Đừng nghe những gì cộng sản nói
Đại Nghĩa (Danlambao) - Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chết đi còn để lại cho chúng ta một câu nói bất hữu với kinh nghiệm nhiều xương máu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
Câu nói này ngày nay đem ra ứng dụng để gạn lọc những lời truyên bố
khoác lác của TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi Mỹ vừa qua có
giá trị vô cùng. Nhiều người mới nghe đã vội mừng, tưởng rằng được Tổng
thống Mỹ Obama tiếp rước “đặc biệt”, Nguyễn Phú Trọng sẽ “xoay trục”,
nhất là ông ta đã tỏ ra tiếc nuối những cơ hội “bỏ lỡ” trong thời gian
qua. Được Tổng thống Mỹ mời sang hứa tiếp đón trang trọng, hành trang mà
ông Trọng mang theo đáp lễ không có gì ngoài kể chuyện “ăn mày dĩ
vãng”.
“...Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi đi tìm con đường để giải phóng
cho dân tộc Việt Nam đã đến Boston - nơi khởi đầu của cuộc cách mạng
giành độc lập ở Hoa Kỳ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và
Hoa kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát-xít; Việt Minh do
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cứu giúp những phi công Hoa Kỳ bị Nhật
bắn rơi ở Việt Nam...
Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn
thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ. Người đã gửi 14 lá thư cho
lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan
hệ ‘hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ’...
Đối với nhân dân Việt Nam, đó là kháng chiến để giành độc lập, tự do
cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là
cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải
để chống nhân dân Hoa Kỳ. (1)
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam chủ trương ‘gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. (2) (DanChimViet online ngày 9-7-2015)
1. Trong khi ở Tại Hoa Kỳ, ông Trọng đã hạ thấp luận điệu chống Mỹ, thì
trước đó người đồng chí của ông trong bài diễn văn đọc tại cuộc mít
tinh “Việt Nam làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn oang oang giọng thù địch trái ngược lại với lời TBT Trọng như sau:
“Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN nhất là Liên Xô, Trung Quốc...
Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến
miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng
miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng
đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với
đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta phải trải qua những thử thách cực
kỳ nghiêm trọng”. (BaoMoi online ngày 30-4-2015)
2. Sau chiến tranh, CSVN không chủ động xếp lại quá khứ như ông Trọng
tuyên bố mà chính Việt Nam đã “bỏ lỡ” nhiều cơ hội để hàn gắn vết thương
chiến tranh. Chính Tổng thống Mỹ Jimmy Carter “chủ động chìa tay” trong
khi CSVN chỉ khư khư đòi bồi thường thiệt hại chiến tranh:
“Ngay khi vừa đắc cử tổng thống Mỹ vào đầu năm 1977, Jimmy Carter đã
dành nhiều tâm huyết để đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam. Tháng 3-1977, ông gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối
lại bang giao. Ngày 4-5-1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam gia
nhập Liên Hiệp Quốc”. (VnExpress online ngày 1-7-2015)
Đọc lại Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, nghe ông than thở, để thấy đảng CSVN không “xếp lại quá khứ” như lời ông Trọng đã nói.
“Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong hoàn cảnh khó
khăn một thời gian dài’. Có nhiều chủ trương, quyết sách ta chậm đến 20
năm, chẳng hạn như ‘từ chối đề nghị của Mỹ và làm cao khiến ta bỏ lỡ cơ
hội, khiến cho bình thường hóa với Mỹ và gia nhập ASEAN mãi 20 năm sau
(1995) ta mới thực hiện một cách chật vật”.
Ông lấy làm tiếc rằng ‘việc bỏ lỡ cơ hội với Mỹ đã khiến Việt Nam như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng”. (Boxitvn online ngày 4-7-2015)
Khi đề cập đến vấn đề Nhân quyền thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn một luận
điệu cố hữu là ba hoa khoát lác là “Việt Nam hết sức coi trọng nhân
quyền” trong khi ông không dám đề cập thẳng thắn mà chỉ dám nói đến như
một “vấn đề nhạy cảm”.
“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan
tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm của hai nước. Tôi khẳng định rằng Việt Nam
hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người. Chúng tôi đang nỗ
lực xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người...
Việt Nam chúng tôi xem đây là mục tiêu rất cơ bản, chiến lược phấn
đấu để bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người dân. Cộng đồng Việt
Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây
giờ”. (3) (RFA online ngày 9-7-2015)
3. Tại buổi lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, ở Quốc
hội Mỹ, ông Rupert Abbott, chuyên gia về Lào, Campuchia và Việt Nam nhận
định:
“Ân xá Quốc tế mong muốn chính phủ các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đừng
quên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nơi quyền con người bị chà đạp một
cách trầm trọng. Qua phát biểu của nhiều người, kể cả những vị nghị sĩ
và dân biểu Mỹ trong Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ mười tám này…”
(RFA online ngày 11-5-2012)
Theo HRW: “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 vẫn tồi tệ”…
“Human Rights Watch nói Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ
những người ủng hộ dân chủ, hay chỉ trích chính quyền trong năm.
Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này nói Hà Nội trấn áp hầu hết
mọi hình thức bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội
và tự do tụ họp ở nơi công cộng bị theo dỏi chặt chẽ”. (VOA oline ngày 29-1-2015)
Hội Phụ Nữ Nhân quyền vừa lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội tại LHQ…
“Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam bị phân biệt đối xử, không được thành
lập một cách hợp pháp, bị công an đàn áp, các thành viên của chúng tôi
bị hăm dọa, bắt bớ, tù đày, đánh đập rất nhiều trong thời gian qua kể từ
khi chúng tôi thành lập vào năm 2013”. (VOA online ngày 10-7-2015)
Từ Huế, Linh mục Phan Văn Lợi, một vị lãnh đạo tôn giáo khả kính lên
tiếng trên đài Á châu Tự do về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhân khi
chính phủ Úc cũng như chính phủ Hoa Kỳ đối thoại về nhân quyền với nhà
cầm quyền CSVN như sau:
“Tôi mong rằng khi chính quyền Úc đối thoại với nhà cầm quyền Việt
Nam thì phải luôn nhớ rằng nhà cầm quyền CSVN là độc tài và bao giờ họ
cũng tìm cách duy trì quyền độc tài của họ trên đất nước Việt Nam.
Vì vậy phải làm sao bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam khi đối thoại
nhân quyền phải thực sự trả lại nhân quyền và dân quyền bằng hành động
cụ thể ví dụ như bỏ điều 4 hiến pháp, trả lại quyền sở hữu đất đai cho
người dân, quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do ngôn luận và nhiều
quyền khác”. (RFA online ngày 25-4-2012)
Khi được hỏi về trường hợp những người tù nhân lương tâm còn bị giam giữ
ở Việt Nam thì Nguyễn Phú Trọng với luận điệu cũ rít, chối lấy được
rằng:
“Vừa qua có những trường hợp chúng tôi phải xứ lý thậm chí bắt người
là họ vi phạm pháp luật chứ không phải vì họ đị theo tôn giáo đi theo
dân tộc hay nói khác gì mà bị bắt. Ai vi phạm pháp luật thì chúng tôi xử
lý theo pháp luật”. (4) (RFA online ngày 9-7-2015)
4. Trong khi Nguyễn Phú Trọng chối rằng trong nước không có giam giữ tù
nhân lương tâm thì 21 Hội đoàn thuộc các tổ chức XHDS độc lập trong nước
đồng lên tiếng:
“Đòi hỏi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm.
Thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị và bắt giữ tùy
tiện đối với người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và các
nhóm tôn giáo không đăng ký...” (Boxitvn online ngày 5-4-2015)
Qua vài chứng minh kể trên cho thấy nhân quyền ở Việt Nam không được tôn
trọng như Việt Nam từng cam kết... Tại các trại tù ở Việt Nam còn giam
cầm hàng trăm tù nhân lương tâm mà Nguyễn Phú Trọng vẫn cho đó là tội
phạm kiểu trốn thuế như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay bao cao su đã qua sử
dụng của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nguy hiểm đến phải tống xuất họ ra nước
ngoài ngay khi thả họ ra tù.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà phản biện từ Hà Nội không tin rằng ông
Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du này tạo được dấu ấn quan trọng nào
trong khi được Tổng thống Mỹ Obama tiếp ở trong Nhà Trắng.
“Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng
đã đẩy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi
phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện nhưng tôi
không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được... liên minh toàn
diện về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh”. (DoiThoai online ngày 6-7-2015).
Kết quả chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng còn ở phía trước. Những lời phát
biểu “lạc điệu” của ông ta cũng không nhằm “chuyễn trục” mà cũng chỉ như
lời của những nhà lãnh đạo cộng sản trước hoặc sau khi về hưu chỉ mong
nói được cái gì để tạo dấu ấn.