Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao)
- Thời đại bây giờ, đấu tranh xã hội làm chủ động việc quyết định hình
thể chiến tranh, đồng thời quyết định thắng lợi, có nghĩa là những quyết
định chiến lược hay sách lược chính trị bao trùm lên chiến lược quân
sự. Điều quan trọng hàng đầu là phải phát hiện được yếu điểm hay “tử
huyệt” của lực lượng địch để xây dựng chiến lược. Những ưu và nhược điểm
đó nằm trong “môi trường sống” trong lòng xã hội địch.
Cần phải tấn công vào những nhược điểm tức những tử huyệt của địch để
làm băng hoại xã hội địch và làm tê liệt bộ máy chiến tranh của nó.
Những tử huyệt của Tàu Cộng là hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong
và Đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử:
Những đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong:
Con sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 6.000 km
qua 6 quốc gia: Tàu, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là
nguồn sống của gần 200 triệu dân cư của các quốc gia hạ nguồn như Miến
Điện, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam. Sông Mekong có tới 1.245
loại cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Hàng năm có tới 2 triệu tấn
cá được đánh bắt ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở
Campuchia cũng đánh bắt được 400.000 tấn thủy sản để xuất cảng, có
nhiều loại cá bông lau khổng lồ nặng trên 300 kg. Việc Trung Cộng liên
tục xây dựng nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, bất chấp
hậu quả vô cùng tai hại mà báo chí Thái Lan gọi là chánh sách “The White coal” nhằm thao túng và gây áp lực chính trị đối với các quốc gia dưới hạ nguồn. Thái Lan còn gọi đó “THE RAP OF A RIVER”.
Còn Việt Nam cũng than phiền về việc các đập thủy điện của Trung Cộng
làm giảm lưu lượng nước biển tràn vào ĐBSCL nơi sản xuất lúa gạo chiếm
một nửa của Việt Nam.
Phía tổ chức của RIVERS WATCH ESE qua đề tài “A river of controversy” có nhận xét như sau: “Về
tổng quát, quốc gia ở thượng nguồn thường không cho các nước ở hạ nguồn
hay về thời điểm và lưu lượng nước được tháo ra, vì thế đã tạo ra hạn
hán hay ngập lụt, gây ảnh hưởng tai hại đến mùa màng” (In general,
governments upstream of a dam do not inform downstream communities
about the quantities and timing of water releases. This has caused
serious droughts, floods and overall agricultural losses in many cases)
Theo bản tin của AFP từ Bangkok vào ngày 16/11/2004 với chủ đề “ASIA’S MEKONG RIVER UNDER THREAT FROM CHINA: EXPERTS”:
Phát ngôn viên của Tổ chức bảo vệ sinh thái TERRY, qui tụ trên 200
chuyên viên Quốc tế về môi trường họp tại Bangkok ngày 15/11/2004 đã lên
tiếng báo động về một hiểm họa do Bắc Kinh gây ra qua việc xây 8 đập thủy điện ở thượng nguồn,
cũng như việc đặt mìn phá các ghềnh đá trên sông Mekong cho tàu bè di
chuyển đã hủy hoại nguồn cá trên sông và làm ô nhiễm môi trường chứ
không phải do thời tiết gây ra.
Phía Tổ chức Phát triển LHQ/ UNDP trong bản báo cáo: “MEKONG RIVER DEVELOPMENT MAY TRIGGER CONFLICT” có đưa ra nhận định như sau: “Các
quốc gia hạ nguồn như Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự
tăng giảm mực nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ
gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bên bờ sông”.
Ngoài ra, vào ngày 24/6/2004, 12 tổ chức và 30 khoa học gia và giáo sư
đại học về các lãnh vực môi sinh trên thế giới cùng ký chung một lá thư
gởi Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu các công ty của Trung Cộng ngưng phá
rừng lấy gỗ thuộc phạm vi lãnh thổ Miến Điện, nơi giáp biên giới với Hoa
Lục. Miến Điện lúc đó được coi như là thuộc địa của Bắc Kinh. Theo tờ
Trung Báo số ra ngày 14/12/2001, đã có trên 2,5 triệu người Tàu là dân
nhập cư đang sinh sống tại Miến Điện (There are now about 2.5 million
Chinese residents living in Myanmar) theo kế hoạch di dân và lấn chiếm
của Bắc Kinh, sách lược nầy đang được Bắc Kinh áp dụng vô cùng hiệu quả
tại Việt Nam.
Theo tài liệu chính thức của Tỉnh Ủy Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam
trên dòng chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn: Liutongsiang -
Jiabi - Wunenglong - Tuoba - Huangdeng - Tiemenkan - Guongguooio -
Xiaowan - Manwan - Dachaoshan - Nuozhado - Jinghong - Gunlanba -
Mongsong. Chính những con đập thủy điện nầy đe dọa nghiêm trọng đời sống
cả hơn 200 triệu nông dân và ngư dân sinh sống dưới hạ nguồn sông
Mekong trong thế kỷ nầy.
Nhà nghiên cứu người Australia tên Newton Osbore nhận định: “Hậu quả
việc Trung Cộng chiếm đoạt nguồn nước bằng cách những đập thủy điện trên
con sông nầy làm nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục trong mùa khô.
Lượng đánh bắt cá ở Biển Hồ giảm phân nửa. Riêng tại vùng ĐBSCL nguồn
nước và thủy sản đã giảm hẳn, cả lượng phù sa cũng vậy”. Theo ông Osbore, sông Mekong đang đặt trong tình trạng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp Thái Lan, Việt, Miên, Lào.
Cũng theo tư liệu của MEKONG RIVER COMMISION vào mùa khô, mực nước sông
Cửu Long xuống thấp, lưu lượng giảm trung bình từ 50.000 m3/s. Nếu các
đập thượng nguồn sông Mekong không chịu tháo nước lúc hạn hán, hậu quả
sẽ vô cùng trầm trọng ở các quốc gia hạ nguồn. Vùng ĐBSCL đã và đang bị
nhiễm mặn và nhiều cánh đồng bao la không canh tác được vì nguồn nước bị
nhiễm mặn hoặc thiếu nước ngọt để trồng trọt vì các hồ nước ở các đập
thượng nguồn giữ lại phù sa.
Báo Bangkok Post cho biết mực nước sông Mekong chảy qua Thái Lan đang
giảm nguy kịch làm nhiều tàu hàng không lưu thông nổi và mắc cạn trên
những đồi cát từ 1 đến 3 km phơi ra trên dòng sông. Nếu Bắc Kinh không
chịu xả nước ở thượng nguồn, ngành vận tải đường thủy của Thái Lan sẽ
phải ngưng hoạt động hoàn toàn.
Theo báo The Age, cách đây 3 thập niên, Mekong còn là một trong những
dòng sông chưa ai đụng tới. Nhưng, ngày nay đã trở thành một dòng sông
có nhiều đập nước khổng lồ nhất thế giới với hơn 100 đập nước lớn nhỏ,
kênh chuyển nước và các dự án thủy lợi.
Mạng lưới “Quốc Tế Sông Ngòi Đông Nam Á"(Searin), một tổ chức bảo vệ môi sinh, đã góp tiếng nói với các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong, đổ lỗi cho các đập thủy điện do Bắc Kinh xây dựng bừa bãi ở thượng nguồn là nguyên nhân gây ra tình trạng nầy. Ông Jeerasak, một ngư phủ đến từ vùng Chang Rai nói rằng: “Lợi
tức ngư phủ vùng Chang Rai trung bình vào khoảng 40.000 bath/ năm
(4.000 USD), bây giờ chỉ còn khoảng 10.000 bath/ năm; bởi vì, nguồn cá
sông Mekong bắt đầu cạn kiệt thê thảm.”
Đặc phái viên của Le Figaro đã đến một làng chài ở Thái Lan tại Chiang
Khong, dân làng bất lực nhìn dòng sông Mekong đang cạn dần. Chỉ còn một
ngư dân già đang quăng lưới, trong thuyền của ông chỉ có mỗi con cá nhỏ.
Ngư dân già 71 tuổi nầy bực tức nói: “Không có nước làm sao có cá!
Hồi xưa, mực nước sông Mekong lên xuống tùy theo mùa, còn bây giờ thì
tùy theo lượng nước mà người Tàu cần”. Bài xã luận trên tờ Bangkok cũng khẳng định: “Các
đập thủy điện bên Trung Quốc giết chết dòng sông Mekong và triệt luôn
cả nguồn sống cả trăm triệu người nghèo khổ sống nhờ vào sông Mekong
phía dưới hạ nguồn.”
Nhà sinh thái học Montree Changtavong thuộc Hiệp hội TERRA đưa ra biểu
đồ chứng minh việc Bắc Kinh bí mật điều chỉnh lưu lượng nước theo nhu
cầu lợi ích kinh tế của các nhà máy thủy điện. Từ 3 thập niên qua, ông
đã theo dõi dao động của mực nước ở tỉnh Chiang Saen, một ngôi làng ở
khu vực “Tam giác vàng”, nơi mà mực nước lệ thuộc vào Trung Quốc đến 95%. Ông đặt câu hỏi: “Làm
thế nào giải thích được hiện tượng nầy ngay giữa mùa khô, chẳng có cơn
mưa nào mà mực nước dâng cao, nếu không phải là do các đập thủy điện
Trung Quốc xả nước?”
Rõ ràng, Bắc Kinh độc chiếm dòng sông Mekong, mặc tình thao túng
chẳng cần tham khảo các nước láng giềng, bất chấp số phận của cả trăm
triệu nông dân và ngư phủ sống dọc theo bờ sông Mekong dưới hạ nguồn.”
Nước mắt nông dân Thái Lan trên dòng Mekong:
Tòa hành chánh Thái Lan đọc phán quyết bác đơn kiện của 37 nông dân Thái
Lan với năm công ty điện của Thái nhận mua 95% điện từ đập thủy điện
Xayaburi bên Lào. Giữa những người nông dân, một người đàn bà tóc bạc
buồn bã rẽ đám đông, cúi đầu vội vã bước ra khỏi phiên tòa.
Từ nhiều năm nay, người ta nói nhiều về ngập mặn, về nguồn cá, về những
con đập chặn đường di cư của cá, về dòng phù sa bị ứ không về hạ nguồn.
Vô số nguy cơ xuất hiện khi nhiều con đập ở dòng chính và nhánh phụ được
dựng lên khắp Hoa Lục có dòng Mekong chảy qua.
Trong một cuộc gặp ở Hội Nghị Thượng đỉnh sông Mekong năm 2014 tại VN,
ông Apichai Sunchindah, một nhà nghiên cứu ở ASIA FOUNDATION, nói: “Người
ta cứ nói về thang cá, thậm chí còn bảo cá có thể tự bơi ngược lên đập
thủy điện theo đúng mùa sinh sản hàng năm. Không thể nào, mọi thang cá
đã chứng minh nó không thể làm được điều đó!” Bất chấp những điều đó, từng con đập vẫn được xây dựng trên dòng sông Mekong như Xayaburi, Don Sahong.
Nước mắt rơi trong im lặng của bà giống như sự cay đắng của hàng triệu
ngư dân khác đang sống giữa Biển Hồ (Campuchia) cũng chỉ biết im lặng
nhìn vào mặt lưới trống rỗng lập lờ dưới nước mùa không có cá lội về.
Một người nông dân Thái Lan khác, anh Chirasak Inthayot vỗ ngực giận dữ
nói: “Tôi là tình nguyện viên do mực nước sông Mekong. Làng tôi nằm
sát Xayaburi. Nước không còn lên xuống theo mùa nữa mà rất bất thường.”
Họ đứng xếp hàng với những con cá xếp bằng giấy trên tay - một biểu
tượng cho nguồn cá giàu có đầy tự hào của dòng Mekong. Đến một ngày
không xa, thế hệ trẻ như chúng tôi sẽ chỉ còn nghe về cá heo nước ngọt,
cá plabuk của Mekong như một huyền thoại bằng giấy, hệt như những mô
hình mà nông dân Thái cầm trong tay.
Đàn cá sẽ chết khi dòng sông nghẽn mạch giữa hàng lớp đập thủy điện dàn
trận bắt đầu từ đập đầu thượng nguồn Liutongsiang bên Đại Lục về Lào,
Campuchia rồi kiệt sức ở đồng bằng Cửu Long xa xôi và dòng sông Mekong
cảm thấy gì, khi cuối cùng vẫn còn những nông dân khóc cho cái chết được
báo trước của chính nó?
Đồng bằng Nam bộ Việt Nam đang lâm nguy:
Nước mặn đã xâm nhập ĐBSCL, nơi gìn giữ an toàn lương thực của một khu
vực hàng năm đã đóng góp 27% GDP, 90% số lượng gạo xuất cảng và gần 60%
kim ngạch xuất cảng thủy sản của VN và ổn định cuộc sống và an sinh cho
trên 17 triệu người là việc làm bắt buộc vào lúc này mặc dù đã quá trễ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, ĐBSCL đang bị ngập mặn nghiêm trọng, đất đai
canh tác bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép
của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích lũy nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện bên Hoa Lục và các quốc gia cận thượng nguồn làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô.
Tất cả kinh rạch xây dựng từ thời Pháp thuộc như kênh Phụng Hiệp, Kinh
Xáng Xà No… đều bị nước biển xâm nhập đang lan rộng, xâm nhập hầu hết
khắp vùng ĐBSCL. Những tháng gần đây, tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công
chưa từng thấy làm đảo lộn cuộc cuộc sống của người dân. Người dân các
tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá đang phải chạy nước
mặn từng ngày. Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào sâu nội địa trên 70 km và có chiều
hướng tăng nhanh đang hủy diệt môi trường sống của dân chúng miền Nam
Việt Nam.
Ông Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn: “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”
Người nhiều năm luôn lên tiếng báo động ảnh hưởng vô cùng nguy hại việc
Trung Cộng xây dựng bừa bãi các đập thủy điện khổng lồ trên đoạn sông
Mekong chảy qua thượng nguồn tỉnh Vân Nam. Ông tiên đoán trong vòng 100
năm sau, có còn vùng ĐBSCL nữa hay không? Thật vậy, ĐBSCL đang bị nước
mặn xâm nhập hàng năm, ngày càng lấn sâu vào trong đất liền và độ mặn
càng ngày càng tăng cao, đe dọa trầm trọng đến việc sản xuất lúa gạo và
hoa màu, nó còn là vựa lúa hơn phân nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam.
Hằng năm, tổng hợp các tin tức trong nước, hầu hết các con sông lớn như
sông Tiền, sông Hậu… nước mặn từ ngoài biển đã tràn vào rất sâu vượt qua
con sông Vàm Nao ở An Giang và gần đến khu vực biên giới Camphuchia.
Thật vậy, tại Diễn Đàn ĐBSCL 2015 được tổ chức vào sáng 2/2/2015 tại Sài
Gòn cho biết, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn
nước bị xâm nhập mặn sẽ có 40% diện tích sẽ bị ngập mặn vào sâu trong
đất liền từ 50 tới 60 km ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Tình trạng
nầy diễn ra tại các cửa sông gồm cửa Tiểu, cửa Đại, Hàm Luông, Cung Hầu,
Cổ Chiên, Định An, Trần Đề, Ông Đốc, Cái Lớn. Ngoài ra, tại các tỉnh
ven biển có thể thiếu nước ngọt sinh hoạt.
Qua việc nhiều dân làng sống bên dòng sông Mekong đã quyết định biểu
tình trước Đại sứ quán Trung Cộng ở Bangkok, phản đối thái độ thiếu minh
bạch và vô trách nhiệm của chính quyền Trung Cộng, cho dù Bắc Kinh vẫn
từ chối tham gia “ỦY BAN SÔNG MEKONG”. Nhà hoạt động xã hội Carl Middeton đưa ra kết luận chính xác: “Việc xây dựng tràn lan các đập thủy điện trên dòng sông Mekong, có thể dẫn đến cuộc xung đột quốc tế”.
Chính vì lý do nầy, khiến cho Hoa Kỳ phải lên tiếng cảnh báo việc Bắc
Kinh xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.
Tờ Asia Times cho biết: Trung tâm STIMSON tại Washington, một cơ quan
tham vấn của Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh toàn cầu, đã lên tiếng báo
động: “Bắc Kinh với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong có nguy cơ trở thành “sông Trung Quốc”. Rõ ràng, dã tâm của Bắc Kinh khống chế nguồn nước sông Mekong để gây áp lực chính trị, đây là cuộc chiến “HỦY DIỆT MỘI TRƯỜNG SỐNG”, hủy diệt hệ sinh thái của trên 200 triệu con người của các dân tộc sinh sống dưới hạ nguồn sông Mekong.
Chiến lược của Hoa Kỳ - Hợp tác với các quốc gia hạ nguồn sông Mekong để tạo thế lực:
Theo một bản tường trình ấn hành vào tháng 5/2009 của Chương trình LHQ
về Môi trường (Programme des Nations Unies pour l’environment) và Học
viện Kỹ thuật Á Châu (Institut Asiatique de Technologie) đã có nhận định
các công trình của Trung Cộng rất nguy hại, làm hư hại dòng sông Mekong
và sự phong phú thiên nhiên làm tăng thêm nguy cơ cho các nước ở hạ
nguồn:
[1] Ngày 23/7/2009, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã tham dự
cuộc họp lần thứ nhất với các Bộ Trưởng Ngoại Giao 4 nước hạ nguồn sông
Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia và VN được tổ chức bên lề Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phukhet.
Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của Hoa Kỳ và được các Bộ trưởng
Ngoại Giao hoan nghinh về sự tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ đối với các
nước nầy trong các lĩnh vực mà Mỹ có nhiều kinh nghiệm như: công kỹ
nghệ, môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng.
Bốn nước vùng hạ lưu Mekong vô cùng hoan nghênh sáng kiến kết nghĩa giữa
ỦY HỘI MEKONG & ỦY HỘI MISSISSIPPI (Mỹ). Ngoại trưởng Lào Thongloun
Sisoulith mong muốn cuộc họp sẽ phát triển thành cơ chế hợp tác giữa
hai con sông lớn của thế giới: Mekong ở Đông Nam Á và Mississippi ở Mỹ.
[2] Tháng 7/2009, tại Hội Nghị ASEAN ở Phukhet, bà Ngoại trưởng Clinton
đã loan báo ý định của Mỹ là củng cố trở lại vai trò của mình trong khu
vực. Trung tâm của chiến lược nầy là do sáng kiến của Lower Mekong
Initiative đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm
VN, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Tài liệu trên trang Web của Bộ Ngoại Giao ngày 6/1/2010 đã xác định 4
lãnh vực hợp tác chủ yếu giữa Mỹ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong: môi
trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở nhằm nghiên cứu phương cách phát
triển vùng lưu vực nầy được bền vững. Đồng thời thắt chặt quan hệ với
Ủy ban sông Mekong (MRC) để hạn chế ảnh hưởng càng lúc càng tăng của Bắc
Kinh trong khu vực.
[3] Theo giáo sư Catherin Dalpino, chuyên gia về ĐNÁ - nguyên phó Trợ lý
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì với hành động tích cực dấn thân vào vùng hạ
nguồn sông Mekong bên cạnh 4 nước hạ nguồn, có thể giúp tình hình trong
vùng cân bằng trở lại. Tóm lại, sự can dự cứng rắn của Hoa Kỳ vào Biển
Đông làm cho Bắc Kinh khó chịu. Nhưng, việc Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác với 4
nước hạ nguồn sông Mekong cũng khiến Bắc Kinh vô cùng lo ngại.
[4] Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế (International Rivers) có trụ sở tại Hoa
Kỳ ra thông cáo phát đi ngày 18/6/2014, xác nhận công trình xây dựng gây
tranh cãi - đập Don Sahong ở miền Nam Lào đang tiếp tục, bất chấp sự
phản đối từ chính phủ các nước láng giềng và các yêu cầu tham vấn. Bà
Pianporn Deetes (Điều phối viên tại Thái Lan của Internation Rivers) cho
biết: “Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tuyên bố rõ ràng rằng: Dự án
xây đập Don Sahong phải trải qua sự kiểm định tư vấn theo yêu cầu của
Hiệp định Mekong năm 1995, trước khi thực hiện. Yêu cầu đó đã được nhắc
lại trong một cuộc họp đặc biệt của Ủy Ban sông Mekong (MRC) hồi tháng
1/2014. Đồng thời người dân Thái Lan cũng phản đối xây dựng đập Xayaburi
bằng biểu ngữ “STOP THE XAYABURI DAM”
[5] Theo nhà nghiên cứu chánh sách đối ngoại John Lee, Trung tâm nghiên
cứu Độc lập (Centre for Independent Studies) có trụ sở tại Australia,
cho rằng: “Việc Hoa Kỳ dấn thân vào vùng hạ lưu sông Mekong sẽ
hiệu quả hơn trong việc giúp Hoa Kỳ khôi phục ảnh hưởng của mình trong
vùng Đông Nam Á Châu”.
Trong bài viết “CHINA’S WATER GRAB” (Trung Cộng vồ chộp nguồn
nước) đăng trên tạp chí Foreign Policy số ra ngày 24/8/2010. John Lee đã
phân tách tâm trạng bất bình cao độ của cư dân các nước hạ nguồn trước
việc dòng sông Mekong nuôi sống họ bị Bắc Kinh thao túng và lũng đoạn.
Theo ông, nếu Hoa Kỳ quan tâm thực sự đến việc tăng cường sự hiện diện
của mình tại Châu Á - TBD, Hoa Kỳ nên tập trung sự hiện diện của mình
vào sông Mekong, sẽ gặt hái thành quả rõ ràng hơn. Đó là trường hợp Hoa
Kỳ quyết tâm can dự vào khu vực Đông Nam Á Châu làm cho tham vọng của
Bắc Kinh hung hăng ngang ngược phải chùn bước. Dùng những đập thủy điện
trên thượng nguồn sông Mekong để thao túng và gây áp lực với các quốc
gia hạ nguồn sẽ gặp phản ứng ngược.
Thẩm định tử huyệt của TC - Hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong:
Bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông báo ngày 2/2/2015, khẳng định việc bảo vệ dòng
sông Mekong có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, phát
triển bền vững khu vực nầy. Cố vấn Tom Shannon và cố vấn cao cấp Đại sứ
David Thorne của Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đầu một phái đoàn tham dự Cuộc
họp Đặc biệt của Nhóm Hạ nguồn Mekong và Những người bạn FLM tại Pakse
(Lào).
Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến “Năng lượng Mekong Bền Vững”
(SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Phía Mỹ cũng cho
biết, Bộ Ngoại Giao sẽ thu xếp và cử Phái đoàn SMEI tới khu vực hạ nguồn
sông Mekong vào cuối năm nay. Liên đoàn Kỹ sư Quân đội Mỹ (USACE), cơ
quan phụ trách Xây dựng và Quản lý các công trình thủy điện hàng đầu của
Mỹ, tuyên bố sẽ hổ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý điện. Trong khi
đó, Ủy Ban Sông Mississippi đã ký gia hạn 5 năm thỏa thuận với Ủy hội
Sông Mekong nhằm trao đổi nghiệp vụ và thông tin giữa hai bên.
Trong lúc ruộng đồng ở hạ nguồn thiếu nước ngọt và phù sa thì ngược lại,
các đập ở Vân Nam sẽ bị phù sa tràn ngập. Cường độ phù sa tấp vào đập
Manwan đã tăng gấp đôi, gấp ba so với dự tính ban đầu. Đó là lý do mà
Bắc Kinh xây đập Xiaowan phía trên Manwan tưởng sẽ giảm mức độ phù sa
trôi vào đập Manwan. Nhưng, đập Xiaowan và những đập khác cũng bị phù sa
tràn ngập vào vài thập niên tới và các hồ chứa nước sẽ trở thành những
bãi lầy vô cùng vĩ đại và vô dụng! Bắc Kinh ước tính ban đầu là các đập
nầy sẽ được sử dụng trong vòng 70 năm, nhưng trên thực tế chỉ có thể
hoạt động trong vòng 20 hoặc 30 năm mà thôi.
Một cuộc khảo cứu của Ủy Hội Các Đập Nước Thế Giới (World Commmission on Dams) phổ biến vào tháng 11/2000 đã kết luận rằng: “Đa
số các đập thủy điện lớn trên toàn thế giới đã không mang lại lợi ích
kinh tế nào nếu so sánh với phí tổn xây dựng như phải di dời cư dân và
các hậu quả môi sinh…”. Bắc Kinh dùng hệ thống đập thủy diện phục vụ cho cuộc “Chiến tranh môi trường”, tiêu diệt hệ sinh thái các dân tộc sống dưới hạ nguồn sông Mekong như Myanmar, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam.
Sau khi xảy ra sự kiện Hải quân Trung Cộng nói rằng xua đuổi máy bay do
thám Mỹ ở Biển Đông, Washington đã có hành động dằn mặt Bắc Kinh. Tình
hình càng căng thẳng khi bắt đầu đoán về khả năng bùng phát Thế chiến
III sẽ bùng nổ giữa Mỹ - Trung? Ngày 21/5/2015 vừa qua, Washington đã
lên tiếng khiêu khích Bắc Kinh là sẽ tiếp tục duy trì các cuộc tuần tra
trên biển và trên không ở vùng “lãnh hải quốc tế” ở Biển
Đông. Một số chuyên gia an ninh lo ngại khả năng bùng nổ một cuộc xung
đột quân sự, đặc biệt là sau khi quan chức Mỹ hồi tuần trước đó cho
biết, Ngũ Giác Đài đang cân nhắc điều động chiến đấu cơ và tàu chiến vào
vùng tự do hàng hải ở xung quanh những khu vực đảo nhân tạo do Bắc Kinh
dựng lên. Liệu căng thẳng Mỹ - Trung sẽ diễn ra cuộc chiến tranh chớp
nhoáng ở Biển Đông?
Tôi xin đề nghị một chiến lược với Washington: “Dùng chiêu “gậy
ông đập lưng ông” là dùng “chiến tranh môi trường” đánh sập toàn bộ hệ
thống thủy điện trên sông Mekong và Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử để
làm băng hoại đời sống xã hội địch, cùng với bộ máy chiến tranh của nó
và giải tỏa được áp lực của lực lượng quân sự TC trên Biển Đông và Hoa
Đông.
Kết luận:
Tin tức mới đây, The Washington Post, một trong những tờ báo có uy tín
hàng đầu tại Hoa Kỳ đã công khai biểu lộ thái độ bất bình và lên tiếng
kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ phải có phản ứng đáp trả cụ thể trước các
hành động gây hấn của Bắc Kinh, bị tờ báo cho là “khiêu kích nguy hiểm”
tại Biển Đông, khi một chiếc phi cơ do thám của Mỹ, trong lúc bay trên
Biển Đông gần các bãi đá ngầm ở vùng Trường Sa của VN đã bị Hải quân TC
cảnh báo tới 8 lần. Không những thế ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao TC đã
ngang ngược lên tiếng đả kích hành động Mỹ là “vô trách nhiệm và rất
nguy hiểm”.
Đối với Washington Post, có thể là Mỹ không thể nào ngăn chận được các
hành vi mà Bắc Kinh đang tiến hành ở Biển Đông, ở một khu vực là đường
qua lại của tàu bè quốc tế, Bắc Kinh muốn loại tàu thuyền và máy bay
quốc tế ra khỏi một vùng rộng 200 hải lý chung quanh các vùng tranh
chấp, rộng hơn gấp bội so với 12 hải lý mà Hoa Kỳ công nhận.
Tham vọng nầy của Bắc Kinh quá tầm tay và thiếu khôn ngoan. Họ đừng quên
rằng, các hoạt động bồi đắp chuỗi đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo
Trường Sa không chỉ gây quan ngại cho các bên liên quan mà cho cả những
quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông. Rõ ràng, Bắc Kinh đang gây bất
ổn cho an ninh khu vực và vi phạm Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Hậu quả là Bắc Kinh đang bị Hoa Kỳ & Đồng Minh bao vây và bị thế
giới cô lập.
Hy vọng, Ngũ Giác Đài sẽ chọn chiến lược đánh vào tử huyệt của Trung
Cộng là đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử và đặc biệt hệ thống
đập thủy điện trên sông Mekong đều là những mục tiêu cố định vô phương
bảo vệ.
Một khi hệ thống đập thủy điện nầy bị đánh sập bằng bom xuyên boogke
siêu khủng GPU-57 MOP (Massive Ordnance Penetration), có trọng lượng tới
13 tấn. Mỹ có dư thừa loại bom nầy để phân phối cho đập thủy điện Tam
Hiệp và các đập trên thượng nguồn sông Mekong.
Nếu Ngũ Giác Đài sẽ chọn chiến lược đánh vào “MÔI TRƯỜNG SỐNG”
của Trung Cộng vừa ít đổ máu, vừa ít tốn kém lại đạt hiệu quả cao là làm
băng hoại đời sống xã hội địch về mọi mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế,
y tế, quân sự… Hoa Kỳ vừa được danh lẫn lợi, vì một khi hệ thống đập
thủy điện trên sông Mekong bị đánh sập, trả con sông nầy về vị trí
nguyên thủy của nó vào giữa Thế kỷ XX thì tất cả các quốc gia dưới hạ
nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
sẽ nhiệt liệt tôn vinh Hoa Kỳ là vị cứu tinh của trên 200 triệu dân
nghèo sống nghề hạ bạc và nông nghiệp, vì đã khai thông con sông Mekong
nầy giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói triền miên…
Chắc Tập Cận Bình và những tên lãnh đạo ĐCSTQ chưa quên vụ vỡ đập thủy
điện Bản Kiều được xây dựng năm 1952 trên sông Hoài Nam là một trong
những thủy điện quy mô lớn đầu tiên của nước nầy, đã gây kinh hoàng nhất
trong lịch sử của Trung Cộng…
Đầu tháng 8/1975, siêu bão Nina đổ bộ vào Hoa Lục. Đây là một trong 5
siêu bão gây thiệt hại lớn nhất thế giới, lượng mưa đo được trong 3 ngày
đêm lên đến 1.605,3 mm làm vỡ đập thủy điện Bản Kiều xảy ra vào ngày
7/8. Khi đó, lượng nước trong hồ thủy điện là 697 triệu mét khối, lưu
lượng xả nước lên đến 13.000 m3/ giây. Vào thời điểm đó, nhà máy thủy
điện Bản Kiều được xem là có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu sử dụng vào
lúc cao điểm của cả Vương Quốc Anh, công xuất của nhà máy lên đến 18 GW,
tương đương 9 nhà máy nhiệt điện hay 20 lò phản ứng hạt nhân. Thêm vào
đó, khoảng 11 triệu dân trở nên vô gia cư, khi hơn 5 triệu ngôi nhà bị
phá hủy. Sự kiện kinh hoàng đã đòi hỏi chính quyền Trung Cộng phải tập
trung cao độ vào việc sửa chữa những con đập có nguy cơ bị vỡ trong một
thời gian dài.
Nếu như đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện trên
thượng nguồn sông Mekong bị bom Mỹ đánh sập toàn bộ. Hãy tưởng tượng xem
mức độ tàn phá ghê gớm của nó, khủng khiếp lên đến mức độ nào? Con rồng
đỏ Trung Cộng sẽ vùng vẫy trong biển nước một cách tuyệt vọng. Sóng
nước Dương Tử Giang và sông Mekong sẽ cuốn trôi bản chất kiêu căng, ngạo
mạn và tham vọng bất chánh của Tập Cận Bình ra Biển Đông…