Trần Trung Đạo

Download 2 tác phẩm của Trần Trung Đạo: Chính Luận Trần Trung Đạo và Khi Bài Hát Trở Về

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Để đóng góp phần lý luận vào công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước, trong thời gian qua, tác giả Trần Trung Đạo đã xuất bản một số tác phẩm trong đó có Chính Luận Trần Trung ĐạoKhi Bài Hát Trở Về. Tổng cộng hai tác phẩm này dày khoảng một ngàn trang.

Chính Luận Trần Trung Đạo

Tác phẩm Chính Luận Trần Trung Đạo, 600 trang, gồm 42 bài viết tập trung vào ba chủ đề chính “Hiểm họa Trung Cộng”, “Thực trạng Việt Nam” “Chính sách tẩy não của CS”

Chủ đề “Hiểm họa Trung Cộng” gồm 14 bài, tổng hợp các kinh nghiệm thế giới qua chính sách của các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Tiệp Khắc, Nam Phi, so sánh chính sách của Hitler trong Thế chiến Thứ hai và chính sách của Trung Cộng hiện nay, phân tích chủ nghĩa thực dân Trung Cộng tại các quốc gia Phi Châu như Congo, Angola, Zimbabwe, Sudan, đặc biệt chính sách bành trướng của Trung Cộng tại vùng Đông Nam Á.

Chủ đề “Thực trạng Việt Nam” gồm 16 bài, thảo luận về thực trạng Việt Nam, các phong trào thanh niên sinh viên học sinh trước 1975, các phong trào xã hội tại Việt Nam, xã hội dân sự, cuộc đấu tranh dân chủ của thế hệ trẻ, các khó khăn và triển vọng của cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam hiện nay.

Chủ đề “Chính sách tẩy não của CS” gồm 12 bài, phân tích chính sách tẩy não như cột xương sống đang chống đỡ chế độ Cộng Sản hiện nay, các phương pháp giải tẩy não, các chính sách tẩy não tại Liên Xô trước đây và của Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Nam hiện nay.

Khi Bài Hát Trở Về

Tuyển tập Khi Bài Hát Trở Về gồm 31 tiểu luận viết từ năm 2004 thuộc thể loại "Chiến tranh nhìn từ nhiều phía" trên diễn đàn talawas như Sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội, Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử, Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam, Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa, Tuổi trẻ phải nói v.v...

Tuyển tập Khi Bài Hát Trở Về bàn sâu về chiêu bài “Hòa hợp hòa giải” của CS qua những bài như Góp ý với ông Võ Văn Kiệt về hòa giải dân tộc và khép lại quá khứ, Nhìn tấm bia tưởng niệm ở Galang suy nghĩ về hòa giải, Những người đi tìm tổ quốc v.v... đồng thời thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của đất nước và đang được người Việt trong cũng như ngoài nước quan tâm. Ngoài ra, tuyển tập cũng bao gồm những bài phê bình các hồi ký gây nhiều chú ý như "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc v.v...

Tác phẩm Khi Bài Hát Trở Về do các bạn trẻ trong nước tự in và phân phối cho nhau đọc, đương nhiên không qua kiểm duyệt của CS. Tựa của tác phẩm Khi Bài Hát Trở Về cũng do các bạn trẻ trong nước chọn từ tiểu luận viết về nhạc phẩm nổi tiếng Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đang được phổ biến ngày càng rộng rãi trong nước.

Vì lý do kỹ thuật hai tác phẩm có một số bài trùng.

Nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 Tháng 5, tác giả xin được tặng quý độc giả hai tác phẩm này. Quý vị có thể vào blog Trần Trung Đạo tại www.trantrungdao.com, bấm vào chỗ “download” phía trên để download sách trong dạng pdf.

Thân kính

11.05.2015


 Câu hỏi tháng Tư

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác. 


*

Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?” 

Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa. 

Phía trước Tòa Thị Chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước Tòa Thị Chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.

Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu. 

Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết. 

Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa. 

Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắt. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc. 

Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái. 

Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Chị Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.” 

Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác? 

Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng CSVN.

Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.” 

Không ai hình dung “thuộc địa kiểu mới” hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng. 

Sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v... trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? 

Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn. 

Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong thế chiến thứ hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Nhờ sự hy sinh của họ mà Thổ Nhĩ Kỳ được đền bù. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay. 

Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone“Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ. 

Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.

Ngoại trừ các lãnh đạo CSVN, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”. 

Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ". 

Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau khi nướng gần một nửa triệu thanh niên Trung Quốc qua các đợt biển người trong cuộc chiến Triều Tiên? 

Chữ "nước" trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” là nước Trung Cộng chứ không phải nước Việt Nam.

Đường lối chiến tranh cách mạng của Mao có thể tóm tắt trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, và và phải được một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới”. Đường lối sắt máu đó đã được các lãnh đạo CSVN áp dụng một cách nguyên tắc và chi phối toàn bộ chiến lược chiến tranh của đảng CSVN từ khi phát động cuộc chiến “giải phóng miền Nam bằng võ lực” cho tới 30 tháng Tư 1975. Tất cả các hiệp định từ Geneva 1954 cho tới Paris 1973 chỉ là những trạm dừng chân, thời gian nghĩ ngơi dưỡng sức của đoàn quân CS chứ không phải là chặng cuối cùng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: "Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.” 

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.... Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. 

Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ. 

Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắc máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài “hòa hợp hòa giải” thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu không thương xót. 

Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức. 

Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”.

Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng và đáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN? 

Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng để nghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam. Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị tiêu vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Cộng mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây. Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng không đủ can đảm để thừa nhận ra nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến Việt Nam và tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người. 

Sau 40 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn. Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản. 

Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy CS đi ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ, sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước.

Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn. 

Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế. 

Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác. 

Bốn mươi năm là một quãng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

(Tháng Tư 2012, Tháng Tư 2015)


Câu hỏi tháng Tư



Trần Trung Đạo –
http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/30T4D/2012/HA30T3D1975_064.jpg
di tản tháng Tư-1975

Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”

Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa.
Phía trước Tòa Thị Chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước Tòa Thị Chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung cộng và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”  hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa.
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/a/1c5d99e556f2493dbc69ac0195d9ff4c.jpg

 Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắt. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.

Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái.
Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Chị  Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.”
Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Bởi vì Việt Nam có đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng CSVN. Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.”
Không ai hình dung “thuộc địa kiểu mới” hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng.
Sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v… trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao?
Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn.
Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong thế chiến thứ hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Nhờ sự hy sinh của họ mà Thổ Nhĩ Kỳ được đền bù. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay.
Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone “Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ.
Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.
Ngoại trừ các lãnh đạo CSVN, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”.
Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau khi nướng gần một nửa triệu thanh niên Trung Quốc qua các đợt biển người trong cuộc chiến Triều Tiên?
Chữ “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” là nước Trung Cộng chứ không phải nước Việt Nam.
Đường lối chiến tranh cách mạng của Mao có thể tóm tắt trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, và và phải được một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới”. Đường lối sắt máu đó đã được các lãnh đạo CSVN áp dụng một cách nguyên tắc và chi phối toàn bộ chiến lược chiến tranh của đảng CSVN từ khi phát động cuộc chiến “giải phóng miền Nam bằng võ lực” cho tới 30 tháng Tư 1975. Tất cả các hiệp định từ Geneva 1954 cho tới Paris 1973 chỉ là những trạm dừng chân, thời gian nghĩ ngơi dưỡng sức của đoàn quân CS chứ không phải là chặng cuối cùng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.”
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam…. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ.
Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắt máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài “hòa hợp hòa giải” thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu không thương xót.
Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức.
Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”.
Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng và đáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN?
Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng để nghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam. Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị tiêu vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Cộng mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây.  Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản.
Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng không đủ can đảm để thừa nhận ra nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến Việt Nam và tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người.
Sau 40 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn. Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhI1Pgj3LEdk1Myvo9L7G7xTFQ5v1SmmJtWjmlVJsDtYH4ArOeOvapMMrKAvF5LCZo2LlIyfby3xj81iFOd5zR2arMcUIAy8NK3YJnhOabbK9LzroqeLewjhEFrFpWhWYwVUGBWIAtDR6c/s400/01.jpg

Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy CS đi ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ, sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước.

Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.
Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
http://myvietcommunity.org/wp-content/uploads/2014/10/banner4.jpg

Bốn mươi năm là một quãng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vở, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

Trần Trung Đạo
(Tháng Tư 2012, Tháng Tư 2015)


 Sức mạnh của niềm tin


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Chiều thứ Sáu ngày 6 tháng 9, 1991 các báo lớn trên khắp thế giới loan tin “Moscow chính thức công nhận quyền độc lập của ba quốc gia Lithuania, Latvia và Estonia sau nửa thế kỷ kiểm soát”. Ngoại trưởng Liên Xô Boris N. Pankin tuyên bố “Chúng tôi công nhận chủ quyền độc lập của ba quốc gia vừa tách rời khỏi Liên Bang Xô Viết. Chúng ta đang chứng kiến một biến cố lịch sử ngay tại thời điểm này”. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Liên Xô phát ra khi 250 ngàn quân Sô Viết vẫn còn đóng trên lãnh thổ ba quốc gia vùng Baltic: Latvia, Estonia và Lithuania.

Đối với phần lớn nhân loại đó là tin khá bất ngờ. Các thủ đô Riga, Tallinn, Vilnius tràn ngập niềm vui. Tuy nhiên với cô nữ sinh viên Lina Lagunaite đang theo học tại đại học Kaunas, cách thủ đô Riga của Latvia chừng một giờ lái xe, tin đó chẳng làm cô ta hồi hộp chút nào. Trả lời cho phóng viên John Thor Dahlburg của báo Los Angeles Times, Lina nhún vai “Latvia bao giờ cũng là một nước tự do. Sự kiện vừa xảy ra chẳng có gì khác. Ông nội tôi và sau đó cha tôi luôn dặn dò chúng tôi Latvia là một nước tự do độc lập”. 

Lời phát biểu của nữ sinh viên Lina Lagunaite rất bình thường nhưng chuyên chở một ý nghĩa tinh thần quan trọng. 

Tinh thần độc lập dân tộc và chế độ Cộng Hòa được thiết lập tại Latvia từ năm 1918, rất lâu trước khi Lina ra đời vẫn sống. Thế hệ của Lina Lagunaite và có thể cả của cha cô ta đều sinh ra sau ngày 18 tháng 11, 1918, Ngày Độc Lập của Cộng Hòa Latvia, nhưng tinh thần độc lập đó như một dòng sông không ngừng chảy dù đã chảy trong đau thương và chịu đựng, trong máu và nước mắt suốt 51 năm dưới hai chế độ độc tài khát máu nhất nhân loại: Hitler và Stalin. 

Không tính 200 năm dưới sự cai trị hà khắc của các triều đại Nga Hoàng, thời gian từ 1939 đến 1990 là một thời gian khủng khiếp để một dân tộc với dân số chưa đến 2 triệu như Latvia phải chịu đựng từ Stalin sang Hilter, trở lại Stalin và thời kỳ CS sau đó. 

Năm 1939, Stalin thỏa thuận với Hitler qua hiệp ước bất can thiệp Molotov–Ribbentrop xua quân chiếm đóng Latvia. Phần lớn sĩ quan cao cấp trong quân đội Cộng Hòa Latvia đều bị giết chết. Hầu hết các lãnh đạo và viên chức chính phủ Cộng Hòa đều bị bắt và đày sang các trại tù miền Trung Á. 

Năm 1941, khi Hitler xé hiệp ước Molotov–Ribbentrop mở Mặt trận Miền Đông tấn công Liên Xô, các quốc gia vùng Baltic rơi vào tay Hilter nhanh chóng. Latvia chịu đựng dưới chính sách hà khắc của Hitler. Lần này, không chỉ người Latvia mà nhất là người Latvia gốc Do Thái trở thành mục tiêu trấn áp. Theo các thống kê, chỉ còn 10 phần trăm dân Latvia gốc Do Thái sống sót sau Thế chiến Thứ Hai. 

Khi Hitler thua, Stalin trở lại, cưỡng chiếm và sau đó sáp nhập Latvia vào Liên Xô. Khoảng 136 ngàn người Latvia bị kết tội là “kẻ thù nhân dân” và bị đày đến các tại tập trung lao động khổ sai nhiều nơi trên vùng Trung Á và Siberia. Tài sản bị tịch thu. Ruộng đất bị tước đoạt. Các hình thức xét xử gọi là “Tòa án nhân dân” được dựng lên khắp nơi. Khi Stalin chết, Nikita Khrushchev lên và cho phép dân Latvia lưu đày được trở về nguyên quán, nhưng quá trễ, phần đông đã chết trong tù đày. 

Thế hệ của Lina Lagunaite lớn lên trong nền giáo dục Cộng Sản tuyên truyền tẩy não. Toàn bộ lịch sử Latvia cận đại bị hệ thống tuyên truyền Liên Xô viết lại. Thỏa hiệp Molotov–Ribbentrop, chiếm đóng vùng Baltic không được nhắc đến. Lina không được học lịch sử Latvia chính thống mà được đầu độc bằng những thông tin dối trá như “Con đường Lenin là con đường hạnh phúc”, “Stalin là anh hùng giải phóng dân tộc Latvia”. Triết học Mác Lê là môn học chính. Lina Lagunaite bị đoàn ngũ hóa từ khi còn bé. Một tầng lớp Latvia phản quốc được Liên Xô đào tạo để phục vụ cho chế độ CS. Đảng CS Latvia lúc đầu chỉ 400 đảng viên đã phát triển thành một tập đoàn tham nhũng, bán nước, tiếp tay với CS Liên Xô đày đọa chính đồng bào mình. Chính thành phần phản quốc trong cái gọi là “Quốc hội Latvia” đã bỏ phiếu sáp nhập Latvia vào Liên Xô.

Nhưng dân tộc Latvia và Cộng Hòa Latvia vẫn sống, vẫn tồn tại. Ngày 27 tháng Hai, 1990, cả nước Latvia đứng chào lá quốc kỳ hai màu trắng và huyết dụ được khai sinh trong thời kỳ độc lập 1918. “Cờ tổ quốc” nền đỏ búa liềm với ngôi sao vàng CS bị ném vào sọt rác của quá khứ đáng quên. Hầu hết Dân biểu Quốc hội Latvia bỏ phiếu thuận chọn lá cờ hai màu trắng và huyết dụ làm quốc kỳ chưa từng trước lá cờ đó lần nào. Tuy nhiên, giá trị của một lá cờ không chỉ được xác định bằng thời gian của một đời người mà bằng giá trị của di sản lịch sử mà lá cờ chuyên chở. Năm sau, ngày 10 tháng 9, 1991, đảng CS Latvia cũng bị Quốc Hội Latvia cấm hoạt động. 

Những yếu tố giúp Latvia sống là những bài học mà các bậc ông bà, cha mẹ Việt Nam nên học. Như nữ sinh viên Lina Lagunaite kể lại cho phóng viên LA Times “Ông nội tôi và sau đó cha tôi luôn dặn dò chúng tôi Latvia là một nước tự do độc lập”, các thế hệ cha ông Việt Nam, qua giáo dục gia đình, phải có trách nhiệm hun đúc niềm tin dân tộc nơi thế hệ trẻ để các em luôn hãnh diện với gia phong và huyết thống của mình. Gia phong huyết thống của đại gia đình Việt Nam là màu da các em có, là chiếc áo dài các em mặc, là tiếng nói, là ca dao, là lá trầu, trái cau, là nụ cười của trẻ thơ, lời ru và cả giọt nước mắt đau lòng của mẹ. Và xa hơn, gia phong và huyết thống là giá trị tự do, độc lập dân tộc đã tích lũy và kế thừa qua nhiều nghìn năm trước kết tụ trong nhận thức của mỗi con người. 

Nữ sinh viên Lina Lagunaite nhún vai xem việc Lavia độc lập là chuyện bình thường bởi vì em được hun đúc một niềm tin sâu xa vào lịch sử Latvia: “Latvia bao giờ cũng là một nước tự do. Sự kiện vừa xảy ra chẳng có gì khác”. Em đã chiến thắng bộ máy tuyên truyền CS. Em vượt qua được chính sách đồng hóa vô cùng tàn nhẫn của Nga. Em biết mình là ai. Lina Lagunaite học thuộc lịch sử chính thống của Latvia. Bởi vì nếu không thuộc sử sẽ dẫn đến câu hỏi "tôi là ai", dẫn đến việc thiếu niềm tin vào sức sống và sự trường tồn của nòi giống, dẫn đến những cái nhìn thiển cận về tương lai đất nước. 

Không riêng Lina Lagunaite mà rất đông những người thuộc thế hệ Lina Lagunaite cũng được ông bà, cha mẹ dạy dỗ tốt như vậy và chính thế hệ này là thành phần nòng cốt trong các cuộc biểu tình đòi độc lập cho Latvia trong ba năm 1987 đến 1990. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Độc Lập Latvia vào năm 1988, có ước lượng 500 ngàn người, hơn một phần tư dân số Latvia trong đó đa số là tuổi trẻ, tham dự. 

Một người Việt Nam nào quan tâm đến tương lai dân tộc cũng đều muốn thấy đất nước một ngày được sống trong tự do dân chủ. Nhưng mơ ước cũng chỉ là mơ ước nếu không được cụ thể hóa bằng hành động yểm trợ cho các sinh hoạt của tuổi trẻ, góp công, góp sức vào các phong trào dân chủ của tuổi trẻ. Đừng đợi tuổi trẻ tìm mà hãy đứng đậy đi về phía tuổi trẻ, gõ cửa tâm hồn họ, thắp lên ngọn lửa tin yêu và hy vọng trong lòng họ, nuôi dưỡng truyền thống độc lập và tự chủ trong nhận thức họ như cha ông của Lina Lagunaite đã làm ở Latvia . 



Bài Thơ Tháng Tư
Trần Trung Ðạo 

Mỗi năm vào dịp tháng tư
Tôi lại giống như một ông đồ già
Loay hoay bày ra giấy bút
Cố viết một bài thơ về đất nước
Chuyện bên nhà và cả chuyện lưu vong
Nhưng đã bao lần bút gãy mực loang
Bài thơ tháng tư tôi chưa hề viết được.
Phải chăng khi đến tận cùng khổ nhục
Con người bỗng trở nên
Bình thản tự nhiên
Có những chuyện buồn nhức nhối con tim
Vẫn có kẻ
Có thể bật cười
Dù là cười chua chát
Bài thơ nầy chắc sẽ dài
Vì đời tôi nhiều lưu lạc
Và cũng chắc sẽ buồn
Vì là chuyện nước non.
Phải chăng tôi nên bắt đầu
Khi những chiếc trực thăng
Sắp sửa rời thành phố
Trong đám người đang bon chen lố nhố
Tôi thấy dường như
Nhiều con chuột cống ở Sài Gòn
Cũng cố kiếm đường đi
Chúng cõng trên mình những chiếc va-li
Chứa đầy đô la vàng bạc
Dành dụm từ thời đi buôn gạo lậu
Dấu diếm từ thời lo bão lụt miền Trung
Tôi thấy chúng nghiêng mình
Hai gối run run
Trước những anh cảnh binh người Mỹ
Chúng nói những gì tôi nghe không kỹ
Chỉ thấy họ lắc đầu
Rồi bước vô trong
Có lẽ lại là chuyện hối lộ
Ðể dược đi đông
Ngòai chuyện ấy chúng còn biết gì hơn nữa
Tôi đứng nhìn qua đôi cánh cửa
Cầu mong cho chúng được đi mau
Những con chuột cống nầy
Gặm nhấm đã lâu
Và bán nước từ khi còn rất trẻ
Thuở Tây qua chúng đầu quân rất lẹ
Tây bỏ đi chúng theo Mỹ vì đô-la
Những chuyện về chủ nghĩa quốc gia
Hay dân tộc thiêng liêng
Chúng đọc biết bao lần
Nhưng chưa hề hiểu nghĩa
Tôi đứng nhìn qua đôi cánh cửa
Thầm cầu mong cho chúng được đi nhanh.
Phải chăng tôi nên bắt đầu
Khi những chiếc xe tăng
Lăn xích tiến vào thành phố
Tôi đứng lặng nhìn Tự Do vừa sụp đổ
Cây Dân Chủ chưa xanh
Ðã héo úa bên đường
Mới giã từ một bọn bất lương
Lại phải đứng nhìn những tên ăn cắp
Chúng đang nhân danh
Hòa bình
Tự do
Thống nhất
Ðể biến con người thành con vật ngây thơ
Chỉ biết lắng nghe
Chỉ biết cúi đầu chờ
Chỉ biết Ðảng
Ðảng trở thành tất cả
Lịch sử, tình yêu, tổ tiên, mồ mả
Chỉ còn là những chuyện phù phiếm, viễn vông
Chúng biến những nương dâu bãi mía cánh đồng
Thành những nông trường hoang vu tập thể
Biến nhà máy thành những nơi hoang phế
Biến học đường
Thành những nơi để thầy trò tố cáo lẫn nhau
Biến cả bình minh thành những tối thương đau
Biến tình yêu
Thành hận thù
Bon chen
Nghi kỵ
Từ thôn quê cho đến nơi đô thị
Ðã mọc thêm nhiều nhà cách mạng thứ ba mươi
Những bạn bè thân thiết thuở rong chơi
Bỗng một sáng thành những têm chém trộm
Chế độ đã dạy cho chúng
Một con đường tồn tại
Con đường phản bội lương tâm
Phản bội gia đình tổ quốc nhân dân
Phản bội chính tâm hồn vốn rất đáng yêu của chúng
Tôi đứng nhìn non sông đang phủ xuống
Một màu đen tang tóc đau thương
Người lính bộ binh buông súng đứng bên đường
Ðang cúi mặt cố che niềm tủi nhục
Anh không khóc
Sao trời như bão động
Anh không cười
Sao chua chát nghẹn trên môi
Về đâu anh nắng đã tắt trên đồi
Sương đang xuống trên cuộc đời còn sót lại
Ðời của anh
Ðời một tên chiến bại
Có gì vui để lại mai sau.
Phải chăng tôi nên bắt đầu
Khi những chiếc xe bộ đội nối nhau
Mang gia đình tôi đến vùng kinh tế mới
Ðến Ðồng Xoài trời vừa sập tối
Lại phải sắp hàng nghe nghị quyết triển khai
Gia đình tôi bảy người
Chen chúc tránh mưa
Căn nhà nhỏ một gian không vách
Mẹ tôi ngồi đôi tay gầy lạnh ngắt
Vẫn cố nhường chỗ ấm cho con
Gạo lãnh lúc chiều không đủ nấu cơm
Nên đêm ấy cả nhà ăn cháo trắng
Mỗi giọt cháo là một liều cay đắng
Chảy vào vết thương đang ung mủ trong hồn
Tôi, đứa con đầu trong bảy đứa con
Hơn hai mươi tuổi vẫn hai bàn tay trắng
Nuôi tôi lớn
Mẹ một sương hai nắng
Học ra trường lương không đủ nuôi thân
Mẹ tôi chưa hề trách cứ phân vân
Nhưng tôi đọc những buồn lo
Từ trong ánh mắt
Ðêm hôm ấy tôi ngồi nghe mưa rót
Vào lòng tôi những chua xót căm hờn
Bao năm rồi trong cảnh cô đơn
Mẹ tôi sống
Ðôi mắt buồn hiu
Chưa bao giờ khô lệ.
Phải chăng tôi nên bắt đầu
Khi chiếc ghe nhỏ
Máy hư
Ðang thả lênh đênh trên biển
Bốn phương trời chưa biết sẽ về đâu
Biển vẫn vang lên những khúc nhạc sầu
Ðược viết bằng những cung trầm
Ðong đưa vào vô tận
Như để tiễn đưa tôi
Một người Việt Nam bạc phận
Ði về bên thế giới hư vô
Chiếc quan tài mong manh trên sóng nhấp nhô
Ðang tiếc nuối những gì còn sót lại
Biển một màu đen
Tang chế
Buồn man dại
Và âm u như số phận con người
Ngồi một mình yên lặng trên mui
Cố nghĩ một câu thơ để làm di chúc
Dù biết chẳng còn ai để đọc
Chẳng còn ai thương tiếc tấm thân tôi
Hai mươi sáu năm lưu lạc trên đời
Sống chưa đủ nhưng đã thừa để chết
Lòng tôi an nhiên không hề sợ sệt
Bỗng thấy ung dung thanh thản lạ thường
Tôi chợt hiểu tại sao
Con người ai cũng khóc khi sanh
Nhưng nhiều kẻ lại mỉm cười khi nhắm mắt
Hai mươi sáu năm
Ðời tôi buồn hiu hắt
Chẳng còn gì để lại cho nhân gian
Tuổi thanh xuân với chút mộng vàng
Ðã vụt tắt ngay trong ngày nước mất
Nếu tôi có chết hôm nay
Cũng chẳng phải là người thứ nhất
Và hẳn nhiên không phải kẻ sau cùng
Trên vùng biển nầy từ độ tháng tư đen
Ðã thắm máu bao nhiêu người Việt Nam mất nước.
Phải chăng tôi nên bắt đầu
Bằng những ngày đầu tiên trên Mỹ quốc
Bước chân hoang trên xứ lạ quê người
Ngỡ ngàng nhìn cuộc sống nổi trôi
Không dám khóc
Chẳng dám cười
Chỉ biết xót xa
Ngậm ngùi
Ngơ ngác
Thiên hạ nhìn tôi một người tỵ nạn
Dăm kẻ đã sớt chia
Cũng đôi kẻ khinh thường
Tôi hiểu ra rằng khi rời bỏ quê hương
Là chối bỏ những gì yêu quí nhất
Hai chữ tự do tôi vô tình đánh mất
Cứ tưởng rằng mình đang giữ nó trên tay
Tự do là gì tôi đã hiểu sai
Nó vô nghĩa đối với một người không tổ quốc
Ðêm đầu tiên tôi nằm nghe thương nhớ
Chảy vào tim đau nhức tận linh hồn
Mẹ tôi giờ nầy còn khóc nữa không
Hay cố ngủ để chiêm bao giờ hạnh ngộ
Em tôi đứng thập thò trên góc phố
Ðợi anh về dù chỉ mới ra đi
Người con gái tôi yêu đang tuổi xuân thì
Có về lại một lần thăm xóm vắng
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Ở bên nầy tuyết vẫn trắng như tang
Nhìn thành phố nguy nga tôi thấy ngỡ ngàng
Thấy tội nghiệp cho Sài Gòn tăm tối
Tôi nhớ cả những con đường lầy lội
Những con đường ngày hai buổi tôi đi
Tôi nằm mơ làm một cánh chim di
Bay trở lại một lần rồi sẽ chết
Hai tiếng quê hương sao vô cùng tha thiết
Học lâu rồi nhưng mới hiểu ra đây
Quê hương là những gì tôi không có hôm nay.
Mười bảy năm đã trôi qua
Sài Gòn xưa vẫn thế
Vẫn những đau thương dằn vặt kiếp con người
Mười bảy mùa thu
Bao độ lá vàng rơi
Tóc mẹ trắng
Bạc theo từng nỗi nhớ
Mẹ tôi đã bỏ vùng kinh tế mới
Về lại Sài Gòn tìm một chỗ che mưa
Cuộc sống bây giờ đã đỡ hơn xưa
Bởi vì có tôi
Chứ không phải nhờ có đảng
Em tôi lớn không làm người Cộng Sản
Nên suốt đời phải lam lũ kiếm ăn
Tuổi hoa niên chỉ có một lần
Chúng đã bỏ quên trên vùng Kinh Tế Mới
Mười bảy năm đường Sài Gòn vẫn tối
Mưa vẫn rơi hoài
Trên lối cũ thân quen
Người phu quét đường vẫn dậy sớm mỗi đêm
Ôm chiếc chổi lạnh lùng khua góc phố
Bác xích lô trên đoạn đường loang lỗ
Bao năm rồi vẫn đi sớm về khuya
Chiếc lưng trần trầy trụi với nắng mưa
Không dám trách ai
Chỉ đổ thừa số mạng
Cậu bé đánh giày ngày xưa
Bây giờ đã trở thành tên du đãng
Học thêm nghề đâm mướn chém thuê
Tương lai em biền biệt sẽ không về
Cơn gió lốc cuốn đi thời thơ dại
Những con chuột cống ra đi
Một số hình như đang tìm đường trở lại
Vì tham nhũng lâu ngày nên đã hóa thành tinh
Chúng đang biến thân làm lãnh tụ anh minh
Tung bùa phép để thu hồi quyền lực
Tội nghiệp đồng bào tôi
Ðã bao đời khổ cực
Sẽ thêm một lần ngậm đắng nuốt cay
Ở tại Việt Nam trong mười bảy năm nay
Ngoài tham nhũng
Năng xuất chẳng có gì tăng nhanh hơn là nghị quyết
Ðảng Cộng Sản vẫn tự khoe khoang
Là muôn đời bất diệt
Vẫn le lói giữa đêm mưa một bóng sao vàng.
Và tôi
Bao năm rồi vẫn những bước chân hoang
Rất mệt nhọc như giòng sông chảy ngược
Baì thơ tháng Tư tôi chưa hề viết được
Mười bảy năm dài đâu chỉ kể dăm trang
Trước những đau thương của đất mẹ điêu tàn
Ngôn ngữ của tôi đã trở thành vô nghĩa
Ðời của tôi dù buồn bao nhiêu nữa
Cũng không buồn bằng chuyện nước tôi đau
Baì thơ nầy dù viết đến năm sau
Cũng chỉ là bài thơ dang dở.


Trần Trung Ðạo
30-4-1992



Link của trang: Bài Thơ Tháng Tư  

Người Con Gái Việt Nam Nô Lệ Trên Đại Lộ Ayutthaya.

Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990. 

Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người. 

Đêm đó tôi viết bài thơ Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya.

Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya ngày đó bây giờ không còn nữa. Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình. 

Mấy chục năm sau, chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống.Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân Việt khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái Việt khác đang nằm. Sau 40 năm "độc lập, tự do, hạnh phúc" hàng ngàn con gái Việt Nam vẫn nối gót nhau đi làm thân gái khách.

Dưới đây là bài thơ khá dài Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya. Nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc và ca sĩ Đình Nguyên trình bày trong Đêm Thơ Nhạc Mẹ và Quê Hương tại Toronto. 

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ SRI AYUTTHAYA


Người con gái Việt Nam
Trên đại lộ Sri Ayutthaya, Bangkok
Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
Mái tóc thu buồn
Mái tóc héo hon
Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
Trôi lang thang như những bọt bèo
Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em
Nên xứ người em làm thân gái khách

Tuổi của em như sao mai mới mọc
Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng
Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
Có hoa bướm tung tăng
Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học
Học làm người phụ nữ Việt Nam
Học chuyện thêu thùa may vá trông con
Học cả chuyện yêu đương
Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết

Bỗng dưng hôm nay em mất hết
Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi
Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
Nhớ con hẻm vào nhà em
Dường như lúc nào cũng tối
Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt
Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay

Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay
Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè
Nhớ những con lạch nhỏ
Ðầy những rong rêu rác rưới
Cống rãnh gập ghềnh
Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
Sẽ không thể nào đen như thế mãi

Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
Có làm em nhớ thuở lên năm
Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
Em cố gắng năm lần bảy lượt
Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
Ánh lửa ngày xưa
Cho ngày mai tươi sáng
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời

Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận

Lịch sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả giòng sông thấm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau nầy không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục

Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
Thơ của anh
Tâm sự của một người anh nhu nhược
Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
Lơ láo giữa chợ đời
Vết thương nặng trong tim
Anh vẫn ung dung như người khách lạ
Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất

Giấc mộng ngày xưa
Dù anh không còn muốn nhắc
Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
Anh đang khóc một mình
Hay đang khóc trong thơ
Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
Hạt bụi đó chính là đời em đã mất. 

Trần Trung Đạo

Hãy nói trước ngày chết

Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Tuy nhiên, làm thế nào  một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.

Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.

Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.

Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.” 


Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ. Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.

Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương. 

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hìnhdài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v... và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”

Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng”.

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc. 

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, ngoại trừ trẻ em quá nhỏ, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.

Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết Nhân đọc bài "Trịnh Công Sơn - Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.” 

Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...”

Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không? Chắc chắn là có, không thể có lời giải thích thứ ba.

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác. Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẽ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao các ông các bà không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.

Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.
#################################

 Trung Cộng sẽ đổ và bài học Latvia cho người Việt Nam


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.
*
Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng. Theo công bố chính thức của Trung Cộng, ngân sách quốc phòng năm 2014 là 131.5 tỉ đô la nhưng theo Stockholm International Peace Research Institute năm 2013 Trung Cộng đã dành 188 tỉ đô la cho chi phí quốc phòng. Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250 sư đoàn bộ binh trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi Trung Cộng cũng phải đổ. 
Bao giờ Trung Cộng đổ?
Gordon Chang, nhà phân tích kinh tế chính trị đã làm việc 20 năm tại lục địa Trung Quốc, trong tác phẩm The Coming Collapse of China xuất bản 2001 tiên đoán Trung Cộng sẽ đổ vào năm 2011. 
Lý do, theo Chang trong phần hỏi đáp về tác phẩm của ông, đã viết: “Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Cộng, xây dựng một xã hội bất bình thường và cô lập chính nó từ các quốc gia khác. Hệ thống đó có thể tồn tại mãi cho đến khi Trung Cộng biệt lập từ thế giới, nhưng những người kế tục Mao đã tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khi một quốc gia trở nên hội nhập nhiều hơn với các quốc gia khác, một lực đẩy áp dụng cho toàn thế giới – chính trị, kinh tế và xã hội – cũng ảnh hưởng Trung Cộng. Tại một điểm trong tiến trình này, hệ thống bất bình thường của Mao sẽ bị bỏ rơi vì về căn bản không thích hợp với vai trò mà Trung Cộng tìm kiếm trong hệ thống quốc tế. Một thời gian ngắn, chính phủ Trung Cộng sẽ không còn khả năng để đáp ứng với các thách thức của một xã hội mở rộng và năng động”.
Trung Cộng không đổ như Gordon Chang đoán. 
Thận trọng hơn Gordon Chang, công ty Strafor, một công ty thông tin tình báo chiến lược toàn cầu hiện do George Friedman làm Chủ tịch Chấp hành, trong Dự đoán Thập niên công bố ngày 21 tháng Giêng, 2010 cho rằng nền kinh tế Trung Cộng sẽ đổ trong vòng 10 năm tới. Trả lời thay mặt cho Strafor, Peter Zeihan, phó chủ tịch công ty, giải thích lý do: “Chúng tôi đã phân tích vấn đề này trước đây về một hệ thống kinh tế Trung Quốc bất ổn và chúng tôi nghĩ sự bất ổn đó đạt điểm vỡ khi các mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc bùng ra và tan nát”.
Bước vào năm thứ năm của thập niên, Trung Cộng vẫn chưa đổ theo ước tính của Strafor.
Tuy nhiên, dù không xảy ra như Gordon Chang dự đoán hay chưa xảy ra như Strafor ước tính, cả hai và rất đông các nhà phân tích kinh tế chính trị, đều có một nhận xét căn bản rất giống nhau rằng Trung Cộng sớm muộn cũng sẽ đổ vì phải đương đầu với những khó khăn không thể vượt qua.
Những vấn đề của Trung Cộng
Dân số già nua
Dân số tại các quốc gia tiên tiến có khuynh hướng tăng chậm và điều này có nghĩa tỉ lệ người cao tuổi ngày tăng cao so với thế hệ vừa sanh. Thế nhưng, tại Trung Cộng mức độ chênh lệch đó cao nhất trên thế giới. Giai đoạn hòa bình sau năm 1949 với chính sách kiểm soát dân số còn tương đối lỏng lẻo là cơ hội cho một số rất đông dân được sinh ra. Lớp người này sau đó trở thành lực lượng lao động chính trong giai đoạn hội nhập vào thế giới đầu thập niên 1980, giúp thúc đẩy nền kinh tế và giữ chi phí y tế an sinh xã hội thấp. Người dân trong giai đoạn này làm nhiều nhưng tiêu ít. Điều kiện đó đang bị đảo ngược. Hiện nay Trung Cộng là xã hội tiêu thụ nhưng có ít trẻ con hơn người già. 
Theo ước tính của đề án PewResearch Global Attitues Project, năm 2050 Trung Cộng sẽ chỉ tăng 25 triệu so với 400 triệu của Ấn Độ. Các phân tích dân số ước tính Trung Cộng đang trở nên quốc gia không chỉ già nhất thế giới mà còn già nhanh nhất thế giới. Trong thời gian vài năm nữa, Trung Cộng sẽ là viện dưỡng lão khổng lồ. Một quốc gia già nua có nghĩa các chi phí an sinh xã hội, dịch vụ y tế cũng gia tăng một cách tương ứng và là một gánh nặng không chịu nổi cho đất nước 1.4 tỉ dân. Lực lượng lao động phần lớn được dùng trong giai đoạn sản xuất dây chuyền, thiếu sáng tạo kỹ nghệ mang tính tiên tiến và khai phá. Phần lớn hàng hóa, dù tiêu dùng hay kỹ thuật cao cấp cũng được phát minh, sáng chế từ nước khác. 
Tham nhũng
Tham nhũng xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng tại các nước do đảng CS cai trị tham nhũng không chỉ trầm trọng mà còn có tính đảng. 
Gọi là tính đảng bởi vì tình trạng tham nhũng phát sinh ngay trong lòng cơ chế chính trị, do cơ chế nuôi dưỡng, tràn lan sang các bộ phận của hệ thống và dần dần làm hư thối toàn xã hội. Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đều đưa mục tiêu chống tham nhũng lên hàng đầu nhưng cả hai đều biết tham nhũng sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của đảng CS. Các chương trình chống tham nhũng “đầu voi đuôi chuột” được phát động ồn ào và đầu hàng chỉ sau 18 tháng. Lý do, bịnh ung thư tham nhũng lan quá rộng và quá sâu đến các bộ phận sinh tử của đất nước, nhất là trong quân đội. 
Sự phân cách giàu nghèo xảy ra tại hầu hết các nước phát triển, trong đó, một vài phần trăm người dân sở hữu một nguồn lớn của cải xã hội. Tại Trung Cộng, chỉ một phần trăm trong tổng số trên một tỉ người sở hữu 40 phần trăm của cải. Điều khác giữa Trung Cộng và các quốc gia tư bản là số tài sản mà một phần trăm nắm giữ tại Trung Cộng là do tham ô, hủ hóa, là máu xương, mồ hôi nước mắt của người dân làm ra.
Thiếu tính chính danh lãnh đạo đất nước
Theo tác giả Ross Terrill trong tác phẩm The New Chinese Empire tại Trung Cộng chủ quyền của con người không tồn tại ngay cả trong lý thuyết chứ đừng nói chi là thực tế. Mọi quyền hạn đều tập trung trong tay đảng nhưng không ai bầu đảng CS, không ai trao cho đảng quyền lãnh đạo. Trong thời kỳ mới mở cửa, người dân tập trung xây dựng cuộc sống sau khi vừa bước ra khỏi thời tem phiếu nên có khuynh hướng chấp nhận hay không quá quan tâm đến việc ai lãnh đạo mình nhưng thái độ đó đang thay đổi nhanh chóng. 
Tại Trung Cộng không có một cơ quan, đoàn thể xã hội nào mà không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS. Mặc dù quốc gia có nhiều ngàn tờ báo nhưng không có tờ báo nào đưa vấn đề chính sách ra bàn cãi. Khi mức độ hội nhập vào thế giới gia tăng sự bất mãn trong quần chúng đối với đảng và nhà nước CS cũng gia tăng. Theo giáo sư David Shambaugh, đại học George Washington, mức độ trấn áp hiện nay tại Trung Cộng lên cao nhất kể từ năm 1989.
Bất ổn xã hội
Theo Gini Index, tiêu chuẩn đo lường mức độ mất cân xứng trong việc phân phối lợi tức gia đình, Trung Cộng là một trong số mười phần trăm mất cân xứng nhất trên thế giới. Hiện nay các sinh viên tốt nghiệp đại học không có công ăn việc làm tốt như các thế hệ sinh viên trước đây. 
Các thành phần giàu có đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài để mua tài sản cố định và tìm cách định cư. Theo thống kê của Shanghai ‘s Hurun Research Institue thực hiện vào tháng Giêng, 2014, có đến 64 phần trăm trong số 393 người giàu có được thăm dò đang tính hay sẽ tính di chuyển ra nước ngoài. Mỗi năm tại Trung Cộng có 200 ngàn cuộc biểu tình trong các mức độ và hình thức khác nhau, từ những cuộc biểu tình đẫm máu ở Tây Tạng, Xinjiang cho đến các đình công nhỏ trong các công ty. 
Xã hội bưng bít Trung Cộng không thể thích nghi với thế giới luôn đổi thay và sinh động. Các chính sách tự diễn biến trong suốt 25 năm qua của các lãnh đạo Trung Cộng đều có tính cách chiến thuật, phòng thủ, vá víu từng giai đoạn. Trung Cộng gặp ít nhiều may mắn về cung ứng hàng hóa rẻ cho thị trường thế giới trong giai đoạn đầu của toàn cầu hóa nhưng về lâu dài khi mức cung cầu được bão hòa, mức độ phát triển kinh tế sẽ chậm lại. Các lãnh đạo Trung Cộng biết điều đó nhưng biết là một chuyện mà vượt qua được hay không là chuyện khác. Đổi mới quá xa Trung Cộng sẽ trở thành Liên Xô năm 1991 mà không đổi mới cách mạng cũng sẽ bùng vở từ trong lòng quần chúng. 
Ô nhiễm
Đây là lãnh vực mà Trung Cộng giữ kỷ lục hàng đầu thế giới trong nhiều năm chưa có đối thủ tranh giành được. Điều kiện an toàn hầm mỏ, Trung Cộng cũng được vào mức tệ hại nhất thế giới. Nước, không khí, kỹ nghệ bị ô nhiễm là nguồn của các bịnh ung thư và các bịnh liên quan đến bộ phận hô hấp. Tuy che đậy, chính phủ Trung Cộng phải thừa nhận 70% sông, hồ bị ô nhiễm. Năm 2007, World Bank trong một tổng kết đã tố cáo tình trạng ô nhiễm tại Trung Cộng là lý do cho 760 ngàn trẻ em chết non và các bệnh hô hấp khác. 
Hai tác giả Joseph Kahn và Jim Yardley của New York Times trong bài điều tra năm 2007 cho rằng tình trạng ô nhiễm đe dọa vai trò lãnh đạo của đảng CSTQ. Cũng theo bài điều tra này, 500 triệu người dân Trung Quốc không có nước uống an toàn vệ sinh. Chỉ vỏn vẹn 1 phần trăm dân chúng thở không khí với mức độ trong lành tương tự như một người dân Âu Châu thở. Đảng và nhà nước CSTQ công bố hàng loạt các chương trình bảo vệ môi trường nhưng không đạt kết quả bởi vì người dân không có quyền góp ý và báo chí không được phép phê bình.
Chủ trương của Mỹ trước viễn ảnh Trung Cộng đổ: một chính sách hai phương cách (dual-track policy) 
Vì có nhiều ẩn số chưa giải đáp nên không ai có thể có một câu trả lời dứt khoát Trung Cộng sẽ chuyển hóa qua tự do dân chủ trong hòa bình hay sẽ trở thành một hay nhiều nước tự do sau một cuộc chiến tranh đẫm máu. Để đáp ứng cả hai tình huống, Mỹ áp dụng một chính sách hai phương cách (dual-track policy) đối với Trung Cộng. 
Giáo sư Aaron L. Friedberg, thuộc đại học Princeton và nguyên Phụ tá An ninh Quốc gia tại văn phòng Phó Tổng Thống vào năm 2005, giải thích chính sách này gồm hai mặt: vừa hợp tác xuyên qua ngoại giao, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục nhưng đồng thời cũng tăng cường quân sự để đáp ứng với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng trong vùng Đông Á qua các hợp tác quân sự với Úc, Nhật, Nam Hàn và Philippines. 
Khả năng tốt đẹp nhất cho Mỹ và nhân loại là thông qua mậu dịch và hợp tác, Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Cộng từng bước chuyển hóa sang xã hội tự do. Tuy nhiên, sau mấy chục năm theo đuổi từ Nixon đến Obama, mục đích giải phóng chính trị trong hòa bình cho Trung Cộng ngày càng xa thêm. 

Sự thất bại của chủ trương một chính sách hai phương cách (dual-track policy)
Chủ trương chính sách hai phương cách (dual-track policy) với Trung Cộng đã chứng tỏ không thành công. Mặc dù không công khai tuyên bố, mục đích của Trung Cộng là làm bá chủ biển Đông, và điều đó đi ngược lại quyền lợi tối quan trọng của Mỹ và đông minh tại Á Châu.
Về mặt đối nội, cải cách chính trị sẽ diễn ra tại Trung Cộng trước mắt cũng như lâu dài. Kinh nghiệm đổi mới tại Liên Xô trước năm 1991 cho lãnh đạo CSTQ biết đổi mới quá đà sẽ dẫn đến những phản ứng xã hội ngoài tầm kiểm soát của đảng. 
Về mặt bang giao quốc tế, Trung Cộng không hành xử với tư cách một cường quốc có trách nhiệm, cụ thể qua việc Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa và việc Iran thí nghiệm nguyên tử. Ngoài ra, trong lúc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Cộng lại gia tăng với mục đích nắm phần ưu thế, ít nhất tại vùng Đông Á Châu. Lãnh đạo Trung Cộng mặc dù mạnh về kinh tế nhưng luôn sống trong nỗi bất an bị Mỹ bao vây và lật đổ. 
Cách mạng bạo động
Lịch sử Trung Quốc cho thấy rất ít khi một biến cố chính trị diễn ra trong êm đẹp. Khả năng rất thấp cho một cuộc cách mạng nhung, cách mạng da cam, hoa lài diễn ra tại Trung Cộng. Cách mạng tại Trung Cộng sẽ là cách mạng máu. Vũ khí của giới cầm quyền dù có hiện đại bao nhiêu cũng không thể ngăn chận được sức mạnh của toàn dân khi họ đã quyết tâm đứng dậy.
Một yếu tố mà lãnh đạo Trung Cộng không dự đoán được là sự phẩn uất bùng nổ của 1.4 tỉ dân. “Năm nọc độc” như bộ máy tuyên truyền Trung Cộng gọi gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó bốn “nọc độc” nằm ngay trong lục địa và sẽ trở thành lực lượng quyết định số phận của đảng CSTQ. 
Mặc dù phong trào CS trên phạm vi thế giới không còn tồn tại, sự cách ngăn về ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Cộng quá lớn để đặt qua một bên bởi vì ý thức hệ ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa hai chính phủ. Điều rõ ràng rằng nếu Trung Cộng là một quốc gia dân chủ, sự xung đột quyền lợi sẽ không trầm trọng như xung đột giữa Mỹ dân chủ tự do và Trung Quốc độc tài CS. Khi cách mạng bùng nổ, Mỹ và Tây Phương, vị lợi ích kinh tế chính trị, sẽ ủng hộ các lực lượng dân chủ. 
Phản ứng của lãnh đạo Trung Cộng trước thời điểm đổ
Sinh mạng của chế độ CSTQ gắn liền với phát triển kinh tế. Từ 1980 đến 2011 nền kinh tế Trung Cộng tăng trưởng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Mức phát triển đó không bao giờ trở lại. Nhà phân tích Bob David của tờ The Wall Street Journal nhận định trong mười năm tới kinh tế Trung Cộng chỉ phát triển từ 3.9 phần trăm. Một số nhà phân tích khác bi quan hơn khi cho rằng kinh tế Trung Cộng chỉ tăng 1.6 đến 1.7 phần trăm. Mức phát triển đó là một mức chậm tại các nước kỹ nghệ nhưng là một tai họa nếu xảy ra tại Trung Cộng. 
Điều gì sẽ xảy ra? Trung Cộng theo lý thuyết buộc sẽ giảm cường độ các xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng để tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, theo Andy Morimoto phân tích trong Can China Fall Peacefully? đăng trong The National Interest ngày 19 tháng 11, 2014, lúc đó Trung Cộng sẽ phát động chiến tranh để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS. 
Bằng chứng, trong thập niên 1950, Trung Cộng thay vì tập trung tái thiết kinh tế sau cuộc chiến tranh dài, đã phát động chiến tranh Triều Tiên để củng cố vai trò của đảng. “Sự xúi dục của nước ngoài” thường là bình phong để thanh trừng nội bộ đảng. Edward Wong, sử gia về Trung Quốc, trên New York Times ngày 11 tháng 11, 2014 trong bình luận In New China, ‘Hostile’ West Is Still Derided, Tập Cận Bình trong khi trải thảm đỏ chào đón TT Mỹ Barack Obama, cùng lúc đã ca ngợi blogger Zhou Xiaoping như có “tinh thần tích cực” vì blogger này đã viết bài chống Mỹ. 
Cũng theo Andy Morimoto, làm việc tại Hội Đồng Chicago Về Các Vấn Đề Thế Giới, “viễn ảnh hòa bình tại Á Châu không nhiều hứa hẹn” và ông đề nghị chính phủ Mỹ thay vì dùng hai phương cách nên tập trung vào việc tăng cường quân sự tại Á Châu bởi vì tiên đoán hợp lý nhất vẫn là chiến tranh sẽ bùng nổ trong tương lai.
Lối thoát của Việt Nam
Để giới hạn hay giảm nhẹ mức ảnh hưởng của chiến tranh, chọn lựa duy nhất của Việt Nam là phải thoát ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng trước khi Trung Cộng đổ. Không có cánh cửa nào khác hơn là dân chủ. Tuy nhiên lãnh đạo CS Việt Nam không có khả năng đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng bằng con đường dân chủ. 
Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Giêng 1950, đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Từ đó, CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn, cách mặc. Đọc các tài liệu quốc tế trong thời kỳ chống Pháp để thấy Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm cho được Điện Biên Phủ. Máu xương của bao thanh niên Việt Nam đổ xuống trong chiến tranh chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh có thể phát xuất từ lòng yêu nước chân thành nhưng đã bị CSVN và CS quốc tế lợi dụng từng nắm xương, từng giọt máu. 
Và hôm nay, Trung Cộng là mảnh ván duy nhất còn lại để lãnh đạo CSVN bám vào. Dù thỉnh thoảng vẫn giả giọng hát bài ca yêu nước, thương dân, lãnh đạo CS biết không có mảnh ván Trung Cộng, chế độ CSVN sẽ chìm. Chọn lựa duy nhất cho một Việt Nam dân chủ vẫn thuộc về các thành phần Việt Nam yêu nước và không Cộng Sản.
Bài học Latvia độc lập dân chủ trước khi Liên Xô đổ
Latvia là quốc gia nhỏ, hiện theo thể chế Cộng Hòa vùng Baltic, thủ đô Riga, có dân số thống kê năm 2010 là 2 triệu người, có chung biên giới với Estonia, Lithuania, Belarus và Nga. Latvia độc lập năm 1918, nhưng bị Liên Xô chiếm năm 1940, bị Đức Quốc Xã chiếm năm 1941, bị Liên Xô chiếm lần nữa năm 1944 và sau đó trở thành nước CS trong hệ thống Liên Xô mãi cho đến khi chính thức độc lập năm 1991. Trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Latvia là quốc gia có mức phát triển kinh tế nhanh nhất Châu Âu. GPD trên đầu người năm 2013 của Latvia là 15,375 đô la. Hiện nay, Latvia hội viên của NATO, Liên Hiệp Châu Âu (EU), WTO, UN, IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Bằng việc chấp nhận Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia (The Declaration on Restoration of Independence of the Republic of Latvia), Latvia chính thức thoát ra khỏi quỹ đạo Liên Xô ngày 4 tháng 5 năm 1990, hơn một năm rưỡi trước khi Liên Xô đổ. 
Lãnh đạo của nền cộng hòa Latvia khẳng định họ không phải là một nước cộng hòa tân lập mà kế tục chế độ cộng hòa được thành lập từ 1918. Mặc dù đại đa số thành viên bỏ phiếu hay chấp nhận bản tuyên bố chưa sinh ra trong giai đoạn lịch sử 71 năm trước đó, họ biết rằng lịch sử Latvia là một giòng sông, có lúc êm đềm, có khi gềnh thác nhưng liên tục chảy. Giọt nước Latvia của thời điểm 1990 đã bắt đầu từ thượng nguồn Latvia năm 1918 đầy hy sinh gian khổ qua tay Hitler và Stalin, hai lãnh tụ độc tài tàn ác nhất trong lịch sử loài người. 
Mặc dù hiện nay Latvia có nhiều đảng, tổ chức chính trị nhưng trong thời điểm 1990, các lãnh đạo phong trào dân chủ Latvia theo đuổi các mục tiêu hết sức cụ thể và sáng suốt: 
(1). Tập trung mọi thành phần dân tộc dưới một mặt trận duy nhất là Phong Trào Dân Tộc Latvia (Latvian People’s Front) nhằm theo đuổi chỉ một mục tiêu là loại bỏ chế độ CS tại Latvia và thoát khỏi quỹ đạo Moscow.
(2). Kế tục nền Cộng Hòa đã ra đời năm 1918 thay vì thành lập quốc gia mới.
(3). Dứt khoát đứng về phía Tây Phương dân chủ ngay từ ngày đầu tuyên bố độc lập để sau đó được trở thành hội viên của Liên Hiệp Âu Châu (European Union) và thành viên của NATO.
(4). Vận dụng nhưng không bị gạt gẫm trước mọi cải tổ kinh tế chính trị của Mikhail Gorbachev.
(5). Từ chối đề nghị của Boris Yeltsin tham gia vào Khối Thịnh Vượng chung cùng với 11 quốc gia cựu Liên Xô trong hội nghị tại Kazakhstan để rồi khối này bị cuốn vào vòng kiểm soát của Nga cho đến hôm nay. 
Trong số 138 đại biểu bỏ phiếu chấp thuận bản Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia buổi sáng ngày 3 tháng 5 năm 1990 không phải đều có một quá khứ giống nhau nhưng cùng chia sẻ một ước vọng tương lai tươi đẹp cho dân tộc họ. Dân số Latvia chỉ vỏn vẹn 2 triệu người nhưng đã thắng Liên Xô hùng mạnh gấp ngàn lần hơn bởi vì không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh của đoàn kết dân tộc. 
Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.
_______________________________________
Tham khảo:
1. Yang Kuisong, Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973, Woodrow Wilson International Center for Scholar, 2002
2. Jung Chang and Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, Anchor Books, November 14, 2006 
3. Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Author Q&A, why will China Collapse?
4. STRATFOR'S TOP PREDICTIONS FOR THE NEXT DECADE: China Collapse, Global Labor Shortages, New American Dominance.
6. David Shambaugh, China at the Crossroads: Ten Major Reform Challenges, George Washington University, October 1 2014
7. Pollution in China, Wikipedia.org
8. Steven Metz, U.S. Military Must Prepare for China’s Rise—and Fall , World Politics review,, April 23, 2014
9. Bucking Beijing, An Alternative U.S. China Policy 
10. Chinese Military , The Lowy Institute.
13. How Democracy is Latvia, Commission of Strategic Analysis, Latvijas Universitate, 2005
*************************************

  Tôi Mất Em Rồi
Thơ Trần Trung Phán.

 Em bỏ tôi chi giữa chợ đời
 Sầu theo năm tháng hạt mưa rơi
 Tôi buồn tôi khóc đời binh phế
 Khổ -hận-sầu-thương mãi một thời

 Cắn chặt vành môi nghe rướm máu
 Nhớ con giờ lại biết tìm nơi
 Nhà xưa vắng bóng người xưa cũ
 Quạnh quẻ buồn hiu rách tả tơi

 Em bỏ tôi chi giữa chợ đời
 Theo người với biển với dòng khơi
 Đem con về chốn trùng dương rộng
 Năm tháng đi qua chẳng một lời

 Em bảo rằng tôi cái nợ đời
 Bỏ theo người mới để tìm chơi
 Bể dâu biến đổi đời tan nát
 Cuộc chiến về chi chẳng gọi mời

 Tôi mãi nằm đây rách tả tơi
 Hởi người chiến hữu khắp muôn nơi
 Chút tình an ủi đời binh phế

 Sống nốt thời gian thuở cuối đời !.