Posted by adminbasam on 13/07/2016
Huffington Post
Tác giả: Rafendi Djamin
Dịch giả: Trần Văn Minh
12-07-2016
“Cuộc sống trong tù không dễ dàng. Tôi rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Tôi phải chịu hoàn cảnh này bởi vì tôi đã cố gắng làm một công dân tốt, giúp đỡ mọi người trong khuôn khổ pháp luật và hiến pháp […]. Nhưng tôi bị bắt và tống giam. Tôi cảm thấy mình như đang ở trong một đường hầm tối tăm không lối thoát“.
Đó là lời của bà Phạm Thị Lộc, một người bảo vệ nhân quyền từ tỉnh Bắc Giang ở phía bắc Việt Nam, tranh đấu cho quyền sở hữu đất đai.
Câu chuyện của bà Lộc phản ánh những trường hợp của nhiều nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam. Do tình trạng bất công trong cuộc sống của bà và những người khác trong cộng đồng, bà bắt đầu lên tiếng và cổ động sự thay đổi và công lý. Nhưng ở Việt Nam, hoạt động ôn hòa như vậy – yêu cầu chính quyền bảo đảm các quyền được nêu trong hiến pháp Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên – bị xem là hành động lật đổ.
Năm 2011, cũng như nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác trước và sau, bà Lộc bị bắt. Bà đã trải qua 4 năm tù bất công, nơi mà bà đã phải chịu đựng nhiều tháng biệt giam và giam cách ly, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài, bao gồm gia đình và đại diện hợp pháp của bà. Bà bị lôi vào một thế giới bí mật; một thế giới của sự im lặng và bóng tối, đau đớn và cô lập, nơi mà các tù nhân lương tâm thường xuyên bị tra tấn và ngược đãi.
Bà Lộc cuối cùng đã được thả ra từ nhà tù số 5 ở Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, sau khi kết thúc bản án vào tháng 5 năm 2015.
Theo sự ghi nhận của Tổ chức Ân xá Quốc tế, hiện nay có 84 tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây là 84 người đàn ông và phụ nữ, giống như bà Lộc, đã bị cầm tù chỉ vì thể hiện các quyền của họ. Họ cần phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện.
Ngày 12 tháng 7, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho ra một báo cáo mới, trong đó cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào thế giới này. Báo cáo này dựa trên một loạt các cuộc phỏng vấn 18 cựu tù nhân lương tâm. Bản báo cáo vạch ra các hành động trái pháp luật, bao gồm thói quen giam giữ cách ly và biệt giam trong thời gian dài; gây nên đau khổ thể chất nghiêm trọng và khổ sở; không cho điều trị y tế; và chuyển trại mang tính trừng phạt, đưa tù nhân lương tâm từ nhà tù này đến nhà tù khác, cắt đứt liên lạc với gia đình và mạng lưới hỗ trợ.
Báo cáo của chúng tôi dựa trên chứng cứ của các sự kiện diễn ra trước tháng 2 năm 2015, khi Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh thói quen cố hữu trong hệ thống nhà tù và vạch ra các trường hợp trong số 84 tù nhân lương tâm hiện nay về những nơi mà lối làm việc này được biết đến hoặc được cho là đang xảy ra ngày hôm nay. Sự phê chuẩn Công ước của Việt Nam là sự phát triển mang tính điểm mốc nhưng chấm dứt tra tấn và những đối xử tồi tệ khác đòi hỏi ý chí chính trị thực sự và cải cách hệ thống luật pháp, chính sách và hành chính. Việt Nam phải tiến hành những cải cách này thật lòng, không chậm trễ và bảo đảm nạn nhân được tiếp cận với công lý và bồi thường. Một bước quan trọng trong sự cải cách này là phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm.
“Nhà tù bên trong nhà tù” – tựa đề của bản báo cáo – là một thuật ngữ được lặp đi lặp lại bởi nhiều tù nhân lương tâm được Tổ chức Ân xá Quốc tế phỏng vấn. Bản báo cáo chứa đựng cảm giác cô lập mà các nhà hoạt động bị giam giữ tràn đầy kinh nghiệm. Bằng cách cô lập tù nhân lương tâm, chính quyền tìm cách trừng phạt họ vì niềm tin và / hoặc các hoạt động của họ, và ép buộc họ phải “thú nhận” những cáo buộc chống lại họ.
Nhưng trong các trường hợp như trường hợp của bà Lộc, điều duy nhất họ phải thú nhận là họ cố gắng vận động cho sự thay đổi, công lý và giúp đỡ mọi người theo quy định của pháp luật.
Tác giả: Rafendi Djamin
Dịch giả: Trần Văn Minh
12-07-2016
____
Mời xem thêm: “NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ” và CÁC HÌNH THỨC TRA TẤN, ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO đối với TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VN (Ba Sàm).
Tác giả: Rafendi Djamin
Dịch giả: Trần Văn Minh
12-07-2016
“Cuộc sống trong tù không dễ dàng. Tôi rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Tôi phải chịu hoàn cảnh này bởi vì tôi đã cố gắng làm một công dân tốt, giúp đỡ mọi người trong khuôn khổ pháp luật và hiến pháp […]. Nhưng tôi bị bắt và tống giam. Tôi cảm thấy mình như đang ở trong một đường hầm tối tăm không lối thoát“.
Đó là lời của bà Phạm Thị Lộc, một người bảo vệ nhân quyền từ tỉnh Bắc Giang ở phía bắc Việt Nam, tranh đấu cho quyền sở hữu đất đai.
Câu chuyện của bà Lộc phản ánh những trường hợp của nhiều nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam. Do tình trạng bất công trong cuộc sống của bà và những người khác trong cộng đồng, bà bắt đầu lên tiếng và cổ động sự thay đổi và công lý. Nhưng ở Việt Nam, hoạt động ôn hòa như vậy – yêu cầu chính quyền bảo đảm các quyền được nêu trong hiến pháp Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên – bị xem là hành động lật đổ.
Năm 2011, cũng như nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác trước và sau, bà Lộc bị bắt. Bà đã trải qua 4 năm tù bất công, nơi mà bà đã phải chịu đựng nhiều tháng biệt giam và giam cách ly, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài, bao gồm gia đình và đại diện hợp pháp của bà. Bà bị lôi vào một thế giới bí mật; một thế giới của sự im lặng và bóng tối, đau đớn và cô lập, nơi mà các tù nhân lương tâm thường xuyên bị tra tấn và ngược đãi.
Bà Lộc cuối cùng đã được thả ra từ nhà tù số 5 ở Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, sau khi kết thúc bản án vào tháng 5 năm 2015.
Theo sự ghi nhận của Tổ chức Ân xá Quốc tế, hiện nay có 84 tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây là 84 người đàn ông và phụ nữ, giống như bà Lộc, đã bị cầm tù chỉ vì thể hiện các quyền của họ. Họ cần phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện.
Ngày 12 tháng 7, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho ra một báo cáo mới, trong đó cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào thế giới này. Báo cáo này dựa trên một loạt các cuộc phỏng vấn 18 cựu tù nhân lương tâm. Bản báo cáo vạch ra các hành động trái pháp luật, bao gồm thói quen giam giữ cách ly và biệt giam trong thời gian dài; gây nên đau khổ thể chất nghiêm trọng và khổ sở; không cho điều trị y tế; và chuyển trại mang tính trừng phạt, đưa tù nhân lương tâm từ nhà tù này đến nhà tù khác, cắt đứt liên lạc với gia đình và mạng lưới hỗ trợ.
Báo cáo của chúng tôi dựa trên chứng cứ của các sự kiện diễn ra trước tháng 2 năm 2015, khi Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh thói quen cố hữu trong hệ thống nhà tù và vạch ra các trường hợp trong số 84 tù nhân lương tâm hiện nay về những nơi mà lối làm việc này được biết đến hoặc được cho là đang xảy ra ngày hôm nay. Sự phê chuẩn Công ước của Việt Nam là sự phát triển mang tính điểm mốc nhưng chấm dứt tra tấn và những đối xử tồi tệ khác đòi hỏi ý chí chính trị thực sự và cải cách hệ thống luật pháp, chính sách và hành chính. Việt Nam phải tiến hành những cải cách này thật lòng, không chậm trễ và bảo đảm nạn nhân được tiếp cận với công lý và bồi thường. Một bước quan trọng trong sự cải cách này là phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm.
“Nhà tù bên trong nhà tù” – tựa đề của bản báo cáo – là một thuật ngữ được lặp đi lặp lại bởi nhiều tù nhân lương tâm được Tổ chức Ân xá Quốc tế phỏng vấn. Bản báo cáo chứa đựng cảm giác cô lập mà các nhà hoạt động bị giam giữ tràn đầy kinh nghiệm. Bằng cách cô lập tù nhân lương tâm, chính quyền tìm cách trừng phạt họ vì niềm tin và / hoặc các hoạt động của họ, và ép buộc họ phải “thú nhận” những cáo buộc chống lại họ.
Nhưng trong các trường hợp như trường hợp của bà Lộc, điều duy nhất họ phải thú nhận là họ cố gắng vận động cho sự thay đổi, công lý và giúp đỡ mọi người theo quy định của pháp luật.
Posted by adminbasam
Huffington PostTác giả: Rafendi Djamin
Dịch giả: Trần Văn Minh
12-07-2016
____
Mời xem thêm: “NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ” và CÁC HÌNH THỨC TRA TẤN, ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO đối với TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VN (Ba Sàm).