Trịnh Kim Tiến - Dân
VN phần đông còn lựa chọn im lặng, từ bỏ quyền lợi của bản thân và hy
sinh lợi ích của dân tộc thì không thể đòi hỏi một Quốc gia khác từ bỏ
lợi ích riêng, toàn tâm giúp đỡ trong lúc này. Sự giúp đỡ của họ chỉ có
hiệu quả khi đất nước thực sự đứng lên... Ngày mai dù có thoát được sự
ảnh hưởng của TQ nhưng một đất nước mà người dân không học được cách tự
cường, tự đứng lên, tư tưởng mãi dựa dẫm các Quốc gia khác như những đứa
trẻ còn trong kỳ bú mớm thì đất nước đó khó có thể phát triển độc lập,
vận mệnh của dân tộc không thể nào khá hơn...
*
Ngày hôm qua Tổng thống Mỹ Barack Obam đã chính thức đặt chân đến VN.
Là một công dân Việt Nam, khi đất nước được đón tiếp Tổng thống của một
Quốc gia văn minh mình cũng như bao nhiêu người khác hồ hởi và phấn
khởi.
Cảm giác hoàn toàn trái ngược lúc trước khi mà đất nước mình phải chào
đón Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản TQ như một vị khách quý
trước sự bành trướng ngang ngược của họ trên biển Đông và âm mưu thôn
tính VN bằng mọi thủ đoạn trên đất liền.
Với mình, sự phấn khởi chào đón ánh sáng của nền văn minh dâng lên một
loại khát khao được thay đổi mà không phải là niềm hy vọng được dựa
dẫm.
Bởi vậy khi được bạn hỏi về chuyến thăm VN của Tổng thống Mỹ, mình đã
trả lời rằng mình quan tâm nhưng không đặt hy vọng nhiều vào chuyến đi
này.
Bất cứ một Quốc gia nào họ cũng phải đặt quyền lợi dân tộc mình lên trên các Quốc gia khác, Mỹ cũng vậy.
Mỹ có nền văn minh khai sáng, Mỹ có dân quyền, Mỹ muốn thúc đẩy nhân
quyền trên Thế giới nhưng Mỹ không có trách nhiệm thay đổi vận mệnh cho
một dân tộc khác.
Chuyến đi thăm VN không phải được lên lịch trình trong ngày một ngày hai
mà là cả quá trình ngoại giao của hai chính phủ. Đồng thuận, thỏa thuận
và ký kết đó là mục đích chuyến viếng thăm của các Nguyên thủ Quốc gia.
Còn nội dung của chuyến thăm viếng là gì, đem lại lợi ích gì cho đất
nước, người dân chỉ có thể biết đến sau đó.
Đương nhiên, với một đất nước dân chủ, luôn muốn hướng Thế giới theo quỹ
đạo của Thượng đế như Mỹ thì họ sẽ không muốn VN ngả hẳn về phía một
đất nước độc tài man rợ như TQ.
Họ sẽ lắng nghe tiếng nói người dân của VN và lên tiếng tạo áp lực khi cần thiết để VN tôn trọng những quyền con người căn bản.
Nhưng đặt nặng hy vọng vào một Quốc gia khác để thay đổi vận mệnh dân tộc mình là một điều không thể.
Chúng ta thấy gì ở thời điểm hiện tại?
Bất công và vấn nạn tràn lan nhưng hầu như người dân đều thờ ơ vô cảm.
Sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung là một minh chứng cho sự lạnh
nhạt của đa số người dân trước hiện trạng đất nước và cho chính sự sống
của họ.
Dân VN phần đông còn lựa chọn im lặng, từ bỏ quyền lợi của bản thân và
hy sinh lợi ích của dân tộc thì không thể đòi hỏi một Quốc gia khác từ
bỏ lợi ích riêng, toàn tâm giúp đỡ trong lúc này.
Sự giúp đỡ của họ chỉ có hiệu quả khi đất nước thực sự đứng lên.
Trong suy nghĩ của mình, ngày mai dù có thoát được sự ảnh hưởng của TQ
nhưng một đất nước mà người dân không học được cách tự cường, tự đứng
lên, tư tưởng mãi dựa dẫm các Quốc gia khác như những đứa trẻ còn trong
kỳ bú mớm thì đất nước đó khó có thể phát triển độc lập, vận mệnh của
dân tộc không thể nào khá hơn.