Quảng Hương


XIN  ĐỜI HAI CHỮ TỰ DO

Quảng Hương


Thời gian trôi qua tính cho đến nay cũng đã 30 năm gia đình tôi đến định cư tại Đức quốc nầy với ý nguyện ra đi lánh nạn Cộng Sản VN mong cầu 2 chử TỰ DO đựơc đánh đổi bằng cái vô giá của đời tôi. Sau nhiều lần  vượt  biên  thất baị , bị tình ngừơi gạt gẫm nhau, sự mất mát tiền của cũng khá nhiều nhưng may mắn cho chúng tôi là không tổn hại đến  nhân mạng  mặc dầu chuyến đi cuối cùng đầy rủi ro nguy hiểm, có lẽ nhờ sự nhất tâm cầu nguyện của mọi người trên tàu lúc bấy giờ  nên được ơn trên cảm ứng và đưa  đẩy cho chúng tôi đến bến bờ tự do, nơi đã cho tạm dung trong những ngày chờ đợi đi định cư đó là đất nước Mã Lai, cái hòn đảo nơi mà không may tàu chúng tôi laị có duyên với chốn nầy, nên những bạn đồng hành đi trước đã đặc cho cái biệt danh là:“ Buồn lâu bi đát „ (Pulau Bidong) có lẽ những ai đã sống qua ở đây đều phải cảm nhận điều nầy.
Tôi cũng xin cám ơn và không quên những ngày tháng lưu laị đó, nhiều kỷ niệm vui buồn, vất vả, khổ cực nhưng hạnh phúc vẫn tràn ngập phủ kín tâm hồn tôi vì đã được hít và thở bầu không khí tự do. Sau 9 tháng chờ đợi đầy thử thách và kiên nhẫn, để đón nhận ngày hạnh phúc nhất của gia đình tôi lúc bấy giờ là ngày được rời đảo đi định cư  đến một đất nước tự do xa lạ mà tôi chưa bao giờ hình dung đựơc. Chính quyền và công dân ở xứ Đức nầy đã dang rộng vòng tay, đầy tình thương nhân ái để đón tiếp chúng tôi, chia xẻ và an ủi như sự đền bù những thương đau mất mát cho tất cả những nạn nhân đồng cảnh ngộ như tôi vậy.
Kinh nghiệm đau thương của bản thân tôi quá đủ để kinh sợ và ghê tởm caí chế độ độc tài, hung bạo của bọn Cộng nô, xin ghi lại một chút kỷ niệm khổ đau mất mát của đời tôi: Đựơc sinh ra và lớn lên nơi kinh đô xứ Huế, thành phố đựơc nỗi danh thơ mộng, danh lam thắng cảnh nỗi tiếng, nhưng cũng là nơi xảy ra nhiều biến động tan thương:
                            „ Sông Hương núi Ngự mộng thơ
                              Ai đi cũng nhớ, ai về cũng thương!“
 Tuổi thơ của tôi tràn đầy kỷ niệm đẹp, song thân tôi đã dạy dỗ và uốn nắn con cái trong lễ giáo nho phong , đã ban cho anh em chúng tôi trọn vẹn yêu thương từ tinh thần lẫn vật chất, dìu dắt hứơng dẫn cho chúng tôi sống trong đạo đức nhân nghĩa. Nhưng hạnh phúc và bình an chẳng trôi mãi như thế, năm biến cố Mậu Thân (1968) xảy đến cho tất cả người con xứ Huế sự chết chóc tan thương đổ nát. Gia đình  tôi là nạn nhân của cuộc chiến, Việt cọng xâm chiếm Kinh thành Huế, gieo rắc tai hoạ giết chết  người dân vô tôị, trong đó Ba tôi cũng đã bị VC thủ tiêu vì kết tội là ngụy quyền, ông ngoại tôi bị pháo kích chết, xung quanh thành phố Huế có những nấm mồ chôn tập thể của những người dân vô tôị bị Việt Cọng chôn sống , mà tất cả người con đất Huế là nhân chứng. Sau biến cố Mậu Thân kinh hoàng đã làm cho những ai đang sinh sống tại xứ sở nầy đều  ám ảnh sợ hải mỗi độ giao thừa đón Xuân hằng năm Tết đến. Mẹ tôi lúc đó chỉ mới 35 tuổi xuân , tuổi còn son trẻ, còn nhiều hứa hẹn hạnh phúc cho tương lai  mà phải hứng chịu quá nặng nề thương đau mất mát, goá phụ trẻ lại chít trên đầu một giải khăn tang cho cha, một vành khăn sô cho chồng. Anh em chúng tôi bấy giờ cũng còn non daị, anh cả tôi mới 16, tôi 15 tuổi đời, là con thứ 2 trong gia đình 10 người con, và em út tôi chỉ mới 10 ngày tuổi đã phải quấn trên đầu 2 vành khăn tang cho cha và ông ngoại. Chúng tôi là những trẻ con ngây thơ vô tội, chưa đủ trưởng thành cứng cáp để lăn lộn với đời mà bọn Việt gian khác máu đã nhẫn tâm cướp mất người cha yêu qúy của tôi, cần phải sống để nuôi dưỡng bảo bọc đàn con khôn lớn. Sau khi vắng bóng ba tôi, mẹ tôi vừa đóng vai trò người mẹ lẫn cha , một đời hy sinh tận tụy cho gia đình chồng con, người đầy nghị lực và can đảm, giáo dục con cái vuông tròn, anh em chúng tôi luôn đón nhận tràn đầy tình thương lẫn vật chất. Cuộc đời tưởng chừng luôn hạnh phúc êm đềm, nào ngờ biến cố Mậu Thân chưa nguôi thì 75 loạn ly mất nước xảy đến, gia đình chúng tôi laị đón nhận thêm sự  tổn thương mất mát, nhiều đe dọa về mọi mặt, Việt cọng đã cướp đoạt  tất cả của người dân miền Nam sự sống và quyền làm người.
.          Một chế độ độc ác, độc tài phi đạo đức, đàn áp tôn giáo , chà đạp nhân quyền , luôn luôn gieo rắc khổ đau, chết chóc chia lìa cho người dân vô tội, trẻ em nghèo không có cơ hội cắp sách đến trường , tương lai đen tối mất hết tuổi thơ, các em chỉ biết hằng ngày mưu sinh bằng những tấm vé số, hay tìm kiếm nơi những đống rác để độ nhật nuôi thân, những thế hệ trẻ nhiều hứa hẹn tươi sáng cho đất nước lại không được tiếp nhận văn hóa đầu tư chất xám thì thử hỏi quốc gia đó có được văn minh tiến bộ hay không?. Việt cọng chỉ muốn thống trị, đè đầu, bóp họng người dân trong tận cùng cuộc sống, đảng Cộng sản đã uốn nắn con người sống như thời tiền sử, lạc hậu ngu dốt để dễ bề cai trị!...
Mục đích của chúng là chiếm cho bằng được miền Nam VN, vì đó là miếng mồi thơm ngon mà chúng từng thèm khác, bất chấp mọi thủ đoạn gian trá mị dân để chiếm trọn lảnh thổ VN. Sau khi đạt được tham vọng, bọn chúng dở trò độc ác, dáng xuống cho người dân vô tôị  chết chóc, gia đình ly tán, trả thù nghi kỵ lẫn nhau, nhà cửa tan nát, thành phần cựu Sĩ quan, quân lính, văn võ đều phải đi cải tạo, có người ra đi chẳng hẹn ngày về. Vợ con của các cựu quân nhân đi cải tạo phải chịu cảnh thiếu thốn cơ cực, nhiều bà thiếu phụ còn son trẻ  hoàn cảnh đưa đẩy phải sang ngang bước thêm một bước nữa trong ân hận nghẹn ngào. Một số người hốt hoảng chưa chuẩn bị đủ tinh thần để đối phó thì phải tìm con đường chết để giải thoát cho bản thân hay cả gia đình, trong đó có một trường hợp đầy bi thảm bàng hoàng của cô bạn thân xấu số của tôi vì quá khiếp sợ, người chồng không lối thoát trong cảnh tù đày cải tạo, nên  đã vượt ngục  về thăm vợ con và cuối cùng chọn con đường  kết liễu cả gia đình 2 vợ chồng và một đứa con vừa đầy 3 tuổi, với một bào thai vài tháng tuổi được che chở trong bụng Mẹ chưa đủ nhân duyên ra chào đời đã phải chết một cách oan ức, may mắn cho đứa con 3 tuổi vì nó không chịu nổi cái vị đắng của thuốc rầy đã ói ra nên được sống sót, mà tôi đã chứng kiến cuối năm 1975, không biết bây giờ cuộc đời em bé nầy ra sao, mấy chục năm sống dưới chế độ Việt cọng , lớn lên trong một tâm trạng đau khổ mồ côi cha lẫn mẹ khi vừa tròn 3 tuổi đời , thảm kich nầy tôi chưa từng nghe thấy dưới chế độ Cọng Hòa VN, tôi cầu mong cho em có một cuộc đời an lạc ấm no hạnh phúc, đời em đã nhiều bất hạnh mất mát lớn lao rồi. Kế đến một vài thành phần sa cơ khốn đốn phải tình nguyện đi kinh tế mới. Các  nhà kinh doanh tư bản bị đánh tư sản và bắt buộc kiểm kê tài sản. Gia đình phía bên tôi và bên chồng đều nạn nhân bị đánh tư sản, nhà cửa bị trưng dụng để làm mậu dịch quốc doanh, Ông nội tôi lúc bấy giờ cũng đã gần 80 tuổi, mặc dù tuổi già sức yếu vẫn bị đi học tập tại địa phương vì lý lịch 3 đời chưa sạch, sáng vát ô đi chiều vát ô về, VC đã quy tội Ôn tôi cũng là ngụy quyền, từ thời Pháp thuộc cho đến chế độ Cọng  Hòa, Ôn nội tôi làm chức Chánh tổng tại làng Dương Nỗ, Phú Vang Huế cũng bị liệt kê làm tay sai cho ngụy, sau một thời gian ngắn vì lý do sức khoẻ nên được trả về điạ phương, vẫn bị theo dõi. Và đất đai tài sản bị trưng dụng , cửa hàng của Mệ nội và O tôi buôn bán trước 75 nằm cạnh trụ sở làm việc của Ôn tôi thời đó cũng  bị tịch thu cho đến bây giờ vẫn không trả laị vì lý do kết tội Ôn nội tôi ăn hối lộ của dân, nhưng con người Ôn tôi sống rất nhân từ, dân làng ai cũng qúy mến Ôn tôi cả, họ thường gọi Ôn tôi là bác Chánh Lâm,  Lâm là tên thật của Ôn tôi, hồi đó mỗi khi về làng thăm Ôn Mệ tôi trong dịp Tết hay làng có đua ghe , trò chơi đua ghe là thông lệ hằng năm được tổ chức  nỗi tiếng của làng tôi lúc bấy giờ thường  chiếm giải nhất. Xe  ngừng đầu ngỏ thì bà con dân làng đều niềm nở thăm hỏi, nhiều người lại nói vô tư :“a hôm nay cháu nội ông Chánh Lâm về thăm „đó là những kỷ niệm thân thương thời thơ ấu của tôi, bây giờ đã về với dĩ vảng để nhớ mà thôi. Thời thế đưa đẩy Ôn tôi trong sự khổ đau bất lực, không có con đường lựa chọn khác hơn, đau khổ vì biết các cháu của Ôn sẻ âm thầm ra đi tìm TỰ DO, Ôn tôi rất thương chúng tôi vì ba tôi là người con trai độc nhất của Ôn, nỗi trống vắng sợ hãi mất con đã qua rồi đến sẽ xa cháu thuờng hiển lộ trên nét mặt và ánh mắt của Ôn. Tôi vẫn còn nhớ mãi câu hỏi của Ôn:“ mấy đứa con  bỏ Ôn mà đi thôi à„.  ruột tôi lại thắc mỗi khi nghe đến. Có lẽ sự cô đơn, tủi thân tuổi già, thiếu tình thương an ủi của con cháu, sống trong tuyệt vọng nên Ôn tôi  ngả bệnh nặng và đã ra đi theo lẽ vô thường, mà giờ phút cận tử đó không có mặt các cháu để nói lời vĩnh biệt. Ngày đau buồn của chúng tôi nhất là khi chuyến vượt biên bị thất bại ở Phan Thiết, vừa chạy thoát về đến nhà lúc 6 giờ sáng và ngay sau đó được hay tin Ôn nôị chúng tôi đã vĩnh viễn ra đi để về cõi Phật rồi, chị em chúng tôi lập tức mua vé máy bay từ phi trường Tân Sơn Nhất bay thẳng đến phi trường Đà Nẳng, hồi đó phi trường Phú Bài Huế chưa hoạt động nên  chúng tôi dùng xe ra Huế để thăm viếng nhà Ôn tôi, đứng trước bàn thờ lạy di ảnh của Ôn lòng buồn vô tận, có lẽ đây cũng là sự toại nguyện cho Ôn đựơc con cháu về thắp nén nhang lần đầu và cũng là lần chót trước khi rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng tôi lai chuẩn bị khăn gói trở laị Sài Gòn lo cho chuyến vượt biên sắp tới, sự chia ly nào cũng đánh đổi bằng nước mắt, ba mẹ chồng và mẹ tôi cũng đau xót khi phải từ giả con cháu, cố nén thương đau, chỉ cầu mong sao cho chúng tôi được bình an đi đến nơi đến chốn. Chấp nhận ở laị sau để làm hậu cứ cho chúng tôi nêú chuyến đi bất thành trở về vẫn có nơi chở che cho gia đình mấy chị em tôi. Mặc dầu sự ra đi đổi cái giá qúa đắt được trả bằng xương máu và nước mắt, nhưng chúng tôi không ân hận do dự chút nào cả, kinh nghiệm đau đớn cho gia đình cha mẹ 2 bên của tôi là lý do thôi thúc chúng tôi bỏ nước ra đi, lựa chọn 2 chữ TỰ DO quá lớn lao vô giá để đánh đổi nó .
        Cuối cùng thì vợ chồng con cái tôi cùng mấy người em tôi, với hơn 60 ngừơi trên chiếc tàu mong manh rất may mắn đã đến bờ tự do bình an, cũng ngậm ngùi đau xót cho những người xấu số không may bỏ mình dưới lòng đaị dương. Đất nước và ân nhân Đức đã dang tay đầy tình thương nhân aí đón nhận vào xứ sở họ, lo lắng, cưu mang và chia xẻ ấm no cho chúng ta trên khắp mọi miền Đức quốc, để có được ngày hôm nay, sau 30 năm an cư lạc nghiệp cho chính chúng ta và thế hệ con cháu sau này trên xứ người cũng thành đạt, đóng góp vào mọi ngành nghề, sánh vai cùng với người bản xứ để tô đẹp thêm cho đời trên đất nước Tự Do, không cô phụ lòng ưu ái cưu mang của đất nước này.
           Chúng ta vì lý tưởng tự do, phản đối sự cai trị sai lầm ngu dốt của đảng Cộng sản VN nên chọn con đường lánh nạn Cộng Sản chứ không vì cơm aó để ra đi. Đây là lý do mà con dấu ấn đó đã khắc mãi trên con người của chúng tôi 4 chữ TỴ NẠN CỘNG SẢN .Có một số người cũng bỏ nước ra đi trong thời điểm nầy, bán sống bán chết tìm mọi phương tiện để ra đi trốn thoát nhà tù cai trị VC, vợ kêu khóc vì chưa thấy mặt chồng trên chiếc tàu, chồng kêu vợ nhanh chân kẻo bị bỏ laị ở quê nhà, may mắn được đến bờ tự do, lòng nhân đạo của các nước Tây Phương ở đây đã thương xót cho số phận đi tìm tự do, nên được chấp nhận cho vào an cư lạc nghiệp ở mọi đất nước tự do nầy, sau mấy mươi năm yên ổn ở xứ người, đã làm ngơ với hiện taị, mau chóng quên dĩ vãng đau thương bỏ nước ra đi của mình, đã vô tình tiếp tay làm giàu trục lợi cho VC, qua về VN như là một bổn phận cao qúy, hảnh diện với những công việc mà họ cho là đã làm lợi cho đất nước VN. Chưa kể một số người Việt tỵ nạn đem tiền về để hưởng thụ vội vả như để trả thù một đời culy cực nhọc trên Quê Hương thứ 2 của họ, thật đau buồn cho việc làm thiếu sáng suốt của ai đó đã vô tình như tiêm những liều thuốc độc vào cho các mầm non tuổi trẻ của quê nhà đang sống thoi thóp chờ ngày hấp hối vội vả vĩnh biệt cỏi đời nầy.
Chúng tôi có duyên với xứ sở Đức, một đất nước tôi không chọn mà đến, cũng xa lạ bỡ ngỡ cho chúng tôi bước đầu. Nhưng theo thời gian cái gì cũng qua thôi, vạn sự khởi đầu nan, dần dần mọi thứ khó khăn ban đầu cũng cố gắng khắc phục, từ từ hội nhập vào đời sống sinh hoạt tại đất nước nầy. Giờ đây cũng là dịp đánh dấu kỷ niệm 30 năm hội ngộ của tất cả người dân Việt tỵ nạn Cộng Sản trên mọi miền đất nước nói chung và vùng tam biên Bodensee nói riêng. Ngày đánh dấu cho sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản chúng ta, cơ hội gặp gỡ laị những đồng bào thân thương, xa gần, để nhắc nhở cho chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta đừng bao giờ quên những kỷ niệm khổ đau, tủi nhục, chia ly mất mát, hy sinh xương máu của cha ông chúng ta để đánh đổi 2 chữ TỰ DO. Để đánh thức cho những ai đã ngủ quên vì lý tưởng ra đi của mình, và nhắc nhủ cho con em chúng ta vì sao chúng ta có mặt ngày hôm nay trên các đất nước TỰ DO nầy. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nói lên sự trân qúy và tri ân những đất nước và công dân của các xứ sở nầy đã cưu mang và chia xẻ cho tất cả chúng ta để có được ngày hôm nay.


                                                                                     Quảng Hương

NIỀM ĐAU QUÊ HƯƠNG
   Thơ Quảng Hương


39 năm TỰ DO nơi xứ lạ
Hạnh phúc bình an chạnh lòng nhớ
Quê hương tôi sao vẫn đoạ đày !
Đến bao giờ được sánh cùng ai ?

Nhìn quê người, khát khao hổ thẹn
Cho quê mình sao lắm khổ đau ,
Tự do đó , ngục tù tăm tối ,
Vẫn đời đời nô lệ hay sao !!!

Cuộc sống dân lành như câm điếc ,
Mất hết tương lai cả tuổi thơ ,
Bước lầm lũi đi vào ngỏ cụt ,
Cơm đâu có ấm lòng no dạ

Aó rách sờn nát, lạnh xương da .
Kiếm qua ngày cơm thừa , canh cặn ,
Đâu dám  mơ tưởng chút cao xa ,
Đời em mộng thường như thế đó !

Vì đâu số phận mãi cơ hàn .
Cầu mong vận nước sớm đổi thay ,
Đạo đức công bằng là chân lý ,
Cho người con Việt được ấm no ,
Dân chủ thực sự trong TỰ DO ! ..