Tham luận

Những hồi ức về Việt Nam
Tại sao hồi ức về VN sau năm 75 là hồi ức buồn của hầu hết người dân miền nam? Vì kẻ chiến thắng không xem người dân miền nam là anh em để đối xử tương đối có nhân tính giữa người với người, họ cư xử như kẻ thống trị với dân bị trị (lý lịch, trả thù, bóc lột qua những thủ đoạn đổi tiền, cướp nhà dân bằng chính sách đi kinh tế mới) Từ đói khổ, bần cùng vào miền nam đề vơ vét cho đầy lòng tham. Chữ giải phóng là lừa bịp, trơ trẽn dối trá.


Những hồi ức về Việt Nam, với tôi, là những hồi ức buồn.

Hơn hai mươi năm rời xa quê hương, mỗi khi giấc mơ Việt Nam trở về trong tôi, nó chỉ nhuốm toàn nỗi buồn, niềm lo sợ, đến mức nó có thể đánh thức tôi vào lúc nửa đêm. Rồi, tôi chỉ biết nằm thao thức, miên man suy nghĩ về những điều đã xa vẫn ám ảnh tôi như mới hôm nào.
Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt khi tôi vừa chín tuổi. Sài Gòn khi ấy, tháng Tư 1975, náo loạn bởi tiếng bom rơi, tiếng đạn nổ chát chúa, trong sự hoảng loạn của một thành phố hoa lệ. Tôi không quên nổi hình ảnh mẹ tôi, một người đàn bà trẻ mới ngoài ba mươi, đang ôm đứa em gái đỏ hỏn vài tháng tuổi của tôi, ngồi khóc nức nở. Tôi không quên được hình ảnh bà nội tôi, già yếu tóc bạc trắng xóa, nắm lấy tay bố tôi, vừa van xin, vừa mắng mỏ bắt ông phải di tản khỏi Sài Gòn, bởi ông là sĩ quan của quân đội miền Nam. Tôi không quên nổi hình ảnh bố tôi, mắt tràn mi năn nỉ bà nội tôi cho ông ở lại vì ông không bỏ được gia đình và cha mẹ già ở quê nhà, khi lệnh di tản cuối cùng chỉ cho một mình ông được phép ra đi. Ông ngoại tôi, như chiếc bóng, ngồi lặng lẽ, bất động trong một góc tối trên ghế sofa. Đôi mắt ông nhìn xa xăm vào một góc nào đó khi bên tai văng vẳng tiếng nói từ trên chiếc radio kêu gọi buông súng đầu hàng.
Trong đêm hai mươi chín tháng Tư lịch sử đó, cả nhà tôi núp trốn trong một cái hầm cá nhân tại nhà. Cái đêm dài lịch sử ấy, tôi vẫn không quên được tiếng bom rơi, đạn nổ, tiếng khóc nức nở của mẹ, tiếng cầu nguyện của bà, tiếng còi báo động xé màn đêm, tiếng gầm rú của những chiếc máy bay phản lực trên bầu trời, rồi tiếng quạt gió xình xịch của những chiếc trực thăng vần vũ trên bầu trời, tiếng bánh xích của những chiếc xe tăng nghiến trên đường nhựa, nghe rào rạo...Tôi không thể nào nhận biết những tiếng đó từ phe ta hay phe Cộng. Tôi chỉ ngồi im lặng nghe lời đoán: quân ta, quân địch của hai ông anh của mình. Và rồi, có lúc tôi lại nghe tiếng thét hãi hùng của những người, có lẽ bị thương đâu đó...
Trong cơn hoảng loạn, tôi bừng hiểu: chiến tranh đã chạm đến Sài Gòn của tôi.
Mới chín tuổi đầu, tôi đã phải tiễn bố tôi lên đường vào trại cải tạo. Bố ôm từng đứa con nhỏ, an ủi, vỗ về, bảo "mấy con chóng ngoan, bố học tập chừng một tháng sẽ trở về phụ giúp mẹ, bà và bác nuôi dạy tụi con". Bố vỗ vai người anh lớn của tôi, bảo ráng phụ giúp ông  bà, mẹ và bác dạy dỗ các em, làm gương tốt cho các em noi theo. Anh tôi, nước mắt ngần ngật, đong trên khóe mắt, gật đầu. Tôi biết rằng, ở lứa tuổi mười ba ấy, anh tôi chẳng hiểu nổi làm gương tốt là như thế nào để dạy cái đám em đang tuổi lớn, ăn như tằm ăn rỗi.
Mẹ tôi ngồi khóc lặng lẽ, ôm đứa em mới hai tháng tuổi, nhìn bất động vào khuôn mặt măng sữa kia. Bố tiến đến gần, chỉ biết ôm lấy vai mẹ, rồi đưa tay đỡ đứa bé, xiết chặt vào lòng. Đứa em tôi vẫn thiêm thiếp ngủ sau khi no sữa mẹ.  Trao em lại cho mẹ, bố quay đi, lầm lũi ra ngoài đầu xóm. Cả nhà tôi, lủi thủi đi theo bố trông như một đám tang buồn.
Một người lính bộ đội Bắc Việt cầm súng, nhìn bố tôi thúc giục, leo lên chiếc xe cam nhông bít bùng. Trên đó đã có những con người ngồi co ro, cúi mặt. Bố chỉ xách chiếc ba lô quân đội, trong đó chỉ gói ghém vài bộ đồ, những vật dụng cần thiết cho "một tháng học tập". Bố lặng lẽ lên xe, không quay đầu lại. Chiếc xe lăn bánh khi tấm bạt phủ xuống. Cuộc đày ải bắt đầu!  Bố đi suốt mười năm biền biệt...
Làm sao tôi quên được!
Miền nam sau tháng Tư 1975 oằn mình thay đổi. Sài Gòn cũng rướm máu đổi thịt thay da. Tôi còn quá nhỏ để có thể làm một cuộc so sánh, dẫu chỉ mang tính ước lệ của cái thủ đô từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn đông" với thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang sinh sống. Chỉ biết một điều tôi không còn được nghe những bản nhạc mình yêu thích, không được đọc các truyện tranh dành cho trẻ con, không được mặc áo đầm đi học, không được mẹ cho tiền ăn sáng trước khi đến trường...Và còn nhiều "cái mất", cũng như "cái không" xuất hiện sau khi miền Nam đổi chủ.
Những ngày sau đó, nếp sống náo nhiệt, năng động, ồn ào của một thành phố mệnh danh là thủ đô của miền nam, bất chợt đổi thay, bất chợt khép kín. Mọi người  ra đường lầm lũi, len lén nhìn nhau. Nỗi bất an, nỗi lo sợ đọng trong mắt từng người Sài Gòn. Những nét hào nhoáng của một thủ đô hoa lệ chợt biến đi để thay vào một thành phố ảm đạm, bất an. Những chiếc xe đạp ùa ra đường thay cho những chiếc xe hơi, xe gắn máy. Áo bà ba trở thành loại y phục thường ngày của người Sài Gòn, thay cho chiếc áo dài thướt tha, cổ điển, hay những chiếc quần tây ống loe, chiếc áo đầm hiện đại. Người Sài Gòn khép kín, ngơ ngác, vêu vao. Đường phố Sài Gòn vắng vẻ, đìu hiu, cam chịu.
Hồi ức của tôi về Việt Nam sau ngày thống nhất là những mất mát, những đau thương. Tôi đã chứng kiến những chiến dịch chống tư sản mại bản được phát động trong thành phố. Từng đoàn học sinh, sinh viên được khuyến khích tố cáo những đám người mà chính quyền kết tội là bọn tư bản lũng đoạn kinh tế nước nhà. Để chứng minh lòng yêu nước, lớp thanh thiếu niên mới phải tố cáo họ với chính quyền, cho dẫu những người đó là ông bà, cha mẹ, anh em hay là bạn bè, người thân.
Tôi đã thấy những người bạn tôi, vì rơi trong diện Tư Sản Mại Bản, mà bị đuổi khỏi căn nhà nơi họ sinh sống, bị phân biệt đối xử không chỉ ngoài xã hội mà cả trong học đường. Những cái chết tức tưởi vì bị cướp đất, cướp nhà. Những căn nhà bị đập nát, những đoàn người bị xua đuổi khỏi thành phố về các vùng nông thôn hẻo lánh. Để rồi vài tháng sau, họ, những những con người đó lại âm thầm trở về thành phố, gia nhập vào đám người ăn mày như những thây ma vất vưởng, sống lê la dưới gầm cầu, dưới mái hiên nhà, chỉ mơ một ngày trở lại căn nhà chôn nhau cắt rún mà nay đã thay tên đổi chủ.
Trong lớp học, tôi và các bạn tôi nói về những chuyến vượt biển nhiều hơn là những phương trình toán học. Chúng tôi  xì xào với nhau về những chuyến ra đi của bạn bè nhiều hơn là thảo luận Chủ Nghĩa Marxist, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi vui với nhau khi nghe chuyến vượt biên của một đứa bạn thành công, hoặc cầu nguyện cùng nhau khi nghe một đứa bạn mất tích trong chuyến hải hành của nó.  Lâu lâu, trong lớp tôi lại vắng bóng một đứa học trò mà không rõ ly’ do. Nhưng chỉ sau một tuần, chúng tôi có thể kết luận chắc như đinh đóng cột rằng: "Nó dã đi vượt biên rồi". Rồi một tháng sau, cô giáo hay thầy giáo chúng tôi lại "buồn rầu", "long trọng" báo tin cho đám học trò biết rằng: "Em X sẽ không đến lớp nữa."  Đám học trò lại hùa nhau đồn thổi tin tức vượt biển thành công hay mất tích của đứa bạn. "Hôm nay còn đây, mai đã ra đi" trở thành một hiện tượng bình thường trong quãng đời học sinh của thế hệ chúng tôi.
Tin đồn thổi về những nạn nhân của Khờ me Đỏ bay đến tai chúng tôi ngày một nhiều, dẫu rằng chính quyền ra sức che giấu. Không một tờ báo chính thức nào của nhà nước thông báo tin người dân Việt Nam đang bị bọn Khơ-me đỏ giết hại tàn bạo bên kia bên giới. Xác chết thả trôi trên hồ Tông-Lê-Sáp, trôi theo dòng Cửu Long về đến Việt Nam.  Cho đến khi chiến tranh thật sự nổ ra ở dọc Tây Ninh, người dân mới giật mình hoảng sợ. Mùi tử khí của cuộc chiến hai mươi năm tương tàn chưa tan hết, lại đến cuộc chiến tranh giữa "những người đồng chí anh em quốc tế".
Tôi không thể nào quên về một người bạn kể chuyện lúc anh làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Anh đã rưng rưng nước mắt khi kể về sự tàn ác của quân đội Khơ Me đỏ tàn sát dân Khơ Me cũng như dân Việt mà anh chứng kiến.  Chúng tôi cùng sùi sụt theo lời kể của anh. Để rồi vài tháng sau, chúng tôi lại nhận tin anh hi sinh trên chiến trường Cam Bốt. Chúng tôi đã reo vui khi nghe Campuchia giải phóng, rồi lại  nhức nhối khi nghe tin bạn mình đã bỏ mình trên đất bạn.
Những ai vào tuổi tôi, có lẽ sẽ chẳng quên về Sài Gòn với những ngày sôi động vào chiến dịch đổi tiền. Đồng tiền ngày hôm qua có thể mua được một chiếc xe Honda, ngày hôm sau không mua nổi một bó rau lang, rau muống. Thứ chiến dịch ăn cướp đó đã đẩy biết bao người lao đầu qua thành cửa sổ, chết tức tưởi vì của cải mình gom góp hàng chục năm, trong một đêm đã tan tành mây khói. Nhưng chính nhờ nó, qua bàn tay ảo thuật của những kẻ đẻ ra nền kinh tế đổi tiền đó, lại trôi vào trong túi của những người nắm giữ chức danh, quyền thế. Chỉ trong một đêm, hắn đang là một anh bộ đội chân mang dép râu, đầu đội mũ cối, hút thuốc rê nâu, bỗng chốc hóa thành một thứ quan viên giàu sụ. Trong cái tranh tối, tranh sáng của một thể chế kinh tế "vật đổi sao dời" đến chóng mặt kia, đạo đức xã hội chuẩn mực mà người Sài Gòn được thừa hưởng từ cha ông ngàn năm xây dựng, phút chốc biến thành thứ đạo đức lừa thầy, phản bạn, chém chúa, lộn chồng của một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, khi ăn cướp trở thành một chính sách.
Vẻ đẹp Sài Gòn chỉ còn trong cổ tích.
Hồi ức Việt Nam của tôi là một mảng tranh buồn màu xám.  Bởi khi tôi ra đi còn biết bao điều dang dở, méo mó ở sau lưng. Ngày ra đi, phía trước tôi là đường tương lai mờ mịt, sau lưng tôi là quá khứ tối tăm của một thế hệ bị quăng bên lề xã hội. Chúng tôi đã sống như thứ hình nhân câm nín, một thứ công dân hạng hai.Luôn luôn được nhắc nhở rằng hơi thở mà chúng tôi đang có được là nhờ ơn cách mạng khoan hồng. Thế hệ chúng tôi chỉ là lớp vỏ đệm của những biến cố lịch sử ở Việt Nam sau cuộc chiến "một mất một còn" giữa những người chung dòng máu Lạc.
Dẫu thế nào, tôi vẫn mơ có một ngày quê hương sẽ rũ bỏ hết những vết thương quá khứ. Những vết thương cần khép miệng để lành hẳn theo thời gian. Ta cần phải làm hòa với quá khứ để đi tiếp ở hiện tại và ở tương lai. Không chỉ thế hệ tôi, thế hệ trước tôi, thế hệ sau tôi, sẽ tiếp nối không còn ranh giới. Cái ranh giới: địch và ta sẽ không còn tồn tại.  Cho dẫu lịch sử Việt đã ghi dấu đất nước bao lần chia cắt, nhưng người Việt Nam vẫn luôn hướng về nhau với tấm lòng sắt son: máu chảy, ruột mềm.
Gần bốn mươi năm kết thúc cuộc chiến tranh tương tàn lịch sử. Dấu vết chiến tranh đã không lại gì trên những vùng đất giao tranh xưa. Sự sống hồi sinh sau bao năm tháng người dân Việt phải vật lộn với cuộc mưu sinh. Có mấy ai nghĩ nhiều về những người đã nằm xuống. Có thể nào, chúng ta hi vọng một ngày, sẽ thấy một nơi chốn được dựng lên trên nền đất Việt, để con cháu Việt đời sau, được đến nơi, được tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cho dẫu họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.  Người ta không ai biết chắc có bao nhiêu người đã mất trong cuộc chiến này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả những con người đó chỉ hy sinh cho điều duy nhất: lòng yêu quê hương và sự trường tồn của dân tộc.

California, ngày 9/2/2015

MỘT CUỘC TRANH LUẬN CÓ THẬT VỀ  ÔNG HỒ  TRONG MỘT GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI

Thưa bà con,
Được người bạn thân, anh Cao Tuấn gởi cho bài viết của anh trả lời về một thắc mắc của người em trai tên Vũ đặt ra: "Tại sao cùng nhận xét về một vấn đề (VN 45-54), một con người (HCM) mà tuyệt đại đa số các học giả Tây phương đều nhận xét khác hẳn người VN (South VN in particular). Why?" Nhận thấy bài trà lời của anh Cao Tuấn cho người em trai dưới đây, thoát khỏi tính chất áp đặt mà ta thường gặp ở một số tác giả "tị nạn cs" - ngược lại nó soi sáng v/d bằng những phân tích khách quan dựa trên thực tế, vừa sâu sắc, vừa uyên bác... Chắc đã thỏa mãn người em tên Vũ với câu hỏi hóc... cổ?  
Xin giới thiệu bà con nhà mình.    
TDT
----------------------------- 

MỘT CUỘC TRANH LUẬN CÓ THẬT VỀ  ÔNG HỒ  TRONG MỘT GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI

On Mar 12, 2015, at 6:52 AM, VuTran wrote:

Bây giờ em hỏi lại anh Trãi, anh Tuấn: Tại sao cùng nhận xét về một vấn đề (VN 45-54), một con người (HCM) mà tuyệt đại đa số các học giả Tây phương đều nhận xét khác hẳn người VN (South VN in particular). Why?
- Tại vì họ hời hợt hơn mình ? Tại vì họ không care như mình ? Tại vì họ không "trí thức" như mình ? Why? What are the reasons?
- ps. Anh Cuong, please throw in your 2-cents.

ĐÂY LÀ EMAIL TRẢ LỜI CỦA  Cao Tuan, March 14, 2015 lúc 3:02 PM

Câu hỏi của Vũ nên mở rộng hơn: người Việt Nam và người Ngoại Quốc có quan điểm khác nhau về Hồ Chí Minh như thế nào? Và tại sao? 

Xin "tóm tắt" và "dài dòng" vài ý kiến thuộc loại "nói chung" như sau:

1. Nói chung người Bắc Việt Nam đa số yêu Hồ Chí Minh, người miền Nam đa số dửng dưng hoặc ghét Hồ Chí Minh. Người Việt Hải Ngoại lớp lớn tuổi ghét, lớp trẻ không quan tâm.

2. Hồ Chí Minh vẫn còn là Hero tại các nước cựu thuộc địa Á-Phi nhưng tại các nước cựu Cộng Sản Đông Âu hình ảnh HCM không còn gì hết.

3. Người Tầu có cảm tình với HCM nhưng không viết sách ca ngợi HCM vì họ vẫn nghĩ Hồ là học trò của Mao, cũng như cái nhìn của họ đối với Võ Nguyên Giáp : không có sự dậy bảo, giúp đỡ toàn diện của họ thì CSVN không thể thắng Pháp, thắng Mỹ được. Bởi thế không phải ngẫu nhiên mà năm 1979 Đặng Tiểu Bình đánh CSVN để " dậy cho một bài học ". Người Nga cũng nghĩ như người Tầu nên cũng không ca ngợi HCM. Stalin xem HCM là tay chân cấp dưới phụ trách phong trào Cộng Sản ở một nước thuộc địa nhỏ, sau giao cho Mao trông nom. Thời Khrushchev  và Breznev khi Mỹ đã sa lầy trong chiến tranh VN hình ảnh Hồ Chí Minh nổi bật trên thế giới nên được Liên Sô đối xử lịch sự, trọng vọng một cách vừa phải.

4. Pháp thua Điện Biên Phủ nên kính nể HCM dù biết Mao đứng ngay sau lưng Hồ. Cho rằng bị Mỹ hất cẳng ở Miền Nam VN, bị Mỹ ép buộc giải thể Đế Quốc Pháp người Pháp lại càng có cảm tình hơn với HCM và CS Bắc Việt. Người Pháp cũng khó mở miệng chỉ trích chế độ Cộng Sản hà khắc của HCM vì mặc cảm tội lỗi về quá khứ Thực Dân tàn nhẫn, bóc lột của chinh nước Pháp khi trước.

5. Lịch sử đã cho thấy cuộc tranh đấu Tư Bản/Dân Chủ và Cộng Sản/Chuyên Chế sau cùng Tư Bản/Dân Chủ đã thắng vì hiệu năng per capita cao hơn, xã hội được tổ chức và vận hành phù hợp bản chất con người hơn. Tuy nhiên trước khi đạt được kết quả sau cùng ấy Mỹ (TBDC) đã vất vả và thất bại nhiều lần. Chiến tranh VN là một. Chiến tranh VN là nơi đụng độ nóng bỏng nhất, lâu dài nhất và quan trọng nhất của 2 phe trong suốt thời kỳ "COLD" war. ( Đối với dân tộc VN cuộc chiến tranh này chẳng cold tí nào, nó là cuộc chiến tranh thực sự tàn khốc nhất trong lịch sử dân tộc, một cuộc chiến có thể tránh được hoặc không nhất thiết phải kéo dài và tàn khốc như vậy). Cả 3 đại cường quốc Mỹ, Liên Sô, Trung Cộng đều dốc toàn lực. Mỹ chi 140 tỉ Mỹ Kim như con số anh Trãi tìm thấy, Tầu chi một tỉ lệ GNP còn lớn hơn của Mỹ dù dân đang chết đói và xe tăng T54, hỏa tiễn Sam, phi cơ Migs, đại pháo 130 của Liên Sô liên tục  đổ vào chiến trường VN. Hồ Chí Minh, lãnh tụ "bộ phận tiền phong của Cách Mạng Vô Sản thế giới" trách nhiệm cung cấp ...người. HCM chấp nhận giá khủng khiếp về nhân mạng người Việt Nam, chấp nhận đất nước VN bị tan tành để nước Tầu ...khỏi bị tan tành vì bom Mỹ, để Mỹ-Liên Sô khỏi đụng độ trực tiếp rồi tiêu diệt nhau bằng vũ khí nguyên tử VÀ  đồng thời tạo  được hình ảnh một lãnh tụ anh hùng, rất charismatic của một dân tộc nhỏ bé đang "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh" dám đánh tay đôi với đế quốc Pháp, rồi với đế quốc Mỹ để dành độc lập, thống nhất. HCM đã nhận được sự ngưỡng mộ, kính phục của công luận thế giới kể cả công luận Mỹ trong những năm tháng ấy. Trong khối CS mặc dù GNP đứng hạng chót ( chắc gần bằng Zero ) nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Hồ Chí Minh được xem gần như là Anh Ba, sau Anh Cả Liên Sô và Anh Hai Trung Quốc .( Hồ Chí Minh trong di chúc bầy tỏ ý muốn đứng ra giàn hoà Nga-Tầu để bảo vệ phong trào Cộng Sản thế giới và chắc đã khi còn sống đã đủ tự tin về vị thế mới của mình để bắt đầu làm công việc này ).


6. Mặc dù có cạnh tranh giữa Liên Sô và Trung Cộng, phe Cộng Sản đã có một sách lược đánh Mỹ rất khôn ngoan không những trên chiến trường VN mà trên toàn thế giới, trong chính trường, trên bàn hội nghị, trên mọi diễn đàn... tận dụng các lợi thế của chế độ độc tài toàn diện Leninist và khai thác tối đa những "điểm yếu" của chế độ Tư Bản Dân Chủ nói chung và nước Mỹ nói riêng chẳng hạn như kinh tế khủng hoảng theo chu kỳ, sự phân quyền, hệ thống lưỡng đảng hay đa đảng với đảng đối lập luôn luôn chỉ trích đảng cầm quyền, Tổng Thống 4 năm phải bầu lại như ở Mỹ, chinh quyền thay đổi xoành xoạch như tại Âu Châu, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do đi lại, xã hội đa nguyên với đủ mọi khuynh hướng, các nhóm áp lực với quyền lợi khác nhau, môi trường đại học tràn ngập các sinh viên, giáo sư, trí thức khuynh tả, cộng sản công khai, cộng sản nằm vùng, ngụy hoà, cấp tiến, chống chiến tranh để khỏi phải đi quân dịch và ..."tất cả những thằng ngu hữu dụng" ( dùng chữ của Lenin ). Phe Cộng Sản kéo dài chiến tranh bất kể tổn thất nhân mạng, khoét sâu mâu thuẫn gây rối loạn trong hàng ngũ địch. Chiến tranh VN một thời len lỏi khắp nơi trong xã hội Mỹ cùng với hình ảnh HCM và HCM vì thế  đã trở nên "popular, legendary" ngay với người Mỹ. Mỹ và VNCH đã thua nhưng không phải trên chiến trường mà trên mặt trận truyền thông. ( trong những trận đánh giữa Mỹ và CSBV/VC tỷ lệ thương vong thường là 1/5 hoặc là 1/10 nhưng phía CS bao giờ cũng tuyên bố thắng trận vì  "hôm nay quân ta  đã  diệt được 100 tên giặc Mỹ" và tuyệt đối không nói gì đến việc "quân ta" chết 1000". Khi gặp một đối thủ đánh thí mạng như vậy và sẵn sàng đánh thêm 30 năm "cho đến người VN cuối cùng" thì việc Kissinger lén lút đi Tầu để xin hoà cũng phải thông cảm thôi ).

7. Trong cuộc tranh đấu giữa người VN với nhau xã hội miền Nam tốt hơn miền Bắc: mức sống cao hơn, xã hội TƯƠNG ĐỐI tự do, cởi mở hơn nghĩa là người dân sống tương đối thoải mái hơn nhưng không lãnh tụ miền Nam nào có vị thế của Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đình Diệm lương thiện, tử tế, yêu nước hơn HCM nhưng lại không có phẩm chất cần thiết của một lãnh tụ trong một giai đoạn lịch sử hết sức khó khăn. Ông Diệm không phải đối thủ của HCM. Hồ Chí Minh quả có phẩm chất cần thiết của một lãnh tụ chính trị, Hồ Chí Minh nên được so sánh với nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí - rất sắc bén, gian hùng mặc dù ông ta không phải là military strategist như Tào Tháo. Tuy nhiên sự kiện Hồ Chí Minh cũng như Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hitler  trở nên siêu đẳng, siêu phàm, được yêu quý, thờ phụng như Thánh, như Phật, như Chúa...chỉ là kết quả của tuyên truyền nhồi sọ, dai dẳng từ năm này qua năm khác. Trong một xã hội bị hoàn toàn bưng bít, chỉ có luồng thông tin duy nhất từ kẻ cầm quyền thì đầu óc con người còn cảm, nghĩ khác đi sao được nhất là đã được chiếu cố ngay từ tuổi thiếu niên, và nhất là guồng máy tuyên truyền cực kỳ quan trọng ấy lại được điều khiển bởi những tay phù thuỷ ngôn ngữ như Tố Hữu. Bài thơ sau đây chắc chắn đã làm miền Bắc ngập lụt trong nước mắt khi Bác Hồ qua đời năm 1969 là một thí dụ điển hình:

Trái bưởi vàng kia ngọt với ai
Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay
.....
Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
.....
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
.....
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
.....
Tưởng tượng trong đêm thanh vắng được nghe Hồ Điệp hay Hoàng Hương Trang ngâm bài thơ não nùng đến rơi lệ này thì dù có biết chắc HCM là thủ phạm chính giết 200,000 người trong thời gian 1945-1969 ( vụ tàn sát các đảng phái không Cộng Sản, đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất, sắc lệnh tập trung, tết Mậu Thân 1968 ở Huế...) cũng không nỡ gọi Bác là "tên đồ tể", cũng như dù biết Tố Hữu cùng một tài hoa, một văn phong 15 năm trước đó đã  "khóc" tên đại đồ tể Stalin, kẻ đã giết 40 triệu người: 
.....
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
.....
Có nhiều tác giả ngoại quốc yêu Hồ Chí Minh nhưng không thể "si tình" như người dân Bắc VN vì họ không cảm được thơ Tố Hữu ( dịch là phản mất rồi ), cái perpective của họ không phải là perpective của người VN, họ không bị ảnh hưởng bởi hàng trăm, hàng nghìn ông Tố Hữu lớn nhỏ trong mọi ngóc ngách của đời sống, họ không được hay không bị "subject to" or "conditioned by" the extremely intense propaganda or  strictly guided information system tương  tự như trong chế độ Stalinist còn sót lai ngày nay tại Bắc Hàn.

8. HCM đã chết hơn 45 năm, Vietnam War kết thúc gần 40 năm, thế giới Cộng Sản sụp đổ gần 1/4 thế kỷ, Adam Smith, John Maynard Keynes đã đánh bại Karl Marx và hình tượng các tay tổ Cộng Sản như Lenin, Stalin, Mao  đã ra nghĩa địa hay đã vào nhà kho. Bụi đã lắng, huyền thoại không còn là huyền thoại. Người VN còn sôi nổi về công, tội của HCM nhưng trong thế giới Tây Phương nói chung, Mỹ nói riêng không còn mấy ai để ý đến HCM, không còn mấy ai thắc mắc nhân vật lãnh tụ Cộng Sản "thường thường bậc trung" này là loại lãnh tụ Cộng Sản gì - Cộng Sản "Quốc Gia" như Tito hay Cộng Sản "Chân Chính", luôn luôn muốn là một "a good team player" tận tuỵ trong phong trào Cộng Sản Quốc Tế và cùng lúc muốn làm đàn em ngoan của cả đàn anh CS số 1 và  đàn anh CS số 2  ?  Lẽ dĩ nhiên, câu chuyện có thể khác đi nếu HCM để lại một nước Việt Nam (nơi Lăng Bác uy nghi nằm giữa thủ đô) là Rồng, là Cọp (như trường hợp của Đặng Tiểu Bình hay Phác Chính Hi) thay vì là Rắn, là Mèo? Đó có phải là lý do trong mười mấy năm qua các tác giả phương Tây cũng không có tác phẩm nào đáng nói viết về HCM ngoại trừ quyển Ho Chi Minh: A Life của William Duiker, một quyển sách được viết khá cẩn thận, khá chuyên nghiệp nhưng không có mấy độc giả? (Dù bỏ nhiều công phu Duiker cũng không có đóng góp quan trọng nào làm thay đổi những hiểu biết căn bản về Hồ Chí Minh và nếu Duiker có ý định thuyết phục mọi người rằng Hồ Chí Minh quả thực là Tito của Châu Á  thì tác giả đã không thành công. Cần phải nói thêm rằng sau khi đế quốc Sô Viết tan vỡ,  vì mất hẳn chỗ dựa nên đã có nhiều nỗ lực từ phía nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền về "cái gọi là" tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó "play up" tư tưởng quốc gia và "play down" tư tưởng Cộng Sản của Bác trái hẳn với lúc Bác còn sống, khi Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế còn đầy triển vọng,  "con người yêu nước" và "con người cộng sản" của Bác được trinh bầy như là một phối hợp quân bình ưu việt, tuyệt hảo, hoàn toàn không có gì mâu thuẫn. Vô tình hay cố ý sách lược "thích nghi để sinh tồn" như con tắc kè đổi mầu này đã được phụ hoạ và minh hoạ bởi một số tác giả phương Tây).

9. Không nên ngạc nhiên cùng một vấn đề, cùng một đề tài mà các tác giả Việt Nam và Ngoại Quốc nhìn khác nhau. Đúng ra, khác nhau là đương nhiên, giống nhau mới là bất bình thường. Perpective khác thì ý kiến khác. Perpective do nhiều yếu tố: hệ thống giá trị, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm, tâm lý, văn hoá, hoàn cảnh, trình độ, quyền lợi quốc gia, tính toán cá nhân và dĩ nhiên cả những hidden agenda..Về trường hợp Hồ Chí Minh, người ngoại quốc cũng nhìn khác nhau, cái nhìn của người Pháp không nhất thiết giống người Mỹ, người Tầu, người Ba Lan, người Cu Ba. Việt Nam với nhau, người Cộng Sản tất nhiên nhìn ngược hẳn người Quốc Gia. Câu hỏi quan trọng : tại sao các tác giả người Việt Quốc Gia "quá khe khắt" với HCM thậm chí vừa viết, vừa chửi trong khi các tác giả người Mỹ thì "ôn hoà và thường nghĩ tốt, nói tốt cho Hồ Chí Minh"? Trước hết không nên so sánh quả cam với quả táo. Không thể so sánh khập khiễng quyển sách của Duiker dầy công nghiên cứu 6,7 trăm trang với bài báo chợ dài 2 trang của Đào Nương đăng trên Sài Gòn Nhỏ. Độc giả chính của Duiker là giới trí thức phần lớn là người Mỹ đọc tiếng Anh. Độc giả của Đào Nương là giới bình dân người Việt đọc tiếng Việt. Nếu bài viết của Đào Nương hay của một ai khác có vẻ "hàng tôm, hàng cá", "chống Cộng cực đoan" (không biết thực hay giả?) gọi Hồ Chí Minh thằng nọ, thằng kia , lãnh đạo CS là bọn bán nước "hèn với giặc, ác với dân" ...thì nên hiểu rằng đây là chuyện chửi qua, chửi lại đã kéo dài hơn mấy chục năm qua khi bên kia gọi bên này thằng Diệm, thằng Thiệu, lính Nguỵ, bọn bồi bếp, đĩ điếm..Việc xuống thang "đấu võ mồm", nếu muốn, phải làm từ cả hai bên giữa người Việt với nhau. Còn nếu chỉ trích, chê bai một bên thì một là không hiểu rõ vấn đề, hai là "biased" và tất nhiên không phải là apolitical. Ngày trước trong chiến tranh đài phát thanh, báo chí của CSVN vẫn gọi thằng Johnson, thằng Nixon. Bây giờ giữa CS và Mỹ cuộc chiến đã kết thúc 40 năm rồi nhưng giữa người CSVN và người Quốc Gia VN thì chưa, ít nhất về phương diện tâm lý. Người Mỹ "thua" tại VN nhưng không hận gì HCM hay CSVN cả. Hận là vô lý, mang quân đến đất người, đánh không thắng thì rút, cũng hơi mất mặt một tí nhưng "not a big deal!". Việt Cộng giết 50,000 lính Mỹ nhưng Mỹ giết tới 1 triệu Việt Cộng chưa kể bom đạn tàn phá, chưa kể làm những điều mà chính người Mỹ cũng thấy là tàn ác và ngu xuẩn như vụ Mỹ Lai. Vả lại, Mỹ đến VN là vì vấn đề nước Tầu, không phải để chiếm VN làm thuộc địa như Pháp. Tầu là tuồng chính, Việt Nam là tuồng phụ. Khi Kissinger  giải quyết được vấn đề Tầu rồi còn lằng nhằng chuyện VN chi nữa? Ngoài ra cho dù Mỹ có "thua" Cộng Sản tại VN nhưng cuối cùng thắng CS trên toàn thế giới, vẫn tiếp tục làm cha thiên hạ, làm cha cả thằng được coi là "thắng" chiến tranh VN, còn định dùng nó làm quân cờ mới trong ván cờ chia thiên hạ với nước Tầu đang lên, như vậy là "ngon" quá rồi, thì còn hận nỗi gì? Đối với người VN quốc gia thì khác. Thù nhà, nợ nước. It is  a big deal!  Nhà mình nó ở, vợ mình nó lấy, con mình nó bắt làm đầy tớ hay đi vác đạn, đánh lừa 10 ngày học tập cải tạo, ai ngờ khổ sai mút chỉ 10 năm,  (tù binh Mỹ trong tay Cộng Sản là "con tin" được "quý hoá"  ăn uống đầy đủ, chăm sóc y tế cẩn thận để tương lai còn trao đổi nọ kia với đế quốc giầu có, còn tù "nguỵ", chết thằng nào, bớt thằng đó!). Bởi thế, chết mất xác trong rừng sâu, chết mất xác trên biển, hàng vạn, hàng vạn người...Mặt khác, một triệu công an "còn đảng, còn mình" bảo vệ bọn cướp nước vẫn tiếp tục chia nhau chiến lợi phẩm, tham nhũng ngập ngụa mà miệng ra rả noi gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại, ca tụng sự nghiệp "trăm năm trồng người" của Hồ Chủ Tịch nhìn xa trông rộng ...như vậy không chửi Hồ Chí Minh thì chửi ai đây? ( Thực ra, nghĩ cho cùng, tội nghiệp cho Hồ Chí Minh, về một phương diện ông ta là người đáng thương : Bác viết di chúc dặn phải thiêu, tro trải trên các miền đất nước nhưng những đệ tử "thân yêu, trung thành" nhất của Bác quyết định xác Bác còn có chỗ dùng - một cách nôm na là dùng làm "bùa" để bảo vệ chế độ, bảo vệ chính họ nên ruột gan mổ vất đi, xác bắt nằm ngu ngơ mấy chục năm không được chôn cất. Hàng năm TV ở VN trình diễn hình ảnh các đệ tử nối nghiệp Bác  như đám Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh...(mà vàng bạc, thảm đỏ, tượng đồng, trống đồng...đã chất đầy nhà riêng như vua chúa, cả triệu người biết) lục tục vào Lăng Bác dâng hương tế lễ, sụt sịt nước mắt ngắn dài nguyện theo gương Bác -  nào là "trung với nước, hiếu với dân", nào là "cần kiệm, liêm, chính...". Người ta kể rằng trong một bài giảng ở đại học Hà Nội, phân khoa Sử, về thời đại đồ đá, đồ đồng một sinh viên đứng lên hỏi giáo sư sử gia Trần Quốc Vượng ( hình như có bà con với anh  Bảo ở Ottawa ) : thưa thầy, thời đại của chúng ta là thời đại đồ gì? Ông thầy già gần đất xa trời trả lời tỉnh bơ: Thời đại Đồ Đểu chứ còn đồ gì nữa! Đấy, perpective của người Mỹ và của người Việt khác nhau ở những chỗ này, có ai dịch cho William Duiker hiểu được không?)


10. Tuy vậy không phải ai cũng viết theo kiểu chửi bới. Và chửi bới cũng có 5,7 kiểu. Một  người chửi HCM rất nặng nhưng lập luận rất sắc bén đó là Ông Luật Sư Nguyễn Văn Chức, viết báo nổi tiếng một thời với bút hiệu VIP KK. Ông ta gọi HCM là thằng chó đẻ ( son of a bitch ) làm nhiều người nhăn mặt trong đó có ông Bùi Tín. Ông Chức này rất kiêu ngạo, đọc quyển Việt Nam Chính Sử của ông ta thì biết. Vũ vào Internet tìm đọc Nguyễn Văn Chức xem có muốn "múa kiếm" với ông ta không? Có muốn xếp ông ta vào danh sách Bolsa của Vũ không?  Ông ta được CSVN liệt vào loại bất trị có lẽ cùng danh sách chung "những tên phản động" hoặc "thế lực thù địch" mà Đảng không thèm nhắc tới tên như trường hợp Hà Sĩ Phu, sợ quảng cáo không công cho "chúng nó".


11. VN là Quê Hương, Tổ Quốc của người VN, chuyện VN là chuyện "nội bộ", chuyện trong nhà nên người VN bận tâm, trăn trở cả đời...là bình thường, sách vở , báo chí của người VN viết về các vấn đề VN có quá nhiều cũng là bình thường. Tất nhiên nhiều như thế thì sách hay thì ít, sách dở thì nhiều. Ai cũng muốn đọc sách hay, chẳng ai đi tìm sách dở để đọc trừ phi có hậu ý đặc biệt. Nếu Vũ quả thực serious về câu hỏi của chính mình chứ không phải hỏi để mà hỏi, hay vừa hỏi vừa trả lời thì tìm đọc các tác giả VN hay nhất thay vì  dở nhất trong danh sách Bolsa của Vũ ( họ là ai thế?)  để rồi có thể  đối chiếu một cách công bằng với những tác giả phương Tây hay nhất mà Vũ đã đọc để từ đó tìm câu trả lời: quan điểm của 2 loại tác giả Viet và Non-Viet có khác nhau như Vũ nghĩ không, những quan điểm khác nhau nhìn từ những perspectives khác nhau của những người trí thức trung thực, có thẩm quyền làm người đọc bị mê loạn hay lại thực ra giúp soi sáng các góc tối của nhân vật Hồ Chí Minh? Để tóm tắt, xin đề nghị một số tác giả Việt Nam mà người viết mấy dòng này thành thực tin rằng ý kiến của họ về đề tài HCM và chiến tranh VN ÍT NHẤT cũng có giá trị cùng đẳng cấp với ý kiến của các tác giả Tây Phương thường được coi là chuyên gia hạng nhất nghiên cứu về VN như Bernard B. Fall chẳng hạn. Những tác giả VN đề nghị để tìm kiếm và đọc trên Internet là:

    -  Nguyễn Ngọc Huy ( đặc biệt bài viết "Hồ Chí Minh: Tội Phạm Nhơn Quyền )
    -  Hà Sĩ Phu
    -  Nguyễn Mạnh Hùng  ( USA )
    -  Nguyễn Mạnh Tường
    -  Nguyễn Chí Thiện
    -  Hoàng Văn Chí
    -  Trần Đức Thảo

Danh sách dĩ nhiên không đầy đủ và dĩ nhiên xin nhớ "tận tín thư, bất như vô thư".
                           Và
"Văn hoá là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái gì còn thiếu, khi người ta đã học đủ cả".
                           Và
"Cái còn thiếu" ấy phải được bù đắp bằng sự suy luận, bằng khả năng phân tích và tổng hợp của chính mình. Không có cách nào khác!

Tuấn
''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Người Tị Nạn và Việt Kiều
 (Gs. Lâm văn Bé)


Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, 

Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng  trường hợp .
Người tị nạn.

Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi  tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị nạn.
Trước tiên, trong một hội nghị với các cán bộ tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội đã ví von một cách tục tĩu dân miền Nam là những con điếm cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ. Cùng trong tư tưởng dâm ô ấy, Lê Duẩn mạt sát những người di tản là một bọn ma-cô, đĩ điếm, Phạm văn Đồng chửi người ra đi là bọn phản quốcvà các nhà báo nhà văn cộng sản, kể cả bọn cộng sản 30 cũng chửi hùa theo là  những đồ rác rưởi trôi dạt khắp năm châu bốn bểcặn bả xã hội, trây lười lao động, chạy theo bơ thừa sửa cặn » . Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ  trưởng Y tế còn hằn học hơn khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam : Những người di tản đáng bị chặt đầu.
Nhưng chẳng bao lâu, Cộng Sản hiện nguyên hình là bọn gian manh. Năm 1990, khi Cộng Sản bắt đầu nhận tiền của người tị nạn gởi về, bọn đĩ điếm được cộng sản « nâng cấp» lên là Việt kiều, và ân tình hơn, Đỗ Mười tuyên bốViệt Kiều là những  khúc ruột  ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc.
Tưởng cần hiểu từ nguyên chữ Việt kiều để thấy rõ thâm ý của Cộng Sản. «Kiều» chữ Hán có nghĩa là ở nhờ, ở làng khác hay nước khác được dùng làm tỉnh từ cho những danh từ như «kiều dân» là người sống ở ngoài lãnh thổ mà người đó đã được sinh ra, «kiều bào» là đồng bào ở nước ngoài. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, người Hoa sống ở VN được gọi là Hoa Kiều và chế độ Hà Nội gọi những người Việt sống ở nước ngoài và ủng hộ họ là «Việt kiều yêu nước».
Người Việt bỏ xứ ra đi tị nạn không phải là Việt kiều, kiều bào, vì những người nầy đã không chấp nhận chế độ Cộng Sản, đã sinh cơ lập nghiệp vĩnh viễn trên một quốc gia khác, đã có quốc tịch của một  quốc gia khác. Gọi người tị nạn là Việt kiều, Cộng Sản có gian ý là muốn «tóm thâu» cái khối chất xám nầy là «con dân» của họ, còn đặt dưới quyền sinh sát của họ. Nghị định số 78/2009/NĐ ngày 22/09/2009 về luật quốc tịch xác định rõ quan niệm nầy, theo đó bao giờngười mang quốc tịch VN chưa được chính phủ VN cho phép từ bỏ quốc tịch, người ấy vẫn còn quốc tịch VN dù rằng người ấy đã có quốc tịch Mỹ, Canada, Úc…Càng lộng ngôn và ngang ngược hơn, với con cháu của người Việt tị nạn, dù sinh ra và lớn lên tại các quốc gia của ông cha họ đã định cư, cộng sản cũng xem những người nầy vẫn có quốc tịch Việt Nam nếu chưa phép làm đơn xin bỏ quốc tịch và chưa được chính phủ VN chấp thuận.
Về điểm nầy, chúng ta thấy rõ chánh sách trơ tráo, đánh lận con đen của Cộng Sản. Theo điều 13, khoản 2, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008 , «Người VN định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch VN. Sau 5 năm từ khi luật nầy có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của chính phủ VN tại nước ngoài để đăng ký xin giữ quốc tịch, nếu không, sau ngày 1/7/2014 sẽ mất quốc tịch»
Sau 5 năm,  chỉ có khoảng 6000 người ghi tên xin giữ quốc tịch. Trái với dự tính vì số người xin giữ quốc tịch quá ít, tháng 7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký luật gia hạn cho người muốn giữ quốc tịch thêm 5 năm nữa, tức là sẽ chấm dứt ngày 1/7/2019.
Ngôn từ Cộng Sản thật lươn lẹo, lật lọng. Cho đến ngày 1/7/2019, người Việt ở hải ngoại mặc nhiên vẫn còn quốc tịch VN, vẫn bị chi phối bởi Luật quốc tịch VN  giải thích «rộng rãi» theo luật rừng. Chính bà Nguyễn Thị Bình, người lãnh tụ của Phong Trào Giải Phóng Miền Nam còn sống sót, đã ví von : Việt Nam có một rừng luật  và áp dụng luật rừng. 
Và cho đến đầu năm 2014, chính phủ VN vẫn còn khư khư giữ quan niệm cha chú nầy với người Việt tị nạn. Trong bài huấn từ của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách Cục Người Việt nước ngoài đã nhắn nhủ cho phái đoàn «Việt Kiều yêu nước» về quê ăn Tết, ông nhắc lại lời của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt 20 năm trước như sau : «Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị. Có bộ phận những người ra đi sau cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản ... Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, coi cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai. (Xuân quê hương 2014 – danlambao 3/2/2014).
Đối với những Việt Kiều yêu nước, Cộng Sản muốn gọi tên gì thì cứ gọi và sai bảo điều gì thì cứ làm. Nhưng đối với người Việt tị nạn Cộng Sản, họ không phải là Việt kiều mà là người Mỹ, người Canadiens, người Pháp, người Úc, người Đức gốc Việt… Phải gọi chính danh như vậy và phải tôn trọng quyền chọn lựa của họ là không chấp nhận chế độ cộng sản.


Việt Kiều và Nghị Quyết 36.
Không người Việt tị nạn nào ngu xuẩn tự xưng mình là Việt kiều, nếu có, đó là những Việt kiều yêu nước. Tưởng cần biết  qua lai lịch của những Việt kiều yêu nước nầy.
Đa số những Việt Kiều nầy là những  sinh viên xuất ngoại du học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nhờ học bổng của Plan Colombo hay các quốc gia  Âu Mỹ. Từ cuối năm 1970, một số con em của những người có thế lực, nhà giàu cũng được xuất ngoại tự túc. Những sinh viên có học bổng sau khi hết học bổng không chịu về nước vì sợ đi quân dịch, nên tìm cách ở lại tại các quốc gia đã du học một cách bất hợp pháp. Phương thức thông thường là kết hôn với người dân sở tại để có quốc tịch, và để biện minh cho hành động hèn nhát, họ chạy theo các phong trào sinh viên phản chiến ở Pháp, Mỹ, Canada để  chống chiến tranh Việt Nam mà theo họ là do Mỹ và chế độ quân phiệt miền Nam chủ động. Họ được cộng sản lợi dụng để tuyên truyền và được phong danh hiệu là Việt kiều yêu nước. Sau 1975, nhiều đám sinh viên phản chiến phản quốc nầy từ Nhựt, Âu châu, Mỹ chạy sang Canada xin tị nạn cùng lúc với thân nhân của họ vừa di tản đến. Họ trương cờ đỏ sao vàng ở những tụ điểm của họ, một số xin về nước để lấy uy với bạn bè, nhưng chính phủ cộng sản lạnh lùng với họ, có khi còn bắt họ bởi lẽ cộng sản dư biết những Việt kiều yêu nước nầy chỉ là bọn hèn, theo đóm ăn tàn.
Từ cuối thập niên 1990 xuất hiện thêm một số Việt kiều yêu nước già, nguyên gốc là HO, có học và vô học, vì không hội nhập được vào xã hội định cư nên đi đi về về Việt Nam để sống với tiền xã hội của quốc gia định cư, một số  khác thất nghiệp muốn về VN để kiếm việc, làm ăn buôn bán. Để đạt được ý định, họ lập công với cộng sản bằng những mưu chước hèn hạ, phản bội lại đồng hương và đồng đội họ, xâm nhập vào các hội đoàn, cơ quan ngôn luận để quấy phá.  Nghị Quyết 36  nhờ sự tiếp tay của những Việt Kiều trở cờ phản bội nầy.
Nhiều người Việt tị nạn không biết hay xem thường  những  tác hại của Nghị Quyết 36 viện lẽ không làm chính trị.  Ban hành vào tháng 3 năm 2004, Nghị Quyết 36 nhằm mục đích chiêu dụ người Việt ở hải ngoại về nước và đem tài sản về nước để gọi là đầu tư, đồng thời tìm cách khống chế lực lượng người Việt ngoài nước. Nói chung, Nghị Quyết 36 có thể tóm lược trong 5 điểm :
- Giúp người tị nạn trong việc sinh sống
- Giúp người tị nạn đoàn kết lẫn nhau
-Thu góp tiền bạc và chất xám
- Biện pháp đối với các thành phần chống lại chánh phủ và Đảng ở hải ngoại
- Tổ chức văn hóa vận và tình báo ở hải ngoại
Nhận định từng điểm, NQ 36 mang bản chất  gian xảo, trịch thượng . Làm sao CS có khả năng và uy tín giúp người Việt hải ngoại trong cuộc sinh sống trong khi họ đã đẩy đa số người dân trong nước đến chổ bần cùng và mất cả đạo lý, và càng tệ hại hơn, họ xuất cảng tệ trạng ăn cắp tràn lan tại những nơi mà cán bộ của họ đi qua, làm xấu xa dân tộc. Tại Nhật, Mã Lai, Thụy Điễn, nhiều cửa hàng treo bảng hiệu : Cảnh cáo Ăn cắp vặt,  No dogs, no Vietnamese.
Họ nói giúp người tị nạn đoàn kết với nhau, nhưng thực sự họ đưa công an và Việt kiều yêu nước xâm nhập các đoàn thể để gây đố kỵ, đánh phá nhau. Chuyện thu góp tài sản thì quá rõ, từ việc gởi tiền đến Việt kiều du lịch mang về  nước tiêu xài cung cấp cho cộng sản 12% GDP, duy chỉ có chuyện thu góp chất xám là một cuộc thảm bại .
Một số tác hại của NQ 36 đã thấy rõ trong một số công tác chiến lược như sau :
- Trường dạy tiếng Việt và sinh hoạt tập thể cho thanh thiếu nhi là lò huấn luyện, tuyên truyền
Tại những nơi có đông đảo người Việt, cán bộ cộng sản chủ động hay hợp tác với các đoàn thể, tư nhân  mở trường dạy tiếng Việt, đưa sách báo từ VN sang, hay soạn sách theo quan điểm tuyên truyền cho cộng sản. Những buổi sinh hoạt tập thể là những cơ hội thuận lợi để cán bộ hay thầy cô thân cộng rỉ tai, hướng dẫn những măng non theo tư tưởng cộng sản.  Tùy mức độ ảnh hưởng, chính sách văn hóa vận nầy tạo một tư tưởng chống đối của giới trẻ với ông cha trong công cuộc chống cộng.
Trong đại hội «Tổng kết 10 năm thực hiện NQ36 và công tác đối với người Việt nước ngoài » ngày 22 tháng 5, 2014, Thứ Trưởng Giáo Dục Trần Quang Huy đã có chỉ thị rõ rệt «…Cần sớm có quy chế về việc dạy  tiếng Việt cho người Việt nước ngoài, đặc biệt thế hệ thứ ba, thứ tư để việc kết nối giao lưu được thuận lợi…»
Xâm nhập các cơ quan truyền thông
Cộng Sản đã tung ra hàng triệu mỹ kim để thành lập, hùn vốn để mua chuộc các cơ sở truyền thông ở hải ngoại, bề mặt chửi bới Cộng Sản linh tinh, nhưng thỉnh thoảng gài vào những bản tin, bài viết vận động chính trị chiến lược có lợi cho cộng sản. Trong bản tổng kết Hội nghị Người Việt nước ngoài lần thứ haitừ ngày 27-29 tháng 09 năm 2012  ở TP Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài  đã nói rõ chương trình hành động : «Tăng cường công tác thông tin đối ngoại , tăng cường đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt ở nước ngoài như đài phát thanh, TV, báo chí, thông qua tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triễn lãm tranh ảnh về đất nước, các hoạt động từ thiện, du lịch, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt các nhóm trong cộng đồng người Việt hải ngoại…» 
Khuynh đảo, lừa gạt, xảo trá là sở trường của Cộng Sản. Chúng áp dụng kỹ chiến thuật tuyên truyền của Goebbels (Bộ Trưởng Thông tin Tuyên truyển của Đức Quốc Xã) : Nhắc đi nhắc lại hoài một sự việc không đúng sự thật, ban đầu  người ta không tin, lần lần người ta bán tin bán nghi sau cùng người ta tin là sự thật.  Internet  và báo chí là những phương tiện hữu hiệu  dể chúng bôi lọ những người quốc gia tranh đấu chân chính, làm yếu đi  lực lượng chống cộng. để từ đó chúng đưa người của chúng vào các hội đoàn. Nhiều tổ chức tranh đấu chính trị đã bị chẻ làm đôi, làm ba  và khi các cộng đồng hay tổ chức này bị chúng đánh cho yếu đi hay tan vỡ thì chúng dùng tiền để mua chuộc đám Việt kiều - Việt gian nhảy ra làm bình phong cho chúng hoạt động. Mặc dù chúng dùng mọi mưu chước nhưng cho đến nay, chúng vẫn không thành công lắm trong  công tác vận động quần chúng ở Bắc Mỹ, Úc và vài quốc gia ở Tây Âu.
Nhưng Cộng Sản có hai bộ mặt chồng chéo nhau :  dịu ngọt và bạo lực.
Tạp chí Cộng Sản gần đây đã viết :  «…Tính đến nay, có hơn 100 tổ chức chính trị phản động người VN ở hải ngoại đang nuôi chí phục thù nhằm  thực hiện ý đồ đen tối phục quốc. Cầm đầu các hội, các nhóm trên là những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đã, đang móc nối, cấu kết chặt chẻ với nhau và với bọn phản động trong nước để hoạt động chống phá cách mạng nước ta …» (TCCS. Phát huy vai trò của Cộng đồng  http://tapchicongsan.orgvn ngày 28/05/2013)
Chánh sách vừa  chiêu dụ vừa  khủng bố của Cộng Sản đã có tác dụng phần nào  trên các vùng đất có người Việt định cư ở Bắc Âu và Đông Âu, nơi có đông đảo người lao động xuát khẩu, di dân bất hợp pháp  và du sinh.  Trong thập niên qua, các tòa đại sứ hay lãnh sự Cộng sản đã nỗ lực thiết lập 13 cộng đồng người Việt theo chủ trương của NQ 36 : « … Nếu chúng ta phát huy cao độ các lợi thế của các lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài để phân hóa, cô lập các lực lượng phản động thì chúng ta có thể hạn chế một cách hiệu quả, thiết thực các thế lực thù địch…». Mười ba cộng đồng cộng sản nầy là : 4 tại các quốc gia trước đây là cộng sản (Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Đông Đức), 4 tại các quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu (Hàn Quốc, Đài Loan, Qatar, Angola), 5 tại các quốc gia ít có người tị nạn (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ – ( chú thích : tại Thụy Sĩ còn có một cộng đồng chống Cộng của người Việt tị nạn). Các chủ tịch các cộng đồng nầy là người cộng sản, chỉ làm bù nhìn, việc điều khiển Cộng Đồng do sứ quán hay tòa lãnh sự đảm nhiệm theo quyết định Q12 năm 2008 (Mobiliser les Vietnamiens à l’étranger, p.50).
Ngày 18 tháng 8 , 2014, Trung ương đảng đã tổ chức một cuộc «mạn đàm» tại Praha (Tiệp Khắc) qui tụ những nhân vật cao cấp của Bộ Chính Trị từ trong nước và các đại sứ, đại diện 14 cộng đồng người Việt ở Đông Âu, Bắc Âu , kể cả Thụy Sĩ, Anh, Bỉ để «trao đổi công tác xây dựng tổ chức, vận động quần chúng, lôi cuốn giới trẻ tham gia và phát huy các sinh hoạt cộng đồng »


Gởi sư quốc doanh ra hải ngoại lập chùa, tu viện
Chùa là nơi gia đình người Việt tị nạn  gặp nhau để lễ Phật, niệm kinh, và còn là nơi sinh hoạt xã hội, văn hóa. Biết như vậy,  Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đã ký kết với Hòa Thượng Thích Thanh Tứ (Tứ chớ không phải Thích Thanh Từ) Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo VN ngày 16 /07/2009 một văn kiện nhằm « phối hợp cộng tác phât sự ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, hoạt động của giáo hội sang các nước có đông kiều bào sinh sống ». Từ mươi năm nay, tại hải ngoại có nhiều chùa, tu viện được thành lập, mà sinh hoạt chùa không theo truyền thống tôn nghiêm của  Phật pháp. Những ngôi chùa nầy tổ chức đại nhạc hội, du lịch, thi hoa hậu và nhiều sinh hoạt của đời thường. Một số thầy chùa, sư nữ  gốc là công an, tác phong không phù hợp với người tu hành, làm người phật tử chân chính chán ngán. Ngôi chùa trở nên cơ sở kinh tài cho cá nhân và đảng, sư quốc doanh làm công tác báo cáo, tuyên truyền cho chế độ. Nghị Quyết 36 đã làm tổn hại rất nhiều đời sống tâm linh của người tị nạn.


Người Việt  ở hải ngoại
Ngoài ra, chúng ta thường có thói quen gọi chúng ta thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại (diaspora) mà Cộng Sản gọi là người Việt nước ngoài. Nếu từ ngữ nầy đúng với tất cả các sắc tộc khác nhưng đối với người Việt, có khi không đúng hẳn bởi lẽ trong số người Việt hải ngoại lại có thêm những người không phải là người tị nạn. Đó là những người xuất khẩu lao động, di dân kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, các du học sinh thân cộng hay theo Cộng. Hiểu như vậy, sự chính xác của từ ngữ sử dụng cần phân biệt theo nội dung và hoàn cảnh.


Bảng 1-   Tổng số người Việt tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại
Quốc giaSố ngườiNguồn
Hoa Kỳ1 548 450US Census 2010
Úc   233 390Census Explorer 2011
Canada   220 420Canada Census 2011
Pháp   200 000Các nhà biên khảo ở Pháp
Đức   125 000Wikipedia và một số nguồn liệu
Anh     65 000UK Census 2011& phỏng định
Tây/Bắc Âu   100 000Các nguồn từ địa phương
Tổng cộng2 492 260
                    Nguồn: Lâm Vĩnh Bình. Giá Tự Do


Bảng 2Số người Việt xuất khẩu lao động, du sinh, định cư 
hợp pháp  và bất hợp pháp tại hải ngoại (Việt Kiều)
Đông ÂuSố ngườiÁ ChâuSố người
Nga 46 000Đài Loan180 000
Tiệp Khắc 50 000Hàn Quốc120 000
Ba Lan 20 000Mã Lai   85 000
UKraine 10 000Trung Quốc  30 000
Slovakia   5 000Nhựt  38 000
Áo   5 000Cambốt 600 000
Hungary   4 000Thái Lan 100 000
Azerbeijan 10 000
Trung Đông 10 000Lào  20 000
Angola 40 000Bangladesh  27 000
Cộng200 000Cộng1 200 000
                               Tổng cộng : 1 400 000
 Nguồn :  - Người Việt ờ nước ngoài  www.vietkieu.info;
                                  - Wikipedia,

                                  - Migration Policy Institute.
                                  - World Facts Book
Chú thích :  
Bảng thống kê trên, tuy xuất xứ từ các cơ quan thẩm quyền nhưng chỉ là những con số ước lượng gồm có :

 -  700 000 người Việt ở Cambốt, Thái Lan và Lào là người Việt đã  sống lâu đời nhiều thế hệ tại các quốc gia nầy, đại đa số đã nhập tịch.  Về người Việt ở Cambot, số thống kê chỉ là phỏng định vì quốc gia nầy không có thống kê. TheoWikipedia, và World Facts Book, người Cambốt gốc Việt chiếm 5% dân số tức khoảng 600 000 người. Bertrand Didier trong bài Vietnamiens au Cambodgevà  Annuska Derks trong A picture of the Vietnamese in Cambodia trình bày chi tiết các giai đoạn di cư, định cư, diện mạo của người Việt ở Cambốt  (có thể đọc online).
Migration Policy Institute thiết lập  thống kê người di dân VN (immigrants) vào tháng 9 năm 2013 dựa vào ước lượng của United Nations Population Division công bố một con số thấp hơn chỉ gồm người di cư xuất khẩu lao động : Cambot : 37 000, Lào : 11 000, Thái Lan : 6000.
-  700 000 người ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai, Nhựt, Trung Quốc, Đông Âu , Nga, Bangladesh, Trung Đông và Phi Châu. Dân số VN tại các quốc gia nầy thuộc nhiều diện khác nhau :
- một số là cư dân hợp pháp phần lớn là phụ nữ lấy chồng người Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai và những du học sinh tại các quốc gia Đông Âu, Nga, được nhập tịch tại các quốc gia nầy
-  một số là người xuất khẩu lao động và cư dân bất hợp pháp.
Như vậy tổng số người Việt ở hải ngoại là :

       - Người tị nạn Cộng sản : 2.500 000 người (số tròn) Bảng 1
       - Người Việt di cư kinh tế, xuất khẩu lao động, du học sinh, định cư bất hợp pháp :    1 400 000 người  Bảng 2 
Tổng cộng số người Việt ở hải ngoại : 3 900 000 người. 
Một cách dễ nhớ : 4 triệu người.
                       Nguồn : Lâm Vĩnh Bình, Giá Tự Do

Về tổng số người Việt ở hải ngoại, thống kê của nhiều người viết, ngay cả những nhà nghiên cứu khoa bảng thường có khuynh hướng khuếch đại con số, bởi lẽ thay vì sử dụng thống kê chính thức của các quốc gia sở tại, họ lại sử dụng những thống kê của Cục Người Việt nước ngoài của Cộng Sản mà bản chất là gian dối, thiếu chính xác. Đan kể như luận án tiến sĩ : Mobiliser les Vietnamiens de l’étranger : enjeux, stratégies et effets d’un nationalisme transnational của Christophe Vigne do Institut de recherche sur l’Asie du Sud-Est contemporaine (IRASEC) xuất bản năm 2012 cho biết là người Việt ở hải ngoại là 4.3 triệu người trong đó người Việt ở Mỹ là 2.2 triệu (thay vì 1.5 triệu) và ở Canada là 250 000 (thay vì 220 000).  «Le RSVN estime à environ 4.3 M le nombre de Vietnamiens résidents à l’étranger. La communauté vietnamienne des États-Unis est de loin la plus nombreuse avec 2.2M de personnes. Environ 250 000 Viet Kieu vivent au Canada, 120 000 en Allemagne et 60 000 en Russie…(p. 13).


Kết luận
Chúng tôi vừa phân tích hai từ ngữ người tị nạn và Việt kiều để phân biệt hoàn cảnh lúc ra đi và vị trí chính trị đối với chế độ cộng sản. Tuy nhiên, khi phải nhắc đến một từ ngữ  khác có chữ kiều là kiều hối (mà cộng sản dùng thay cho danh từ ngoại tệ), cái biên giới giữa người tị nạn và Việt Kiều như không còn nữa bởi cả hai đều dùng kiều hối để nuôi dưỡng và củng cố chế độ trong nước.
Thật vậy, kể từ khi Clinton bắt tay với VN năm 1995, người Việt tị nạn về nước ào ạt vì đủ thứ lý do, thăm gia đình, du lịch, du hí… Thật là khó hiểu khi nhiều người đã ra đi tìm cái sống trong cái chết để vượt biển, vượt biên sau những ngày đói rách, khổ nhục hay bị lao tù, và  trên đất mới, sau đó cũng không bao lâu,  họ lại quay trở về để tiếp tục luồn cúi, nịnh bợ  công an, cán bộ phường xã, những người trước đó không lâu là kẻ thù của họ. Vui thú, vinh quang gì ? Cứ mỗi lần Tết đến, có khoảng nửa triệu người về VN ăn Tết, mỗi người mang về VN để chi tiêu trung bình khoảng 4000 mỹ kim, như vậy Cộng sản có được dễ dàng ít nhất 2 tỷ mỹ kim kiều hối chỉ trong hai thángNgoài raviệc gởi tiền về VN triền miên từ 40 năm nay để nói là giúp đỡ thân nhân cũng là hiện tượng cần suy nghĩ, bởi lẽ chính số kiều hối khổng lồ nầy đã nuôi dưỡng, củng cố chế độ và duy trì một lớp thân nhân ỷ lại lười biếng,thỏa hiệp với công an để được dễ dàng trong cuộc sống. Dưới lăng kính nầy, người tị nạn có khác gì những Việt kiều yêu nước hay xuất khẩu lao động thân cộng ?
Theo Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (Central Institute for Economic Management  CIEM), « tính từ năm 1991 đến 2013, lượng kiều hốigởi về hơn 90 tỷ mỹ kim, là chiếc phao cứu tinh cho nhiều doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng cho quốc gia. Số tiền trên không kể đến 28% «kiều hối chui» không qua đường dây chính thức và những khoản tiền tiêu khi Việt kiều về thăm nhà. Chỉ năm 2013, số kiều hối gởi về là 11 tỷ. Mỹ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất (57% trong tổng số  kiều hối chính thức), kế đó là Úc (khoảng 9%), Canada (8%), Đức (6%), Pháp (4%) . Kiều hối là nguồn vốn thứ hai tại VN sau FDI (chú thích của người viết : Foreign Direct Investment là tiền ngoại quốc đem vào VN đầu tư) giúp tăng tiết kiệm, đầu tư, giảm nợ, cải tiến bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia, giúp ổn định tỉ giá, cán cân thanh toán và tăng dự trử ngoại hối . Tóm lại, kiều hối dùng để trả sinh hoạt hằng ngày, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và trả nợ».    (Cứu tinh của nền kinh tế VN /Alan Phan - ngày18/12/2014.)
Thông tin trên phát xuất từ một cơ quan kinh tế chiến lược đầu não của cộng sản đã cho thấy không phải là nhóm Việt kiều Đông Âu, hay nói chung những Việt kiều thân Cộng đã gởi tiền về nước để nuôi chế độ mà chính đa số làngười tị nạn. Chỉ tại  5 quốc gia có đông đảo người tị nạn,  đặc biệt là Hoa Kỳ, đã  đóng góp hàng năm cho cộng sản VN 84% ngoại tệ. 
Có gì phi lý hơn, khi người Việt ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Tây Đức là thành trì chống Việt Cộng, nhưng đồng thời cũng là đại ngân hàng  tài trợ cho Việt Cộng. Giải quyết cái phi lý nầy phải là chuyện số một phải làm, tuy đã muộn màng lắm rồi, trước khi nói đến những chuyện tranh đấu khác.

Lâm Văn Bé
Tham luận 104
Sự Họa Hại Của Vấn Đề Du-Lịch Việt Nam

Việc đi du lịch về Việt Nam, ở Âu Châu có Thụy Sĩ và Pháp trước đây có những xử lý rất gắt gao, nếu người Việt nào còn trong thời kỳ tị nạn (chưa vô quốc tịch) ở trong nước họ mà về VN du lịch, khi trở về liền bị tịch thâu tất cả giấy tờ và cấm đi ra khỏi quốc gia của họ. Những người nầy dường như mấy chục năm nay vẫn bị “cấm cung” như vậy và khó lòng mà được vô quốc tịch của nước họ được. Tuy nhiên, những người đã vô quốc tịch của nước họ rồi thì về VN du lịch tự do như bao nhiêu người dân bản xứ khác của họ.
 1.- Phát biểu của Luật sư Trần Minh Nhựt: Luật sư Trần Minh Nhựt, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa nói:”Lãnh SSI đi về VN thì Cúp và về du hí thì Trục Xuất, làm vài người là êm ngay chứ có khó gì đâu?”, việc nầy nghe thì dễ nhưng không có quốc gia nào chịu làm vì những người nầy đã mang quốc tịch của nước họ rồi, họ không có bất cứ một đạo luật nào cứu xét tới “cái đuôi tị nạn chánh trị Cộng sản” trong quốc tịch mà quốc gia họ cung cấp.
 Email tiếp theo, Luật sư Nhựt nói:”Chỉ Luật Pháp mới có Effect còn kêu gọi Tự Giác thì chỉ nói cho vui thôi !!!”. Điều nầy đúng gần như hoàn toàn và đó là lý do tại sao cho đến ngày nay mà công cuộc tranh đấu vẫn chưa thành công và bọn bạo quyền Việt cộng vẫn còn thống trị đất nước.
2.- Phát biểu và dẫn chứng tài liệu của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương: Theo như ông Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Văn Lương, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thì chánh phủ Hoa Kỳ đã có trong tay danh sách 21.000 người Việt Tị Nạn Cộng sản đã đi du lịch về VN, danh sách nầy nghe nói đã có từ nhiều năm trước, như vậy cho đến nay nó đã lên đến bao nhiêu rồi? Chúng ta mong đợi cũng như đồng bào của chúng ta ở trong nước mong đợi, nhưng cho đến ngày giờ nầy, chưa nghe thấy bất kỳ một dấu hiệu nào, dù chỉ là lời đe dọa của chánh phủ Hoa Kỳ, sẽ có biện pháp xử lý những thành phần có tên trong danh sách nầy.
 3.- Viễn kiến của Gs.Nguyễn Ngọc Huy: Trong kỳ Đại Hội Liên Khu Bộ Âu Châu năm 1987 tại Vương quốc Bỉ, có sự chủ toạ của Gs.Thái Tường và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa Lâm(?) Thanh Liêm, Gs.Nguyễn Ngọc Huy có nói: Với chánh sách mới của Hà nội là mở rộng cửa cho những Người Việt Tị Nạn Cộng sản được phép về thăm quê hương, thì từ nay cho đến năm 1990, nếu Người Việt Quốc Gia chưa phát động được công cuộc tranh đấu rần rộ ở trong nước thì công cuộc tranh đấu của chúng ta càng ngày sẽ càng khó khăn hơn.
 Quả thật đúng như vậy, làn sóng người Việt tị nạn Cộng sản du lịch về Việt Nam mỗi ngày một nhiều, mang về cho kẻ thù là bạo quyền Việt cộng mỗi năm một nguồn ngoại tệ lớn lao, nuôi cho bọn chúng từ cha cho đến con, cháu chắc từ trong rừng, trong hang bước ra với hai bàn tay trắng, chân đi giép râu làm bằng vỏ xe hơi, đầu đội nón cối của thực dân Pháp để lại, nhanh chóng trở thành những tên tỷ phú đô la Mỹ, cha thì bán nước, cai trị đè đầu, đè cổ dân, con cháu chắc của họ thì ăn chơi trác tán, tiền bạc vung vẫy nơi trà đình tữu quán dâm loạn, đi xe hơi đắc tiền mà loại “Việt kiều về nước” cỡ triệu phú cũng chưa sắm nổi. Có thể nói mức phung phí vung tiền qua cửa sổ của bọn Hắc Bạch công tử ngày xưa chưa thắm vào đâu so với bọn quỹ đỏ nầy. 
Trước thãm trạng nầy, ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương than một câu nghe đứt ruột:
 “Trước năm 1954, dân nội thành nuôi sống du kích. Trước năm 1975, dân miền Nam tiếp tế vô hạn định cho bọn giải phóng MN. Chạy sang ngoại quốc lại vẫn đi về quê nhiều nhất là quí vị HO, vậy làm sao thắng được địch. Hỡi quí vị HO vẫn còn nhớ lúc ở tù, cơm chẳng có mà ăn. Viêt vương Câu Tiễn ngàn năm xưa phải nằm gai nếm mật mới thắng được Ngô vương Phù Sai. Quí vị dễ quên, ham vui, ăn nhậu, phè cánh nhạn quá!”
 Căn cứ vào hồ sơ biết được khi còn làm Thứ trưởng Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, ông Tiến sĩ cho biết số người mang tiền về nước để nuôi cho béo mập cái đám Cộng nô bán nước nầy, đông đảo nhứt là những vị HO. Thật là đau đớn! Đau đớn cho thân phận đồng bào, đau đớn cho vận mạng đất nước, có lẻ vì tai trời, ách nước nên thiếu may mắn mới sanh ra những kẻ HO nầy khi so sánh họ với người xưa là Việt vương Câu Tiễn. Nếu quả đúng như vậy thì thật là ô nhục.
 4.- Những HO du lịch Việt Nam nghĩ gì: Đồng bào đang tranh đấu bằng máu xương để đòi dân chủ, tự do, đòi sự toàn vẹn lãnh thổ và công bằng xã hội, các em cháu thanh thiếu niên đang vượt qua bao nổi sợ hải để dấn thân vào công cuộc tranh đấu nầy dù phải chịu bao cảnh tù đài và những sự đàn áp dã mang của bạo quyền Việt cộng thì quý vị HO, những người đã một thời căm hận vì đau nhục tận chốn bùn đen đất đó trong ngục tù Việt cộng, thì nay lại cam tâm mang tiền về Việt Nam nuôi dưỡng bạo quyền để đánh đổi những ngày vui chơi, ăn nhậu phè phỡn, trụy lạc, sa đọa…bên cạnh những đồng đội ngày xưa đang sống trong sự nghèo khổ, bên cạnh những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang thiếu ăn, thiếu mặc, lê lết đầu đường xó chợ để mưu sinh bằng những tờ giấy số, bên cạnh những Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại tranh đấu trong những hoàn cảnh khó khăn suốt mấy chục năm qua, v.v…Chính những tệ trạng nầy của quý vị đã tự làm gãy đổ gia đình, những chuyện ly dị vì đó mà xãy ra thường ngày.
 5.- Những hậu quả tệ hại: Con cháu lúc nào cũng ảnh hưởng trực tiếp tinh thần đạo đức của ông bà, cha mẹ để lập thân danh, nhưng ông bà, cha mẹ một khi đã tệ hại như vậy thì chẳng những không làm gương tốt được mà trái lại còn tạo nên những niềm di hận cho con cháu của mình. Hiện có biết bao thanh thiếu niên bỏ học, lười biếng, du thủ du thực, nghiện ngập, làm càn, làm bậy ở những xứ tự do nầy xãy ra hàng ngày. Họ là con cháu của ai? Hậu quả từ đâu? Đừng đổ thừa hoàn toàn do xã hội lôi cuốn mà hãy tự xét về mình, xem có phải chính mình đã vô tình xô đẩy con cháu mình vào sự lôi cuốn của những phần tử không tốt trong xã hội không? Xin hảy can đảm thừa nhận những thực tế phũ phàng đó
 6.- Lời phát biểu của một số người ngoại quốc đã cưu mang ta: Người ngoại quốc vì lòng nhân đạo đã cứu vớt mình từ trong ngục tù khốn khổ để đem về cưu mang trên đất nước của họ, mục đích để chúng ta cùng góp bàn tay xây dựng cho xã hội ngày một được thăng hoa chung, nhưng giờ đây đã có được no ấm, quý vị nở mang tiền về nuôi bạo quyền Việt cộng, kẻ thù của quý vị và cũng là kẻ thù của dân tộc thì những người ngoại quốc nầy sẽ nhìn quý vị hay nói rộng ra, họ nhìn chúng ta dưới cặp mắt gì? Đến nổi, theo tài liệu dẫn chứng của ông  Hai Nguyen, US/OCC/J (Ret) trong bài viết Sự Thật Mất Lòng đã được phổ biến rộng rãi trên một số diễn đàn vào tháng 3/2014 như sau:
 Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:
Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khắng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Việt Nam hàng năm qua ngã du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Việt Nam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi: "Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)”.
 Quý vị là những người tị nạn chánh trị, nhứt là những vị HO, chúng ta đã trốn chạy Việt cộng để sang đây, nay nghe những lời phát biểu nầy, tuy thực hư chưa rõ, nhưng chúng ta nghĩ sao? Có nhục lắm không? Có lẻ hỏi chính là câu trả lời vậy.
 7.- Những giải pháp đề nghị: Trước tình trạng như vậy, để tự cứu vãn cho mình và cho công cuộc tranh đấu chung của toàn dân, có lẽ chúng ta phải thực hiện tối thiểu hai giải pháp:
 a.- Những vị nào đã thường xuyên mang tiền về Việt Nam du hí như đã nói trên thì tốt nhứt nên hồi tâm lại và chấm dứt ngay mọi ý niệm du lịch Việt Nam.
 b.- Những vị có trách nhiệm trong các tổ chức, các đảng phái chánh trị, các Cộng Đồng cần nên nghiên cứu kế hoạch, đề cử những cán bộ có khả năng, có điều kiện để tiếp cận các dân biểu, nghị sĩ nơi mình cư ngụ để vận động quốc hội của họ ra sớm những đạo luật thức đẩy hành pháp phải có những biện pháp chế tài các thành phần nầy nếu họ vẫn còn tái phạm. Thông thường thì chỉ có Luật Pháp mới giải quyết được vấn đề và thuốc đắng thì mới đả tật như câu danh ngôn của ông bà mình thường nói.
Xin lặp lại câu nói của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương:” Đừng để Quá Trễ” công việc trước mắc và cấp thiết cần phải làm.
Thanh Thủy (13/9/2014)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trích dẫn tài liệu:
Đừng Để Quá Trễ!
Tiến sĩ Nguyễn văn Lương


--- Khi mà Trung Cộng sản xuất hàng hóa ào ào như vậy, thì Hoa Kỳ biết là nó mắc mưu rồi, thì mới chơi vụ thất nghiệp. Thất nghiệp kéo dài, dây chuyền tới Âu Châu, thì tất cả thất nghiệp hết, không ai xài tới hàng hóa Trung Cộng hết. Cho nên kinh tế Trung Cộng rất là tệ hại bây giờ, giống như Việt Nam . Mô hình kinh tế Trung Cộng và Việt Nam giống nhau.
 --- Đồng lương thấp, người dân không được trả lương cao. Cho nên người dân không có mãi lực, có nghĩa là không có tiền để buôn bán trong nước (...) Dân không có tiền để mua. Mà hàng hóa chế tạo ra để bán ra ngoại quốc thì không phải là nhu cầu ở trong nước. Chính vì vậy mà hàng hóa ứ đọng tùm lum, dân không có tiền. Dân thất nghiệp, không có tiền, không được trợ cấp như dân bên Mỹ này, thì dân sẽ nổi dậy thôi!
  BÃO Ế ẨM CÀN QUÉT CÁC CHỢ, SIÊU THỊ 
(bản tin 19/6/2012)
  --- Tư bản (Tàu) cũng phá sản vì mượn tiền (ngoại quốc). Dân chúng cũng không có tiền mua, thì đói khổ như nhau. Thêm vào đó, với 1 tỷ 300 ngàn người Tàu, ngay cả hải sản, cơm rau, chó mèo cũng không còn nữa. Đừng tưởng họ có đồ ăn, họ không có đồ ăn đâu. Đó là vấn đề của Trung Cộng, sự khổ sở của họ rất là khủng khiếp.
 --- Vì tôi chưa có mặt ở Việt Nam, cho nên tôi chưa so sánh được người dân Trung Hoa với Việt Nam như thế nào, nhưng theo những người bạn của tôi kể, thì trong nghĩ rằng, ở Việt Nam có lợi điểm là dân Việt Nam có hải ngoại gởi tiền về, thì tương đối đỡ hơn. Nhưng 1 đô la mà mua được 4,5 quả trứng, thì cũng là tệ hại lắm rồi... Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị, thanh trừng nhau.
 --- 60% Hải quân Hoa Kỳ tới Đông Nam Á, chắc chắn ảnh hưởng tới chiến trường Đông Nam Á. Office of Development Assistance (ODA) bên Đan Mạch đã cúp viện trợ cho Việt Nam số tiền chỉ có 1.5 triệu. Chúng ta sẽ đóng vai trò gì cho tương lai Việt Nam ?
  -- Với kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ hiện tại, chưa có một chiếc tàu nào gặp hurricane (bão) mà bị hủy bỏ. Hệ thống khí tượng của Hoa Kỳ rất tân tiến. Những chuyến tàu cruises của Mỹ không bao giờ thay đổi. Những hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ di chuyển ngoài khơi, đặc biệt những hàng không nguyên tử sau này, cả hai ba chục năm không cần tiếp tế nhiên liệu. Tại sao Mỹ phải đến Cam Ranh? Chẳng qua là để thổi một bản tin tới Trung Cộng, để xem "Trung Cộng làm gì tao cho cho biết".
 -- Hoa Kỳ không có chủ trương chiến tranh. Hoa Kỳ không muốn chế độ Trung Cộng hiện tại có thể dùng mọi cách tuyên truyền để kéo dân tộc Trung Hoa vào một cuộc chiến tranh đồng lòng với chính phủ. Hiện tại, dân chúng ở Trung Quốc rất chán ghét chế độ này, các cuộc biểu tình ở trong nước (Tàu) xảy ra hàng ngàn lần mỗi tháng. Cuộc sống của dân chúng thật là cực khổ. Chúng tôi biết, bởi vì chúng tôi từng có mặt ở bên đó, có công ty ở bên đó, có nhân viên ở bên đó (Trung Quốc)...Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Hoa Kỳ giải quyết Trung Cộng.
  -- Người Việt Nam của chúng ta, đặc biệt ở hải ngoại, nhất là những người từng đi tù Việt cộng, thì chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta đã bị cộng sản Việt Nam lừa đảo quá nhiều rồi, không phải chỉ bây giờ, mà chứng minh từ quá khứ. Họ đã tuyên truyền, đã thành lập mặt trận giải phóng miền nam, xâm chiếm miền Nam, rồi họ xây nhà tù, dùng trường học, nhà thờ, chùa chiền làm nơi tù đày. Tù ở miền Nam quá nhiều. Mục đích tù đày là huỷ diệt, bóp chẹt sức lãnh đạo, các sĩ quan cao cấp ở miền Nam .
 --- Liên sô bị sụp đổ cũng vì kinh tế,vì vấn đề hết tiền. Họ hoảng sợ, như Trung Cộng. Họ có các hạ tầng cơ sở theo kinh tế chỉ huy (....) Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Trung Cộng được Hoa Kỳ giải quyết ....Không để cho quá trễ.
 --- Việt cộng cố gắng giữ sự im lặng của người dân trong nước. Họ muốn thế giới hiểu lầm rằng người dân trong nước hài lòng, chấp nhận chế độ này, chấp nhận những gì đang có, không có đấu tranh! Đất đai tài nguyên đang bị bán. Trong sự nợ nần quá nhiều của Việt Nam bây giờ, họ sẽ tiếp tục bán thêm. Họ lấy đất của dân bán, để lấy tiền trả nợ. Tiền lời trả nợ thôi, Nếu quý vị không tin tôi, hãy vô Bloomberg số 25.5.2012, hàng năm Việt Nam phải cần 4 tỷ mỹ kim để trả tiền lời! Nếu mà chúng ta không có 4 tỷ đó (gởi về Việt Nam), thì chế độ Việt cộng sẽ sụp như Liên sô đã sụp vào thập niên 1990's vì không có tiền để trả nợ.
 --- Nếu chúng ta đi theo đường chính trị, thì phải chờ từ 2 tới 7 năm. Nếu chúng ta đi theo đường kinh tế, KHÔNG GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM, KHÔNG DU LỊCH VỀ VIỆT NAM, Việt cộng sẽ không có 4 tỷ --- 4 tỷ để trả tiền lời thôi, thì những công ty quốc tế liên quan tới Việt Nam sẽ đòi nợ, thì chế độ Việt cộng sẽ bị sụp, như Soviet Union thập niên 90.
  --- Tôi chưa có về Việt Nam lần nào. Giả sử quý vị về thăm dò Việt Nam , quý vị thấy rằng Trung cộng ở khắp mọi nơi, nhất là ở ngoại ô thành phố. Khi bộ trưỏng quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta tới Cam Ranh, thì người ta mới la làng lên là người Trung Cộng nuôi cá ở Cam Ranh. Càng ngày, người Tàu càng sống trên nước Việt Nam quá nhiều!
 --- Từ thập niên 1960, trong cuộc cách mạng văn hóa của Mao trạch Đông, dân Trung Hoa mỗi gia đình có một đứa con. Cho tới giờ này, Trung Quốc có 225 triệu đàn ông (đông gấp 3 dân Việt) trên 18 tuổi, không có đàn bà để lấy vợ! Thì một phần đàn ông Tàu qua Việt Nam , mình có đủ phụ nữ cung ứng cho họ hay không? Đặc biệt là đàn bà Việt Nam cố gắng tìm chồng ngoại quốc, để hy vọng nuôi được gia đình.  Bây giờ người chồng đó nằm ngay trong đất nước của mình ! Thì quý vị thấy sự đồng hóa có thể xảy ra hay không? Nếu để 7 năm, 8 năm, 10 năm nữa, thì những vợ Viêt lấy chồng Tàu đẻ con lai đó, thì họ có thể giết chồng họ được không?
 --- Tình trạng dinh dưỡng ở Việt Nam bây giờ quá tệ hại rồi! Tôi vừa gặp một người bạn ngoại quốc từ Việt Nam ra, họ nói thẳng với tôi là tình trạng lạm phát ở Việt Nam quá tệ. $1 đô la U.S. ở Việt Nam chỉ mua được 4 trái trứng gà đẻ ở trong farm! Trứng gà nhập cảng thì mua được 5 trái.  Đối với đồng lương Việt Nam , quý vị thấy, $1 chỉ mua được 4,5 trái trứng, tưởng tượng là nạn lạm phát ở Việt Nam lớn cỡ nào. Tiền bạc ở Việt Nam làm sao đủ để nuôi, để dinh dưỡng người dân? Lẽ dĩ nhiên có những thành phần rất giầu, nhưng họ giúp gì được cho đất nước mình? Hay là họ a-dua để cho đất nước mình tệ hại hơn? Chúng ta cần phải nghĩ đến việc phải làm thế làm sao gấp rút làm cho đất nước Việt Nam mình khá hơn.
 --- Nếu chúng ta kéo dài, chờ đợi, chưa gấp rút giải thể chế độ Việt cộng, thì chế độ CSVN sẽ chờ đợi họ có cơ hội ký được một contract về dầu khí ngoài khơi Việt Nam, hoặc là cái mỏ nào đó đào ở trong nước, là Việt cộng họ sẽ có tiền để trả nợ cho số tiền lời mà họ đã phá, như vụ Vinashin, Vinalines, Vinawaco, v. v.. Họ cũng biết số tiền mà mình (người Việt hải ngoại) gởi về, có lúc sẽ bị chấm dứt, bị giảm đi, họ sẽ gặp trở ngại trong vấn đề trả tiền lời cho thế giới, và sẽ bị sụp đổ. Cho nên Việt cộng họ yêu cầu Mỹ viện trợ, họ làm mọi cách để có tiền đôla.
 --- Nhìn qua ảnh hưởng tâm lý mà chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng. Tôi thấy nếu giả sử người dân Việt Nam rất thích Hoa Kỳ bây giờ? Lẽ dĩ nhiên đó là vấn đề tâm lý, có người Việt hải ngoại bên này nữa. Quý vị yên tâm, khi Việt Nam thay đổi trong tương lai (không cộng sản), thì Việt Nam sẽ rất là hùng mạnh, bởi vì cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại có rất nhiều người tài.  Cộng đồng hải ngoại có được "bộ ngoại giao" cho nước Việt Nam, cho vấn đề tái thiết nước Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước hùng cường trên thế giới.
  --- Hoa Kỳ ve vãn nước Việt Nam để có lợi cho Hoa Kỳ? Xin lỗi quý vị, nếu Hoa Kỳ muốn có lợi, thì Hoa Kỳ sẽ sử dụng cộng đồng người Việt hải ngoại, chứ không phải người dân trong nước Việt Nam. Bởi vì chúng tôi là những người thấm nhuần tất cả những văn hóa, kinh nghiệm, thủ tục hành chánh của Hoa Kỳ! Thì những người như tụi tôi mà về Việt Nam làm việc thì mới sẽ có lợi cho Hoa Kỳ nhiều hơn chớ! Giống như lực lượng cộng đồng Cuba ở Hoa Kỳ mà làm việc cho Nam Mỹ, để có hệ thống xuất nhập cảng khổng lồ tới nước Hoa Kỳ.
--- Nước Việt Nam mình có nhiều cơ hội. Trong một chuyến đi Tây Đức, tôi có gặp một người Đức nói với tôi: Những quốc gia khác họ cần Mỹ mà không được, trong khi Mỹ đến Việt Nam thì tụi mày đuổi đi! Đó là nói trước năm 1975. Rất nhiều người muốn di cư qua Mỹ để ở mà không được, mà tụi bây lại muốn bỏ nước Mỹ, đi về Việt Nam ?
  --- Xin thưa quý vị, chuyện đó có thể xảy ra lắm: Mỹ có thể trục xuất một số người ! Tại vì năm ngoái đây, tổng thống Obama ban hành một đạo luật cho người Việt Nam khi về già được về Việt Nam sống! Gởi tiền về Việt Nam sống. Quý vị phải hiểu rằng tại sao Mỹ phải làm như vậy không? Đó là trút bớt một gánh nặng rất là lớn!  Là vì những người già ở Hoa Kỳ này sẽ làm Mỹ tốn thêm tiền y tế, tiền thuốc men, tiền chăm sóc, tiền viện dưỡng lão!  Đủ thứ tiền hết đó! Nếu họ về Việt Nam , Mỹ chỉ cần gởi họ bảy tám trăm ($700, 800) là xong rồi! Họ mong những người đó đi về Việt Nam !  Chứ không phải họ muốn quý vị ở lại đây đâu, bởi vì người già chẳng sản xuất gì cho nước Mỹ nữa, kể cả tôi khi mà tôi về già! Nhưng mà kết quả trong năm vừa rồi, không có người già nào đi về Việt Nam ở hết, họ chỉ du lịch về Việt Nam thôi.
--- Họ đi về hí hố chơi, nhất là những người già. Thậm chí những người HO đi về Việt Nam nhiều hơn những thành phần đi trước! Tôi phải nói thẳng với quý vị như vậy.  Đó là những người đóng góp cho chế độ cộng sản này rất là nhiều! Hôm nay tôi xin nói thẳng với quý vị vậy, không phải là tôi chỉ trích bực bội gì quý vị. Nhưng chúng ta phải đưa ra, để đưa ra một con đường.  Chúng ta phải giải quyết vấn đề Việt Nam cho nhanh hơn!
--- Nếu chúng ta là gánh nặng của Hoa Kỳ, thì Quốc Hội Hoa Kỳ rất có thể ban hành đạo luật này: những người Việt ở Hoa Kỳ du lịch về Việt Nam là những người không bị nguy hiểm bởi cộng sản Việt Nam, thì những người này có thể bị trục xuất về Việt Nam, nếu sau này họ còn negotiate để mà làm chuyện đó! Thì đó cũng là một hình thức để giải quyết vấn đề chi phí nặng về Medicare, vấn đề y tế của Hoa Kỳ! Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có thể làm chuyện đó, nhưng quý vị đừng có nghĩ là vấn đề đó sẽ không xảy ra! Chuyện đó đã xảy ra cho Cuba rồi! Nếu quý vị không tin, thì tôi đã có tài liệu về 8-điểm về Cuba, mà chính phủ Hoa Kỳ ra sắc lệnh này cho Cuba hồi năm 2004, để 2009 Cuba phải thay đổi. Trong đó, quý vị thấy có những điểm rât là chặt chẽ, Mỹ trục xuất người Cuba một cách dễ dàng!
  --- Tại sao giai đoạn này rất thuận lợi (để cứu nước)? Người dân Việt Nam từ Bắc xuống Nam, tất cả đều rất bất mãn. Chắc chắn là họ bất mãn, và mơ ước có sự thay đổi cho Việt Nam . Điều chắc chắn nữa, mà nãy giờ tôi đang nhấn mạnh tới, là hệ thống tài chánh Việt Nam quá nhiều tệ hại.  Không những là vấn đề trả nợ không nổi, hệ thống hành chánh trong nước rất tệ hại, đồng tiền Việt Nam không được chấp nhận trên thế giới nữa. Bây giờ họ chỉ tiêu xài, sử dụng đồng đôla mà thôi. Thế giới không chấp nhận đồng tiền Việt Nam nữa. Chính vì vậy, nếu Việt cộng không có đủ đôla trả tiền lời, thì thế giới sẽ la làng lên, thì trong vấn đề kinh tế, Việt Nam sẽ sụp. Điều rõ ràng là sẽ như vậy.
  --- Trở lại vấn đề: Khối chuyên viên hùng hậu của thế giới, chúng ta phải nói rằng Việt Nam mình có nhiều nhất bây giờ! Mình chỉ thua sau Hoa Kỳ mà thôi, chứ không thua ai hết đó! Tại vì sao? Những người như tôi, hoặc là một nửa triệu người ở Mỹ đây, không phải chỉ học để ra trường, mà họ cạnh tranh với dân bản xứ để tiến thân nữa! Dân bản xứ đây có thể là người Nhật, có thể là người Đức, người Pháp, người Anh. Ngó kỹ, họ cạnh tranh để tiến thân nữa. Thì làm sao họ (chuyên viên Việt) là những người dỡ được! Khi kinh tế Mỹ suy thoái hiện nay, biết bao nhiêu người dân bản xứ mất nhiều việc, mà người Việt vẫn có việc làm, tức là mình cũng thuộc loại khá chút nào chứ. Thì nếu chúng ta đồng lòng trong vấn đề thay đổi Việt Nam , không có chuyện gì mà chúng ta làm không được!
 --- Một điều rất quan trọng mà tôi cần nhấn mạnh nhiều lần: Việt Nam mình có một "bộ ngoại giao" ở hải ngoại rất lớn!  Quốc gia nào mình cũng có bộ ngoại giao hết, đó là cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình nói chuyện với ông này ông kia, tổ chức này tổ chức kia! Trước khi tôi làm việc cho Công ty này, thì tôi đã được chỉ định làm Deputy của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, coi 28 trường đại học, về vấn đề tài chánh. Và rồi tôi từ chức, để nhận job của công ty này.
  --- Tôi tha thiết mong là chúng ta cần làm gì cho khá hơn, không thể ngồi chờ được! Tôi nhớ lời cụ Phan Chu Trinh ngày xưa hỏi: chúng ta có phải là người vọng ngoại hay không? Chúng ta có chờ đợi hải ngoại, tôn trọng hải ngoại hay không? Hay là biết khả năng của nhau, chỉ bảo nhau, đưa Việt Nam đi đường khá hơn? Sự vọng ngoại đời xưa thì đúng, vọng ngoại bây giờ là sai. Lý do? Khối người Việt hải ngoại chúng ta có nhiều người giỏi hơn người ngoại quốc nữa, thì quý vị vọng ngoại làm cái gì? Bụt nhà không thiêng hay sao đây? Đó là lý do tôi muốn đưa ra, để chúng ta phải cùng nhau làm cái gì, do chính chúng ta làm với nhau!
  --- Thậm chí, tôi phải nói thẳng với anh em HO ở hải ngoại, tôi xin lỗi, đa số quý vị HO là đàn anh của tôi. Tại vì họ ở cấp bực Đại Uý Thiếu Tá trở lên hết rồi, thì họ là những người khá, người thâm niên trong quân đội. Nhưng mà hành động của quý vị đi về Việt Nam , hành động của quý vị, qua đây, quên cả những cực khổ trong thời tù đày cộng sản, thì có phải quý vị phản bội đất nước? Có phải là phản bội đồng minh bạn bè của quý vị, huynh đệ chi binh của quý vị hay không? Tôi nói thẳng như vậy, nếu quý vị tự ái, chúng ta hãy sẵn sàng bàn cải, học hỏi ... ... ..

Chúng ta tập trung tất cả những tâm tình của chúng ta vào đất nước Việt Nam ....