Việt - Trung: Có hay không một cuộc chiến?
Cả Đẩn (Danlambao) - Để
nhận định cuộc chiến tranh Việt-Trung có thể xảy ra hay không trước
tiên ta cần xem xét cục diện trên Biển Đông. Những nước đang tranh chấp
chủ quyền với việc xâm lăng gây hấn của TC trên các vùng biển hải đảo
của các nước láng giềng nhỏ bé trong vùng. Đặc biệt là VN là nước bị TC
xâm lăng chiếm đóng trắng trợn nhất, và cũng là quốc gia có hành động
chống trả tiêu cực nhất, yếu ớt nhất, gần như chiếu lệ với vài lời tuyên
bố tẻ nhạt vô thưởng vô phạt, lập đi lập lại của của Bộ Ngoại Giao.
Gần đây như tại Shangri-La 2015, phái đoàn của CSVN tuyên bố chỉ đóng
vai trò lắng nghe và quan sát, trong khi các quốc gia khác quyết liệt
phản đối hành vi ngang ngược vô lối của TC trên Biển Đông, kể cả Hoa Kỳ.
Ở đây ta có thể thấy CSVN lệ thuộc và nằm trong sự kiểm soát mọi mặt
của TC. Từ chính trị đến kinh tế quốc phòng. CSVN luôn nhún nhường
nhượng bộ, hay nói đúng hơn là khiếp nhược hèn hạ trước người anh em bạn
vàng của mình từ thời HCM đến nay. Điều này đã khiến TC coi thường
khinh rẻ và coi VN như món đồ chơi trong túi, họ muốn làm gì thì làm.
Lấy ra cất vào tùy ý, thậm chí họ còn gọi CSVN là đứa con hoang, hãy mau
mắn quay đầu về nhà, quy phục thiên triều TC. Nói tóm lại. Với tình
trạng lũng đoạn và kiểm soát toàn diện từ chính trị kinh tế và an ninh
quốc phòng. VN nằm gọn trong tay bọn Tàu Cộng. Họ thao túng quốc gia này
như sân nhà của họ.
Tạm ngưng vấn đề về VN. Ta cùng xem xét các động thái chính trị của Hoa
Kỳ trong chính sách chuyển trục về Châu Á, để kềm chế sách lược bành
trướng độc chiếm Biển Đông của TC. Người Mỹ đã xử dụng quyền lực mềm để
thu phục các nước thuộc Á Châu, đặc biệt là các nước có chủ quyền lãnh
hải, biển đảo trên Biển Đông, và kế sách này đang phát huy hiệu quả một
cách ngoạn mục. Ta có thể nhận thấy Hoa Kỳ đã đưa TC đi vào quỹ đạo đã
được tính toán trước. Với khả năng tính toán dự báo và kỹ thuật khoa học
tiên tiến, họ dư biết TC sắp làm và sẽ làm những gì trên Biển Đông, kể
từ khi giàn khoan HD981 của TC xâm chiếm khai thác vào sâu trong thềm
lục địa VN, cho đến việc xây dựng sân bay pháo đài trên các bãi chìm san
hô thuộc quần đảo TS của VN. Người Mỹ đã không vội gì phản đối TC, thậm
chí Nhà Trắng còn tuyên bố: "Hoa Kỳ sẽ không can dự vào các sự kiện tranh chấp chủ quyền lãnh hải, biển đảo giữa các quốc gia trên Biển Đông".
Sự im lặng có chủ đích và những diều tuyên bố không can dự, như miếng
mồi thơm ngậy khiến con cá Mập TC không thể nào bỏ qua. Dựa vào đó TC ra
sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bãi chìm, rạn san hô của VN chỉ
trong một thời gian ngắn đã hình thành các sân bay pháo đài. Thời điểm
chín mùi đã đến, đó là chứng cớ hiển nhiên để Hoa Kỳ bắt đầu lên tiếng
phản đối quyết liệt. Tạo ra một làn sóng dư luận chống TQ trên toàn thế
giới. Hình thành một liên minh quân sự hùng hậu bao gồm: ÚC, ẤN, NHẬT,
PHI. Việc làm xấc xược như tuyên bố đường 9 đoạn chiếm gần 90% diện
tích Biển Đông, hay lấn chiếm các bãi chìm bãi cạn san hô của các quốc
gia có chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông của TC, đã lọt vào chiếc bẫy
giăng sẵn của Hoa Kỳ. TC tự cô lập mình, tạo ra một hình ảnh không tốt
đẹp về một nước lớn chuyên đi Xâm lăng gây hấn. Các việc làm ngang ngược
khiêu khích của TC, đã đẩy các quốc gia Đông Nam Á về phía Mỹ. Điều mà
người Mỹ đang mong đợi trong chính sách xoay trục về Châu Á. "Bất chiến
tự nhiên thành". Người Mỹ đã thủ đắc quá nhiều lợi lộc trong kế sách sai
lầm về độc chiếm Biển Đông bằng mọi giá của TC. Một kế sách hầu như
không thể thực hiện được khi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới đều
có chung quyền lợi hàng hải trên Biển Đông. "Nhất Hổ nan địch quần Hồ"
huống chi phải địch với bầy Hổ. Hoa Kỳ đã làm suy yếu TC trên nhiều lãnh
vực. Đây là một sai lầm nghiêm trọng có thể ví chẳng khác gì TC đang tự
sát trên Biển Đông.
Một điều thuận lợi cho TC là chiếm đóng được những đảo nổi, bãi chìm
thuộc quần đảo HS và TS trong tay của đảng và chính quyền CSVN hèn mạt
bạc nhược. Có thể nói TC không cần phải tổn hao tài lực cũng có thể có
được điều họ muốn, vì chủ trương tự nguyện hiến dâng đất nước VN cho bọn
Tàu Cộng đã có từ thời HCM, cụ thể là công hàm bán nước của Phạm Văn
Đồng ký năm 1958 và gần đây là Mật Nghị Thành Đô năm 1990.
Đảng CSVN hiện nay đang trong tình trạng sức cùng lực kiệt trong mọi
lãnh vực, nhất là lãnh vực kinh tế. Mà trong một tương lai gần là sự sụp
đổ của chế độ. Trong tình huống nguy nan cấp bách, kể cả phe bảo thủ
hay cấp tiến đều nhận thấy nguy cơ sống còn của đảng. Họ tạm gác lại
chuyện đấu đá tranh dành quyền lực, để cùng nhau tìm ra một giải pháp
chính trị khả thi, phù hợp để cứu đảng.
Đảng và chính quyền CSVN cho đến thời điểm này, cũng đã nhận thấy chiếc
mặt nạ 16 vàng 4 tốt của đàn anh Tàu Cộng đang từ từ rơi xuống, để lộ
ra bộ mặt thật đểu cáng của một tên gian manh tham vọng.
Mặc dù đã không ít lần quỵ lụy, mong TC thay đổi chính sách về Biển
Đông đối với VN, bằng những chuyến triều kiến của tổng Trọng, và gần đây
nhất là trước khi tổng Trọng quy mã. Nhưng đảng CSVN đã nhận thấy vô
vọng, và cần phải có những động thái chính trị dứt khoát, đường lối
chính trị đu dây hiện nay không còn phù hợp, họ buộc phải chọn Mỹ làm
chỗ dựa và là đối trọng với TC trong vấn đề biển Đông, vì tình thế hiện
nay CSVN không còn con đường nào khác.
Chuyến công du đến Mỹ của tổng Trọng. Một TBT CS là một chuyến đi mang
tính lịch sử. Một con người bảo thủ luôn trung thành với chủ nghĩa
Mac-Lê, phải hạ cố đến Mỹ, ký các văn kiện hợp tác toàn diện, chuyến đi
của tổng Trọng là một sự nhượng bộ cầu cạnh, bất đắc dĩ và không được
thoải mái cho lắm, chủ trương của đảng CSVN là mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ
an ninh cho VN trên Biển Đông, nhằm hạn chế việc tiếp tục bành trướng
chiếm đóng của TC, và cũng là tìm kiếm cơ hội gia nhập TPP sau này. Đây
mới là mấu chốt của vấn đề. Nếu CSVN không thoát ra khỏi tình trạng kinh
tế như hiện nay, mà chỉ có TPP như một phép màu hóa giải được điều đó,
thì sự sụp đổ của chế độ là không thể tránh khỏi trong một tương lai
rất gần. Vì thế cho nên Cả Trọng buộc phải xoay dở 180 độ, tạm thời quên
đi ông Mác ông Lê để hướng về đất nước cờ hoa, quên đi người đàn anh
môi hở răng lạnh thân thiết của mình để cứu lấy đảng. Ông ta buộc phải
liều lĩnh chơi một ván bài ngửa. Điều này dẫn đến sự cay cú uất ức, khó
lòng nuốt trôi của đàn anh Tàu Cộng.
Nhìn vào mối quan hệ tay ba. Việt - Mỹ - Trung Cộng. Có thể nói Hoa Kỳ
đã thành công trong chính sách xoay trục về Châu Á. Họ lôi kéo được các
quốc gia thuộc Đông Nam Á đứng về phía mình, trong đó có VN là một nước
có địa chính trị khá là quan trọng trên Biển Đông, và điều đặc biệt VN
là một nước CS. Rồi đây khi gia nhập TPP, VN sẽ phải chấp nhận luật chơi
của tổ chức này đặt ra, buộc VN phải tự dân chủ hóa, là tiền đề cho sự
thay đổi thể chế chính trị sau này. Và đó cũng là mục tiêu chiến lược
mà người MỸ nhắm tới, nhằm dân chủ hóa các quốc gia CS và tiêu diệt CS
đến tận gốc rễ.
Trong mối qua hệ thân thiện Việt Mỹ mà ông Trọng gọi là: "Sâu Đậm" trên
mức bình thường, cùng với việc tiếp đón trọng thị một TBT CSVN của
chính quyền OBama, đã gây ra sự bực bội, hằn học vì đứa con hoang CSVN
đã phản bội lại mẫu quốc TC. Tờ Hoàn Cầu Thời báo, ấn phẩm của tờ Nhân
Dân Nhật báo của đảng CSTQ bình luận: "Hà Nội đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ, mà về lâu về dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của VN".
Hoàn cầu Thời Báo còn nói thêm: "Mối quan hệ thân cận hơn giữa VN và
Mỹ một phần là nhằm đối phó với TQ, và kéo theo biện pháp trả đũa từ TQ.
Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó VN có thể trở thành kẻ
thiệt hại nhiều nhất". Rõ ràng đây là những lời đe dọa từ phía TC
đối với VN, trong chính sách bỏ Tàu theo Mỹ. Sự bất ổn định, và VN phải
chịu thiệt thòi nhiều nhất là gì?. Nếu không phải là chiến tranh kinh
tế thì cũng sẽ là một cuộc chiến tranh quân sự mà TC sẽ dành cho VN
trong nay mai.
Cùng với sự bất ổn chính trị trong nước, Tân Cương, Tây Tạng, hồi giáo
khủng bố là những vấn đề nan giải nhức nhối của chính quyền CSTQ. Nhân
dân và đội ngũ trí thức cùng những người bất đồng chính kiến ngày một
gia tăng, và có những hoạt động ráo riết hiệu quả, kinh tế đang có chiều
hướng sút giảm đi xuống, cụ thể như thị trường chứng khoán tụt dốc từ
trung tuần tháng 6 đến nay. Trên Biển đông thì người Mỹ lấn lướt, người
anh em CSVN thì âm mưu phản bội. TC hiện nay như chiếc nồi ga chịu áp
suất quá cao, có nguy cơ nổ tung vào bất cứ lúc nào. Vì vậy có thể đây
là thời điểm thích hợp để TC tạo ra một cuộc chiến tranh với VN, để
giảm áp và cũng là để dạy cho CSVN bài học thứ hai về sự phản bội, sẽ là
kẻ phải chịu sự thiệt thòi nhiều nhất như họ đã tuyên bố. Đồng thời
cũng là để hướng dư luận nhân dân Trung Quốc sang một hướng khác, CSTQ
thoát ra khỏi những vấn đề nan giải không thể giải quyết. Đây cũng là
thời điểm thuận lợi mà TC có những lý do để tiến đánh VN, chiếm đóng
toàn bộ quần đảo TS, chiếm hết các đảo của VN trên Biển Đông là mưu đồ
chúng ôm ấp từ lâu, trước khi VN và hoa Kỳ có những cam kết về một liên
minh quân sự.
Chính vì vấn đề này mà TC vội vã gấp rút gởi PTT Trương Cao Lệ sang thăm
VN theo lời mời của PTTVN Nguyễn Xuân Phúc, ngay sau khi tổng Trọng về
nước. Có nhiều nhận định cho rằng chuyến đi của nhân vật quyền lực này
nhằm mục đích "sắp xếp" nhân sự cho đại hội đảng 12 sắp tới. Nhưng thiết
nghĩ việc này là không cần thiết, một khi đảng CSVN đi theo đường lối
của Mỹ. Họ sẽ tự sắp xếp cơ cấu nhân sự phù hợp với mục đích chính trị
của họ. Có thể nói sự vội vàng gấp gáp cử người sang thăm VN của TC. Có
vẻ như mang theo thông điệp cuối cùng cho đảng và chính quyền CSVN. Nếu
tiếp tục theo đuổi mối quan hệ sâu đậm thân thiện Việt - Mỹ, hay nói
trắng ra là bỏ Tàu theo Mỹ thì VN sẽ phải trả giá cho vấn đề này. TC sẽ
bằng mọi cách trả đũa VN, kể cả bằng cuộc chiến mà họ đang lăm le đe dọa
trên Hoàn cầu thời báo. Với bản chất nham hiểm của TC. VN có thể sẽ
phải đối đầu với hai cuộc chiến. TC sẽ đánh phá chiếm đóng toàn bộ quần
đảo TS. Và cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, VN - Camphuchia.
Không phải ngẫu nhiên mà trước ngày Tổng Trọng lên đường công du Hoa Kỳ,
vài trăm người dân Camphuchia sang quấy rối đường biên giới tại cột mốc
203 thuộc tỉnh Long An, làm bị thương 7 người dân VN, mà người ta nhìn
sau lưng nhóm người này là những con "Trùng Độc Trung Quốc" đang âm mưu
giật dây những nghị sĩ thuộc phe đối lập thân TC ở Camphuchia. Không
phải ngẫu nhiên mà 23 quan chức cấp cao trong quân đội và cảnh sát
Camphuchia, đứng đầu là bộ trưởng quốc phòng, tướng Tea Bank sang triều
kiến thiên triều Tàu Cộng, ngay vào lúc 2 phái đoàng cấp cao của VN và
Camphuchia đang đàm phán về vấn đề biên giới. Những động thái này là
không hề bình thường, trong khi TC đang giúp đỡ họ trên đủ mọi lãnh vực.
Kinh tế, tài chính và cả vũ khí quân trang quân dụng. An ninh quốc gia
là vấn đề hệ trọng, CSVN cần phải có những tướng lĩnh biết nhìn xa trông
rộng.
Những biến động về nhân sự của đảng và chính quyền CSVN trong thời gian
vừa qua. Như trường hợp của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã bị
loại ra khỏi cuộc chơi quyền lực, vì không còn phù hợp với xu thế chính
trị hiện nay. Và cũng trong thời điểm này. "Thủ trưởng vắng mặt" đã
thay thế cùng một lúc hai vị tướng chỉ huy bộ tư lệnh Thủ Đô, là lực
lượng tinh nhuệ hơn hai mươi ngàn người, có trách nhiệm bảo vệ trung
tâm quyền lực CS là Thủ Đô Hà Nội. Chứng tỏ đảng CSVN đã nhận ra tình
hình an ninh quốc gia đang bị TC đe dọa, và đang có những bước chuẩn bị
phòng thủ cho một cuộc chiến mà TC sẽ châm ngòi vào một thời điểm nhạy
cảm nào đó. Cụ thể là việc di chuyển số lượng lớn khí tài quân dụng
vào Đà Nẵng và Sài Gòn trong những ngày vừa qua. Tình hình Biển Đông
cũng đang có những bất ổn, như giàn khoan HD981 Của TC quay trở lại hoạt
động thăm dò trên Vịnh Bắc Bộ thuộc quyền chủ quyền của VN. Biên giới
Tây Nam cũng đang sục sôi nóng bỏng, chứ không như ông tổng Trọng tuyên
bố: "Tình hình Biển Đông không có gì mới". Đảng CSVN đang chịu
một áp lực rất lớn từ TC. Và một cuộc chính biến cũng có thể xảy ra
trong thời điểm này, do một số những quan chức cấp cao trong đảng, trong
quân đội thân TC, được hà hơi tiếp sức từ nơi "Mẫu Quốc".
Việt Trung: Có hay không một cuộc chiến?
Tất cả mọi sự việc, cần phải có thời gian...
18/07/2015