Ngồi đọc lại một tờ báo xưa, thấy cái
tin ngồ ngộ: Chánh phủ sẽ xử phạt nặng, kể cả bỏ tù những người bán hàng
dùng đường hóa học để nấu chè!
Lúc nhỏ tôi thường nghe những người hàng xóm bảo nhau ‘đừng ăn chè, hoặc thứ gì đó của quán Y, quán X…vì quán đó dùng đường hóa học’. Tôi chẳng biết đường hóa học là đường gì nhưng người dân xóm nghèo Sài Gòn tôi có vẻ rất sợ. Và lúc đó, cái món ‘hóa chất’ duy nhất thường được người bán bỏ vào thức ăn chỉ là đường hóa học. Ngay cả má tôi cũng dặn đi học không được ăn nước đá bào, hoặc chè, coi chừng ăn trúng đường hóa học.
Nào cần biết. Tôi vẫn vô tư ăn bánh mì bì chan nước mắm, bánh mì xíu mại. Ngon lành lắm thì được tô bánh canh với khoanh giò giòn sựt còn thường xuyên thì ăn cháo huyết, bún riêu xóm nghèo. Chúng tôi ăn vô tư chẳng lo lắng gì về vệ sinh thực phẩm vì chưa bao giờ được nghe chuyện heo được ăn thức ăn có trộn chất làm tăng trọng, cá nuôi thì có dư lượng kháng sinh, tôm thì bôm silicon đầy tạp chất. Trong những bài học về ăn uống chúng tôi chỉ được dạy phải ăn uống thức ăn nấu chín, tránh để qua đêm, phải có lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi nhặng… Chúng tôi chưa bao giờ được khuyên ‘Hãy ăn thức ăn không hóa chất’ hoặc ‘hãy chọn thức ăn không độc hại’ như bây giờ. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi không sợ thức ăn có hóa chất, và cũng chẳng biết hóa chất là gì, mà chỉ sợ không có cái gì để bỏ vào miệng mà thôi.
Bây giờ xã hội quá ‘tấn bộ’, người buôn bán thức ăn ở cửa hàng nhỏ hoặc buôn gánh bán bưng thì cũng biết sử dụng một gói nho nhỏ gì đó bỏ trong nồi thức ăn bán cho khách của mình. Một nông gia biết ‘chơi’ dầu nhớt vào rau muống cho nó xanh um, bán được giá, một nhà trồng trọt biết bơm thuốc cho sầu riêng, mít, chuối mau chín… Ôi, người dân của đất nước tôi, chỉ cần nhanh chóng thu hoạch, bán được giá, kiếm lời nhiều, nhanh là có thể trở thành nhà … hóa học từ những gói nho nhỏ có chữ Tàu.
Đi ngang những ngôi trường tiểu học, tôi thấy những xe cá viên, bò viên được làm từ thịt cũ, ôi, trộn hóa chất khử mùi tanh rồi chiên bằng dầu tái chế. Thấy các em ăn ngon lành những dĩa nuôi xào vàng khè vì bột màu công nghiệp, những đùi gà chiên có đảm bảo là tươi ngon hay chỉ là gà được nuôi bằng hóa chất nhập lậu. Tôi đã có dịp vào bệnh viện Ung Bướu TP HCM, nhìn những đứa trẻ bị ung thư đủ loại, những người đủ hạng tuổi, ở đủ mọi nơi, la liệt trong cái bệnh viện đang gánh nặng hậu quả của hóa chất nầy thì nghĩ mà thương cho tuổi thơ đầy hóa chất từ trong nhà ra ngoài phố chợ.
Ngoài phần thân thể, tuổi thơ bây giờ còn đang chịu đựng một loại hóa chất khác tấn công. Những hóa chất dùng trong thức ăn, người ta có thể thấy và buộc tội cho khu chợ Kim Biên. (Thật ra dù có dẹp hay di dời chợ thì cũng chẳng diệt được thói bỏ hóa chất vào thức ăn. Hóa chất là loại phụ gia không thể thiếu trong các ngành sản xuất vì thế làm sao cấm tiệt sự mua bán của hóa chất). Đó là loại hóa chất tư tưởng. Hóa chất nầy hấp dẫn hơn hóa chất trong chăn nuôi nhiều vì hình ảnh, màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động được ca ngợi bằng những từ ngữ hoa lá mỹ miều. Hóa chất tư tưởng phá mòn hệ thần kinh phản xạ bảo vệ những cái tốt đẹp, ngây thơ của tuổi thơ. Ngày nay chỉ với cái điện thoại thông minh rẻ tiền, một học sinh lớp bốn, lớp năm vẫn có thể xem phim bộ với những hình ảnh mát mắt. Lớn lên chút sẽ học được những giá trị ảo của kiếp sống giả bằng quần áo, xe cộ, thời trang từ những thần tượng nửa mùa, bại não.
Nhà nước kêu gọi, dùng nhiều biện pháp để hạn chế sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phụ gia cho thức ăn nhưng còn những loại hóa chất tư tưởng được mệnh danh bằng lối sống và ước mơ đi vào một đẳng cấp được đánh giá bằng vàng vòng và đô la, xe hơi siêu khủng… Và để lọt vào đẳng cấp thì một bộ phận trong giới trẻ không ngại ngần gì đổi lấy bằng tương lai, bằng danh dự của chính mình.
Làm cách nào để tuổi thơ không hóa chất trong những ngày chúng ta đang chống chọi với nó bằng chính tuổi già của mình đây?!
31-5-2016
Lúc nhỏ tôi thường nghe những người hàng xóm bảo nhau ‘đừng ăn chè, hoặc thứ gì đó của quán Y, quán X…vì quán đó dùng đường hóa học’. Tôi chẳng biết đường hóa học là đường gì nhưng người dân xóm nghèo Sài Gòn tôi có vẻ rất sợ. Và lúc đó, cái món ‘hóa chất’ duy nhất thường được người bán bỏ vào thức ăn chỉ là đường hóa học. Ngay cả má tôi cũng dặn đi học không được ăn nước đá bào, hoặc chè, coi chừng ăn trúng đường hóa học.
Nào cần biết. Tôi vẫn vô tư ăn bánh mì bì chan nước mắm, bánh mì xíu mại. Ngon lành lắm thì được tô bánh canh với khoanh giò giòn sựt còn thường xuyên thì ăn cháo huyết, bún riêu xóm nghèo. Chúng tôi ăn vô tư chẳng lo lắng gì về vệ sinh thực phẩm vì chưa bao giờ được nghe chuyện heo được ăn thức ăn có trộn chất làm tăng trọng, cá nuôi thì có dư lượng kháng sinh, tôm thì bôm silicon đầy tạp chất. Trong những bài học về ăn uống chúng tôi chỉ được dạy phải ăn uống thức ăn nấu chín, tránh để qua đêm, phải có lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi nhặng… Chúng tôi chưa bao giờ được khuyên ‘Hãy ăn thức ăn không hóa chất’ hoặc ‘hãy chọn thức ăn không độc hại’ như bây giờ. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi không sợ thức ăn có hóa chất, và cũng chẳng biết hóa chất là gì, mà chỉ sợ không có cái gì để bỏ vào miệng mà thôi.
Bây giờ xã hội quá ‘tấn bộ’, người buôn bán thức ăn ở cửa hàng nhỏ hoặc buôn gánh bán bưng thì cũng biết sử dụng một gói nho nhỏ gì đó bỏ trong nồi thức ăn bán cho khách của mình. Một nông gia biết ‘chơi’ dầu nhớt vào rau muống cho nó xanh um, bán được giá, một nhà trồng trọt biết bơm thuốc cho sầu riêng, mít, chuối mau chín… Ôi, người dân của đất nước tôi, chỉ cần nhanh chóng thu hoạch, bán được giá, kiếm lời nhiều, nhanh là có thể trở thành nhà … hóa học từ những gói nho nhỏ có chữ Tàu.
Đi ngang những ngôi trường tiểu học, tôi thấy những xe cá viên, bò viên được làm từ thịt cũ, ôi, trộn hóa chất khử mùi tanh rồi chiên bằng dầu tái chế. Thấy các em ăn ngon lành những dĩa nuôi xào vàng khè vì bột màu công nghiệp, những đùi gà chiên có đảm bảo là tươi ngon hay chỉ là gà được nuôi bằng hóa chất nhập lậu. Tôi đã có dịp vào bệnh viện Ung Bướu TP HCM, nhìn những đứa trẻ bị ung thư đủ loại, những người đủ hạng tuổi, ở đủ mọi nơi, la liệt trong cái bệnh viện đang gánh nặng hậu quả của hóa chất nầy thì nghĩ mà thương cho tuổi thơ đầy hóa chất từ trong nhà ra ngoài phố chợ.
Ngoài phần thân thể, tuổi thơ bây giờ còn đang chịu đựng một loại hóa chất khác tấn công. Những hóa chất dùng trong thức ăn, người ta có thể thấy và buộc tội cho khu chợ Kim Biên. (Thật ra dù có dẹp hay di dời chợ thì cũng chẳng diệt được thói bỏ hóa chất vào thức ăn. Hóa chất là loại phụ gia không thể thiếu trong các ngành sản xuất vì thế làm sao cấm tiệt sự mua bán của hóa chất). Đó là loại hóa chất tư tưởng. Hóa chất nầy hấp dẫn hơn hóa chất trong chăn nuôi nhiều vì hình ảnh, màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động được ca ngợi bằng những từ ngữ hoa lá mỹ miều. Hóa chất tư tưởng phá mòn hệ thần kinh phản xạ bảo vệ những cái tốt đẹp, ngây thơ của tuổi thơ. Ngày nay chỉ với cái điện thoại thông minh rẻ tiền, một học sinh lớp bốn, lớp năm vẫn có thể xem phim bộ với những hình ảnh mát mắt. Lớn lên chút sẽ học được những giá trị ảo của kiếp sống giả bằng quần áo, xe cộ, thời trang từ những thần tượng nửa mùa, bại não.
Nhà nước kêu gọi, dùng nhiều biện pháp để hạn chế sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phụ gia cho thức ăn nhưng còn những loại hóa chất tư tưởng được mệnh danh bằng lối sống và ước mơ đi vào một đẳng cấp được đánh giá bằng vàng vòng và đô la, xe hơi siêu khủng… Và để lọt vào đẳng cấp thì một bộ phận trong giới trẻ không ngại ngần gì đổi lấy bằng tương lai, bằng danh dự của chính mình.
Làm cách nào để tuổi thơ không hóa chất trong những ngày chúng ta đang chống chọi với nó bằng chính tuổi già của mình đây?!
Posted by adminbasam
Lê Văn Nghĩa31-5-2016