Hương Anh

Vai trò phụ nữ Trong truyền thống dân tộc

Nguyễn Thị Hương Anh

            Theo dòng lich sử, phụ nữ luôn luôn giữ vai tro đáng ghi nhớ trong đời sống gia đình, văn học, chính trị.

1./ Mẹ hiền, vợ đảm
            Ai trong chúng ta mà không rung cảm khi nghe lại những lởi ru ngọt ngào của me. Mẹ chúng chúng ta dù chân lắm tay bùn, nhưng lòng thương con thi giạt dào như sóng vỗ Thái Bình Dương.
            Mẹ Việt Nam là một vũ trụ chứa chan thương yêu: Dù đi xa ngàn trùng nhưng lòng chúng ta không bao giờ nguôi nhớ về mẹ, về quê mẹ:
                        Chiều chiều ra đứng ngã sau
                       Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
            Mẹ Việt Nam đã được dưỡng dục tinh thần và trưởng thành trong một khung cảnh diểm tình, đầy ân nghĩa dù ở chốn làng quê hay nơi kinh thành. Từ thuở còn thơ, Mẹ đã được thắm nhuần với những câu chuyện, những vần thơ tràn đầy niềm tự hào dân tộc. Và cứ thế qua những lời ru. Mẹ truyền lại những bài học tinh thần và khắc ghi ngày từ lúc nằm nôi tình yêu gia đình, nòi giống vào lòng con trẻ. Bao nhiêu kẻ sĩ Việt Nam được thành danh nhờ vào sự giáo dục của Mẹ. Mẹ chúng ta là một nhà giáo tuyệt vời và là một kiến trúc sư tâm hồn lỗi lạc.
            Mẹ của Trịnh Quốc Công mà chúng ta thường gọi là Trạng Trình, là một nữ lưu thông minh, lịch lãm , làu thông kinh sử và giỏi về lý số. Nhờ sự nuôi dạy của Mẹ, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng siêu việt cho đến ngày nay.
            Lúc còn thanh xuân, người phụ nữ Việt Nam là một bầu trời của thơ, của tình yêu, của lãng mạn nhưng một lãng mạn trung trinh không chút vẫn đục.Mẹ đã có một tình yêu sâu đậm:
                       Đêm qua ra đứng bờ ao
                       Trông con cá lội, trông sao sao mờ
            Mẹ đã nhớ thương vô vàn:
                       Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
                       Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai
            Tình yêu của cô gái Việt Nam vằng vặc như vầng trăng sáng
            Mẹ là hiện thân của sầu mộng, Mẹ là thi sĩ ca ngợi tình yêu. Mẹ trung thành, đã yêu ai là trái tim khắc ghi ngàn đời:
                       Đá mòn nhưng dạ không mòn
                       Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ
            Trong khung cảnh xã hội lễ giáo, người thiếu nữ Việt Nam sầu mộng ấy đành vâng lời cha mẹ, hy sinh tình yêu đẻ đi lấy chồng do cha mẹ đặt để. Trở thành người vợ, ngừơi phụ nữ là dâu hiền, vợ đãm, trăm công nghìn việc phải lo toan. Chịu đựng siêng năng, cần cù, tháo vát là bản tính của ngừoi vợ đãm Việt Nam. Và dù cơ cực, vất vả, người đàn bà ấy lúc nào cũng chịu đựng, môi cười dù lòng héo hắt. Cười để mang lại trong êm ngoài ấm.
            Qua bà Tú Trần Tế Xương, chúng tìm thấy bóng hình của bà, của mẹ chúng ta:
                       Quanh năm buôn bán ở ven sông
                       Nuôi một đàn con với một chồng
                       Lặng lẻ thân cò trên quảng vắng
                       Eo sèo mặt nước buổi đò đông
            Trong lòng người phụ nữ Việt Nam, chồng và con là nhất. Cực khổ gian nan bao nhiêu nhưng mắt hiền tương thắm, nụ cười nở rạng trên môi khi thấy sự hy sinh riêng mình đem lại danh tiếng cho chồng, sự an bình hạnh phúc cho con. Người vợ luôn đứng sau chồng để săn sóc và cũng để khuyên can chồng, giúp chồng thức tỉnh để trở về với nếp sống thanh cao.
            Con là cả một vầng trăng, một bầu trởi ước mơ mà mẹ hằng mong ngóng. Bao nhiêu người mẹ đã đánh đổi, hy sinh tất cả vì tương lai và hạnh phúc của con mình. Ỷ Lan là một cô thôn nữ đã trở thành một mẫu nghi thiên hạ theo đúng thiên chức làm mẹ và vợ. Vợ vua Lê Lơị, bà Ngọc Trân, đã tỏ ra phi thường khi liều mình cứu chồng bị vây hãm với hy vọng là con bà được chọn làm Thái Tử khi vua Lê thành công. Đức hy sinh cho chồng vì con như vầng trăng sáng, lấp lánh như những vì sao của trời đêm. Yêu con từ lúc tượng hình trong bụng mẹ, nuôi dạy con cho đến ngày khôn lớn, ôi công mẹ hiền lớn lao biết chừng nào!

II./ Vì Tổ Quốc, người đàn bà tiết liệt hy sinh
            Người phụ nữ Việt Nam đã tự quên mình thi hành nghĩa cả để bành trướng lãnh thổ. Dưới triều nhà Trần, công chúa Huyền Trân, ở tuổi 16, là cành vàng lá ngọc nhưng đã nuốt buồn tủi nhục, theo sứ mệnh thiêng liêng đem thân mình để đổi hai châu Ô và Rí, mở rộng đất nước và đem lại sự thanh bình cho trăm họ, trong sự thương tiếc của toàn dân:
                       Tiếc thay cây quế giữa rừng
                       Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo
            Theo số phận Huyền Trân, Ngọc Khoa và Ngọc Vạn của nhà Nguyễn đã dùng tài sắc để mở rộng bờ cỏi về phía Tây và Nam của dãy  Trường Sơn, thay cho những cuộc chiến tương tàn giữa hai quốc gia Miên Việt là tình lâng bang, hòa hảo.
            Trong thởi chiến tranh người phụ nữ không kém gì nam giới. Truyền thống giặc đến nhà đàn bà phải đánh có từ hàng ngàn năm trước. Từ thởi bà Trưng bà Triệu.
            Từ thuở măng thơ, những trang sử kể về chuyện hai bà cùng các nữ tướng như Lê Chân, Bát Nàn, Thánh Thiên đã đem lại hùng khí và niềm tự hào dân tộc cho đám trẻ mới lớn, chấp đôi cánh cho những ước mơ, góp phần dựng nước và giữ nước. Ngọn roi và đường kiếm của bà Triệu là gương sáng noi theo. Đó là sữ mạnh hào hùng đã nhóm lên từ lòng mẹ Việt. Chúng ta thử hỏi: Sức mạnh nào đã cho dân tộc chống lại cường quyền áp bức trong một ngàn năm đô hộ của Tàu và trăm năm nô lệ Tây. Phải chăng đó là sự can cường, bền bỉ và bất khuất đã giúp bà ta, mẹ ta vượt qua những cơn sóng dữ. Gần đây hơn vào những năm 30. Lịch sử đã hãnh diện với những Cô Giang, Cô Bắc, bà ba Hoàng Hoa Thám đã cùng các anh hung liệt nữ hy sinh quảng đời thanh xuân đầy nhựa sống, tham gia các cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp âm mưu đem chế độ thực dân tròng vào cổ dan Việt. Những nhi nữ đó không quảng chông gai, không sợ tù đày và đành lòng lên máy chém, để kêu gọi tiếng nói lương tâm, ngăn bớt bạo tàn của quân xâm lược. Can đảm và yêu nước hun đúc hùng khí của người phụ nữ Việt chống lại những cơn bão táp đã thổi đến đe dọa quốc gia, làng ấp và gia đình. Người phụ nữ Việt ấy tuy mảnh mai bé nhỏ nhưng lòng ái quốc trung trinh, tiết liệt bất khuất. Qua bao nhiêu cuộc chiến tương tàn, người đàn bà phải gánh chịu biết bao đoạn trường. Ngày chồng đi chinh chiến, họ đã thay chồng gánh vác việc nhà việc nước:
                       Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
            Đôi vai bé nhỏ oằn lên vì bổn phận và trách nhiệm, ngày đêm âu lo vì chồng ở lằn tên mũi đạn, kiếm kế sinh nhai để phung dưỡng cha mẹ chồng và nuôi đàn con măng sữa, dạy chúng nên người để khỏi tủi anh hổ nàng.
            Cương quyết trong sự dịu dàng, thách thức trước tra tấn tù đày. Noi gương tiết liệt hai bà của ngàn năm trước, Bùi Thị Xuân, nữ tướng của Hoàng Đế Quang Trung, đã hiên ngang từ chối lời dụ dỗ, quyết bảo toàn danh tiết đến giờ phút cuối cùng, phi thường can đảm chịu nhục hình phanh thây bởi đàn voi trận trong sự kính phục của toàn dân. Đất nước hãnh diện bởi những người con gái anh hùng như thế.
            Thời kháng Pháp, các cô gái Việt góp phần không nhỏ trong việc vận lương, thông tin cho quân kháng chiến. Các cô đã để qua một bên hạnh phúc gia đình, đi theo tiếng gọi của non sông. Hy sinh vì Tổ Quốc là tâm niệm của các cô trong những giai đoạn của khói lửa. Tiếp tay với nghĩa quân của anh hùng Nguyễn Trung Trực, biết bao phụ nữ đã có mặt trong các đoàn quân kháng Pháp chỉ huy bởi Trương Công Định. Dù bị phanh thây, chặt đầu nhưng cô gái Việt vẫn thủy chung với quê hương làng xóm.
            Nước mất, nhà tan đã khiến các cô gái từ Bắc chí Nam nhất tề đứng lên trả thù nhà nợ nước. Vụ Hà Thành đầu độc làm cho quân đội Pháp rung rinh là do các bà chỉ huy.
            Các liệt nữ lên đoạn đầu đài ở Yên Bái gây tản đỏm kinh hoàng cho những kẻ vong nô phản dân hại nước. Đem nghĩa cả để giáo huấn con em đời sau, ôi can đảm thay những nữ anh hùng đất Việt.
            Gần đây hơn, trong trận chiến tương tàn Nam Bắc, đau buồn đã đè nặng trên vai người vợ, người mẹ, nhưng họ vẫn nhẫn nhục chịu đựng để chồng con được yên lòng thi hành nhiệm vụ. Không kêu than, không hờn oán, lòng mẹ Việt Nam bao dung tha thứ cho con  những lỗi lầm và khuyên chúng phải đứng dậy, vươn lên từ những đổ nát.

III./ Phụ Nữ và Văn Chương
            Tâm hồn nhạy cảm, trái tim bao dung, lòng cô gái Việt dễ rung động trước cái đẹp cái thơ. Cô đã đóng góp không nhỏ vào văn đàn Việt Nam
            Đoàn Thị Điểm với Chinh Phụ Ngâm Khúc là một tác phẩm văn chương kiệt tác. Một trong những án văn được đưa vào trong chương trình giáo dục trước năm 1975. Bên cạnh đó với lối văn hóm hỉnh, Hồ Xuân Hương dùng những từ ngữ bóng bảy trong những bài thơ, tuy thanh thì có nhưng tục cũng không thể bàn. Chính Hồ Xuân Hương qua các vần thơ đã bày tỏ sự bất mãn của nữ giới trước những khe khắc của giáo điều hán nho. Hồ Xuân Hương đã phản kháng và bi thảm hóa những hủ tục áp chế đàn bà, hạ thấp họ xuống hàng nô lệ.
            Chúng ta cũng không thể quên những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Bài Qua Đèo Ngang được kể là một bài thơ tả cảnh tả tình đặc sắc. Qua lời thơ chúng ta tưởng chừng như đang ở trên đèo Ngang u tịch và đẹp đẽ với nắng xiêng khoai buổi chiều. Con ngừoi trước cái bao la của trời đất, bóng chiều , núi non, cây cỏ như hòa quyện vào nhau, vừa hoang dã vừa tràn đầy sự sống. Cảnh và tình được lồng khung vào nhau, thanh tao và ý vị:
                       Dừng chân đứng lại trời non nước
                       Một mảnh tình riêng ta với ta.
            Lòng người chạnh tường đến quê hương, làng Nghi Tàm xa xôi phương Bắc, đến nỗi nhớ nước đau lòng vì cuộc đời bể dâu. Sợi tơ lòng rung lên ở cung bậc cao nhất rồi chùng xuống với cảm giác dịu nhẹ, bâng khuâng và nổi buồn man mác, một nổi niềm cô lẻ, không biết thố lộ cùng ai. Lòng hoài niệm về một thời đã qua, nhớ tiếc những gì đã  mất và nhất là canh cánh bên lòng về vận nước nổi trôi.
            Vào thế kỷ 19. Ngọc Hân công chúa, người con gái đất Bắc tài hoa đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ Ai Tư Vãn kể về nổi đau của người vợ son trẻ sớm mất chồng là một anh hùng dân tộc, hiên ngang, tài trí lẫy lừng: Quang Trung Hoàng Đế. Qua tác phẩm ấy, chúng ta không những thương cho người vợ trẻ mà còn tiếc nuối vì đất nước đã mất đi một vị anh hùng có thể đem lại tương lai sáng lạng cho quê hương. Cái tài trí ấy có thể sánh với Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân và đưa Nhật Bản đến chỗ hùng cường. Thương thay tài hoa mà mệnh bạc cũng như nước Việt hùng cường mà phải chịu nhiều tai ương.
            Gần đây hơn nữ sĩ Nhã Ca đã dùng tài viết văn diễn tả của chị viết về đời sống sâu lắng, khép kín sau các bức tường rêu phong của xứ Huế qua tác phẩm Mưa Trên Cây Sầu Đông. Chị đã diễn tả chân thật những nổi kinh hoàng, đau thương của dân tộc với tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế. Chính tác phẩm đó là chứng nhân sống về những hành động tàn ác, gieo thương đau cho một giải đất nhỏ bé nhưng hào hùng: Đó là xứ Huế của mộng mơ, của điêu tàn và tai ách.
            Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của người Việt. Mà ở đâu có tiếng Việt ở đó có người phụ nữ chịu thương chịu khó chen chân vào các lãnh vực giáo dục, khoa học, xã hội.
            Dương Nguyệt Ánh là nhà khoa học đã làm ngạc nhiên chính trường Hoa Kỳ. Chị chiến đấu không ngơi nghỉ để làm rạng danh đất nước Việt, góp phần vào các hoạt động của người Việt Hải Ngoại, nêu danh dân Việt, trong hàng các dân tộc thông minh và dũng cảm.
            Để kết luận những cảm nghĩ về cô gái đất Việt, chúng ta có thể mượn vần thơ của Hổ Dzếnh:
                       Cô gái Việt Nam ơi!
                       Nếu chữ hy sinh có ở trên đời
                       Tôi muốn nạm vàng muôn khổ nhọc
                       Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.