31/5/16

Một hòn đá ném xuống, mặt nước nổi sóng rồi lại trở lại tù đọng như xưa?

Tổng thống Obama đã đến và đã đi rồi. Chút hy vọng, chút niềm vui được dịp nhìn thấy hình ảnh một người lãnh đạo tử tế, đến từ một quốc gia có rất nhiều điều đáng để học hỏi rồi cũng qua đi, người Việt còn lại với những vấn đề muôn thuở của VN.
Biển bị nhiễm độc đến mức độ nào mà một con cá voi to như vậy còn bị chết, nếu con cá voi mà còn chết thì con người sống sao nổi. Đã gần hai tháng trôi qua rồi mà nhà cầm quyền vẫn chơi bài “lờ”, không trả lời về nguyên nhân cá chết cũng như cách giải quyết ra sao. Gần hai tháng trời, bao nhiêu hộ ngư dân phải treo lưới nằm không, tiền cứu trợ 5 triệu nhỏ nhoi đã đến chưa, mà đến thì sống được bao nhiêu ngày rồi sau đó thì sao. Kẻ gây ra thảm họa cho đất nước này, dân tộc này vẫn nhởn nhơ. Ai trả lời, ai chịu trách nhiệm, ai giải quyết?

Lại thêm một vụ nước ngọt C2, Rồng Đỏ có hàm lượng chì vượt mức cho phép. Độc tố ở khắp mọi nơi, từ trong không khí, dưới lòng đất, ngoài biển, ngấm vào cát vào muối, độc tố trong thức ăn, thức uống hàng ngày của người VN. Ai trả lời, ai chịu trách nhiệm, ai giải quyết? Dân sống thế nào được thì sống, không được thì chết, mặc kệ dân, các quan lớn quan nhỏ đã có tiền, có sẵn nơi để khi cần thì thoát hết cả, sợ gì. Và trong tù ngục tăm tối kia, còn bao nhiêu tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đang bị đọa đày, trong đó có một kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực đến chết vì tương lai chung của đất nước. Ai sẽ cứu được Trần Huỳnh Duy Thức?
Rồi những sự cố tưởng chừng nhỏ thôi, nhằm vào những cá nhân như vụ cô ca sĩ Mỹ Linh bị ném đá dữ dội vì định thử nghiệm hát “quốc ca” của nhà nước cộng sản theo một cách khác, hay vụ đài truyền hình VTV tổ chức cả một chương trình, mà dân mạng gọi là “đấu tố”, một MC, facebooker vì đã dám chia sẻ clip cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển múc gần khu vực Vũng Áng…Nhưng qua đó, cho ta thấy sự mông muội, thói quen bóp nghẹt mọi tự do suy nghĩ, tự do có ý kiến, thói quen định hướng cho người khác ở xứ này còn nặng nề đến mức nào, hay nói cách khác, khái niệm tự do dân chủ không hề có ngay trong đầu óc của đa số người Việt!

TUỔI THƠ ĐẦY HÓA CHẤT


Ảnh minh họa: hóa chất độc hại dùng trong thực phẩm. Nguồn: internet
Ảnh minh họa: hóa chất độc hại dùng trong thực phẩm. Nguồn: internet
Ngồi đọc lại một tờ báo xưa, thấy cái tin ngồ ngộ: Chánh phủ sẽ xử phạt nặng, kể cả bỏ tù những người bán hàng dùng đường hóa học để nấu chè!
Lúc nhỏ tôi thường nghe những người hàng xóm bảo nhau ‘đừng ăn chè, hoặc thứ gì đó của quán Y, quán X…vì quán đó dùng đường hóa học’. Tôi chẳng biết đường hóa học là đường gì nhưng người dân xóm nghèo Sài Gòn tôi có vẻ rất sợ. Và lúc đó, cái món ‘hóa chất’ duy nhất thường được người bán bỏ vào thức ăn chỉ là đường hóa học. Ngay cả má tôi cũng dặn đi học không được ăn nước đá bào, hoặc chè, coi chừng ăn trúng đường hóa học.
Nào cần biết. Tôi vẫn vô tư ăn bánh mì bì chan nước mắm, bánh mì xíu mại. Ngon lành lắm thì được tô bánh canh với khoanh giò giòn sựt còn thường xuyên thì ăn cháo huyết, bún riêu xóm nghèo. Chúng tôi ăn vô tư chẳng lo lắng gì về vệ sinh thực phẩm vì chưa bao giờ được nghe chuyện heo được ăn thức ăn có trộn chất làm tăng trọng, cá nuôi thì có dư lượng kháng sinh, tôm thì bôm silicon đầy tạp chất. Trong những bài học về ăn uống chúng tôi chỉ được dạy phải ăn uống thức ăn nấu chín, tránh để qua đêm, phải có lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi nhặng… Chúng tôi chưa bao giờ được khuyên ‘Hãy ăn thức ăn không hóa chất’ hoặc ‘hãy chọn thức ăn không độc hại’ như bây giờ. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi không sợ thức ăn có hóa chất, và cũng chẳng biết hóa chất là gì, mà chỉ sợ không có cái gì để bỏ vào miệng mà thôi.

Vô thần, đàn áp tôn giáo, xây tượng Phật làm gì?

Mô hình Chùa Tháp cao nhất thế giới. Ảnh Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên
(Danlambao) - Tỉnh Thái Nguyên sẽ có Chùa Tháp cao nhất thế giới. Đây là hạng mục trong “siêu” dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc của tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng.
Dự án được tỉnh Thái Nguyên giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này từng làm chủ đầu tư nhiều dự án du lịch tâm linh như dự án quần thể khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính (Ninh Bình), khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam).
Chùa Tháp được thiết kế xây dựng có chiều cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2. Chùa Tháp có thể chứa được từ 5.000-10.000 người trong một thời điểm. Dự kiến, công trình này sẽ mất 10 năm (2016-2026) để hoàn thành.
Mấy tháng trước, dư luận cả nước đã bày tỏ sự phẫn nộ, không đồng tình về việc tỉnh Sơn La -một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam- dùng ngân sách của dân xây dựng khu tượng đài “bác Hồ” với tổng vốn đầu tư lên tới 1.400 tỷ. Tất nhiên, mặc kệ dân đói, mặc kệ dân không đồng tình, chính quyền cứ xây.

Những lý do để chúng ta cần tranh đấu tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức

Trịnh Kim Tiến (Danlambao) - Trần Huỳnh Duy Thức, là người dấn thân quyết liệt bằng đời sống và cả sinh mạng mình. Việt Nam cần những con người như anh để thay đổi và phát triển. Chúng ta cần sự tự do của anh trên mảnh đất này.
Trần Huỳnh Duy Thức là người tiên phong trong dịch vụ công nghệ, là một doanh nhân tài giỏi hiếm có dám từ bỏ sự nghiệp thành đạt của bản thân để đòi hỏi quyền lợi cho dân tộc. Ngoài đầu óc và bản lĩnh của một doanh nhân, Trần Huỳnh Duy Thức còn có tư tưởng và đường lối hành động của một nhà hoạt động để giúp đất nước tiến lên trên con đường thịnh vượng. 
Cái giá phải trả cho sự can đảm của anh là một bản án vô nhân đạo. 16 năm tù là hình phạt mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn răn đe những người tài giỏi, có tâm, muốn cống hiến tri thức mình có cho đất nước. 
Đáp trả hình phạt khắc nghiệt dành cho mình, Trần Huỳnh Duy Thức đã thể hiện hình ảnh một người tù bất khuất, không nhún nhường, không thỏa hiệp với sai trái, chấp nhận tuyệt thực đến chết mà không cần tự do lưu vong ở nước ngoài. Anh từ chối cơ hội đi Mỹ, chấp nhận tù đày để lựa chọn ngục tối tù đày trên quê hương với hy vọng được thấy sự thay đổi. 
Chúng ta có thể làm gì trong lúc này?

Vui vẻ gì mà hưởng ứng ngày Đại dương thế giới?

Photo: Internet
Mẹ Nấm (Danlambao) - Chiều 25/5/2016, Bộ Tài Nguyên Môi Trường tổ chức buổi họp báo tại Hà Nội công bố việc ngành tài nguyên và môi trường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức 2 sự kiện là Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ 1/8 đến 8/6) hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8/6.
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2016 là “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta”. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường đổi mới hình thức tổ chức thông qua việc phát động Tháng hành động vì môi trường với nhiều hoạt động cụ thể như lễ phát động, lễ thả động vật về rừng, trồng cây xanh, diễn đàn quốc gia về môi trường và phát triển, lễ tổng kết và Giải chạy bộ “Hành trình Việt Nam xanh”…
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2016 diễn ra từ 1-8/6, với chủ đề “Vì một hành tinh xanh”. Đây là năm thứ 8 Việt Nam tổ chức sự kiện. Mục tiêu là hướng đến quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đảo. Điểm nhấn của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là lễ mít tinh quốc gia kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2016, diễn ra ngày 8/6 tại Nam Định. (1) 

Obama và những món quà gì cho tuổi trẻ Việt Nam?

(Danlambao) - Tổng thống Hoa Kỳ, Barrack Obama, đã đến và rời khỏi Việt Nam. Ông đã để lại những gì cho tuổi trẻ Việt Nam khi mà sự quan tâm của họ đối với sự hiện diện của ông quả là to lớn với hàng trăm ngàn bạn trẻ chào đón và theo dõi chuyến đi của ông?
Trước hết, chính cái tư cách hòa đồng, thân thiện và bình dân của ông đã chinh phục được cảm tình của người dân Việt. Nhưng những lời phát biểu của ông có để lại cho những bạn trẻ Việt Nam những suy tư gì cho những ngày tháng tương lai?
Ông đã mở đầu bằng những lời nhắc nhở cho lớp trẻ Việt Nam về cái lịch sử lâu dài của dân tộc Việt và tinh thần bất khuất của cha ông ta:
Từ hàng thiên niên kỷ, các nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này, mà vết tích còn để lại trên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững hơn nghìn năm trong vòng ôm của dòng sông [Hồng]. Thế giới đã biết quý trọng lụa và những bức họa của Việt Nam, và Văn Miếu minh chứng cho sự trau dồi kiến thức không ngừng của dân tộc Việt. Vậy mà trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều khi vận mệnh của Việt Nam từng bị người khác định đoạt. Mảnh đất yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được tinh kết trong câu thơ của Lý Thường Kiệt:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành đã định tại sách trời.

Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?

Bao Thien (Danlambao) - Sau khi lật ngửa lá bài “Việt Nam” trong thế cờ South China Sea (biển Đông), Hoa Kỳ sẽ tiến hành kế hoạch gì tiếp theo? Hãy thử dự báo.
1. Mặt trận "chưa tiếng súng" 
Lật ngửa lá bài Việt Nam (một lá bài then chốt) chính là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama. 
Nhiệm vụ và cả trách nhiệm của Obama đã hoàn thành một cách mỹ mãn. 
Tiếp đến nhiệm kỳ của tổng thống mới dù Dân Chủ hay Cộng Hòa ngồi vào Nhà Trắng thì tổng thể chính sách đối ngoại và nhất là quân sự của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ không có gì khác biệt trong toàn bộ kế hoạch lớn cho 20-30 năm tới. 
Với lá bài Việt Nam nước đi tiếp theo có thể dự đoán là Hà Nội và Washington trong năm 2017 sẽ tiến tới hợp tác mạnh hơn về hải quân và tất nhiên mục đích của cả hai phía không nằm ngoài “Cam Ranh”. 
Cam Ranh sẽ bổ sung vào thế kẹp Đông (các căn cứ ở Subic, Philippines) – Tây (Cam Ranh) mà Hải quân Hoa Kỳ đã và đang muốn bố trí. Vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện (chứ không còn là có hay không nữa). 

Đất nước mẹ đặc biệt đến lạ phải không con?

Hien Bushell - Qua điện thoại nghe giọng nói và hơi thở gấp gáp của bà ngoại, ba và mẹ quyết định dắt hai con về Việt Nam vào một ngày cuối tháng tư năm 2016. Vì mang quốc tịch New Zealand và về gấp nên mẹ phải xin visa trên mạng cho ba Justin và hai con để khi về lấy tại cửa khẩu. Visa của mẹ thì vẫn còn hạn cho đến hết tháng 2 năm 2017.
Sáng sớm ông bà nội và cô đến đưa cả nhà mình ra sân bay. Đến quầy làm thủ tục xuất cảnh, vé đã kiểm tra, tất cả hành lý đã cân, 3 tờ đơn xác nhận xin visa của ba và hai con đã có nhưng đến phần visa của mẹ thì bị trục trặc. Cô nhân viên nói với mẹ: " Xin bạn vui lòng chờ đợi vì visa của bạn có vấn đề". Mẹ hỏi visa vấn đề gì? Cô ấy trả lời. Visa của bạn quá đặc biệt đến lạ. Mà lạ thật lịch thế giới làm gì có ngày 30-2 -2017. Thế mà trong visa của mẹ được cấp bởi đại sứ quán Việt Nam, một cơ quan đại diện cho một quốc gia. 
Chính vì cái visa quá đặc biệt đến lạ ấy của mẹ mà 2 con và ba con đã chờ đợi gần 2 tiếng đồng hồ. Nhìn đôi mắt đỏ còn ngái ngủ của em Maria và sự mệt mỏi của con bên cạnh mẹ. Mẹ quay sang nhìn con nói lời xin lỗi vì đã để hai con chờ đợi quá lâu. Con ôm chầm lấy mẹ và nói: Mẹ không phải xin lỗi con vì đó không phải lỗi của mẹ. Người đáng xin lỗi chúng ta đó là cơ quan cấp visa cho mẹ, sau chuyến đi về mẹ hãy viết thư cho họ biết để đừng có trường hợp này tái diễn đến những người khác hoặc gia đình có con nhỏ như chúng ta. Ôi! Con gái 10 tuổi của mẹ, con đã được đào tạo trong môi trường nhân văn, con đã biết trách nhiệm kia thuộc về ai. 

30/5/16

NỖI ĐAU THÁC BẢN GIỐC

Thuở mới cắp sách tới trường mình đã được học về Thác Bản Giốc, một cảnh quan quý giá của Việt Nam. Hình ảnh đẹp tuyệt vời của Thác Bản Giốc in đậm trong ký ức của mình dẫu chưa từng được đến đó. Thác Bản Giốc, thác đẹp của Việt Nam, công dân nào của Miền Bắc cũng đều biết và tự hào về Thác Bản Giốc.
Rồi một nửa Thác Bản Giốc đã ở bên kia biên giới, một nửa Thác Bản Giốc đã lìa khỏi đất Mẹ. Nỗi đau cắt ruột, vì ai???
Và hôm nay mình mới được tận mắt ngắm nhìn Thác Bản Giốc, thì cũng tận mắt chứng kiến nửa kia của Thác Bản Giốc đã phất phới lá cờ Tàu, một cột mốc đớn đau chặn ở giữa.
“Bên này biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương”

TÁI HIỆN GHÊ RỢN CUỘC ĐẤU TỐ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

H1Khi nhìn kỹ bức ảnh này tôi mới biết ba khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình: MC Phan Anh đóng vai người đàn ông đứng dúm dó trước sự đấu tố theo kiểu “em là bà nội của anh” bởi một mụ đàn bà “mắt lia mày láu, miệng thơn thớt liên hồi” với một con lợn Hồng nhỏ cắp nách mà âm Thanh phát Quang.
Tôi bật cười vì không chịu nổi sự hài hước của nó, nhưng bất chợt tôi thấy xót xa vì cái thời cải cách ruộng đất những năm 1953 – 1954 nó đã lùi sâu hơn 60 năm cho đến bây giờ, mà nay nó lại được tái hiện lại công khai trên truyền hình một cách đầy vui vẻ lẫn hứng khởi giữa cái thời mà người ta ca ngợi là văn minh, là dân chủ tột độ.
Khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này, tôi chỉ mong để được đóng góp sức mọn cho công cuộc lập pháp quốc gia, để cải thiện luật pháp, để cải thiện nhân quyền, để phá tan sự dối trá, sự đê hèn và bát nháo lên ngôi. Tôi muốn thay đổi giáo dục, đó là công cuộc vì lợi ích lâu dài trồng người, sẽ phải mất vài thế hệ mới mong có được những sản phẩm tốt không còn bị nhồi sọ hay tẩy não bởi những học thuyết, thứ chủ nghĩa giáo điều, lầm lạc. Và tôi đã bị đấu tố một cách bất chấp, dã tâm đến đê tiện.

Cải cách ruộng đất, bà Năm Cát Hanh Long là người khởi đầu cho công cuộc cải cách đẫm máu một thời thực sự đau đớn và nhem nhuốc của lịch sử. Nay có lẽ MC Phan Anh sẽ đóng vai tương tự bà ấy khi đã bị vùi dập một cách trơ trẽn, thô bỉ và đầy mục đích của bọn sai nha kền kền chỉ chăm chăm đục khoét, bới móc, xúc xỉa người khác. Tôi nghĩ anh, cũng như nhạc sỹ Tuấn Khanh, nghệ sỹ Thành Lộc, ca sỹ Mai Khôi hay một số nghệ sỹ khác mới thực sự là những con người có nhân cách và phẩm giá, xét về khía cạnh trách nhiệm đồng loại và với xã hội.

Việt Nam vứt bỏ “Nhân Phẩm và Hiến Pháp” đề cao sự “ổn định”

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Họ được lợi lộc gì khi chính sự yên ổn ấy lại là nguồn khổ của họ? Trong tù ngục cũng có thanh bình, nhưng thanh bình kiểu đó có đáng để sống không?”
***
Bằng chứng là khi dịch bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo các báo lề đảng dịch ngược lại hoặc cắt bỏ hẳn các đoạn nói tới Nhân Phẩm và Hiến Pháp, cụ thể như sau:
1. Quên đi “nhân phẩm” để đổi lấy “ổn định”?
- Obama: So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together. (1)
- Báo Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau. (2).
- Báo VnExpress: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai. Sự thịnh vượng, an ninh và ổn định là những điều chúng ta hướng tới. (3).
- Bản dịch của Đại sứ quán Mỹ: Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy. (4).
Nhận xét: “human dignity” = “ổn định”?

Tân trang khu tưởng niệm cho một TÊN DIỆT CHỦNG (Mass murderer) ?




Bà Vera Lengsfeld
Bà Vera Lengsfeld sinh năm 1952 tại Thüringen (Đông Đức). Là con gái của một sĩ quan mật vụ (Stasi-Offizier) bà đã được giáo dục trong tinh thần của chế độ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED-Regime). Mặc dầu vậy, bà đã sớm có những hồ nghi về thể chế này.  Khi mới bước vào tuổi trưởng thành bà Vera Lengsfeld đi đến quyết định hoạt động trong phong trào đòi hỏi dân quyền. Bà đã bị cấm hành nghề, bị tù đày và bị trục xuất. Khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 09.11.1989 bà Lengsfeld trở về quê quán và bắt đầu sự nghiệp chính trị gia và là nhà đấu tranh cho tự do và dân chủ. Càng đau khổ hơn khi bà được biết, chính chồng bà (Ông Knud Wollenberger) đã làm mật vụ Stasi theo dõi bà nhiều năm.
Dưới đây là bài viết của bà nhân việc Đại sứ CSVN tại Đức vận động xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thành phố Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen miền Đông nước Đức.
Nguyên bản tiếng Đức: Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT? -



https://scontent.fsnc1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/13239290_656685584482762_5204066506552749769_n.jpg?oh=afdead0b64169baa350a9a86dad0cc8b&oe=57D9E17E

Càng ngày, tôi càng thấy người dân Việt Nam, đi vào bước bánh xe đổ của cuộc thảm sát người Do Thái, mà Hitler và bọn độc tài Phát Xít Đức thực hiện trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Những nỗi sợ hãi, những niềm hi vọng hoang tưởng, những ước mơ sống sót cho cá nhân mình và gia đình đã dẫn người dân Việt Nam e ngại, lo sợ nhưng lại thẳng bước xuống vũng lầy diệt vong.
<!>
Sáu năm kể từ khi Đức Quốc Xã bắt đầu cuộc thanh trừng vào mùa thu năm 1939, bằng hi vọng, bằng ước mơ, bằng cách né tránh, bằng sự từ chối, bằng những ảo tưởng được thế giới ra tay cứu, và nhất là sự bằng lòng từ chối chính những lời kêu gọi của các nạn nhân như mình, đứng lên trong giai đoạn cuối để chống lại Phát Xít, họ cứ thế âm thầm, lặng lẽ bước vào lò hơi ngạt.
Việt Nam ngày nay cũng không khác, dân chúng tự tạo ra những niềm tin mơ hồ, những ảo tưởng viễn vông, những hi vọng hão huyền, những niềm vui giả dối bằng cách tự nhủ rằng, sẽ có Hoa Kỳ, sẽ có lòng nhân đạo của thế giới tự do hòa bình, sẽ có người ra tay giải cứu.
Và cứ như thế, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ ăn uống, hít thở và tìm đường sống trong cái chết, trong cái lò hơi ngạt khổng lồ, cam chịu mà không chống cự dù chỉ là trong tư tưởng.
Cuộc chiến mà Trung Quốc chụp xuống Việt Nam thật hết sức là tàn khốc và dã man. Nó tận diệt bất cứ một nguồn sống nào, từ con người cho đến con vật, từ cây cối cho đến hệ thống sinh thái, từ đất đai cho đến nguồn nước, chính quyền Bắc Kinh ra tay tận diệt không cần chọn lựa.

Kể chuyện Obama sang thăm Việt Nam (Kỳ 1): Những chuyến tiền trạm

Posted by adminbasam
Luật Khoa
28-5-2016
Lời toà soạn: Nhà báo, dịch giả Phạm Đoan Trang, sáng lập viên và biên tập viên của Luật Khoa tạp chí, là khách mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam từ 23-25/5 vừa qua. Tuy không tới được cuộc gặp do bị cơ quan an ninh ngăn cản, cô cũng đã tham dự hàng loạt cuộc tiếp xúc tiền trạm với phía Mỹ trong nhiều tháng trước chuyến thăm của ông Obama. Luật Khoa tạp chí xin gửi tới quý độc giả bài tường trình và bình luận của nhà báo Phạm Đoan Trang về các hoạt động này cũng như những diễn biến bên lề khác.
Phạm Đoan Trang
Những thông tin về việc Obama chắc chắn sẽ sang Việt Nam và sẽ gặp một số đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, tôi đã được nghe từ lâu, có lẽ từ sau Tết âm lịch, trái ngược với những tin đồn và phỏng đoán rằng Tổng thống Mỹ sẽ không qua đây. Mặc dù vậy, vốn là người nặng tư tưởng dân tộc (nationalist), tôi không quan tâm nhiều. Điều duy nhất khiến tôi chú ý là cách làm việc của những người Mỹ, nói cụ thể hơn nữa là sự vận hành của chính trường Mỹ, thể hiện qua chuyến thăm của một nguyên thủ quốc gia.

Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh. Courtesy Photo.
Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh. Courtesy Photo.

Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.
Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”
Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.
Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào – Việt hoặc Campuchia – Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.
Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm

Bài không tựa số 5

Năm xích lô (Danlambao) - Ngày lùa dân bị bầu đã qua tuần nay trong thế chịu đựng áp bức của người dân từ phía nhà cầm quyền và sự kiện ông Tổng thống Hoa kỳ Obama công du Việt Nam đã lắng đọng trong náo nức của nhân dân và truyền thông. Một tuần trôi qua, lúc này chúng ta không bị những sự kiện vừa nêu tác động ảnh hưởng đến suy tư. Một tuần trôi qua là khá đủ để chúng ta có cách nhìn trung thực hơn khi bản thân không bị lôi cuốn theo sự kiện nóng hổi để từ đó có nhận định một cách khách quan nhất về hiện tình đất nước.
Người viết xin được nhấn mạnh với quý bạn đọc, đừng để hai sự kiện nêu trên làm chúng ta quên đi đòi hỏi chính đáng và tồn vong của nhân dân "cá cần nước sạch, dân cần minh bạch".
Bầu cử
Người viết khó hiểu tại sao xã hội độc tài cộng sản luôn có số cử tri 99,99% bị bầu. Xin mời những nhà thông thái có hàm vị từ toán đến tâm sinh lý học và bà con am hiểu giải thích cho người viết biết thế nào là cưỡng hiếp.
- Dân tộc thiểu số rất nhiều người chẳng biết "con chữ" vuông hay méo, nó khó hơn ngàn lần đêm về nhìn con trăng tròn hay khuyết, bầu.
- Can phạm đang tạm giam/tạm giữ có biết ai sẽ xử mình còn quan tâm "đứa" nào ứng hay tự cử, bầu. Bệnh nhân từ lết đến gần chết còn chưa tỉnh, đang thở oxy, bầu.
- Chị em trong trại "phục hồi nhân phẩm" phải phục vụ cán bộ ngày đêm có tâm tư đâu và cũng có thông tin nào ngoài thông đồng, bầu.
- Nhiều công dân "hạnh phúc" đang tha hương cầu thực chẳng có hộ khẩu và có muốn cũng chẳng được, bầu.

Người Việt tại Nhật xuống đường vì môi trường biển Việt Nam


CTV ‎Danlambao‬ - Sáng Chủ Nhật ngày 29/5/2016, hàng trăm người đã xuống đường tại Tokyo (Nhật Bản) sau lời kêu gọi tuần hành Aoi Umi for Vietnam – Biển xanh cho Việt Nam từ tuần trước.
Đoàn tuần hành có gần 500 người đã tập trung tại công viên Miyashita từ sáng sớm với nhiều thông điệp khác nhau, bằng 3 thứ tiếng Nhật, Việt, Anh.
Cá cần nước sạch – Dân cần minh bạch” – “S.O.S - Save Our Sea” – “Tại sao? Why? Formosa Viet Nam” – “No Fish, No Nothing” – “Cá chết, Nước mắm hết” – “Save The Mermaid” – “Cá cần nước – Chúng ta cần nước mắm” – “Help me Save Fish”…
Lời kêu gọi tuần hành được cộng đồng người Việt gửi đi trên trang Facebook “Aoi Umi for Vietnam – Biển xanh cho Việt Nam” nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. 

Chia sẻ thông tin trên Facebook để làm gì?

Trịnh Kim Tiến (Danlambao) - Một câu hỏi đầy dụng tâm được đài Truyền hình VTV cắt dựng trong chương trình "60 phút Mở" lan truyền trên mạng xã hội ngày hôm qua. 
Chẳng lẽ một cơ quan truyền thông mà không rõ việc chia sẻ thông tin xã hội để làm gì? 
Vậy khi người dẫn chương trình cố tình đặt câu hỏi ấy cho MC Phan Anh, một trong số ít người nổi tiếng dám lên tiếng trước sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung hồi tháng 4, họ muốn gì?
Chỉ cần nhìn tiêu đề của cuộc trò chuyện đã thấy rõ được đây là cuộc đấu tố, dằn mặt những người có sự ảnh hưởng xã hội nhưng tư tưởng và phát ngôn không theo định hướng. 
Chị Tạ Bích Loan, đại diện VTV cho rằng Phan Anh không nên chia sẻ clip “cá chết trong 2 phút” của đài VTC vì đó là clip dàn dựng. Nhưng điểm mấu chốt là những người thực hiện chương trình “60 phút MỞ” của VTV lại không dám mời đại diện của VTC đến tham gia bàn luận. Điều này thể hiện rõ động cơ không tốt của VTV trong chương trình này. 
Sáng nay, trang Facebook của VTV đã gỡ status dẫn chương trình “60 phút MỞ”, các clip được up trên youtube đã bị gỡ xuống sau những phản ứng bất đồng của dư luận. 

VTV đấu tố MC Phan Anh vì việc lên tiếng trước hiện tượng cá chết

CTV Danlambao - Trước thảm họa cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, đài Truyền hình VTC đã có thí nghiệm "cá chết sau hai phút" vào tháng 4/2016.

Sau khi được phát sóng, clip của VTC đã tiếp nhận nhiều luồng dư luận khác nhau với hàng chục ngàn lượt chia sẻ.

Xem Video MC Phan Anh bị đấu tố tại: https://www.facebook.com/danlambaovn/videos/1064948550227129/
Tháng 5/2016, đài Truyền hình quốc gia Việt Nam VTV làm chương trình "60 phút MỞ" với chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì" do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn dắt, với ba khách mời là MC Phan Anh, nhà báo Hồng Thanh Quang, Hoàng Minh Trí.
Ví dụ được VTV đem ra làm dẫn chứng trong chương trình này chính là việc chia sẻ clip thí nghiệm cá chết sau 2 phút của MC Phan Anh.
Và ngay trên sóng truyền hình VTV, một phiên đấu tố thời @ đã diễn ra.
Các khách mời, dưới sự dẫn dắt của BTV Tạ Bích Loan, liên tục tấn công MC Phan Anh bằng lời lẽ và thái độ thiếu tính tôn trọng người khác.

Tại sao các tướng công an không muốn quy định “quyền im lặng” và luật ghi âm ghi hình khi hỏi cung?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Trong buổi góp ý cho dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) chiều 27/5/2016, nhiều đại biểu QH là các tướng công an tại các tỉnh đều không đồng tình với quy định về “quyền im lặng”.
Trước đề xuất bị can có quyền không khai những gì bất lợi cho mình cho đến khi có luật sư bào chữa, “cơ quan điều tra khi tiếp cận người bị bắt cần thông báo cho họ quyền được im lặng” các tướng công an nghi ngại rằng quy định này sẽ cản trở quá trình điều tra.
Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, khẳng định “quyền im lặng rất vô nghĩa” và “hoàn toàn không phù hợp” với điều kiện nước ta hiện nay, khi trình độ dân trí, nhận thức còn hạn chế. Ông Xuyên lo ngại quy định này sẽ gây khó khăn cho cơ quan tố tụng. 
Thiếu tướng Lê Đông Phong, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, cho rằng: “Bị can, bị cáo không bị ép nhận tội nhưng đừng quy định một cách bắt chước nước ngoài là anh không cần phải khai báo”. (*)
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng việc quy định “quyền im lặng” của người phạm tội là không đúng. Cũng theo đại biểu Đương, quy định về ghi âm, ghi hình để chống lại bức cung nhục hình là “lạc quan tếu”. “60% là phạm pháp quả tang thì ghi âm, ghi hình để làm gì? Nếu là điều tra viên thì ai dại gì ghi âm, ghi hình lúc đang dùng nhục hình. Tôi cho rằng cái này là tốn kém, rườm rà không cần thiết"

29/5/16

Nghệ An: Nguy kịch do trúng độc khi ăn tép biển

Bà Nguyễn Thị Liên đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh facebook Hoàng Bình
CTV Danlambao - Từ ngày 22/5/2016, tại Nghi Lộc, Nghệ An đã xảy ra tình trạng người dân ăn cá, mực, tép biển bị ngộ độc, đã có người tử vong.
Nạn nhân trúng độc mới nhất hiện đang trong tình trạng nguy kịch là bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi), thường trú tại xóm 11, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An.
Bà Liên bị ngộ độc nặng sau khi ăn tép biển mua từ chợ về. 
Sau khi gia đình phát hiện việc bà Liên bị ngộ độc, gia đình đã sơ cứu và truyền nước biển nhưng tình hình không khả quan.
Ngày 26/5/2016, bệnh viện xã Đoài tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Liên trong tình trạng: đau họng, rộp, bong hết niêm mạc, liệt, không ăn được, ngộ độc đã 4 ngày, tình trạng nguy kịch. 
Bệnh viện chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc cấp, tình trạng sức khỏe bị suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm niêm mạch đường hô hấp tiêu hóa. Theo đề nghị của bác sĩ, người nhà nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để thay máu và có chế độ điều trị tốt hơn nhưng kết quả không khả quan lắm vì chất độc đã ngấm sâu.

VẬN HỘI NÀO CHO VIỆT NAM?

Thuyền hình cá sấu trên sân thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái). Ảnh: internet
Thuyền hình cá sấu trên sân thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái). Ảnh: internet
I- Hiện tượng “Di dân và Đồng hóa” trong lịch sử hình thành một quốc gia
Nhìn tổng thể về lịch sử loài người kể từ khi còn là những bộ lạc, người ta ghi nhận sự hình thành, phát triển hoặc tiêu vong của các cộng đồng dân cư (sắc tộc, bộ lạc, xã hội thành thị…), của nhiều định chế chính trị và quyền lực quân sự, như là các quốc gia, các đế quốc, và ngay cả của nhiều nền văn minh. Tất cả những diễn trình lịch sử đó đều tuân theo quy luật biến dịch, mà trong đó có quy luật thiên nhiên khắc nghiệt: “Đấu tranh sinh tồn”, thể hiện qua hiện tượng di dân và đồng hóa (và bị đồng hóa). Hiện tượng này đã liên miên xảy ra từ hàng vạn năm trước tới nay và sẽ còn tiếp tục mãi mãi.
Vậy nếu áp dụng góc nhìn hiện tượng học “Lịch sử xã hội loài người là lịch sử di dân và đồng hóa”, thì có thể thấy rõ động lực và hệ quả của nhiều sự kiện và chu kỳ biến động lịch sử trên thế giới từ xưa đến nay. Cũng từ góc nhìn này, có thể tiên liệu được động thái của nước lớn đối với các nước lân bang nhỏ hơn, và nếu ứng dựng vào lịch sử xung đột Việt Hoa sẽ nhìn thấy được bản chất đảng cầm quyền Cộng Sản VN dựa vào lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của nó, qua đó cũng sẽ đánh giá được các chính sách, chiến lược mà CSVN đã và đang thực hiện, cũng như tiên liệu được kế sách của nó khi đối phó với thời thế, cùng  những hệ lụy đối với sự tồn tại của đất nước VN và tương lai của dân tộc Việt.
Cần ghi nhận rằng theo nghĩa thông dụng, thì:
– “Quốc-Gia (hay Nước)” chỉ là một Định chế chính trị (political institution) của một vùng lãnh thổ có dân cư- Định chế thì có tính ngắn hạn và dễ thay đổi, td: Nước Chiêm Thành nay đã tiêu tan, Quốc-gia Việt Nam Cộng Hòa nay đã không còn nữa, Nước Mỹ (Hợp chủng Quốc Mỹ Châu) thì mới có mặt từ khoảng 500 năm nay.
– “Tổ Quốc” là một khái niệm tình cảm cộng đồng đối với khu vực địa lý mà một cộng đồng dân cư đã sinh sống qua nhiều thế hệ, thí dụ: người Việt ở Mỹ chỉ vài ba thế hệ nữa là đa số dù muốn hay không cũng sẽ không còn thiết tha đến đất nước Việt, mà sẽ chỉ còn biết Tổ Quốc mình, Đất nước mình là Mỹ Quốc.
– “Dân tộc” là một tập hợp sinh học thuần nhất của những cư dân sinh sống trong một vùng địa lý. Như vậy, “Dân tộc” là một thực thể, do đó tồn tại lâu dài hơn là những định chế và tình cảm cộng đồng, và là yếu tố căn bản cho Quốc Gia hoặc một cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, sự hình thành một Quốc Gia ổn định lâu dài là điều kiện cần để hình thành và phát triển nền văn hóa và văn minh của một dân tộc hoặc cộng đồng dân cư.

Có một Việt Nam như thế, một Việt Nam phi Hán hóa: Việt-nam Cộng-hòa

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Từ kinh nghiệm cá nhân, một người sinh ra và lớn lên ở phía bên kia của cuộc chiến, bên thua cuộc, tôi thấy cần phải phản bác lại một luận điểm gần đây cho rằng người Việt quá giống người Hoa, giống đến cả những thói quen xấu.
Trước năm bảy lăm, đa số người Hoa ở Qui Nhơn, nơi gia đình tôi sinh sống, cũng như ở những thành phố miền nam khác, chiếm lĩnh các khu vực kinh doanh của thành phố. Về mặt kinh tế, có thể  người Hoa chiếm ưu thế so với người Việt, nhưng họ không có vai trò gì lớn về văn hoá và chính trị. Hầu như cả miền nam trống vắng các biểu hiện về văn hóa và chính trị Trung Hoa. Nếu có thì cũng chỉ là chút vết tích của nền văn hóa Khổng giáo.
Tôi nhớ mẹ tôi có mua bán với người Hoa, đúng hơn là nhận hàng từ họ để bán, vì thế năm mới nào họ cũng tặng một cuốn lịch, có năm họ còn tặng cả bộ tranh Nhị Thập Tứ Hiếu, có bức tranh ông gì đó, hình như là ông Mẫn Tử Khiên, do nghèo nên phải đào hố chôn con để dành tiền nuôi mẹ.  Trí nhớ thật kỳ lạ, tôi không hiểu sao mình còn nhớ bức tranh ấy, có lẽ vì nó gây một ấn tượng quá mạnh đối với trí óc non nớt của trẻ. Bức tranh nói lên phần nào tính cực đoan của nền văn minh Trung Hoa. Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, may mắn thay, người Việt không hề tập nhiễm tính cực đoan ấy, cho đến khi nằm dưới chi phối của đảng cộng sản Trung Hoa từ những năm năm mươi của thế kỷ trước cho đến nay.

ƯỚC MƠ VỀ 1 NỀN Y TẾ VIỆT NAM

Người Việt Nam nói chung, trẻ em nói riêng ở đất nước ta, hẳn nhiên hay bị ốm đau, quặt quẹo. Có thể khác được không khi môi trường tự nhiên và xã hội đều quá nhiều yếu tố “chống lại sức khỏe”. Với trẻ em, khi sức đề kháng và sự thích nghi của cơ thể chúng chưa đầy đủ, thì càng dễ ốm với tần suất cao. Minh chứng rất rõ ràng là sự quá tải của bệnh viện nhi TW và các khoa Nhi BV tuyến tỉnh và nguy hại hơn, khoa ung thư trẻ em ở BV K TW cũng chưa bao giờ đủ giường.
Tuy nhiên, trong cái rủi, có cái may. Theo nguyên lý chọn lọc tự nhiên, chúng ta có thể yên tâm 1 phần, rằng, cơ thể người VN chắc chắn có khả năng thích ứng và chống lại chất độc trong thực phẩm hơn hẳn các chủng tộc khác.
Mà có không yên tâm, thì làm được gì với tư cách là 1 người tiêu dùng? Lo lắng quá có khi chết nhanh hơn là yên tâm ăn thực phẩm bẩn!
KHÔNG BIẾT KHÁM Ở ĐÂU?
Vừa rồi, cu con nhà tôi lại sốt. Cu cậu hay bị sốt và đã đôi lần bị co giật. Vì thế, cứ mỗi khi thân nhiệt nó tăng, là vợ tôi lại hốt hoảng, lo thắt ruột. Bản thân tôi, thật sự mà nói, khá đau đầu khi đối diện tình trạng này. Tôi loay hoay chưa biết đưa nó đi khám ở đâu. Bạch Mai, Xanh Pôn, Nhi TW, vài bệnh viện thuộc Sở Y tế HN đánh võng đủ rồi. Tất cả, sau đó, chỉ còn lại là một cảm giác thiếu tin cậy, không muốn nói là khó chịu, bực mình.
Thế cho nên, lần này, tôi đành nói với vợ đưa nó vào BV Việt – Pháp, tiếc rằng, cơ sở ở Phương Mai hết số khám trong ngày, nên họ giới thiệu về cơ sở 2 ở Trung Hòa – Nhân Chính. Xuống đến nơi, vợ tôi điện thoại về, thật lạ kỳ là ở đó không có khoa cận lâm sàng, họ nói nếu lấy mẫu xét nghiệm thì phải chờ đến chiều hoặc hôm sau mới có kết quả. Vậy là đành trả tiền khám lâm sàng, rồi xin chào tạm biệt. Tôi cứ băn khoăn, tại sao lại cơ sở 2 mà thua 1 PK đa khoa tư nhận quốc nội vậy? Việt với chả Pháp?
Thế rồi, cu con lại lên đường. Tôi quyết định đưa cu cậu về Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Đây, có thể nói là hạt giống BV tư nhân đầu tiên ở Hà Nội. Điều khác biệt là ngay từ ngày đầu, các nhà đầu tư BV không phải đi thuê mặt bằng. Chắc là trải qua chắc rất nhiều khó khăn, giờ đây, BV này khá vững vàng và có uy tín.
UY TÍN TẠO DỰNG TỪ ĐÂU?

Ai có thể cứu Trần Huỳnh Duy Thức?

Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
28-5-2016
Cụ Trần Văn Huỳnh, bố của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Nguồn: facebook
Cụ Trần Văn Huỳnh, bố của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Nguồn: facebook

Ở thời điểm này, tôi chỉ thấy có hai trường hợp sau đây là cứu được Trần Huỳnh Duy Thức (nếu mọi người nhìn thấy những khả năng khác, xin cứ trình bày, biết đâu những thảo luận có thể giúp chúng ta cứu được ông ấy) :
1/ Có khoảng 80-90% người lao động Việt Nam ngừng làm việc vô thời hạn, làm tê liệt nền kinh tế và sự vận hành của toàn bộ quốc gia, cho đến khi tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức được cứu sống. Một vài người hay một vài nhóm người tuyệt thực cùng ông ấy trong một vài ngày thì có thể bày tỏ sự chia sẻ, bày tỏ mối quan tâm, bày tỏ tình đồng loại, nhưng không thể cứu được Trần Huỳnh Duy Thức.
Có thể xảy ra việc 90% dân số lao động ngừng làm việc để cứu sống Trần Huỳnh Duy Thức không ? Điều này chỉ có thể xảy ra với điều kiện là 90% dân số lao động ở Việt Nam được biết về tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức, được biết về ý nghĩa của hành động tuyệt thực của ông, đồng thời họ phải  và vượt qua được sự vô cảm đã trở thành căn bệnh mãn tính, sự vô cảm đã đạt đến giới hạn tàn nhẫn, và vượt qua được nỗi sợ hãi (chính là nguyên nhân của sự vô cảm). Điều này có thể xảy ra hay không, tùy thuộc vào chính những người đồng bào của Trần Huỳnh Duy Thức, những người đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Và để chín mươi phần trăm số người lao động được biết về Trần Huỳnh Duy Thức, điều này lại tùy thuộc hoàn toàn vào truyền thông chính thống (báo chí, truyền hình…). Cần phải đối diện với sự thật là mạng xã hội chỉ có thể tác động tới một bộ phận rất nhỏ trong xã hội. Vì thế, số phận của Trần Huỳnh Duy Thức, ông ấy có thể sống hay chết, phụ thuộc rất lớn vào truyền thông chính thống, phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm, tình người của đội ngũ nhà báo chính thống.
Hơn tất cả các bộ phận dân cư khác trong xã hội, các nhà báo chính thống là những người có khả năng nhiều nhất để cứu sống Trần Huỳnh Duy Thức. Họ có muốn cứu ông ấy hay không, hay họ để cho ông ấy chết ? Chỉ có họ mới có câu trả lời, không ai trả lời thay họ được.

Những người đi lên

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Anh Trần Huỳnh Duy Thức đi theo lương tâm của mình vào con đường đấu tranh vì Việt Nam tương lai tươi sáng. Con đường anh và muôn người đang đi là con đường phải đi qua những nhà tù nơi thời gian dừng lại và địa ngục mở ra. Nhưng nơi ấy là nơi anh không ngừng mài sáng thanh gươm lương tâm - vũ khí bất ly thân của người đấu tranh cho chính nghĩa. Hôm nay anh dùng thanh gươm ấy và thân thể mình cho “cuộc đấu tranh cuối cùng” mà có lẽ là mười phần bi tráng.

Ngày nào đấy không xa, dù thân xác anh có thể không còn, thanh gươm ấy vẫn tỏa sáng và sẽ nhân bản ra vô vàn thanh gươm lương tâm khác để để cùng nhau đấu tranh. Khi ấy chế độ toàn trị sẽ bị dồn vào cuộc đấu tranh cuối cùng mà có lẽ mười phần thảm bại ô nhục.

Anh là một trong những người chọn con đường đi lên cho mình và dân tộc.
Họ chọn con đường đi lên trên đôi chân bị xiềng xích. Chúng ta chọn con đường đi xuống trên đôi chân chưa bị xiềng xích.

A đây rồi, thiên tài đây chứ đâu!

Hạ Trắng (Danlambao) - Khi còn là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu “tham nhũng (ở Việt Nam) là quốc nạn”. Là một tên trùm tham nhũng nhưng phát biểu câu ấy, ông Trọng đương nhiên là “trừ mình ra” và chỉ nói đến các đồng chí đồng rận khác một cách chung chung, như một kiểu mị dân mà thôi.
Mà tham nhũng ở Việt Nam là quốc nạn thật. Vì đó là đặc trưng của nhà nước độc tài. Nhà nước độc tài không bao giờ muốn chống tham nhũng, và chống cũng không được. Giống như kiểu Việt cộng phải dựa lưng vào Trung cộng, thà mất nước chứ nhất định không chịu mất đảng.
Trò hề chống tham nhũng đôi khi cũng có hồi gay cấn. Ví dụ hôm 4/3/2016, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ đã đá phản lưới nhà tại Hội nghị chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức. Ông này phát biểu: “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho. Chúng tôi chống lại có khi chết trước”. 

Bị bắt vì tọa kháng bảo vệ môi trường

Ảnh: Facebook Thao Teresa
CTV Danlambao - Ông Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội đã bị bắt khi đang ngồi tọa kháng tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm lúc 10 giờ sáng nay, 29/5/2016.
Cách đây hai ngày, ông Dũng tuyên bố trên trang facebook cá nhân về việc sẽ tọa kháng để bảo vệ môi trường. Mục đích của cuộc tọa kháng được ông Dũng đưa ra nhằm yêu cầu chính quyền thực hiện những việc sau:
“1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.

2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm họa môi trường về sau. 

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe dọa nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm họa môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

Bruce Springsteen và Barack Obama, hai cánh én tự do

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhìn ánh mắt hân hoan, bàn tay dang rộng, nụ cười niềm nở của người dân Sài Gòn khi đón chào TT Mỹ Barack Obma chiều 24 tháng 5 vừa qua, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài toàn trị CS diễn ra suốt 41 năm trên đất nước Việt Nam đang vào đoạn kết. 
Ngày nào, tháng nào hay năm nào chế độ sẽ sụp có thể không ai trả lời chính xác nhưng chắc chắn bức màn tuyên truyền lừa dối sẽ bị xé nát, mọi tội ác của CSVN từ năm 1930 sẽ được phơi bày ra ánh sáng, nước mắt sẽ ngừng rơi và cây tình thương dân tộc sẽ hồi sinh trên quê hương khốn khổ.
Người viết tiên đoán một cách quá lạc quan chăng?
Không phải. Lịch sử nhân loại và lịch sử tranh đấu của nhân dân Việt Nam suốt 41 năm qua đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn.
Đông Bá Linh đêm 19 tháng 7, 1988

KHÔNG TÊN


Pleiku, Gia Lai trời buồn.
con gọi về Quảng Trị quê con
Mệ ơi năm ni có hội Cầu Ngư không mệ?
để con về!
“e có đó con nờ…”
câu trả lời ngậm đầy nước mắt.
Mệ ơi ngoài miềng chừ ăn chi mệ?
“ ăn mắm, ăn ruốc, ăn tạm rứa thôi…”, mệ cười
câu trả lời chua xót đắng cay.
Mệ ơi, rứa họ có nói chi hay mần chi cho dân miềng không mệ?
“ chờ thôi chớ chừ mần răng con…”
câu trả lời thấp thỏm trong chán chường tuyệt vọng.
Thương cho dân mình…

NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI

                                                                                    
Thái Bá Tân
 
 



Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.

Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.

28/5/16

ĐẤT NƯỚC MÌNH BỊ TÀN PHÁ, ANH ƠI!


Đất nước mình Cha Ông đã dựng xây   
Bốn ngàn năm dân tộc ta giữ lấy
Từ ngàn xưa truyền thống tốt đẹp thay    
Sao giờ đây, dân tộc mình bạc phước?

Đất nước mình bị tàn phá, anh ơi!
Biển độc, rừng hoang, đảo mất ngậm ngùi
Biên giới lùi sâu, Nam Quan  giặc chiếm
Còn chi đâu nữa? Một thời liệt oanh

Đất nước mình đầy tang tóc, anh ơi!
Cường quyền hại dân, chết chóc dập vùi
Cướp đất cướp nhà, đầy dân khổ ải
Dân gầy thống khổ, béo lũ sâu thôi

Thông điệp của Tổng thống Mỹ Obama

Chuyến đi thăm Việt Nam 23-24/5/2016 vừa qua của Tổng thống Obama dường như chỉ là một bước tiến thêm trong quan hệ Việt-Mỹ. Bước ngoặt của quan hệ hai nước đã được đánh dấu khi Mỹ đón tiếp ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015. Lúc đó, người Mỹ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng: Mỹ chấp nhận thể chế chính trị cộng sản ở Việt Nam.
Điều đó cho ta thấy người Mỹ đã nhìn nhận, với Mỹ, cộng sản không còn là mối lo ngại hàng đầu nữa. Để làm yên lòng giới lãnh đạo Việt Nam, thông điệp này từ đó đến nay đã nhiều lần được khẳng định lại thông qua những phát biểu và hành động của các quan chức Mỹ và của ông đại sứ Ted Osius. Rõ nhất là câu chuyện xung quanh việc ông đại sứ không muốn chụp hình với lá cờ vàng.
Lần này, Tổng thống Obama qua thăm Việt Nam, thông điệp nói trên một lần nữa được nhắc lại. Thêm vào đó, qua quan sát toàn bộ chuyến đi, ta còn thấy Tổng thống Obama muốn chuyển đi hai thông điệp khác: một là cho Trung Quốc, hai là cho người dân và giới trẻ Việt Nam.

1- Chả cần phải thông thái cho lắm mới đi đến được nhận định rằng Tổng thống Mỹ đồng ý qua thăm Việt Nam là muốn gửi đi một thông điệp cho Trung Quốc : « những đứa con hoang đàng » đang nhích dần về phía Mỹ và đã có thể có vũ khí Mỹ.

Hẹn em Sài Gòn 2016: Chúng ta cũng chính là người mà chúng ta đang chờ


Bốn mươi năm sao chẳng là dĩ vãng
Vẫn nghìn đêm thương nhớ một con đường
Em đã lâu chưa bao giờ gặp lại
Ta mây tím giờ lặng ở phương đoài

Bốn mươi năm dài chôn sống đời lãng quên
Như vẫn còn đây thao thức một minh hoàng
Gươm đã mài xong sao không thành mệnh lệnh
Em đâu biết rằng giờ nước mất hay còn?

Nghĩ cũng đáng ai bảo rời quê mẹ
Vì phận nước đành cũng lỡ tình nhau
Cứ tưởng xa người chết được cho mau
Mất quê hương đừng tưởng sống như thường

Sống để sống chờ quỷ dữ nằm chết
Hờn cố quốc còn réo gọi bên trời
Cứ thấy mưa rơi phải nhớ một người
Bốn mươi năm mà vẫn ngỡ mưa còn rơi

Bốn mươi năm xin hẹn em Sài Gòn
Đâu thể ngồi viết nhật ký tình ta
Ngàn sau nữa sẽ trách mình vô tình
Hẹn cùng nhau viết lịch sử quê nhà!
  
 
https://www.youtube.com/watch?v=ujQ3Kq_r_oo

Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Từ trước đến giờ, phải nói có lẽ đây là bài ca chúng tôi hy vọng được gởi gấm, chia sẻ nhiều nhất. Tất cả dường như đã gởi trọn tim mình từ lời thơ, tiếng nhạc, giọng hát và cả những phối hợp hòa âm. Nhưng thật tình điều chúng ta muốn trao gởi với nhau chính là tâm thức hẹn hò ấy ấy thì đúng hơn. Cái tâm thức đau đáu trên cả chữ và lời, trên cả những chuyên chở thần sầu mãnh liệt của thi ca và âm nhạc. Đó cũng bỗng là hình ảnh đấu tranh có tính cách đột phá của một Nancy Nguyễn, một khuôn mặt trẻ hải ngoại vừa về Sài Gòn bị an ninh giam giữ 6 ngày, chỉ vì Nancy viết thẳng trên Facebook là muốn được “thành nhân” mà thôi.
Nghĩ mà coi, Trần Huỳnh Duy Thức bên trong những chấn song còn dũng cảm biết mấy xác quyết vào điều mình tin là đúng, để đến nỗi: “Con yêu ba và gia đình nhiều lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn.”

Và như thế, không lẽ chúng ta còn lại đây rốt cuộc cũng chỉ có những hẹn thề trong cơn mơ? Không phải “Chúng ta cũng chính là những người mà chúng ta đang chờ đợi” như Tổng thống Obama mới đây đã bơm vào đầu chúng ta sao? Ơi, sao tôi yêu kính quá những nhắn nhủ phát biểu đầy cảm xúc chân tình và cực kỳ thâm thúy, gợi mở của vị Tổng thống thứ ba ghé thăm Việt Nam: Bravo Barrack Obama!
Tiếp tục xuống đường đi nói cùng quốc tế

Cá chết, lúa chết - Hà Nội khát tiền, tính moi vàng của dân

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hà Nội đang nhấn chìm Dân Tộc Việt Nam vào hai hoàn cảnh tàn khốc: (1) Cá và các loại thủy sản chết hàng ngàn tấn vì nhiễm chất độc tại 4 tỉnh Miền Trung, thiệt hại ước tính cho đến nay chưa thể đưa ra con số; hậu họa kéo dài đến nửa thế kỷ [1]; (2) Lúa và nhiều loại nông sản chết khô hàng trăm ngàn mẫu tại 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và tại Tây Nguyên, thiệt hại ước tính 5600 tỷ đồng, ảnh hưởng rất xấu trên nền kinh tế đang kiệt quệ của Việt Nam. Thảm trạng này đưa trực tiếp khoảng 25 triệu người thoi thóp trong cảnh sống “nhìn thấy cái chết đến dần mòn”.
Các thảm trạng từ vụ ĐBSCL ngập mặn, đến cá chết Miền Trung đều có nguồn gốc từ Tầu cộng. Riêng vụ cá chết, dù Hà Nội sẽ không bao giờ nhìn nhận chính thức, nhưng nguyên nhân là lòng ham tiền đút lót, và chủ trương vô cảm đối với đời sống dân chúng, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Nhiều năm trước, cũng vì bất cần đến đời sống người dân, Hà Nội đã cho công ty Formosa lập nhà máy thép tại Vũng Áng. Formosa từng bị phạt vì xả chất độc gây chết chóc cho dân chúng Campuchia năm 1989, và nhiều nơi khác trước khi Việt cộng cấp giấy phép. [2] Tập đoàn Formosa sẽ sản xuất 2 triệu tấn thép mỗi năm, có số vốn đầu tư đến 28 tỷ Mỹ Kim do đa số người từ Hoa Lục nắm cổ phần.

Vấn đề lương thực ở Việt Nam

Lương Vi (Danlambao) - Trong tương lai Việt Nam không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực mà thậm chí có thể thiếu cả nước uống. Và nạn đói có thể xảy ra, lịch sử có thể lặp lại.
Toàn bộ hệ sinh thái ở vùng biển miền Trung đã bị phá hủy. Các rạn san hô, tảo, rong đã biến mất. Hàng trăm tấn cá các thương lái đã thu gom, còn bán lại cho ai, ai mua, ai ăn vẫn chưa rõ.
Đồng bằng Tây Nguyên bị hạn hán nặng nề. Do toàn bộ rừng giữ nước đã bị chặt tróc rễ. Và nguồn nước ở thượng nguồn thì bị chánh quyền chặn lại để xây các đập thủy điện.
Nước ở các nhánh sông Tây Nguyên chảy qua các nhánh sông Nam Lào rồi chảy về Cửu Long. Sông ngòi ở Tây Nguyên cũng là một trong những nguồn nước ngọt huyết mạch của Mê Kong.
Sản lượng lúa phía Tây Nam giảm nghiêm trọng, mực nước biển lấn sâu trong đất liền gây hủy hoại mùa màng ở khu vực có 20% dân số cả nước nhưng có sản lượng lương thực cung cấp đạt 56%. Tức là hơn phân nửa người Việt cần ăn lúa miền Tây Nam để sống.
Một đất nước mà sản lượng cây lương thực giảm hơn phân nửa, biển trong cơn hấp hối. Thì hiểm họa gì sẽ xảy ra?

Đừng vội vàng kẻo hy vọng hão!

Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Chuyện Nhân quyền và bán vũ khí sát thương trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Bài nói chuyện của Tổng thống Obama ngày 24-5 trước nhân dân Việt Nam phải công nhận là hay và giỏi, rất văn hóa và chính trị cao tay, thậm chí gây nhiều hứng khởi. Nhưng chất lượng bài diễn văn là một chuyện, hiệu quả của chuyến thăm trong bối cảnh chính trị phức tạp của tương quan Việt-Mỹ-Trung thế nào lại là chuyện khác.
1/ Về tác động của Hoa Kỳ đến nền dân chủ-nhân quyền của Việt Nam
Giữ lịch sự, Obama không cần chỉ trích VN về tự do-dân chủ-nhân quyền (TD-DC-NQ), ngược lại còn khen Hiến pháp VN đã có những cái đó, nhưng lại giành thời gian để nói rõ, để giảng giải về ích lợi của TD-DC-NQ một cách ngắn gọn và sáng tỏ. Chính điều ấy đã vô hình trung ngầm bảo cho biết rằng VN còn rất kém về TD-DC-NQ! Vâng, thử nghĩ xem, Obama có bao giờ cần giảng giải về TD-DC-NQ ở diễn đàn một nước dân chủ như Pháp, Đức… không, và ngược lại một người cầm đầu ĐCSVN dân chủ giả hiệu có bao giờ lại giảng giải về sự ích lợi của TD-DC-NQ trước một nhân dân Mỹ tự do như Obama đã nói trước dân VN hay không?. 
Obama nói như vậy vừa nêu cao được chế độ tôn trọng TD-DC-NQ của Hoa Kỳ, là cái mà VN chưa có, nhưng chỉ nói như vậy cho biết thôi chứ không thể can thiệp gì cụ thể, hoặc tạo áp lực trực tiếp hay gián tiếp chi cả, vậy thì tác động vào tình trạng thiếu dân chủ của VN hầu như không có gì! Phía VN chẳng phải “trả giá” gì cho cái phần thưởng có vẻ rất to là giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương.
2/ Về quyết định hủy lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam

Những băng rôn được giáo dân xứ Phú Yên

Những băng rôn  được giáo dân xứ Phú Yên, giáo phận Vinh công khai khắp các nẻo đường
​ ​
trong xứ.

Nguồn ảnh: Người phú yên

 
 
 
 
 

27/5/16

Obama, Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt

Ngô Nhân Dụng

Sau khi ông Obama tuyên bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh tỏ ý hoan nghênh, nói, “Trung Quốc cũng muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí!” Sau vụ tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, các nước Tây đã ngưng bán bom đạn cho Trung Cộng.
Nhưng các nhà bình luận bên Tàu không nói “ngoại giao” như vậy. Tân Hoa Xã đe rằng không nên kết thân với nhau để “đe dọa và làm thiệt hại quyền lợi chiến lược của một nước thứ ba!” Ai cũng hiểu họ nói nước thứ ba nào. Giáo Sư Nghê Nhạc Hùng, (Ni Lexiong), một chuyên gia về hàng hải Ðại Học Thượng Hải, nói rõ hơn, rằng quyết Washington và Hà Nội đã lập một “liên minh gần như quân sự, nhắm vào Trung Quốc.”
Ngày hôm sau, chắc quan chức Trung Cộng còn nổi giận hơn, khi ông Obama nói với dân Hà Nội: “Trong lịch sử, nhiều lần các bạn không được tự quyết định số phận mình.” (Chúng tôi biết: Một ngàn năm không quyết định được số phận mình). Ông ta nhắc: “Người Việt Nam có bài thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở - Rành rành định phận tại sách trời.” Người Việt Nam nào nghe một ông tổng thống Mỹ nhắc tới câu thơ của Lý Thường Kiệt, thế kỷ thứ 11, mà không muốn đứng dậy, máu sôi lên? Ðến lúc ông Obama nhắc đến “trăm năm,” đến “của tin” thì chắc các cụ bà vẫn thuộc lòng thơ Nguyễn Du có thể rớt nước mắt; các cụ sẽ ngân nga ngâm Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi!”

Nước An Nam của thế kỷ hai mươi mốt qua một bức ảnh


Bức ảnh “Ông chủ” cõng “đầy tớ”. Nguồn: Facebook
Bức ảnh “Ông chủ” cõng “đầy tớ”. Nguồn: Facebook
1- Bức ảnh biết nói, nói gì?
Bức ảnh về “Hà lội”, sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama, là một bức ảnh biết nói. Nhưng nó nói gì?
– Ta thấy một người Việt cưỡi và (phóng to lên ta thấy) đang cười trên lưng một người Việt khác, ta thấy một người Việt khom lưng, nhẫn nhục cõng trên lưng một người Việt khác.
– Ta thấy người cưỡi mang giày da, áo quần áo là lượt, ta thấy người cõng mang dép,  mặc bộ đồ màu xanh của giới cửu vạn.
– Ta thấy chiếc xe, và biết người cưỡi từ chiếc xe đó chui ra, ta thấy một người nữa đã đưa ghế cho người cưỡi bước lên.
Và ta thấy cờ đỏ, màu cờ của giai cấp cần lao. Ta biết chắc cả ba người đang làm việc cho bộ máy công quyền. Ta biết là cơ quan đó có cái đuôi tên là nhân dân. Ta biết chắc, người cõng phải khúm núm, tận tụy để khỏi mất việc một khi có gió độc giảm biên chế, và khỏi bị hoạnh hoẹ khi đến kỳ tăng lương phát thưởng. Ta tự hỏi, trong bộ ba làm việc cho bộ máy đó, ai là chủ, ai là tớ, và ai đặt ra vai vế chủ tớ đó?

CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM NHƯ MỘT BÓNG MA

Chẳng có gì là ngẫu nhiên mà một vị Tổng thống Mỹ chỉ được nhận món quà của người khác hoặc từ nhân viên của nhà trắng với giá trị từ 300 USD trở xuống, nếu lớn hơn thì phải báo cáo và kê khai, nếu không sẽ bị coi là “tham nhũng” và bị xử lý theo luật định. Và cũng vì lẽ, lương của Tổng thống và Phó tổng thống rất cao, khoảng 400.000 USD/năm, nên họ chỉ lo chuyên tâm làm việc và cống hiến (giống thẩm phán bên Tư pháp).
Hơn nữa, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ luôn được thực hiện một cách minh bạch và nghiêm ngặt, nếu có vi phạm họ sẽ bị hạ viện điều trần và thượng viện luận tội, cách chức và rồi đem ra tòa án xét xử như một công dân bình thường. Nên ở đó gần như sẽ không có tham nhũng hoặc lạm quyền để tư lợi hay có cơ hội hình thành nhóm lợi ích. Cơ chế đa đảng, luôn kiểm soát, đối trọng nhau để giành giật niềm tin của dân chúng, nên nếu có bất kỳ đảng viên nào của đảng còn lại mà vi phạm và bị phát hiện đều gây ra những tổn thất và ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín cũng như danh tiếng của đảng đó, nên họ không thể thực hiện, hoặc phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, đối với những hành vi quyền lực “tiêu cực”.
Chúng ta cũng đã biết, mới đây ông Phó tổng thống Mỹ đã gặp khó khăn về tài chính và phải bán nhà để chữa trị ung thư cho con trai trong lực lượng hải quân. Điều đó là hoàn toàn bình thường đối với nước Mỹ, vì quan chức với họ là một nghề, lại luôn bị kiểm soát bởi luật pháp nghiêm minh, bị dòm ngó bởi các lực lượng đảng đối lập, kể cả đảng cộng sản tồn tại ngay giữa lòng New York, Hoa Kỳ. Nên họ chỉ được đối đãi như những công dân bình thường khác, ngoài những chế độ đã được thụ hưởng theo chức vị của mình.

Nàng mặc áo màu vàng

Thư Obama gửi Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi dịch
Cu Tèo quý mến,
Mặc dầu đang lu bu với lịch trình công du Nhật Bản, nhưng vì luôn nhớ tới sự quan tâm của Tèo đã gửi meo góp ý cho trước khi đi Việt Nam, mình rán bớt giờ ngủ nghỉ để ngồi mổ thư này cho cậu biết sơ qua về cảm tưởng của (Ô Ba) Ma này trong ba ngày trên đất nước cậu.
Nói chung là mình gặp rất nhiều điều ngạc nhiên, mặc dầu trước chuyến đi mình đã được cả khối cố vấn báo cáo cho biết tình hình Việt Nam sau nhiều tháng trời điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng về mọi lãnh vực, đủ phương diện.
Điều làm mình ngạc nhiên đầu tiên là ngay từ khi cái Air Force One của mình vừa đáp xuống phi trường Nội Bài. Mình đinh ninh rằng, nếu có cô gái nào đó cầm hoa tặng mình thì thế nào cô ấy cũng mặc áo dài đỏ máu như “truyền thống lâu đời” của nhà nước CSVN, nhưng ra khỏi cửa máy bay, từ cầu thang nhìn xuống, mình thấy nàng mặc áo màu vàng. Bỗng dưng mình nhớ tới hai câu thơ ai đó “lẩy” của một nhà thơ nổi tiếng Việt Nam,” Nàng mặc áo màu vàng, anh về yêu Mỹ Cút”.
Mà quả thật, mình không ngờ người Hà Nội ngày nay quay ngoắt 180 độ, để từ “đánh cho Mỹ cút” chuyển sang yêu Mỹ; chẳng những yêu Mỹ, mà lại còn yêu nhiều yêu, yêu đậm, yêu sâu đến thế. Như Tèo biết, mình và phái đoàn đến Hà Nội giữa đêm khuya. Sỡ dĩ vậy là để tránh bị dân Hà Nội ném đá, như hồi xưa họ ném đá tù binh Mỹ. Mình lo sợ điều này là có cơ sở: chỉ mới đây thôi, trong lễ kỷ niệm lần thứ 41 Ngày 30 Tháng Tư, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chửi Mỹ một cách đầy căm thù, chửi ngon ơ như thuở ông ấy còn ngâm dái nước phèn U Minh.