26/5/16

Báo nhà nước VC dịch láo, lươn lẹo, xuyên tạc phát biểu của Tổng thống Obama

Báo Lao Động dịch lươn lẹo phát biểu của Tổng thống Obama

Phạm Quang Tuấn - Ngày 24/5/2016 TT Obama đã phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 người Việt. Bản tiếng Anh của diễn văn được công bố trên trang chính thức của TT Mỹ . Báo Lao Động đã công bố bản dịch mà họ gọi là “Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam”. Tôi xin so sánh những chỗ sai sót đáng kể (bỏ qua những chỗ kém chính xác có thể vì người dịch yếu tiếng Anh). Để ý những lời ông Obama nói về nhân quyền, nhân phẩm, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, tự do biểu tình, đã bị bỏ hoàn toàn. Nói về thầy Thích Nhất Hạnh bị cắt bỏ. “Human dignity” (phẩm giá con người) trở thành “sự ổn định”! Ngay cả những lời Obama trích dẫn từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cũng bị lược bỏ, cắt xén khi đụng tới nhân quyền!
1-. Obama: So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together
Báo Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Dịch đúng: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng hướng về tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người để chúng ta có thể cùng tiến.
2-. Obama: Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”
Báo Lao Động: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.
Dịch đúng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
3-. Obama: You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.
Báo Lao Động: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: Các bạn cũng đang nâng cao tiếng nói cho các vấn đề mà các bạn quan tâm, như cứu sống những cây cổ thụ của Hà Nội.
4-. Obama: We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”
Báo Lao Động: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: [hai nước] chúng ta đã học được một bài học được giảng dạy bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã nói, "Khi đối thoại thực sự, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi."
5-. Obama: Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.
Báo Lao Động: Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh.
Dịch đúng: Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến.
6-. Obama: We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.
Báo Lao Động: Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột
Dịch đúng: Chúng ta dã cho thấy rằng sự tiến bộ và phẩm giá con người được thúc đẩy tốt nhất bằng sự hợp tác chứ không phải bằng xung đột.
7-. Obama: In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.
Báo Lao Động: Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục
Dịch đúng: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại chảy vào bất cứ nơi nào có chế độ pháp trị, vì không ai muốn trả tiền hối lộ để khởi lập một doanh nghiệp. Không ai muốn bán được hàng, đi học nếu họ không biết họ sẽ được đối xử ra sao. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công ăn việc làm sẽ đi đến những nơi mà người dân có quyền tự do tự suy nghĩ và trao đổi ý kiến và đổi mới.

8-. Obama: This fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.
Báo Lao Động: mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước.
Dịch đúng: mùa thu năm nay Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM – ĐH Độc Lập, phi lợi nhuận đầu tiên của VN - nơi sẽ có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người cần.
9-. Obama: [noi về TPP] For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor.
Báo Lao Động: Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.
Dịch đúng: [nói về TPP] Lần đầu tiên tại Việt Nam, quyền thành lập công đoàn độc lập và cấm đối với lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
10-. Obama: They're written into the vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese Constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.
Báo Lao Động: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: những [quyền] này đã ghi vào hiến pháp việt nam, trong đó nói rằng "công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình." hiến pháp Việt Nam nói vậy đó. (vỗ tay.) Vì vậy, thực sự, đây là một vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi nước, cố gắng để luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta - những người chính phủ - thực tâm với những lý tưởng ấy.

11-. Obama: In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps.
Báo Lao Động: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết sửa đổi luật pháp của mình cho phù hợp với hiến pháp mới của mình và với tiêu chuẩn quốc tế. Theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ tiết lộ nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Đây là những bước tích cực.
12-. Obama: When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.

When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.
Báo Lao Động: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: khi có tự do phát biểu và tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và truy cập internet và các phương tiện truyền thông xã hội không bị hạn chế, những cái đó sẽ là nhiên liệu mà nền kinh tế sáng tạo cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới xảy ra. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi đã bắt đầu - vì ai đó đã có một ý tưởng mới. Nó khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó. Khi có tự do báo chí - khi các nhà báo và blogger có thể chiếu sáng những bất công và lạm dụng quyền lực – cái đó sẽ bắt các quan chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin của công chúng rằng guồng máy chạy tốt. Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm cho nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và sự thay đổi hòa bình là có thể. Và nó đem những người mới vào guồng máy [chính quyền].
Khi có tự do tôn giáo, không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi cốt yếu của tất cả các tôn giáo lớn, nhưng còn là cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng của mình qua các trường học và bệnh viện, và chăm sóc cho người nghèo và người yếu thế. và khi có tự do hội họp - khi người dân được tự do tổ chức trong xã hội dân sự - thì quốc gia sẽ có thể đối phó tốt hơn những thách thức mà đôi khi chính quyền không thể tự mình giải quyết. Vì vậy, quan điểm của tôi là bảo vệ, khuyến khích các quyền này không đe dọa sự ổn định, mà lại thực sự củng cố sự ổn định và là nền tảng của sự tiến bộ.
Phạm Quang Tuấn
 

Báo nhà nước dịch láo, xuyên tạc diễn văn của TT Obama

Phạm Trần (Danlambao) - Tổng thống Barack Obama đã để lại hình ảnh một cường quốc Mỹ đàng hoàng và tính thân thiện ngay thẳng của Chính phủ và nhân dân dân Hiệp Chủng Quốc sau 3 ngày thăm lịch sử đất nước cựu thù Việt Nam.
Nhưng hầu hết các báo đài Nhà nước Cộng sản Việt Nam, tiêu biểu như Đài Phát thanh Quốc gia (VOV, Voice of Vietnam), Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) và báo Sài Gòn Giải Phóng đã có hành động làm mờ nhạt và xuyên tạc các ý tưởng nói về dân chủ, các quyền tự do và quyền ứng cử, bầu cử trong diễn văn của ông Obama đọc tại Hà Nội ngày 24/05/2016.
So với Bản Tiếng Anh nguyên thủy của Tòa Bạch ốc phổ biến thì các bản tiếng Việt được các báo đảng gọi là “toàn văn” lại không đầy đủ. Nhiều đoạn quan trọng chỉ dịch thoáng qua hay bỏ sót.
Tệ hơn, các cơ quan báo đài nhà nước và một số báo ngoài lề khác như Lao Động và Soha News đã bỏ đi những câu nói của ông Obama được dân chúng hoan nghênh, hay đã theo lệnh ai đó tự ý “nhét chữ” vào miệng ông Obama làm sai lạc cả ý nghĩa.
Tỷ dụ như TTXVN viết: "Quan hệ của chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính phủ về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc như bất bình đẳng, định kiến từ tư pháp, hình sự. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Mỹ không muốn áp đặt lên bất cứ nước nào. Chúng tôi tin vào giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam."
Nguyên văn Tiếng Anh: “Even as we cooperate more closely in the areas I’ve described, our partnership includes a third element -- addressing areas where our governments disagree, including on human rights. I say this not to single out Vietnam. No nation is perfect. Two centuries on, the United States is still striving to live up to our founding ideals. We still deal with our shortcomings -- too much money in our politics, and rising economic inequality, racial bias in our criminal justice system, women still not being paid as much as men doing the same job. We still have problems. And we're not immune from criticism, I promise you. I hear it every day. But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.

I’ve said this before -- the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam. The rights I speak of I believe are not American values; I think they're universal values written into the Universal Declaration of Human Rights. They're written into the Vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese constitution. (Applause.
(Tạm dịch: “Như tôi đã nói điều này trước đây, Hoa Kỳ không mưu cầu áp đặt thể chế của mình vào Việt Nam. Những quyền mà tôi nói và tin tưởng không phải là những giá trị của người Mỹ mà tôi nghĩ đó là giá trị chung của nhân loại đã được viết vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền này cũng đã được viết trong Hiến pháp của Việt Nam, theo đó quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, có quyền được tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền được biểu tình. Đó là Hiến pháp của Việt Nam.” (tiếng vỗ tay của người nghe tại Hội trường)
VOV - Báo Sài Gòn giải phóng
Ở mấy dòng cuối của câu nói trước tiếng vỗ tay vang dội tại Hội trường, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bịa ra và nhét hàng chữ này vào miệng Tổng thống Obama “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
VOV viết: “Những giá trị này được ghi trong Hiến pháp Việt Nam trong đó nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Đây đúng là lập luận của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin-Truyền thông đã cố tình đổi trắng thay đen lời nói của một Lãnh tụ Cường quốc và là khách mời của Việt Nam 
Cũng với lời của ông Obama, báo Sài Gòn Giải Phóng lại “múa bút” lươn lẹo như như thế này: "Hoa Kỳ không muốn áp đặt lên bất kỳ nước nào, trong đó có Việt Nam. Khi chúng tôi nói rằng những giá trị Hoa Kỳ là muốn nói đến những giá trị phổ quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam. Đó là người dân có quyền được bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình, quyền tiếp cận thông tin, quyền lập hội. Đây là những điều đã được nêu rõ trong Hiến pháp Việt Nam."
Rồi TTXVN còn bảo Tổng thống Obama nói tiếp như thế này: “Việt Nam đã đạt tiến bộ về cải cách, lập pháp như công khai ngân sách, tiếp cận được nhiều thông tin hơn. Người Việt Nam sẽ quyết định tương lai của người Việt.
Trong khi đó, lời tiếng Anh của ông Obama thì chi tiết hơn nhiều: “In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps. And ultimately, the future of Vietnam will be decided by the people of Vietnam. Every country will chart its own path, and our two nations have different traditions and different political systems and different cultures.
(Tạm dịch: “Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết cải thiện luật pháp cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp và những nguyên tắc của Quốc tế. Theo những bộ Luật mới được chấp thuận thì chính phủ sẽ công khai ngân sách và công luận có quyền được tiếp cận những thông tin này. Và như tôi cũng đã nói, Việt Nam đã cam kết sẽ có những cải cách về kinh tế và lao động theo TPP (Trans Pacific Partnership --Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Đó là những bước khả quan. Cuối cùng thì tương lai của Việt Nam phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Mỗi nước phải tự chọn lấy con đường của mình. Hai nước chúng ta có phong tục tập quán khác nhau, chế độ chính trị cũng khác và văn hóa cũng khác biệt.” )
Bản dịch của TTXVN đã bỏ đi nhiều điều ông Obama nói về quyền của các nhà báo tự do (Bloggers) và sinh hoạt tự do của Facebook, cũng như quyền được bầy tỏ ý kiến của người dân trên các diễn đàn Internet.
Riêng về quyền ứng cử và bầu cử, TTXVN chỉ viết vắn tắt: “Trong cuộc bầu cử tự do, người dân có thể lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ…
Nguyên văn tiếng Anh của Tổng thống Obama là: “When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.” 
(Tạm dịch: “Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và được tự do vận động tranh cử, cử tri có quyền tự do chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và công bằng thì sẽ có một đất nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và một sự thay đổi ôn hòa có thể được thực hiện. Và điêu đó sẽ đem những người mới vào hệ thống (lãnh đạo).”
Với vài thí dụ này, những ai có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia để nghe bài diễn văn của Tổng thống Obama, hoặc coi ông trên màn truyền hình hẳn phải xấu hổ đen mặt thay cho những người được gọi là “nhà báo” hay các cơ quan báo-đài của nhà nước CSVN.
Rất nhiều người trẻ may mắn có mặt và những người không được chọn vào nghe đã chỉ trích mấy Thông dịch viên nhà nước đã không biết dịch, hoặc dịch luộm thuộm những câu nói ý nghĩa, chân tình và cảm động của Nhà lãnh đạo Mỹ.
Phản ứng của dân
Phản ứng về bài nói chuyện của ông Obama rất cao. Nhiều người đã ca tụng nội dung bài nói chuyện như đã đem lại cho người dân Việt Nam một niềm tin mãnh liệt vào tương lai Việt-Mỹ.
Cũng có cô sinh viên vừa khóc vừa nói: "Cháu vô cùng cảm kích về những gì Tổng thống Obama nói vê tự do, dân chủ và nhân quyền. Mong sao chúng ta sớm có được như vậy."
Một người ở Sài Gòn phóng lên mạng: “Tạm biệt ông... Người đã thổi 1 làn gió lớn đến Việt Nam. Một làn gió xoa dịu những ngày hè nóng nực và mang lại những hi vọng lớn cho những con người Việt. Dù sau này ông không còn tại vị nhưng những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn. Chúc ông thượng lộ bình an và mãi được người dân toàn thế giới yêu thương - Soái Ca Của Mọi Soái Ca.
Một Thanh niên thổ lộ: "Ông là ai, đến từ đâu mà sao được dân tôi đón tiếp nồng hậu không ngại mưa nắng, ông là ai mà sao nhìn gần gũi và ấm áp vầy."
Có người còn viết: “Một người quyền lực nhất thế giới nhưng lại rất đỗi bình dân trong mắt người Việt Nam. Ông ấy thật tuyệt vời trong mắt mình mặc dù chỉ được nhìn qua báo và truyền hình nhưng đã để lại ân tượng mạnh mẽ trong tôi. Ông thật tuyệt vời. Chào Ông cảm ơn ông đã ghé thăm Việt Nam quê hương tôi.
Một người khác cảm ơn: “Quá tuyệt vời, vô cùng náo nức dù chỉ là đọc tin về nhà lãnh đạo tài ba nhưng rất đỗi bình dân, cám ơn ngài đã ghé thăm đất nước Việt Nam tôi! Trân trọng cảm ơn...
Rất tiếc vì cháu chưa được gặp ông, ông Obama. Nhà cháu ở xa quá, nhưng dù thế nào đi nữa, ông sẽ vẫn ở mãi trong tim cháu. Ông là vị Tổng Thống hiền hoà, thân thiện, đã đem đến cho Việt Nam chúng cháu biết bao nhiêu là...
Khi đọc những tâm tình này, chắc hẳn ở Việt Nam cũng có khối người cảm thấy vô cùng xấu hổ cho một đất nước có những người cầm quyền chỉ biết nói ẩu như: “dân chủ gấp vạn lần hơn so với dân chủ tư sản” (Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Nước, 05/11/2011), hay “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng , 28/01/2016)
Bảo “dân chủ thế này là cùng”, hay “vạn lần hơn” mà đã tìm mọi cách phá cuộc họp giữa những người của các Tổ chức dân sự với Tổng thống Obama hôm 24/5/2016 tại Hà Nội thì độc tài hay dân chủ?
Hai trong số những người bị bắt giam trái phép trên đường đi gặp Tổng thống Obama là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và Nhà báo Đoan Trang.
Do đó, Tòa Bạch Ốc đã phổ biến lời tuyên bố của Tổng thống Obama về vấn đế này.
Ông nói: "I should note that there were several other activists who were invited who were prevented from coming for various reasons. And I think it’s an indication of the fact that, although there has been some modest progress and it is our hope that through some of the legal reforms that are being drafted and passed there will be more progress, there are still folks who find it very difficult to assemble and organize peacefully around issues that they care deeply about.”
(Tạm dịch: "Tôi muốn ghi nhận rằng một số các nhà đấu tranh được mời đã bị ngăn cấm với những lý do khác nhau. Và điều này khiến tôi nghĩ dù đã có một số tiến bộ đáng kể và chúng ta hy vọng, qua một số dự thảo luật về pháp lý đã được thông qua sẽ có thêm tiến bộ khác, nhưng hãy còn có những người không được quyền hội họp và tổ chức để thảo luận những vấn đề họ đặc biệt quan tâm.").
Với biến cố này cộng với trò dịch và tường thuật lếu láo của báo chí đảng đối với diễn văn của Tổng thống Obama, rất khó mà tưởng tượng việc mua vũ khí Mỹ trong tương lai của Việt Nam sẽ không có vấn đề. -/-
(05/016)