31/7/15

Quyền tự do đi lại tại Việt Nam


Mặc dù Hiến pháp Việt Nam ghi rõ: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Tuy nhiên trên thực tế, đã có cả trăm bloggers, nhà báo, tu sĩ các tôn giáo và các nhà hoạt động xã hội dân sự bị công an sân bay, cửa khẩu ngăn chặn không cho xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu.

nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/


Dã man gấp bội lần “phong kiến, thực dân”

 Dã man gấp bội lần “phong kiến, thực dân”


David Thiên Ngọc (Danlambao) - Bài viết này tôi xin gởi đến các ông: TBT đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.
Tôi lấy tính cách là một người VN, trong người mang dòng máu Lạc Hồng từ thuở hồng hoang, Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng và tôi cũng mong mỏi rằng các ông cũng cùng hệ di truyền từ cội nguồn tiên tổ như tôi. Đồng thời tôi cũng xin bước ra khỏi lĩnh vực học hàm, học vị hay trí thức học giả... mà là mang tâm thức của một người VN đang quặn thắt từng cơn trong gan ruột vì vận nước non sông nghiêng ngửa cùng cảnh tang thương của đồng bào dân tộc Việt. Và cũng vì rằng tôi và đa số người VN trong và ngoài nước đều xem thường và không công nhận các học hàm, học vị giả danh, giả hiệu “bằng dzỏm”, “bằng thật, học giả” của các ông đã được thể hiện chứng minh cụ thể trong cách nói và làm trong thời gian dài qua của các ông.
Kính thưa các ông. Trước khi viết những dòng này là tôi đã cố xua đi những căm giận, trút hết những nỗi hờn ra ngoài tâm trí vì những tội lỗi của các ông đã gây ra đối với dân tộc Việt để tôi không phải dùng những “xú danh” gọi các ông như hàng trăm bài viết trước đây của tôi và hàng triệu bài viết khác của các cây bút trong và ngoài nước yêu tiền đồ Tổ Quốc VN. Chúng ta sòng phẳng nói chuyện với nhau.
Về việc Quốc Gia đại sự, sống còn của xã tắc trên vũ đài chính trị hiện nay tôi xin gác qua một bên và không đề cập đến vì tôi đã viết nhiều và nhiều người đã nói và chúng tôi còn nói mãi trong những trang viết khác đến khi nào “thỏ lặn ác tà”… mà chỉ nêu ra với các ông một một việc nhỏ, nhỏ đối với các ông nhưng lớn với cộng đồng xã hội VN.
Trước tiên tôi xin nhắc lại một số ít trong những lời các ông đã nói với nhân dân VN cả trong và ngoài nước và được các dân tộc, chính phủ trên thế giới ghi lại. Những vấn đề các ông nói ra nó có tầm bao quát nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực mà tôi đề cập trong bài này.
- Thượng tuần tháng 7.2015 ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du đã phát biểu khi trả lời các học giả ở Mỹ (cả người Mỹ gốc Việt và người nước ngoài) rằng: “...Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến Pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người...”
- Đầu năm 2014, trong thông điệp đầu năm ông Nguyễn Tấn Dũng có nói “...Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại...” và rằng “...mở rộng quyền dân chủ, nắm chắc ngọn cờ dân chủ, thay đổi thể chế...”
- Tháng 10.2012 ông Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri Q1 thành Hồ đã nói trong nội bộ đảng CSVN có cả một bầy sâu đồng thời kêu gọi dân chúng bà con cùng nhau diệt sâu, trừ tham nhũng...
Bây giờ tôi xin nói với các ông một chuyện trong vô vàn chuyện thối tha, kỳ quặc, ngớ ngẩn, ngu dốt, tàn bạo, dã man và “vô học, vô giáo dục” vô pháp, vô luật, vô đạo... trong cái ngành “GD&ĐT” của các ông. Một ngành mà như mọi ngành khác nó đã trở thành một khối “đại u” mưng mủ và trong đó đã hóa ra một bầy “giòi” lúc nhúc không còn thuốc chữa ngoại trừ cắt bỏ nó đi mà thôi. Trong lĩnh vực Giáo Dục thì tôi đã viết rất nhiều trên các trang mạng và báo giấy “Lề Dân” trên toàn thế giới. Tôi không biết các ông có liếc nhìn qua không? Tôi e rằng các ông “dị ứng” với chữ nghĩa... nhưng thôi! Nơi đây tôi chỉ nói đến vụ án mà nguyên đơn là cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ giáo viên môn Hóa của trường THPH chuyên Lương Văn Chánh tỉnh Phú Yên. Cô Giáo Minh Đệ được LS Võ An Đôn giúp đỡ pháp lý và miễn phí hoàn toàn. Qua diễn biến sự việc (tham khảo từ tài liệu của LS Võ An Đôn) thì từ những năm 2006... cô đã phát hiện ra những sai lầm về chuyên môn của các đồng nghiệp trong tổ Hóa và nối tiếp là những tiêu cực không thể có đối với nhà mô phạm của các đồng nghiệp và cô đã chân tình góp ý với bà tổ trưởng tổ Hóa, Đinh Thị Tuyết và hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào. Thế nhưng thay vì tiếp thu những ý kiến tích cực của cô thì cả tổ trưởng lẫn hiệu trưởng làm ngơ và trở lại xem cô Minh Đệ là một cây gai cần phải nhổ. Cô Minh Đệ đơn giản nghĩ rằng cấp cao trên tỉnh sẽ xem xét sự việc tích cực hơn hầu đem lại sự trong sạch cho trường, cho ngành và xa hơn là cho Xã Hội. Nhưng cô giáo Minh Đệ có ngờ đâu Giám Đốc sở GD&ĐT Tỉnh Phú Yên Nguyễn văn Tá lại là “cá mè một lứa” với băng nhóm “vô giáo dục” của trường THPT chuyên Lương văn Chánh và xử lý với cô một cách súc vật và dã man hơn mà cả đời Mô Phạm của cô chưa hề nghĩ đến.
Cụ thể là tên hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào sau nhiều lần sách nhiễu, tạo ra những hình thức kỷ luật vô cớ áp đặt với cô và cuối cùng là ngang ngược đuổi cô ra khỏi nhà trường một cách vô pháp, vô luật! Tôi xin hỏi cả tập đoàn các ông ai là người làm được việc này? Ai là người đủ thẩm quyền làm việc trái pháp luật và vô luân vô đạo này?
Chưa hết! Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2012 ông Hào đã ngang nhiên ra lệnh cắt tất cả các khoản lương, phụ cấp đứng lớp và các khoản hợp pháp khác kể cả bảo hiểm y tế trong suốt 17 tháng qua? Ai đã ra lệnh và chỉ đạo cho ông Hào làm việc phạm pháp ấy? 
Trong một bài trên báo Chính Luận, LS Võ An Đôn viết: “Dù bị đuổi không cho dạy học nhưng vì yêu nghề, yêu trường, yêu học trò mỗi ngày hai buổi cô Đệ đều đến trường đều đặn, nhưng không được ông Hào bố trí đứng lớp, cũng không cho cô Đệ tham dự các hoạt động của trường. Hàng ngày cô Đệ chỉ ngồi ở ngoài hành lang một mình, chờ khi nào có lớp vắng thầy cô thì vào dạy thế nhưng vẫn bị ông Hào chỉ đạo cấp dưới xua đuổi cô Đệ ra khỏi trường. Hơn thế nữa, trong một thời gian dài ông Hào nhiều lần ra lệnh cho nhân viên bảo vệ, tạp vụ có nhiều hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể của cô Đệ trước đông người ngay tại trường. Bà Tuyết thường xuyên cho người đóng cửa phòng họp tổ Hóa không cho cô Đệ vào họp; ông Hào thường xuyên cho người cấm cản cô Đệ vào trường.
Trước toàn thể Hội đồng sư phạm, ông Hào ra lệnh cấm các đồng nghiệp giao tiếp với cô Đệ, một lần cô Đệ vào dự họp thì ông Hào chỉ đạo nhân viên tạp vụ bế cô Đệ ném ra ngoài đường khiến cô Đệ hết sức đau đớn, tủi nhục...” (LS V.A.Đ)
Đọc qua những dòng này các ông có chút nào xao động trong trái tim? Nếu những dòng trong bài viết không thể vén được bức màn để cho các ông nhìn về vùng đất Phú Yên thì nơi đây mãi mãi sẽ không bao giờ “Phú” và cũng chẳng khi nào “Yên” như cái tên của nó một khi các ông và cả tập đoàn CSVN chưa cáo chung. Và rằng tâp đoàn CSVN của các ông không cùng huyết thống Lạc Hồng của người Việt Nam.
Những hành động của tập đoàn giáo dục mà vô giáo dục của tỉnh Phú Yên đã vượt ra ngoài lĩnh vực hành chính, dân sự mà nó đã cho chúng ta thấy rõ các chỉ dấu của tội hình sự. Theo tôi, là một luật sư đầy quả cảm và nhân ái, nhân văn... của LS Võ An Đôn thì LS biết phải làm gì với bản lĩnh và kiến thức pháp luật của mình trước những tên tội phạm dã man gây nhiễu nhương đau khổ cho dân Việt như trước đây tên phó GĐ côn an Tp Tuy Hòa Lê đức Hoàn mà LS đã dùng trí tuệ, cùng bản lĩnh của mình và pháp luật đã lôi hắn ta ra trước vành móng ngưa. Lần này bọn ngưu đầu mã diện đội lốt mô phạm hại người ở tỉnh Phú Yên tôi thiết tưởng cả xã hội chúng ta không thể làm ngơ để cho chúng múa gậy vườn hoang mà nhất là tên Giám Đốc sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên Nguyễn văn Tá có người em ruột ngồi ghế Phó Chánh Án TAND tỉnh Phú Yên! Liệu phen này bọn hắn có xuống hố cả nút (xhcn) không!
Riêng với ông Phạm Vũ Luận - Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT thì tôi không biết phải nói với ông lời nào? Trước kia tôi có viết về ông cùng nền GD cộng sản VN rất nhiều bài trong đó có vụ tiêu cực trong thi cử, mê thành tích ở trường THPT Đồi Ngô khiến mọi người nhìn vào cái cảnh nền Giáo Dục mà ông đứng đầu đã đi vào cõi âm như nghĩa trang buổi chạng vạng hoàng hôn. Cái khối u đó nó đã mưng mủ và đã đến thời kỳ hoại tử. Ông có nhớ ông phát biểu với báo chí rằng: “Khi phát hiện những tiêu cực và hình ảnh ở trường THPH Đồi Ngô thì không được đăng công khai lên mặt báo mà chỉ báo riêng cho ông biết mà thôi.” Vậy cho nên khi nói với ông về GD như nói với thằng Bờm về nắm xôi mà thôi.
Cái bầu không khí dân chủ, cái nhà nước pháp quyền cùng cái quyết tâm trừ sâu, chống tham nhũng của các ông là như thế sao?
Qua những sự việc trên thì tôi xin hỏi các ông có tên nêu trên phải trả lời như thế nào để cho nhân dân VN nhận xét lời nói của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có chí lý hay không?
31.7.2015

Kề vai Mỹ né Việt kiều

 Kề vai Mỹ né Việt kiều


Phạm Trần (Danlambao) - Chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến nước Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục tòa nhà Trắng của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 đến 10 tháng 7 (2015) đã khép lại, nhưng dư âm và kỳ vọng vào chuyến đi này vẫn chưa lùi vào dĩ vãng ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Một không khi cởi mở, phấn khởi và tin tưởng đã rộ lên giữa các viên chức hoạch định chính sách của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Những lời nói đầy tự tin vào hợp tác trong tương lai sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đã được Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ted Osius và Phạm Quang Vinh của Việt Nam tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đưa ra ngày 28/7/2015.
Về phần ông Vinh thì nội dung cuộc phỏng vấn của báo An ninh Thế giới của Bộ Cộng An chứa đựng nhiều tâm tư của một cán bộ ngoại giao thâm niên đã đóng góp thành công trong vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội.
Ông Trọng đã được phía Mỹ tiếp đón “vượt mức yêu cầu” như chính ông đã phấn khởi nói với cử tri Hà Nội ngày 18/07/2015. 
Ông kể: “Tôi được nhiều đồng chí anh em gọi điện chúc mừng, vì chuyến thăm thành công. Đây là vấn đề lịch sử, lần đầu xảy ra. Một Tổng bí thư đối thoại ở Phòng Bầu Dục Nhà Trắng, mà hai bên lại là cựu thù thì chưa bao giờ có”. 
Khẳng định quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì sự phát triển chung, lãnh đạo hai nước đã thống nhất “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
“Báo chí chụp cảnh cả tôi và Tổng thống Mỹ xem đồng hồ, sau đó Phó tổng thống chiêu đãi, mới đầu dự kiến 3 chục người thôi, sau lên đến 230 người, và ông ấy còn lẩy Kiều: “Trời còn để có hôm nay /Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. 

Tôi nói là, gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Gác lại quá khứ, chứ không nói là khép lại, quá khứ không bao giờ thay đổi, chúng tôi không quên, nhưng vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc, vì hòa bình ổn định, thì ta gác lại. Đối đầu với nhau chả hay ho gì”.
Về phần mình, Đại sứ Phạm Quang Vinh nói với Phóng viên Trường Sơn của Anh ninh Thế giới: “Nếu chúng ta nhìn tổng thể cả chuyến thăm cũng đã thấy nó đã tạo ra lịch sử và một bức tranh rất ấn tượng. Nhưng cảm nhận của cá nhân tôi, thì có lẽ tôi thích nhất là khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở phòng Bầu dục. Vào lúc hội đàm, họ đã ngồi đối diện với nhau, với sự ung dung, thoải mái, tự tin, thực chất, thẳng thắn, cởi mở về tất cả các vấn đề: Từ quan hệ hai nước, đến hợp tác vì hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực và cả về sự khác biệt giữa hai nước.”
Ông Vinh kể tiếp như có ngụ ý đây là cuộc tâm sự giữa hai người bạn thâm giao mà lâu ngày gặp nhau: “Nếu như TBT Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại chia sẻ về nạn quan liêu đã và đang ảnh hưởng nhất định đến việc chăm lo cho đời sống người dân trong nước, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tâm sự rằng 7 năm qua, trong suốt thời gian cầm quyền, ông ấy đã cố gắng điều chỉnh quan hệ của Mỹ với các nước, do trước đó Mỹ đã bị chỉ trích vì can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.”
Bầu không khí thân mật ấy được ông Vinh họa ra một cảnh đặc biệt: “Hình ảnh cả hai nhà lãnh đạo cùng nhìn đồng hồ và cùng nhận ra rằng cuộc gặp đã kéo dài hơn 30 phút so với dự kiến ban đầu, nhưng vẫn cười vui, thản nhiên, không vội vàng và cùng chuẩn bị trả lời báo chí, dành thời gian khá thoải mái, có lẽ là hình ảnh đẹp nhất sau cuộc gặp này.”
Với niềm tự hào đã góp phần quan trọng trong chuyến công du Hoa Kỳ thành công cho người đứng đấu đảng cầm quyền, ông Phạm Quang Vinh nói thật lòng mình: “Điều khiến tôi xúc động nhất là nó đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Có lẽ những người làm ngoại giao như tôi, hơn ba thập kỷ trong ngành, có lẽ đều chỉ mong chờ một khoảnh khắc này trong đời cũng đủ để hạnh phúc và tự hào.”
Đồng thuận mà chưa đồng lòng
Tuy rằng “hai bên tôn trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác và làm việc với nhau”, nhưng “đều nhận ra sự cần nhau, vị trí của nước này trong chính sách đối ngoại của nước kia làm cho những nội dung hợp tác giữa hai nước được tăng cường”, ông Vinh nói.
Nhưng không phải ai cũng tin, nhất là đối với Cộng đồng gần 3 triệu “người Việt tị nạn” ở Hoa Kỳ, rằng cộng sản Việt Nam sẽ đáp lại nhanh chóng yêu cầu của Mỹ về sửa đổi thể chế chính trị, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do ở Việt Nam. Phía Mỹ coi đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải chứng minh trong thời gian tới nếu muốn được Quốc hội Mỹ đồng ý cho Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership).
Mặc dù Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật được gọi là Đàm Phán Nhanh, dành quyền cho Tổng thống, nhưng điều này không có nghĩa Quốc hội đã mất quyền xem xét tỷ mỉ các điều khoản của TPP, nếu quyền lợi của công nhân Mỹ bị thiệt thòi.
Trong cuộc họp với Tổng thống Obama, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Hoa Kỳ “linh hoạt” những điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập TPP. Nhưng không rõ “linh hoạt” gồm có những “dễ dãi” nào.
Nếu Việt Nam gia nhập thi trường với 11 nước khác trong TPP thì hàng hóa Việt Nam sẽ dễ dàng xuất khẩu sang các nước thành viên, và ngược lại hàng hoá, nhất là các loại hàng có khả năng kỹ thuật cao sẽ vào Việt Nam với giá có thể giúp cho nhu cầu phát triển.
Tuy nhiên, chuyện “linh hoạt” theo yêu cầu của ông Trọng còn phải được sự đồng ý của 10 thành viên khác gồm Brunei, Chí Lơi (Chile), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Úc Đại Lợi (Australia), Peru, Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Gia Nã Đại (Canada) và Nhật Bản (Japan) cho nên cũng còn nhiều chuyện phải bàn từ nay đến cuối năm.
Về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rõ thêm trong cuộc họp với báo chí Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/7 (2015):
“Hôm thứ 6 vừa qua, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman đã có chuyến thăm Việt Nam. Hiện tại các nhóm đàm phán của các nước cũng đang gặp tại Hawaii. Đàm phán TPP đã diễn ra được 6 năm, mỗi khi bước vào giai đoạn cuối của việc đàm phán một Hiệp định lớn như TPP thì có những vấn đề phức tạp mà các bên bám vào đó đến cùng, không muốn nhượng bộ.

12 nước tham gia đàm phán TPP đều có những quyết định khó khăn và họ phải tự đưa ra. Về vấn đề lao động, như Tổng thống Obama đề cập hồi tháng 5 thì đây là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn nếu như Việt Nam muốn có được những lợi ích từ TPP. Điểm cốt lõi là Việt Nam phải chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có việc cho phép tự do thành lập các nghiệp đoàn độc lập, tự do hội họp.” 
Ông Osius đã nói như thế để trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ online rằng: “Trong một bài phát biểu hồi tháng 5.2015, Tổng thống Obama đã khẳng định nếu các quốc gia không đạt các tiêu chuẩn về lao động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sẽ không thể tham gia hiệp định này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Việt Nam không đạt được các tiêu chuẩn cao như vậy?”
Ông Osius cũng đã nói với báo chí Việt Nam ở Orange County, California trước khi trở lại Việt Nam rằng người lao động còn phải được tự do sử dụng Internet để thông tin và nhận thông tin theo như tiêu chuẩn của ILO.
Vì vậy, nếu muốn được gia nhập TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều đạo luật cho phù hợp với thị trường lao động và kinh doanh tự do như các nước có nền kinh tế Tư bản.
Trong Tuyên bố Tầm Nhìn Chung Mỹ - Việt Nam, phổ biến ngay sau cuộc họp Barack Obama-Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 đã viết về chuyện TPP rằng: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO (International Labor Organization) năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường.”
Hai chữ “quan tâm” của Việt Nam được hiểu là lời yêu cầu, được lập lại bởi chính ông Trọng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, theo đúng nghĩa là tự do, bình đặng, tuân thủ pháp luật và những điếu kiện kinh doanh, thương mại của Quốc tế, trong đó có việc phải tôn trọng và bảo đảm quyền làm việc, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hoạt động tự do của người lao động.
Cho đến nay, Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện này vì nền kinh tế vẫn do Điều 51 của Hiến pháp 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”
Đối với Đại sứ Phạm Quang Vinh của Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, thì dù vẫn còn những điều chưa đạt được trong chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam vẫn tin hai nước sẽ hướng về phía trước.
Ông Vinh nói với An Ninh Thế Giới: “Dù có thể vẫn còn những khác biệt về quan điểm, về thể chế, về vấn đề này khác đang diễn ra trong nước, nhưng những người thực sự yêu dân tộc này, yêu đất nước này từ tận đáy lòng, có lẽ đều tự hào, đều mừng cho chuyến thăm, cho bước tiến lịch sử này và hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến cho quốc gia, cho dân tộc trong tương lai. Và tôi cho rằng chuyến thăm này sẽ còn tác động lâu dài đến quan hệ hai nước, đến các giới khác nhau ở đây, kể cả Chính phủ và Quốc hội, những cộng đồng học giả hay những cộng đồng người Việt còn khác biệt, khi họ hiểu rằng chúng ta luôn sẵn sàng đối thoại với những sự khác biệt ấy.”
Ted Osius cũng lạc quan theo
Đồng nghiệp của ông Vinh là Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà Nội cũng mở cuộc họp báo vào ngày 28/7/015 để kiểm điểm thành công chuyến đi của ông Trọng.
Báo chí Việt Nam mô tả ông Osius rất thoải mái và tự tin khi nói rằng: “Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định họ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau và đã thảo luận về tương lai mối quan hệ hai nước, vấn đề Biển Đông và tự do hàng hải, quan hệ an ninh, bao gồm cả hợp tác gìn giữ hòa bình, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền... và vai trò của người Mỹ gốc Việt.” (Thanh Niên online, 28/07/015)
Vẫn theo báo này thì: “Theo Đại sứ Osius, quan hệ Việt - Mỹ hiện đang tốt nhất từ trước đến nay. “Và tôi tin rằng thông qua làm việc tích cực không ngừng và sự hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, chúng ta sẽ tiếp tục đà phát triển hiện tại trong thời gian tới”.
Cũng phấn khởi và hồi hộp như Đại sứ Vinh, ông Osius nói: “Cảm giác của tôi khi chứng kiến 2 bên ngồi ở phòng bầu dục với sự hiện diện của Tổng Bí thư Đảng CSVN, có Tổng thống Mỹ, có các vị trong Bộ Chính trị ở đó, có Phó Tổng thống Mỹ, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ở đó thì tôi đã phải cấu bản thân mình. 

Tại sao tôi phải cấu bản thân mình? Theo cách của người Mỹ thì điều này thể hiện rằng mình không thể tin nổi một điều gì đó đang diễn ra trước mắt mình nhưng… lại rất vui mừng về điều đó. (theo báo Một Thế Giới, 28/07/015)
Trong câu chuyện trao đổi của hai Đại sứ với báo chí, cũng như phát biểu của ông Trọng với cử tri Hà Nội thì vấn đề quan trọng nhất mà ông Trọng đạt được với Tổng thống Obama là hai nước đã tuyên bố “tôn trọng hệ thống chính trị của nhau”.
Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì mà đã được nêu lên hàng đầu trong câu chuyện của các viên chức lãnh đạo và cả báo chí ở Việt Nam?
Bởi vì từ xưa đến nay Việt Nam vẫn lo ngại “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” do Mỹ ủng hộ sẽ tìm cách gây xáo trộn, bạo động để lật đổ đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, sau khi được Mỹ công khai tuyên bố tôn trọng thế chế chính trị theo chủ nghĩa Cộng sản của Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ trong khi người láng giềng được gọi là “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Quốc lại luôn luôn lăm le xâm chiếm Việt Nam bất kỳ lúc nào.
Chính vì lẽ này mà Việt Nam đã “nghiêng đầu” về phiá Mỹ rõ nét hơn sau chuyến thăm Mỹ thành công của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tầm quan trọng này đã được Đại sứ Ted Osius nói với các nhà báo Việt Nam tại Ha Nội: “Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama thống nhất việc đưa quan hệ Việt - Mỹ trở thành đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên bày tỏ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều này đã được nhắc lại trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama, cũng như trong Tuyên bố chung giữa hai bên vừa qua. Điều này vượt quá việc nó chỉ có tính chất biểu tượng mà cho thấy, hai bên mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cộng tác với nhau, thảo luận về những vấn đề khó khăn như nhân quyền...

Bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau, chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc thêm quan hệ về chính trị, an ninh, kinh tế, quan hệ nhân dân hai nước. Chúng ta không cần phải có hệ thống chính trị giống hệt nhau để hợp tác đẩy mạnh quan hệ.”
Vai trò của người Mỹ gốc Việt
Nhưng ông Osius đã không cho biết nội dung thảo luận về vai trò của người Mỹ gốc Việt giữa Tổng thống Obama và ông Trọng trong quan hệ ngọai giao giữa hai nước.
Ông chi nói: “Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California trong 3 ngày 12, 13 và 14/07/2015), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.

Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.”
Tất nhiên, khi người Mỹ gốc Việt muốn Hoa Kỳ có kế họach hữu hiệu và thực tế trong nỗ lực bảo đảm các quyền con người và quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp của nhà nước CSVN phải được chính phủ Việt Nam tôn trọng thì không có nghĩa là nhằm lật đổ chế độ.
Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có cộng đồng người Mỹ gốc Việt nào đã chính thức yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra kế họach “thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam” mà có thể chỉ có những cá nhân đã hỏi ông Ted Osius như thế.
Do đó, không thể hiểu câu hỏi của ai đó với ông Osius là lập trường chung của tập thể người Mỹ gốc Việt. Ông Đại sứ Mỹ đã trả lời đúng, nhưng người Mỹ gốc Việt cũng có quyền đòi hỏi chính phủ Mỹ phải kiên quyết bênh vực cho quyền làm người của bà con, dòng họ và đồng bào Việt Nam của họ không bị chà đạp ở Việt Nam như đã và đang xảy ra.
Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền và Tôn giáo trên thế giới biết rất rõ người dân Việt Nam đang được hưởng bao nhiêu quyền tự do và đã mất dân chủ như thế nào cho nên dù ông Nguyễn Phú Trọng có thành công vượt bực trong chuyến đi Mỹ mà nhân dân vẫn còn bị tước bỏ các quyền hiến định thì ông mới chỉ thành công với người Mỹ. 
Đại sứ Osius phản ảnh tâm tư của người Mỹ gốc Việt: “Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến...”
“...Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.” (ViệtnamNet, 28/07/015)
Lòng tin mà ông Osius nói ở đây nên hiểu từ phiá người Việt ở nước ngoài, từng là nạn nhân của cuộc chiến do đảng CSVN chủ động đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa và trong 40 năm qua từ sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4/1975.
Dưới mắt đa số người Việt ra đi từ miền Nam thì nhà nước CSVN chưa bao giờ thật lòng muốn hòa giải hay hòa hợp với họ.
Trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ lãnh đạo Cộng sản có một hành động tích cực và thật lòng muốn nói chuyện với người Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách của nhà nước, phản ảnh qua Nghị quết 36 năm 2004 (về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài) không thuyết phục được ai vì chỉ nhằm kêu gọi người Việt ở ngoài đem tài năng và tiền bạc quay về “phục vụ” đất nước!
Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Thanh Sơn, khi còn là Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài đã thất bại trong nhiều chuyến sang Hoa Kỳ không được ai muốn gặp, ngọai trừ một nhúm người thân Hà Nội hay tình nguyện phục vụ chế độ.
Nguyên do vì trong nhiều năm, đảng CSVN chì dùng chữ “hòa hợp”, muốn người Việt ở nước ngoài phải nhập vào dòng người được cai trị bởi đảng mà không có quyền họat động chính trị với đảng cầm quyền. Bằng chứng thất bại của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà là trường hợp điển hình.
Chỉ mới vài năm gần đây mới thấy có tờ báo hay viên chức đảng sử dụng từ “hòa giải” khi bàn về công tác kêu gọi trên 300,000 trí thức, chuyên viên và thương gia “Việt kiều” về đâu tư giúp nước.
Tuy vậy, người ở nước ngoài vẫn hàng năm gửi về Việt Nam từ 10 đến 12 tỷ dollars để giúp bà con, dòng họ hay đâu tư vào các dịch vụ du lịch và địa ốc.
Ông Trọng và các lãnh đạo khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2005, đánh dấu từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, chưa hòa giải được với Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Các lãnh đạo này vẫn bị tẩy chay và phản đối vì đảng Cộng sản Việt Nam, sau 40 năm cai trị cả nước sau 1975, chưa thật lòng với ngay đồng bào trong nước, vẫn thẳng tay chà đạp nhân quyền và hạn chế các quyền tự do khác và bỏ tù những người đòi dân chủ, tự do thì làm sao hòa hợp được với người Việt Nam ở nước ngoài?
Nếu có người Việt Nam nào tham dự các buổi tiếp đón hay chiêu đãi các Lãnh đạo Việt Nam ra nước ngòai thì đó chỉ là nhóm người của nhà nước hay thân với đảng mà thôi. Họ không phải là những người mà báo chí Nhà nước gọi là “đại diện cho cộng đồng”, hay “thay mặt cho bà con kiều bào”.
Sự khác biệt này đã chứng minh tại cuộc tiếp xúc giữa ông Nguyễn Phú Trọng và khoảng 200 người Việt Nam tại New York chiều ngày 09/07/2015. 
31.07.2015

Đêm qua em lại mơ gặp bác Hồ

 Đêm qua em lại mơ gặp bác Hồ


Cu Tèo (Danlambao) - Đúng là “ghét của nào trời cho của nấy”: Đêm qua em lại bị mơ gặp bác Hồ.
Trước khi kể lại giấc mơ, em xin làm rõ “tâm tư” em ghét bác. Em ghét bác, nỏ (không) phải vì nghe lời xúi dục của bọn phản động. Em ghét bác là do em đổi mới tư duy sau ngày em biết rõ con người thực của “bác” và “cơ ngơi” bác mang lại cho dân tộc, đất nước; chứ trước kia em yêu bác Hồ đố ai bằng, “Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng” mà. Em khẳng định “tâm tư” em trước sau với bác Hồ tình hình cụ thể sơ bộ là như vậy.
Bây giờ em xin kể đêm qua em bị mơ gặp bác. Em đang ngủ như chết, (vì mệt lã, không phải do chuyện “trong hang Pắc Bó”, mà do tuần rồi lu bu với đám cưới con gái nhà người bạn), thì một luồng khí lạnh buốt làm em giật mình thức giấc. Em mở mắt ra và thấy bác Hồ đứng nhìn em. Ai chứ bác Hồ là em nhận ra liền, vì một thời gian khá dài, bác ở trên bàn thờ nhà em trước khi bị cả nhà em nhất trí “lộng” ra“ kiếng”, đã lâu lắm rồi cơ...
Em chưa kịp thét lên thì Bác đã nói ngay, với giọng hơi bị mếu:
- Bác khổ lắm Tèo ơi!
Nghe Bác than khổ, em rất ngạc nhiên, hỏi lại bác:
- Bác vẫn được thăm nuôi đều đều mà, đặc biệt là mới đây, Ngày Thương binh Liệt sĩ, các chú lãnh đạo đảng, nhà nước và chính phủ vào lăng viếng bác nghe đâu hoành tráng lắm mà?
Bác liền giải thích:
- Bác khổ không phải vì thiếu thăm nuôi như Cu mày lúc trước đi học tập cải tạo ở 51 rồi A30; khổ đây là khổ tinh thần, vì dạo này bác bị chửi tới tấp, chửi tấp nập, bị lật tẩy đủ thứ. Mà người chửi bác thuộc phe bọn phản động thì không nói làm gì, đàng này là phe ta chửi từ trong nhà chửi ra. Rồi thì, ngày 27/7 vừa qua, cả đoàn vào viếng bác, nhưng ngoài mặt thì đoàn kết chứ trong bụng thì bác biết tỏng các chú ấy đang gầm gừ tranh giành nhau, nghĩ cách thanh toán nhau; Ai cũng biết Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày của Quân đội, thế mà Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh không đi theo phái đoàn đảng, nhà nước, chính phủ vào lăng bác, đến đài liệt sĩ thắp hương, nhưng lại đi coi văn nghệ “Khát vọng đoàn tụ”, trông người Thanh khoẻ như trâu chứ đâu phải đau yếu gì gi cho cam. Ngồi bên con mụ Phóng dưới anh đèn màu cả buổi thì được, chứ ghé bác vài giây, thắp hương cho liệt sĩ vài phút lại không thể.
Nghe bác vừa nói vừa mếu máo thút thít kiểu chú Cả Trọng hôm nọ đòi kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính Trị về vụ Vinashin, Vinaline mà không được, em thấy tội nghiệp bác quá, bèn giả đò tuyên giáo an ủi bác:
- Bác nói bác bị cả phe ta “chửi từ trong nhà chửi ra”, nhưng đó chỉ là các cháu nhỏ nhẹ dạ nghe theo bọn xấu chống phá kách mạng thôi, còn các cháu kách mạng lão thành vẫn trung thành với bác và đảng trước sau như một...
Em nói chưa xong thì Bác cắt ngang:
- Trung thành cái con khỉ mốc Rú Hoống(*), cứ nhìn xem Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Trần Đỉnh, Tô Hải, và khối anh nữa bây giờ quay ra..., không phải là những tay lão thành kách mạng đó à?
Em biết là không giấu được bác điều gì rồi; đúng là bác chết vào ngày 2/9 nên rất linh, nhất cử nhất động của các chú ấy, bác nhìn thấy hết, nên em chỉ còn biết khuyên Người:
- Thôi bỏ đi Tám, à quên, bỏ đi Bác. Mọi sự đã xảy ra và sẽ xảy ra, không ai có thể đảo ngược. Thôi thì “xin bằng lòng cam chịu y như tay Chúa ban xuống cho...” bác vậy.
Đúng là danh bất hư truyền, Bác nhanh như cáo. Thấy không khá được, Bác bèn biến mất. 
Em nghe tiếng Bác khóc hu hu.

Người CS tôn thờ chủ nghĩa 3Đ và yêu xã hội 3C

 Người CS tôn thờ chủ nghĩa 3Đ và yêu xã hội 3C


Lê Hải Lăng (Danlambao) - Sau 40 năm một mình một ngựa cai trị. Người CS đã đi từ sai lầm này tới sai lầm khác trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng...
Người CS khăng khăng gối đầu vào cánh tay bao bọc từ phương Bắc để củng cố chế độ độc tài đảng trị. Vô hình chung bị cái tròng 4 tốt 16 chữ vàng đưa vào vòng cổ nhân dân Việt Nam càng ngày càng thắt cứng. Người CS chỉ lo tôn thờ chủ nghĩa yêu đảng (côn đồ), yêu đất (cướp) yêu đô (tham nhũng). Cho nên người ta không lạ gì khi nghe mất Bãi Tục Lãm, Bản Giốc, mất rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn, mất đảo Gạc Ma... Người CS còn yêu chết mệt xã hội 3 C như chém, cắp, cướp. Chẳng ai ngạc nhiên khi hàng ngày đọc những bản tin con cái dòng họ đảng mặc áo phi công, tiếp viên buôn lậu ăn cắp. Trong nước cọp TW tới hạ tầng cơ sở thi nhau ăn cắp của công tiêu biểu như Vinashin, Vinalines, cướp đất của nông dân đại khái như Văn Giang, Dương Nội... Còn chuyện chém giết là nghề của thời đại rực rỡ của đất nước HCM như lời ông trưởng đảng, cho nên khỏi bàn ai cũng biết bàn tay nhuốm máu. 
Người CS càng tôn thờ chủ nghĩa 3Đ (đảng, đất, đô) và thi hành kế hoạch 3C (chém, cắp, cướp) thì nước mất nhà tan dân chúng khốn khổ mang nợ và gông vào đầu là chuyện tất nhiên. 
Người CS có thói quen cố hữu chắc nịch là có đôi bàn tay vấy máu, có cái miệng chành bành tạp ăn, có cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo láo khoét, có cái tâm gian xảo lường gạt, có cái trí cao ngạo giỏi tính chuyện ăn cắp, ăn cướp. Cho nên không lạ gì đất nước dưới tay người CS cai trị giáng xuống bao nhiêu thảm họa cho dân chúng hơn cả mẹ thiên nhiên gấp bội phần. Trời mưa chưa dứt cơn, đường phố đã ngập lụt, quan chức bảo dân không biết tự lo. Gió chưa thổi tới cầu vừa mới khánh thành đã sập, quan chức bảo sẽ rút kinh nghiệm. Nông dân có miếng đất để cắm dùi thì công an côn đồ nhận lệnh tới cưỡng chiếm. Dân chống cự lên tiếng phản đối đã có luật rừng 79, 88, 258… cộng với tòa án nhân dân xử phạt người vô tội. 
Đảng nằm trong trường học, trong đoàn thanh niên vì thế mới có học trò đánh nhau trong lớp. Đảng nằm trong chùa mới có chuyện buôn bán trẻ con. Đảng nằm trong nhà thờ cha cố, mục sư mới có lỗ mũi bị xâu. Đảng đẻ ra Mặt trận tổ quốc mới có 500 cuốc kêu ở nhà Hội nước. Đảng ngồi trong tổ dân phố núp trong “quần” chúng, cho nên mấy chị em làm nghề bán vốn trời cho mới hiểu rằng bao nhiêu lông măng đảng đều biết nói chi ém nhẹm nhẹ nhàng ra khỏi khu phố để trốn đi làm. Đảng giỏi đi đêm bán biền bán đất cho giặc Bắc phương để được bơi ngoi ngóp tung hoành trong cái ao người “lạ” tạo ra, mà không sợ thế lực thù địch nào bằng thù địch “lạ.”
Người CS thích đảng vì đảng chia chác cho đất của dân, đảng sợ bể bình nên bật đèn xanh cho tự do tham nhũng đem đô về đầy túi. Người CS giỏi chém để ém ra tiền. Nhớ lại khi vô xâm chiếm miền Nam, bộ đội cu Hồ chủ trương Đánh, Đạp rồi a lê hấp tranh nhau đem về xứ Bắc như Đồng (đồng hồ) Đài (radio) Đạp (xe hai bánh) trong lúc cái miệng ngậm máu căm hờn chửi tư bản. 
Người CS không ăn cắp, ăn cướp thì thử hỏi làm sao có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa theo sau kinh tế thị trường. Càng định hướng người dân càng hứng chịu lầm than trong tay tập đoàn cướp có đuôi. 
Hãy nhìn về Tây Nguyên khốn khổ với môi trường Bô Xít tạo ra, tiều phu mất rừng để đốn cũi. Hãy ngước mắt nhận diện đống bằng, nông dân mất ruộng vì quan cướp. Công nhân mất thêm sức lao động vì quan cấu kết với chủ để bóc lột. Ngư dân không có biển để đánh cá vì Trung Cộng cấm. Đảo bị giặc của đảng anh em xây dựng quân sự làm của riêng. 
Có lần bác cả Trọng đứng một chân trên cầu 3 cẳng nói: Thời đại HCM rực rỡ. Rực rỡ trong tay đảng đất đô không ai có thể chối cãi. Thế mới biết 800 tờ báo dưới sự chỉ đạo sai khiến 1 tổng biên tập tuyên giáo TW rực rỡ tự do. Dân vô đồn CA tự tử rực rỡ. Dàn quân chém cắp cướp tài sản nhân dân như làm phim của Đại tá Ca rực rỡ. Dùng quân đội, công an, côn đồ tự phát cướp đất Văn Giang Dương Nội rực rỡ. Bà Phạm Thị Lài Cái Răng phản đối cướp ruộng vườn bằng cách cởi truồng phơi cái mặt… rực rỡ. Trưởng phòng Vinashin tham ô 18 triệu, sở hữu 40 căn nhà rực rỡ. Người CS mê thích chủ nghĩa 3 Đ (đảng, đất, đô) và yêu xã hội 3C (chém, cắp, cướp) rực rỡ. Cao nguyên bụi Bô xít ngút ngàn mù mịt mặt mày rực rỡ. Ngư dân không có quyền đánh cá trong hải phận của mình ngồi nhà gãi háng rực rỡ. Con gái bỏ ruộng đồng thi đua nhau đi làm đĩ rực rỡ đến nỗi Sing đánh mùi không cho nhập khẩu. Ai khác chính kiến với đảng là bị trấn lột bắt bỏ tù làm người nước CHXHCNVN rực rỡ. Phi công, tiếp viên, người du lịch ra nước ngoài ăn cắp bị bắt chường mặt con nhà xuất thân dưới mái trường xã hội chủ nghĩa rực rỡ. Mất đất mất biển trong âm mưu 4 tốt 16 chữ vàng rực rỡ…
Đất nước cạn kiệt tài nguyên rực rỡ. Nhân dân lâm vào cảnh cơ cực lại còn phải đè cổ đóng thuế nuôi đảng và trả nợ công. Còn mai kia lo kéo cày làm nô lệ bọn bành trướng bắc phương rực rỡ. 
Việt Nam còn hãy đã mất? (Việt Khang)

31.07.2015

30/7/15

Đặng Xuân Diệu - tròn 4 năm bị bắt và những điều chưa kể

 Đặng Xuân Diệu - tròn 4 năm bị bắt và những điều chưa kể


Đặng Hoài An (Danlambao) - Giờ này 4 năm trước, đúng vào ngày 30 tháng 7 năm 2011, tôi đang ở nhà một mình thì bất ngờ nhận được tin báo nói rằng người anh họ thân thiết của tôi - anh Đặng Xuân Diệu đã bị CA bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất. 
Ngày hôm nay, 30 tháng 7 năm 2015, sau 4 năm rong ruổi “chạy giặc”, tôi ở chốn tha hương gieo xuống bàn phím những dòng chữ viết về anh. Còn anh, vẫn đang phải một mình đối chọi với bóng đêm, cô đơn sau song sắt của nhà tù oan nghiệt, hứng chịu những cực hình của những người “đầy tớ” khát máu.

Vươn lên từ nghèo khó
Đặng Xuân Diệu
Anh - một con người kỳ dị với tính cách khác thường so với mọi người. Nhưng có lẽ, những điều kỳ dị đó đã giúp anh kiên cường và vững chãi trong suốt 4 năm qua - trong tổng số 13 năm tù mà anh đang gánh chịu. 
Với tư cách là một người em, tôi hết sức kính phục anh. Anh cũng chính là một tấm gương mẫu mực để cho tất cả những anh em trong nhà và bạn bè noi theo. 
Sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo, cha mất sớm, các anh em phải đỡ đần nhau để cùng lớn lên và trưởng thành. 
Từ nhỏ, anh đã luôn xuất sắc và đi đầu trong việc học tập. Mặc dù hoàn cảnh gia đình éo le, hàng ngày anh phải vừa đi học, vừa phụ giúp các anh chị lo toan công việc. Nhưng thành thích học tập của anh vẫn luôn đứng “top”.
Tôi vẫn nhớ mãi những câu chuyện mà cha tôi kể về anh để nhắc nhở chúng tôi làm gương. 
Từ cách ăn mặc giản dị của anh với mỗi năm chỉ 2 chiếc áo sơ mi để đi học, hay chiếc dép đứt được gắn đi gắn lại, đến việc mỗi đêm mùa đông anh đều cởi trần nằm ngủ để đến sáng sớm bị lạnh mà thức dậy học bài... Tôi đã thần tượng anh từ khi còn bé qua những câu chuyện cha tôi kể. 
Tấm gương Đặng Xuân Diệu 
Lớn lên, anh thi đậu một lúc 3 trường đại học, và theo học trường ĐH bách khoa Đà Nẵng. Ra trường, anh được nhận vào làm tại sở giao thông vận tải tỉnh Nghệ An. 
Tuy nhiên cũng chỉ được thời gian vài ba năm thì anh xin nghỉ để lập công ty riêng, theo lời anh kể thì ở đó quá nhiều tiêu cực và những thứ “chướng tai gai mắt”. Anh không thể sống và làm việc trong môi trường như vậy nên dứt áo ra đi. Rõ ràng là vậy, anh ghét phải luồn cúi hay phải bợ đỡ cho kẻ khác, ghét phải nhìn thấy cảnh ăn chia, đút lót, hối lộ…
Rồi anh trở thành giám đốc môt công ty xây dựng, kể ra và tưởng tượng thì rõ là oai, nhưng ngược lại thì hoàn toàn khác nếu tiếp xúc với anh. 
Với một vóc người nhỏ con trên một chiếc dream cũ, nhìn vào không ai nghĩ được anh là một doanh nhân hay một giám đốc. 
Anh thường hay đùa rằng: “Bây thấy tau có oai không, giám đốc đi siêu xe” rồi cười. Anh tự cười trong sự mãn nguyện.
Tính anh là vậy, giản dị, không thích sự hào nhoáng ở cái vỏ bọc bên ngoài. Đối với anh, thay vì những đồng tiền để đổ vào những khoản hào nhoáng như vậy thì vẫn có thể dùng để giúp người khác làm nhiều việc tốt hơn. 
Lạc quan, yêu đời
Ngôi nhà anh ở cũng chỉ là một ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp, nóng gắt khi mùa hè đến và ngập nước lênh láng mỗi khi mưa về. Nhưng đối với anh như vậy đã là quá đủ. 
Tôi nhớ những mùa đông rét căm, đang ở trong nhà bỗng nghe tiếng anh ở ngoài sân vừa dội nước tắm vừa nhảy và kêu “Ôi ấm, ấm quá, ấm quá”. Tưởng thật tôi lên nhảy phăng ra tắm luôn, vừa xối nước lên mình thì giật nảy lên vì cóng lạnh, rồi anh cười và nói “Mi cứ kêu ấm là hết lạnh, không thì kêu nóng cũng được cứ kêu vậy cho hàng xóm nó tưởng mình có nóng lạnh”. 
Chỉ một câu đùa đó thôi cũng khiến cho bất cứ ai tiếp xúc với anh cũng cảm thấy thích thú. 
Hay những lần nhà có khách đến chơi, anh đứng ngoài sân đón khách và nói vọng vào trong nhà “Mấy thằng mở tủ lạnh bỏ kí thịt voi ra xả đông lát mà nấu” (thật ra nhà không có tủ lạnh), rồi cả nhà cười hả hê. 
Có những đêm anh đi ăn cùng khách hàng về, vừa về đến nhà thay đồ xong anh liền vào bếp, tôi hỏi “Chứ không phải anh đi ăn về à?” anh nói: “Ăn gì cũng không ngon bằng cơm cá kho ở nhà, bây có thấy có thằng giám đốc nào đêm về lục cơm cá kho ăn như tau không?”… 
Anh Đặng Xuân Diệu đang bị kết án 13 năm tù giam
Chỉ là những câu nói đùa của anh nhưng tôi nhớ mãi, bởi ở trong đó tôi nhận thức được mỗi bài học nhất định nào đó. 
Anh hài hước, cởi mở và gần gũi với mọi người, nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc trong công việc của anh, nhất là những việc học tập của chúng tôi. 
Đặc biệt anh luôn bình tĩnh và luôn có giải pháp tốt trong mọi tình huống. Còn nhớ có lần chúng tôi bị kiểm tra nhà bất ngờ và bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân vì chưa kịp có giấy tạm trú, tôi hỏi anh giờ phải làm sao? Anh bình tĩnh nói: “Kệ nó, nó muốn lấy cho nó lấy, nó muốn chút tiền thôi mà, mình cứ ở lì đây, mai mốt tự động nó đến trả thôi”. 
Đúng thật, chỉ vài ngày sau thì công an phường tự động đến trả giấy tờ. Hay có lần tôi bị bắt vì mặc áo Trường Sa Hoàng Sa, ai đó đã báo tin cho anh và lúc tôi được thả ra, trên đường về thì gặp anh đang đi đón tôi, anh nói: “Thế nào, vui không, tưởng nó còn giam nữa chứ, thả nhanh thế”…
13 năm oan nghiệt 
Sau khi anh bị bắt, công an cũng bắt tôi vài ngày sau đó. Rồi họ dẫn giải tôi về nhà anh để khám xét, họ ngỡ ngàng khi thấy nhà anh chỉ có sách là nhiều, ngoài ra không có gì đáng để lục xét. Họ nói anh tôi cũng là người ham đọc sách, tôi đáp lại, đối với anh tôi sách là tài sản quý giá nhất.

Cuối cùng họ thấy anh có 3 card visit của anh đều là chức vị giám đốc của 3 công ty xây dựng. Mấy viên công an đã thủ thỉ với nhau rằng: “Tay này cũng là một người giỏi lắm đây”. 

Quả thực là vậy, đối với tôi, anh tôi rất giỏi…

Để viết hết về anh có lẽ là rất khó, chỉ một vài câu chuyện về anh để tưởng nhớ đến anh trong ngày chấm mốc tròn 4 năm anh ở chốn lao tù. 
13 quả là con số định mệnh hay chỉ là một sự trùng hợp khi mà lúc xưa nội tôi (cũng là ông nội Đặng anh Xuân Diệu) vì chống chế độ cộng sản mà phải chịu tù đày suốt 13 năm trời ở trại giam Cổng Trời. 
Nay đến đời cháu của ông là anh Đặng Xuân Diệu cũng lại gặp phải con số oan nghiệt này một lần nữa. 
Tôi xót xa khi những lần nghe tin anh bị hành hạ hết sức tàn độc trong chốn lao tù, vẫn còn một đoạn đường rất dài mà anh phải chịu, không biết rồi đây sẽ còn những ai nhớ đến anh?
Viết cho anh, 4 năm một chặng đường khắc nghiệt vẫn chưa qua.

Phong trào dân chủ đứng giữa Đảng cộng sản và nước Mỹ

 Phong trào dân chủ đứng giữa Đảng cộng sản và nước Mỹ

















“Ông ấy đi là cốt để giữ cho cái đảng của ông ấy, chứ không có liên quan gì đến dân chủ, không có giác ngộ dân chủ tí nào. Nhiều người đấu tranh cho dân chủ bảo rằng họ cũng là người chứ, họ cũng có xu thế dần dần dân chủ chứ, điều đó hoàn toàn nhầm. Trong đầu những người đảng viên như ông Nguyễn Phú Trọng, không bao giờ là người như vậy cả. Không bao giờ ông ấy thấy xu thế là phải dân chủ, và ngày càng phải dân chủ hơn đâu.” - Ts Hà Sĩ Phu

Kính Hòa (RFA) - Không bao lâu sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 25/7 nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng những biện pháp cứng rắn đối với những người tranh đấu ôn hòa tham gia cuộc tuyệt thực đòi thả tù nhân lương tâm tại Nha Trang. Liệu sự nồng ấm lên giữa Đảng cộng sản Việt Nam và nước Mỹ có ảnh hưởng gì đến phong trào dân chủ hóa bên trong Việt Nam hay không?
Những cái nhìn trái chiều 
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, một trong những người tham gia phong trào tuyệt thực bị đán áp tại Nha Trang cho biết quan điểm của bà về sự liên quan giữa quan hệ Việt Mỹ và cách cư xử của đảng cộng sản Việt Nam:
“Quan niệm về sự xích lại với nhau trong quan hệ Việt Mỹ, từ trước tới giờ tôi vẫn không thay đổi quan điểm là sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào sau những tuyên bố. Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam có thể thả một vài tù nhân lương tâm, để đổi lấy quyền lợi chính trị cho mình. Nhưng bên cạnh đó, nếu các tổ chức xã hội dân sự, những người đấu tranh cho dân quyền độc lập sống tại Việt Nam mà có bất kỳ hành động nào kêu gọi ý thức về quyền con người dưới bất cứ hình thức nào đều sẽ bị đàn áp.”
Những người tranh đấu ôn hòa tham gia cuộc tuyệt thực 
đòi thả tù nhân lương tâm tại Nha Trang hôm 25/7. Courtesy DLB

Tuy nhiên một nhà hoạt động xã hội khác là Luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên của tổ chức Hội anh em dân chủ tại Hà Nội lại có cái nhìn khác. Ông lấy ví dụ về sự thay đổi trong cách cư xử của cơ quan an ninh Việt Nam với tổ chức của ông:
“Cụ thể là đối với Hội anh em dân chủ chúng tôi. Đầu tháng tư năm 2013 chúng tôi thành lập. Trong suốt 2013, 2014 thì mỗi khi làm việc với họ thì họ cứ gây áp lực buộc Hội anh em dân chủ phải giải tán. Họ không chấp nhận bất kỳ sự hoạt động nào của mình ở Việt Nam. Trong năm nay gặp họ thì họ không có thái độ thù địch như là trước đây.”
Một nhà bất đồng chính kiến khác là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện sống ở Đà Lạt lại nêu ra những trở ngại mà phong trào dân chủ tại Việt Nam có thể sẽ gặp phải khi quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trở nên hữu hảo hơn. Ông nói với chúng tôi:
“Khi đảng đã chủ động bắt tay với Hoa Kỳ thì dân chủ hãy liệu hồn, chứ không tốt cho dân chủ tí nào, mũi nhọn sẽ chĩa vào dân chủ. Bây giờ họ sẽ đàn áp khéo léo hơn, nhưng họ sẽ làm mạnh hơn trước. Phía Việt Nam cũng như phía Hoa Kỳ mở rộng liên kết với nhau một chút là bước cờ quốc tế mà họ phải đi chứ không liên quan gì đến dân chủ.Trước đây hai bên chưa thân nhau thì Hoa Kỳ có thể ép cộng sản Việt Nam về dân chủ và nhân quyền, nhưng bây giờ đã có quan hệ hữu hảo với đảng cộng sản Việt Nam, thì cái sức ép về dân chủ nhân quyền trước mắt là giảm đi.”
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng chia sẻ quan điểm của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
“Sự thân thiện giữa chính phủ Mỹ và đảng cộng sản Việt Nam sẽ gây ra một số trở ngại. Nó buộc những người tranh đấu cho quyền tự do của con người tại Việt Nam phải lùi một bước, bởi vì sự thừa nhận của chính phủ Mỹ đối với đảng cộng sản Việt Nam sẽ nâng cái tầm của đảng cộng sản lên một chút. Cộng đồng sẽ nhìn cái quan điểm và khái niệm của họ về quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, theo qui định của pháp luật bởi các điều luật vi hiến như điều 258, điều 245, nghị định 38, nghị định 72, nó sẽ được thừa nhận một cách bán công khai.”
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 
một trong những người tham gia phong trào tuyệt thực 
bị hành hung chảy máu miệng. Courtesy photo. 
Ông Hà Sĩ Phu cũng nêu lý do theo đó mà sự cải cách dân chủ không đi liền theo cuộc gặp gỡ Nguyễn Phú Trọng Obama:
“Ông ấy đi là cốt để giữ cho cái đảng của ông ấy, chứ không có liên quan gì đến dân chủ, không có giác ngộ dân chủ tí nào. Nhiều người đấu tranh cho dân chủ bảo rằng họ cũng là người chứ, họ cũng có xu thế dần dần dân chủ chứ, điều đó hoàn toàn nhầm. Trong đầu những người đảng viên như ông Nguyễn Phú Trọng, không bao giờ là người như vậy cả. Không bao giờ ông ấy thấy xu thế là phải dân chủ, và ngày càng phải dân chủ hơn đâu.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài thì lạc quan hơn, ông nói rằng điều quan trọng hiện nay nằm ở khả năng của phong trào dân chủ trong nước:
“Mặc dù những cái cơ bản nhất chưa thay đổi, nhưng mà cái không gian chính trị tức là cái điều kiện để mình hoạt động một cách an toàn hơn, phát triển hơn thì nó mở ra rồi. Vấn đề bây giờ nó phụ thuộc chính cái nội tại của phong trào dân chủ, với các tổ chức xã hội dân sự, chứ không phải chính quyền nữa. Chính quyền ở thế bị động còn mình ở thế chủ động rồi.”
Một học giả về quan hệ quốc tế là Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm tại Hawaii cũng nêu ý kiến rằng hiện nay Hoa Kỳ cần Việt Nam trong bước đi chiến lược của họ cho nên họ có thể làm ngơ trước những vi phạm tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng ông lại hy vọng ở tầm mức cải cách chính sách, quan hệ Việt Mỹ ấm hơn sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington là khả quan:
“Nó tạo nên một môi trường mới. Trong môi trường mới này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây, đối với xu hướng cải cách, xu hướng hiện đại hóa. Có thể nói là cái xu hướng bảo thủ, xu hướng chống phương Tây sẽ yếu đi và dần dần sẽ yếu hẳn ở Việt Nam.”

Tự do ở con đường xa
Ông Lâm cũng nói thêm là còn một yếu tố quan trọng cần phải kể đến nữa là sự thay đổi theo khuynh hướng dân chủ trong xã hội Việt Nam, nhất là ở thế hệ trẻ. Trong khi đó bà Như Quỳnh cho rằng hiện tại ý thức về dân chủ hãy còn thấp trong dân chúng Việt Nam và tự do phải giành lấy một cách khó nhọc chứ không đến chỉ sau một sự xích lại gần nhau về ngoại giao: 
“Tự do nó không đến từ những mối quan hệ và sự xích lại như vậy. Bởi vì khi anh bằng lòng với cái thứ tự do mà người ta nhả cho anh để người ta đổi lấy quyền lợi chính trị thì đó không phải là thứ tự do thật sự. Cái thứ tự do đó phải được đổi lấy bằng sự tranh đấu của mỗi người. Bởi vì mỗi người muốn tự do thì nó mới có tự do. Không có một thứ tự do nào như thế, nhất là trong tình cảnh Việt Nam hiện nay khi mà ý thức về quyền tự do công dân của mỗi người không được phổ biến.” 
Tuy nhiên bà cũng nói là bà ủng hộ một quan hệ rộng mở với nước Mỹ vì quốc gia này đại diện cho những giá trị dân chủ phổ quát mà nhân loại đang có. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói rằng: 
“Đối với Hoa Kỳ hiện nay thì số một là phải cân bằng để chống Trung quốc. Thế còn dân chủ nhân quyền cũng là yêu cầu nhưng xếp xuống thứ hai, chứ không phải là không quan tâm, nhưng mà quan tâm ở mức độ thứ hai. Tức là về lâu dài quan hệ với Hoa Kỳ chắc chắn là cũng tốt hơn cho nhân quyền.” 
Khi chúng tôi đặt câu hỏi về mối quan tâm của người Mỹ trong tương lai về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm nói rằng bản ngã của nước Mỹ là người đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền và điều đó không bao giờ mất đi được.

Đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm

 Đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm


Vi Đức Hồi (Danlambao) - Thời gian gần đây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia bỗng dưng trở thành điểm nóng. Phe đối lập, đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) tổ chức kéo dân chúng xuống các điểm cột mốc phản đối điều mà họ cáo buộc là chính phủ của thủ tướng Hun Sen nhượng bộ, hiến đất trong việc cắm mốc biên giới giữa Campuchia-Việt Nam, gây ra các cuộc xung đột hai bên liên tiếp xảy ra trên tuyến biên giới. Chính phủ hai bên nỗ lực giải quyết nhằm kìm hãm sự lan tỏa ra diện rộng, song tình hình có vẻ như vượt tầm kiểm soát của cả chính phủ hai bên. Với áp lực ngày càng gia tăng từ phe đối lập, đã cho thấy chính phủ của thủ tướng Hun Sen đã có những động thái giao động, nhượng bộ, xuống thang. Ông ta cho tìm bản đồ gốc được lưu tại Liên Hiệp quốc và các nước Pháp, Anh, Mỹ để xác định lại biên giới lãnh thổ của quốc gia mình.
Nguyên cớ gì dẫn đến xung đột trên bùng phát gia tăng? Để diễn giải câu hỏi này cần lần lại và xâu chuỗi các sự kiện diễn ra trong quá khứ để nhận ra bản chất của nó là gì. 
Miền đất mầu mỡ các tỉnh miền tây nam bộ hiển nhiên từ những thủa xa xưa nó đã trở thành một phần lãnh thổ của Việt Nam. Lịch sử để lại, dân tộc Khơ me từ lâu đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng người Việt. 
Năm 1978, quan hệ Việt Nam-Tàu cộng xấu đi bởi liên tiếp xảy ra các vụ lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo. Chính quyền Bắc Kinh dùng con bài người Hoa gây rối từ bên trong chống Việt Nam. Đáp lại Việt Nam tìm mọi cách đẩy người Hoa về nước, sự kiện đó đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Ngay sau đó, chính quyền Khơ Me đỏ đã ngang nhiên phát động cuộc chiến đẫm máu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, tàn sát thảm khốc người dân vô tội. Việt Nam tổ chức phán kháng và tấn công Campuchia, lật đổ chính quyền khơ me đỏ, lập nên chính quyền Hun Sen ngày nay vào ngày 7/1/1979. Cũng ngay sau đó ngày 17/2/1979, Tàu cộng tiến hành cuộc chiến xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nhằm “dạy cho Việt Nam bài học”. 
Cựu Hoàng Sihanouk, một ông vua gần như trong suốt thời gian về cuối đời ông ta sống lưu vong bên Tàu, thi thoảng mới về thăm đất nước Campuchia. Ông ta là người luôn có quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam, khi còn sinh thời, ông ta lập trang web để thể hiện quan điểm của mình. Ông ta khẳng định toàn bộ các tỉnh miền Tây nam bộ là đất Campuchia, “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”. Ông cũng không ngần ngại bộc lộ ý định của ông ta muốn chiếm lĩnh lấy lại miền đất này. Chẳng biết khi ông qua đời có để lại di chúc cho bàn dân Cam bốt như Hồ chí Minh hay không nhưng đảng của nhà vua cùng các đảng chính trị đối lập với đảng của thủ tướng Hun Sen luôn thể hiện trong cương lĩnh của mình trong các cuộc vận động tranh cử là: Đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ mà trước đây Việt Nam đã xâm chiếm. 
Tình hình Campuchia những năm gần đây đang trên đà ngày càng xấu đi đối với đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và chính phủ của thủ tướng Hun Sen. Được Việt Nam dựng lên sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Khơ Me đỏ, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (nay là đảng Nhân dân Campuchia) cùng chính quyền nhà nước Campuchia đến nay đã trải qua 36 năm cầm quyền, một quãng thời gian quá dài trị vì đất nước. Dưới sự chỉ đạo, định hướng của đảng cộng sản Việt Nam, quá trình vận hành của đảng này đã không ít gặp sóng gió, Pen xô Van được Việt Nam đưa lên làm tổng bí thư đầu tiên của đảng từ năm 1979 đến năm 1981. Năm 1981, ông được quốc hội nước này bầu làm thủ tướng chính phủ và theo đó ông thôi chức tổng bí thư để chuyển sang Heng sam ring. Nhưng không bao lâu ông bị cách chức thủ tướng vì có quan điểm bất đồng với Heng sam ring trong quan hệ ứng xử với Việt Nam. Pen xô van tuyên bố: “một kẻ đóng khố không thể trông cậy vào kẻ mặc quần đùi”. Nhân vật trung thành nhất đối với Việt Nam và được phía Việt Nam tin tưởng phải kể đến Heng sam ring và Hun sen. Nhưng đến nay người dân Campuchia có cảm giác nhàm chán với đảng nhân dân Campuchia cầm quyền cùng với những gương mặt lãnh tụ cũ kỹ. Trong cuộc bầu cử quốc hội Campuchia năm 2013, đảng này giành được 66 ghế, trong khi đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) giành được 55 ghế trong tổng số 123 ghế trong quốc hội. Đây là kết quả thấp nhất của đảng cầm quyền, mất 22 ghế so với nhiệm kỳ trước. Trong tình thế này đảng của thủ tướng Hun sen nhiều phần sẽ thất cử trong cuộc bầu cử của nhiệm kỳ tới, không những thế mà cuộc bầu cử rất có thể phải diễn ra trước thời hạn. Một khi đảng Cứu nguy dân tộc của Sam rais ny thắng cử, việc đầu tiên sẽ gây hấn với Việt Nam, đòi xem xét lại toàn bộ việc cắm mốc biên giới; đòi lại đất mà lịch sử để lại khu vực Tây nam bộ...
Việc bùng phát đụng độ trên tuyến biên giới Việt Nam- Cam bốt trong khi Việt Nam đang có những động thái xoay trục theo hướng thân Mỹ và sự phản ứng ngày càng gay gắt với Tàu cộng về vấn đề biển đông, cho thấy nhà cầm quyền Tàu cộng đang toan tính nước cờ dùng con bài Campuchia gây áp lực cho Việt Nam. Chuyến công du Tàu của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, cùng với đó là việc tuyên bố của thủ tướng Hun sen mới đây: “việc cắm mốc biên giới có nhiều nơi cần xem xét lại”, ông ta cũng hứa với bàn dân Campuchia rằng: “sẽ đề nghị phía Việt Nam ngồi lại đàm phán để điều chỉnh các cột mốc cắm sâu vào lãnh thổ Campuchia”, cho thấy người Campuchia đã sẵn sàng quay lưng lại với Việt Nam. 
Tình thế Việt Nam đang đứng trước những tiềm ẩn nguy cơ đến vận mệnh đất nước. Toàn bộ tuyến biên giới phía bắc, hàng trăm cây số vuông đã bị trao vào tay Tàu cộng thông qua việc phân định, cắm mốc biên giới; trên biển Đông, biển đảo đã và đang bị xâm lấn; phía Tây nam đang nổi lên nguy cơ tiềm ẩn về sự toàn vẹn lãnh thổ; Vấn đề Tây nguyên đòi độc lập, Tây bắc, người H’Mông đòi xưng vua. Tất cả các điểm nóng trên đang tạo thế gọng kìm từ bốn phía gây áp lực, đe dọa đất nước ta. Hình ảnh người dân Cam bốt sát cánh cùng những người đại biểu của mình thị sát biên giới, phản đối chính phủ trong việc cắm cột mốc biên giới, chúng ta không thể không chạnh lòng khi người dân Việt Nam lên tiếng phản đối Trung quốc xâm chiếm biển đảo, lập tức phải chịu cảnh đàn áp, bắt bớ, tù đày. 
Chính sách đu dây của Việt Nam, một sách lược khôn lỏi, ma mãnh đã lỗi thời, thế giới đã từ lâu nhận rõ bản chất của giới cầm quyền cộng sản Hà Nội. Hình thành một liên minh mới đủ sức mạnh để chặn đứng những âm mưu thôn tính nước ta là mệnh lệnh trái tim, khối óc của dân tộc Việt Nam. Hơn lúc nào hết giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy thể hiện lòng trung thành với tổ quốc của mình trước vận mệnh của dân tộc đang đứng bên bờ vực thẳm. 

31.07.2015

Chạm nọc

 Chạm nọc


Đánh trống lảng là nghề của Vẹm
đụng tới hồ như đỉa phải vôi
chúng bấn loạn mở ngay đường máu
vẩy mực tàu đổi trắng thay đen

Đảng xây lăng để thờ ma xó
rước về từ Pắc-bó hang sâu
dấu tông tích như mèo dấu cứt
"đến buồn đi ỉa cũng không cho"

Báo... bác Tập xác hồ rất tốt
đảng ba đình bảo mật ngày đêm
còn Hồ Quang thì còn bác đảng
"mấy cháu ơi kinh nguyệt thế nào?"

Nói đi cháu bác cho kẹo kéo
trước khi ăn để bác bú mồm
lưỡi của bác trăm đường lắt léo
Trần Dân Tiên còn phải cúi chào

Đã nói đi cũng nên nói lại
kẻo ba đình lại bảo từ chương...
Việt Nam ơi sao lắm đoạn trường?
Nói tiếng Việt, phải cần thông dịch!

Những điều cần phải nói, dù rất thừa

 Những điều cần phải nói, dù rất thừa


Mẹ Nấm (Danlambao) - Bạn làm gì để tin vào điều mình cho là đúng? Bảo vệ nó đến cùng bằng lý lẽ, và nói cho nhiều người biết điều đúng đắn đó? Hoặc im lặng sống, chờ đợi điều mình tin là đúng sẽ trở thành hiện thực?...
Cách nào cũng được - tuỳ vào sự lựa chọn của mỗi người, nhưng có một nguyên tắc quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ sự tử tế khi tin vào những điều mình làm là đúng.
Tôi có vài người bạn, vì hiếu kỳ, đến gặp tôi, cà phê đôi ba lần vì bạn tin vào những điều đúng và bạn bảo bạn đang cố gắng làm người tốt trong môi trường làm việc xấu.
Tôi im lặng và quan sát, sau vài lần bị áp lực từ công việc - nói chính xác hơn vì nồi cơm của mình, bạn lơ dần những điều đúng, bàng quan và lạnh nhạt - rồi quay qua khuyên tôi hãy mặc kệ những điều đúng đắn ấy - cái gì đến sẽ phải đến thôi.
Tôi cười - và cũng lại im lặng, chọn cách chia tay bạn - bởi tôi tin rằng - ít nhiều tôi đã chứng minh cho bạn thấy: chọn cách sống đúng với lương tâm mình giữa xã hội đảo điên này là một điều rất khó.
Tôi có vài bạn học cấp 3, gọi là vài vì những bạn mà tôi cho là tử tế - sống hết mình với các bạn ấy từ thời đi học cho đến thời sinh viên và ra trường, nay đều có công việc ngon lành: người thì luật sư, người là giáo viên, người là... công an!
Bắt đầu câu chuyện của tôi - bạn bè đầu tiên là im lặng, một số bạn tránh không nói đến, một số bạn phản ứng gay gắt.
Tôi im lặng - tôn trọng sự lựa chọn của các bạn, và tiếp tục đi con đường của mình. Đến thời điểm chứng minh tôi không hề sai với những gì tôi đã làm năm 2009, cậu bạn tôi là công an - nay được cơ cấu từ công an tỉnh Khánh Hoà về công an huyện Diên Khánh đã phản ứng theo kiểu mà tôi không bao giờ ngờ là bạn có thể chọn cách phản ứng ấy. Bạn nói tôi không ra gì khi tôi không có mặt. Bạn phản ứng với vợ chồng em gái mình (cũng là bạn học của tôi) vì ủng hộ tôi. Lúc này tôi hiểu, danh vọng và quyền lực nó có thể làm tha hoá một con người thế nào.
Với các bạn khác - như tôi đã nói - đời tôi, tôi chỉ chọn cách sống vui vẻ, và thẳng thớm. Một vài cuộc gặp tán phét chả giúp ích gì cho nhau khi chúng ta ở từng này tuổi - ai cũng có con cái - sống ở cái xã hội đảo điên như thế này, lương tâm chúng ta sẽ giữ lại những giá trị tốt đẹp nhất mà ta muốn thấy. 
Chỉ có vậy thôi!
Tôi sẽ không nể mặt tình thân với bạn học tôi mà để mẹ của bạn là tổ trưởng tổ dân phố vào nhà tôi một cách thoải mái nữa - cái gì cũng có giới hạn. Hãy học cách sống đàng hoàng, chứ đừng thậm thụt với nhau.
Các bạn biết không, cái tôi được nhiều hơn là mất sau chừng ấy năm trời.
Ba của bạn Nấm - sau một thời gian dài im lặng quan sát và từng khuyên tôi dừng mọi thứ lại vì "không có mợ thì chợ cũng đông" nay đã thừa nhận tôi giỏi. Vậy cũng đã là thành công với tôi khi thuyết phục được một người đã từng hiểu sai về mình rồi.
Hàng xóm xung quanh dù sợ, cũng biết những tay côn đồ lạ mặt lảng vảng ở ngõ nhà tôi là ai, và họ tìm cách bảo vệ tôi.
Đôi khi để chứng minh mình đúng - cách tốt nhất là không cần nói lại với các bạn, cứ chăm chỉ và miệt mài làm, rồi sẽ đi tới đích.
Hôm qua thầy tôi lần đầu tiên nghe đoạn ghi âm về việc công an đánh đập chúng tôi trên BBC có nhắn: 
- Nhiều người hỏi em sao không đánh lại?
Tôi trả lời với thầy:
Đơn giản nhất là tôi không thể đánh lại chúng!!! Một phụ nữ với ba thằng công an - lực lượng chênh lệch quá!
Và nếu tôi có đánh lại vài cái thì cũng sẽ không hết tức mà lại bị đánh trả đau hơn. 
Nói một cách nghiêm chỉnh thì tôi trả giá cái đau đớn của thân thể tôi để đi tìm lòng can đảm trong tôi, sự tiến bộ từ những việc làm văn minh, nhận thức đứng đắn. Chính vì thế tôi chọn sự ôn hoà và kiên định với nó. Bạo lực chỉ làm tăng thêm sự căm ghét chứ thể không khuất phục được ý chí.
Có lẽ mọi người không biết rằng, sau khi đánh đập chúng tôi, khiêng và giam lỏng trong trụ sở công an phường Lộc Thọ thì họ bảo tôi viết tường trình vì sao bị đưa vào đây. 
Câu trả lời họ nhận được từ tôi là sự im lặng.
Đến 21 giờ, giống như một sự ban ơn, họ bảo tôi thông cảm và đi về. 
Câu trả lời của tôi: Tôi không tự đi vào đồn công an này, đem tôi vào thế nào thì cứ đem tôi ra thế ấy. Tôi không tự đến nên sẽ không tự về. Thế là lại bắt đầu điệp khúc khiêng lên khiêng xuống.
Công an có thể chối việc đánh đập tôi, có thể bảo đoạn ghi âm là cắt ghép, có thể xua quân đi cải chính khắp nơi, không sao cả. Đó là cách duy nhất mà thế lực tà quyền có thể làm trước ánh sáng của sự thật.
Đại úy công an Lê Nhật Thanh
Tôi khẳng định lại ở đây, sau khi đại uý Lê Nhật Thanh chối rằng: Tôi không đánh chị, không bắt chị về đồn.
Đúng! Cô ta không đánh tôi, cũng không bắt tôi. Cô ta chỉ đi cùng ba tên mất dạy đã đánh đã tát đã đạp vào mặt tôi, và cùng nghe chỉ đạo đưa tôi về phường Lộc Thọ.
Tôi đưa hình và Facebook của cô này lên, như một lời khẳng định đây chính là đồng loã của sự việc. Công an đi chung với côn đồ, nhận chỉ đạo từ điện thoại của côn đồ trao lại, vậy chúng là loại gì?
Các hình ảnh khác, sẽ được công bố trong từng câu chuyện có liên quan. Và tôi muốn nói với những người là công an khác:
Đừng nghĩ chỉ cần cải chính không tham gia vào việc đánh tôi thì là vô can. Tôi không hy vọng lương tâm các anh chị biết phân biệt đúng sai, ai cũng có phần việc của mình. Nếu không làm được việc tử tế, thì cũng đừng tham gia vào những việc biến mình thành người không ra gì để rồi chỉ nhận được sự khinh bỉ của xã hội - hay nói ngắn gọn như tôi hôm đó: "Chúng mày không xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ tao".
Với những người bạn quan tâm với tôi trong sự ái ngại, rụt rè, tôi muốn nói thế này: Các bạn đừng nghĩ đến chuyện ủng hộ tôi mà hãy nghĩ đến chuyện ủng hộ cho sự tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, một cuộc đời trong đó con người sống nhân bản cho chính các bạn và con cháu các bạn. Các bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu điều gì đang xảy ra để biết rõ đời sống của người dân Việt Nam chúng ta đang nằm ở mức nào trong thước đo của văn minh nhân loại và nhân phẩm con người.

29/7/15

Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 10)

 Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 10)


Huỳnh Tâm (Danlambao) - Thế giới truy tìm thủ phạm độc tài nhất của thế kỷ 20 để trao giải tội ác chống lại nhân loại. "Cha già dân tộc" Việt Nam ứng viên số 3/12 được trúng tuyển "huy chương đồng" với tỉ số khởi đầu giết chết 1,7 triệu nhân dân Việt Nam. Sau khi ban giám khảo trao giải, đọc tên úy Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh-1933-1969), lúc này thiên hạ mới biết Nguyễn Ái Quốc "đầu thai" Hồ Chí Minh (1890-1932).
Giới thiệu tiểu sử ngắn gọn: Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh), kẻ cướp đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và lãnh đạo Quân đội nhân dân. Đã từng làm Chủ tịch Đảng Lao Động và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Vang danh trên thế giới tội ác chống lại nhân loại và tội chống dân tộc Việt Nam: Mùa Thu tháng 8 đỏ cướp chính quyền Trần Trọng Kim. Tịch thu tài sản, quyên tiền vật dụng quý bấu chở về Trung Quốc. Mượn chiến tranh diệt chủng dân tộc Việt, Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1953-1956). Phân người lập công dâng lên đảng (phân Bắc); Cướp tài sản nhân dân qua hợp tác xã, đưa dân đến nghèo đói. Hồ Tập Chương làm chứng chỉ giả "Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới Unesco Liên Hiệp Quốc". Nhân văn giai phẩm, Tổng Công Kích Mậu Thân 1968, Chiến Dịch Nguyễn Huệ 1972, cải tạo tư tưởng nhân dân theo văn hóa Trung Cộng, trên 700 tờ báo, độc quyền truyền thông radio, truyền hình và khủng bố theo kế hoạch Mao xịt. Kết quả 1 triệu 700 trăm ngàn người thiệt mạnh dưới tay Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh). Cải tạo Công Thương Nghiệp miền Bắc (1956-1958), Chiến tranh Nam-Bắc đường mòn Hồ Chí Minh sinh Bắc tử Nam hơn 1 triệu bộ đội và dân công. Đại Hội 3/Nghị Quyết 9 TUĐ/Đồng khởi miền Nam/1960. Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975, đốt sạch văn hòa miền Nam, cải tạo tư tưởng 25 triệu nhân dân miền Nam, tù đày bằng nhiều hình thức khác nhau và đưa miền Nam sống dưới ngưỡng cửa nghèo khó hơn cả miền Bắc.
Có thể nói lịch sử Việt Nam quá đau đớn, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Cộng khởi đầu đánh "tư sản mại bản", và cướp tài sản của nhân dân qua 3 lần đổi tiền:
Đổi tiền lần thứ nhất ngày 22/9/1975.
Lúc 2 giờ ngày 22/09/1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Từ tiền vàng (Việt Nam Cộng hòa) đổi lấy tiền giấy lộn (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).
- Hối suất: 500 đồng (Việt Nam Cộng hòa) = 1 đồng (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).
- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng tiền mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại… Hà Nội không ngờ nền kinh tế miền Nam phồn thịnh hơn ngàn lần Miền Bắc.
Ngoạn mục chưa từng có, "Cộng quân tiến chiếm Sài Gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác", tiền, vàng còn nguyên vẹn. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn nhiều. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn-Gia Định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận: "16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của Ngân Hàng Trung Ương". Ông cho biết thêm: "Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền đang lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi". Và theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thỏi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng Hòa. 
Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc "Đổi tiền". Ngoài ra trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy. Sau đó, theo Wikipedia cho biết từ đầu năm 1976, các gia đình có đổi tiền được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại. Đảng "Bác" cướp của nhân dân có trao hóa đơn. Đảng "Bác" đánh giá chiến dịch "Đổi tiền" đã đạt thành quả tốt đẹp lớn hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975). 
Đổi tiền lần thứ hai ngày 03/5/1978.
Nhân dân gọi rằng tiền (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam) đổi lấy tiền (Hồ Tập Chương). Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, đảng Lao động Việt quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ "tư sản mại bản và dân tộc", xây dựng hợp tác xã…. Lần đổi tiền năm 1978 được quyết định bởi Thủ tướng theo sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.
Nhân dân thành thị được đổi tối đa:
- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.
Nhân dân nông thôn được phép đổi theo ngạch sau:
- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người.
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Buộc trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính.
Đổi tiền lần thứ ba ngày 14/9/1985.
Trước ngày đổi lấy tiền 12/9/1985, báo Tuổi Trẻ loan tải trang nhất: "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương" và viết tiếp: "Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để". báo chí Việt Cộng loan tải lời lẽ quá hung hăng không khác nào hồn ma Hồ Tập Chương xuất hiện. Thế rồi, sáng 14/09/1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là biện pháp "Đổi Tiền" của Việt Cộng chủ trương khác biệt đối với thế giới Dân Chủ. Trước ngày cướp tiền của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải viết báo biện luận "Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động". 
Không thể biết trước Đảng "Bác" đang đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng-tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng để thanh toán cho quân đội và hành chính, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới, một công thức phục vụ cho cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào một khối lượng lớn tiền lưu thông tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách "Giá-Lương-Tiền" hay tổng điều chỉnh giá-lương-tiền là cuộc cải cách kinh tế Việt Nam vào năm 1985, đưa đến nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng hỗn loạn, đình đốn kinh tế v.v... Đoạn đường dài đẫm máu nhất trong lịch sử Dân Tộc Việt Nam đang khắc khoải.
Nạn đói 1945, Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm xương trắng đầy thành phố và nông thôn miền Bắc. Hồ Tập Chương tịch thu lúa gạo nuôi quân và gửi đến mật khu Diên An cho Mao Trạch Đông, thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến" và "Tuần lễ vàng", cùng lúc Nhật Bản đốt lúa gạo trồng cây đay, Việt Minh tuyên truyền láo khoét không nhận tội của chính mình là một trong những bàn tay đẫm máu trước tình hình nạn đói 1945. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.


Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) với danh hiệu mã số 3/12, tội ác chống lại loài người và giết người hàng loạt trong vòng 100 năm qua. Nguồn: Tạp chí trực tuyến của Mỹ "The Daily Beast".[1] 
Những tên "Đao phủ thủ" đã bị loài người điểm danh tính sổ, nghiên cứu tội ác trực tiếp hoặc gián tiếp, gần 2 triệu người chết dưới chế độ độc tài, tạp chí Mỹ trực tuyến "Daily Beast" xếp hạng theo số người chết, được lựa chọn 12 người độc tài nhất thế giới trong đó có Hồ Tập Chương (HCM), số còn lại 100 người khác đang ghi danh.
Trong vòng 75 năm qua (1940-2015) đảng "Bác" của chúng cháu chống lại nhân loại và giết nhân dân Việt Nam. Xương trắng máu người loan cả Trường Sơn cho đến ngày nay vẫn chưa dừng tay. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Hồ Chí Minh, giết nhân dân Việt Nam với tổng số trên 2,9 triệu người trong vòng 29 năm (1940-1969), tội ác lớn nhất: Chiến tranh Bắc-Nam (1945-1975), Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1953-1956) và cướp tài sản của nhân dân miền Nam.
Trung Cộng xuất bản tác phẩm "Hồ Chí Minh và Trung Quốc" để chứng minh người Hán gốc tộc Hẹ Đài Loan tên Hồ Tập Chương nay đã là "Quốc phụ Việt Nam". Hoa Nam xây lăng tẩm thờ muôn năm "Quốc phụ Hồ Tập Chương" tại Hà Nội. Một cú đấm vào mặt nhân dân Việt Nam, nào ai biết hổ thẹn? Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Bi kịch "Cải cách ruộng đất" miền Bắc nhân dân chết dưới chế độ độc tài Việt Cộng (Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam), mà không thốt được một lời phản đối, bi kịch!
Việt Cộng phân loại thành phần đấu tố theo chính sách CCRĐ như sau:
- Địa chủ (chủ đất đồn điền, bất kể ít nhiều, miễn là có khế ước, bằng khoán, như bây giờ là có sổ đỏ) 
- Điền chủ (chủ ruộng nói chung bất kể ít nhiều, tương tự địa chủ).
- Phú nông (nhà nông giàu có).
- Trung nông, có ruộng làm đủ sống, tương đối sung túc.
- Bần cố nông, nông dân nghèo nói chung (gồm ba loại, nông dân có ít ruộng tự làm, nông dân không ruộng phải thuê ruộng để trồng trọt, đóng tô cho chủ ruộng, gọi là tá điền, và cố nông (nông dân không ruộng chỉ chuyên làm thuê cho địa chủ, phú nông, và trung nông lấy tiền công).
Kỹ thuật đấu tố, tịch thu ruộng đất.
Ủy Ban Cải Cách Trung Ương, đào tạo thành phần thanh thiếu niên từ 8-15 tuổi, những thành viên này tuyển từ con nhà có ruộng đất, chính họ sẽ là người đấu tố ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người liên hệ trong gia tộc có ruộng đất. Thành phần cán bộ hưởng dẫn phương cách đấu tố Địa chủ, Điền chủ, Phú nông, Trung nông.
Công thức lập tổ CCRĐ, hoạt động theo bài bản nhất định, trước khi đấu tố công tác đầu tiên do tổ điền địa đo đất ruộng đất của địa chủ, sau đó phân pháp lại cho Bần cố nông, trong tổ điền địa đo đất có 5 thành viên đã được chỉ định công tác, khi đo ruộng đất của địa chủ v.v...
Trong hệ đo lường cổ xưa của Việt Nam, mẫu là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 sào hay bằng 10 công (1 công=1 sào). 1 công hay 1 sào đất ở Nam bộ là 1000m2, ở Trung bộ là 500m2, ở Bắc bộ là 360m2. Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3.600 mét vuông và một công là 360 m².
Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào ở miền Bắc khá tùy tiện, tùy theo từng vùng. Chẳng hạn 1 mẫu=3600 m²; 1 mẫu=4.970 m²; hay tính theo ở Nam Bộ thì 1 mẫu=10.000 m². Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Do sự đo lường phức tạp trên Việt Cộng lạm dụng bắt bí được Điền chủ. Ví dụ, chủ đất có 3 sào ruộng đo thành 3 công rưởi (3,5 sào), cứ thế mà nhân lên và sau cùng chia đều cho mỗi Bần cố nông 3 sào rưởi ruộng nhưng trên thực thế là 3 công. Bần cố nông háo hức tiếp nhận và cảm ơn đảng "Bác", còn được tự do đấu tốc Địa chủ, Phú ông, Trung nông không tiếc lời. Từ lúc bần cố nông bỗng một ngày biến thành trung nông cả nước, ai mà không hài lòng? Tuy nhiên những chủ đất mới tự nhận hậu quả sau lưng mà không hay biết, đã có ruộng đất ai cũng nỗ lực làm ra của cải và đóng thuế lúa gạo cho Việt Cộng, khi đóng thuế mùa đầu không đủ lúa, những mùa tiếp theo cũng như mùa đầu thế là sinh ra một nạn đói kém trong nhân dân, lúc này người dân đã biết "Bác" chơi lừa nhân dân, nhân dịp nhà nước đưa ra chính sách Hợp Tác Xã, nhân dân xung phong vào Hợp Tác Xã, thế là nhân dân giao ruộng đất, tất cả thuộc về nhà nước quản lý toàn bộ, người dân trở về nguyên địa vị cũ hay mới Bần cố nông. Một khi đã Hợp Tác Xã nhân dân sinh ra những tiêu cực mới, phú thác cho "Bác", dù "Bác" vận dụng hết trí tuệ và cung cấp biết bao nhiêu bằng khen khích lệ sản xuất cũng không đem lại đất nước phồng vinh. Đảng "Bác" phản bội nhân dân, nhân dân thờ ơ với "Bác" cuối cùng đi cầu viện lương thực Trung Cộng. Thực chất Mao và Hồ đã có ý định cho nhân dân Việt Nam một bài học "Bao tử" và đói nghèo để đảng "Bác" dẽ bảo sai làm con chiên trung thành với đảng "Bác".
Tòa án trong Cải cách ruộng đất là tầng lớp bần cố nông-những người nghèo, ít học, con em của phú nông. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Một người làm thuê đang đấu tố chủ cũ, sau đấu tố là hành quyết công khai (Cải cách ruộng đất 1953-1957). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Việt Cộng đã hành hình dã man hơn trăm hàng ngàn vụ đấu tố CCRĐ. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Nhân dân đang xôn xao đấu tố, người bên phải là Đức Phú, con trai bà Nguyễn Thị Năm. [2] Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm. 
Hợp Tác Xã sau khi CCRĐ, nhân dân tập trung làm không công cho đảng "Bác". Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Trí tuệ thần thông đảng "Bác" đem đến cho nhân dân cảnh nghèo khó tận cùng trong xã hội Cộng sản. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Tuy nhiên, Việt Cộng không phải lúc nào cũng chú trọng việc cải cách đó? Điều quan trọng hơn là tuyên truyền rửa sạch cướp bóc của cải nhân dân, tạo điều kiện người dân vô sản. Việt Cộng đang gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân nhưng không ai thấy được sự đau khổ bởi nhờ những lớp "tuyên truyền" ưu tú. Từ khi có Hồ Tập Chương (HCM) đất nước mỗi ngày mất đi tài nguyên không phát triển kinh tế và yếu kém hệ thống doanh nghiệp, nhà nước làm tốn rất nhiều tiền, mà còn ảnh hưởng nặng nhất bởi tham nhũng và độc ác với nhân dân.

- Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 9)