Tuyên bố báo chí của Quỹ học viện Ethecon ngày 15 tháng 7 năm 2016
FORMOSA PLASTICS – HÃY LÀM SÁNG TỎ VÀ VÀ BỒI THƯỜNG TRỌN VẸN NGAY !
Thảm họa môi trường ở Việt Nam
Bản dịch của Trần Huê (Save Vietnam's Nature)
Thảm họa môi trường ở Việt Nam
Bản dịch của Trần Huê (Save Vietnam's Nature)
FORMOSA HA TINH Steel, một công ty con của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG) chịu trách nhiệm về vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Ðại Hội Ðồng của công ty họp ở Ðài Loan đã bị tháp tùng bằng những phản đối rộng rãi và công khai. ethecon đã trao cho ban tổ chức một bức Thư ngỏ ngay tại phòng hội nghị. Các chính phủ Ðài Loan và Việt Nam cũng nhận được Thư ngỏ nhưng họ đã hoàn toàn không có phản ứng. Quỹ học viện Ðạo đức và Kinh tế ethecon tiếp tục lên tiếng đòi làm sáng tỏ trọn vẹn tội ác đối với con người và môi sinh, phải bồi thường tương xứng cho tất cả các nạn dân bị thiệt hại, phải giải trừ mọi hậu quả tai hại cho môi sinh cũng như có một biện pháp lâu dài giải độc nước thải của nhà máy thép.
Sau phiên họp Ðại Hội Ðồng của tổ hợp ngày 17.06.16, các vụ phản đối vẫn tiếp diễn. Trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế vẫn có áp lực lên tập đoàn đó mà công ty con Formosa Hà Tĩnh bị cáo buộc đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt ở Việt Nam.Sau khi vụ việc bị phanh phui trước công luận, công ty thú nhận là thủ phạm đã gây ra thảm trạng môi trường khốc hại ở Việt Nam. Một vụ mất điện đã đưa đến hậu quả làm ô nhiễm vùng biển. Do vậy mà hệ thống gạn lọc đã không làm việc và chất độc lan tràn ra biển.
Tập đoàn tuyên bố bồi thường 500 triệu Mỹ kim, tương đương với 450 triệu Euro, cho tất cả những thiệt hại đã gây ra. So với mức độ thiệt hại không lường và lâu dài của thảm họa này, con số trên thật là vô cùng lố bịch.
Theo Sarah Schneider, giám đốc điều hành của ethecon: „450 triệu Euro bồi thường cho tổn hại môi trường và cho khoảng 2 triệu ngư phủ nạn nhân và gia đình của họ quả thật là một con số không ra gì đến độ trơ trẽn. Công ty phải bồi thường xứng đáng cho những thiệt hại đã gây ra và có biện pháp làm sạch môi sinh liên hệ về lâu dài. Bao lâu mà chưa giải quyết được vấn đề này thì mọi biện pháp chi tiêu chỉ là hành động làm lòa mắt thiên hạ trả bằng giá thiệt hại cho con người và môi sinh".
Nhóm „Tương lai Việt“ ở Köln nhấn mạnh rằng vấn đề cốt lõi nằm ở chương trình bảo vệ môi trường tồi tệ của tập đoàn. Hiện nay nước thải của nhà máy thép được dẫn thẳng ra biển bằng một hệ thống ống dài 2 cây số và nằm sâu 17 thước. „Bao lâu mà sự kiện này chưa được đem ra ánh sáng thì tội phạm môi trường vẫn chưa được điều tra tường tận“, „Tương lai Việt“ kết luận như vậy.
Năm 2009, Quỹ học viện Đạo đức và Kinh tế ethecon đã lên án chủ nhân Công ty và ban quản trị của tập đoàn Formosa Plastics Group trước dư luận quốc tế về những hành động vô trách nhiệm, huỷ diệt, vô nhân phẩm của Công ty này. ethecon đòi hỏi FPG phải bồi thường ngay những tàn phá môi trường và những thiệt hại gây ra cho con người và môi trường cũng như phải phục hồi. Những người chịu trách nhiệm của FPG cho thảm họa môi sinh và tác hại sức khỏe phải bị đưa ra tòa và trừng phạt thích đáng. Hơn thế nữa phải làm sáng tỏ trọn vẹn vụ việc cả về phía nhà máy lẫn về phía chính quyền.
Chính phủ Ðài Loan và chính phủ Việt Nam phải bắt buộc nhà máy tuân thủ những điều luật bảo vệ môi trường và kiểm soát sự thi hành nghiêm chỉnh các điều luật này, thêm vào đó cần có những biện pháp chế tài
----
Khác với nhiều Quỹ học viện của các Công ty, gia đình, giáo hội, đảng phái và của nhà nước, ethecon là một trong số ít quỹ học viện phát xuất từ „phía dưới“ và
...
[Nachricht gekürzt] Vollständige Nachricht anzeigen