Nov.17.2015. xin đặc biệt gửi bài viết
này
đến những người con xứ Huế xa quê
hương:
đọc để nhớ, đọc để thương nơi chốn
mình
được sinh ra, lớn lên và bước chân vào
đời.
.........Tôi yêu Huế mưa chiều vương nắng ,
Đường em về vội vã xe qua ,
Cầu lộng gió tóc mây buông thả ,
Nón che nghiêng dáng nhỏ vai gầy .........
Huế ơi!
Nguyên Hạnh
Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu,
để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là
người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng
nào khác chăng?
Người Huế gắn
liền với cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với sông An Cựu nắng đục mưa
trong, với núi Ngự Bình trước tròn sau méo, với đồi Thọ Xương, chùa Linh Mụ,
cau Nam Phổ, mía Mỹ Lợi, quít Hương Cần. Huế mang trong nó một sức mạnh của
một tình yêu thần bí huyền diệu. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố
Huế như dòng máu luân lưu qua trái tim.
Những người sinh trưởng ở Huế uống nước sông
Hương mà lớn khôn nên người Huế ràng buộc với nhau như tình cốt nhục và con
gái Huế qua đò bóng nghiêng xuống dòng nước, dáng thanh tân mơ hồ in trên
đầu những gợn sóng xôn xao làm ửng hồng đôi má xuân thì.
Buổi sớm mai, đi trên cầu Trường Tiền nhìn ngược lên phía
cầu Bạch Hổ, nước chảy qua Thương Bạc xanh lam màu khói mỏng; người Huế qua
cầu soi bóng mình trên dòng sông Hương nên ai cũng có một chút thanh xuân
gởi lại.
Biết bao mùa Xuân đã trôi qua, cho dù trôi giạt ở phương
trời nào, người Huế ly hương cứ còn nghe mãi trong tiếng gọi từ các phần đời
quá khứ lặng chìm tha thiết, cứ mãi còn thấp thoáng cái hình ảnh đầu đời
long lanh ước mơ để lại trên những bến sông đã đi qua. Người Huế đi xa mà
gặp được nhau mừng như bắt được vàng vì cái hình bóng nhìn thấy trong mắt
nhau, vì chất giọng Huế ngọt ngào đã gợi nhắc dòng sông cũ vẫn trôi lấp lánh
trong đáy hồn mình; chỉ thoáng một lần gặp gỡ mà tưởng chừng như đã thân
thiết nhau tự bao giờ.
Người sinh ra, lớn lên ở Huế đi xa thương nhớ Huế đã đành;
người đi qua Huế dù chỉ một vài lần, ngày rời Huế vẫn còn thảng thốt với
dòng sông rì rào, vẫn còn bâng khuâng hình bóng mình in giữa vời con nước.
Tình yêu với Huế là gắn bó trắc trở, là thiên thu chia xa, là bước đi ngoảnh
lại, là gần trong gang tấc mà cách ngoài quan san. Dù không gian biền biệt,
dù thời gian có rêu xanh, thì sóng sông Hương vẫn vỗ những tiếng thì thầm
trong trái tim thổn thức của người Huế lưu đày không bao giờ ngưng ao ước
mong một ngày nào trở lại!
Ở Huế có những cây sầu đông mới trổ hoa. Hoa sầu đông màu
tim-tím đã làm xúc động biết bao trái tim thơ mộng, ép hoa vào giấy rồi làm
thơ. Chiều chiều có ai đi qua Nam Giao mà chẳng bồi hồi vì một mối hoài niệm
lạ kỳ! Bâng khuâng mà chẳng hiểu vì sao, nhung nhớ mà chẳng biết nhớ ai hay
cái làn gió thổi thốc qua sân rêu cung điện xưa, thổi giạt lên vách quế âm
thầm, chính cái đó đã làm nên một cõi nhớ nhung ?
Bên hồ Tịnh Tâm dường như còn mấy cây đào. Mùa Xuân hoa
đào nở soi bóng nước lặng lờ. Rồi mùa Xuân trôi qua quả đào đã chín trên
cành và đàn én cũng bay xa, chỉ còn lại tháng ngày rơi rụng khi hoa phù dung
đã tàn phai.
Huế đâu có phải chỉ có những đêm trăng sáng, những chiều
nắng hanh vàng, còn có những ngày mưa, mưa như không bao giờ tạnh. Lòng tôi
bồi hồi nghe tiếng mưa lao xao qua phố Bao Vinh, qua đưòng Long Não, qua phố
Hàng Me và cả giọng hát Nam Ai Nam Bình day dứt thoảng đưa bên dòng An Cựu
trầm trầm chảy mãi về Đông. Tuy vậy, mùa Đông xứ Huế vẫn có nét đẹp riêng,
đẹp cô liêu hoang vắng, đẹp như khuôn mắt người yêu bỗng khóc hờn vô cớ, đẹp
ê chề thiểu não như tình đã xa xăm trên đôi mắt trông chờ
!
Huế nghèo nhưng Huế đẹp, Huế mùa đông thiếu áo mùa hè
thiếu cơm, trời đất hành hạ mưa lụt liên miên nên lòng người Huế cũng mãi
thăng trầm sâu kín như thâm cung, cho vàng son phủ kín rong rêu, cho sông
lững lờ, cho núi chơ vơ, cho cây vẫn chờ, cho gió vẫn đợi
!
Huế còn có những con đường để khi nhớ về cũng đủ ray rứt
cả con tim. Tôi thương lắm hàng cây long não trên đường Lê Lợi sũng nước mùa
mưa và che hết nắng mùa hè. Từ bao đời Lê Lợi vẫn là con đường đêm đẹp nhất
thành phố. Đứng ở đây, tôi nghe được hơi thở của dòng sông, nghe được lời
tình tự của cây, lời thì thầm của cỏ lá đang ướt đẵm sương đêm. Tôi thấy
được vừng trăng vằng vặc trên cao, trăng đùa cùng mây gió, trăng chìm trong
đáy sông. Trên con đường này, tôi đã đi suốt mấy năm trung học để nghe tiếng
ve râm ran mùa hè, chân giẵm lên từng cánh phượng. Mùa đông, khói sông Hương
làm Huế thêm mờ ảo, đường Lê Lợi thoáng buồn với những tà áo học trò vội vã
trong mưa.
Những con đường trong Thành Nội cổ kính bao giờ cũng dịu
dàng, tĩnh lặng với một loài cây mang tên rất lạ: cây bại-hoại.
Tôi chưa bao giờ biết một loài hoa nào mà có hương thơm
đậm đà đến như vậy. Kể cả sau này tôi đã gặp được hương dạ-lý. Có đôi lần từ
con đường này tôi trở về nhà, hương hoa vẫn còn nồng nàn trên mái tóc. Tôi
đã đi nhiều con đường của Huế, cũng có những con đường chưa in đậm nét dấu
chân tôi, còn có những con đường đẹp nhưng không đọng lại nhiều trong trí
nhớ nhỏ nhoi của tôi. Chỉ có những con đường tôi nhớ nhiều vì đã mang bóng
dáng thời thơ ấu tôi đã đi qua, thời tuổi trẻ mộng mơ tôi đã sống và bây giờ
tôi vẫn thích ngồi dưới những hàng cây để nhớ về nơi đó, cây vẫn cứ lớn lên,
lá vẫn rì rào bài tình ca muôn thuở. Tôi muốn cây của Huế cứ níu chân tất cả
những người Huế, để đừng ai bỏ Huế của tôi đi xa một mai khi đất nước đã
thanh bình, tự do đã trở về trên quê hương để Huế mãi có những con đường đẹp
như một bài thơ.
Ngoài ra, kỷ niệm học trò với hương hoa ngày cũ cứ thoáng
mãi trong tôi, cứ theo tôi đi suốt cả cuộc đời. Với tôi cũng như với những
cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, trong sâu thẳm đáy lòng mỗi đứa, khung trời
Đồng Khánh của những năm tuổi hoa niên cứ mãi là niềm thương nhớ không
nguôi, cứ mãi là tiếng gọi khắc khoải trong lòng.
Mỗi cô thiếu nữ Huế phần lớn được gắn liền với trường Đồng
Khánh, với con đường Lê Lợi long lanh nắng nay đã trở thành con đường dẫn
đưa tới một miền kỷ niệm thiêng liêng của biết bao thế hệ thanh niên, thiếu
nữ Huế.
Cám ơn trường đã cho tôi trí tuệ và sự lớn khôn. Cám ơn
trường đã cất giữ giùm tôi một khoảng đời tươi đẹp nhất, đã khắc sâu trong
lòng tôi những tình thân bè bạn đến nay vẫn còn nâng niu chia sớt cùng
nhau.
Mai mốt đây, nếu còn có dịp trở lại sân trường cũ, đi giữa
màu xanh của cỏ cây, đi dưới những bông phượng thắm đỏ như máu từ những mảnh
vỡ của trái tim mà tiếc mãi tuổi thanh xuân, mà ngẩn ngơ với quá khứ; chỉ
còn nghe dội lại tiếng thời gian thầm lặng trong những vạt nắng vàng phai
!
Dường như tất cả mộng ước thời tuổi trẻ của chúng tôi,
những người con gái Huế, nồng nàn tinh túy càng đãi lọc hơn cùng năm tháng.
Qua bao thăng trầm của cuộc đời, khung trời kỷ niệm đã chẳng hề phôi pha, đã
chẳng hề tan biến, đã tụ vào những tầng mây rực rỡ mặt trời, êm ái trăng
sao, ngàn năm còn bay mãi trên xứ Huế thân yêu.
. . . . .
Về với Huế mà nghe lòng thương
nhớ
Bao Vinh chờ qua Bến Ngự ghé
Nam Giao
Tiếng ai hát bâng quơ chiều
Vỹ Dạ
Mai xa rồi ai nhớ Huế hay không
?
(Thơ – Cao Quảng Văn)
Có Một Thời ( 40 năm về trước )
Nov.17.2015. xin đặc biệt gửi bài viết
này
đến những người con xứ Huế xa quê
hương:
đọc để nhớ, đọc để thương nơi chốn
mình
được sinh ra, lớn lên và bước chân vào
đời.
.........Tôi yêu Huế mưa chiều vương nắng ,
Đường em về vội vã xe qua ,
Cầu lộng gió tóc mây buông thả ,
Nón che nghiêng dáng nhỏ vai gầy .........
Huế ơi!
Nguyên Hạnh
Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu,
để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là
người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng
nào khác chăng?
Người Huế gắn
liền với cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với sông An Cựu nắng đục mưa
trong, với núi Ngự Bình trước tròn sau méo, với đồi Thọ Xương, chùa Linh Mụ,
cau Nam Phổ, mía Mỹ Lợi, quít Hương Cần. Huế mang trong nó một sức mạnh của
một tình yêu thần bí huyền diệu. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố
Huế như dòng máu luân lưu qua trái tim.
Những người sinh trưởng ở Huế uống nước sông
Hương mà lớn khôn nên người Huế ràng buộc với nhau như tình cốt nhục và con
gái Huế qua đò bóng nghiêng xuống dòng nước, dáng thanh tân mơ hồ in trên
đầu những gợn sóng xôn xao làm ửng hồng đôi má xuân thì.
Buổi sớm mai, đi trên cầu Trường Tiền nhìn ngược lên phía
cầu Bạch Hổ, nước chảy qua Thương Bạc xanh lam màu khói mỏng; người Huế qua
cầu soi bóng mình trên dòng sông Hương nên ai cũng có một chút thanh xuân
gởi lại.
Biết bao mùa Xuân đã trôi qua, cho dù trôi giạt ở phương
trời nào, người Huế ly hương cứ còn nghe mãi trong tiếng gọi từ các phần đời
quá khứ lặng chìm tha thiết, cứ mãi còn thấp thoáng cái hình ảnh đầu đời
long lanh ước mơ để lại trên những bến sông đã đi qua. Người Huế đi xa mà
gặp được nhau mừng như bắt được vàng vì cái hình bóng nhìn thấy trong mắt
nhau, vì chất giọng Huế ngọt ngào đã gợi nhắc dòng sông cũ vẫn trôi lấp lánh
trong đáy hồn mình; chỉ thoáng một lần gặp gỡ mà tưởng chừng như đã thân
thiết nhau tự bao giờ.
Người sinh ra, lớn lên ở Huế đi xa thương nhớ Huế đã đành;
người đi qua Huế dù chỉ một vài lần, ngày rời Huế vẫn còn thảng thốt với
dòng sông rì rào, vẫn còn bâng khuâng hình bóng mình in giữa vời con nước.
Tình yêu với Huế là gắn bó trắc trở, là thiên thu chia xa, là bước đi ngoảnh
lại, là gần trong gang tấc mà cách ngoài quan san. Dù không gian biền biệt,
dù thời gian có rêu xanh, thì sóng sông Hương vẫn vỗ những tiếng thì thầm
trong trái tim thổn thức của người Huế lưu đày không bao giờ ngưng ao ước
mong một ngày nào trở lại!
Ở Huế có những cây sầu đông mới trổ hoa. Hoa sầu đông màu
tim-tím đã làm xúc động biết bao trái tim thơ mộng, ép hoa vào giấy rồi làm
thơ. Chiều chiều có ai đi qua Nam Giao mà chẳng bồi hồi vì một mối hoài niệm
lạ kỳ! Bâng khuâng mà chẳng hiểu vì sao, nhung nhớ mà chẳng biết nhớ ai hay
cái làn gió thổi thốc qua sân rêu cung điện xưa, thổi giạt lên vách quế âm
thầm, chính cái đó đã làm nên một cõi nhớ nhung ?
Bên hồ Tịnh Tâm dường như còn mấy cây đào. Mùa Xuân hoa
đào nở soi bóng nước lặng lờ. Rồi mùa Xuân trôi qua quả đào đã chín trên
cành và đàn én cũng bay xa, chỉ còn lại tháng ngày rơi rụng khi hoa phù dung
đã tàn phai.
Huế đâu có phải chỉ có những đêm trăng sáng, những chiều
nắng hanh vàng, còn có những ngày mưa, mưa như không bao giờ tạnh. Lòng tôi
bồi hồi nghe tiếng mưa lao xao qua phố Bao Vinh, qua đưòng Long Não, qua phố
Hàng Me và cả giọng hát Nam Ai Nam Bình day dứt thoảng đưa bên dòng An Cựu
trầm trầm chảy mãi về Đông. Tuy vậy, mùa Đông xứ Huế vẫn có nét đẹp riêng,
đẹp cô liêu hoang vắng, đẹp như khuôn mắt người yêu bỗng khóc hờn vô cớ, đẹp
ê chề thiểu não như tình đã xa xăm trên đôi mắt trông chờ
!
Huế nghèo nhưng Huế đẹp, Huế mùa đông thiếu áo mùa hè
thiếu cơm, trời đất hành hạ mưa lụt liên miên nên lòng người Huế cũng mãi
thăng trầm sâu kín như thâm cung, cho vàng son phủ kín rong rêu, cho sông
lững lờ, cho núi chơ vơ, cho cây vẫn chờ, cho gió vẫn đợi
!
Huế còn có những con đường để khi nhớ về cũng đủ ray rứt
cả con tim. Tôi thương lắm hàng cây long não trên đường Lê Lợi sũng nước mùa
mưa và che hết nắng mùa hè. Từ bao đời Lê Lợi vẫn là con đường đêm đẹp nhất
thành phố. Đứng ở đây, tôi nghe được hơi thở của dòng sông, nghe được lời
tình tự của cây, lời thì thầm của cỏ lá đang ướt đẵm sương đêm. Tôi thấy
được vừng trăng vằng vặc trên cao, trăng đùa cùng mây gió, trăng chìm trong
đáy sông. Trên con đường này, tôi đã đi suốt mấy năm trung học để nghe tiếng
ve râm ran mùa hè, chân giẵm lên từng cánh phượng. Mùa đông, khói sông Hương
làm Huế thêm mờ ảo, đường Lê Lợi thoáng buồn với những tà áo học trò vội vã
trong mưa.
Những con đường trong Thành Nội cổ kính bao giờ cũng dịu
dàng, tĩnh lặng với một loài cây mang tên rất lạ: cây bại-hoại.
Tôi chưa bao giờ biết một loài hoa nào mà có hương thơm
đậm đà đến như vậy. Kể cả sau này tôi đã gặp được hương dạ-lý. Có đôi lần từ
con đường này tôi trở về nhà, hương hoa vẫn còn nồng nàn trên mái tóc. Tôi
đã đi nhiều con đường của Huế, cũng có những con đường chưa in đậm nét dấu
chân tôi, còn có những con đường đẹp nhưng không đọng lại nhiều trong trí
nhớ nhỏ nhoi của tôi. Chỉ có những con đường tôi nhớ nhiều vì đã mang bóng
dáng thời thơ ấu tôi đã đi qua, thời tuổi trẻ mộng mơ tôi đã sống và bây giờ
tôi vẫn thích ngồi dưới những hàng cây để nhớ về nơi đó, cây vẫn cứ lớn lên,
lá vẫn rì rào bài tình ca muôn thuở. Tôi muốn cây của Huế cứ níu chân tất cả
những người Huế, để đừng ai bỏ Huế của tôi đi xa một mai khi đất nước đã
thanh bình, tự do đã trở về trên quê hương để Huế mãi có những con đường đẹp
như một bài thơ.
Ngoài ra, kỷ niệm học trò với hương hoa ngày cũ cứ thoáng
mãi trong tôi, cứ theo tôi đi suốt cả cuộc đời. Với tôi cũng như với những
cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, trong sâu thẳm đáy lòng mỗi đứa, khung trời
Đồng Khánh của những năm tuổi hoa niên cứ mãi là niềm thương nhớ không
nguôi, cứ mãi là tiếng gọi khắc khoải trong lòng.
Mỗi cô thiếu nữ Huế phần lớn được gắn liền với trường Đồng
Khánh, với con đường Lê Lợi long lanh nắng nay đã trở thành con đường dẫn
đưa tới một miền kỷ niệm thiêng liêng của biết bao thế hệ thanh niên, thiếu
nữ Huế.
Cám ơn trường đã cho tôi trí tuệ và sự lớn khôn. Cám ơn
trường đã cất giữ giùm tôi một khoảng đời tươi đẹp nhất, đã khắc sâu trong
lòng tôi những tình thân bè bạn đến nay vẫn còn nâng niu chia sớt cùng
nhau.
Mai mốt đây, nếu còn có dịp trở lại sân trường cũ, đi giữa
màu xanh của cỏ cây, đi dưới những bông phượng thắm đỏ như máu từ những mảnh
vỡ của trái tim mà tiếc mãi tuổi thanh xuân, mà ngẩn ngơ với quá khứ; chỉ
còn nghe dội lại tiếng thời gian thầm lặng trong những vạt nắng vàng phai
!
Dường như tất cả mộng ước thời tuổi trẻ của chúng tôi,
những người con gái Huế, nồng nàn tinh túy càng đãi lọc hơn cùng năm tháng.
Qua bao thăng trầm của cuộc đời, khung trời kỷ niệm đã chẳng hề phôi pha, đã
chẳng hề tan biến, đã tụ vào những tầng mây rực rỡ mặt trời, êm ái trăng
sao, ngàn năm còn bay mãi trên xứ Huế thân yêu.
. . . . .
Về với Huế mà nghe lòng thương
nhớ
Bao Vinh chờ qua Bến Ngự ghé
Nam Giao
Tiếng ai hát bâng quơ chiều
Vỹ Dạ
Mai xa rồi ai nhớ Huế hay không
?
(Thơ – Cao Quảng Văn)
Có Một Thời ( 40 năm về trước )
Có một thời dâu bể
Nước mắt là huyết lệ
Nụ cười chỉ tái tê
Đời chìm vào cơn mê...
Tôi muốn nói đến cái mốc thời gian cách đây 40 năm chính là
tháng tư đen , nhưng lại là dấu ấn thắm màu máu đỏ đóng trên trang sử
Việt Nam cũng là lằn ranh phân định hai đoạn đời trước, sau năm 75 của
người dân miền Nam nói chung và đời nhà giáo của tôi nói riêng, thật
hoàn toàn tương phản!
Đoạn đời trước đó, với ngôi trường phượng đỏ, tường hồng, còn
ghi khắc bao kỷ niệm dễ thương mà tôi đã từng chia sẻ với học trò, với
bạn bè. Ngược lại, đoạn đường sau này, dù ngắn ngủi hơn nhưng đã để lại
cho đời mình những nỗi bi hài thâm thúy vô cùng!
Xin chia sẻ với những ai chưa từng sống với "họ", những người đã may mắn ra đi sớm nhất và chưa hề biết Cộng sản là gì?!
Bức thư viết bằng máu!
Người Huế hay nói: " Láo thiên láo địa, láo từ chợ Sịa láo vô ". Thật oan cho người Sịa. Tôi đã ở lại 14 năm sau 75,
nếu hỏi tôi ai láo nhất đời, tôi xin tặng ngay cho họ " Giải Nobel
nói láo ". Láo từ trên xuống dưới, láo từ trong ra ngoài, láo từ trước
đến sau, láo có hệ thống, có chỉ huy, có áp lực.
Khi xảy ra chiến cuộc với Trung Quốc năm 1978, con tôi đang
học ở trường Đại học Bách khoa- Phú Thọ. Bọn đoàn viên mà mọi người gọi
là bọn " ba mươi " làm nhiều điều xu phụ, nịnh bợ để giành quyền lợi vật
chất, để phấn đấu vào đảng... Nhưng đến khi phải hy sinh như việc phải
ra chiến trường chẳng hạn thì họ tìm cách đẩy bọn con em "nguỵ" đi
trước. Khi chiến cuộc bắt đầu hơi căng, chúng bày trò " Cắt tay lấy máu viết lá huyết thư " đưa
lên Thành uỷ xin tình nguyện nghỉ học để lên đường đi đánh Trung Quốc.
Con tôi không biết gì cả, tự nhiên sáng dậy vào trường thì đã thấy tên
mình đứng ngon lành trên bức thư viết bằng máu đòi bỏ học để lên đường
cứu nước!!! Nhìn lại ngón tay mình đâu có đứt. Máu chó hay mực đỏ ? Hỏi
quanh mấy thằng bạn, có nhiều đứa cũng con "nguỵ", cũng không đoàn viên,
cũng không tình nguyện, cũng không " đứt tay " mà cũng có tên trên bức
huyết thư đó!
Bức thư dâng lên Khoa trưởng, Khoa trưởng dâng lên Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân, Chủ tịch chấp thuận. Thư in lên báo, báo chí ca cải lương
thêm, định ngày tháng rõ ràng trong hai tuần nữa là làm lễ xuất quân.
Phát áo quần hành trang cho từng đứa và ông Chủ tịch sẽ đến dự lễ. Nhà
trường ra thông báo ngày trình diện, các " sinh viên tình nguyện " phải
mặc đồ nhà binh sẵn, mang ba lô để làm lễ xong là lên đường luôn. Nghe
có vẻ là quá dứt khoát, có vẻ là lệnh lạc đã đâu vào đấy rồi. Tuy nhiên ở
cuối thông báo có một câu rất mâu thuẫn khôi hài:
" Ai trốn trình diện sẽ bị đuổi học "
À ha! Những đứa đã hăng hái cắt tay mình lấy máu để viết thư
đòi nghỉ học để cứu nước, sao lại còn " trốn " nhỉ? Cái ngòi bút của họ
sao mà dễ uốn cong đến thế! Cuối cùng cũng lòi đuôi chuột!!!
Tất nhiên con mình với những thằng con " nguỵ " khác, bèn tẩu
vi thượng sách. Không trình diện! Đành phải ra đi thôi, không còn con
đường nào khác!
Mái tóc của Hiền
Thời đó, ở trong nghề nhà giáo, tưởng đã núp lén được nhiều,
yên thân hơn một chút, hóa ra họ gán cho các Cô mấy chữ " Cái máy cái "
để sản xuất ra những cái " máy con "; ấy là các Thầy Cô được dạy nói dốc
để đẻ ra những cái máy nói dốc khác, nhất là giáo viên Văn và Sử. Dạy
lớp 9, phải ca tụng tác phẩm " Hòn Đất "của Anh Đức trong đó người mẹ là
" Bà Cả Xợi " đã phĩnh dỗ được con trai theo "nguỵ" về để cho họ phục
kích giết chết. Dạy lớp 11, phải đặt chuyện quan lại phong kiến áp bức
nàng Kiều, phải ca tụng Từ Hải là cách mạng v.v... Thiệt là vui !
Cô bạn dạy Văn kể lại: " Mình nói láo không trôi chảy nên mặt
mày dễ bị lộ, cho nên đã có lần một thằng đoàn viên nó báo cáo là khi cô
giảng bài, mỗi lần nói đến mấy chữ " Bọn quan lại mục ruỗng " là thấy
cô cười méo méo, nửa cái miệng xích qua bên trái. "
Rồi Cô kể tiếp:
" Thường thường mình hay khó chịu với những mái tóc dài rũ xuống
hai bên má, lòa xòa che cả mặt. Khi cúi viết bài, có em bỏ mặc cho tóc
rũ phía trước che hết mặt; có em thì chống cùi chõ lên bàn, đưa một tay
chống màng tang, vén bớt một bên tóc, chỉ còn một tay ghi chép một cách
chễnh mãng.
Một hôm, có một em ngồi ở đầu bàn, tóc xõa cả hai bên má, mình
vừa giảng vừa bước xuống gần, nói nhỏ " Buộc tóc lên ", không ngờ cô bé
cả gan ngước mắt lên nói lại với mình, cũng rất nhỏ: " Thưa Cô, mái tóc
của em để xõa hay vén lên là có mục đích. Dạ, em vén lên những giờ
khác, còn em xõa để che tai là các giờ Chính trị, Sử và Văn... Than ôi!
Mình lại đang dạy Văn, đành cứng họng làm thinh, xấu hổ đến đắng cả cổ,
không nuốt nổi nước bọt để mà giảng tiếp. Thế là mình đã quá dại, quá lộ
liễu. Dạy Văn là phải nhai lại những giáo án soạn sẵn của họ; giảng
Kiều mà kiếm cách chửi bọn phong kiến mục ruỗng áp bức nhân dân, thế
cũng còn hơi dễ chứ giảng Kiều mà phải ngoẹo sao cho ra cái " Liên hệ
thực tế, liên hệ tư tưởng là chống Mỹ cứu nước " thì thật là khó. Khó,
nhưng rồi họ cũng dạy cho để nói được. Nói được, nhưng chắc cái miệng
cười méo qua một bên như từng bị báo cáo có ẩn chứa một tình ý gì đó mà
Hiền tinh ý nhận ra, mới dám phát biểu một câu nguy hiểm như vậy đó! "
Tránh mãi cũng không được.
Mỗi buổi sáng, sau khi ăn một củ khoai, xách chiếc xe đạp mini cũ mèm mà hấp tấp đạp tới trường.
Hôm ấy ngày khai trường nhưng không phải là " Một sớm mai đầy
sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi " đâu. Tôi đạp hộc xì
dầu vừa gần đến trường thì đụng phải một cậu bé cũng đi xe đạp. Đang đi
sát trước bên trái tôi, nó quẹo phải, tôi ủi vào, cả hai cùng ngã, may
không ai bị gì hết. Thấy cái mặt sốt rét vàng bủng với áo quần màu cứt ngựa, biết ngay nó chính là con nhà " ngoài nớ " vô, tôi liền sừng sộ:
- Đi chi lạ rứa, đồ khỉ !
Nhìn một cái tăm bánh xe trước của tôi bị quẹo, nó lúng túng sợ sệt:
- Cháu xin lỗi, cháu có đưa tay ra hiệu mà cô không tránh.
- Tránh, tránh cái con khỉ, tránh ba mươi năm ni rồi mà không được, chừ phải đụng đây.
Tự nhiên, bao nhiêu căm phẫn tôi trút hết lên màu áo cứt ngựa mà tôi đã vốn ghét sẵn:
- Có biết đây là Saigòn không? Xe đạp là hạng bét rồi, còn ra
hiệu cho ai tránh nữa- tôi trề môi kéo dài ra hai chữ " ra hiệu "- về
trong rừng của mày mà ra hiệu cho khỉ nó tránh.
Chưa đủ, tôi còn tặng cho nó một cái nguýt có đuôi rồi mới lật đật vào trường.
Ai ngờ, Trời phạt! Một sự trùng hợp không thể tưởng tượng được!
Ấy là giờ đầu, tôi điệu bộ bước vào lớp 10 C2 với cái vẻ nghiêm trang
nhưng " hiền hòa, phúc hậu " của một nhà giáo đầy vẻ bao dung, nở nụ
cười đầu năm để chào các em học sinh mới. Cả lớp đứng dậy, thì... ôi
thôi, cái thằng bé kia đang đứng ngay ở bàn đầu.
Trời! " oác " ơi là " oác ", thiệt không biết cách nào mà độn
thổ cho rồi. Không biết lúc ấy cái mặt tôi ngượng đến cỡ nào, còn em học
sinh kia thì cúi gầm mặt xuống.
Từ đó, việc dạy lớp 10 C2 đối với tôi là cả một hình phạt tâm lý
vô cùng nặng nề, kéo dài trong suốt cả niên học. Không bao giờ tôi quên
được thái độ dữ dằn, làm đày làm láo không nhà giáo tí nào của tôi khi
ăn hiếp đứa trẻ. Lắm lúc đang giảng bài mà thấy mặt nó, tôi khựng lại,
thật ngượng cho cái lớp áo nhà giáo của mình. Cũng còn một chút may
không phải là lớp Chủ nhiệm. Nếu không, với cái cách hướng dẫn gần gũi,
thân tình của cô Chủ nhiệm, tôi biết ăn làm sao, nói làm sao! Trời phạt
tôi cú này thiệt quá nặng!
Chỉ vì không có Prozac.
Năm ấy, tôi làm Chủ nhiệm lớp 10 C3. Sau 75, trai gái học
chung, có em Nguyễn văn Quang; em không thích học và cũng không giao
tiếp với bạn bè.Tôi Chủ nhiệm nên theo sát để nâng đỡ. Thấy tập vỡ của
em ghi chép loạn xà ngầu và thỉnh thoảng giữa bài lại chen vào câu " VC
về rồi, đời không đáng sống! ". Ngồi trong lớp em không nghe giảng,
thường thu mình lại. Tôi nhẫn nại khuyên bảo, hình như cũng có đôi chút
lọt lỗ tai, nhưng rồi đâu cũng hoàn đấy.
Tôi đến nhà em, tìm hiểu. Nghe cha mẹ bảo là ở nhà em chỉ cuộn
mình mà ngủ, thậm chí cũng không muốn ra ăn, không tiếp xúc với ai. Tôi
khuyên giải, lại chỉ một câu trả lời: " VC về rồi, đời không đáng sống!
". Tôi khuyên gia đình đưa em đi khám bệnh tâm trí. Kết quả là em bị
bệnh trầm uất. Thuốc Prozac chữa được bệnh này nhưng kiếm đâu ra? Nhiều
dược phòng tôi quen đã phải vứt thuốc xuống sông, xuống giếng để phi
tang cái gọi là tư sản! Mổ xẻ nhiễm trùng còn chịu chết vì không có
thuốc trụ sinh, huống chi những thứ thuốc xa vời đó. Tôi có dặn dò là
gia đình lưu ý cất giữ những đồ vật nguy hiểm, đề phòng em làm bậy.
Hè đến, không còn gặp nhau.
Một hôm, rằm tháng bảy, tôi đang cúi đầu lễ bái tại một ngôi
chùa, ngẩng đầu lên tôi bỗng lạnh cả xương sống. Một cái hũ mới toanh
với tấm hình và tên: Nguyễn Văn Quang, đặt ở bàn thờ!
Trời ơi! Sao vậy!? Đã dặn rồi mà! Tôi đạp xe một mạch đến nhà em
ở Hàng Xanh. Cớ sự cũng là vậy: Một hôm cả nhà đi vắng, dao rựa đã cất
hết nhưng về nhà thì hỡi ơi... „như thế! ". Một mảnh drap xé dọc
làm hai đã kết liễu một cuộc đời !!!
Vẫn còn tình thầy trò
Nói vậy chứ không phải tất cả đều là chuyện buồn! Tôi
vẫn tìm được những tấm lòng và đó là nguồn an ủi của lớp người ở lại như tôi, 14 năm đằng đẵng!
Có đứa báo cáo mình thì cũng có những đứa méc lại với mình! Có
những nam sinh đã hết lòng giúp tôi trong những giờ lao động, những lúc
mít tinh.
Kể không hết những nỗi buồn thấm thía trong những cái gọi là lao
động XHCN. Giáo viên phải giữ xe đạp của học sinh để lấy tiền cho
trường bằng cách bán vé; rồi giờ tan học phải chạy ra trước để chận xét
vé xe. Giáo viên phải bán cà rem, bánh ngọt cho học sinh trong giờ ra
chơi, phải chạy ra trước học sinh để kịp bán và phải hấp tấp vào lớp sau
học sinh vì còn nạp tiền. Phải xỏ dép nhựa gia công, làm gia công cho
các tổ hợp mành trúc. Tiền kiếm được đều nạp cho ban Giám hiệu, cũng
không hề nghe báo cáo là họ dùng vào việc gì. Những việc đó làm cho mình
nhiều khi nhìn lại mình, không biết mình có còn là " cô giáo " hay
không nữa! Nhưng cũng chính trong những giờ lao động đó mà mình tìm thấy
được là mình còn có học trò. Các em nam sinh luôn luôn giúp đỡ tôi tận
tình trong các công việc nặng. Chúng nó gánh vác hết và bao che khi thấy
tôi tinh thần sa sút, chán nản.
Còn nhớ năm tôi làm Chủ nhiệm cấp lớp 11, có em Trần Quý là một
tay anh chị chợ Bà Chiểu. Khi tôi được chia Chủ nhiệm lớp ấy, các bạn
đồng nghiệp đều ái ngại cho tôi, nhưng rồi tôi đã phong cho Quý làm
Trưởng ban Trật tự kiêm luôn Trưởng ban Lao động. Ấy là tôi khỏe re suốt
năm! Những buổi mít tinh, luôn luôn có điểm danh, thành phố kêu có mặt 8
giờ sáng, xuống đến quận còn lại 7giờ, xuống đến trường còn lại 6 giờ
rồi Công đoàn trường muốn lấy điểm, lại trừ hao thành ra bắt có mặt 5
giờ sáng! Luôn
luôn Quý dặn dò tôi "Cô cứ ngủ, độ 8,9 giờ Cô xẹt ra một chút cho có
mặt để ký giấy điểm danh, còn mọi việc để em ". Quý làm sao không biết,
mà mít tinh hoài, tôi chẳng bao giờ mất ngủ mà lớp tôi vẫn đứng trung
bình. Còn lao động mành trúc, Quý cũng để cho tôi thỉnh thoảng vắng mặt,
nhưng không hiểu sao lớp tôi cũng có vài lần đứng nhất?
Trong các thứ lao động, tôi chọn việc trồng khoai. Nhà của Quý ở
gần bờ sông, còn chút đất chưa trồng trọt, tôi đem lớp Chủ nhiệm về đó
trồng khoai. Lao động ở đó để buổi trưa còn được lên nhà Quý nghỉ mát và
uống nước, còn tôi cũng được " mát trời tranh thủ ngủ một giấc ". Thì
ra thầy trò chi cũng lòi cái bản chất tiểu tư sản ra cả. Chính trong
những ngày lao động với nhau đó mà tình thầy trò nẩy nở, nẩy nở luôn cả
một chút gì sâu kín bên trong, hình như là tình cùng đứng chung một giới
tuyến!
Kết quả của ba tháng lao động: Chuột cống đang moi hết khoai
củ. Ngày " thu hoạch " chỉ còn những dây khoai già vàng úa! Thầy trò
chúng tôi " Liên hoan kết thúc thắng lợi của 3 tháng lao động XHCN
" bên bờ sông thơ mộng bằng một bữa cơm độn bo bo với rau khoai lang
già luộc chấm xì dầu chanh tỏi. Buổi ăn liên hoan đó chưa bao giờ ngon
như vậy. Về trường cứ sự thật mà " báo cáo thành tích " với Công đoàn.
Kết quả lớp tôi đứng chót !
Vậy mà vẫn vui vì những kỷ niệm này làm cho thầy trò chúng tôi khắng khít thương yêu nhau hơn.
Thì ra những ngày sống dưới sự đày đọa từ thể chất đến tinh thần
của một thời ngày ấy, vẫn còn có những gì còn lại, những gì mang theo
thật ấm lòng và mãi mãi là những nét đẹp dễ thương muôn đời, nhớ đến vẫn
còn cảm thấy bâng khuâng cả " tấc lòng " !
Bao nhiêu năm qua rồi! Dù người bên đây hay người bên đó, dù
bát cơm trắng ngày nay thay bát cơm độn ngày nào, mong rằng chúng ta
đừng bao giờ quên chúng ta đã từng có những tháng ngày dở sống, dở chết;
chúng ta đã từng có một thời - Nước mắt là huyết lệ !!!
Mùa 30 tháng 4
1975- 2015
Nguyên Hạnh HTD
Bâng khuâng, Mùa Xuân lại về!
Có một thời dâu bể
Nước mắt là huyết lệ
Nụ cười chỉ tái tê
Đời chìm vào cơn mê...
Tôi muốn nói đến cái mốc thời gian cách đây 40 năm chính là tháng tư đen , nhưng lại là dấu ấn thắm màu máu đỏ đóng trên trang sử Việt Nam cũng là lằn ranh phân định hai đoạn đời trước, sau năm 75 của người dân miền Nam nói chung và đời nhà giáo của tôi nói riêng, thật hoàn toàn tương phản!
Đoạn đời trước đó, với ngôi trường phượng đỏ, tường hồng, còn ghi khắc bao kỷ niệm dễ thương mà tôi đã từng chia sẻ với học trò, với bạn bè. Ngược lại, đoạn đường sau này, dù ngắn ngủi hơn nhưng đã để lại cho đời mình những nỗi bi hài thâm thúy vô cùng!
Xin chia sẻ với những ai chưa từng sống với "họ", những người đã may mắn ra đi sớm nhất và chưa hề biết Cộng sản là gì?!
Bức thư viết bằng máu!
Người Huế hay nói: " Láo thiên láo địa, láo từ chợ Sịa láo vô ". Thật oan cho người Sịa. Tôi đã ở lại 14 năm sau 75,
nếu hỏi tôi ai láo nhất đời, tôi xin tặng ngay cho họ " Giải Nobel nói láo ". Láo từ trên xuống dưới, láo từ trong ra ngoài, láo từ trước đến sau, láo có hệ thống, có chỉ huy, có áp lực.
Khi xảy ra chiến cuộc với Trung Quốc năm 1978, con tôi đang học ở trường Đại học Bách khoa- Phú Thọ. Bọn đoàn viên mà mọi người gọi là bọn " ba mươi " làm nhiều điều xu phụ, nịnh bợ để giành quyền lợi vật chất, để phấn đấu vào đảng... Nhưng đến khi phải hy sinh như việc phải ra chiến trường chẳng hạn thì họ tìm cách đẩy bọn con em "nguỵ" đi trước. Khi chiến cuộc bắt đầu hơi căng, chúng bày trò " Cắt tay lấy máu viết lá huyết thư " đưa lên Thành uỷ xin tình nguyện nghỉ học để lên đường đi đánh Trung Quốc. Con tôi không biết gì cả, tự nhiên sáng dậy vào trường thì đã thấy tên mình đứng ngon lành trên bức thư viết bằng máu đòi bỏ học để lên đường cứu nước!!! Nhìn lại ngón tay mình đâu có đứt. Máu chó hay mực đỏ ? Hỏi quanh mấy thằng bạn, có nhiều đứa cũng con "nguỵ", cũng không đoàn viên, cũng không tình nguyện, cũng không " đứt tay " mà cũng có tên trên bức huyết thư đó!
Bức thư dâng lên Khoa trưởng, Khoa trưởng dâng lên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Chủ tịch chấp thuận. Thư in lên báo, báo chí ca cải lương thêm, định ngày tháng rõ ràng trong hai tuần nữa là làm lễ xuất quân. Phát áo quần hành trang cho từng đứa và ông Chủ tịch sẽ đến dự lễ. Nhà trường ra thông báo ngày trình diện, các " sinh viên tình nguyện " phải mặc đồ nhà binh sẵn, mang ba lô để làm lễ xong là lên đường luôn. Nghe có vẻ là quá dứt khoát, có vẻ là lệnh lạc đã đâu vào đấy rồi. Tuy nhiên ở cuối thông báo có một câu rất mâu thuẫn khôi hài:
" Ai trốn trình diện sẽ bị đuổi học "
À ha! Những đứa đã hăng hái cắt tay mình lấy máu để viết thư đòi nghỉ học để cứu nước, sao lại còn " trốn " nhỉ? Cái ngòi bút của họ sao mà dễ uốn cong đến thế! Cuối cùng cũng lòi đuôi chuột!!!
Tất nhiên con mình với những thằng con " nguỵ " khác, bèn tẩu vi thượng sách. Không trình diện! Đành phải ra đi thôi, không còn con đường nào khác!
Mái tóc của Hiền
Thời đó, ở trong nghề nhà giáo, tưởng đã núp lén được nhiều, yên thân hơn một chút, hóa ra họ gán cho các Cô mấy chữ " Cái máy cái " để sản xuất ra những cái " máy con "; ấy là các Thầy Cô được dạy nói dốc để đẻ ra những cái máy nói dốc khác, nhất là giáo viên Văn và Sử. Dạy lớp 9, phải ca tụng tác phẩm " Hòn Đất "của Anh Đức trong đó người mẹ là " Bà Cả Xợi " đã phĩnh dỗ được con trai theo "nguỵ" về để cho họ phục kích giết chết. Dạy lớp 11, phải đặt chuyện quan lại phong kiến áp bức nàng Kiều, phải ca tụng Từ Hải là cách mạng v.v... Thiệt là vui !
Cô bạn dạy Văn kể lại: " Mình nói láo không trôi chảy nên mặt mày dễ bị lộ, cho nên đã có lần một thằng đoàn viên nó báo cáo là khi cô giảng bài, mỗi lần nói đến mấy chữ " Bọn quan lại mục ruỗng " là thấy cô cười méo méo, nửa cái miệng xích qua bên trái. "
Rồi Cô kể tiếp:
" Thường thường mình hay khó chịu với những mái tóc dài rũ xuống hai bên má, lòa xòa che cả mặt. Khi cúi viết bài, có em bỏ mặc cho tóc rũ phía trước che hết mặt; có em thì chống cùi chõ lên bàn, đưa một tay chống màng tang, vén bớt một bên tóc, chỉ còn một tay ghi chép một cách chễnh mãng.
Một hôm, có một em ngồi ở đầu bàn, tóc xõa cả hai bên má, mình vừa giảng vừa bước xuống gần, nói nhỏ " Buộc tóc lên ", không ngờ cô bé cả gan ngước mắt lên nói lại với mình, cũng rất nhỏ: " Thưa Cô, mái tóc của em để xõa hay vén lên là có mục đích. Dạ, em vén lên những giờ khác, còn em xõa để che tai là các giờ Chính trị, Sử và Văn... Than ôi! Mình lại đang dạy Văn, đành cứng họng làm thinh, xấu hổ đến đắng cả cổ, không nuốt nổi nước bọt để mà giảng tiếp. Thế là mình đã quá dại, quá lộ liễu. Dạy Văn là phải nhai lại những giáo án soạn sẵn của họ; giảng Kiều mà kiếm cách chửi bọn phong kiến mục ruỗng áp bức nhân dân, thế cũng còn hơi dễ chứ giảng Kiều mà phải ngoẹo sao cho ra cái " Liên hệ thực tế, liên hệ tư tưởng là chống Mỹ cứu nước " thì thật là khó. Khó, nhưng rồi họ cũng dạy cho để nói được. Nói được, nhưng chắc cái miệng cười méo qua một bên như từng bị báo cáo có ẩn chứa một tình ý gì đó mà Hiền tinh ý nhận ra, mới dám phát biểu một câu nguy hiểm như vậy đó! "
Tránh mãi cũng không được.
Mỗi buổi sáng, sau khi ăn một củ khoai, xách chiếc xe đạp mini cũ mèm mà hấp tấp đạp tới trường.
Hôm ấy ngày khai trường nhưng không phải là " Một sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi " đâu. Tôi đạp hộc xì dầu vừa gần đến trường thì đụng phải một cậu bé cũng đi xe đạp. Đang đi sát trước bên trái tôi, nó quẹo phải, tôi ủi vào, cả hai cùng ngã, may không ai bị gì hết. Thấy cái mặt sốt rét vàng bủng với áo quần màu cứt ngựa, biết ngay nó chính là con nhà " ngoài nớ " vô, tôi liền sừng sộ:
- Đi chi lạ rứa, đồ khỉ !
Nhìn một cái tăm bánh xe trước của tôi bị quẹo, nó lúng túng sợ sệt:
- Cháu xin lỗi, cháu có đưa tay ra hiệu mà cô không tránh.
- Tránh, tránh cái con khỉ, tránh ba mươi năm ni rồi mà không được, chừ phải đụng đây.
Tự nhiên, bao nhiêu căm phẫn tôi trút hết lên màu áo cứt ngựa mà tôi đã vốn ghét sẵn:
- Có biết đây là Saigòn không? Xe đạp là hạng bét rồi, còn ra hiệu cho ai tránh nữa- tôi trề môi kéo dài ra hai chữ " ra hiệu "- về trong rừng của mày mà ra hiệu cho khỉ nó tránh.
Chưa đủ, tôi còn tặng cho nó một cái nguýt có đuôi rồi mới lật đật vào trường.
Ai ngờ, Trời phạt! Một sự trùng hợp không thể tưởng tượng được! Ấy là giờ đầu, tôi điệu bộ bước vào lớp 10 C2 với cái vẻ nghiêm trang nhưng " hiền hòa, phúc hậu " của một nhà giáo đầy vẻ bao dung, nở nụ cười đầu năm để chào các em học sinh mới. Cả lớp đứng dậy, thì... ôi thôi, cái thằng bé kia đang đứng ngay ở bàn đầu.
Trời! " oác " ơi là " oác ", thiệt không biết cách nào mà độn thổ cho rồi. Không biết lúc ấy cái mặt tôi ngượng đến cỡ nào, còn em học sinh kia thì cúi gầm mặt xuống.
Từ đó, việc dạy lớp 10 C2 đối với tôi là cả một hình phạt tâm lý vô cùng nặng nề, kéo dài trong suốt cả niên học. Không bao giờ tôi quên được thái độ dữ dằn, làm đày làm láo không nhà giáo tí nào của tôi khi ăn hiếp đứa trẻ. Lắm lúc đang giảng bài mà thấy mặt nó, tôi khựng lại, thật ngượng cho cái lớp áo nhà giáo của mình. Cũng còn một chút may không phải là lớp Chủ nhiệm. Nếu không, với cái cách hướng dẫn gần gũi, thân tình của cô Chủ nhiệm, tôi biết ăn làm sao, nói làm sao! Trời phạt tôi cú này thiệt quá nặng!
Chỉ vì không có Prozac.
Năm ấy, tôi làm Chủ nhiệm lớp 10 C3. Sau 75, trai gái học chung, có em Nguyễn văn Quang; em không thích học và cũng không giao tiếp với bạn bè.Tôi Chủ nhiệm nên theo sát để nâng đỡ. Thấy tập vỡ của em ghi chép loạn xà ngầu và thỉnh thoảng giữa bài lại chen vào câu " VC về rồi, đời không đáng sống! ". Ngồi trong lớp em không nghe giảng, thường thu mình lại. Tôi nhẫn nại khuyên bảo, hình như cũng có đôi chút lọt lỗ tai, nhưng rồi đâu cũng hoàn đấy.
Tôi đến nhà em, tìm hiểu. Nghe cha mẹ bảo là ở nhà em chỉ cuộn mình mà ngủ, thậm chí cũng không muốn ra ăn, không tiếp xúc với ai. Tôi khuyên giải, lại chỉ một câu trả lời: " VC về rồi, đời không đáng sống! ". Tôi khuyên gia đình đưa em đi khám bệnh tâm trí. Kết quả là em bị bệnh trầm uất. Thuốc Prozac chữa được bệnh này nhưng kiếm đâu ra? Nhiều dược phòng tôi quen đã phải vứt thuốc xuống sông, xuống giếng để phi tang cái gọi là tư sản! Mổ xẻ nhiễm trùng còn chịu chết vì không có thuốc trụ sinh, huống chi những thứ thuốc xa vời đó. Tôi có dặn dò là gia đình lưu ý cất giữ những đồ vật nguy hiểm, đề phòng em làm bậy.
Hè đến, không còn gặp nhau.
Một hôm, rằm tháng bảy, tôi đang cúi đầu lễ bái tại một ngôi chùa, ngẩng đầu lên tôi bỗng lạnh cả xương sống. Một cái hũ mới toanh với tấm hình và tên: Nguyễn Văn Quang, đặt ở bàn thờ!
Trời ơi! Sao vậy!? Đã dặn rồi mà! Tôi đạp xe một mạch đến nhà em ở Hàng Xanh. Cớ sự cũng là vậy: Một hôm cả nhà đi vắng, dao rựa đã cất hết nhưng về nhà thì hỡi ơi... „như thế! ". Một mảnh drap xé dọc làm hai đã kết liễu một cuộc đời !!!
Vẫn còn tình thầy trò
Nói vậy chứ không phải tất cả đều là chuyện buồn! Tôi
vẫn tìm được những tấm lòng và đó là nguồn an ủi của lớp người ở lại như tôi, 14 năm đằng đẵng!
Có đứa báo cáo mình thì cũng có những đứa méc lại với mình! Có những nam sinh đã hết lòng giúp tôi trong những giờ lao động, những lúc mít tinh.
Kể không hết những nỗi buồn thấm thía trong những cái gọi là lao động XHCN. Giáo viên phải giữ xe đạp của học sinh để lấy tiền cho trường bằng cách bán vé; rồi giờ tan học phải chạy ra trước để chận xét vé xe. Giáo viên phải bán cà rem, bánh ngọt cho học sinh trong giờ ra chơi, phải chạy ra trước học sinh để kịp bán và phải hấp tấp vào lớp sau học sinh vì còn nạp tiền. Phải xỏ dép nhựa gia công, làm gia công cho các tổ hợp mành trúc. Tiền kiếm được đều nạp cho ban Giám hiệu, cũng không hề nghe báo cáo là họ dùng vào việc gì. Những việc đó làm cho mình nhiều khi nhìn lại mình, không biết mình có còn là " cô giáo " hay không nữa! Nhưng cũng chính trong những giờ lao động đó mà mình tìm thấy được là mình còn có học trò. Các em nam sinh luôn luôn giúp đỡ tôi tận tình trong các công việc nặng. Chúng nó gánh vác hết và bao che khi thấy tôi tinh thần sa sút, chán nản.
Còn nhớ năm tôi làm Chủ nhiệm cấp lớp 11, có em Trần Quý là một tay anh chị chợ Bà Chiểu. Khi tôi được chia Chủ nhiệm lớp ấy, các bạn đồng nghiệp đều ái ngại cho tôi, nhưng rồi tôi đã phong cho Quý làm Trưởng ban Trật tự kiêm luôn Trưởng ban Lao động. Ấy là tôi khỏe re suốt năm! Những buổi mít tinh, luôn luôn có điểm danh, thành phố kêu có mặt 8 giờ sáng, xuống đến quận còn lại 7giờ, xuống đến trường còn lại 6 giờ rồi Công đoàn trường muốn lấy điểm, lại trừ hao thành ra bắt có mặt 5 giờ sáng! Luôn
luôn Quý dặn dò tôi "Cô cứ ngủ, độ 8,9 giờ Cô xẹt ra một chút cho có mặt để ký giấy điểm danh, còn mọi việc để em ". Quý làm sao không biết, mà mít tinh hoài, tôi chẳng bao giờ mất ngủ mà lớp tôi vẫn đứng trung bình. Còn lao động mành trúc, Quý cũng để cho tôi thỉnh thoảng vắng mặt, nhưng không hiểu sao lớp tôi cũng có vài lần đứng nhất?
Trong các thứ lao động, tôi chọn việc trồng khoai. Nhà của Quý ở gần bờ sông, còn chút đất chưa trồng trọt, tôi đem lớp Chủ nhiệm về đó trồng khoai. Lao động ở đó để buổi trưa còn được lên nhà Quý nghỉ mát và uống nước, còn tôi cũng được " mát trời tranh thủ ngủ một giấc ". Thì ra thầy trò chi cũng lòi cái bản chất tiểu tư sản ra cả. Chính trong những ngày lao động với nhau đó mà tình thầy trò nẩy nở, nẩy nở luôn cả một chút gì sâu kín bên trong, hình như là tình cùng đứng chung một giới tuyến!
Kết quả của ba tháng lao động: Chuột cống đang moi hết khoai củ. Ngày " thu hoạch " chỉ còn những dây khoai già vàng úa! Thầy trò chúng tôi " Liên hoan kết thúc thắng lợi của 3 tháng lao động XHCN " bên bờ sông thơ mộng bằng một bữa cơm độn bo bo với rau khoai lang già luộc chấm xì dầu chanh tỏi. Buổi ăn liên hoan đó chưa bao giờ ngon như vậy. Về trường cứ sự thật mà " báo cáo thành tích " với Công đoàn. Kết quả lớp tôi đứng chót !
Vậy mà vẫn vui vì những kỷ niệm này làm cho thầy trò chúng tôi khắng khít thương yêu nhau hơn.
Thì ra những ngày sống dưới sự đày đọa từ thể chất đến tinh thần của một thời ngày ấy, vẫn còn có những gì còn lại, những gì mang theo thật ấm lòng và mãi mãi là những nét đẹp dễ thương muôn đời, nhớ đến vẫn còn cảm thấy bâng khuâng cả " tấc lòng " !
Bao nhiêu năm qua rồi! Dù người bên đây hay người bên đó, dù bát cơm trắng ngày nay thay bát cơm độn ngày nào, mong rằng chúng ta đừng bao giờ quên chúng ta đã từng có những tháng ngày dở sống, dở chết; chúng ta đã từng có một thời - Nước mắt là huyết lệ !!!
Mùa 30 tháng 4
1975- 2015
Nguyên Hạnh HTD
Bâng khuâng, Mùa Xuân lại về!
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa
vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng
lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần
nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se
sắt nhớ!
Thời gian trôi thật nhanh, ngày tháng cứ lao vùn vụt như tên bay.
Cuộc đời tưởng đã tang hoang mênh mông bất trắc, vào quê hương mới không
biết đứng ở vị trí nào, chỉ muốn tan loảng vào các thế giới không tên
tuổi cho qua ngày tháng! Rồi dần dần mọi điều không như ý lúc ban đầu đã
được cải thiện, đã hội nhập được với dòng sông chính của Cộng đồng và
đời tôi đã bớt lênh đênh chìm nổi. Tôi tưởng mình đã đi vào lòng cuộc
sống ở đây, hóa ra tôi vẫn đứng ngoài lề, lòng vẫn đớn đau khi thấy
thiên hạ đón mừng Năm Mới của họ, nghe tiếng pháo nổ mà mắt tôi hai giọt
lệ muốn ứa trào!
Tết ở quê người buồn quá, tuyết trắng mênh mông buốt giá chập chùng,
buốt cả tâm cang. Ngồi ở đây, trong u buồn của mùa đông ảm đạm, lòng tôi
không khỏi chùng xuống khi nghĩ đến giờ này, bên nhà dù nghèo dù cực
đến đâu, gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị cho những ngày Tết, tạm quên
đi những vất vả áo cơm hằng ngày, không giống như khu phố tôi đang ở,
giao thừa không tiếng pháo, vẫn im vắng lặng lờ với bóng tối của những
con đường dài hun hút thâm sâu.
Tôi nhớ về Huế của tôi, quê hương nghèo lắm ai ơi, phải trải qua
những ngày tháng mưa dầm lũ lụt, mưa không ngớt lạnh thấu xương; mưa rơi
mãi giọt ngắn giọt dài, buồn cứ như đọng lại từng giọt không muốn bay
đi. Có khi mưa không nhớ ngày, kéo dài cả tháng, trời Huế luôn luôn tím
mây u buồn.
Tôi thường xót xa cho xứ Huế phải chịu đựng cả một mùa đông tê tái
nhưng rồi tháng chạp cũng qua mau, khắc nghiệt bớt dần cho Huế vui hơn
một chút. Mưa phùn dìu dịu, trời lất phất mưa bay, một thoáng nắng rất
nhẹ, mong manh sợi tơ trời ẻo lả như nhắc nhở Xuân đã về và Huế lao xao
mùa cưới. Không hiểu sao người ta cứ chờ đến gần Tết mới cưới nhau, có
lẽ tình Huế hòa theo cái ấm áp êm ả của tiết Xuân bắt đầu và các cô dâu
Huế sẽ rưng rưng trong hạnh phúc đầu Xuân chăng?
Huế bắt đầu hanh nắng, mưa phùn cho cỏ cây mượt xanh. Từ lúc đó, Huế
như bừng sống lại, để mừng Xuân đây đó, nhà cửa được sơn quét lại, cây
cỏ hàng rào được tỉa cắt vun xới. Trong nhà, đồ thờ bằng đồng được bày
biện khang trang trên mặt tủ chè chạm trổ tinh vi sau khi đã được đánh
bóng sáng choang.
Tôi nhớ những đêm cùng anh chị thức canh nồi bánh tét, lòng nôn nao
nghe tiếng pháo vọng xa xa trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nào cũng rực rỡ
với mai vàng, vạn thọ khoe sắc bên những cành đào phơi phới. Đẹp nhất
vẫn là chợ hoa ngày Tết, say sưa đi trong những rừng hoa thược dược, hoa
cúc, mẫu đơn, hải đường... những chậu tắc nặng trĩu cả trái che lắp hết
lá, đứng xa trông như một tấm lụa vàng rực rỡ và cũng băn khoăn không
ít khi mình muốn chọn cho được một cành mai vừa ý. Tôi đã gặp biết bao
nhiêu loại kỳ hoa dị thảo giữa xứ người, quanh tôi đâu cũng có hoa,
những bông hoa to tướng lộng lẫy sắc màu, thơm ngập mũi nhưng cũng không
thể làm tôi quên được những cánh mai vàng của quê nhà.
Đúng là mùa Xuân đã thật sự trở về trong mưa Xuân phơi phới, Huế dịu
dàng một thoáng lạnh đủ làm đôi má nhuốm hồng, đôi môi se thắm. Người
Huế đón Xuân hiền hòa, đằm thắm nhẹ nhàng như những nụ đào, nụ mai e ắp
từ từ bước vào tiết Xuân. Đường phố rộn rịp, người thiếu nữ Huế sẽ bận
rộn nhiều hơn với những sinh hoạt đón Tết trong gia đình, phải làm đủ
các thứ nào là mứt gừng, mứt thơm, mứt dừa, mứt khoai, mứt tắc v.v...
Làm con gái Huế khổ cực lắm chứ không sung sướng gì đâu, phải công dung
ngôn hạnh, phải biết làm các thứ mứt, bánh, nếu không sẽ bị nhà chồng
chê bai. Những ngày mới về làm dâu nhà chồng, tôi sợ nhất là những ngày
có đám giỗ lớn, phải làm nhiều thứ bánh, mứt, phải khéo tay mà tôi thì
vốn vụng về. Ba tôi thường an ủi rằng học chữ mới khó chứ học các món nữ
công không khó lắm đâu nhưng sao tôi thấy con đường đó vẫn gian nan hơn
con đường tôi đi đến trường nhiều lắm!
Rồi tối 28, 29 Tết mùi hương trầm đã thơm ngào ngạt khắp nơi; đến đêm
30 khói hương trầm bay từ nhà này sang nhà kia, ấm cúng vô cùng. Ngày
còn đi học, còn ở tuổi xuân thì mộng mơ, tôi trân quý không khí trang
nghiêm huyền diệu của đêm giao thừa vô cùng. Trong bầu không khí tĩnh
mịch của đêm trừ tịch đó, tôi thường hay viết nhật ký, ghi lại những cảm
giác xôn xao rung động trong lòng mình, ngồi chờ tiếng pháo giao thừa
như một lời vẫy gọi đón chào những ngày Xuân sắp đến. Lòng lúc nào cũng
tràn đầy hy vọng Năm Mới sẽ mang đến cho mình những êm đẹp hơn, tương
lai sáng sủa hơn.
Những ngày Tết còn rộn ràng xôn xao những câu chúc tụng nhau trên con
đường xóm nhỏ dập dìu người qua kẻ lại khi tôi trở về làng quê thăm bà
con họ hàng. Tôi nhớ mãi không khí nồng ấm của những ngày Xuân, chan hòa
tình làng nghĩa xóm, nét mặt mọi người đều vui tươi hớn hở và tràn ngập
yêu thương.
Ôi! màu sắc mùa Xuân đã làm ấm cúng không khí của mọi gia đình; ngoài
kia mưa bay nhè nhẹ cho mát mẻ không gian. Huế ao ước những ngày mưa
phùn nên thơ, ngây ngất hương Xuân và ấm áp tình người kéo dài thêm chút
nữa cho sông Hương mãi mãi êm đềm tình Huế. Còn tôi vẫn là kiếp tha
hương nhưng lòng vẫn mong mỏi một ngày về hưởng lại cái Tết thanh bình
trong căn nhà xưa cũ mái ngói rêu phong, nơi tôi đã lớn lên cùng những
cây chanh, cây bưởi, gốc mai trước sân cùng những bụi chuối, cây mít,
cây nhãn sau vườn cũng như để cho tôi được sống lại những ngày xưa thân
ái mà tôi vẫn hằng ôm ấp trong lòng dù không gian biền biệt, dù thời
gian đã rêu xanh.
Nguyên Hạnh – HTD.
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng!
Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
Huế lầm than trong lũ lụt mưa nguồn. Tôi nhớ những cơn bão lụt phũ phàng phủ lên đầu dân Huế. Nước và nước, từng dòng nước đục ngầu ngập tràn tàn phá khắp nơi, đường rầy xe lửa bị xói lở, trôi luôn bờ sắt, nhà cửa loang lổ, tường vôi còn in rõ dấu nước thấm vào, nhiều căn nhà phên tre mái tôn bị sập nằm đó, không biết người trôi giạt đi đâu?
Từ Cồn Hến, Nguyệt Biều, Kim Long, Bao Vinh, Phú Vang, Hương Điền, Hương Trà cho đến vùng thành phố Tây Linh, Tây Lộc, Diệu Đế, Đông Ba, Gia Hội, Chi Lăng... nước đều thăm viếng mọi nơi không bỏ sót. Vỹ Dạ nên thơ lút chợ, lút nhà, ngập trường học, đình làng. Hàn Mặc Tử -thi sĩ yêu Vỹ Dạ- nếu còn sống chắc chắn sẽ dành cho Vỹ Dạ một bài thơ buồn "Tắt Nắng". Thật thế, nắng đã tắt từ lâu, chỉ có mưa và mưa xối xả, nước sông Hương đục ngầu cuồn cuộn chảy, còn đâu cảnh Huế thơ, Huế mộng ngày nào!
Biết bao đau thương mà dân Huế phải trải qua và chịu đựng nhưng Huế vẫn còn muôn vàn quyến rũ. Huế đã cho tôi những kỷ niệm đẹp, tình người đẹp và nhẹ nhàng nhưng cũng mong manh như tơ trời! Tôi thích nhất là vào mùa mưa lạnh, kéo nhau đi ăn bánh khoái ở chân cầu Đông Ba. Mới bước vào quán đã ngửi thấy mùi thơm của bánh, tiếng mỡ trong chảo nóng vang lên tiếng xèo thật lớn, bà chủ quán đổ bột vào nhẹ nhàng, xếp từng miếng thịt rồi từng con tôm; tôm nằm co quắp trên tấm thảm màu vàng bằng bột càng làm nổi bật màu đỏ hồng của nó. Rải rác chung quanh là màu nâu sậm của nấm, màu trắng của giá. Khi chiếc bánh đã đến độ chín vàng giòn, bà múc một muỗng trứng gà đã đánh nhuyễn rưới vào chung quanh chảo, thế là chiếc bánh đã hoàn thành. Bà xếp gập chiếc bánh lại làm hai, bỏ ra dĩa, chiếc bánh bốc hơi khói cộng thêm mùi thơm và màu vàng đậm của bánh.
Tôi nghĩ không ai có thể từ chối ăn chiếc bánh như thế! Tương để chấm với bánh cũng cầu kỳ không kém; tương phải là tương Huế tự làm, đậu phụng tươi luộc chín xay nhuyễn, gan heo xào với tỏi bằm nhỏ, ớt bột xào với mỡ. Tất cả các thứ đó đem trộn chung lại với nhau làm thành một thứ nước chấm tuyệt hảo. Kèm theo bánh là dĩa rau diếp non, lá mỏng như lụa màu xanh nõn chuối, các loại rau thơm với trái ớt xanh, vài miếng trái vả, vài lát khế chua và vài miếng tỏi sống. Vị béo ngậy của bánh quyện vào tương, vị chua của khế, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi cùng vị hơi chát của trái vả. Tôi thiết tưởng không thể có món ăn nào ngon hơn và thắm thiết hơn thế nữa!
Huế còn biết bao nhiêu điều để thương, để nhớ, để ngậm ngùi! Tiếng chuông Thiên Mụ vang vọng lúc chiều buông càng tăng thêm vẻ tĩnh mịch trầm tư. Nhìn dòng Hương Giang lờ lững, nhìn núi Ngự chênh vênh và mấy nhịp cầu Trường Tiền nối hai bờ thương nhớ, sao mà đáng yêu đến thế! Mùa sen nở, Tịnh Tâm nồng ấm, những con đường Nội Thành hiền hòa phủ đầy bóng mát.
Trong ký ức bỗng rộn ràng xôn xao nỗi nhớ, nhớ những chuyến đò Thừa Phủ ngày xưa, những buổi tan trường ríu rít bên nhau. Một, hai, ba... chạy nhanh xuống bến, có khi xách guốc mà chạy, quần xắn ống lên cao mà lội, mà trèo... Có những lúc vừa đặt chân lên, lòng khấp khởi mừng thầm vì kịp chuyến thì cũng có lúc đò đã quá đầy, chủ đò lại neo giam tại bến. Cả bọn nhìn nhau phân vân, nửa muốn xuống, nửa lại muốn ngồi lì đợi chuyến sau. Hoặc những sáng sớm tinh mơ, cả bọn lao xao cười nói đợi đò qua bên kia sông trên đường đến trường. Dòng sông bềnh bồng sương khói, hai hàng áo trắng tóc thề làm đầy cả chuyến đò ngang. Bao nhiêu đứa cùng xuôi một đò, cùng sang một bến với tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông thời thiếu nữ. Thế mà từ giã mái trường Đồng Khánh thân yêu bước xuống dòng đời, mỗi đứa lại tách về một bến. Dầu đục hay trong cũng phải đi cho trọn quãng đường đời, vẫn cố đứng vững trên đôi chân của mình dù phải qua bao ngang trái đắng cay!
Cái vui thú nhất trong đời học sinh là được nghỉ học, nghỉ hai giờ đầu chẳng hạn, đạp xe vòng vòng dọc theo bờ sông Hương, những buổi sáng có sương mù bao phủ, dòng sông mờ mờ ảo ảo, đẹp não nùng! Những kỷ niệm rất vui, rất hồn nhiên vô tư nhưng khi nhớ lại cảm thấy man mác buồn! Làm sao có được nữa -dù chỉ một lần- gặp lại trong tâm hồn ta tình cảm lãng đãng một thời chép truyền tay nhau những bài thơ tình ướt át của Xuân Diệu, của Huy Cận... Chưa có một sợi khói nào vương trong mắt nhưng tôi và các bạn đã thuộc lòng những câu thơ tình tứ đó.
Tôi không quên những buổi chiều hè, đứng trên đồi Từ Hiếu, im lặng lắng nghe ước muốn được làm cây thông đang reo trong lòng mình! Rồi đi ngược sông Hương, băng qua Thiên Mụ qua luôn Văn Thành, Võ Thành, qua luôn Chợ Đồn, đi một đoạn nữa đến một vùng mây nước mênh mông của các nhánh sông nhỏ đổ vào sông Hương gọi là Long Hồ, xa xa là núi Tuần. Những lần đứng ngắm cảnh hoàng hôn như thế, tôi cứ bảo là hoàng hôn của Bà Huyện Thanh Quan vì nơi đây hội đủ tất cả những cảnh trong từng câu thơ của Bà. Đúng là cảnh "Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn", ngắm hoài không chán, đứng mãi không muốn về! Đến bây giờ tôi vẫn còn nợ chính bản thân tôi một bức tranh tả cảnh hoàng hôn của Bà Huyện Thanh Quan. Tôi không bao giờ pha màu được cảnh bảng lảng bóng hoàng hôn đó cả và đó cũng là điều tôi luôn luôn tìm kiếm đến tận bây giờ! Các màu mà theo trí tưởng tượng của tôi có lẽ là sự hợp lại, tan vào của tím nhạt, hồng nhạt, vàng nhạt, lam nhạt, màu của sương của khói, thêm một chút gió của núi, hơi của nước và một chút thì thầm phát xuất từ con tim!
Ngoài ra, khu vườn quê mẹ vẫn là một vòng tay êm ái cho ta muốn quay về. Huế của tôi thiếu sự trù phú ưu đãi của thiên nhiên nhưng sao vẫn thừa sức quyến rũ để mãi mãi là lối về êm ái ngọt ngào trên bước đường xa quê. Tôi luôn ao ước được trở lại Huế, trở lại trường Đồng Khánh dấu yêu, mặc áo trắng ngày xưa đứng dưới hàng phượng vỹ trước cổng trường để mà nghe muôn ngàn âm hưởng của ngày xưa vọng lại.
Vẫn mong muốn trở về những ngày cuối cuộc đời. "rũ bụi phong trần" ẩn dật trong mảnh vườn quê hương để được sống với bao kỷ niệm; để được hít thở mùi hương hoa bưởi, hoa ngâu, hoa ngọc lan; để được nhìn thấy khu vườn ngập nắng của mùa hạ, chim chóc kêu ríu rít trên cây nhãn lồng chín rộ được bọc bằng mo cau, màu hoa khế tim tím trong vườn; nằm dưới gốc cây mã trảo thơm lừng thấy cả bầu trời Huế với cơn mơ đi vào thế giới tuổi thơ ngày nào !!!
... Để chiều nay ta lạc loài trên xứ lạ,
Nghẹn ngào dâng thương nhớ quá Đồng Khánh ơi!
Nguyên Hạnh - HTD.
München - Đức Quốc
Những ngày Mậu Thân
(Dân chúng chạy loạn trong Tết Mậu
Thân)
· Nguyên Hạnh HTD
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt
Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật.
Mồng Một Tết vẫn ăn Tết
sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại
trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ
nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều
lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui
như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi
trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
Trong sân trường có một nhà chơi
(préau) rất rộng, đêm đó tôi nghe vang cả tiếng hát hò, cứ nghĩ rằng năm nào
cũng vậy, lính đóng quân ở đây để bảo vệ an ninh cho thành phố trong dịp Tết,
có ngờ đâu Việt Cộng đã tràn về chiếm đóng đầy cả ngôi trường rồi.
Sáng mồng 2, riêng mình tôi dậy sớm lo
nấu nước pha trà để cúng Ông Bà. Vừa xuống bếp mở một cánh cửa sổ thì một viên
đạn bay vèo xuyên thủng cánh cửa còn lại – giàn bếp này đối diện với Lao xá Thừa
Thiên, khiếp đảm quá, tôi chạy vào lùa 3 đứa con cùng bà Vú vào trốn hết trong
phòng ngủ của chúng tôi. Tiếng súng đã bắt đầu nổ dồn, đằng sau các dãy nhà
phía tầng trệt nổi lên những tiếng khóc càng ngày càng lớn dần, thì ra đó là
nhà của chị Bạch Mai, một nhân viên của trường. Một viên đạn khác xuyên thủng
cánh cửa lớn phòng ngủ rơi ngay trên nóc mùng, vậy là cả nhà đành chun vào cái
giá gỗ dài treo quần áo rồi lấy nệm phủ lên làm hầm trú ẩn. Nghe tiếng súng
nhưng lòng vẫn còn hoang mang, chưa biết sự thể như thế nào, tôi bèn hé mở cánh
cửa sổ nhìn xuống sân trường, trời ơi! tưởng chừng như đất trời sụp đổ, ước gì
đất dưới chân tôi cũng sụp luôn có lẽ còn đỡ khổ tâm hơn khi nhìn thấy lính đi
toàn dép râu, mang băng tay đỏ với mũ tai bèo! Quá khiếp đảm, không bao giờ tôi
có thể nghĩ rằng Việt Cộng đã ở sát ngay bên lưng mình! Thế là từ đó, chúng tôi
trốn kín ở trong phòng, không dám cử động mạnh, cứ sợ bên ngoài Việt Cộng nhận
biết chúng tôi đang ở trong này thì nguy.
Súng vẫn nổ ran, tôi nghe có tiếng sột
soạt ở dưới bếp và ngoài hành lang, rón rén bò ra nhìn qua ổ khóa, trời ơi!
chúng đang chiên bánh phồng tôm và vì không biết cách chiên nên bánh bị cháy
đen cả. Còn ngoài hành lang, một số khác đang ngồi trên cái đu mà ăn mía. Nhà
nào Tết cũng dự trữ quá đầy đủ thức ăn nên tha hồ cho chúng vơ vét. Không thể
tưởng tượng được chúng tôi đang ở cách Việt Cộng có một bức tường lâu lâu phải
rón rén bò ra tủ lạnh lấy thức ăn vào vì 3 đứa con tôi còn nhỏ quá (8 tuổi, 5
tuổi và đứa bé gái mới 3 tháng). Hai đứa lớn lại bị lên ban đỏ, sốt hừng hực, đứa
bé gái đói qua khóc vang lên, đành phải bò ra phòng khách lấy nước trong hồ cá
để pha sữa. Chúng tôi sống cách biệt với bên ngoài như vậy cho đến ngày thứ tư,
ba ngày dài đằng đẳng trôi qua trong kinh hoàng trong khi đạn vẫn nổ đều.
Sáng ngày thứ tư, chúng phá cửa, chĩa
súng vào phòng khách sau khi vượt qua được phòng ngủ của các con tôi. Chúng la
lớn „Ai còn ở trong nhà phải ra trình diện, nếu không sẽ ném lựu đạn vào“. Nghe
vậy, tôi sợ quá vội bế đứa bé gái chạy ra. Nhìn
qua khe cửa, thấy cả một họng súng đen ngòm, tôi lật đật rút chốt cửa, chúng hỏi
to lên: còn ai ở trong nhà nữa không? Tôi phải khai còn chồng con tôi nữa, nghĩ
rằng lúc đó nếu chồng tôi chui xuống gầm giường để trốn thì phiền. Chúng quát
tháo nạt nộ om sòm, tôi phải giải thích rằng đạn bắn dữ quá không dám ra vì sợ
lạc đạn, mà thật thế hai bên đang bắn nhau không ngừng nghỉ. Việt Cộng đóng
quân bên này, bên kia Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên vẫn còn quân đội của
chúng ta trú đóng. Chúng lao vào, các con tôi sợ quá khóc vang lên. Chúng tôi bị
đuổi ra khỏi nhà còn chồng tôi bị giữ lại. Tôi viện cớ đạn bắn rát quá chưa dám
xuống sân vì chúng đuổi chúng tôi qua dãy nhà trệt
phía gần trường Quốc Học. Tôi muốn xem thử chúng đối xử với chồng tôi như thế
nào? Về phần chồng tôi thì nghĩ rằng sẽ bị chúng bắt đi nên đã ăn mặc đầy đủ với
áo lạnh, nón, áo mưa, thẻ căn cước và một ít thuốc trụ sinh. Tôi chỉ kịp xin
cho tôi được mang theo một bình sữa và một cái bình thủy (thermos). Cả mấy mẹ
con cùng bà Vú len theo dãy hành lang mà đi xuống lầu, băng qua cả cái sân trường
rất rộng trong khi đạn vẫn bay vèo vèo trên đầu, chỉ biết cúi khom người mà chạy.
Qua đến nơi đã thấy đầy đủ các gia đình Hiệu Trưởng và nhân viên cùng lao công,
chúng tôi đã ôm nhau khóc nức nở và lo cho số phận các ông bị chúng giữ lại.
Chúng tôi rủ nhau vào chung một phòng, không ngờ ở đó đã có sẵn một số nhân
viên của Tòa Hành Chánh bị chúng bắt, nhìn mặt nhau mà đâu có nói được lời nào!
Có một nữ Cảnh Sát mới sinh xong đã dầm mình dưới nước trốn từ hôm qua cũng bị
chúng trói cả hai tay, thấy mà đau lòng quá.
Sau đó các ông được thả về, ai nấy đều
mừng rỡ đến chảy nước mắt; thì ra chúng bắt các ông đi trước dẫn đường, đến tất
cả các phòng học còn lại để kêu gọi mọi người phải ra trình diện hết. Cũng may
nhà bác Tỵ lao công ở gần đó nên bác đã nấu cơm cho chúng tôi ăn; không điện,
không nước, bác phải xuống sông lấy nước thật là nguy hiểm, chúng tôi mang ơn
bác vô cùng.
Đêm đến chúng tôi bị cô lập, một tên
Việt Cộng mang súng và lưu đạn ngủ trên một cái bàn chắn ngang cửa ra vào. Tôi
sợ quá, suốt đêm không chợp mắt được, một phần hoang mang cho số phận, không biết
rồi đây chúng sẽ đối xử với chúng tôi như thế nào, một phần cứ sợ lỡ nó ngủ
quên rớt lăn xuống đất rồi trái lựu đạn phát nổ thì sao?! Đã vậy, một anh nhân
viên Tòa Hành Chánh kêu than đói quá, không đành lòng, tôi bò rón rén đem đến
cho anh một ít cơm, vậy mà sáng ra tôi bị nó phê bình và dọa nạt om sòm. Đến
chiều tất cả các nhân viên đó đều bị dẫn đi hết mà không biết chúng đem đi đâu?
Chúng tôi bèn kê các bàn học sinh lại
làm hầm trú ẩn, chờ khi bớt tiếng súng chạy về nhà lấy mấy tấm nệm phủ lên. Mới
ra khỏi nhà có một ngày mà nhà tôi bị lục lọi tan hoang, một quang cảnh điêu
tàn quá đau lòng! Tôi ra đi không lấy được một đồng xu, khi chúng vào chỉ biết
chĩa súng la hét, đuổi ra ngay; sau đó chúng đã lục soát và lấy sạch hết. Thế là tôi đã trắng tay khi 32 tuổi với 3 đứa con còn
quá nhỏ dại.
Chiều lại, nhìn ra sân lại thấy các nữ
tù nhân Việt Cộng bị giam giữ ở Lao xá Thừa Thiên được giải thoát ra, mặc áo quần
và mang giày dép của chúng tôi, đùa giỡn như ngày hội.
Trời xứ Huế vào dịp Tết
lạnh cắt da, vừa lạnh vừa đói, cả một bầu trời âm u buồn thảm không thể tưởng được!
Súng vẫn nổ liên hồi, quân đội Mỹ đóng ở căn cứ Phú Bài lại bắn Canon lên nữa,
do đó càng ngày Việt Cộng càng đào nhiều hầm để cố thủ ngay trong sân trường,
thấy vậy chúng tôi càng khiếp sợ hơn. Máy bay thám thính của Mỹ lại thả bom
Sulfure xuống các hầm này, mỗi lần như vậy hơi S bay vào phòng, khói mù mịt.
Chúng tôi bị ngạt thở tưởng chừng như chết đi được, phải lấy khăn tay nhúng vào
nước bịt ngay vào mũi mới thở được thôi, có lần tôi tưởng đứa con gái nằm trong
tay tôi chết lịm đi vì ngộp. Đêm đến thật khủng khiếp, điện bị cắt đứt hết,
nhìn ra ngoài sân tối đen như mực; chúng tôi bị mất hẳn liên lạc với thế giới
bên ngoài. Có một điều là ban ngày Việt Cộng làm bộ can đảm, cứ đưa súng lên
trời bắn lại máy bay nhưng đêm đến chúng tải thương rần rần ngoài hành lang,
vừa hối thúc nhau vừa chửi thề luôn miệng. Xác chết của đồng đội đã đem chôn
vội vã sau sân vận động của trường, có xác còn đưa chân ra ngoài mặt đất.
Chúng tôi cứ phải sống dưới làn bom đạn
như vậy, suốt ngày đêm tiếng súng không ngừng nghỉ, phần thì đạn pháo từ Phú
Bài đưa lên, phần thì tàu chiến của quân đội tiến dần lên từ ngoài sông bắn
vào, tâm tư chúng tôi rối bời! Đã vậy chiếc nệm nhỏ phủ quanh đứa con gái 3
tháng bị bốc cháy vì mảnh bom S, may mà tôi kịp thấy nếu không thì tình trạng
càng bi thảm đến chừng nào!
Phải nhìn nhận và ghi ơn bác Tỵ, nếu
không có bác thì cả 3 gia đình chúng tôi (gia đình bà Hiệu Trưởng và bà Bửu Tiếp
– giáo sư nữ công của trường) đành chịu đói khát. Bác đã không quản ngại gian
nguy, cứ lặn lội xuống sông mà lấy nước. Bà Vú nhà tôi vừa mới xuống sông rửa
chén bát đã bị một viên đạn không biết từ đâu bay vào đến đâm thủng cái soong
luôn, từ đó không dám bén mảng xuống sông nữa.
Chúng tôi sống trong trận địa như vậy
cho đến ngày thứ 7, đến chiều đạn nổ càng ác liệt hơn nữa. Suốt 7 ngày tôi chỉ
biết cầu nguyện đức Quan Thế Âm, bám víu vào đức tin để tự an ủi mình và tôi
tin tưởng rằng Ngài Quan Âm lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng tiếng gọi lời xin. Ai
đã ở vào tình trạng chờ chết như chúng tôi mới thông cảm được nỗi lo sợ khiếp đảm
của chúng tôi như thế nào?
Đạn Canon từ Phú Bài bắn lên như mưa,
Việt Cộng không chịu nổi hỏa lực này nên phải làm kế nghi binh cho đồng bọn rút
lui. Bọn lính Việt Cộng phần đông mặt mày non choẹt, ốm o xanh xao trông thảm hại
quá, đã vậy chúng mặc toàn những bộ đồ lính rộng thùng thình. Họ để một tên
lính hy sinh ở lại đứng ở góc trường cứ bắn chỉ thiên lên trên, gần chỗ ẩn núp
của chúng tôi mới khiếp chứ! Nó cứ bắn từng loạt như vậy để quân đội mình trên
trực thăng chỉ nhắm hướng này mà bắn trả trong khi đồng bọn chúng rút dần qua
trường Quốc Học bên cạnh.
5 giờ chiều
ngưng hẳn tiếng súng, một sự im lặng quá bất ngờ và rùng rợn; tuy nhiên chúng
tôi đã vui mừng không thể tưởng được vì biết mình đã thoát chết! Chúng tôi ùa
ra khỏi hầm, nhìn ra sân trường thật là một cảnh đìu hiu chưa từng thấy, bầu trời
âm u không một bóng người, cây cối bị gãy nằm ngổn ngang. Tên lính Việt Cộng
ban nãy không thấy nữa, chỉ còn cái túi xách vứt giữa sân thôi. Phòng bên cạnh
cũng đã nghe tiếng nói xôn xao, sau đó họ mừng rỡ chạy sang phòng chúng tôi,
tay bắt mặt mừng. Đó là gia đình các nhân viên Tòa Hành Chánh, gặp nhau mừng đến
chảy nước mắt, lục cơm nguội cho nhau ăn. Tội nghiệp cho bác gác-dan của Tòa
Hành Chánh, gặp chúng tôi bác vừa mừng vừa cho hay là muốn chạy sang đây ở gần
chúng tôi để khi quân đội Mỹ đến, có chúng tôi làm thông dịch giùm, chứ không sẽ
bị hiểu lầm là Việt Cộng thì nguy. Ăn qua loa một ít cơm nguội rồi mọi người đều
lo trở về dọn dẹp vệ sinh hầm trú ẩn của mình; ai ngờ một tiếng nổ long trời lở
đất ngay trên đầu chúng tôi, cây đèn néon trên trần nhà và vôi đổ sạt xuống từng
mảng lớn tối tăm mù mịt! Chúng tôi chỉ kịp gọi tên nhau xem thử ai còn ai mất,
khiếp đảm quá, thì ra một quả đạn Canon từ Phú Bài bắn đuổi theo tụi Việt Cộng
đã bay vào cửa sổ trên lầu và nổ ngay trên đầu chúng tôi; may mà có trần nhà chống
đỡ, nếu không thì tất cả đã tan xác hết rồi. Đồng thời một tiếng nổ kinh hồn
cũng đã nổ ngay ở phòng bên cạnh, một lát sau khi ngưng tiếng súng, tôi bò sang
xem thử sự tình ra sao. Trời ơi! một cảnh tượng hãi hùng mà mới nhìn thấy tôi
đã oà ra khóc nức nở: cả gia đình bác gác-dan chết hết, đứa con nhỏ đang còn bú
bên mẹ, những người còn lại quá kinh hoàng nên sau đó đã kéo nhau ra đi mà
không biết đi đâu?
Thấy tình hình như vậy, cả 3 gia đình
chúng tôi hoang mang đến tột độ, không biết bây giờ mình phải làm gì? đi hay ở?
mà đi thì đi đâu? Có người sợ quá đòi rút về nhà cũ, tức là dãy lầu phía bên
kia nhưng tôi đã không đồng ý, thà ở lại đây với hy vọng chờ Mỹ và quân đội đến
giải cứu chứ biết lối nào an toàn hơn nữa mà đi, mìn đã giăng đầy khắp lối! Cuối
cùng mọi người đều đồng ý chui vào hầm trở lại, thắp đèn cầy lên ngồi chờ và cầu
nguyện. Xung quanh vắng lặng im phăng phắc đến rợn người, khi súng nổ liên hồi
cũng quá khiếp đảm vì thấy cái chết đã gần kề nhưng khi im tiếng súng rồi cả một
sự im lặng bao trùm đến ngạt thở, không một bóng người qua lại ngoài sân. Chúng
tôi không khác gì khi lạc tới một hoang đảo, đứt hẳn liên lạc với mọi người,
không biết bà con thân thiết của mình giờ ra sao? tâm tư rối bời! Tưởng rằng bấy
giờ đã tạm yên thân, đầu óc bớt căng thẳng, không ngờ đúng một giờ sau Canon từ
Phú Bài bắn lên tiếp tục, cứ cách 5 phút nghe một tiếng nổ. Nguy quá rồi, Mỹ
đang bắn đuổi theo Việt Cộng qua ngả trường Quốc Học mà phòng chúng tôi đang ở
chỉ cách một con đường nhỏ nên tiếng nổ nghe càng kinh hồn, tưởng chừng như lồng
ngực muốn vỡ tung ra! Cứ mỗi lần nổ, đèn cầy lại phụt tắt, tiếng dội điếng cả
tai, đau nhói cả tim! Cứ vậy mà chúng tôi phải chịu đựng suốt đêm, nỗi khiếp đảm
không làm sao diễn tả hết được; lúc đó tôi chỉ còn một ước nguyện rằng nếu có
chết thì xin cho chết hết cả nhà, chứ đừng để kẻ sống người chết đau lòng lắm!
Suốt đêm chúng tôi chỉ biết cầu nguyện cho đỡ sợ, thời gian nặng nề trôi qua
quá chậm chạp, không lẽ chúng tôi đã bị bỏ quên ở đây rồi hay sao ?
Khoảng 5 giờ sáng bỗng im bặt tiếng
súng, thật như trút được gánh nặng ngàn cân đã đè lên tim, tự nhiên tôi lại
mang một niềm hy vọng rằng xe tăng của Quân đội và của Thủy Quân Lục Chiến Hoa
Kỳ sẽ đến. Thoát chết, mọi người mừng quá, chuyện trò huyên thuyên, tôi yêu cầu
tất cả nên im lặng để lắng nghe, hy vọng sẽ tìm được một lối thoát chứ không lẽ
cứ ngồi đây mà chịu đói khát hay sao? Đúng như tôi tiên đoán, một lát sau có tiếng
xe đang di chuyển thật; lúc đầu cứ ngỡ rằng mình quá mong ước nên đâm ra giàu
tưởng tượng như vậy, không ngờ tiếng động cơ càng rõ dần. Tất cả đều ngồi im
phăng phắc mà đợi chờ, bỗng dưng tôi nghe có tiếng gọi: „Cô ơi! Cô đâu rồi ?“.
Trời ơi! Tôi lên tiếng trả lời, tất cả chạy ùa ra, một đoàn người đang đi tới,
dẫn đầu là con của một nhân viên trong trường, đi sau là Thiếu tá Tố, Chỉ huy
trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên, và Thủy Quân Lục Chiến US; họ đã vào trường để giải
thoát chúng tôi. Cả tôi và Thiếu tá Tố (hiện ở Nam Cali) đã ôm chầm lấy nhau mà
khóc, tôi khóc như nước vỡ bờ, còn Thiếu tá Tố cũng vừa khóc vừa kể là đã đứt
liên lạc với gia đình cả tuần nay. Thiếu tá còn cho hay khi thấy Việt Cộng đào
quá nhiều hầm ở trong trường – do máy bay thám thính của Mỹ mà biết được - Mỹ
đòi phải dội bom san bằng luôn nhưng Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh
Vùng, đã khuyên nên cố gắng đánh chiếm lần lần, chứ nỡ lòng nào hy sinh hết
chúng tôi hay sao? Thật là số mạng của chúng tôi còn lớn lắm, cái chết kề bên
mà vẫn còn tránh được !
(Cổng Trường Trung Học Đồng Khánh Huế
xưa)
Thật cảm động khi
vào đến trường, gặp ngay gia đình một nhân viên, Thiếu tá đã hỏi thăm và đi tìm
tôi ngay. Sau đó chúng tôi đã chạy khắp trường, kêu gọi nhau ra tập trung lại;
theo lời chỉ dẫn của Thiếu tá, tất cả đi lần xuống Trung tâm tạm cư là trường
Trung Học Kiểu Mẫu ở gần cầu Trường Tiền. Thời gian đó coi như phía bên này cầu
đã tạm yêu, Việt Cộng rút lần về trên núi nhưng bên kia sông hai bên vẫn còn
đánh nhau nên dễ bị lạc đạn lắm! Đau đớn nhất là có người đã được giải thoát
như chúng tôi nhưng chỉ vì đứng chờ tập trung mà cũng bị trúng đạn chết.
Trời mưa và lạnh như cắt vào dịp Tết,
chúng tôi như một đoàn tàn binh thất thểu ra đi, trong tay không có gì! Dọc đường
tôi phải lượm hai cái nón cối của hai tên Việt Cộng đã chết mà đội cho hai đứa
con trai, chúng bị lên sởi mà chưa khỏi, còn đứa bé gái tôi bế trên tay với một
cái chăn mỏng ủ lên mình. Xuống đến trường Kiểu Mẫu một quang cảnh điêu tàn của
chiến tranh hiện ra trước mắt, trông ai cũng tang thương rách nát tả tơi! Tôi
chỉ thường đọc trong sách báo, cũng chỉ mường tượng thế nào là hậu quả của chiến
tranh nhưng giờ đây đúng là một bức tranh sống động của địa ngục trần gian, người
nào cũng hốc hác xanh xao, thấy nhau chỉ biết khóc vì mừng là đã còn sống sót !
Chúng tôi đến chậm hơn nên các tầng dưới
đã hết chỗ, chỉ còn lại trên tầng 3 mà càng lên cao càng sợ bị pháo kích. Bảy
ngày đêm đã ở trong bãi chiến trường không ngưng tiếng súng nên bây giờ lại
càng sợ chết quá đi rồi, nhưng sợ thì sợ cũng đành chui vào thôi. Gọi là „chui“
vì vào dịp Tết trường đóng cửa hết, làm gì có chìa khóa mà mở nên đành phải phá
cửa đủ một lỗ hỏng để chui vào. Nếu bị pháo kích hay trường bị cháy thì cũng
đành đạp nhau mà chết vì chen nhau qua lỗ hổng này. Trời lạnh như vậy mà phải
ngủ giữa nền xi-măng, mỗi người được phát đồ hộp và một tấm drap bằng giấy mỏng
manh.
Mới ở được một ngày thì kho đạn bên cạnh
trường bốc cháy, lại chịu đựng thêm một nỗi khiếp đảm kinh hồn, dù chui ra từng
người một nhưng cũng phải chui mà chạy, chứ không có đủ can đảm ngồi chờ chết
được! Thế là chúng tôi lại chạy về Đập Đá, lang thang một ngày vừa mệt vừa đói
lả, cuối cùng đành ngồi dưới các gốc cây chờ ngọn lửa tắt, tiếng nổ dịu dần rồi
mới lần mò về trở lại.
Suốt ngày ngồi bó gối vọng qua sông,
không biết cha mẹ anh em đang ở phương nào, bây giờ ra sao, ai ngờ gia đình Ba
tôi ở gần hồ Tịnh Tâm nên rất yên ổn. Đêm đến không lúc nào ngủ được, đạn trọng
pháo vẫn bay vèo vèo ngang đầu, mỗi lần nghe tiếng đạn réo cứ sợ không biết sẽ
rơi trúng đầu lúc nào, do đó cứ chui vào tấm drap giấy dù vừa mỏng manh vừa
khôi hài như vậy nhưng lòng vẫn thấy yên ổn hơn !
Trời bắt đầu có nắng, không khí bệnh tật
đã bao trùm cả khu tạm cư, xác chết chôn gần các giếng nước, chôn vội vã trong
sân trường, càng ở lâu càng sợ bệnh dịch sẽ hoành hành! Cái chết đến với kiếp
người sao dễ dàng quá, buồn buồn xuống sân nhìn vu vơ qua bên kia sông cũng dễ
bị lạc đạn, bao nhiêu hiểm nguy như chờ chực sẵn, không biết lối nào mà tránh.
Một tuần sau có lệnh dời về trường Đồng
Khánh vì trường rộng hơn nên dùng làm khu tạm cư. Khi trở về, nhà tôi bị dân
chúng chiếm hết, họ chỉ nhường cho tôi một khoảnh trong phòng khách; hành lang,
cầu thang đều nghẹt cả dân tản cư. Đồ đạc trong nhà bị phá tan hoang, hình ảnh
báo chí sách vở bị xé vứt bừa bãi trong WC. Thế là hết! bao nhiêu vật quý giá,
bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ ra nay chỉ còn hai bàn tay trắng. Tuy vậy, tình
hình an ninh vẫn chưa yên, mìn vẫn còn gài đầy khắp lối trong trường, đêm đến vẫn
còn có người bị trái hỏa châu rơi lủng bụng mà chết.
Ngày qua ngày không biết mình sẽ làm
gì, bên kia sông hai bên vẫn còn đánh nhau, đuổi dần Việt Cộng về phía Tây Lộc,
cảnh chết chóc vẫn còn tiếp diễn, thật là đau lòng!
Một hôm, xuống bến đò Thừa Phủ để lấy
nước, vừa ra khỏi cổng trường tôi thấy một Thiếu tá Mỹ
đi ngang qua, tự nhiên tôi chợt có ý nghĩ là chạy theo ông này nhờ giúp
đỡ cho thoát khỏi Huế. Sự mong ước được rời bỏ Huế đã nung nấu tôi cả tuần nay,
tôi muốn thoát quá sức dù bất cứ với giá nào! Nghĩ vậy, tôi liền chạy theo ông
ta, đến ngang trường Quốc Học tôi chận ông lại, tôi không dám đứng trước trường
Đồng Khánh vì không muốn có người thấy. Tôi xin lỗi vì sự đường đột của mình và
xin ông có cách gì giúp tôi thoát khỏi Huế vì tôi không thể sống với Việt Cộng
được! Ông hỏi địa chỉ, tôi đã chỉ lối và ông hẹn trưa nay 12 giờ sẽ đến tìm
tôi. Trở về nhà, tôi vừa mừng vừa lo, Việt Cộng vẫn còn trà trộn trong khu tạm
cư này, nếu thấy tôi tiếp xúc với Mỹ, liệu họ có để cho tôi được yên thân
không? Tôi thấp thỏm cả buổi sáng, không ngờ đúng như lời đã hứa, gần 12 giờ
tôi nghe có tiếng gọi: „Cô ơi! Có một ông Mỹ đến tìm cô“. Tôi run quá, vừa hé
cánh cửa ra đã nhìn thấy ông ta len lỏi từng bước một lên cầu thang, chỉ chờ
ông bước sát đến gần cửa là tôi đưa tay lôi vào đóng kín cửa ngay. Bấy giờ ông
mới cho tôi hay rằng ông ở Sàigòn ra công tác tại Huế và hiện đang ở tại Căn Cứ
Phú Bài, sẽ tìm cách giúp tôi và hẹn hai hôm sau trở lại.
(Cầu Trường Tiền bị gãy trong Tết Mậu
Thân)
Trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề, tôi
vẫn cố gắng chạy quanh kiếm một ít thức ăn để làm một bữa cơm mời ông sau hai
ngày hẹn. Đúng hẹn ông trở lại, đã lo liệu được kế hoạch đưa gia đình tôi thoát
nhưng không thể đi một lần cả 7 người được (kể cả 2 mẹ con bà Vú). Chúng tôi chỉ
đáp trực thăng vào Đà Nẵng – như tôi đã yêu cầu – Ông còn muốn giúp đỡ tiền để
vào Sàigòn nhưng tôi không nhận, chỉ cần giúp cho gia đình tôi vào đến Đà Nẵng
là quý lắm rồi. Thế là tôi cùng 3 đứa con và bà Vú đi trước, đành để chồng tôi
và con bà Vú ở lại rồi tính sau, tôi phải đóng vai vợ của Thiếu tá Hy, Chỉ huy
trưởng Căn cứ Pháo Binh ở Phú Bài. Điều khó khăn nhứt là phải làm thế nào vào
cho được đồn Mang Cá trong thành nội vì trực thăng đậu ở đó. Cầu Trường Tiền đã
bị sập hết mấy nhịp, cầu Bạch Hổ chỉ dành cho xe quân đội qua mà thôi, tôi trả
lời liều với ông rằng điều này tôi sẽ làm được mặc dầu trong lòng tôi rối như
tơ! Ông đã ở lại ăn cơm, xin chúng tôi địa chỉ ở Sàigòn và còn tặng tôi một chiếc
nhẫn nạm ngọc xanh rất đẹp, mua ở London. Tôi đã hỏi ông rằng: „Sao gặp tôi mới
lần đầu mà ông đã nhận lời giúp ngay, lỡ tôi là Việt Cộng thì sao?“. Ông cười
và lắc đầu, trả lời: „Nhìn tôi, ông biết không phải là Việt Cộng“. Ôi! Trong những
ngày gian nguy như vậy, tôi đã gặp được một tấm lòng nhân hậu bao la để khi
nhìn qua khung cửa sổ, tôi vẫn còn nhận thấy bầu trời xanh hơn, cao hơn và gió
vẫn còn hiền hòa mơn man trên các ngọn cây.
Tôi đã chạy ngay xuống Bộ chỉ huy của
Đại tá Phiên đóng gần ở Morin, tôi nhờ Đại tá giúp cho tôi một chiếc xe Jeep để
vào Mang Cá. Đại tá nhận lời ngay. Thế là đúng ngày hẹn, chúng tôi ra đi vào
khoảng 3 giờ chiều, có chồng tôi đi theo đưa tiễn, quang cảnh đường vào Thành Nội
thật đìu hiu ảm đạm! Tôi không có thì giờ tin cho Ba tôi hay, ra đi vội vã,
hành trang chẳng có gì ngoài cái valise rách nát đựng một ít áo quần vơ vét được;
sau này khi hay tin Ba tôi đã khóc quá chừng! Vào đến nơi đã có người ra tiếp
đón thật chu đáo và lễ độ, khoảng nửa giờ sau một sĩ quan Mỹ đưa chúng tôi ra
trực thăng. Tôi đã sửng sốt đến nghẹn lời, có ngờ đâu chiếc trực thăng này chỉ
dành riêng cho gia đình tôi thôi, có nghĩa là chỗ còn dư, có thể đi hết cả gia
đình nhưng than ôi! Làm sao chồng tôi cùng đi được khi phải bỏ lại đứa con trai
của bà Vú đang ở nhà một mình! Cũng đành cầm nước mắt mà chia tay nhau, ngày
mai chưa biết sẽ ra thế nào đây ?
Vào đến sân bay Đà Nẵng, trời đã xế
chiều, một chiếc xe Jeep đã đậu sẵn, bên cạnh là một ông Đại úy đứng chào tôi một
cách cung kính làm tôi không khỏi cảm thấy ngượng ngùng trong lòng! Chạy được một
quãng đường, tôi bèn nói thật ra là tôi không phải bà Thiếu tá Hy và bây giờ
ông bỏ xuống bất cứ đâu cũng được. Ông lịch sự trả lời rằng: „dù Bà là ai, tôi
vẫn đưa Bà về tận nhà“.
Thì ra, trong cuộc đời tôi vẫn còn gặp
được nhiều may mắn và nhiều kẻ có lòng như vậy. Tôi về tạm trú tại nhà người em
chồng, lòng vẫn lo lắng cho hai thầy trò còn lại không biết có thoát được
không? Không ngờ hai ngày sau cả hai đã trốn trên một chiếc xe tải chở gạo vào
được đến Đà Nẵng luôn. Sau đó chúng tôi phải lo phương tiện vào Sàigòn, cũng
may ông Thị Trưởng Đà Nẵng lại bà con với người em dâu của tôi nên việc mua vé
máy bay cũng không có gì khó khăn, còn tiền thì mượn.
Chúng tôi vào Sàigòn ở tạm nhà người
anh chồng, sau đó tôi thuê được một căn gác gỗ nghèo nàn và làm lại cuộc đời
mình với hai bàn tay trắng!
Mấy chục năm trời đã trôi qua, bên nỗi
vui mừng vì gia đình đã thoát nạn nhưng tôi vẫn còn canh cánh bên lòng nỗi niềm
ngậm ngùi chua xót cho những nạn nhân Mậu Thân, trong đó có hai người anh con
bác ruột tôi và một ông Dượng nữa.
Hình ảnh cô đơn vò võ của bác tôi, cứ
chiều chiều thất thểu ra bờ sông ngồi ngóng các con về - dù con không bao giờ
trở lại nữa - vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi!
Và cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu
tại sao vẫn còn có những người chưa chịu nhìn thấy chân diện mục của chủ thuyết
Cộng Sản tàn bạo và phi nhân?
Nguyên Hạnh HTD
Tháng 12.2011
±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±±
Thư gửi bạn
Riêng gửi anh N.K.Thiệu
Nha Trang
Anh T. thân mến,
Tôi
có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn
bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái
dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và
ngậm ngùi nhất!
Anh
đã viết: …“Buồn chứ không vui như vóc dáng bề ngoài của Chị. Câu chuyện Chị kể về thời gian thăm nuôi
chồng con, tôi xúc động quá; nghĩ đến là xót xa và bái phục! Nhớ lại Mẹ tôi
ngày xưa, năm 1971 tôi có viết một bài đăng báo ở Sài gòn để ca tụng đức hy sinh tần tảo của mẹ Việt
Nam. Tưởng vậy là nói lên được cái phi thường và âm thầm của Mẹ. Nay những gì
Chị đã trải qua, xắn cao quần lội qua ruộng lầy, vào chỗ hoang vu chưa có mấy
chân người, bao nhiêu gian nan nhọc nhằn mà cũng mạo hiểm, chỉ để đem cho chồng
cho con chút ít lương thực, đồ dùng lặt vặt, sức đâu mà mang nhiều cho nổi! Thế
thì tại sao Chị không nản lòng quay về mà chịu đủ mọi thứ rắc rối, có khi phải
xuống nước năn nỉ nhưng người không đáng cho mình phải chiều chuộng, có đôi
chút nhục nhã nữa, cũng chỉ lo cho chồng cho con chút ít quà cáp. Thân gái dặm trường,
chỗ sơn lâm cùng cốc, đói khát muỗi mòng, phơi nắng phơi sương, đặt lưng nằm
trên đất bầm dập ê chề!
Rồi những tháng ngày bươn chải, buôn bán lăn lóc ở chợ trời,
đứng dựa lưng vài hè phố, hy vọng kiếm chút hoa hồng chênh lệch. Toàn là những công việc, những đoạn đường
mà từ thời thơ ấu cho tới lúc trưởng thành, Chị không nghĩ mình có thể làm. Bố
Mẹ cho con đi học, cũng chưa hề dự liệu một ngày nào đó, con gái mình suốt ngày
ngoài đường, ngoài phố, chỗ đứng chỗ ngồi, chỗ ăn giường ngủ đều không có gì ra
cái gì. Thế mà Chị đã trải qua, đã từng làm và làm giỏi.
Nay Chị lại về quê, biết là tốn công sức, tốn kém
tiền bạc, đi thăm hết bạn bè, bà con làng nước và biết thế nào bà con sẽ réo
gọi mà vẫn cứ đi, vẫn cứ đến. Điều gì khiến Chị làm như thế? Phải chăng đó là
cái tâm, cái lòng, nói như cụ Trần Trọng Kim là “thiên lương” của con người.
Bà mẹ Suốt chèo đò đưa
người qua sông ở Quảng Bình, có đưa bộ đội cũng là khách qua đò được Tô Hữu làm
thơ ca tụng. Bây giờ Quảng Bình định bỏ ra mây tỷ để dựng tượng cho Bà, nhưng
so với những gì Chị đã làm, đã sống...thì có gì thua đâu?
Tôi biết Chị qua bạn bè, qua bà con bên nhà vợ, nay
gặp lại Chị qua hai lần uống cà phê, một bữa cơm chung và nghe Chị nói chuyện,
vậy mà Chị đã là một bức tượng trong tư tưởng, trong ý nghĩ của tôi.
Một phút hào hứng hoặc may rủi nào đó, bắn hạ một
tên địch hay nhiều tên địch được phong là anh hùng. Còn những việc Chị làm
không lẫy lừng nhưng âm thầm và quyết liệt, dũng khí và dũng tâm đã thay đổi
biết bao số phận của người thân, của gia đình. Thế gọi Chị là gì? Tôi gọi Chị là anh hùng và trong tôi còn lưu lại hình
ảnh Chị đầy vui vẻ, lạc quan, duyên dáng và quyết liệt như một anh hùng với đầy
đủ ý nghĩa của từ này...”
Anh T. thân mến,
Tôi vô cùng cảm động với những lời khen tặng quá ư nồng nhiệt của anh
nhưng tôi không dám nhận mình là anh hùng đâu. Quanh tôi còn biết bao nhiêu
người đã hy sinh, đã khổ cực và đau thương hơn tôi gấp ngàn lẩn, dù rằng 14 năm
ở lại, đời tôi cũng đã quá lăn lóc gian truân. Tôi cũng không ngờ là đã liều
lĩnh dám đứng ra đứng chợ trời sau khi làm cô giáo - cái nghề bắt buộc phải
gương mẫu để có tiền nuôi chồng con, giúp con cái vượt biên lập lại cuộc đời.
Tôi đã dám vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường để tìm những phương thức thành công
mới trong hoàn cảnh mới để sống còn và hy vọng sẽ bước tới một tương lai sáng
sủa hơn.
Có những lúc tưởng chừng phải buông xuôi ngã gục
nhưng nghĩ đến gia đình, đến các con, tôi phải gượng đứng dậy để đưa các con tôi ra khỏi bờ vực thẳm đen tối
đó.
Tôi
còn nhớ tôi bị bắt vào đêm 30 tết trong khi đi thăm nuôi con đang bị giam giữ
vì tội vượt biên. Mỗi lần muốn đi phải ra công an phường xin giấy phép nhưng
tôi đâu có dám nên đành phải đi chui mà thôi. Lần đó nước bị rút cạn, đò
không chạy được nữa đành phải neo lại chờ con nước lên mới tiếp tục cuộc hành trình. Đêm đã khuya
rồi mà đường đi vào trại còn quá
xa, chúng tôi đã bị du kích bắt vì hỏi giấy không ai có. Cả đò bị giam giữ, lùa
vào sân cỏ trước đồn ngồi đó chờ sáng mai mới giải quyết.
Thế là trong lúc thiên hạ chuẩn bị đón giao thừa
trong tiếng pháo, trong không khí
rộn ràng của mái ấm gia đình, chúng
tôi thì nằm la liệt giữa sân, ngắm đất trời vu vơ chứ biết làm gì hơn. Ngủ đâu có được với đàn muỗi vo ve như
ong vỡ tổ. Đêm càng khuya, sương xuống càng thâm lạnh, nằm co ro úp chiếc nón
lên người để tìm chút hơi ấm mong manh
nhưng cũng chẳng khá gì hơn. Chính những lúc như vậy, mới thấy
thấm thía chua xót cho thân phận mình. Dù không muốn khóc mà nước mắt cứ ứa ra.
Cuộc đời tôi so với các bạn cùng lứa không được suông sẻ may mắn. Mẹ tôi mất
khi tôi mới lên một tuổi nên tôi luôn mang cảm giác chơ vơ lạc lõng. Tôi cứ ám
ảnh mãi với câu nói của ai đó: “Có buồn thì làm nũng với mẹ, chứ ai lại làm
nũng với đời!”.
Cho nên bao nỗi lo toan
phiền muộn tôi cứ ôm lấy một mình và vì vậy
khi gặp nỗi khổ đau ngang trái, tôi chỉ biết âm thầm khóc mà thôi.
Nhưng rồi tôi cũng đã tự nhủ mình phải làm cái gì để
hy vọng được thoát ra khỏi
đêm tối tăm này. Tôi đã liều đứng
dậy vào gặp ông trưởng đồn xin cho chúng tôi được đến trại đưa thức ăn cho thân
nhân rồi bị bắt giam trở lại
cũng cam lòng. Không ngờ
câu nói liều lĩnh của tôi đã có kết quả quá ư tốt đẹp. Họ tha hẳn chúng tôi
tiếp tục lên đường, không gây một khó khăn trở ngại nào hết.
Vậy là đò lại tiếp tục ra đi trong đêm tối đen như mực. Lúc ra sông càng
nguy hiểm bội phần. Từng vè lục bình to lớn trôi lều bều giữa sông; đò ngang đò
dọc xuôi ngược lẫn nhau, khó thấy đường mà tránh, đụng nhau chìm đò là chuyện
thường xảy ra. Vì vậy, mỗi lần đi thăm nuôi, tôi thường nhắn nhủ dặn dò với đứa
con còn lại, lỡ tôi đi luôn không về thì sao!
Nhưng rồi, mọi gian nguy cũng đã qua. Trời Phật vẫn
còn thương xót cứu vớt tôi cùng gia đình và đưa đến bến bờ Tự Do này.
Cuộc đời tưởng đã tan hoang, mênh mông bất trắc. Vào
quê hương mới không biết đứng ở vị trí nào, chỉ muốn tan loãng vào cái thế giới
không tên tuổi cho qua ngày tháng. Rồi dần dần mọi điều không như ý lúc ban đầu
đã được cải thiện, đã hội nhập được với dòng sông chính của cộng đồng và đời
tôi đã bớt lênh đênh chìm nổi.
Anh Thiệu ạ,
Ngày còn đi học, tôi đã từng viết lưu bút mơ ước sau
này sẽ có một cuộc sống sôi nổi, sẽ là cây tùng cây bách đứng vững với thời
gian. Bây giờ tôi chỉ mong được làm nhánh hoa chùm gởi, góp phần làm đẹp phần
nào cho đời và an phận cho đến cuối cuộc đời mình. Ước mơ xưa đã thay đổi; nội
tâm tôi cũng đơn giản đằm thắm hơn trước và vẫn tự nhủ lòng: chuyện xưa đã
thành chuyện kể, rừng xưa đã khép, những gì không còn nghĩa là nghiệp duyên đã
tận. Nếu có nhớ cũng chỉ là để vui chứ không buồn thương tiếc hận nữa. Vấn
vương chỉ làm mình thêm khổ mà thôi.
Với tôi, bây giờ khi nghe được một bản nhạc hay, đọc
được một cuốn sách vừa ý hay được gặp lại người bạn cũ mà mình đã xa cách hằng
mấy chục năm trời cũng đã thấy sung sướng vô cùng! Đời là vô thường. Vô thường
mà được như thế này là quý lắm rồi đó!
Vậy thì, xin anh hãy mừng
cho tôi.
Thân ái,
Hoàng Thị Doãn München, Đức Quốc