12/7/16

Tòa Hague 'bác bỏ đường chín đoạn"

Tin mới nhất 12.07.2016:


https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths/bct20160712-vny
Phi Luật Tân thắng kiện Trung Cộng tại Tòa Án Quốc Tế

Vũ Ngọc Yên


12/07/2016 (DĐVN21) - Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA), trụ sở tại Peace Palace ở The Hague, thủ đô Hoà Lan, là tổ chức liên chính phủ thường trực giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên bằng biện pháp trọng tài và các biện pháp hòa bình khác.

Ngày thứ ba 12/07/2016 Tòa đã công bố phán quyết vụ Phi Luật Tân (Philippines) kiện Trung Cộng về "đường 9 đoạn" trên Biển Đông.

Tòa PCA nhìn nhận cáo trạng của Phi cáo buộc Trung Cộng đã chiếm cứ nhiều đảo một cách phi pháp, đồng thời Tòa đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo ở Biển Đông.


Đảo Pasaga do Phi chiếm giữ, tên Việt Nam là Thị Tứ, thuộc chủ quyền Việt Nam

Trong thời gian qua Trung Cộng luôn tuyên bố chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông (80%), bao gồm cả những vùng biển, hải đảo của nhiều quốc gia láng giềng trong đó có Phi Luật Tân. Nhưng nay các yêu sách chủ quyền này của Trung Cộng nêu ra đã bị năm thẩm phán trọng tài quốc tế phản bác.

Theo phán quyết, các sự kiện lịch sử hay bản các bản đồ xưa mà Trung Cộng sử dụng làm chứng cứ để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò“ của mình đều không có cơ sở pháp lý. Tòa cho rằng Trung Cộng không có quyền lịch sử ở lãnh hải.

Đây là một phán quyết quốc tế đầu tiên trong vụ tranh tụng. Phán quyết này có thể dẫn đến những căng thẳng mới trong vùng.
Là trục giao lưu hàng hải của nền thương mại thế giới và có nhiều tài nguyên tôm cá, dầu hỏa và khí đốt nên Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng.


Đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc ở Biển Đông

Đảo hay rạn đá ngầm ?

Vào năm 2013, Phi đã khiếu nại lên tòa trọng tài PCA về các cơ sở pháp lý mà Trung Quốc sử dụng để đặt ra đường lưỡi bò cũng như tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Sau nhiều năm thương thảo, Tòa đã công nhận sự khiếu nại của Phi Luật Tân. Trong khi đó, Trung Cộng ngay từ đầu đã khẳng định không tham dự xét xử và sẽ không chấp thuận phán quyết.

Phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo, dải san hô, bãi cạn, đá ngầm, vùng cát bồi ở biển đông vượt quá thẩm quyền của Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và không liên hệ đến sự diễn giải của luật biển quốc tế. Thực tế Tòa Án Thường Trực không thể cho ra phán quyết trong các vụ tranh tụng chủ quyền lãnh thổ. Phi Luật Tân đã không đặt vấn đề chủ quyền trong đơn khiếu nại.

Trong đơn khiếu nại Phi nêu quan điểm pháp lý về các thực thể tranh cãi (đảo, san hô, bãi sạn, rạn đá) trong vùng biển. Trung Cộng quả quyết những thực thể chiếm đóng là các đảo và dựa vào đó mà mở rộng chủ quyền lãnh hải theo UNCLOS. Phi Luật Tân ngược lại khẳng định đó chỉ là những rạn đá ngầm lúc chìm lúc nổi nên không thể căn cứ vào mà đưa ra yêu sách lãnh hải. Phi quả quyết rằng UNCLOS chưa bao giờ công nhận chủ quyền lãnh hải dựa trên đảo “nhân tạo”. Bắc Kinh không có lý do gì để dùng chúng làm “điểm mốc’ biện hộ cho đường chín khúc được.

Chính phủ Phi Luật Tân còn cho rằng một khi thủy triều xuống sẽ thấy các gò đá mà Trung Cộng cướp của Phi nằm trong thềm lục địa nước Phi. Vì thế xét theo UNCLOS, sự chiếm đóng của Trung Cộng trên các đảo là phi pháp.

Việt Nam sẽ có phản ứng ?

Phi Luật Tân thắng kiện. Tòa án Quốc tế đã ủng hộ cáo trạng của nước này và bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa trên những chứng cứ lịch sử và cách diễn giải UNCLOS biện minh cho „đường lưỡi bò“ của Trung Cộng. Phán quyết này sẽ khích lệ nhân dân Việt Nam đòi lại quyền làm chủ trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm đóng. Nhưng liệu nhà nước CHXHCN Việt Nam có can đảm hành động như chính quyền Phi Luật Tân hay không ?

 Vũ Ngọc Yên

Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

mediaBiểu hiệu của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye
Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.
Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “ mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.”
Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc.
Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này.
Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.
Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển.
Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông. 
Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là không chấp nhận và cũng không tham gia vào vụ kiện “đơn phương” của Philippines. Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

 

Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Philippe Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rõ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.
Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.
Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.
Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
"Đường Chín Đoạn" là gì?

Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.




17:31 tin mới nhất


Sau khi có phán quyết của tòa ở Hague, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố chính thức:
“Để tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải, tăng cường hợp tác giữa các nước tại Nam Hải, giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố:
Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa. Nhân dân Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử hoạt động tại Nam Hải. Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai thác tận dụng sớm nhất các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, thi hành chủ quyền và quyền quản lý sớm nhất, liên tục, hoà bình và hiệu quả đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi liên quan tại Nam Hải.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Chính phủ Trung Quốc năm 1947 đã biên soạn "Địa lý chí lược các đảo Nam Hải" và vẽ bản đồ "Vị trí các đảo Nam Hải" trên các đoạn đứt khúc, đồng thời chính thức công bố trước thế giới vào tháng 2/1948.
Từ khi thành lập vào ngày 1/10/1949 đến nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải. Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải bao gồm:
1/ Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải, bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đẩo Nam Sa;
2/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp;
3/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
4/ Trung Quốc có quyền lợi mang tính lịch sử tại Nam Hải.
Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối một số nước xâm chiếm trái phép một số đảo và bãi đá thuộc Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, cũng như hành vi xâm phạm quyền quản lý vùng biển liên quan của Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục cùng với nước đương sự liên quan trực tiếp giải quyết hoà bình tranh chấp liên quan trên Nam Hải thông qua đàm phán và hiệp thương dựa theo luật pháp quốc tế trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử.

Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ các nước được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải theo luật pháp quốc tế.”

17:27





Cảnh phản ứng của một số nhà hoạt động Philippines tại Manila sau khi có tin về phán quyết của tòa.

17:19

Nhắc lại vụ kiện Philippines về Đường Lưỡi Bò:
"Philippines đưa vụ kiện 'đường chín đoạn' ra Tòa Trọng tài năm 2013.
Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.
Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về 'đường chín đoạn', chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của Trung Quốc.
Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai."

17:11

Phóng viên BBC Jonah Fischer từ Manila: "Nay Trung Quốc chắc chắn lo sợ Việt Nam cũng sẽ làm theo Philippines là đem một vụ kiện ra Tòa."

17:11

Phóng viên Jonah Fischer của BBC từ Manila: "Phán quyết của Tòa Trọng tài là một cú giáng mạnh vào Trung Quốc."
"Không chỉ Đường Chín Đoạn bị bác bỏ mà Tòa còn nói rằng các cấu trúc (features) Trung Quốc xây trên Biển Đông không tạo ra cơ sở để có chủ quyền. Đây là thắng lợi lớn cho Philippines."

17:05

Thái Lan thúc giục tất cả các bên liên quan tại Biển Đông duy trì hòa bình và ổn định.
Trong một thông cáo đưa ra trước phán quyết của tòa The Hague, Bộ Ngoại giao Thái Lan nói điều quan trọng là khôi phục sự tin tưởng và lòng tin của các nước trong khu vực.
Thông cáo nói tình hình tại Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nên được giải quyết "trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và lợi ích công bình" theo đó thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và Asean.

17:05

Quan chức Bộ Ngoại giao Philippines từ Manila trong họp báo: "Đây là phán quyết có tính chất nền tảng."

16:45

Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh.
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài."
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".

16:38 tin mới nhất

Trích đoạn phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về ‘Đường Chín Đoạn’ của Trung Quốc:
“Tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc:
Tòa đã xem xét tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc gây ra tại Biển Nam Trung Hoa. Tòa nhận thấy một số khu vực nằm trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines, và theo tòa, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong EEZ qua cách:
(a) Can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Philippines,
(b) Xây dựng đảo nhân tạo, và
(c) Không ngăn các ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ này.
Tòa cũng nhận định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống (traditional fishing rights) tại Bãi Scarborough và Trung Quốc đã ngăn cản quyền của họ.
Tòa nhận định rằng các tàu hải tuần của Trung Quốc đã tạo ra một cách phi pháp rủi ro nghiêm trọng cho các vụ va đập khi họ thực hiện việc ngăn cản các tàu thuyền Philippines."

Một đoạn khác:
a. Về đường chín đoạn và những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phán quyết của tòa viết
“Lập trường này đã bị bác bỏ, tuy nhiên văn bản cuối cùng của Công ước cho phép các Quốc gia khác có quyền đi lại có giới hạn để đánh cá ở khu vực đặc quyền kinh tế (trong trường hợp Quốc gia ven biển không thể đánh bắt với toàn bộ ở khu vực này) và không có quyền khai thác dầu và khí đốt cũng như các nguồn tài nguyên. Tòa thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc với các quyền có tính lịch sử tới tài nguyên là không phù hợp với các vị trí cụ thể về quyền và các vùng hải phận theo Công ước và kết luận rằng, với mức độ Trung Quốc có quyền lịch sử ở vùng Biển Đông thì những quyền này sẽ bị loại bỏ do hiệu lực của Công tước và tuyên bố chủ quyền đó trở nên không phù hợp với hệ thống các vùng hải phận thể theo Công ước.
b. Tòa kết luận sự hiện diện của nhân viên chính thức trên nhiều cấu trúc địa l‎ý này không tạo lập năng lực của chúng, trong điều kiện tự nhiên, có thể duy trì sự ổn định của một cộng đồng con người và xét thấy bằng chứng lịch sử con người sinh sống hay đời sống kinh tế có liên quan nhiều hơn tới năng lực của các cấu trúc địa lý này. Xem xét các ghi nhận lịch sử, Tòa ghi nhận rằng Trường Sa theo lịch sử đã được sử dụng bởi nhiều nhóm ngư dân từ Trung Quốc cũng như các Quốc gia và một số công ty mỏ và đánh cá của Nhật Bản cũng đã thử khai thác vào những năm 1920 và 1930. Tòa kết luận rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc địa lý này của các ngư dân không tạo lập sự sinh sống của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế lịch sử .... Vì thế Tòa kết luận rằng mọi cấu trúc địa lý khi thủy triều lên tại Trường Sa là các “bãi đá” hợp pháp không tạo ra vùng đặc khu kinh tế hay thềm lục địa.
c. Hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông:
Tòa quyết định là Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của họ thể theo Công ước Quốc tế và Quy định Ngăn ngừa Va chạm trên Biển (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea) năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải.
d. Tính nghiêm trọng của các tranh chấp giữa các bên:
Tòa ghi nhận Trung Quốc đã (a) xây dựng đảo nhân tạo tại Bãi đá Vành Khăn, một cấu trúc địa lý nhô lên trên mặt biển khi thủy triều xuống tại đặc khu kinh tế của Philippines; (b) gây nguy hại vĩnh viễn và không thể khắc phục tới hệ sinh thái rặng san hô (c) phá hủy vĩnh viênc bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc địa lý đang được nói tới.
Tòa kết luận Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ của họ trong việc kiềm chế không làm nghiêm trọng thêm hay gia tăng tranh chấp trong thời gian chờ quá trình phán quyết.
e. Hành xử tương lai của các bên
Cuối cùng, Tòa án xem xét yêu cầu của Philippines có một tuyên bố rằng, trong tương lai, Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền và tự do của Philippines và tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước. Trên khía cạnh này, Tòa lưu ý rằng cả Philippines và Trung Quốc đã nhiều lần chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước và nghĩa vị chung với niềm tin tốt đã xác định và định hướng hành vi của họ. Tòa cho rằng gốc rễ của vụ tranh chấp trong vụ kiện ra trọng tài này không nằm trong bất kỳ ý định nào của Trung Quốc hay Philippines để xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nước kia, mà là ở khác biệt hiểu biết cơ bản các quyền của mình theo Công ước trong các vùng biển ở Biển Đông. Tòa nhắc lại rằng một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là tin tưởng nhau và lưu ý rằng Điều 11 của Phụ lục VII quy định rằng "kết luận. . . phải được các bên có tranh chấp tuân thủ." Tòa do đó cho rằng không cần có thêm một tuyên bố nào khác."






Tờ Inquirer của Philippines tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển như một phần của xu hướng "ngoại giao chủ động", mặc dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.

16:19

Alexander Neill, chuyên viên nghiên cứu lâu năm tại Viện nghiên Cứu chiến lực châu Á IISS-Asia viết:
Việc xây dựng và cải tạo đảo phục vụ cho mục đích kép, vừa củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và vừa tạo ra một sự hiện diện liên tục của Trung Quốc, cả quân sự và dân sự tại Biển Đông.
… Có một vùng rộng lớn tại phía nam của Biển Đông là khá nông – độ sâu dưới 100m. Tuy nhiên, gần tiếp giáp với "đường chín đoạn" (đường mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của Biển Đông) thì thềm lục địa có độ sâu khoảng 4,000m, tạo điều kiện tốt hơn cho tàu ngầm hoạt động.
Đó là lý do tại sao một số chuyên gia tin rằng vùng nước sâu của Biển Đông, và những nỗ lực của Trung Quốc tăng cường chống tàu ngầm ở đó, có thể tạo địa bàn cho các tàu ngầm của Trung Quốc trong tương lai.
Trong những năm gần đây, độ sâu của Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ."

16:17

Nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quân chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.

16:15

Hãng tin AFP nói Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.
Công dân Philippines được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.
Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát Trung Quốc.

16:15

Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn "như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển" trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.
Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung Quốc và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung.
"Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Quốc là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng."

16:14

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, của Bộ Công an Việt Nam nói với BBC: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.”
“Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.”
Hành động như vậy để “dọn mặt bằng tâm lý,” ông Cương nói thêm.
http://bit.ly/28RAWqK

15:56 tin mới nhất

Cảnh biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 12/7, vài giờ trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

15:56

Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague sẽ ra phán quyết đối với đơn Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Hai điểm chính được quan tâm nhiều là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo, đá và bãi ngầm có tranh chấp.
Vậy sự khác biệt về đảo, đá hay bãi ngầm thể theo luật pháp quốc tế là gì? Phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila giải thích trong video này.

15:52


15:54

Dự kiến hôm 12/07 Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague sẽ đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines đưa ra vụ kiện tại tòa án ở Hague, nêu những hoạt động của Trung Quốc trong khu vực này vi phạm luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.

Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết.
Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712_philippines_china_scs_the_hague