80 năm, một cuộc đầu hàng
Bảo Giang (Danlambao) - Ngày
3-2-1930, theo lệnh của Liên xô, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành), tập
hợp ba nhóm cộng sản tạp nham tại Việt Nam lại tại Hồng Kông để
thành lập đảng cộng sản Đông Dương. Sau hai năm lãnh đạo nhóm cộng sản
này, Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam tại nhà tù ở Hồng Kông. Cuối 1932,
Nguyễn Ái Quốc được trả tự do, nhưng cũng có hai nguồn tin khác biệt.
Nguyễn Ái Quốc đã chết rục trong tù vì bệnh lao phổi. Nguyễn Ái Quốc đã
chết trên đường đến Liên Xô? Tuy chưa ai nắm rõ sự sống chết của y,
nhưng Quốc đã hoàn toàn mất dấu từ đây. Đến năm 1939, một nhân vật có
tên Hồ Quang, đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, mang cấp bậc thiếu tá
trong đội giải phóng quân Trung cộng xuất hiện và trở thành kẻ lãnh đạo
đảng cộng sản VN.
Trước tiên, Hồ Quang xâm nhập vào địa giới Việt Nam vào đầu năm 1941.
Lập căn cứ địa hoạt động cho cộng sản tại hang Pắc Pó. Hang động này
trước kia nằm trong nội địa Việt Nam, (gần biên giới) nay đã chuyển tên
và nằm sâu trong nội địa của Trung cộng. Đây là bước đầu tiên Hồ Quang
chiếm đất của dân Việt Nam để đem về cho Tàu, đúng hơn là dâng cho Tàu,
vì Hồ Quang không phải là người Việt Nam?
Tháng 8, 1942, Hồ Quang trở về Tàu để báo cáo công tác nhập địa và lấn
đất của Việt Nam cho đảng cộng sản Tàu. Y đã bị tàu Tưởng bắt ở Túc
Vinh. Vì sợ bị lộ tẩy là thiếu tá tình báo của Trung cộng, kẻ thù không
đội trời chung với Tưởng giới Thạch, nên khi bị bắt Hồ Quang đã khai
tên là Hồ Chí Minh, (Minh cũng có nghĩa là Quang) người Việt Nam. Cái
tên Hồ Chí Minh này theo y cho đến khi chết vào năm 1969. Thành tích của
Hồ Quang trong một năm tù là... chôm được tập thơ Ngục Trung Nhật Ký
của một người Tàu, thuộc phe Quốc dân đảng. Tác giả có lẽ vì hiềm khích
hay bị nghi ngờ là Hán gian đã bị Quốc dân đảng Tàu bắt giam. Ông ta
còn sống hay đã chết, không ai hay biết. Chỉ biết tập Ngục Trung Nhật Ký
của người này có nhiều bài thơ nói lên ý hướng yêu nước và tận trung
với quê hương và dân tộc của tác giả ở vùng Quảng Đông. Theo lịch sử cổ
Trung Hoa thì thuộc nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, một trong những
ông vua có tôi thần là Phạm Lãi, nổi tiếng thời Đông Chu, sau đó bị sát
nhập vào Trung Hoa thời Tần thủy Hoàng.
Về tập thơ, bất cứ người nào biết đọc biết viết, có suy nghĩ bình
thường, không bị điên loạn, đều có khả năng nhận biết tập thơ này chắc
chắn không phải là của Hồ Chí Minh sáng tác. Tuy nhiên, bằng cách nào Hồ
Chí Minh có được tập thơ thì không ai biết. Chỉ nghe qua vài chuyện
như giả tưởng của nhà nước cộng sản đưa ra là “bác” tìm lại được tập
thơ này vào năm 1959. Sau đó giao cho Trung ương đảng cộng sản giữ làm
kèn. Từ đây các kèn loa, bỏ quên cả nhân cách, tư cách con người, phùng
mồm lên thổi đó là thơ trong tù của Hồ Chí Minh. Tệ hơn, bản văn ăn cắp
này còn được một cái nghị định gì đó của nhà nước CHXHCN/VC nâng nó lên
hàng tài sản văn hóa của Việt cộng! (tôi đã viết trong loạt bài “Tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải là người Việt Nam”).
Nhờ "nguồn văn hóa" này, ngày 2-9-1945, nhân cuộc tổng đình công bãi thị
và tuần hành của công chức, sinh viên học sinh Hà Nội, Việt cộng do Hồ
Chí Minh lãnh đạo đã cướp lấy chính quyền hợp pháp của chính phủ Trần
Trọng Kim. Sau đó Bảo Đại đã thoái vị. Công quyền lọt vào tay Hồ Chí
Minh, nhưng trong thực tế mới chỉ có danh nghĩa, chưa có thực lực trên
toàn quốc.
Với mưu đồ chiếm độc quyền lãnh đạo theo lệnh của CS Tàu-Liên xô, Hồ
Quang mời quân Pháp trở lại Hà Nội để gạt Tàu Tưởng, trong phe đồng
minh, có nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật tại Việt Nam, ra khỏi Việt
Nam. Sau đó dùng chiêu bài chống thực dân Pháp mở lại cuộc chiến tranh
với Pháp. Cuộc chiến kéo dài trong 9 năm được nuôi dưỡng bằng súng đạn
và cơm gạo của Nga-Hoa với cái chết của “khoảng 250,000 dân thường.
Số nhân mạng trong binh đoàn của Trung cộng và Việt cộng không được công
bố, nhưng người ta ước tính không dưới 500,000 người. Về phía Pháp có
172,108 thương vong. Trong đó có 31,176 binh lính thuộc khối Đông Dương.
Về tài sản cũng không được công bố. Tuy nhiên, sự thiệt hại về tài sản
của nhân dân và về những nguồn lợi kinh tế của Việt Nam trong suốt thời
kỳ chiến tranh và cả những năm tháng sau chiến tranh, cộng với sự thiệt
hại về nhân mạng, đã cho thấy cái giá của chiến thắng là quá đắt. Cái
giá ấy không đắt, nếu chiến tranh là con đường duy nhất để dẫn đến độc
lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc thật sự cho dân tộc” (GS Lê Văn Khoa, Bài Học Chín Năm 1945-1954)
Tuy nhiên, cái giá ấy là quá đắt, bởi vì chỉ trong vòng mấy năm sau
1945, tất cả các thuộc địa của Pháp ở Phi Châu đều được trao trả Độc
Lập mà chẳng phải đổ máu. Và ngay tại Việt Nam, trong thực tế, cũng đã
được trao trả Độc Lập trọn vẹn vào năm 1949. Theo đó, cái giá máu đổ ra
là vô cùng đắt và khốn nạn cho dân tộc Việt Nam. Bởi vì từ sau năm
1954, Việt Nam chẳng những không có Độc Lập, không có Tự Do, không có
Dân Chủ, không có Hạnh Phúc. Chỉ có “mưa sa trên màu cờ đỏ” (Trần
Dần), có máu chảy loang đồng ruộng. Và chỉ có một nền chính trị bạo tàn
trong tay Hồ Quang đang từng bước đưa Việt Nam vào trong vòng nô lệ của
Bắc Kinh.
Và nó còn đắt hơn thế gấp trăm ngàn lần, dưới sự lãnh đạo của viên thiếu
tá tàu Hồ chí Minh, đảng cộng sản Việt Nam đã học tập nhuần nhuyễn và
thực hành đến nơi đến chốn bài viết tâm đắc “địa chủ ác ghê” do Hồ Chí
Minh chủ xướng. Kết quả, hơn 172,000 người Việt Nam đã bị Hồ Quang và
đảng cộng sản Việt Nam đấu tố, và giết hại trong kế sách cướp của giết
người Việt Nam cho vừa bụng Tàu, mà chúng gọi là mùa cải cách từ
1953-1956. Nhân mạng đã thế. Tất cả tài sản của tư nhân, của công cũng
như guồng máy công quyền đều thu gọn vào tay đảng cộng sản, giúp Hồ Chí
Minh hiện thực ý đố thôn tính Việt Nam cho Tàu.
Hồ Chí Minh là ai? Thực sự không còn ai biết rõ ngọn nguồn, lý lịch của
y, ngoài những tài liệu đầy nghi vấn. Lý do của sự thiếu chứng minh thực
tế là mãi đến năm 1959, sau khi tất cả những thành viên sáng lập đảng
cộng sản ĐD tại Hồng Kông đã chết. Bà chị ruột Nguyễn Thị Thành và
Nguyễn Sinh Khiêm đã yên mồ yên mả. Hồ Quang biết chắc không còn một
người nào khả dĩ chứng minh Quang không phải là Nguyễn Sinh Cung, Y mới
dám úp mở, hé lộ bản tin Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc người làng Kim
Liên. Nhắc lại, vào thời điểm này, chỉ còn một người duy nhất là Trịnh
Đình Cửu có khả năng biết mặt Nguyễn Ái Quốc khi còn ở Hồng Kông. Tuy
nhiên Cửu bị mắc bệnh... câm, nên phải giữ im lặng cho đến chết. Bệnh
câm của y có hai lợi thế, như một cái bóng, dù nói hay không nói đểu
ngầm ý chứng minh Hồ Quang là Nguyễn Ái Quốc. Đó là lý do Cửu còn sống
để chết già.
Cùng theo mưu đồ phục vụ cho Trung cộng để xin làm nô lệ, năm 1951, Đặng
Xuân Khu đã nhân danh tổng bí thư đảng CSVN viết lời kêu gọi đông bào
Việt Nam, “bỏ học chữ Quốc Ngữ, học chữ Tàu. Bỏ thuốc tây, uống thuốc Tễ, để được làm chư hầu cho Trung cộng”.
Vào năm 1958, đảng CSVN qua Phạm Văn Đồng đã chính thức giao Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam cho Trung cộng. Kế đến, để thực hiện mưu đồ đỏ
hóa toàn cõi Đông Dương theo chỉ đạo của Trung cộng, Hồ Chí Minh đã mở
chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh này có một chính
nghĩa rất ngời sáng do tên Lê Duẩn, tổng bí thư của đảng CSVN công bố "Cuộc chiến này là ta đánh là đánh cho Trung quốc cho Liên Xô”. “Chúng tôi kiên cường chiên đấu tất cả vì công việc của Mao chủ Tịch”. Kết quả của cuộc chiến do tên Lê Duẩn và Hồ Chí Minh chủ trương “Đánh đến người Việt Nam cuối cùng cũng đánh”
(để rộng đất cho Tàu kéo sang) đã kết thúc vào ngày 30-4-1975. Theo tài
liệu lịch sử “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”(1954-1975) của nhà xuất
bản chính trị của nhà nước CHXNCH/VC như sau:
Thiệt hại về nhân mạng của CS miền bắc là: (1) Theo tài liệu Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia có:
- 1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác).
- 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
- Gần 2 triệu thường dân chết; Hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; do miền bắc bị ném bom và dân công tải đạn.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, những người đã hy sinh bảo vệ nền Độc Lập và
Tự Do Dân Chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam được ghi nhận như sau:
- Từ 250,000 - 316,000 tử trận hoặc mất tích.
- Khoảng 1.170,000 quân nhân bị thương, nặng và nhẹ.
- Khoảng 2.000,000 dân thường bị chết và mang thương tật. Trong số hy
sinh có một Tổng Thống là ông Ngô Đình Diệm, rất nhiều trẻ em đi đến
trường như vụ Cai Lậy. Và có khoảng 5000 người dân bị Việt cộng chôn
sống để chúc thọ, chúc tết cho Hồ Chí Minh trong những ngày tháo chạy
khỏi Huế vào tết Mậu Thân 1968.
Hoa Kỳ:
- 58.209 tử trận và chết vì lý do khác
- Hơn 305.000 bị thương nặng và nhẹ.
- 1.948 mất tích
Hàn Quốc: 5.099 tử trận 11.232 bị thương, 4 mất tích trong chiến đấu.
Bắc Triều Tiên: 14 phi công chết, 2 cố vấn bị thương?.
Trung cộng: 1,446 công binh chết (có lẽ con số rất cao, nhưng không được công bố).
Liên Xô: Khoảng 6000 quân nhân Xô Viết tham gia vào chiến tranh Việt Nam. Số chết được công bố là 16 người?
Philippines: 552 tử trận.
Thái Lan: 351 tử trận, 1358 bị thương.
Úc Đại Lợi: Khoảng 500 tử trân, bị thương.
New Zealand: 55 tử trận và 212 bị thương.
Đây là những con số đã không cho chúng ta niềm vui, hãnh diện. Trái lại
là những con số còn đời đời xé nát tim gan Việt Nam. Bởi vì, sau ngày
tàn chinh chiến 30-4-1975, đảng cộng sản, bên gọi là thắng cuộc, đã
không đem lại một chút niềm vui hạnh phúc nào cho dân tộc Việt Nam. Trái
lại, chỉ là những bất hạnh vô cùng khủng khiếp đổ ập xuống. Đổ xuống
những con đường như đại lộ kinh hoàng, đường số 7, số 10, cửa Tư Hiền,
cửa Thuận An, biển Đà Nẵng, Nha Trang... nơi nào cũng chất cao xương
trắng máu đào người Việt Nam. Và sau đó là:
- Hơn 200,000 quân cán chính của Việt Nam bị đưa vào các trại giam. Có
nhiều người đã bị bắn, giết chết trong các trại giam khủng khiếp này.
- Có trên 1,000,000 người rời bỏ Việt Nam trên các chuyến tàu mong manh
vượt đại dương để đi tìm tự do trong cái chết. Có hàng trăm ngàn người
Việt Nam ra đi và đã bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển.
- Sau hai vụ cướp cạn đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp và đổi tiền, dân miền Nam coi như là trắng tay. Nhiều người dân phải rời thành phố để đi các vùng gọi là kinh tế mới.
Tuy thế, tất cả những thiệt hại về nhân mạng và vật chất ấy dù rất lớn,
nhưng không thể so sánh với thương tổn tinh thần mà người Việt Nam đã
phải gánh chịu ròng rã trong 40 năm qua. Thứ nhất, nền luân lý đạo hạnh
của gia đình, của xã hội đã hoàn toàn bị phá sản vì chủ trương của đảng
cộng sản ép buộc tuổi thơ học tập theo gương đạo đức trộm cướp, vô đạo
bất nhân, bất nghĩa của Hồ Quang (Hồ Chí Minh). Trong đó có một điều
đáng ghê tởm nhất là “phải căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” theo gương
của Y. Từ tấm gương này, những tội đại ác như giết cha, giết mẹ, giết
vợ, giết chồng, giết tình nhân. Cướp của giết người, phá thai đã gây nên
khủng hoảng, lo sợ cho cuộc sống của xã hội Việt Nam hôm nay.
Từ tấm gương này và từ bài học “địa chủ ác ghê”, các đảng viên cộng sản
tại Việt Nam tự do tung hoành bá đạo trong việc cướp bóc tài sản của dân
chúng, cũng như tham ô hối lộ các công trình kiến trúc, đầu tư để nợ
công đè lên đầu lên cổ người Việt Nam, làm cho nhiều thế hệ kế tiếp phải
lao đao gánh chịu phần trả nợ. Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, là niềm mơ
ước của các nước láng giềng như Singapore, Thái Lan, Đại Hàn, Mã Lai...
từ hơn 40 năm trước, nay biến thành nơi đầy dẫy trộm cướp, đầy những đĩ,
điếm Hồ Chí Minh. Theo thống kê và thực tế đời thường, học sinh, trẻ em
mới 13, 14 tuổi đã biết, hay bị dụ hoặc vào việc bán thân để tìm cho
mình chút tiện nghi nhỏ bé là cái váy đẹp, cái điện thoại di động! Và
sản nghiệp lớn nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại trên đất nước ấy sau 80 năm
là sự bạc nhược và tinh thần nô lệ. Tất cả đều cúi đầu đi theo chỉ đạo
của Tàu nhằm đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho Trung cộng.
Chúng bạc nhược đến nỗi, những cái loa rỉ xét thì không ngừng oang oang
tuyên truyền lừa đảo nhân dân là, đoàn quân giải phóng bách chiến bách
thắng Việt cộng đã đánh gục hai tên thực dân đầu xỏ thế giới là Pháp và
Mỹ. Trong thực thế, một tên mang quân hàm thượng tướng, đồng thời còn là
phó chủ tịch cái quốc hội của CHXHCN/VC tuyên bố rất ngon lành trước
diễn đàn của cái quốc hội chuột ấy như sau: “Ta như thế này thì bà con thấy ta đánh với họ được không? Ai tài giỏi thì thử ra đó xem có thắng không”
(thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn phó chủ tịch quốc hội). Thử hỏi xem, một
kẻ ngu ngốc và bạc nhược như thế mà đeo quân hàm Thượng Tướng và kiêm
phó chủ tịch quốc hội thì quốc hội ấy là cái gì? Và cái tập thể quân đội
kia ra sao? Mà lạ, y không bị lột lon và đuổi cổ về nhà đuổi gà, chạy
xe ôm kiếm ăn. Trái lại còn sum xoe áo mào ngồi trên vị thế ấy mà nuốt
tiền thuế và sức lao động của người dân. Nếu một chính phủ, một quân đội
có thực lực, có kỷ luật thì không thể không đưa loại hèn tướng này ra
trước tòa án quân sự vì sự hèn nhát, và làm mất sĩ khí của toàn quân
trước quân thù. Tiếc rằng, nó lại là biểu tượng của quan quyền của chế
độ CS thời Hồ Chí Minh. Phục vụ Tàu để có chức có quyền! Và chuyện tổ
cuốc xem ra là tổ... cò!
Đó là đôi nét về hành trình của cộng sản do Hồ Quang đem vào và được
đoàn đảng cộng sản Việt cộng tài bồi, áp dụng triệt để tại Việt Nam
trong hơn 80 năm qua. Tất cả là một đại họa cho tương lai của Việt Nam.
Nay nhân chuyến Quy mã của Nguyễn Phú Trọng, người ta tự hỏi rằng. Có
phải Trọng đem sang Hoa Kỳ một lời thề khác và trái ngược với lời tuyên
bố của Duẩn khi Y sang Trung cộng không? Liệu Trọng có nhân chuyến đi
này để hóa giải những lầm lẫn và dĩ lỡ coi Hoa Kỳ, coi dân tộc Việt Nam
như một kẻ thù từ hơn nửa thế kỷ qua hay không?
Lúc này, người ta nói nhiều về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng. Có người
cho đó là cái may cho Việt Nam và cũng là cơ may cho đảng CS này. Bởi
vì, nếu nhìn từ một góc đen tối nhất. Chẳng có một quan cán cộng nào,
dẫu nhờ ảnh hưởng của Trung cộng để có quyền lực, mà lại muốn sang Tàu
để tỵ nạn. Trái lại, đều mắt trước mắt sau, kiếm phương cách sang Mỹ hay
sang các nước tây phương khi gặp nạn! Hoặc giả, có những ý kiến trái
chiều cho rằng: Những kẻ gian manh một đời, lúc gần chết cũng vẫn lưu
manh, giả như là cố gắng làm một chuyện gì đó để tạo ra dấu ấn, để khỏi
phải mang xú uế xuống tuyền đài trước khi nhắm mắt? Trọng nằm ở trường
hợp nào?
Thực tế, không ai biết, tương lai sẽ có câu trả lời. Phần tôi, tôi cho
rằng: Sau 80 năm sống đời gian trá, mà không thu được kết quả, lại thấy
dao kề vào cổ từ muôn phía, Nguyễn Phú Trọng trước khi chết, có thể đã
thay mặt toàn đảng, lãnh đạo nhà nước và tất cả các tổ chức trong guồng
máy của CS mà làm một cuộc đầu hàng Công Lý? Nếu đúng, thì phải khẳng
định ngay rằng: Đây không phải là một cuộc đầu hàng ô nhục, tủi hổ. Trái
lại, đây là một cuộc đầu hàng có ý nghĩa, đáng quý. Bởi vì trong cuộc
dầu hàng này có niềm vui, có nụ cười và có lẽ sống.
Có niềm vui. Cuộc đổi thay dẫu chưa bắt đầu, nhưng xem ra nó đã có nhiều
dấu chỉ có niềm vui. Mặc dù, trước Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều quan
cán cao cấp của nhà nước Cộng sản tại Việt Nam quy Mã, nhưng tất cả
chỉ là viên chức thuộc phía nhà nước, không ai ở vị thế lãnh đạo đảng,
là cơ chế nắm toàn bộ quyền lực và sách lược trong tay. Theo đó, những
chuyến đi này mang tính hình thức trao đổi về những hoạt động thường
nhật hơn là đưa ra sách lược chung cho đôi bên. Nay kẻ nắm giáo điều,
nắm lãnh đạo quy Mã (không hẳn là quy thuận) là một nước thù địch từ
nửa thế kỷ qua, hẳn nhiên, nó phải có một dấu chỉ tích cực hơn. Dấu chỉ
ấy là gì? Có phải là đã thể hiện qua những tuyên bố?
Dĩ nhiên, một phần nhỏ nằm trong những tuyên bố chung. Nhưng phần lớn là
nằm trong những thỏa thuận được xác định mà không cần viết thành văn
bản đưa ra trình diễn. Đó là những thỏa thuận chủ yếu khả dĩ làm phấn
chấn kẻ cựu thù từ nửa thế kỷ qua. Hơn thế, chính nó tạo nên niềm vui,
nụ cười rạng rỡ chưa bao giờ có ở trên khuôn mặt cằn cỗi, bệnh hoạn, bạc
nhược của Nguyễn phú Trọng.
Ai cũng biết, người ta không thể có nụ cười tươi và mãn nguyện khi trong
lòng chất chứa muôn lo âu, phiền muộn. Lại càng không thể có nụ cười ấy
với kẻ cựu thù. Nguyễn Phú Trọng cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, Y
không phải là mẫu người lo cái lo của dân, vui niềm vui của nhân dân.
Trái lại, Y và tập đoàn do Y lãnh đạo chỉ có cái vui khi vùi dập chà đạp
nhân dân. Có nụ cười khoái trá, thỏa mãn khi bắt bớ, tù đày người yêu
nước, hay cướp được của cải, tài sản của tư, của công một cách nhưng
không. Hoặc giả, có niềm vui lớn trước nỗi bất hạnh của nhân dân. Theo
đó, dù không nói ra, người ta cũng có thể hiểu được nụ cười của Trọng
khi gặp Obama là nụ cười thỏa được ý nguyện của Y đã xin. Ý nguyện ấy
là gì? Liệu có phải là những chuyến tỵ nạn cho Y và cho phe nhóm của Y
khi gặp bế tắc với Trung cộng? Điều này cũng có thể xảy ra. Bởi vì gặp
“kẻ thù” thì cười tươi như hoa nở, nhưng khi gặp láng giềng tốt, đồng
chí tốt thì mặt lại bị ra như thằng đầy tớ phải đấm! Như thế, dù không
muốn đối thù thành bạn, cũng phải đối!
Cuộc đầu hàng có lẽ sống. Lẽ sống cho nhiều phía. Với tập đoàn Cộng sản,
như tôi đã nói ở trên, từ cuộc đầu hàng này, Mỹ có thể sẽ mở sinh lộ
cho nhiều quan chức Việt cộng ra đi khi cần, cũng như không đóng băng
một số tài khoản nào đó mà họ đã có từ nhưng không trong lúc cầm quyền.
Kế đến, cũng vì cuộc đầu hàng này mà người dân Việt Nam có cơ hội tìm
lại được nguồn sống cho dân tộc bằng những cuộc sinh hoạt dân chủ và tự
do trong tương lai. Từ đó một nhà Việt Nam mới sẽ được mở ra để kêu gọi
mọi người cùng chung sức, ghé vai vào gánh vác. Đặc biệt, về phía Trung
cộng, tôi tin rằng dù có nắm được Nguyễn Phú Trọng và một số tay sai
trong guồng máy hiện nay, việc Trung cộng muốn tràn sang Việt Nam như vụ
Nga tràn qua Cremea là không thể thực hiện được nữa. Bởi vì, Trung cộng
cũng không thể biết được Trọng đã xin gì, nói gì, hoặc thề ước gì với
Mỹ để ông ta có được nét mặt hân hoan, hoàn toàn khác với vẻ mặt đưa
đám, nặng lo âu khi gặp quan chức Trung cộng. Điều ấy có phải là: Từ
nay, tiếng là cùng đảng nhưng không còn cùng thuyền? Trái lại sẽ đục lỗ
cho thuyền cộng chìm xuống?
Bên cạnh những sự kiện ấy là việc chấm dứt đột ngột sự nghiệp chính trị
của Phùng Quang Thanh? Một tên tham ô, một tên đầy tớ tâm đắc của Tàu
vào trước ngày Trọng quy Mã, và thay đổi toàn bộ bộ chỉ huy quân đội tại
Hà Nội như cho thấy, Trọng cũng không còn đủ tin và đã dứt khoát là sẽ
không xin sang ty nạn tại Hoa Lục. Theo đó, chuyện thay đổi này cũng có
nghĩa là lời răn đe trực tiếp cho phe nhóm thờ Tàu như Hoàng Trung Hải,
Uông Chung Lưu, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Chí Vịnh...
nên xếp cho gọn lại để một cánh cửa mới sẽ từ từ mở ra.
Như thế, nếu đây là cái khởi đầu tốt, thì cũng không phải chỉ bấy nhiêu
là đủ. Trái lại, nó cần phải được tiếp tục biểu lộ cuộc khởi đầu ấy
trong ý thức trách nhiệm, nghiêm chỉnh, không phải trong gian trá. Từ
đó, chuyến đi này rất cần thiết phải được thể hiện một thiện chí mới để
làm một cuộc đầu hàng thực sự với dân tộc Việt Nam nữa. Nghĩa là, cộng
sản qua Trọng hay qua những kẻ có trách nhiệm trong tương lai phải biết
giải mã lý lịch của Hồ Chí Minh, Y là ai? Và làm cuộc cầu hòa thẳng
thắn, trực tiếp với người dân Việt Nam bằng cách nhận lấy trách nhiệm
của hơn 80 năm qua. Tự hủy bỏ đi những đặc quyền chính trị, đặc quyền xã
hội, để cùng với mọi tổ chức, đảng phái, tôn giáo và người dân Việt
Nam phục vụ Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam trong tinh thần bình đẳng. Bởi
vì:
Đây mới là cái đích để mọi người nhắm tới. Đây mới là đích điểm của cuộc
cầu hòa mà CS cần làm. Cần làm vì nó là công việc của những con người.
Cần làm vì nó mang trọn ý nghĩa với dân tộc. Cần làm vì nó sẽ đem lại lẽ
sống cho dân tộc. Cách riêng, cần làm vì chỉ có cuộc đầu hàng này mới
đảm bảo cho họ và con cháu họ có được một nơi tỵ nạn vững chắc nhất, an
toàn nhất và tốt đẹp nhất để sống. Đó chính là cuộc sống làm người nhân
bản ngay trên quê hương Việt Nam. Ở đó, mọi người đều được chung hưởng
Tự Do, Hòa Bình, Dân Chủ, Nhân Quyền trong một đất nước Thống Nhất, Độc
Lập, toàn vẹn và có kỷ cương. Ngoài ra, cộng sản không còn một lối thoát
nào khác để tránh bị diệt vong.
danlambaovn.blogspot.com
(1) Tất cả những con số trong phần này được ghi lại theo wikipedia