke Deutschland tại Berlin và đặc biệt có sự tham dự của bốn Vị đến từ Mỹ
Quốc – Nhà Văn Việt Nữ - Bà Mai Anh –Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng và Giáo Sư Nguyễn Đức Cung đại diện Đảng Đại
Việt Cách Mạng Đảng .
Vì
chương trình tiếp tục còn dài, nên khoảng 16:00h đoàn người biểu tình đã có mặt
tại Brandenburg Tor để tiếp tục phần hai của chương trình.
Brandenburger
Tor có chiều dài lịch sử hơn 200 năm, được König Friedrich Wilheim 2 xây cất, từ
năm 1788 đến 1791 hoàn thành. Brandenburger Tor là một trong những kỳ quan của
thế giới. Năm 1989 toàn bộ khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, Brandenburger Tor lại
càng có tiếng tăm hơn và bây giờ đã trở thành biểu tượng của sự Thống Nhất nước
Đức. Brandenburger Tor có một lịch sử đầy vinh quang nên đây cũng là một trung
tâm du lịch. Những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và đoàn người biểu tình đã nổi bật giửa
rừng người thăm quan, dân bản xứ có, dân du lịch từ xa đến có,những giòng người
nối đuôi nhau chung quanh đoàn người biểu tình, trên một ngàn tờ truyền đơn không
đủ để phát tán.Trời càng về tối, tiết trời càng lạnh hơn, nhưng không làm đóng
băng được tinh thần tranh đấu cho một Việt Nam ´´không cộng sản´´ của những người
Việt Tỵ Nạn cộng sản. Buổi biểu tình đã chấm dứt vào lúc 17 :00h.
Vợ
chồng Cựu Quân Nhân Nguyễn Ngôn Toàn thuộc Sư Đoàn 25 BB tỵ nạn tại Berlin đã ủng
hộ một buổi cơm tối cho Đoàn người Biểu tình, buổi ăn tối này không bán, mà chỉ
kêu gọi sự ủng hộ của Đồng Hương. Sau gần 40 năm, tình huynh đệ chi binh vẫn thắm
thiết, vợ chồng Anh Toàn tự nguyện dành buổi cơm tối này cho những huynh đệ bất
hạnh sau cuộc chiến xâm lược của cộng sản Quốc Tế và đã đưa dân tộc vào đường
cùng của cuộc sống. Người Thương Binh Việt Nam, nhìn về Quê Hương, những tấm
thân tàn phế vì ´´Bảo Quốc An Dân´´ mà phải lê lết tấm thân khắp mọi nẻo đường để mong được sự bố thí của
những tấm lòng không nhiễm vi khuẩn cộng sản. Xin chân thành cám ơn vợ chồng
Anh Toàn, cám ơn tấm lòng của Qúy Vị đã còn nghĩ đến những Huynh Đệ ngủ giao
thông hào.
Để
bắt đầu cho buổi Hội Thảo và đêm không ngủ, Ông Trịnh Đổ Tôn Vinh, người điều
hành chương trình giới thiệu Quan Khách tham dự , ngoài những Hội Đoàn nói trên
còn có sự tham dự của chính khách người Đức. Luật Sư Florian Kresse và Bà Anita
Goßler cùng phu quân – Đại diện Liên Minh các Hiệp Hội Nạn Nhân của chuyên
chính cộng sản ( UOKG : Union der Opferverbände Kommunistischer
Gewaltherrschaft )- Đặc trách khu vực Thủ Đô Berlin.
Sau
nghi lễ chào cờ Đức và Việt là lễ cầu nguyện của Liên Tôn, Đại diện Phật Tử, Đạo
Hữu Nguyễn Đình Tâm, Berlin- Đạo Hữu Phạm Công Hoàng, Hannover- Đạo Hữu Thiện
Lai Lê Trung Ưng, Odenwald đã cầu nguyên theo nghi thức Phật Giáo. Kế đến là lời
cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý, Hội trường vang dây tiếng Kinh Hòa Bình và
sau đó hơn một trăm ngọn nến được đốt sáng lên, mỗi người một ngọn nến, những
ngọn nến sẽ thắp sáng lên giải giang sơn gấm vóc của Tổ Quốc.
Với
giọng ca truyền cãm của Ca Sỹ Thy Kim đến từ Mönchengladbach, từng ngọn nến được
dâng cao và cùng trầm mình trong ´´Đêm Nguyện Cầu ´´, những giọt nước mắt lưng
tròng, những giọt nước mắt cho Quê Hương, ´´Thượng Đế hởi có thấu cho Việt Nam
này…´´Thượng đế ở đâu, ở trong tim mọi người con dân Việt Nam hay Thượng Đế ở
trên chín tầng mây, đã gần ngót bốn mươi năm đất nước đã không còn ´´đại bác
đêm đêm vọng về..´´mà sao vẫn ´´ nghe hồn khóc đến rướm máu…´´ và ´´ Việt Nam
yêu dấu ơi ! bao giờ thanh bình ? ´´.
Đất
nước đã thanh bình, không còn tiếng súng từ rừng núi xa xa vọng về, nhưng oái
ăm thay, người dân phải quằn quại trong cái thanh bình của cộng sản.Trong thời
chiến người dân còn được an cư lập nghiệp, con em vô tư nô đùa tung tăng trước
sân trường, ´´các Em đừng lo, hảy cứ mơ mộng với tuổi mộng mơ của mình, chiến
trường đã có các Anh đây ! Người Chiến Sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - người
trai thời chiến, Tồ Quốc hưng vong, thất phu hữu trách´´.Đất nước đã thật sự thanh
bình, tại sao không vun đắp tinh thần yêu nước, tại sao không xây dựng nền tảng
đạo đức, mà lại xây dựng nhiều nhà tù ?Người dân chứ không phải con trâu, con
bò mà dùng loại cô hồn, các đẳng , loại du côn đầu đường xó chợ để thống trị
người dân !
Hảy
trả lại quyền làm người cho hơn chín chục triệu dân, nếu ngoan cố thì một ngày
không xa người dân cũng sẽ nắm đầu kéo xuống. Nhân dân đưa lên được, thì cũng sẽ
kéo xuống được. Đó là định luật.
Sau
lễ cầu nguyện của Liên Tôn là phần hội thảo, do hai vị diễn giả đến từ Mỹ Quốc:
Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng và Giáo Sư Nguyễn Đức Cung.
Chương
trình Văn Nghệ với nhiều giọng ca trẻ rất hay và xuất sắc đã kết thúc chương
trình ngày đấu tranh Nhân Quyền cho Việt Nam; một đất nước của đỉnh cao trí tuệ
xài luật rừng.
´´
Rưng rưng Tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu…´´
15.12.2014
Lê
Trung Ưng- Odenwald – Đức Quốc
Xem
toàn bộ hình ảnh.
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Hội ái hữu người Việt miền trung tỵ nạn cộng sản Âu Châu thành kính phân ưu đến anh Trần Trung Đạo và gia quyến trước sự ra đi của
Cụ Bà Phan Thị Diên
pháp danh Diệu
Hồng
đã qua đời vào ngày 21 tháng 12 năm 2014
tại Hòa Hưng, Sài Gòn
Hưởng thượng thọ 91.
Thành kính nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà sớm được vãng sanh Tịnh Độ.
******************************
Quý bạn đọc thân mến,
Thân chúc tất cả quý vị và gia đình một mùa giáng sinh vui vẻ và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Cũng xin gởi đến quý vị bài mới để nắm được một cách khái quát sinh họat hải ngọai.
Nguyễn Quang Duy
TẠI SAO NGƯỜI VIỆT HẢI NGỌAI CHIA RẼ?
Nguyễn Quang Duy
Chung mục đích mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam, nhưng 40 năm qua các cá nhân, các tổ chức chính trị ở hải ngọai vẫn sinh họat một cách rời rạc thiếu liên kết và người Việt nói chung không mấy quan tâm đến các sinh họat đấu tranh.
Câu hỏi được liên tục đặt ra: Tại sao người Việt hải ngọai lại chia rẽ? Có nhiều lý do, nhưng chính yếu hải ngọai là một môi trường sinh họat tự do và đa nguyên với nhiều cá nhân, nhiều tổ chức hướng đến các giải pháp cho Việt Nam một cách khác biệt.
Khuynh hướng đấu tranh bất bạo động
Sử dụng bất bạo động như một phương tiện để từng bước xói mòn khả năng kiểm soát của nhà cầm quyền Hà Nội. Bốn phương cách chính của đấu tranh bất bạo động bao gồm:
· Thứ nhất, sử dụng các phương tiện truyền thông mang thông tin đến với người dân;
· Vận động tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, thực hiện quyền con người;
· Tiến đến việc xây dựng các nhóm sinh họat dân chủ, xây dựng thế liên kết, phân công và phối hợp hành động; và
· Cuối cùng là vận động người dân tạo sức ép lên chế độ buộc họ phải chấp nhận thay đổi hoặc sẽ bị đào thải để thay bằng một chính phủ dân chủ do chính người dân bầu lên.
Bước chuyển biến quan trọng nhất là năm 1996, Khối 8406 đã chuyển Phong Trào Dân Chủ từ đấu tranh bí mật sang thế đấu tranh công khai.
Cùng lúc một Phong Trào Yêu Nước bảo vệ biên giới biển đảo công khai họat động. Cao điểm là giữa năm 2011 đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác.
Từ đó hình thành một số các Tổ Chức Dân Sự như hiện nay.
Mặc dù số người công khai đấu tranh đã và đang gia tăng nhưng để có thực lực nhằm chuyển đổi thể chế độ cộng sản sang dân chủ rõ ràng phải cần nhiều năm nữa.
Cần thời gian nên nếu tính đến cái giá mà người dân và người đấu tranh trong nước đang tiếp tục phải gánh chịu, cái giá của đất nước đang càng ngày càng lụn bại và cái giá của ảnh hưởng của ngoại bang càng ngày càng gia tăng.
Thì đấu tranh bất bạo động không chắc là giải pháp ít thiệt hại nhất cho đất nước.
Lại nữa, bất bạo động không chắc đã khả thi tại Việt Nam vì nó cần một số điều kiện mà Việt Nam sau nhiều năm vẫn chưa có.
Điều kiện đòi hỏi nhất là các tổ chức chính trị phải ra mặt công khai đấu tranh thay vì vẫn họat động trong vòng bí mật. Có họat động công khai các tổ chức chính trị mới có dân và dân là yếu tố quyết định sự chuyển đổi thể chế.
Bài học từ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong cho thấy cộng sản không bao giờ nhượng bộ, ngay cả khi có hằng trăm ngàn người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động.
Khuynh hướng cách mạng
Những người tin vào giải pháp này cũng sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến mang thông tin đến cho đại chúng, xây dựng cơ sở quốc nội, sách động người dân, nhất là thanh thiếu niên, đứng lên để lật đổ cộng sản.
Vì chủ trương cách mạng các tổ chức theo khuynh hướng này vẫn tiếp tục họat động bí mật tại quốc nội, nên khó có thể đánh giá một cách khách quan.
Khuynh hướng thay đổi từ bên trong và bên trên đảng Cộng sản.
Nhiều người, bao gồm những người ngọai quốc quan tâm đến tình hình Việt Nam, tin vào những thay đổi từ bên trong đảng Cộng sản.
Họ cổ vũ hay ngầm ngấm ủng hộ những thay đổi nhỏ, làm tiền đề căn bản cho những thay đổi xa hơn và lớn hơn. Nhưng đến nay vẫn chưa có được những chuyển đổi rõ rệt.
Khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ
Xuất phát từ thực tế chính trị Việt Nam và tin vào sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ nhiều người đứng ra vận động thành lập chính phủ lưu vong.
Việc làm của họ hòan tòan phù hợp với luật pháp của Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế Hoa Kỳ luôn đặt quyền lợi của Hoa Kỳ với Cộng sản Việt Nam cao hơn, nên chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức công nhận hay ủng hộ các nỗ lực nói trên.
Khuynh hướng bảo vệ xây dựng hải ngọai và yểm trợ quốc nội
Đây có lẽ là khuynh hướng được nhiều người hải ngọai ủng hộ nhất. Những người theo khuynh hướng này thường gắn bó với các sinh họat cộng đồng, vừa bảo vệ, vừa xây dựng cộng đồng, vừa dựa vào sức mạnh cộng đồng vận động yểm trợ quốc nội và quốc tế vận.
Cộng Đồng
Ở hầu hết các địa phương Cộng đồng là tiếng nói chung hay tiếng nói của đa số người Việt. Tại Úc, Cộng đồng Liên Bang là một cơ cấu điều hợp các Cộng đồng Tiểu Bang mang tiếng nói chung đến chính giới Úc.
Được biết hiện Luật sư Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu đang ở Hoa Kỳ vận động liên kết giữa các Cộng Đồng Bắc Mỹ và Úc châu để có thể có một tiếng nói chung cho người Việt hải ngọai.
Điều cần nêu ra là các Ban Chấp Hành Cộng Đồng thường thay đổi theo nhiệm kỳ và có nhiều công việc khác ưu tiên hơn. Vai trò của Cộng Đồng cũng khác với vai trò của các tổ chức đấu tranh. Bởi thế các việc vận động nhân quyền hay vận động yểm trợ quốc nội thường do các tổ chức đảm trách.
Quốc Tế Vận
Một trong những nỗ lực chính yếu của người Việt hải ngọai là cất tiếng nói cho chính họ hay mang tiếng nói của những người quốc nội đến chính giới và dân chúng địa phương.
Từ những khuynh hướng khác nhau phát sinh nhiều sinh họat quốc tế vận khác nhau:
· Để mọi người biết đến hay để vận động địa phương chính thức công nhận lá cờ, nhiều người sử dụng lá cờ vàng trong mọi sinh họat tại địa phương;
· Vận động địa phương để cấm các sinh họat của nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương;
· Quảng bá những sự thật như nỗ lực “Hành trình đến Tự do” của Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải tại Canada;
· Các cuộc biểu tình tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam;
· Sử dụng các phương tiện báo chí, truyền thông hay qua những trao đổi cá nhân, cũng đóng góp vận động người ngọai quốc hỗ trợ cho một Việt Nam tự do.
Việc vận động nhân quyền cũng đã được liên tục thực hiện, nhưng cũng có nhiều phương cách và mục đích vận động khác nhau:
· Chỉ tập trung vận động cho thành viên trong tổ chức hay một số Tù nhân Lương Tâm;
· Tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền để các tổ chức quốc tế hay chính giới ngọai quốc nắm được tình hình chung;
· Ảnh hưởng đến chính sách các quốc gia sở tại. Như các cuộc điều trần, các nỗ lực gắn liền nhân quyền với viện trợ nhân đạo hay ra những đạo luật buộc cộng sản phải cải thiện nhân quyền mới được gia nhập TPP;
· Cả ba mục đích trên được phối hợp một cách nhịp nhàng.
Quốc tế vận càng ngày càng trở nên quan trọng và hải ngọai có thể dùng sức mạnh của lá phiếu để thực hiện một số công việc nhất định. Nhưng mang lại tự do dân chủ vẫn phải được quyết định từ những họat động quốc nội.
Khách quan nhận xét khi thực hiện các công tác quốc tế vận các cá nhân hay các tổ chức hải ngọai thường tương nhượng hay liên kết làm việc.
Gần đây một số các sinh họat quốc tế vận cũng đã được các anh chị quốc nội đứng ra đảm trách. Đây là một bước tiến quan trọng của Phong trào dân chủ Việt Nam.
Nguyên nhân gây ra chia rẽ
Tình hình Việt Nam và tình hình thế giới khó cho chúng ta thấy trước chuyện gì sẽ xảy ra và xảy ra ở lúc nào. Vì thế không thể mang lý thuyết ra để tranh luận đúng sai.
Trong sinh họat các tổ chức có quy mô nhỏ thường sinh họat cần sự đồng thuận hơn, ngược lại các tổ chức có quy mô lớn thường có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới.
Đó là chưa kể đến những người không sinh họat với bất cứ tổ chức nào, nhưng cũng quan tâm đến tình hình Việt Nam và muốn đóng góp thay đổi thời cuộc theo suy nghĩ của cá nhân.
Thực trạng nêu trên tạo các va chạm từ khuynh hướng đến phương cách thực hiện công việc. Điều đáng tiếc một số người thay vì hướng đến mục đích chung lại mở mặt trận “ai thắng ai” ngay tại hải ngọai, đấu tranh với những người theo khuynh hướng khác.
Ở một mức độ sự cạnh tranh và việc tranh luận là điều cần thiết, nhưng khi đã vượt quá làn ranh và thiếu người hòa giải, lại tạo ra bất hòa không thể giải quyết.
Nhưng im lặng, thiếu giải thích và thiếu thực tế chứng minh cũng không phải là một giải pháp khôn ngoan.
Đương nhiên, nhà cầm quyền cộng sản cũng không thể để các cộng đồng hay tổ chức sinh họat một cách bất lợi cho họ.
Về mặt chìm khó có thể biết được chính xác sự can thiệp, nhưng về mặt nổi như văn nghệ, dạy tiếng Việt, truyền thông sách báo tuyên truyền... thì Nghị quyết 36 là một bằng chứng đảng Cộng sản đã trực tiếp tài trợ (bao cấp) cho một số các sinh họat nói trên.
Điều đáng tiếc có người đã lợi dụng lý do để gán cho người khác là Việt cộng hay Việt gian gây thêm nghi ngờ và chia rẽ trong các sinh họat hải ngọai.
Nhiều người đâm ra chán nản và số người sinh họat chính trị hay sinh họat cộng đồng vốn đã ít nay lại ít hơn.
Người dân hải ngọai xuất phát từ nhiều thành phần khác nhau và vốn đã e dè với các sinh họat. Nay không thấy kết quả cụ thể, chỉ thấy những mặt trái của sinh họat, nên càng trở nên e dè với các sinh họat đấu tranh.
Liên kết trong ngòai
Ở hải ngọai làm việc với nhau đã khó việc liên kết với trong nước lại càng khó hơn. Khách quan nhìn nhận, mặc dù mới phát triển các sinh họat quốc nội đã làm được một số điều mà chính các tổ chức hải ngọai cần học hỏi:
· các nhóm đã liên kết làm việc chung;
· một số nhóm đã sử dụng Facebook như một phương tiện công khai tài chánh;
· Trong buổi họp cuối năm 2014 tại Dòng Chúa Cứu Thế đại diện các tổ chức Dân Sự đã trình bày các ưu khuyết điểm của họ trong năm 2014 và định hình hoạt động cho năm 2015.
Những việc làm như vậy sẽ giúp các thành viên hiểu rõ được thực lực và định rõ được hướng đi, cũng như giúp các tổ chức xây dựng uy tín. Sự thực và minh bạch sẽ giúp xây dựng các giá trị lâu dài.
Kết
Mặc dầu 40 năm nhà cầm quyền cộng sản đã đưa ra nhiều sách lược nhằm kiểm sóat, cộng đồng hải ngọai vẫn là một cộng đồng tự do. Nhưng nỗ lực yểm trợ người dân trong nước đấu tranh mang lại tự do cho Việt Nam thì vẫn còn bị giới hạn rất nhiều.
Cuối năm cũng là lúc để mỗi người chúng ta, mỗi tổ chức tự xét xem làm thế nào để giảm bớt chia rẽ trong sinh họat chính trị hải ngọai, gầy dựng lại niềm tin của người dân và gắn bó hơn với cuộc đấu tranh chung.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/12/2014
******************
Bài thơ của Chiến sĩ Võ Đại Tôn viết tặng Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tổ chức tại Bá Linh, Đức Quốc, ngày 13.12.2014 , do chị Nhất Hiền diễn ngâm trong đêm Văn Nghệ .
TIẾNG HÁT NHÂN QUYỀN.
Từ bức tường BÁ LINH sụp đổ
Hoa Hợp Đoàn Tổ Quốc bừng lên.
Lẽ Sống Con Người, dù những kẻ không tên
Cũng tận hưởng một mùa Xuân Nhân Vị.
Xã hội Công Bằng, Tình Thương, Đạo Lý
Tái xây đời trong nhịp sống thăng hoa.
Còn chúng ta - từ mấy chục năm qua
Nhìn đất nước cội nguồn đầy tang tóc.
Đời lưu vong từng đêm đau tiếng khóc
Bừng cơn mê, thảng thốt gọi quê nhà.
Bao cảnh đời trong bóng tối xót xa
Thua súc vật, giữa vòng vây bạo lực.
Chế độ lên ngôi, Nhân Quyền đáy vực,
Kiếp con người nô lệ mãi lầm than.
Đàn em thơ bên đống rác hoang tàn
Tay cào xới tìm thức ăn, nghẹn khóc.
Thế hệ mầm non bỗng thành vô học
Bán hình hài cho bao kẻ mua vui.
Tuổi già nua bên liếp cửa ngậm ngùi
Mờ đôi mắt, chết mòn trong nhục nhã.
Từng mảnh đất từ bao đời gia phả
Cũng không còn, đảng cướp để chia nhau.
Dân oan khiếu kiện, lời than khóc thảm sầu
Tai đảng điếc, dùng côn đồ bóp nghẹt.
Cả Dân Tộc chỉ còn nghe tiếng thét
“Đảng quang vinh” – toàn gian dối ngập trời.
Chỉ còn đây một lối thoát cho đời
Là ngục tối, Con Người không được sống !
Nhưng đảng lầm ! – Lòng Dân là biển động
Nổi cuồng phong chôn lấp hết bạo tàn.
Chế độ phi nhân rổi cũng sẽ tan hoang
Cây Tổ Quốc sẽ hồi sinh trường cửu.
Dù hôm nay đảng nồng say men rượu
Sống nghênh ngang trên châu báu bạc tiền.
Toàn ‘đại gia” dù đất nước ngửa nghiêng
Không cần biết, chỉ cần vui hưởng thụ.
Địa đạo ngoi lên một bầy lang thú
Làm ô danh lịch sử mấy nghìn năm.
Quỳ lạy hiến dâng, đón rước ngoại xâm,
Miễn sao đảng được lâu dài thống trị.
Nhưng sẽ có ngày Toàn Dân quyết chí
Từ tuổi già đến thế hệ măng non
Cuốc xẻng cầm tay đòi lẽ sống còn
Trang sử mới đầy vàng son Nhân Bản.
Máu tim chúng ta đúc thành tạc đạn
Bắn thủng bạo quyền phi nghĩa phi nhân.
Xin nguyện đồng hành cùng với Toàn Dân
Chung góp sức, góp lòng, luôn vững chí.
Tiếp nối Lên Đường, đòi lại đời Nhân Vị
Lẽ Sống Con Người, cùng thế giới an sinh.
Trời Việt Nam được hưởng nắng thanh bình
Trong Tự Do, Công Bằng và Dân Chủ.
Chúng ta sẽ về quỳ hôn Quê cũ
Sống làm Người trên mảnh đất Rồng Tiên
Cùng núi sống cao tiếng hát Nhân Quyền !
VĐT (HPL)
±±±±±±±±±±±±±±±±±±
Berlin – Quốc Tế Nhân Quyền
-13.12.2014
Đoàn
của Chúng Tôi, tất cả 07 người, một tài xế, một cháu gái và năm phụ nữ. Đường
xa mưa gió, có chút trở ngại cho hành
trình, nhưng may mắn Chúng Tôi đã đến đúng giờ, 13:15h đã có mặt tại Lảnh Sự
Quán Việt cộng, địa điểm tổ chức. Giờ khai mạc buổi lễ Quốc Tế Nhân Quyền vào
đúng 13:30h do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức
phối hợp cùng Hội Ái Hữu Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Âu Châu, Hội Trưởng Ông
Nguyễn Minh Chính và Phong Trào Giáo Dân
Hãi Ngoại, Cơ Sở Tống Viết Bường Đức Quốc, Ông Lê Văn Yên - tổ chức.
*******************
Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết Việt Nam
33
Panorama 95800 Cergy – France – ltqvina@gmail;com – Tél. 01 3422 1861
Kính thưa Ngài Thủ Tướng Canada
Stephen Harber,
Trích chiếu: Lời kêu gọi cho quyền Dân Tộc Tự Quyết Việt
Nam.
Kính thưa Thủ Tướng,
Đã hai lần, bức màn sắt rủ xuống Việt Nam.
Lần
thứ nhất, tháng 8, 1945, đảng cộng sản Việt Nam đã áp lực Vua Bảo Đại thoái vị khi nhà Vua vừa
thu hồi độc lập hoàn toàn cho quốc gia sau khi quân đội chiếm đóng Nhật Bản đầu
hang Đồng Minh. Tiếp theo, chiến tranh Việt Nam, thường được gọi là chiến tranh
Đông Dương vì lan qua Cam Bốt và Lào, chấm dứt với Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20
tháng 7, 1954, chia đôi nước Việt Nam thành hai phần Nam Bắc, ranh giới ở vĩ
tuyến 17. Thay vì thành lập một chế độ dân chủ đặng cho dân chúng tham gia tổng
tuyển cử thống nhất đất nước chiếu theo Hiệp Định, cộng sản Bắc Việt đã thiết lập
một chế độ độc tài kiểu Staline, nhận chìm Miền Bắc Việt Nam trong một biển máu
với hơn một trăm nghìn nạn nhân qua một cuộc cải cách ruộng đất dã man, dài nhất
trong lịch sử ( 1953-1956).
Gần một triệu người Miền Bắc kinh hoàng đã phải nắm lấy
cơ hội đầu tiên do Hiệp Định Giơ Neo cung ứng để vào Nam, tạo thành một cuộc di
cư quan trọng nhất chưa từng xẩy ra trong lịch sử nước này. Nhưng cộng sản Việt
Nam vẫn chưa thỏa mản tham vọng quyền lực , chuẩn bị ráo riệt cuộc chiến thứ
hai với mục tiêu cuối cùng: thôn tính Miền Nam, bành trướng qua Lào và Cam Bốt.Vì
vậy, hiệp ước vãn hồi hòa bình đầu tiên đã bị nhanh chóng vi phạm, lôi cuốn dân
tộc Việt vào tấn thảm kịch thứ nhì,sẽ kéo dài hai thập niên nữa:1956-1975!
Lần
thứ hai, ngày 30 tháng tư 1975, chúng hoàn tất cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, dẫm
nát Hiệp Định Paris ngày 27 tháng giêng 1973 “ chấm dứt chiến tranh và tái lập
hòa bình ở Việt Nam” và Văn kiện cuối cùng ( Acte final) ngày 2 tháng 3, 1973
mà chúng đã ký cam kết dưới danh xưng
Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng với mười một chính phủ khác – Pháp,Hoa Kỳ, Anh quốc, Nga Sô, Trung Cọng, Gia –Nã –Đại, Ba lan, Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam VN), Nam Dương, Hung -Gia -Lợi, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( công cụ của cộng sản Bắc Việt, bị chúng giải tán sau khi thôn tính Miền Nam VN) – với sự hiện diện của Tổng Thư Ký Liên hiệp Quốc, “cam kết bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền quốc gia căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, và đóng góp cùng bảo đảm nền hòa bình ở Đông Dương………” Và vì vậy, từ gần bốn mươi năm nay, nhân dân Việt Nam tưởng niệm ngày bi thảm 30 tháng tư 1975, ngày từ đấy xứ sở của họ đã trở thành một nhà tù vĩ đại làm nhớ đến nhà tù – goulag – Nga Sô của hai thập niên năm mươi, sáu mươi thế kỷ trước. Sau khi “ giải phóng “ Miền Nam, non 500.000 người Miền Nam VN, công chức, quân nhân, y sĩ, ký giả, nhà văn, tu sĩ, của “ chế độ củ” bị tống giam trong khoảng một trăm trại giam mạo danh trại “cải tạo”, nơi mà hàng ngàn người đã chết vì kiệt sức, tra tấn, hành hạ. Thời gian giam giữ lao động khổ sai trung bình từ tám đến mười năm nhưng người chiếm kỷ lục dài hạn là ông Nguyễn Hữu Cầu mới được trả tự do sau ba –muơi - bảy năm tù ! Đứng bên cạnh ông, người tù nổi tiếng Nelson Mandella chỉ là một bóng mờ.
Cùng lúc, ở ngoài các trại giam, người dân nào cũng có
thể bị đánh đập, bắt bớ, giam cầm vì bất cứ lý do nào, dù chỉ nói lên một lời bất
đồng ý kiến với một chính sách của chính phủ, của đảng cộng sản, hay một sự trưng dụng đất đai mà
không bồi thường thỏa đáng.
Hàng ngàn vụ như vậy vi phạm trầm trọng các nhân quyền
và dân quyền căn bản đã bị các nạn nhân, các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo với
các chính phủ dân chủ trên thế giới, với Liên Hiệp Quốc, và gần đây với Hội Đồng
Nhân Quyền nhưng thật là trớ trêu tột cùng, Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam
cũng vừa vào an tọa chính thức trong chiếc ghế của họ trong Hội Đồng ! Sự trả tự
do cho vài công dân bị kết tội một cách phi pháp và đã bị giam cầm nhiều năm chỉ
nhằm xoa dịu dư luận quốc tế trong lúc sự
đàn áp gia tăng khắp nước. Ai có thể tin rằng những người Việt yêu nước biểu
tình chống hành động xâm chiếm của Trung Cọng – chiếm quần đảo Hoàng Sa và một
phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay – lại bị ngay chính quyền đương hành trừng trị nghiêm khắc ?
Quả
thật là quá đáng ! Một chính sách khủng bố của Nhà Nước như vậy phải được chấm dứt.Gần khắp
nơi trong nước, từ bắc chí nam, nông dân và thị dân, thợ thuyền và trí thức,
sinh viên trẻ và cán bộ già cộng sản thức tỉnh,tướng lãnh và sĩ quan hưu trí và
thất vọng của Quân Đội Nhân Dân VN, các tu sĩ Phật giáo, Công giáo,Tin Lành,
Hòa hảo, Cao Đài, tất cả đều cùng nhau đòi hỏi tự do và dân chủ. Toàn dân Việt
Nam nhất quyết hơn bao giờ cả tranh đấu giành lại quyền dân tộc tự quyết thiêng
liêng từ tay lãnh đạo cộng sản và sẳn sang chấp nhận mọi hy sinh. Họ dư biết rằng
phải đổ máu mới được tự do. Nhưng họ không bao giờ quên rằng các quyền lực kể trên của thế giới này còn nợ họ sự thực
hành lời cam kết trong Hiệp Định Paris “ bảo đảm sự tôn trọng các quyền căn bản
của dân tộc Việt Nam, kể rõ: nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của nước Việt Nam cùng quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam ……! Một sự cam kết
cần phải luôn luôn nhắc lại vì đấy chính là một hiệp ước quốc tế không bị vô hiệu
hóa bởi thời gian (prescription par le
temps- statute of time limitation) và Hiệp Định Paris nói riêng không thể xem là xưa củ ,lỗi thời ( caduc – lapsed ) vì
sự đề kháng kiên trì không ngưng nghĩ của
dân chúng Việt Nam trong nước và ở hải ngoại suốt các thập niên qua chống lại bạo
quyền cộng sản xâm lược, tố cáo chúng công khai vi phạm trắng trợn Hiệp Định
Paris 1973.
Quả vậy, mọi hiệp ước quốc tế phải được tôn trọng, qui
luật căn bản của luật pháp quốc tế, nếu không được áp dụng thì thế giới của
chúng ta chắc chắn sẽ bị phó mặc cho hổn độn, bất ổn kinh niên, cho lý lẽ của kẻ
mạnh áp đảo kẻ yếu đối với cá nhân cũng như các dân tộc.
Kính thưa Thủ Tướng,
Được biết Ngài là một trong những nhà lãnh đạo hiếm
hoi cùa thế giới, binh vực các dân tộc bị áp bức đổng thời là đại diện một quốc gia quan trọng
ký kết Văn kiện cuối cùng ( Acte final)
của Hiệp Định Paris 1973, nên với tư cách Quốc – Vụ -Khanh trong Nội Các của
Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ký kết hai văn bản ghi trên, và thay mặt cho dân
tộc khốn khổ chúng tôi, tôi thành khẩn thỉnh cầu Ngài can thiệp mạnh mẻ với các
vị lãnh đạo các chính phủ đồng ký Văn kiện
cuối cùng đặng thi hành sự cam kết bảo đảm quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam gồm có, như HĐ và Văn kiện xác định: tổng tuyển cử tự do, dân chủ đặng quyết định thể chế chính trị cho quốc gia, thống nhất xứ sở, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền căn bản của công dân.
Xin Ngài Thủ Tướng thể nhận nơi đây sự tôn kính và lòng
tri ân sâu xa của dân tộc Việt Nam chúng tôi.
Pháp Quốc, ngày 1 tháng 12, 2014
TM. Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết Việt Nam
Chủ
Tịch
Lê Trọng Quát
Quóc-Vụ-Khanh Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhị
Chủ Tịch các Ũy Ban Nội Vụ, Quốc Phòng Quốc Hội VNCH Đệ
Nhất
Hội Thẩm Viện Bảo Hiến VNCH Đệ Nhất
*****************************
Cô gái Việt Nam ơi…
Paris một ngày buồn 12/12/2014
*********************
Hạt Sương Khuya (Danlambao) - Thu
đi, thu về... bốn mùa thay lá, bốn mùa vẫn trôi. Ngoài kia, con nắng
yếu ớt đang cố vươn mình xuyên qua một đám mây đen, le lói trên nền trời
ảm đạm, u buồn. Đâu đó một vài thân cây xương xẩu, nằm trơ trọi xen kẽ
giữa những hàng cây vàng lá úa. Những hàng cây trơ trọi ấy đã đem tôi về
một thời quá khứ, trong đó có hình ảnh Mẹ tôi với chiếc khăn mỏ quạ,
đôi chân trần nặng gánh trên vai. Bố tôi quanh năm ngoài chiến trường,
một năm chỉ ghé nhà đôi lần rồi vội vã ra đi. Anh em tôi lớn lên bằng
đôi quang gánh trên vai Mẹ, dù trời nắng hay mưa, bất kể giông gió, đôi
chân Mẹ vẫn miệt mài bước đi trong bão tố. Hơn hai mươi năm chiến tranh
đã cướp đi của Mẹ một thời xuân sắc, ba mươi mấy năm cuối đời là những
đau thương cho đến ngày nhắm mắt. Mẹ tôi chỉ là một trong những hình ảnh
tiêu biểu của muôn triệu người phụ nữ Việt đã khiến nhà thơ Hồ Dzếnh
phải thốt lên trong bài thơ Cảm Xúc...
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hôm nay không còn nằm ở hai chữ “Hy Sinh”
mà nhà thơ Hồ Dzếnh đã trân trọng nạm vàng. Người phụ nữ ngày nay vẫn
bôn ba, vẫn thân cò lặn lội, nhưng có mấy ai “trân trọng nạm vàng” như
Hồ Dzếnh? Xưa kia, giá trị của người phụ nữ bị gò bó trong khuôn khổ
“Tam tòng, Tứ đức”. Ngày nay theo đà phát triển của nhân loại, sự thay
đổi về chính trị, văn hóa, tôn giáo… qua đó những giáo điều xưa kia cũng
được tháo gỡ, và người phụ nữ không còn phải nép mình trong khuôn mẫu
của “Tam tòng”, nhưng “Tứ đức” vẫn là nền tảng căn bản cho nhân cách
sống ở đời.
Tôi muốn nói đến sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam đã
làm đảo lộn mọi nền tảng Nhân Văn trong đời sống vốn dĩ đã có từ ngàn
xưa, dù trải qua nhiều dâu bể, thăng trầm… nhưng bản chất Việt chưa bao
giờ bị tha hóa, tồi tệ trầm trọng như hiện nay. Từ nguyên nhân chính đã
đưa đẩy con người đi vào những nghịch cảnh không được xã hội chấp nhận,
thương cảm mà đôi khi còn “khinh bỉ” một cách vô thức.
Sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam. Để chứng tỏ “bản lĩnh” của kẻ thắng, nhà
cầm quyền cộng sản đã không biết ngượng khi sử dụng sức mạnh của con voi
đặt trong tủ kính, bất chấp sự đổ vỡ tàn phá đến tận cùng của mọi giá
trị trong đời sống xã hội, đẩy con người xuống tận đáy vực điêu linh
cùng cực. Những thân cò miền Nam không chỉ lặn lội bờ ao mà còn phải
“lên non, xuống biển tìm mồi” để nuôi con, thăm chồng trong các trại tù
từ Nam ra Bắc. Biết bao nhục tủi, biết bao uất hận, người phụ nữ miền
Nam vẫn đứng thẳng người đối diện cùng nghịch cảnh. Có ai biết khi đêm
về, nỗi cô đơn thống khổ ấy chỉ được chia sẻ bằng những giọt nước mắt
của chính mình. Ký ức có thể nguôi ngoai cùng năm tháng, nhưng chứng
tích nỗi đau một thời làm bưng mủ trái tim ấy đã trở thành vết thẹo đời,
ray rức cùng nỗi đau chung của dân tộc. Tha thứ là một điều không khó
đối với những trái tim nhân hậu được giáo dục trên nền tảng bác ái,
nhưng quên lại không nằm trong khả năng của con người. Làm sao quên được
khi cái ác vẫn tồn tại và tiếp tục đọa đày trên nỗi đau của cả một dân
tộc, ngày càng thêm khốc liệt. Thân phận người phụ nữ Việt sau gần bốn
mươi năm “thống nhất” đã không còn là sự khác biệt của ý thức hệ mà tất
cả bị ném chung vào cái thùng “thống nhất” bịp bợm, lộ rõ bản chất tàn
bạo của chế độ chuyên sống trên xương máu của đồng loại, gieo oán than
khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh nhà tan cửa nát. Chính sách “bần cùng
hóa” đã khiến người phụ nữ rơi vào nghịch cảnh không lối thoát. Có biết
bao những thân cò Việt Nam phải lặn lội bôn ba khắp nơi mong tìm một lối
thoát cho gia đình, cái giá phải trả đôi khi bằng chính mạng sống mà hệ
lụy là cả một nỗi đau dài của những người thân yêu phải cam chịu suốt
quãng đời còn lại.
Bốn mươi năm là một chặng đường dài mà nhà cầm quyền cộng sản đã bỏ hết
tâm huyết phá hủy cho bằng được dân khí của dân tộc. Có biết bao thiếu
nữ như loài thiêu thân đốt giai đoạn đời qua những ánh lửa đam mê cuồng
vọng, “người ta” vội vã kết luận hành động ấy như một điều hư hỏng không
thể chấp nhận. Nhân cách ư? Lòng tự trọng ư? Đừng đòi hỏi lòng tự trọng
một khi nền giáo dục nằm trong bàn tay của những kẻ thống trị, độc tài
muốn nghiền nát thân phận người phụ nữ trong lối sống vô vọng mà định
hướng tương lai chỉ là chiếc bánh vẽ đầy những sắc màu của tội lỗi, ích
kỷ, vô cảm. Họ là nạn nhân của thời cuộc, nạn nhân của một chế độ cường
quyền thối nát. Làm sao có thể làm một con người tử tế khi các quan hệ
xã hội đều được xây dựng trên sự dối trá. Một sự dối trá lên đồng tập
thể để không còn ai biết ngượng vì tất cả đều cùng một khuôn mẫu như
nhau.
Người phụ nữ ngày nay đã bị “ đồng hóa” trên thị trường quốc tế như một
món hàng rao bán. Chỉ cần nghe một cuộc đối thoại ngắn trong bộ phim
“Hàn Quốc” mới vừa phát hành vào tháng 10/2014 có thể hình dung được giá
trị người phụ nữ Việt Nam rẻ rúng đến xúc phạm lòng tự trọng của những
người may mắn không nằm trong nghịch cảnh nói trên.
“Con uống rượu cả ngày thì dù có sang Việt Nam cũng không tìm được dâu đâu”.(1)
Đây không còn là nỗi nhục cá nhân mà nó đã trở thành nỗi nhục quốc thể.
Một ngày buồn.
Chờ hoài - đợi mãi... một ngày mai
Quê hương tràn ngập... bóng đêm dài
Ngước mặt kêu gào... cao xanh thấu?
Cuối xuống nghe lòng... nặng trĩu đau.
Sau một đêm thức trắng theo dõi phiên tòa tại Đồng Tháp. Lòng tự hỏi
lòng... có phải tất cả đã trở thành quá quen thuộc với những lời tuyên
án của những con người mang danh nghĩa "Thượng tôn pháp luật" nhưng lại
chà đạp pháp luật một cách trắng trợn? Chẳng lẽ thế này mãi sao? Biết
mình bất lực và không đủ tư cách để nói lên một điều gì. Ngậm ngùi xót
xa cho một quê hương vẫn mang đầy dấu tích của những viên đạn thù mà âm
thanh của sự chết chỉ là những tiếng thét gào trong vô vọng. Ngồi nghe
lại bản nhạc Tổ Quốc Gọi Tên Mình mà nhục với Tiền Nhân. Muôn vạn lần
xin được thứ tha.
Đó là những cảm xúc mà tôi đã chia sẻ cùng bạn bè trên FB sau khi theo
dõi phiên tòa xử ba người con đất Việt tại Cao Lãnh-Đồng Tháp. Trong đó
có hai người phụ nữ… Chị Bùi Thị Minh Hằng và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Họ là những tấm gương sáng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt mà tôi tìm
thấy trong tác phẩm “Cô Gái Việt” của nhạc sĩ Hùng Lân.
Và còn nhiều nữa một Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương
v.v... Họ là những bông hoa được vươn lên từ cây đạo đức Triết Lý sống
đã bị vứt vào xọt rác của chủ nghĩa vô hồn để trở thành những cánh sen
tinh khiết của dân tộc. Nhục nhã thay cho những con người sẵn sàng đánh
đến người Việt Nam cuối cùng để đạt được mục đích nhuộm đỏ mảnh đất cong
hình chữ S. Máu người Việt Nam đã đổ xuống thẫm ướt mảnh dư đồ mà cha
ông đã bao đời gầy dựng, họ vẫn dửng dưng, không xót xa cho dù là một
chút lòng thương hại. Còn ngôn từ nào để diễn đạt những con người ấy như
một lũ côn đồ lưu manh mạt hạng.
Cho dù có khác biệt về thể chất hay tâm lý thì người phụ nữ Việt cũng là
một con người đúng nghĩa đóng góp không nhỏ trong đời sống xã hội. Buồn
thay, người phụ nữ ngày nay ngoài những trách nhiệm quán xuyến, tề gia…
còn phải lận đận cùng mệnh nước điêu linh. Họ không chỉ bị tước đoạt về
nhân phẩm mà ngay cả quyền tự do cũng bị tước đoạt. Tôi chợt nghĩ đến
chị Dương Thị Tân vợ anh Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải). Một người phụ nữ
chấp nhận hy sinh những ngày cuối đời, đơn độc và cô lẻ. Không biết biển
có lặng, sóng có êm hay những cơn bão tố đang trực chờ trước ngưỡng cửa
định mệnh mà thân phận người phụ nữ Việt đã được đặt để trong ngai vị
“chấp nhận” như “Cảm Xúc” của nhà thơ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Xin được nghiêng mình trước những hy sinh cao cả của những người con gái Việt Nam… “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Con đường phía trước còn rất nhiều những gian nan khổ ải. Định mệnh
dường như chưa dừng trên số phận của chị. Niềm an ủi khích lệ tinh thần
trong lúc này là điều cần thiết nhất cho một người đi xa. Không khí
giáng sinh đang tưng bừng khắp mọi nơi, bên ngoài những cơn gió thu buốt
lạnh ùa về làm dâng thêm nỗi nhớ. Noel này… anh có vui?
Vàng thu rớt lá bên thềm
Nhặt thu, đếm lá, đong thêm đợi chờ
Người đi một cõi bơ vơ
Người chờ ôm phận thẫn thờ bên song
Mây đen le lói ánh hồng
Châu về hiệp phố còn không kiếp này
Mong ngày vận nước đổi thay
Khai sinh nỗi nhớ cho ngày đoàn viên.
**********************************
VÀNG – ĐỎ - TRẮNG
Hơn
một tháng nay, từ khi Ông Nguyễn Văn Hải Blog Điếu Cày đáp xuồng phi trường Los
Angeles USA , trên diễn đàn hàng ngày xuất hiện những bài viết về Ông ta, ca tụng
có, chưởi bới có; mà điển hình qua câu thơ : ´´ đổi cả thiên thu lấy Điếu Cày
´´ và để phản biện lại ´´ đốt cả thiên thu lấy Điếu Cày´´.
Sự
việc này bắt nguồn từ lá cờ! Xin thưa rằng lá cờ của Tổ Quốc không phải là một món đồ để trang sức cũng
không phải là một món hàng đem ra để mặc cả. Có người nói rằng lấy lá cờ để thử
lòng quân tử, lời nói này khó thuyết phục. Biết bao nhiêu vị kể cả Tướng Tá
trong hàng ngủ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn phản bội màu cờ của họ , và ngược
lại Ông Đặng Chí Hùng, người từ nhỏ lớn lên trong khăn quàng cổ đỏ và trưởng
thành là một đảng viên đảng cộng sản, nhưng sau thời gian Ông tìm hiểu, biết đâu là cội nguồn của dân tộc và Ông đã tỉnh
thức và tự nguyện bằng trái tim của con cháu Lạc Việt để đứng về phía chính
nghĩa.Ở
trên một đất nước Tự Do mà người Việt Tỵ Nạn cộng sản đang sinh sống, có bao giờ
chính quyền địa phương dùng công an ,cảnh
sát đến từng nhà ép buộc phải treo cờ vào những ngày Quốc lể không, điều này chắc
chắn không thể xảy ra ở những đất nước mà quyền con người không bị bạo quyền tước
đoạt , mà chỉ có ở những xứ CỘNG SẢN còn sót lại mà thôi .
Giá
trị của người cầm cờ lệ thuộc vào sự hiểu biết về lá cờ của người đang cầm hoặc
đang đứng dưới ngọn cờ đó. Người ta sẳn sàng hiến thân nếu người ta nghỉ rằng
đó là hồn thiêng sông núi, đó là xương máu của Tổ Tiên, của bao nhiêu thế hệ để
giử vửng ngọn cờ cho đến hôm nay. Bà Angela Merken Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang
Đức, sinh ra trong cái nôi cộng sản và cũng trưởng thành trong xã hội mà có tên
là Xã Hội Chủ Nghĩa, ngọn cờ của Đông Đức, Bà cũng biết là xương máu của người
cộng sản mới dựng được ngọn cờ, nhưng tại sao đất nước thống nhất Bà không lấy
ngọn cờ cộng sản Đông Đức làm cờ Tổ Quốc ? đó là điều dể hiểu – KHÔNG CÓ CHÍNH
NGHỈA.- Bởi ngọn cờ được dựng lên qua sự tuyên truyền láo khoét, lừa bịp của bạo
lực. Lá cờ được đẻ ra bởi cộng sản Quôc Tế mà cha đẻ là Liên Bang Sô Viết.
Có
một số nhà trí thức muốn loại bỏ cờ vàng với lập luận rất ấu trỉ , họ cho rằng
những người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ đấu tranh cho ngọn cờ vàng. Xin hỏi rằng tại
sao ngọn cờ vàng sau gần 40 năm vẫn còn ở trong tim mọi người, ngoại trừ những
người lớn lên và trưởng thành trong bốn bức tường của cộng sản. Ai đã gián tiếp
dương cao lại lá cờ vàng? Ai đã đưa người dân trở về với một thời vàng son của đất nước?
Chính cái lưu manh, gian trá, lừa bịp và bạo lực
dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa người dân về lại với giấc mơ
của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông.. Muốn triệt hạ cờ Vàng, muốn phân hóa tinh thần
đấu tranh của người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại đó là điều không khó! đâu phải
cần cướp đất, cướp nhà, cướp của , cướp ruộng vườn của dân, đâu cần phải sưu
cao thuế nặng trút lên đầu lên cổ người dân, đâu cần phải bán Tây Nguyên, vùng
chiến lược trọng yếu của miền trung; bán
đèo Hải Vân điểm chiến lược trông ra biển Đông và bán cả giang sơn của Tổ Quốc để
chi hàng chục triệu dollar mỗi năm cho
những tên phản bội dân tộc ở hải ngoại để thực hiện nghị quyết 36 trong mưu đồ
Hán hóa. Muốn triệt hạ cờ Vàng thì điều tiên quyết phải giải thể đảng cộng sản
Việt Nam bán nước ,kế đến trao quyền lảnh đạo lại cho nhân dân, trao quyền lại
cho những người yêu nước mà đảng và nhà nước đang dùng luật rừng để giam cầm
đày đọa họ trong những nhà tù oan nghiệt .Chỉ vậy thôi hết sức đơn giản , đâu cần
phải nuôi một dàn loa vỉ đại ở hải ngoại để tuyên truyền cho một xã hội băng hoại
mục rửa, một chế độ phi nhân bản, một tập đoàn lảnh đạo bán nước cầu vinh.
Vì
ở trên một đất nước tự do nên mọi người có quyền chọn lựa cho mình một chổ đứng,
sự chọn lựa này là cả một sư tự nguyện, tự nguyện với nổi lòng trăn trở của kẻ
lưu vong hướng về đất Mẹ. Vàng - Đỏ - Trắng
.
Trắng có nghĩa là không Vàng không Đỏ? Vì không có màu sắc của biểu tương nên muốn
hiểu sao thì hiểu. Miễn bàn.
Đỏ,
khỏi đề cập.
Vàng ba sọc đỏ,
màu vàng nguyên thủy không hòa lẩn với bất cứ màu sắc nào - Lá cờ của Người Việt Tỵ Nạn cộng sản khắp năm
châu bốn bể - Nếu cờ vàng không
tồn tại đến ngày hôm nay, thì chắc chắn hơn 04 triệu người Việt tỵ nạn ở hải
ngoại đã trở thành một đống thịt khổng lồ thúi quắc và trước mặt sẽ là 1000 năm
Bắc thuộc lần thứ hai.
Cờ
nào cho hơn 90 triệu dân ở Quốc Nội, đó là quyết định của Toàn Dân – Hậu xét – ´´Que
Sera Sera !´´
´´Gần
40 năm nhưng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn ngạo nghễ tung bay trên Cổ Thành Quảng Trị.´´
´´CỜ
BAY, CỜ BAY OAI HÙNG TRÊN THÀNH PHỐ THÂN YÊU …´´
11.12.2014
Lê
Trung Ưng- Đức Quốc
**********************
Lần Đầu Tiên Giải-Pháp VNCH Cho Tranh Chấp Biển Đông Được Trình Bày Tại Thượng Viện Canada
Chúng tôi hân hạnh chuyễn tiếp hai bài tường thuật liên quan đến buổi thảo luận bàn tròn về chủ quyền biển đảo vùng Biển Đông... được tổ chức tại thủ đô Ottawa, Canada ngày 5 tháng 12, 2014.
Đặc biệt xin chuyễn đến anh Lê Trọng Quát (nguyên Quốc Vụ Khanh, Dân Biểu QH/VNCH) và anh Ly' Hiền Tài, đồng nhiệm với Ls Quát cùng công tác tại Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện.
Ghi chú: Tâm Việt là bút danh của Ông Nguyễn Ngọc Bích.
Paul Van
Xin anh vui lòng chuyển vào những trang mạng mà anh có sinh hoạt.
Cám ơn anh và chúc anh luôn khoẻ.
Thân mến,
Nguyễn Ngọc Sẵng
Đồng y' với Ts Nguyễn Ngọc Sẳng về hai chữ "khiêm tốn".
Trong vị trí một thủ lãnh, nguyên chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, anh hiểu rỏ anh Ngô Thanh Hải, thành viên LMDC, đương kim TNS QH Canada qua những nỗ lực và kết quả đạt được vào ngày 5 tháng 12, 2014 tại Ottawa.
Paul Van
Xin chuyển đến quí anh chị môt thành quả khiêm tốn mà Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải vừa hoàn thành.
Thân mến,
Nguyễn Ngọc Sẵng
Những suy tư về ngày 30/4 được chánh thức công nhận bằng luật pháp Canada.
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada.
Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa.
Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014.
Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS)
Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn.
Được biết:
Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black.
Theo Thủ Tướng Harper thì chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên:Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn.
Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day.
Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập.
Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu.
Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì!
Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy.
Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa?
Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là:
-Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác)
Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau.
Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết.
Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé!
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Dec. 09, 2014
Lần Đầu Tiên Giải-Pháp VNCH Cho Tranh Chấp Biển Đông Được Trình Bày Tại Thượng Viện Canada
10/12/201400:00:00(Xem: 72)
Hôm thứ Sáu vừa qua, 5 tháng 12, 2014, tại Thượng-viện Quốc-hội Canada đã diễn ra một “Bàn tròn về Tranh chấp Biển đảo ở Biển Đông/Nam-hải và bản Hiệp-định cuối cùng về Hòa-bình ở Việt-nam vào năm 1973” (“The Roundtable on the South-China Sea Territorial Dispute and the Final 1973 Peace Accord on Vietnam” trong tiếng Anh và “La table ronde sur le conflit territorial en mer de Chine méridionale et laccord de paix final de 1973 sur the Vietnam” trong tiếng Pháp). Sở dĩ sinh-hoạt này có tên trong hai thứ tiếng Anh-Pháp là vì mọi tài-liệu chính-thức của Quốc-hội Canada đều phải được dịch sang hai thứ tiếng chính-thức của nước này.
Đây là một bàn tròn do Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải (TNS Canada gốc Việt) tổ-chức với sự hiện diện và tiếp tay của TNS Lang, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Quốc-phòng và An-ninh của Thượng-viện Canada, TNS Andreychuk, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Ngoại-giao và Thương mại Quốc-tế, cũng như ông David W. Kilgour, nguyên là Phó-Chủ-tịch Hạ-viện Canada và Bộ-trưởng Ngoại-giao đặc-trách Á-châu/Thái-bình-dương. Trong thời-gian xảy ra cuộc bàn tròn, người ta còn thấy có sự thăm viếng của mấy Thượng-nghị-sĩ khác nữa như TNS Deepak Obhrai, Bộ-trưởng Quốc-hội về Ngoại-giao và Nhân-quyền cũng như TNS Tim Uppal, Quốc-vụ-khanh về các vấn-đề Đa-văn-hóa.
Về phía Việt-nam tham-dự bàn tròn thì từ Mỹ có phái-đoàn dẫn đầu bởi G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Ban Điều hợp Trung-ương của Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ) đồng-thời là chủ-tịch Ủy-ban Lâm-thời VNCH. Trong phái-đoàn đến từ Hoa-kỳ còn có cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân (tức ký-giả Vi Anh) đến từ Quận Cam, B.S. Nguyễn Thể Bình đến từ Washington, ông Hồ Văn Sinh, phó-CT Ủy-ban Lâm-thời VNCH cũng đến từ Cali, riêng cựu-Dân-biểu Lý Hiền Tài thì vào phút chót đã không sang được vì trục trặc giấy tờ. Đến để ủng-hộ và yểm-trợ cho Ủy-ban có tới ba phái-đoàn lớn tới từ Montréal, Ottawa và Toronto, gồm hầu hết là những bộ mặt quen thuộc trong giới đấu tranh trong những năm qua ở xứ “đất lạnh tình nồng.” Tỷ-dụ, đến từ Montréal là có cả ông chủ-tịch Cộng-đồng và hai luật-sư của Cộng-đồng. Phái-đoàn Toronto thì do ông Trần Quang Thọ hướng-dẫn và được đón tiếp ân-cần bởi Tiến-sĩ Lê Duy Cấn, nguyên phó-Chủ-tịch Liên-hội Người Việt Canada, và ông Trịnh Vũ Điệp, một thành-viên lâu đời của Liên-hội và cũng nguyên là một ủy-viên trong Tổng-Liên-Hội Người Việt Tự Do (1991-1993). Riêng TS. Lê Duy Cấn, tuy mới phục-hồi từ một biến-cố mạch máu não hiểm nghèo, cũng vẫn khoản đãi toàn-thể các phái-đoàn từ Hoa-kỳ và các tỉnh-bang Canada về vào tối thứ Năm, 4 tháng 12, ở tiệm Vietnam Palace. Được biết, ông còn là người chủ chốt đang thúc đẩy Dự-án Bảo-tàng-viện Thuyền-nhân ở Canada từ nhiều năm nay. Ngay tại Ottawa thì phái-đoàn khá hùng hậu với sự tham-gia đông đảo của các vị phụ nữ. Tổng-cộng số người VN có mặt hôm đó cũng phải đến trên 50 người.
Phần trình bầy vấn-đề
Vì hôm 21/10 đã có một vụ khủng-bố Hồi-giáo xâm-nhập tòa nhà Quốc-hội bắn chết mấy người nên việc kiểm-soát an-ninh để vào đã trở nên rất gắt gao. Mặc dầu vậy, các phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, đặc-biệt là cô Tanya Wood và một luật-sư trẻ 22 tuổi, cô Julie Phạm, học ở trường đại-học Carleton ra, đã tỏ ra rất niềm nở đón tiếp mọi người và hướng dẫn vào phòng họp rộng rãi, trang trọng và thật đẹp. Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đồng-bào ta đã lục-tục tới. Sau khi được mời dùng cà-phê cho ấm lòng là những lời chào hỏi nhau vì không phải là tất cả mọi người đều đã biết nhau. Mọi người vui vẻ được thấy tấm lòng của nhiều vị mà sau gần 40 năm vẫn kiên trì với cuộc đấu tranh. Gặp cô Phương Thu, cựu-hiệu-trưởng trường trung-học Bùi Thị Xuân Đà-lạt, Giáo-sư Bích đã reo lên: “Trời, trên 50 năm rồi mới được gặp lại Bạn!” Và bao lời hỏi han thân-tình để gợi lại kỷ-niệm từ những ngày còn làm sinh-viên du-học ở Mỹ nửa thế-kỷ trước. Là một nhà giáo và là con của cụ Trần Văn Khắc, một huynh-trưởng lão thành của Hướng đạo VN, cô Phương Thu từ khi đến Canada vẫn một lòng phục-vụ ngành giáo-dục và xây dựng cả một trường Việt-ngữ để giữ tiếng Việt cho các con em của đồng-bào trong vùng.
Đến đúng 11 giờ, phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, ông Vincent Labrosse mời mọi người vào chỗ để có thể bắt đầu bàn tròn. TNS Ngô Thanh Hải đọc diễn-văn khai mạc. Ông cám ơn cử-tọa đã đến từ xa xôi, nhất là phái-đoàn Hoa-kỳ, đến để bàn về “những căng thẳng ngày càng lên cao [ở Biển Đông/Nam-hải]… có thể bùng lên bất cứ lúc nào thành một cuộc chiến khu-vực lôi kéo những cường-quốc bên ngoài vào.” Vì nhiệm-vụ của Ủy-ban Thường-trực về An-ninh Quốc-gia và Quốc-phòng ở Thượng-viện là phải nghiên cứu và báo-cáo về các vấn-đề an-ninh quốc-phòng ở trong vùng Ấn-độ, Á-châu Thái-bình-dương cũng như tiềm-lực ảnh-hưởng của những vấn-đề đó đến an-ninh quốc-phòng của Canada nên ông rất mong “phát huy vai trò ngày càng lớn của Canada đối với vùng ấy và khuyến khích việc tìm ra một giải-pháp hòa-bình và hợp pháp cho cuộc tranh chấp trên biển đang diễn ra ở Biển Đông/Nam-hải.” Đi kèm theo bài diễn-văn khai mạc của ông là một trang rưỡi những câu hỏi mà Ủy-ban của ông mong được nghe một phần những câu trả lời trong bàn tròn ngày hôm nay.
Sau đó, TNS Ngô Thanh Hải đã lần lượt mời TNS Lang phát biểu về tầm quan-trọng của bàn tròn. Ông Lang cho rằng chủ-nhân của Canada là người dân Canada, và những TNS như ông có thì cũng chỉ là để phục-vụ người dân Canada—trong đó có người Canada gốc Việt. Do đó nên ông rất mong được nghe những sự góp ý của chúng ta. Đến lượt bà TNS Andreychuk, bà cho biết bà không thể ở được nguyên ngày nhưng bà cũng rất mong được nghe phần trình bầy chính để có thể hướng-dẫn chính-sách ngoại-giao và ngoại-thương của Canada. Cựu-Dân-biểu David Kilgour thì cho rằng sự quan-tâm của ông đối với các vấn-đề VN đã có từ xa xưa rồi ông kể một chuyến viếng thăm VN cùng với TNS Ngô Thanh Hải cách đây ít năm, qua đó ông hiểu thêm được rất nhiều về sự thiếu vắng nhân-quyền rất thậm-tệ ở VN.
Bắt đầu vào phần trình bầy, Bác-sĩ Nguyễn Thể Bình được yêu-cầu đọc một lá thư mà cựu-Quốc-vụ-khanh VNCH, ông Lê Trọng Quát, viết từ Paris, Pháp-quốc, gởi Thủ-tướng Stephen Harper của Canada và nhờ TNS Ngô Thanh Hải chuyển đi giùm, nói lên ý-chí của người dân miền Nam phải được quyền tự-quyết dân-tộc đúng như lời hứa của Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973.
Vào phần trình bầy chính của buổi hội, Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích đã đọc tóm lược của một bài thuyết-trình sáu trang mà ông đã gởi trước lên Thượng-viện Canada để được dịch sang tiếng Pháp và được in sẵn trong một hồ-sơ đầy đủ cho các tham-dự-viên. Bài thuyết-trình này đi sâu vào trong chi-tiết những vấn-đề như: (1) chủ-quyền lịch-sử của VN trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa, ít nhất cũng từ TK 17; (2) chủ-quyền này đã được quốc-tế công-nhận qua những hiệp-định quốc-tế như Hiệp-định Hòa-bình San Francisco 1951 (có 51 nước tham-dự), Hiệp-định Genève 1954 chia đôi VN với HS-TS được xác-định rõ ràng là thuộc về miền Nam (sau là VNCH), Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 định nghĩa sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam dựa trên định-nghĩa ở Genève, và Định-ước Quốc-tế do 12 nước ký dưới sự chứng-kiến của Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc vào ngày 2/3/1973 bảo đảm việc thực-thi Hiệp-định Paris 1973. Như vậy thì chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa đã quá rõ, không ai có thể phủ-nhận được. Dựa vào vai trò trung-lập và đứng đắn của Canada qua sự hiện-diện của Canada trong hai ủy-hội quốc-tế đình chiến 1954 và hòa-bình 1973, ông Bích đề nghị Canada, một trong 12 quốc-gia có ký tên trong Định-ước quốc-tế tháng 3/1973, có thể đứng ra vận-động tái-nhóm hòa-đàm Paris để quyết-định phải trái trong việc Trung-Cộng xâm-chiếm Hoàng-sa bằng vũ-lực vào tháng 1/1974 (vi-phạm sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam) và Hà-nội cưỡng-chiếm miền Nam (vi-phạm toàn-bộ Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973) làm triệt-tiêu quyền dân-tộc tự-quyết của người dân miền Nam. Mà trong một hội-nghị Paris được tái-nhóm thì Bắc-kinh không có quyền phủ-quyết như họ có ở Hội-đồng An-ninh LHQ, chặn đứng được mọi nỗ lực đem vấn-đề tranh chấp Biển Đông ra trước quốc-tế.
Sau phần trình bầy của G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Luật-sư Lâm Chấn Thọ (Montréal) được mời trình bầy về những khía cạnh công-pháp quốc-tế. Ông đạp đổ những luận-điệu mà ta thỉnh thoảng được nghe, cho rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà vào năm 1973 được gọi là “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam VN”) mới là quốc-gia kế-thừa VNCH: theo Luật-sư tất cả những bằng-chứng ta có ngày hôm nay (từ Hà-nội hay thậm-chí cả từ miệng của những người đi theo Mặt Trận như Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Trấn, Tạ Bá Tòng v.v.) đều công-nhận Mặt Trận là một con đẻ, một công-cụ trực-tiếp của Hà-nội nhằm xâm-chiếm miền Nam thì nó làm gì có tư-cách độc-lập để mà đòi quyền gì. Ông Thọ còn đưa ra những điều khoản trong Hiến-chương Liên-hiệp-quốc như Điều 2.4 cấm ngặt việc đi xâm-chiếm nước khác bằng vũ-lực (do đó TC chiếm Hoàng-sa hay Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa chiếm VNCH là hoàn-toàn bất hợp pháp). Xong ông lại nêu Điều 3 và Điều 73 của Hiến-chương LHQ để chứng minh là một quốc-gia bị tạm-chiếm như VNCH không hề mất chủ-quyền trên lãnh-thổ của mình, tóm lại một quốc-gia đi xâm-chiếm nước khác không có quyền cắt xén lãnh-thổ của nước kia. Và cuối cùng, một quốc-gia bị tạm-chiếm như nước Pháp dưới thời Hitler hay Tây-tạng ngày hôm nay vẫn có quyền có một chính-phủ hợp pháp ngoài lãnh-thổ của mình (thường được gọi là một “chính-phủ lưu-vong”) và chính chính-phủ của cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn, chính-phủ hợp pháp cuối cùng của VNCH, vào tháng 5/2009 đã nộp hồ-sơ về lãnh-hải của VNCH cho Ủy-ban về luật biển của Liên-hiệp-quốc.
Sang phần thảo-luận
Bàn tròn đã tạm ngưng sau phần trình bầy chính của vấn-đề để cho mọi người dùng cơm trưa. Sau bữa cơm trưa đơn sơ nhưng rất ngon, bàn tròn tái nhóm để đi vào phần thảo-luận. Nhiều vấn-đề được nêu ra nhưng nói chung đều đã được trả lời thỏa đáng. Riêng có vấn-đề “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam Việt-Nam” có được xem là một chính-phủ độc-lập và chính-danh không là được xem khá gay go song cuối cùng, ai cũng phải công-nhận là vấn-đề đó đặt ra cho vui vậy thôi chứ không thể bảo vệ được một cách hữu lý.
Trong phần thảo-luận cũng còn có sự tham-gia của một số chuyên-gia Canada như Giáo-sư David Lametti của trường đại-học McGill, một chuyên-gia về tài-sản trí-tuệ. Ông cho biết ông đã để ý đến các vấn-đề VN từ khi ông còn rất trẻ, còn ở trung-học. Ông đã vui khi được tin về Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 nhưng rồi vỡ mộng khi thấy Hoa-kỳ đã bội ước đối với VNCH. Giờ đây, VNCS đang thương lượng với Mỹ và Canada để vào Hiệp-ước Đối-tác xuyên Thái-bình-dương (TPP, Trans-Pacific Partnership). Nói chung thì thương mại là một hoạt-động tốt cho nhân-loại nhưng nếu tiến-trình thương thảo không được minh bạch thì có thể sẽ rất nguy-hiểm, nhất là về khía cạnh tài-sản trí-tuệ. Do đó nên ông khuyến cáo Canada phải cẩn thận, phải đòi hỏi minh bạch trong mọi chặng thương thuyết. Không có lý-do gì mà người dân hay cả Quốc-hội lại phải dựa vào những tin rò rỉ ra từ các cuộc thương lượng.
Một luật-sư, ông Benoit, thì cho rằng những lập-luận của chúng ta về phía VNCH rất vững vàng về mặt pháp-lý. Vấn-đề làm làm sao đem ra áp-dụng, dụ được đối-phương, dụ được Trung-Cộng đi vào một tiến-trình thương-thuyết hòa-bình.
Gần cuối buổi, cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân yêu-cầu được phát biểu. Theo ông, Việt-nam Cộng-hòa là một chính-thể chính-đáng và chính-thống bởi chính-thể đó xuất phát từ sự lựa chọn của người dân qua những cuộc tuyển-cử mà người dân thực-sự có quyền lựa chọn những tên tuổi, đảng phái ra tranh cử với nhau. Hiến-pháp VNCH 1967, chẳng hạn, là một hiến-pháp mẫu mực trong đó có sự tam quyền phân-lập, cộng thêm một quyền thứ tư là quyền giám-sát mà ta học được của Hiến-pháp Trung-hoa Dân-quốc. Tất cả những quyền tự do căn-bản của người dân được tôn-trọng và thực-thi, như tự do ngôn-luận, tự do báo chí, tự do tôn-giáo, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do biểu tình, xã-hội dân-sự, v.v. Ông cám ơn Canada về tất cả những điều Canada đã làm cho Việt-nam và ông mong là Canada có thể đóng một vai trò tích-cực để đem lại công-lý và hòa-bình cho dân-tộc nhiều khổ đau là Việt-nam.
Trước khi kết thúc buổi họp, Luật-sư Lâm Chấn Thọ đã đưa ra bản thảo của một nghị-quyết để Thượng-viện Canada có thể nghiên cứu. Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải đã mời mọi người đọc thật kỹ và đề nghị những điểm cần thêm thắt hay sửa sang. Ông cho rằng cái tinh-thần của nghị-quyết và những nội-dung cụ-thể là quan-trọng, còn ngôn ngữ thì văn-phòng Thượng-viện sẽ có ngôn ngữ riêng của họ để cho đúng với cách hành văn của Thượng-viện. Theo Thượng-nghị-sĩ, một khi bản nghị-quyết được Thượng-viện chấp thuận thì ông và các ủy-ban liên-hệ sẽ phải cho người nghiên cứu thêm hoặc/và tổ-chức điều trần để chi-tiết-hóa hành-động và chính-sách của Canada về các vấn-đề bàn cãi hôm nay. (Tưởng cũng nên nhắc là Thượng-viện Hoa-kỳ hôm 15/7/2014 đã ra nghị-quyết S.R. 412 buộc Trung-Cộng phải rút giàn khoan 981 sớm hơn 1 tháng và đúng trước ngày phái-đoàn ở Mỹ sang Ottawa, ngày 4/12/2014, Hạ-viện Mỹ cũng ra một nghị-quyết tương-tự, H.R. 712, kêu gọi mọi tranh chấp trong Biển Đông phải được giải-quyết bằng con đường hòa-bình, theo công-pháp quốc-tế.)
Điều đáng nói ở đây là bàn tròn hôm 5/12 ở Thượng-viện Canada là một trường-hợp điển-hình của “thực-thi dân-chủ” ở Canada. Những công-dân Canada được mời đến bàn thảo một cách cởi mở và công-khai về những vấn-đề liên-hệ đến an-ninh quốc-phòng Canada, về một vùng mà họ có nhiều hiểu biết, và những chuyên-gia cũng được mời đến để đưa ra những nhận-định chuyên-môn của họ. Đó là lý-do tại sao G.S. Nguyễn Ngọc Bích của Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã được mời đến thuyết-trình từ Mỹ (ông đã có bài phản-biện lập-trường chính-thức của Trung-Cộng ở LHQ đưa ra ngày 8/6/2014) và Luật-sư Lâm Chấn Thọ được mời tham-gia vào phần thảo-luận chuyên-đề như công-pháp quốc-tế, Hiến-chương LHQ, các hiệp-định quốc-tế và Luật Biển, v.v...
Nguồn:
*************************
Chúng tôi ủng hộ nhân quyền
Kinh chuyển tin về chiến dịch của đại sứ quán Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Hà Nội nhân ngày quốc tế nhân quyến 10.12.2014:
„Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì………“
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 sắp tới, đại sứ quán Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Hà Nội chủ xướng chiến dịch Human Rights Challenge – Thử thách của Nhân Quyền và kêu gọi mọi người Việt tham gia.
Đây là một sáng kiến tuyệt vời của bà Đại sứ Jutta Frasch, ông Felix Schwarz, Lãnh sự và Tham tán chính trị ĐSQ Đức và ông Christoph Strässer, Đặc sứ Nhân quyền của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Từ trái Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị ĐSQ Đức, Bà Jutta Frasch - Đại sứ Đức tại Việt Nam, Ông Christoph Strässer - Đặc sứ Nhân quyền của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức
Ông Felix Schwarz:: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: trong thế giới của chúng ta không có chỗ cho sự kỳ thị.
Bà Jutta Schwarz: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: nếu được áp dụng toàn cầu thì nhân quyền đảm bảo cho mọi người được đối sử bình quyền và được kính trọng.
Ông Christoph Strässer: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: tất cả mọi người lúc sinh ra đều tự do và bình đẳng về phảm giá và quyền lợi.
Xin mời anh chị em trong và ngoài nước Đức đóng góp rộng rãi chiến dịch này bằng cách bổ túc quan điểm của minh vào câu Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì:………
và gửi trực tiếp thông điệp cùa AC bằng tiếng Đức, Anh hay Việt đến địa chỉ E-Mail cũa Đại sứ quán Đức tại Vietnam: info@hanoi.diplo.de
Mong ACE nhiệt tâm tham gia như trước kia chúng ta đã ủng hộ Petition của TS Josef Bordat (Berlin) can thiệp cho các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Vietnam
Kính
TS Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo tin cùa DÂN LÀM BÁO
tại Viet Nam có blogger Mẹ Nấm đã chọn chợ Vĩnh Thạnh tại Nha Trang là nơi để công khai thể hiện quan điểm ủng hộ nhân quyền của cô với 2 thông điệp Việt và Anh:
- Tôi ủng hộ Nhân quyền bởi vì: Nếu không có NHÂN QUYỀN sẽ không có TỰ DO và DÂN CHỦ không tồn tại.
- I support Human Rights because: Only with Human Rights that we are able to empower our own individuals and our communities.
*************************
Frankfurt – Quốc Tế Nhân Quyền
Con người sinh ra vốn dỉ Thượng Đế đã ban cho quyền làm người tức là quyền của con người.
Quyền con người này đã bị kẻ mạnh uy hiếp và cưởng đoạt vào thời phong kiến, thời mà dân trí chưa cao, sự hiểu biết còn hạn hẹp. Con người bị bốc lột cả sức người lẩn trí tuệ qua sức mạnh của cường quyền. Thời kỳ này đã đi vào lịch sử-Người ta gọi là ´´thời Phong Kiến ´´. Giai đoại lịch sử này đã chết từ lâu rồi.
Lịch sử đã sang trang, chúng ta đang sống trong ánh sáng văn minh của nhân loại. Quyền của con người là tuyệt đối, qua Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 : ´´Tất cả mọi người sinh ra đều được tư do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền . Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử nhau trong tình anh em.´´Thế thì tại sao hàng năm cứ vào ngày ´´Nhân Quyền Quốc Tế´´ chúng ta cứ lại quấn mình trong hai ba lớp áo chống lạnh để dương cao ngọn cờ Tổ Quốc đi kêu gọi ´´nhân quyền´´ cho Việt Nam.
Những người Việt tỵ nạn cộng sản khắp năm Châu bốn bể khi đến nước định cư có phải khòm lưng, cúi cổ van xin Tự Do và Nhân Quyền không ? chắc hẳn là không, một trăm phần trăm là không. Có chăng nửa, chỉ những thằng con nửa khùng, nửa điên của lảo Hồ. Ngày nay những quốc gia Tự Do, Dân Chủ , những từ ngữ này hầu như không còn nhắc nhở và đề cập đến nữa, có đói mới kêu, có khát mới la. Cho nên biểu tình ´´Tự Do Nhân Quyền cho Việt Nam´´ là một điều ngạc nhiên cho người bản xứ.
´´Không có gì quý hơn độc lập tư do´´ những gì hiếm hoặc không có mới quý, đó là những dòng chử cảnh báo cho người dân miền Nam sau 30 tháng 04 ngày Quốc Hận. Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền là ba kẻ thù bất cộng đái thiên của đảng cộng sản. Muốn giử độc quyền lảnh đạo, thì phải triệt tiêu tất cả những gì có thể làm lung lay và sụp đổ chế độ.Vì muốn giử ngôi vị độc tôn đó, nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã biến người dân thành những cái máy vô tri vô giác.
Để hổ trợ tinh thần đấu tranh cho Quốc Nội, vì một Việt Nam Dân Chủ và đòi lại ´´quyền làm người´´ bị nhà cầm quyền cộng sản dùng bộ máy công an , an ninh cùng côn đồ trấn áp ,tước đoạt . Hội Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Frankfurt cùng các Hội Đoàn , Đoàn Thể,Đảng Phái chính tri người Việt tỵ nạn cộng sản đã dương cao ngọn cờ ´´chính nghĩa´´ tại trung tâm thành phố Frank- furt .
Những gì đã mất bằng bạo lực, không thể dùng tiếng nói ôn hòa để lấy lại được, nhất là bạo lực của những kẻ không có trái tim. Đối với cộng sản, lời nói,kiến nghị hoạc thư gởi chỉ là tiêu cực và có thể nói là nhu nhược ; việc làm này không đến đâu mà có thể nuôi dưởng chế độ.
DẬY MÀ ĐI HỞI ĐỒNG BÀO ƠI !
07.12.2014
Lê Trung Ưng- Erbach,Odenwald
************************************
Nhận được tin thân mẫu của chị Phạm Thị Bích Thuỷ
Cụ Bà quả phụ Phạm Niệm
Nhũ danh Hoàng Thị Cẩm Loan
Vừa mãn phần ngày 04.12.2014 tại tư gia ở Việt Nam
hưởng thọ 91 tuổi
Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng chị Phạm Thị Bích Thủy và tang quyến
Thành kính nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Hoàng Thị Cẩm Loan sớm được vãng sanh Tịnh Độ.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Hội Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Âu Châu
và Thân hữu
*****************************************
Người con gái sông Hương
Nicole Dương 2006
LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), cuốn ” Mimi and Her Miror” và “Postcards From Nam”, nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế, dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver. Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm. Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về, em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông
Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc. Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Nicole và Bà Hoàng Đức Nhã trong buổi trao giải Văn Chương 1975
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email.
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”
Tháng Tư, ngày định mệnh
Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu.Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích.Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.Ai mà có thể quyết định Yes hay No.Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ.Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa.Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon.Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.
Anh trở về, dang dở đời em...
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.
Cay đắng nở hoa...
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ.Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee.Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay... Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,... và hôm nay, Dr.Việt bỏ người cha Marin Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình...Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
Họp khóa mùa Xuân
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.
Hạt Sương Khuya (Danlambao) - Thu
đi, thu về... bốn mùa thay lá, bốn mùa vẫn trôi. Ngoài kia, con nắng
yếu ớt đang cố vươn mình xuyên qua một đám mây đen, le lói trên nền trời
ảm đạm, u buồn. Đâu đó một vài thân cây xương xẩu, nằm trơ trọi xen kẽ
giữa những hàng cây vàng lá úa. Những hàng cây trơ trọi ấy đã đem tôi về
một thời quá khứ, trong đó có hình ảnh Mẹ tôi với chiếc khăn mỏ quạ,
đôi chân trần nặng gánh trên vai. Bố tôi quanh năm ngoài chiến trường,
một năm chỉ ghé nhà đôi lần rồi vội vã ra đi. Anh em tôi lớn lên bằng
đôi quang gánh trên vai Mẹ, dù trời nắng hay mưa, bất kể giông gió, đôi
chân Mẹ vẫn miệt mài bước đi trong bão tố. Hơn hai mươi năm chiến tranh
đã cướp đi của Mẹ một thời xuân sắc, ba mươi mấy năm cuối đời là những
đau thương cho đến ngày nhắm mắt. Mẹ tôi chỉ là một trong những hình ảnh
tiêu biểu của muôn triệu người phụ nữ Việt đã khiến nhà thơ Hồ Dzếnh
phải thốt lên trong bài thơ Cảm Xúc...
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hôm nay không còn nằm ở hai chữ “Hy Sinh”
mà nhà thơ Hồ Dzếnh đã trân trọng nạm vàng. Người phụ nữ ngày nay vẫn
bôn ba, vẫn thân cò lặn lội, nhưng có mấy ai “trân trọng nạm vàng” như
Hồ Dzếnh? Xưa kia, giá trị của người phụ nữ bị gò bó trong khuôn khổ
“Tam tòng, Tứ đức”. Ngày nay theo đà phát triển của nhân loại, sự thay
đổi về chính trị, văn hóa, tôn giáo… qua đó những giáo điều xưa kia cũng
được tháo gỡ, và người phụ nữ không còn phải nép mình trong khuôn mẫu
của “Tam tòng”, nhưng “Tứ đức” vẫn là nền tảng căn bản cho nhân cách
sống ở đời.
Tôi muốn nói đến sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam đã
làm đảo lộn mọi nền tảng Nhân Văn trong đời sống vốn dĩ đã có từ ngàn
xưa, dù trải qua nhiều dâu bể, thăng trầm… nhưng bản chất Việt chưa bao
giờ bị tha hóa, tồi tệ trầm trọng như hiện nay. Từ nguyên nhân chính đã
đưa đẩy con người đi vào những nghịch cảnh không được xã hội chấp nhận,
thương cảm mà đôi khi còn “khinh bỉ” một cách vô thức.
Sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam. Để chứng tỏ “bản lĩnh” của kẻ thắng, nhà
cầm quyền cộng sản đã không biết ngượng khi sử dụng sức mạnh của con voi
đặt trong tủ kính, bất chấp sự đổ vỡ tàn phá đến tận cùng của mọi giá
trị trong đời sống xã hội, đẩy con người xuống tận đáy vực điêu linh
cùng cực. Những thân cò miền Nam không chỉ lặn lội bờ ao mà còn phải
“lên non, xuống biển tìm mồi” để nuôi con, thăm chồng trong các trại tù
từ Nam ra Bắc. Biết bao nhục tủi, biết bao uất hận, người phụ nữ miền
Nam vẫn đứng thẳng người đối diện cùng nghịch cảnh. Có ai biết khi đêm
về, nỗi cô đơn thống khổ ấy chỉ được chia sẻ bằng những giọt nước mắt
của chính mình. Ký ức có thể nguôi ngoai cùng năm tháng, nhưng chứng
tích nỗi đau một thời làm bưng mủ trái tim ấy đã trở thành vết thẹo đời,
ray rức cùng nỗi đau chung của dân tộc. Tha thứ là một điều không khó
đối với những trái tim nhân hậu được giáo dục trên nền tảng bác ái,
nhưng quên lại không nằm trong khả năng của con người. Làm sao quên được
khi cái ác vẫn tồn tại và tiếp tục đọa đày trên nỗi đau của cả một dân
tộc, ngày càng thêm khốc liệt. Thân phận người phụ nữ Việt sau gần bốn
mươi năm “thống nhất” đã không còn là sự khác biệt của ý thức hệ mà tất
cả bị ném chung vào cái thùng “thống nhất” bịp bợm, lộ rõ bản chất tàn
bạo của chế độ chuyên sống trên xương máu của đồng loại, gieo oán than
khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh nhà tan cửa nát. Chính sách “bần cùng
hóa” đã khiến người phụ nữ rơi vào nghịch cảnh không lối thoát. Có biết
bao những thân cò Việt Nam phải lặn lội bôn ba khắp nơi mong tìm một lối
thoát cho gia đình, cái giá phải trả đôi khi bằng chính mạng sống mà hệ
lụy là cả một nỗi đau dài của những người thân yêu phải cam chịu suốt
quãng đời còn lại.
Bốn mươi năm là một chặng đường dài mà nhà cầm quyền cộng sản đã bỏ hết
tâm huyết phá hủy cho bằng được dân khí của dân tộc. Có biết bao thiếu
nữ như loài thiêu thân đốt giai đoạn đời qua những ánh lửa đam mê cuồng
vọng, “người ta” vội vã kết luận hành động ấy như một điều hư hỏng không
thể chấp nhận. Nhân cách ư? Lòng tự trọng ư? Đừng đòi hỏi lòng tự trọng
một khi nền giáo dục nằm trong bàn tay của những kẻ thống trị, độc tài
muốn nghiền nát thân phận người phụ nữ trong lối sống vô vọng mà định
hướng tương lai chỉ là chiếc bánh vẽ đầy những sắc màu của tội lỗi, ích
kỷ, vô cảm. Họ là nạn nhân của thời cuộc, nạn nhân của một chế độ cường
quyền thối nát. Làm sao có thể làm một con người tử tế khi các quan hệ
xã hội đều được xây dựng trên sự dối trá. Một sự dối trá lên đồng tập
thể để không còn ai biết ngượng vì tất cả đều cùng một khuôn mẫu như
nhau.
Người phụ nữ ngày nay đã bị “ đồng hóa” trên thị trường quốc tế như một
món hàng rao bán. Chỉ cần nghe một cuộc đối thoại ngắn trong bộ phim
“Hàn Quốc” mới vừa phát hành vào tháng 10/2014 có thể hình dung được giá
trị người phụ nữ Việt Nam rẻ rúng đến xúc phạm lòng tự trọng của những
người may mắn không nằm trong nghịch cảnh nói trên.
“Con uống rượu cả ngày thì dù có sang Việt Nam cũng không tìm được dâu đâu”.(1)
Đây không còn là nỗi nhục cá nhân mà nó đã trở thành nỗi nhục quốc thể.
Một ngày buồn.
Chờ hoài - đợi mãi... một ngày mai
Quê hương tràn ngập... bóng đêm dài
Ngước mặt kêu gào... cao xanh thấu?
Cuối xuống nghe lòng... nặng trĩu đau.
Sau một đêm thức trắng theo dõi phiên tòa tại Đồng Tháp. Lòng tự hỏi
lòng... có phải tất cả đã trở thành quá quen thuộc với những lời tuyên
án của những con người mang danh nghĩa "Thượng tôn pháp luật" nhưng lại
chà đạp pháp luật một cách trắng trợn? Chẳng lẽ thế này mãi sao? Biết
mình bất lực và không đủ tư cách để nói lên một điều gì. Ngậm ngùi xót
xa cho một quê hương vẫn mang đầy dấu tích của những viên đạn thù mà âm
thanh của sự chết chỉ là những tiếng thét gào trong vô vọng. Ngồi nghe
lại bản nhạc Tổ Quốc Gọi Tên Mình mà nhục với Tiền Nhân. Muôn vạn lần
xin được thứ tha.
Đó là những cảm xúc mà tôi đã chia sẻ cùng bạn bè trên FB sau khi theo
dõi phiên tòa xử ba người con đất Việt tại Cao Lãnh-Đồng Tháp. Trong đó
có hai người phụ nữ… Chị Bùi Thị Minh Hằng và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Họ là những tấm gương sáng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt mà tôi tìm
thấy trong tác phẩm “Cô Gái Việt” của nhạc sĩ Hùng Lân.
Và còn nhiều nữa một Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương
v.v... Họ là những bông hoa được vươn lên từ cây đạo đức Triết Lý sống
đã bị vứt vào xọt rác của chủ nghĩa vô hồn để trở thành những cánh sen
tinh khiết của dân tộc. Nhục nhã thay cho những con người sẵn sàng đánh
đến người Việt Nam cuối cùng để đạt được mục đích nhuộm đỏ mảnh đất cong
hình chữ S. Máu người Việt Nam đã đổ xuống thẫm ướt mảnh dư đồ mà cha
ông đã bao đời gầy dựng, họ vẫn dửng dưng, không xót xa cho dù là một
chút lòng thương hại. Còn ngôn từ nào để diễn đạt những con người ấy như
một lũ côn đồ lưu manh mạt hạng.
Cho dù có khác biệt về thể chất hay tâm lý thì người phụ nữ Việt cũng là
một con người đúng nghĩa đóng góp không nhỏ trong đời sống xã hội. Buồn
thay, người phụ nữ ngày nay ngoài những trách nhiệm quán xuyến, tề gia…
còn phải lận đận cùng mệnh nước điêu linh. Họ không chỉ bị tước đoạt về
nhân phẩm mà ngay cả quyền tự do cũng bị tước đoạt. Tôi chợt nghĩ đến
chị Dương Thị Tân vợ anh Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải). Một người phụ nữ
chấp nhận hy sinh những ngày cuối đời, đơn độc và cô lẻ. Không biết biển
có lặng, sóng có êm hay những cơn bão tố đang trực chờ trước ngưỡng cửa
định mệnh mà thân phận người phụ nữ Việt đã được đặt để trong ngai vị
“chấp nhận” như “Cảm Xúc” của nhà thơ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Xin được nghiêng mình trước những hy sinh cao cả của những người con gái Việt Nam… “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Con đường phía trước còn rất nhiều những gian nan khổ ải. Định mệnh
dường như chưa dừng trên số phận của chị. Niềm an ủi khích lệ tinh thần
trong lúc này là điều cần thiết nhất cho một người đi xa. Không khí
giáng sinh đang tưng bừng khắp mọi nơi, bên ngoài những cơn gió thu buốt
lạnh ùa về làm dâng thêm nỗi nhớ. Noel này… anh có vui?
Vàng thu rớt lá bên thềm
Nhặt thu, đếm lá, đong thêm đợi chờ
Người đi một cõi bơ vơ
Người chờ ôm phận thẫn thờ bên song
Mây đen le lói ánh hồng
Châu về hiệp phố còn không kiếp này
Mong ngày vận nước đổi thay
Khai sinh nỗi nhớ cho ngày đoàn viên.
**********************************
VÀNG – ĐỎ - TRẮNG
Hơn
một tháng nay, từ khi Ông Nguyễn Văn Hải Blog Điếu Cày đáp xuồng phi trường Los
Angeles USA , trên diễn đàn hàng ngày xuất hiện những bài viết về Ông ta, ca tụng
có, chưởi bới có; mà điển hình qua câu thơ : ´´ đổi cả thiên thu lấy Điếu Cày
´´ và để phản biện lại ´´ đốt cả thiên thu lấy Điếu Cày´´.
Sự
việc này bắt nguồn từ lá cờ! Xin thưa rằng lá cờ của Tổ Quốc không phải là một món đồ để trang sức cũng
không phải là một món hàng đem ra để mặc cả. Có người nói rằng lấy lá cờ để thử
lòng quân tử, lời nói này khó thuyết phục. Biết bao nhiêu vị kể cả Tướng Tá
trong hàng ngủ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn phản bội màu cờ của họ , và ngược
lại Ông Đặng Chí Hùng, người từ nhỏ lớn lên trong khăn quàng cổ đỏ và trưởng
thành là một đảng viên đảng cộng sản, nhưng sau thời gian Ông tìm hiểu, biết đâu là cội nguồn của dân tộc và Ông đã tỉnh
thức và tự nguyện bằng trái tim của con cháu Lạc Việt để đứng về phía chính
nghĩa.Ở
trên một đất nước Tự Do mà người Việt Tỵ Nạn cộng sản đang sinh sống, có bao giờ
chính quyền địa phương dùng công an ,cảnh
sát đến từng nhà ép buộc phải treo cờ vào những ngày Quốc lể không, điều này chắc
chắn không thể xảy ra ở những đất nước mà quyền con người không bị bạo quyền tước
đoạt , mà chỉ có ở những xứ CỘNG SẢN còn sót lại mà thôi .
Giá
trị của người cầm cờ lệ thuộc vào sự hiểu biết về lá cờ của người đang cầm hoặc
đang đứng dưới ngọn cờ đó. Người ta sẳn sàng hiến thân nếu người ta nghỉ rằng
đó là hồn thiêng sông núi, đó là xương máu của Tổ Tiên, của bao nhiêu thế hệ để
giử vửng ngọn cờ cho đến hôm nay. Bà Angela Merken Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang
Đức, sinh ra trong cái nôi cộng sản và cũng trưởng thành trong xã hội mà có tên
là Xã Hội Chủ Nghĩa, ngọn cờ của Đông Đức, Bà cũng biết là xương máu của người
cộng sản mới dựng được ngọn cờ, nhưng tại sao đất nước thống nhất Bà không lấy
ngọn cờ cộng sản Đông Đức làm cờ Tổ Quốc ? đó là điều dể hiểu – KHÔNG CÓ CHÍNH
NGHỈA.- Bởi ngọn cờ được dựng lên qua sự tuyên truyền láo khoét, lừa bịp của bạo
lực. Lá cờ được đẻ ra bởi cộng sản Quôc Tế mà cha đẻ là Liên Bang Sô Viết.
Có
một số nhà trí thức muốn loại bỏ cờ vàng với lập luận rất ấu trỉ , họ cho rằng
những người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ đấu tranh cho ngọn cờ vàng. Xin hỏi rằng tại
sao ngọn cờ vàng sau gần 40 năm vẫn còn ở trong tim mọi người, ngoại trừ những
người lớn lên và trưởng thành trong bốn bức tường của cộng sản. Ai đã gián tiếp
dương cao lại lá cờ vàng? Ai đã đưa người dân trở về với một thời vàng son của đất nước?
Chính cái lưu manh, gian trá, lừa bịp và bạo lực
dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa người dân về lại với giấc mơ
của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông.. Muốn triệt hạ cờ Vàng, muốn phân hóa tinh thần
đấu tranh của người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại đó là điều không khó! đâu phải
cần cướp đất, cướp nhà, cướp của , cướp ruộng vườn của dân, đâu cần phải sưu
cao thuế nặng trút lên đầu lên cổ người dân, đâu cần phải bán Tây Nguyên, vùng
chiến lược trọng yếu của miền trung; bán
đèo Hải Vân điểm chiến lược trông ra biển Đông và bán cả giang sơn của Tổ Quốc để
chi hàng chục triệu dollar mỗi năm cho
những tên phản bội dân tộc ở hải ngoại để thực hiện nghị quyết 36 trong mưu đồ
Hán hóa. Muốn triệt hạ cờ Vàng thì điều tiên quyết phải giải thể đảng cộng sản
Việt Nam bán nước ,kế đến trao quyền lảnh đạo lại cho nhân dân, trao quyền lại
cho những người yêu nước mà đảng và nhà nước đang dùng luật rừng để giam cầm
đày đọa họ trong những nhà tù oan nghiệt .Chỉ vậy thôi hết sức đơn giản , đâu cần
phải nuôi một dàn loa vỉ đại ở hải ngoại để tuyên truyền cho một xã hội băng hoại
mục rửa, một chế độ phi nhân bản, một tập đoàn lảnh đạo bán nước cầu vinh.
Vì
ở trên một đất nước tự do nên mọi người có quyền chọn lựa cho mình một chổ đứng,
sự chọn lựa này là cả một sư tự nguyện, tự nguyện với nổi lòng trăn trở của kẻ
lưu vong hướng về đất Mẹ. Vàng - Đỏ - Trắng
.
Trắng có nghĩa là không Vàng không Đỏ? Vì không có màu sắc của biểu tương nên muốn
hiểu sao thì hiểu. Miễn bàn.
Đỏ,
khỏi đề cập.
Vàng ba sọc đỏ,
màu vàng nguyên thủy không hòa lẩn với bất cứ màu sắc nào - Lá cờ của Người Việt Tỵ Nạn cộng sản khắp năm
châu bốn bể - Nếu cờ vàng không
tồn tại đến ngày hôm nay, thì chắc chắn hơn 04 triệu người Việt tỵ nạn ở hải
ngoại đã trở thành một đống thịt khổng lồ thúi quắc và trước mặt sẽ là 1000 năm
Bắc thuộc lần thứ hai.
Cờ
nào cho hơn 90 triệu dân ở Quốc Nội, đó là quyết định của Toàn Dân – Hậu xét – ´´Que
Sera Sera !´´
´´Gần
40 năm nhưng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn ngạo nghễ tung bay trên Cổ Thành Quảng Trị.´´
´´CỜ
BAY, CỜ BAY OAI HÙNG TRÊN THÀNH PHỐ THÂN YÊU …´´
11.12.2014
Lê
Trung Ưng- Đức Quốc
**********************
Lần Đầu Tiên Giải-Pháp VNCH Cho Tranh Chấp Biển Đông Được Trình Bày Tại Thượng Viện Canada
Chúng tôi hân hạnh chuyễn tiếp hai bài tường thuật liên quan đến buổi thảo luận bàn tròn về chủ quyền biển đảo vùng Biển Đông... được tổ chức tại thủ đô Ottawa, Canada ngày 5 tháng 12, 2014.
Đặc biệt xin chuyễn đến anh Lê Trọng Quát (nguyên Quốc Vụ Khanh, Dân Biểu QH/VNCH) và anh Ly' Hiền Tài, đồng nhiệm với Ls Quát cùng công tác tại Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện.
Ghi chú: Tâm Việt là bút danh của Ông Nguyễn Ngọc Bích.
Paul Van
Xin anh vui lòng chuyển vào những trang mạng mà anh có sinh hoạt.
Cám ơn anh và chúc anh luôn khoẻ.
Thân mến,
Nguyễn Ngọc Sẵng
Đồng y' với Ts Nguyễn Ngọc Sẳng về hai chữ "khiêm tốn".
Trong vị trí một thủ lãnh, nguyên chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, anh hiểu rỏ anh Ngô Thanh Hải, thành viên LMDC, đương kim TNS QH Canada qua những nỗ lực và kết quả đạt được vào ngày 5 tháng 12, 2014 tại Ottawa.
Paul Van
Xin chuyển đến quí anh chị môt thành quả khiêm tốn mà Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải vừa hoàn thành.
Thân mến,
Nguyễn Ngọc Sẵng
Những suy tư về ngày 30/4 được chánh thức công nhận bằng luật pháp Canada.
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada.
Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa.
Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014.
Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS)
Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn.
Được biết:
Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black.
Theo Thủ Tướng Harper thì chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên:Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn.
Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day.
Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập.
Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu.
Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì!
Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy.
Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa?
Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là:
-Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác)
Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau.
Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết.
Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé!
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Dec. 09, 2014
Lần Đầu Tiên Giải-Pháp VNCH Cho Tranh Chấp Biển Đông Được Trình Bày Tại Thượng Viện Canada
10/12/201400:00:00(Xem: 72)
Hôm thứ Sáu vừa qua, 5 tháng 12, 2014, tại Thượng-viện Quốc-hội Canada đã diễn ra một “Bàn tròn về Tranh chấp Biển đảo ở Biển Đông/Nam-hải và bản Hiệp-định cuối cùng về Hòa-bình ở Việt-nam vào năm 1973” (“The Roundtable on the South-China Sea Territorial Dispute and the Final 1973 Peace Accord on Vietnam” trong tiếng Anh và “La table ronde sur le conflit territorial en mer de Chine méridionale et laccord de paix final de 1973 sur the Vietnam” trong tiếng Pháp). Sở dĩ sinh-hoạt này có tên trong hai thứ tiếng Anh-Pháp là vì mọi tài-liệu chính-thức của Quốc-hội Canada đều phải được dịch sang hai thứ tiếng chính-thức của nước này.
Đây là một bàn tròn do Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải (TNS Canada gốc Việt) tổ-chức với sự hiện diện và tiếp tay của TNS Lang, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Quốc-phòng và An-ninh của Thượng-viện Canada, TNS Andreychuk, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Ngoại-giao và Thương mại Quốc-tế, cũng như ông David W. Kilgour, nguyên là Phó-Chủ-tịch Hạ-viện Canada và Bộ-trưởng Ngoại-giao đặc-trách Á-châu/Thái-bình-dương. Trong thời-gian xảy ra cuộc bàn tròn, người ta còn thấy có sự thăm viếng của mấy Thượng-nghị-sĩ khác nữa như TNS Deepak Obhrai, Bộ-trưởng Quốc-hội về Ngoại-giao và Nhân-quyền cũng như TNS Tim Uppal, Quốc-vụ-khanh về các vấn-đề Đa-văn-hóa.
Về phía Việt-nam tham-dự bàn tròn thì từ Mỹ có phái-đoàn dẫn đầu bởi G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Ban Điều hợp Trung-ương của Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ) đồng-thời là chủ-tịch Ủy-ban Lâm-thời VNCH. Trong phái-đoàn đến từ Hoa-kỳ còn có cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân (tức ký-giả Vi Anh) đến từ Quận Cam, B.S. Nguyễn Thể Bình đến từ Washington, ông Hồ Văn Sinh, phó-CT Ủy-ban Lâm-thời VNCH cũng đến từ Cali, riêng cựu-Dân-biểu Lý Hiền Tài thì vào phút chót đã không sang được vì trục trặc giấy tờ. Đến để ủng-hộ và yểm-trợ cho Ủy-ban có tới ba phái-đoàn lớn tới từ Montréal, Ottawa và Toronto, gồm hầu hết là những bộ mặt quen thuộc trong giới đấu tranh trong những năm qua ở xứ “đất lạnh tình nồng.” Tỷ-dụ, đến từ Montréal là có cả ông chủ-tịch Cộng-đồng và hai luật-sư của Cộng-đồng. Phái-đoàn Toronto thì do ông Trần Quang Thọ hướng-dẫn và được đón tiếp ân-cần bởi Tiến-sĩ Lê Duy Cấn, nguyên phó-Chủ-tịch Liên-hội Người Việt Canada, và ông Trịnh Vũ Điệp, một thành-viên lâu đời của Liên-hội và cũng nguyên là một ủy-viên trong Tổng-Liên-Hội Người Việt Tự Do (1991-1993). Riêng TS. Lê Duy Cấn, tuy mới phục-hồi từ một biến-cố mạch máu não hiểm nghèo, cũng vẫn khoản đãi toàn-thể các phái-đoàn từ Hoa-kỳ và các tỉnh-bang Canada về vào tối thứ Năm, 4 tháng 12, ở tiệm Vietnam Palace. Được biết, ông còn là người chủ chốt đang thúc đẩy Dự-án Bảo-tàng-viện Thuyền-nhân ở Canada từ nhiều năm nay. Ngay tại Ottawa thì phái-đoàn khá hùng hậu với sự tham-gia đông đảo của các vị phụ nữ. Tổng-cộng số người VN có mặt hôm đó cũng phải đến trên 50 người.
Phần trình bầy vấn-đề
Vì hôm 21/10 đã có một vụ khủng-bố Hồi-giáo xâm-nhập tòa nhà Quốc-hội bắn chết mấy người nên việc kiểm-soát an-ninh để vào đã trở nên rất gắt gao. Mặc dầu vậy, các phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, đặc-biệt là cô Tanya Wood và một luật-sư trẻ 22 tuổi, cô Julie Phạm, học ở trường đại-học Carleton ra, đã tỏ ra rất niềm nở đón tiếp mọi người và hướng dẫn vào phòng họp rộng rãi, trang trọng và thật đẹp. Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đồng-bào ta đã lục-tục tới. Sau khi được mời dùng cà-phê cho ấm lòng là những lời chào hỏi nhau vì không phải là tất cả mọi người đều đã biết nhau. Mọi người vui vẻ được thấy tấm lòng của nhiều vị mà sau gần 40 năm vẫn kiên trì với cuộc đấu tranh. Gặp cô Phương Thu, cựu-hiệu-trưởng trường trung-học Bùi Thị Xuân Đà-lạt, Giáo-sư Bích đã reo lên: “Trời, trên 50 năm rồi mới được gặp lại Bạn!” Và bao lời hỏi han thân-tình để gợi lại kỷ-niệm từ những ngày còn làm sinh-viên du-học ở Mỹ nửa thế-kỷ trước. Là một nhà giáo và là con của cụ Trần Văn Khắc, một huynh-trưởng lão thành của Hướng đạo VN, cô Phương Thu từ khi đến Canada vẫn một lòng phục-vụ ngành giáo-dục và xây dựng cả một trường Việt-ngữ để giữ tiếng Việt cho các con em của đồng-bào trong vùng.
Đến đúng 11 giờ, phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, ông Vincent Labrosse mời mọi người vào chỗ để có thể bắt đầu bàn tròn. TNS Ngô Thanh Hải đọc diễn-văn khai mạc. Ông cám ơn cử-tọa đã đến từ xa xôi, nhất là phái-đoàn Hoa-kỳ, đến để bàn về “những căng thẳng ngày càng lên cao [ở Biển Đông/Nam-hải]… có thể bùng lên bất cứ lúc nào thành một cuộc chiến khu-vực lôi kéo những cường-quốc bên ngoài vào.” Vì nhiệm-vụ của Ủy-ban Thường-trực về An-ninh Quốc-gia và Quốc-phòng ở Thượng-viện là phải nghiên cứu và báo-cáo về các vấn-đề an-ninh quốc-phòng ở trong vùng Ấn-độ, Á-châu Thái-bình-dương cũng như tiềm-lực ảnh-hưởng của những vấn-đề đó đến an-ninh quốc-phòng của Canada nên ông rất mong “phát huy vai trò ngày càng lớn của Canada đối với vùng ấy và khuyến khích việc tìm ra một giải-pháp hòa-bình và hợp pháp cho cuộc tranh chấp trên biển đang diễn ra ở Biển Đông/Nam-hải.” Đi kèm theo bài diễn-văn khai mạc của ông là một trang rưỡi những câu hỏi mà Ủy-ban của ông mong được nghe một phần những câu trả lời trong bàn tròn ngày hôm nay.
Sau đó, TNS Ngô Thanh Hải đã lần lượt mời TNS Lang phát biểu về tầm quan-trọng của bàn tròn. Ông Lang cho rằng chủ-nhân của Canada là người dân Canada, và những TNS như ông có thì cũng chỉ là để phục-vụ người dân Canada—trong đó có người Canada gốc Việt. Do đó nên ông rất mong được nghe những sự góp ý của chúng ta. Đến lượt bà TNS Andreychuk, bà cho biết bà không thể ở được nguyên ngày nhưng bà cũng rất mong được nghe phần trình bầy chính để có thể hướng-dẫn chính-sách ngoại-giao và ngoại-thương của Canada. Cựu-Dân-biểu David Kilgour thì cho rằng sự quan-tâm của ông đối với các vấn-đề VN đã có từ xa xưa rồi ông kể một chuyến viếng thăm VN cùng với TNS Ngô Thanh Hải cách đây ít năm, qua đó ông hiểu thêm được rất nhiều về sự thiếu vắng nhân-quyền rất thậm-tệ ở VN.
Bắt đầu vào phần trình bầy, Bác-sĩ Nguyễn Thể Bình được yêu-cầu đọc một lá thư mà cựu-Quốc-vụ-khanh VNCH, ông Lê Trọng Quát, viết từ Paris, Pháp-quốc, gởi Thủ-tướng Stephen Harper của Canada và nhờ TNS Ngô Thanh Hải chuyển đi giùm, nói lên ý-chí của người dân miền Nam phải được quyền tự-quyết dân-tộc đúng như lời hứa của Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973.
Vào phần trình bầy chính của buổi hội, Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích đã đọc tóm lược của một bài thuyết-trình sáu trang mà ông đã gởi trước lên Thượng-viện Canada để được dịch sang tiếng Pháp và được in sẵn trong một hồ-sơ đầy đủ cho các tham-dự-viên. Bài thuyết-trình này đi sâu vào trong chi-tiết những vấn-đề như: (1) chủ-quyền lịch-sử của VN trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa, ít nhất cũng từ TK 17; (2) chủ-quyền này đã được quốc-tế công-nhận qua những hiệp-định quốc-tế như Hiệp-định Hòa-bình San Francisco 1951 (có 51 nước tham-dự), Hiệp-định Genève 1954 chia đôi VN với HS-TS được xác-định rõ ràng là thuộc về miền Nam (sau là VNCH), Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 định nghĩa sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam dựa trên định-nghĩa ở Genève, và Định-ước Quốc-tế do 12 nước ký dưới sự chứng-kiến của Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc vào ngày 2/3/1973 bảo đảm việc thực-thi Hiệp-định Paris 1973. Như vậy thì chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa đã quá rõ, không ai có thể phủ-nhận được. Dựa vào vai trò trung-lập và đứng đắn của Canada qua sự hiện-diện của Canada trong hai ủy-hội quốc-tế đình chiến 1954 và hòa-bình 1973, ông Bích đề nghị Canada, một trong 12 quốc-gia có ký tên trong Định-ước quốc-tế tháng 3/1973, có thể đứng ra vận-động tái-nhóm hòa-đàm Paris để quyết-định phải trái trong việc Trung-Cộng xâm-chiếm Hoàng-sa bằng vũ-lực vào tháng 1/1974 (vi-phạm sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam) và Hà-nội cưỡng-chiếm miền Nam (vi-phạm toàn-bộ Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973) làm triệt-tiêu quyền dân-tộc tự-quyết của người dân miền Nam. Mà trong một hội-nghị Paris được tái-nhóm thì Bắc-kinh không có quyền phủ-quyết như họ có ở Hội-đồng An-ninh LHQ, chặn đứng được mọi nỗ lực đem vấn-đề tranh chấp Biển Đông ra trước quốc-tế.
Sau phần trình bầy của G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Luật-sư Lâm Chấn Thọ (Montréal) được mời trình bầy về những khía cạnh công-pháp quốc-tế. Ông đạp đổ những luận-điệu mà ta thỉnh thoảng được nghe, cho rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà vào năm 1973 được gọi là “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam VN”) mới là quốc-gia kế-thừa VNCH: theo Luật-sư tất cả những bằng-chứng ta có ngày hôm nay (từ Hà-nội hay thậm-chí cả từ miệng của những người đi theo Mặt Trận như Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Trấn, Tạ Bá Tòng v.v.) đều công-nhận Mặt Trận là một con đẻ, một công-cụ trực-tiếp của Hà-nội nhằm xâm-chiếm miền Nam thì nó làm gì có tư-cách độc-lập để mà đòi quyền gì. Ông Thọ còn đưa ra những điều khoản trong Hiến-chương Liên-hiệp-quốc như Điều 2.4 cấm ngặt việc đi xâm-chiếm nước khác bằng vũ-lực (do đó TC chiếm Hoàng-sa hay Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa chiếm VNCH là hoàn-toàn bất hợp pháp). Xong ông lại nêu Điều 3 và Điều 73 của Hiến-chương LHQ để chứng minh là một quốc-gia bị tạm-chiếm như VNCH không hề mất chủ-quyền trên lãnh-thổ của mình, tóm lại một quốc-gia đi xâm-chiếm nước khác không có quyền cắt xén lãnh-thổ của nước kia. Và cuối cùng, một quốc-gia bị tạm-chiếm như nước Pháp dưới thời Hitler hay Tây-tạng ngày hôm nay vẫn có quyền có một chính-phủ hợp pháp ngoài lãnh-thổ của mình (thường được gọi là một “chính-phủ lưu-vong”) và chính chính-phủ của cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn, chính-phủ hợp pháp cuối cùng của VNCH, vào tháng 5/2009 đã nộp hồ-sơ về lãnh-hải của VNCH cho Ủy-ban về luật biển của Liên-hiệp-quốc.
Sang phần thảo-luận
Bàn tròn đã tạm ngưng sau phần trình bầy chính của vấn-đề để cho mọi người dùng cơm trưa. Sau bữa cơm trưa đơn sơ nhưng rất ngon, bàn tròn tái nhóm để đi vào phần thảo-luận. Nhiều vấn-đề được nêu ra nhưng nói chung đều đã được trả lời thỏa đáng. Riêng có vấn-đề “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam Việt-Nam” có được xem là một chính-phủ độc-lập và chính-danh không là được xem khá gay go song cuối cùng, ai cũng phải công-nhận là vấn-đề đó đặt ra cho vui vậy thôi chứ không thể bảo vệ được một cách hữu lý.
Trong phần thảo-luận cũng còn có sự tham-gia của một số chuyên-gia Canada như Giáo-sư David Lametti của trường đại-học McGill, một chuyên-gia về tài-sản trí-tuệ. Ông cho biết ông đã để ý đến các vấn-đề VN từ khi ông còn rất trẻ, còn ở trung-học. Ông đã vui khi được tin về Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 nhưng rồi vỡ mộng khi thấy Hoa-kỳ đã bội ước đối với VNCH. Giờ đây, VNCS đang thương lượng với Mỹ và Canada để vào Hiệp-ước Đối-tác xuyên Thái-bình-dương (TPP, Trans-Pacific Partnership). Nói chung thì thương mại là một hoạt-động tốt cho nhân-loại nhưng nếu tiến-trình thương thảo không được minh bạch thì có thể sẽ rất nguy-hiểm, nhất là về khía cạnh tài-sản trí-tuệ. Do đó nên ông khuyến cáo Canada phải cẩn thận, phải đòi hỏi minh bạch trong mọi chặng thương thuyết. Không có lý-do gì mà người dân hay cả Quốc-hội lại phải dựa vào những tin rò rỉ ra từ các cuộc thương lượng.
Một luật-sư, ông Benoit, thì cho rằng những lập-luận của chúng ta về phía VNCH rất vững vàng về mặt pháp-lý. Vấn-đề làm làm sao đem ra áp-dụng, dụ được đối-phương, dụ được Trung-Cộng đi vào một tiến-trình thương-thuyết hòa-bình.
Gần cuối buổi, cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân yêu-cầu được phát biểu. Theo ông, Việt-nam Cộng-hòa là một chính-thể chính-đáng và chính-thống bởi chính-thể đó xuất phát từ sự lựa chọn của người dân qua những cuộc tuyển-cử mà người dân thực-sự có quyền lựa chọn những tên tuổi, đảng phái ra tranh cử với nhau. Hiến-pháp VNCH 1967, chẳng hạn, là một hiến-pháp mẫu mực trong đó có sự tam quyền phân-lập, cộng thêm một quyền thứ tư là quyền giám-sát mà ta học được của Hiến-pháp Trung-hoa Dân-quốc. Tất cả những quyền tự do căn-bản của người dân được tôn-trọng và thực-thi, như tự do ngôn-luận, tự do báo chí, tự do tôn-giáo, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do biểu tình, xã-hội dân-sự, v.v. Ông cám ơn Canada về tất cả những điều Canada đã làm cho Việt-nam và ông mong là Canada có thể đóng một vai trò tích-cực để đem lại công-lý và hòa-bình cho dân-tộc nhiều khổ đau là Việt-nam.
Trước khi kết thúc buổi họp, Luật-sư Lâm Chấn Thọ đã đưa ra bản thảo của một nghị-quyết để Thượng-viện Canada có thể nghiên cứu. Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải đã mời mọi người đọc thật kỹ và đề nghị những điểm cần thêm thắt hay sửa sang. Ông cho rằng cái tinh-thần của nghị-quyết và những nội-dung cụ-thể là quan-trọng, còn ngôn ngữ thì văn-phòng Thượng-viện sẽ có ngôn ngữ riêng của họ để cho đúng với cách hành văn của Thượng-viện. Theo Thượng-nghị-sĩ, một khi bản nghị-quyết được Thượng-viện chấp thuận thì ông và các ủy-ban liên-hệ sẽ phải cho người nghiên cứu thêm hoặc/và tổ-chức điều trần để chi-tiết-hóa hành-động và chính-sách của Canada về các vấn-đề bàn cãi hôm nay. (Tưởng cũng nên nhắc là Thượng-viện Hoa-kỳ hôm 15/7/2014 đã ra nghị-quyết S.R. 412 buộc Trung-Cộng phải rút giàn khoan 981 sớm hơn 1 tháng và đúng trước ngày phái-đoàn ở Mỹ sang Ottawa, ngày 4/12/2014, Hạ-viện Mỹ cũng ra một nghị-quyết tương-tự, H.R. 712, kêu gọi mọi tranh chấp trong Biển Đông phải được giải-quyết bằng con đường hòa-bình, theo công-pháp quốc-tế.)
Điều đáng nói ở đây là bàn tròn hôm 5/12 ở Thượng-viện Canada là một trường-hợp điển-hình của “thực-thi dân-chủ” ở Canada. Những công-dân Canada được mời đến bàn thảo một cách cởi mở và công-khai về những vấn-đề liên-hệ đến an-ninh quốc-phòng Canada, về một vùng mà họ có nhiều hiểu biết, và những chuyên-gia cũng được mời đến để đưa ra những nhận-định chuyên-môn của họ. Đó là lý-do tại sao G.S. Nguyễn Ngọc Bích của Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã được mời đến thuyết-trình từ Mỹ (ông đã có bài phản-biện lập-trường chính-thức của Trung-Cộng ở LHQ đưa ra ngày 8/6/2014) và Luật-sư Lâm Chấn Thọ được mời tham-gia vào phần thảo-luận chuyên-đề như công-pháp quốc-tế, Hiến-chương LHQ, các hiệp-định quốc-tế và Luật Biển, v.v...
Nguồn:
*************************
Chúng tôi ủng hộ nhân quyền
Kinh chuyển tin về chiến dịch của đại sứ quán Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Hà Nội nhân ngày quốc tế nhân quyến 10.12.2014:
„Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì………“
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 sắp tới, đại sứ quán Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Hà Nội chủ xướng chiến dịch Human Rights Challenge – Thử thách của Nhân Quyền và kêu gọi mọi người Việt tham gia.
Đây là một sáng kiến tuyệt vời của bà Đại sứ Jutta Frasch, ông Felix Schwarz, Lãnh sự và Tham tán chính trị ĐSQ Đức và ông Christoph Strässer, Đặc sứ Nhân quyền của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Từ trái Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị ĐSQ Đức, Bà Jutta Frasch - Đại sứ Đức tại Việt Nam, Ông Christoph Strässer - Đặc sứ Nhân quyền của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức
Ông Felix Schwarz:: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: trong thế giới của chúng ta không có chỗ cho sự kỳ thị.
Bà Jutta Schwarz: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: nếu được áp dụng toàn cầu thì nhân quyền đảm bảo cho mọi người được đối sử bình quyền và được kính trọng.
Ông Christoph Strässer: Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: tất cả mọi người lúc sinh ra đều tự do và bình đẳng về phảm giá và quyền lợi.
Xin mời anh chị em trong và ngoài nước Đức đóng góp rộng rãi chiến dịch này bằng cách bổ túc quan điểm của minh vào câu Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì:………
và gửi trực tiếp thông điệp cùa AC bằng tiếng Đức, Anh hay Việt đến địa chỉ E-Mail cũa Đại sứ quán Đức tại Vietnam: info@hanoi.diplo.de
Mong ACE nhiệt tâm tham gia như trước kia chúng ta đã ủng hộ Petition của TS Josef Bordat (Berlin) can thiệp cho các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Vietnam
Kính
TS Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo tin cùa DÂN LÀM BÁO
tại Viet Nam có blogger Mẹ Nấm đã chọn chợ Vĩnh Thạnh tại Nha Trang là nơi để công khai thể hiện quan điểm ủng hộ nhân quyền của cô với 2 thông điệp Việt và Anh:
- Tôi ủng hộ Nhân quyền bởi vì: Nếu không có NHÂN QUYỀN sẽ không có TỰ DO và DÂN CHỦ không tồn tại.
- I support Human Rights because: Only with Human Rights that we are able to empower our own individuals and our communities.
*************************
Frankfurt – Quốc Tế Nhân Quyền
Con người sinh ra vốn dỉ Thượng Đế đã ban cho quyền làm người tức là quyền của con người.
Quyền con người này đã bị kẻ mạnh uy hiếp và cưởng đoạt vào thời phong kiến, thời mà dân trí chưa cao, sự hiểu biết còn hạn hẹp. Con người bị bốc lột cả sức người lẩn trí tuệ qua sức mạnh của cường quyền. Thời kỳ này đã đi vào lịch sử-Người ta gọi là ´´thời Phong Kiến ´´. Giai đoại lịch sử này đã chết từ lâu rồi.
Lịch sử đã sang trang, chúng ta đang sống trong ánh sáng văn minh của nhân loại. Quyền của con người là tuyệt đối, qua Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 : ´´Tất cả mọi người sinh ra đều được tư do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền . Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử nhau trong tình anh em.´´Thế thì tại sao hàng năm cứ vào ngày ´´Nhân Quyền Quốc Tế´´ chúng ta cứ lại quấn mình trong hai ba lớp áo chống lạnh để dương cao ngọn cờ Tổ Quốc đi kêu gọi ´´nhân quyền´´ cho Việt Nam.
Những người Việt tỵ nạn cộng sản khắp năm Châu bốn bể khi đến nước định cư có phải khòm lưng, cúi cổ van xin Tự Do và Nhân Quyền không ? chắc hẳn là không, một trăm phần trăm là không. Có chăng nửa, chỉ những thằng con nửa khùng, nửa điên của lảo Hồ. Ngày nay những quốc gia Tự Do, Dân Chủ , những từ ngữ này hầu như không còn nhắc nhở và đề cập đến nữa, có đói mới kêu, có khát mới la. Cho nên biểu tình ´´Tự Do Nhân Quyền cho Việt Nam´´ là một điều ngạc nhiên cho người bản xứ.
´´Không có gì quý hơn độc lập tư do´´ những gì hiếm hoặc không có mới quý, đó là những dòng chử cảnh báo cho người dân miền Nam sau 30 tháng 04 ngày Quốc Hận. Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền là ba kẻ thù bất cộng đái thiên của đảng cộng sản. Muốn giử độc quyền lảnh đạo, thì phải triệt tiêu tất cả những gì có thể làm lung lay và sụp đổ chế độ.Vì muốn giử ngôi vị độc tôn đó, nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã biến người dân thành những cái máy vô tri vô giác.
Để hổ trợ tinh thần đấu tranh cho Quốc Nội, vì một Việt Nam Dân Chủ và đòi lại ´´quyền làm người´´ bị nhà cầm quyền cộng sản dùng bộ máy công an , an ninh cùng côn đồ trấn áp ,tước đoạt . Hội Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Frankfurt cùng các Hội Đoàn , Đoàn Thể,Đảng Phái chính tri người Việt tỵ nạn cộng sản đã dương cao ngọn cờ ´´chính nghĩa´´ tại trung tâm thành phố Frank- furt .
Những gì đã mất bằng bạo lực, không thể dùng tiếng nói ôn hòa để lấy lại được, nhất là bạo lực của những kẻ không có trái tim. Đối với cộng sản, lời nói,kiến nghị hoạc thư gởi chỉ là tiêu cực và có thể nói là nhu nhược ; việc làm này không đến đâu mà có thể nuôi dưởng chế độ.
DẬY MÀ ĐI HỞI ĐỒNG BÀO ƠI !
07.12.2014
Lê Trung Ưng- Erbach,Odenwald
************************************
Nhận được tin thân mẫu của chị Phạm Thị Bích Thuỷ
Cụ Bà quả phụ Phạm Niệm
Nhũ danh Hoàng Thị Cẩm Loan
Vừa mãn phần ngày 04.12.2014 tại tư gia ở Việt Nam
hưởng thọ 91 tuổi
Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng chị Phạm Thị Bích Thủy và tang quyến
Thành kính nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Hoàng Thị Cẩm Loan sớm được vãng sanh Tịnh Độ.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Hội Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Âu Châu
và Thân hữu
*****************************************
Người con gái sông Hương
Văn hoá Trung Hoa trên đất Huế
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-12-07
2014-12-07
Xứ Huế mệnh danh đất thần kinh, đất cố đô một thuở với vương triều, hoàng cung và những kiếp lê dân, hai thế giới trộn lẫn để tồn tại nơi vùng đất sông Hương núi Ngự này. Và cũng chỉ có ở xứ Huế, bao giờ câu chuyện có liên quan đến Trung Quốc cũng có thể gây sững sốt dư luận. Nếu chịu khó chiêm nghiệm, những đền đài, hoàng cung nơi cố đô có dáng vẻ giống hệt với đền đài, hoàng cung thời phong kiến Trung Quốc. Ngọ Môn, thành nội Huế là một bảng thu nhỏ của Tử Cấm Thành, Trung Quốc. Và cho đến thời điểm hiện nay, tâm thức văn hoá cũng như những vật thể văn hoá ở Huế vẫn còn mang đậm dấu ấn của Trung Quốc, đây là chuyện hết sức đáng buồn!
Từ những lăng tẩm, đền đài và tục lệ cúng kính…
Một nhà nghiên cứu văn hoá Huế, hiện đang sống tại thành phố Huế, chia sẻ: “Ở Huế thì hiện tại đa số họ dùng ‘thọ mai gia lễ’, nói chung là lễ nghi Việt Nam, dựa theo tinh thần của Nho Giáo, Khổng Tử chứ không phải Phật Giáo. Trừ ra là họ thêm tôn giáo vào. Nhưng mà nghi thức từ đau ốm, nhập liệm, đám tiệc, nghi thức đưa đám tang, ngày giờ… bên Phật giáo cũng vậy, đại đa số là họ dùng theo ‘thọ mai gia lễ’ hết 80%. Huế là cái nôi phong kiến nên nghi thức phong kiến còn tồn đọng lại nhiều, chủ yếu nói về tinh thần Nho giáo.”
Theo nhà nghiên cứu này, tâm thức của người dân Huế đa phần vẫn còn nặng Nho Giáo, cụ thể là Khổng Giáo và những nếp ứng xử đậm chất Trung Hoa. Từ việc cúng bái, ma chay, cúng giỗ cho đến ngày Tết, ngày Đoan Ngọ, ngày tế trời đất mùa tháng Chạp cũng như quan niệm về phong thuỷ, địa trạch… Tất cả đều đậm chất Trung Quốc.
Ví dụ như vấn đề tang ma, người ta căn cứ vào cuốn Thọ Mai Gia Lễ, đây là cuốn sách mô phỏng tư tưởng Trung Quốc về vấn đề lễ lạc, tâm linh. Đặc biệt, cuốn Thọ Mai Gia Lễ là một cuốn sách mà hơn 80% nội dung hướng dẫn bên trong về những lễ nghi cúng bái đều có kêu gọi, cung thỉnh những vị thần người Trung Quốc. Như vậy, căn cứ theo cuốn sách này, người Việt nói chung và người Huế nói riêng, khi cúng kính phải đặt thần linh Trung Hoa lên trên thần linh và tổ tiên Việt Nam.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, vấn đề đáng sợ về cái bóng văn hoá Trung Quốc cũng đang chi phối người dân Hà Tĩnh, ngay ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, có cả một ngôi Võ Miếu để thờ Quan Vân Trường, tức Quan Công trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có thể nói Võ Miếu là nơi có rất nhiều người Việt Nam đến chiêm bái, không những thế, ngôi miếu này được xếp vào diện di tích văn hoá cấp tỉnh, được chăm sóc, nhang khói rất kĩ lưỡng. Mà chỉ có Hà Tĩnh và Huế là nổi cộm về vấn đề cho Trung Quốc thuê đất.
Trở lại vấn đề văn hoá Huế, nhà nghiên cứu này cho rằng kể từ khi giải trừ nhà nước phong kiến ở Huế, cung điện Huế bị trưng dụng làm nhiều thứ cơ quan khác nhau nhưng cái lõi văn hoá, cái lõi mê tín của triều đại này lại vẫn giữ nguyên. Người ta đã tịch thu nhiều sách vở và qui định hệ ứng xử mới nhưng lại không cắt bỏ được những thói quen và hoạt động tâm linh đậm chất Trung Hoa. Không những vậy, những lễ nghi mang bóng dáng Trung Hoa lại phát triển mạnh ở Huế và đôi khi bị đánh tráo như là một nét bản sắc dân tộc để thu hút khách du lịch.
Nhà nghiên cứu này nói thêm, hiện tại, từ cấu trúc bên ngoài của các đền đài, lăng tẩm thời nhà Nguyễn cho đến các lăng miếu, chùa chiền mới xây dựng sau này đều có nét mô phỏng giống hệt các lăng miếu, chùa chiền của Trung Quốc. Và điều này không phải ngẫu nhiên mà có, nó được định hướng, được kiểm duyệt rất khắc khe. Nhưng đáng sợ hơn cả không phải là những nét kiến trúc bên ngoài mà là cấu trúc tâm linh, nội tâm của một vùng cư dân. Vì sống lâu ngày trong nếp văn hoá của người Trung Quốc nên người ta dễ dàng bị tiêm nhiễm và xem đó là một phần không thể thiếu của mình.
Đến chuyện cho Trung Quốc thuê đất
Một giảng viên đại học khoa học Huế, không muốn nếu tên, chia sẻ: “Người Huế thì gần như họ đã bị bội nhiễm văn hóa Trung Hoa. Mấy trăm năm nay, từ thời phong kiến đến bây giờ thì văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng rất nặng. Nó đi sâu vào đời sống của Huế. Từ đám tiệc, ma chay, tất cả những lễ lạc, những dịp quan trọng nhất của đời người, tất cả đều mang hơi hướng của Trung Hóa, những thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, những điều răn của Nho giáo.”
Theo vị giảng viên này, chuyện nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế cho người Trung Quốc thuê vùng chiến lược Hải Vân để xây dựng một cách dễ dàng, không cần suy nghĩ, mà cũng không hề có động thái nào cho thấy họ muốn tham khảo ý kiến bên quân đội và giới trí thức là chuyện rất dễ hiểu ở tỉnh thành này. Vì trên thực tế, vấn đề bội nhiễm văn hoá Trung Quốc đã khiến cho mọi ý hướng chống ngoại xâm bị lu mờ. Thậm chí có nhiều nhà lãnh đạo cấp tỉnh mà ông từng tiếp xúc đã cho rằng văn hoá Việt Nam là con của văn hoá Trung Hoa, Việt Nam và Trung Quốc vốn sinh ra từ một bà mẹ và Việt Nam có thành một đặc khu của Trung Quốc cũng là chuyện bình thường.
Vì vấn đề then chốt vẫn nằm trong suy nghĩ, trong ý hướng tâm linh và trong môi trường tiếp xúc hằng ngày mà con người phải tiếp nhận và phản ứng theo cơ chế tự nhiên. Ở khía cạnh tâm linh, dù nói và hiểu theo cách nào thì cho đến thời điểm hiện nay, những quan niệm về âm phần, địa lý, thiên văn, tử vi, tướng số của các thầy cúng ở Huế cũng đều bị chi phối bởi Cao Biền và đệ tử của ông ta là Tả Ao, gần đây nhất là Thiệu Vĩ Hoa. Hầu như người ta bói toán, xem ngày cưới, ngày mai táng và khai trương công trình, sự nghiệp đều dựa vào những dự đoán từ sách của các ông này.
Ngay cả việc khai trương các festival ở Huế, trong buổi lễ khai mạc vẫn có hơi hướm tâm linh theo kiểu Trung Hoa, và mọi ngả đường, ngoại trừ một số con đường trưng bày nghệ thuật đương đại, các khu nhà cổ treo lồng đèn Trung Quốc 100% mà hình như người ta cũng không ý thức được đó là lồng đèn Trung Quốc, đi ngang qua những khu phố này, có cảm giác như đang đi qua một khu phố Tàu nào đó trong phim.
Vị giảng viên đại học này nói rằng sở dĩ ông đưa ra những dẫn chứng trên là vì ông muốn nhấn mạnh rằng một khi cái lõi văn hoá bị đánh tráo, người ta nhầm tưởng cái lai căn là bản sắc thì mọi chuyện có thể xãy ra. Và không riêng gì đèo Hải Vân bị Trung Quốc thuê, có rất nhiều mảnh đất đẹp trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã bị Trung Quốc thuê trọn. Vấn đề là bao giờ họ xây dựng và họ sẽ xây dựng đến đâu, để lại hậu quả gì. Câu chuyện văn hoá Huế nghe ra còn lắm vấn đề để bàn luận!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-cultu-imp-hue-12072014064722.html