Đôi Điều Suy Nghĩ về Dân Trí Nước Nhà

Đôi Điều Suy Nghĩ về Dân Trí Nước Nhà


Dân Trí không chỉ đơn giản là sự bao gồm những hiểu biết căn bản về văn minh. Dân trí là sự am hiểu và lòng trân trọng những giá trị nhân bản cho mình và cho người,cho gia đình mình và cho xã hội

Dân trí là lòng tự trọng , can đảm thực hiện và bảo vệ những giá trị nhân bản của xã hội con người. Dân trí là sự thấu hiểu quyền hạn của mình và tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân chủ - tự do- pháp trị.

Dân trí không phải là đi rêu rao, định nghĩa những giá trị nhân phẩm, dân quyền-nhân quyền, như  tự do ngôn luận, dân chủ bình đẳng, đa nguyên, pháp quyền, pháp trị v.v cho người, cho đối thủ mình nghe, trong khi mình không đủ hiều biết và lòng tự trọng can đảm thực hiện chính những điều mình rêu rao lý giải và xiển dương! Những thái độ và cung cách hành xử như vậy là vô dân trí, là phản dân trí. Chỉ có hại cho đấu tranh và nhất là sẽ trở thành vấn nạn trong tiến trình xây dựng nền tự do, dân chủ, pháp trị sau khi dân chủ hoá được đất nước.

 Ðể xây dựng nền tảng căn bản vững chắc cho thể chế tự do dân chủ pháp trị  của Việt Nam, một cuộc vận động dân trí phải được tiến hành ngay từ bây giờ và song song với nỗ lực đấu tranh. Các quyền tự do căn bản của con người là nền tảng của chế độ tự do dân chủ, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận cần được giải thích rành mạch, phổ biến và cổ súy cho tất cả mọi người. Quyền tự do ngôn luận chỉ được thể hiện khi người dân có đủ dân trí để thực hiện quyền căn bản quan trọng này. 

Và nền tảng của dân trí là lương tri nhân bản của một con người. Có lương tri nhân bản, mới dám nói và nói thẳng, nói thật, và nói một cách bình thưòng, cũng như đón nhận những trao đổi từ mọi phía, mọi ý kiến, quan điểm một cách bình thường. Đây chính là tiến trình bình thường hoá chính trị và  bình thường hóa đấu tranh dân chủ. 

Khi bình thường hóa đưọc tất cả những vấn đề như vậy như chúng ta hành xử trao đổi thưòng ngày ăn uống, cưòi nói,  đưọc như vậy chúng ta mới có được khoảng không gian tinh thần để nhìn ra đưọc sự tự trọng, tương kính và lòng can đảm, thấy được trách nhiệm chia xẻ khổ đau mất mát cũng như những trân trọng, thành quả hạnh phúc của đồng bào chung quanh. Đây cũng là sự nuôi dưỡng và khai triển thiên lương nhân bản trong văn hóa ứng xử. Có thiên lương, người công dân sẽ có đủ can đảm vượt qua được sự sợ hãi do chế độ cầm quyền thiết lập để lên tiếng bênh vực, tranh đấu cho công lý xã hội.

Nền Tảng của Chiến LƯỢC PHÁT TRIỂN QUỐC GIA. Chính là DÂN TRÍ, nền tảng của DÂN TRÍ chính là nhận thức và thể hiện TỰ DO DÂN QUYỀN. Có TỰ DO DÂN QUYỀN, mỗi một ngưòi CÔNG DÂN mới khai triển được toàn bộ TIỀM LỰC của họ để CỘNG HƯỞNG THÀNH NỘI LỰC QUỐC GIA..khi đó NHÀ NƯỚC mới thực hiện được những CHÍNH SÁCH chiến lược khác.. 

VÌ NHÀ NƯÓC CHỈ LÀ BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH..NHÂN TỐ. Nền Tảng của Chiến LƯỢC PHÁT TRIỂN QUỐC GIA chính phải là NỘI LỰC TRÍ TUỆ, VỐN LIẾNG TƯ SẢN CỦA ĐẠI KHỐI QUẦN CHÚNG.. (Thằng nhà nước chỉ có bạo lực ngu dốt cộng với súng, nhà tù của công an mật vụ)

 Khi nói đến CHIẾN LƯỢC, LÀ NÓI ĐẾN TRỌNG TÂM ĐƯỜNG DÀI, nền tảng- tính liên tục miên tục bền vững của PHÁT TRIỂN.. không có sản vật nào tồn tại lâu bền thành nền tảng của xã hội, NGOÀI SỰ KHÔN NGOAN CỦA CHÍNH CON NGƯỜI của XÃ HỘI ĐÓ.. chính là DÂN TRÍ.. 


Từ ngàn xưa, nhân loại đã nhìn ra "di sản quí giá bất khả thế chấp này", qua dụ ngôn :" Để của lại cho con cái đòi sau, không gì hơn là tủ sách" hay "để lại núi vàng không bằng một tràng học viện" Và giáo duc học hỏi KHÔNG BAO GIỜ là sự NHỒI NHÉT TUYỂN TRUYỀN. 

Giáo dục đặt nền tảng trong việc KHUYẾN KHÍCH TRUY CỨU, ĐỘC LẬP TƯ DUY, PHẢN LUẬN, CHẤT VẤN KHÔNG NGỪNG NGHỈ TẤT CẢ MỌI LÃNH VỰC KHÍA CẠNH CỦA ĐÒI SỐNG.

 Nhà văn , nhà tư tưởng huớng về tương lai của Mỹ đã nhận định chuẩn xác:
 "Nạn mù chữ của thế kỷ tứ 21 sẽ không phải là những kẻ không biết đọc biết viết, mà chính là những kẻ KHÔNG BIẾT HỌC, KHÔNG BIẾT TỪ BỎ THÁO GỠ CÁI HỌC SAI, và không biết HỌC LẠI. (The illiterate of the 21st century will not be those who cannot read and write, but those who cannot learn, unlearn, and relearn. (Alvin Toffler) 
Cũng như văn hào Arthur Koestler khẳng định: 
"Tính Sáng tạo là một tiến trình học tập trong đó thầy cô và học sinh được đặt vào cùng một vị trí cá nhân như nhau (Creativity is a type of learning process where the teacher and pupil are located in the same individual.) ...

Bill Beattie, nhà văn, nhà báo Úc Thi Lòi cũng nhận định: 

"Mục tiêu của giáo dục là dạy cho chúng ta cách suy nghĩ như thế nào, chứ không phải là dạy cho chúng ta nghĩ cái gì- Giáo dục là phải trau dồi đầu óc chúng ta, để cho chúng ta NGHĨ CHO CHÍNH MÌNH chứ không phải là GHI NHỚ THUỘC LÒNG NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯÒI KHÁC.(The aim of education should be to teach us rather how to think, than what to think - rather to improve our minds, so as to enable us to think for ourselves, than to load the memory with thoughts of other men.)
Suy ra mới thấy rõ, hiện nay đây chính là "bệnh mù chữ của các xã hội, nhóm ngưòi độc tài độc đoán, như Phỉ cộng và đám Ngụy ngục..  bọn này KHÔNG BIẾT HỌC, KHÔNG BIẾT TỪ BỎ KIẾN THỨC SAI LỆCH, LẦM LẠC, VÀ KHÔNG BIẾT HỌC LẠI những cái ĐÚNG..

Và cuối cùng trong chính trị xã hội dân chủ chủ quyền cá nhân, thì dân trí của quần chúng lại cực kỳ quan trọng, như James Madison, nhà chính trị tiên phong của Mỹ  thừa nhận:

"Kiến thức sẽ vĩnh viễn điều hành sự ngu tối; và một quần chúng có chủ định làm chủ chính mình, phải trang bị cho chính họ bằng sức mạnh mà kiến thức hiểu biết đem đến" (Knowledge will forever govern ignorance; and a people who mean to be their own governors must arm themselves with the power which knowledge gives.)James Madison
3-11-2012

NKPTC