27/2/15

Trần Vàng Sao: “tau chưởi”

Trần Vàng Sao: “tau chưởi” 
Một Bài Thơ Kinh Dị Và Khốc Liệt
February 17, 2015

Theo tiểu sử tôi tìm được trên mạng, nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm Tân Tỵ 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, sinh sống từ thuở ấu thời đến nay tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Năm 1962, ông đậu tú tài ở Huế và dạy học ở Truồi. Thời gian này ông bắt đầu tham gia phong trào chống Mỹ ở Huế. Năm 1965 ông thoát ly lên rừng theo VC. Năm 1970 ông bị thương, được đưa ra miền Bắc chữa bệnh an dưỡng.
Tháng 5 năm 1975, ông trở về Huế được phân công làm liên lạc (đưa thư) rồi công tác ở ban Văn Hóa Thông Tin xã và nghỉ hưu năm 1984. Vào thời điểm này, bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” của ông được đăng trên Sông Hương, số kỷ niệm 5 năm ngày tạp chí ra đời. Bài thơ lập tức gặp phản ứng dữ dội của một số chức sắc địa phương.
Ở hải ngoại, nhà xuất bản Tân Thư (California, Hoa Kỳ) cũng cho in tập “Bài thơ của một người yêu nước mình” của ông.
Sáng nay tình cờ tôi đọc bài thơ “Tau chưởi” dưới đây, và nghĩ rằng có lẽ trong văn học VN (và thế giới?!) khó tìm ra một bài thơ nào kinh dị, khốc liệt như bài thơ này. Điều gì làm cho tâm hồn con người – thi sĩ – phải đau đớn, quằn quại, căm hận, phẫn nộ đến vậy?
Tôi rất thú vị với lời bình của nhà báo Mặc Lâm (RFA) về bài thơ này:
“Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người mình ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ thì việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ chữ nghĩa đau đớn mà ông còn bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông “biên đạo” lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.
Có điều là cười xong thì người ta lại chảy nước mắt…”
Tôi chỉ xin góp thêm vài ý.
Bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” làm cho Trần Vàng Sao nổi tiếng, nhưng theo tôi, bài “Tau chưởi” mới là bài đáng kể nhất trong thơ của ông.
Về ngôn từ, ông lật đổ quan niệm “duy mỹ trong ngôn ngữ” lâu nay trong thơ Việt, nhưng điều khác biệt là ông không sử dụng đến những từ tục tỉu như nhiều nhà thơ đương thời đang dùng. Ông ác miệng, cực kỳ ác miệng, nhưng không tục tĩu.
Chửi là 1 trong 2 hành vi của kẻ yếu, của người thấp cổ bé miệng mà có chữ (nhà văn, nhà thơ chẳng hạn), nhưng không có cách gì để tự vệ, để phản ứng trước kẻ mạnh. Họ không thể phản ứng bằng hành động, bằng bạo lực, nên họ chọn cách phát ngôn bằng lời nói hay chữ viết. Hành vi còn lại sau chửi là đặt, viết những chuyện tiếu lâm đen mà chúng ta thường đọc, hay nghe kể. Tôi chưa từng gặp Trần Vàng Sao, nhưng tôi mơ hồ nghĩ rằng với cái tâm tính bộc trực và tâm hồn mẫn cảm của mình, ông chỉ có thể bày tỏ cảm xúc bằng cách chửi thẳng chứ không thể dùng ẩn dụ né tránh, nói kiểu móc họng, sâu xa, thâm thúy như nhiều người khác.
Điển hình là bài thơ “Tau chưởi” này. Bài thơ nói thẳng, nói thật cảm xúc và suy nghĩ của một con người bị vùi dập, bị thể chế CS đàn áp thô bạo đến chỗ tàn tệ nhất.
Ban đầu, tôi suýt hiểu nhầm rằng bài thơ như phát ngôn của một con người vì quá đau đớn, quá phẫn nộ mà đứng ở chỗ mấp mé sự điên loạn, nhưng khi tôi đọc kỹ lại thì thấy không phải vậy. Bài thơ có một cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt một tiến trình tâm lý rất lớp lang.
Từ dòng đầu của bài thơ, ông chưa chửi, mà ông nói. Ông bình tĩnh nói thiệt hơn về nỗi ấm ức vì phải câm nín trước sự tàn độc, bất công và dối trá cho tới khi chịu không nổi nữa:
“tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không” 
Từ đó, sự phẫn nộ kết tụ rồi bùng vỡ dữ dội thành tiếng gào thét. Ông quyết định phải chửi, nhưng không chửi vòng vo, vông khống, ông chửi thẳng, không chỉ chửi thẳng, ông còn kêu đối tượng, thậm chí cả dòng họ thân tộc của chúng ra để nghe ông chửi. Ông không chỉ chửi, ông vừa chửi vừa kể tội chúng, và sau cùng, ông nguyền rủa, những lời nguyền rủa vô cùng độc địa.
Tôi tự hỏi, với một cảm xúc khốc liệt như thế, trong thơ, thì cái thiện ở đâu, cái đẹp ở đâu? Tính nhân văn ở đâu? Lương tri con người ở đâu?
Hay, khi đặt những tiêu chí có vẻ cao đẹp đó ra cho thơ – cho thi ca – của một tâm hồn bị tổn thương đến tận cùng như Trần Vàng Sao thì chúng ta đang bắt đầu cho một sự dối trá khác?
Nam Đan

TAU CHƯỞI

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
….
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
……
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi  cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng  giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây

Trần Vàng Sao

Ký ức và trăn trở của Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình

 Ký ức và trăn trở của Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình

Hòa Ái (RFA) - Trong cuộc chiến tranh VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành tù binh chiến tranh. Điệp viên Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một trong những tù binh chiến tranh ở Bắc Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp vụ vượt tuyến và 18 năm tù đày của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự kiện 40 năm ngày 30/4, cựu tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức của mình khi đón nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.

Hòa Ái: Xin chào ông Đặng Chí Bình. Rất cảm ơn ông đã dành cho đài ACTD để chia sẻ với thính giả của đài biết về hoàn cảnh ông bị đi tù ở Hòa Lò cũng như ở khắp các trại tù miền Bắc, VN trong thời gian rất dài. Trước tiên, xin ông cho biết tại sao ông chọn ngành tình báo khi ông còn quá trẻ và ông đã bị bắt vào lúc nào?
Ông Đặng Chí Bình: Xin chào cô Hòa Ái và qua cô tôi hân hạnh kính chào toàn thể quý vị đang lắng nghe đài ACTD. Tôi cảm ơn cô hỏi đến một người đã ngoài 80, làm cho tôi vui hẳn và hưng phấn. Tôi xin trả lời câu cô hỏi “tại sao chọn ngành tình báo” là do bản tính tôi từ nhỏ rồi. Bố tôi là võ sư và tôi đã học võ từ lúc còn bé thành thử tính thích ngang tàn. Sau này đọc những sách Z28 (của Người Thứ Tám), sách của Phạm Cao Củng. Trong bối cảnh quê hương ở miền Nam như thế, từ ý thích đó cho đến khi cơ duyên đến được gặp ông chú Nguyễn Văn Thưởng và được giới thiệu với Linh mục Mai Ngọc Khuê, rồi từ đấy tôi vào ngành tình báo.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới
Ông Đặng Chí Bình
Khi đến đấy, đầu tiên có điều kiện là tôi đến bệnh viện Việt-Đức để trao một tài liệu đặc biệt cho bác sĩ Hoàng Đình Thọ. Ngày hôm sau tôi tiếp tục đến một nhà thờ để liên lạc với một vị linh mục. Khi đi ra thì tôi phát hiện có người theo dõi. Từ khi khẳng định thì bắt đầu tôi đánh lừa, tương kế tựu kế, dùng các phương pháp đánh lạc hướng cho rối mù lên. Đáng lẽ bí mật tôi về chổ đổ bộ của tôi ở Hà Tĩnh nhưng vì không cắt được đuôi để rồi lang thang đến cuối cùng hơn 1 tháng sau tôi mới bị bắt.
6 năm trường ở Hỏa Lò, Hà Nội, tôi bị bao nhiêu phương pháp cùm kẹp, tra tấn từ đầu năm 1962 cho đến ngày 30/12/1967, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Thành phố xử 18 năm và 5 năm mất quyền công dân. Người nào đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được, thưa cô Hòa Ái.
Hòa Ái: Như vậy Trong suốt thời gian ông bị tù đày, bị tra tấn thì hình thức tra tấn nào ông cho rằng là ấn tượng nhất?
Ông Đặng Chí Bình: Tôi bị cùm kẹp, đói khát. Người khác còn có người trông nom. Tôi thì không có một ai nhìn tới trong 6 năm ở trong Hỏa Lò, không một ai hỏi thăm đến. Vì tôi là tình báo nên nếu ai hỏi thăm thì bị nghi là đường dây của tôi thì người đó cũng bị nguy hiểm. Tôi bị cùm kẹp suốt 3, 4 năm trường như thế. Tôi ấn tượng nhất trong quá trình tù dưới chế độ Cộng sản thì tôi phải nói rằng là cái đói là nặng nhất chứ cùm kẹp đối với tôi chẳng nghĩa lý gì cả. Chết thì thôi mà. Bắn thì xin mời cứ bắn. Tôi cảm ơn nữa là khác. Đáng lẽ một người tù ăn được 5 phần nó chỉ cho ăn 3 thành thử người tù bị rút cả xương tủy. Cái đói và thời gian 6 năm mù mịt ở trong Hỏa Lò như thế…Chỉ có thời gian và đói mới là nguy hiểm, rất ấn tượng trong thời gian đi tù của tôi.
Hòa Ái: Trong thiên hồi ký “Thép đen”, ông có đề cập đến một dụng cụ gọi là “cùm mồm”, ông có thể mô tả sơ lược lại vì sao ông phải chịu hình thức tra tấn này?
Ông Đặng Chí Bình: Khi bị bắt vào Hỏa Lò, đầu tiên tôi bị 4,5 thằng bắt cởi quần áo, khám xét từ miệng, tai, tóc…vì tôi là điệp viên nên bị khám kỹ ghê gớm. Theo hiểu biết của tôi lúc đó là một người điệp viên như tôi đã bị bắt thì chỉ có bị tra tấn đến chết, trước sau cũng chết. Tôi xác định chấp nhận cái chết. Vậy thì chết trước là đỡ khổ. Cho nên khi bị đưa vào xà lim và bị cùm, tôi còn bị đánh bằng một cái gậy khoảng 60-70 phân như cái cán xẻng. Tôi hiểu từ trước là Hồ Chí Minh được xem như thần thánh hễ ai nói động tới là bị bắn hết. Lúc đó tôi nghĩ rằng chỉ muốn chửi ngay thằng Hồ Chí Minh với đảng Cộng sản thì mong rằng mục đích là tôi bị bắn chết đi để khõi khổ, khõi bị tra tấn. Tôi nghĩ như vậy cho nên tôi mới chửi. Nhưng nó không bắn. Nó mang vào một dụng cụ, nó khóa tay tôi ra phía sau rồi nó đưa khóa miệng tôi lại. Sau này tôi mới biết là cái “cùm mồm”. Sau này nữa trong giai đoạn xà lim, qua nghe ngóng, có 1 anh Tàu cũng chửi bới và cũng bị cùm mồm như tôi.
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình
Hòa Ái: Đã có bao giờ ông có ý định vượt ngục? Trong hòan cảnh quá tuyệt vọng, ý nghĩ vượt ngục có manh nha trong đầu hay không, thưa ông?
Ông Đặng Chí Bình: Nói đến vượt ngục thì ngay khi bị phát hiện thì tôi đã định trốn rồi nhưng không có cách gì cả vì có quá đông người theo dõi tôi. Khi bị bắt trong Hỏa Lò, bị cùm chân cùm tay, kềm kẹp ở trong xà lim nữa thì không có cách gì mà vượt ngục được. 3 năm sau, chuyện dài lắm, trong “Thép đen” mới tả hết được, lúc đó tôi ở xà lim 1 rồi tình cờ 1 lần có 1 cán bộ gọi cung tôi thì ra người này ở quê tôi, Phát Diệm. Tôi thấy anh chàng này ăn nói có vẻ ngơ ngơ ngác ngác nên trong buổi cung đó tôi nổi lên ý tưởng có thể trốn thoát. Thế là tôi dùng nhiều mưu mẹo và cả nghệ thuật võ của tôi nữa. Cuối cùng tôi đánh gục và khóa cổ anh ta rồi tôi thay quần áo và tìm cách trốn khõi Hỏa Lò. Nhưng mà, lúc ra khõi Hỏa Lò thì tôi bị nhiều trận lắm. Nó bắt được tôi, nó đánh tôi, đâm tôi gãy 3 cái răng rồi nó trói tay, đưa tôi xuống hầm đá, cát-sô ở Hỏa Lò…có thể chết ở dưới đó. Do Thượng đế, do hồn thiêng dân tộc thì tôi mới sống chứ tôi đã chết rồi.
Hòa Ái: Trong suốt thời gian bị giam cầm như vậy, ông có được nghe tin họ báo rằng ông được trao trả như tù bình chiến tranh hay không?
Ông Đặng Chí Bình: Không bao giờ thông báo cả. Chỉ tự suy nghĩ đoán thôi chứ không bao giờ nó bảo các anh sẽ được trao trả dù trước tập thể hay trước cá nhân, không bao giờ nói với ai cả.
Ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam... Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa
Ông Đặng Chí Bình
Vào khoảng sắp sửa ký hiệp định Paris thì tôi ở trại Trung ương số 1, Lào Cai. Nó tập trung tất cả tù binh biệt kích, gián điệp. Nó giam nhiều chổ khác nhau nhưng khi đó nó tập trung về 1 nơi để cho ăn bồi dưỡng. Trước đây ăn đói khổ, ăn 13 kg trung bình nhưng bây giờ cho ăn 18 kg, có cả gạo và thịt bồi dưỡng. Chúng tôi biết đây là sắp trao trả. Nó chuẩn bị như vậy từ trước 6 tháng ký Hiệp định Paris. Nhưng lưng chừng nó đánh lừa được phía các phái đoàn của Mỹ và của quốc tế, thế là nó mang tôi với một anh nữa là anh Lê Văn Bưởi, 1 thiếu tá cũng là 1 điệp viên đã đi theo cách vượt sông Bến Hải, và 1 người nữa là anh Lưu Nghĩa Lương, đưa sang trại Trung ương số 2 ở Yên Bái trở lại chế độ bình thường. Ở đây nó điều tôi đi làm các công việc dọn cứt đái, rồi trong các toán rau…khổ cực, đày đạo ghê lắm như tôi đã tả trong “Thép đen”.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng, ông đón nhận tin về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?
Ông Đặng Chí Bình: Thưa cô, hỏi như thế này thì tôi hãy còn nỗi niềm, nó quấn vào trong đầu tôi, trong lòng tôi ngày hôm đó. 30/4/1975, lúc đó tôi ở trại Phong Quang. Có thể nói rằng tôi đã xác định chấp nhận cái chết nhẹ như không, 2 chân trong cùm mà tôi vẫn vui cười vì đấy là lý do để tôi sống được. Nghệ thuật sống và phương pháp sống và nhân sinh quan, thế giới quan của tôi đã trang bị cho tôi nên tôi mới sống được. Thế mà ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam thì tôi có 1 chì mật duy nhất vẫn giấu hơn 10 năm trường với hy vọng sau này còn hoạt động tiếp được nữa mà tôi cũng hủy luôn. Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa. Đúng giai đoạn đó tôi gặp rất nhiều nhiều người như anh Nguyễn Chí Thiện, anh Kiều Duy Vĩnh và nhiều nhân vật tù miền Bắc lúc đó mà tôi cũng không thiết nói chuyện với ai. Tôi chán chường lắm!
Hòa Ái: ...và bây giờ là thời điểm 40 năm qua, 30/4/2015 kể từ giây phút ông đón nhận tin VNCH không còn nữa thì cảm giác từ lúc đó cho đến bây giờ có còn ám ảnh ông hay không và nỗi ám ảnh đó ra sao?
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận nên nó mới cho tôi về rồi thì nó sẽ bắt tôi tội khác nên tôi tương kế tựu kế, tôi mượn kế của nó để thoát khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để trốn vượt biên sang đến hải ngoại đâu! Người nào phải đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh 30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề trong lòng tôi nhất là mối nguy hiểm nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế giới tự do bây giờ. Tôi buồn lắm! Từ khi trong tù cho đến hải ngoại cho đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ máu ngày đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện tôi mà CIA cũng không ưa gì tôi vì tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ chưa hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng sản Tàu và Cộng sản VN. Liên Xô đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu được Trung cộng. Trung cộng quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép đen” của tôi đã đề cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của người Cộng sản VN, kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác hiểu lầm nó. Nó giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp chết đến nơi rồi để các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý luận gia cứ tưởng nó sắp vỡ đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu họ thì dù anh giỏi hơn hay giàu có hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng vẫn không là đối thủ của họ khi mà không hiểu kẻ thù của mình. Tôi già 80 tuổi ngoài rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
Ông Đặng Chí Bình: Tôi xin cảm ơn cô.

nguồn:
Hòa Ái

26/2/15

Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm 30 năm Trần Văn Bá 1985-2015

     Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm 30 năm Trần Văn Bá 1985-2015


 

Tết Ất Mùi 2015 Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris

     Bước sang năm 2015, THSV Paris được 51 tuổi. 51 năm ‘trường kỳ kháng chiến’, 51 năm hiện hữu, 51 cái Tết. Có một anh cựu Chủ tich THSV Paris đã từng nói: ‘Có hai tổ chức lâu đời nhất VN, đó là đảng CSVN và THSV VN tại Paris… !’. Câu nói tuy không đúng lắm nhưng cũng không phải quá đáng.
Còn câu chuyện thường nghe tại Paris, khi gặp lại những bậc phụ huynh trên 50 tuổi đã đeo hai ba bình hơi lặn thật kỹ là : ‘… hồi trước ‘moi’ cũng múa ở Maubert…’ hay dán bích chương, bán Báo Xuân Nhân Bản, làm trật tự… đã từng làm chung với người này người kia trong một nhiệm kỳ nọ…
Nói cho cùng, phần lớn những người có lòng ở Paris, trong một khoảng đời nào đó của mình cũng đã từng giúp Tết THSV Paris.
 THSV Paris hoàn toàn không được trợ cấp của các cơ quan chính phủ Pháp. Tự lực cánh sinh từ đó đến nay. Tết có được là do lòng ưu ái của đồng bào, do những cực nhọc của anh chị em làm Tết
Phải nói, Tết THSV Paris dẫn đầu con số đông đảo người Việt tập trung chào cờ vàng. Đông nhất trong năm ở Pháp và có lẽ ở cả Âu châu. Chào cờ và mặc niệm trong khung cảnh trang nghiêm trong dịp đón xuân nơi quê người.
Năm nay Tết Ất Mùi 2015, trước giờ khai mạc chương trình văn nghệ mừng Xuân Ất Mùi 2015, hội chợ tết bỏ túi, với những gian hàng của các hội đoàn người Việt tỵ nạn tại Pháp, nhôn nhịp tiếng cười, tiếng chào hỏi, chúc tết, hoà lẫn tiếng ca hát chào mừng xuân mới của ca sĩ Ngọc Châu, các điệu khiêu vũ của các anh chị THSV biểu diễn ngoạn mục, ngoài ra còn có biểu diễn võ thuật Việt Nam, các gian hàng văn hoá như Hướng Đạo VN, gian hàng CD của nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, đặc biệt gian hàng của THSV có bánh chưng, bánh tét, hoa mai hoa đào, sách báo.
Đúng 14 gìờ qua màn múa lân chào mừng Xuân . Phần khai mạc được mở đầu qua nghi thức chào Quốc ca VNCH, và Quốc ca Pháp . Dịp này Anh Nguyễn Hào, Chủ tịch THSV VN tại Paris ngỏ lời chào mừng và chúc tết quan khách, và nói lên ý nghiã cũng như lập trường của THSV Paris như là tiếp nối tinh thần Trần Văn Bá "Ngọn Lửa Hy Vọng". Các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc, đã được các anh chị em sinh viên và thân hữu trình bày công phu và xuất sắc, toàn bộ chương trình đều theo hướng chủ đề : NGỌN LỬA HY VỌNG.
   

Bài mới 01-02.2015

Vua phong kiến và vua Cộng sản


Trong dịp Tết này, có thể nói là nhiều chuyện bất ngờ xuất hiện, trong đó, những chuyện tưởng chừng rất đơn giản lại là chuyện động trời, nó vô hình trung lôi cả sợi xích dài vốn dĩ đã chôn sâu trong thớ đất lịch sử. Điển hình nhất là câu chuyện nhà nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn khách đến chúc Tết, hình ảnh phòng tiếp khách lộng lẫy với hai chiếc ghế mô phỏng ngai vàng của hoàng tộc Anh, nhìn sang trọng hơn cả chiếc ngai vàng trong cung đình Huế, vì theo một phân tích của một nghệ nhân chuyên đóng ghế kiểu cỗ thì hai chiếc ghế trong nhà Nông Đức Mạnh làm bằng gỗ huỳnh đàn, mạ vàng, có giá trị mỗi chiếc lên đến gần một triệu USD.
Vô tình, lối sống vương giả, xa hoa của một cựu quan chức Cộng sản Việt Nam giữa lúc nhân dân không có đất để sống, phải nằm lây lất giữa Hà Nội mà kêu oan, nông dân không có tiền ăn Tết, đất nước nghèo nàn lạc hậu… đã chạm đến sợi dây trắc ẩn của lịch sử Việt Nam. Điều này cho thấy nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có tự do và bình đẳng, hết sống trong cảnh cúi đầu nô lệ thời phong kiến lại chuyển sang sống trong cái ách kìm kẹp Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Người dân chưa bao giờ sống trọn vẹn ý nghĩa một con người.
Vì sao phải nói như vậy? Vì hai lý do: đó là sự giuống nhau và khác nhau của hai chế độ Phong kiến và Cộng sản. Tại sao hai sự giống nhau và khác nhau lại liên quan đến vấn đề dân tộc Việt Nam? Vì lẽ, đây là hai mặt của một vấn đề, nó có tính bổ sung cho nhau trong quá trình nô lệ hóa và ngu dân hóa dân tộc Việt Nam nhằm củng cố quyền lực phe nhóm, quyền lực đảng và cái đến sau bao giờ cũng ma mãnh, tinh vi và độc ác hơn so với sự mới hình thành, thô sơ, ấu trĩ của cái trước.
Trước nhất, có lẽ nên nói về sự khác nhau giữa nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa và nhà nước phong kiến. Đương nhiên là sự khác nhau tương đối rõ nét, từ kinh tế cho đến văn hóa, giáo dục, và chính trị. Nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước tiến so với nhà nước phong kiến về trình độ kĩ thuật, về kiến thức nền cũng như cung cách sắp xếp, bố trí quyền lực trong nội bộ.
Và cái khác nhau rất căn bản giữa hai thứ nhà nước này là triều đại phong kiến có nhiều ông vua, mỗi ông đảm nhận một quãng đường trong lịch sử cai trị, trị vì của mình. Khác với triều đại Cộng sản Việt Nam có thể có nhiều ông vua cùng một lúc và những ông vua này biết chia chác quyền lực cũng như biết huy động quyền lực để mình vẫn là một ông vua, các đồng chí khác cũng là một ông vua nhưng cùng nhau tồn tại để hưởng vinh hoa phú quí, để biến các con mình thành thái tử, hoàng tử, các bà vợ thành những bà hoàng tột đỉnh quyền lực trong lãnh địa của mình.
Điều mà nhà nước phong kiến về mặt bản chất vẫn giống y hệt nhà nước Cộng sản nhưng lại ấu trĩ trong việc tranh giành quyền lực, đã tập trung quyền lực về một người và tranh giành cái ngôi vị ấy cho đến máu chảy đầu rơi thay vì nhân ra nhiều ngai vàng như triều đại Cộng sản đang làm.
Đó là sự khác nhau tương đối giữa hai loại triều đại này. Về mặt bản chất, giữa phong kiến và Cộng sản chỉ là một, khác nhau chăng là ở mặt hình thức, ngay từ trứng nước, Cộng sản là đứa con đẻ mang đầy đủ gen trội cũng như tố chất bóc lột của nhà nước phong kiến.
Có ba điểm dễ nhận dạng nhất khi nói rằng Cộng sản là con đẻ của phong kiến: Tất cả giới quan lại Cộng sản hiện tại đều có xuất thân từ bộ máy phong kiến trước đây và họ đã dùng chiêu bài “vô sản” để tiêu diệt lẫn nhau nhằm tập trung quyền lực vào một nhóm phong kiến nhỏ như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh… Tất cả các nhân vật này đều là thành phần gia đình quan lại phong kiến cộm cán, có tội ác với nhân dân và khi họ nhìn ra được là không bao lâu nữa, ngọn gió văn minh từ mẫu quốc Pháp sẽ thổi bạt gia tộc và quyền lợi của họ. Họ đã chọn con đường Cộng sản, mượn chiêu bài vô sản để duy trì quyền lực theo hình thái mới, đó là Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đương nhiên là ngay từ đầu, họ chưa dám xưng mình là Cộng sản, họ mượn danh Việt Minh để lợi dụng nhân dân, đến khi đủ lông đủ cánh, đợi các đảng đồng loạt cướp chính quyền năm 1945, họ thủ sẵn cờ đỏ búa liềm của đảng Cộng sản để treo lên khắp nơi nhằm cướp công của các đảng khác và bắt đầu công cuộc thanh trừng, ám sát các đảng phái khác để tập trung quyền lực về tay nhóm Cộng sản. Công cướp chính quyền là công của nhiều đảng, nhưng điều mà nhân dân được thấy chỉ là cờ đỏ búa liềm trên mọi nóc nhà, mọi cột cờ, mọi ngọn cây.
Sau khi ám sát mọi đảng phái, công cuộc thanh trừng nội bộ nhằm đảm bảo quyền lực thống trị lâu dài bắt đầu. Và để đảm bảo thống trị lâu dài, đảng Cộng sản chưa bao giờ trả cái quyền sở hữu đất lại cho nhân dân. Họ mượn chiêu bài “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” để giao cho dân quyền sử dụng và sử dụng lâu dài đất đai của chính nhân dân. Trong khi đó, quyền sử dụng về mặt bản chất không phải là quyền mà chỉ là một trong ba thuộc tính của quyền sở hữu, một khi có quyền sở hữu thì người ta có  được ba thuộc tính: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Mới gọi là quyền.
Người dân suốt mấy mươi năm nay chỉ có quyền sử dụng đất, việc sử dụng này chỉ đóng vai trò canh tác để kiếm cái mà tồn tại qua ngày và giữ giùm đất cho các nhóm quyền lực Cộng sản. Đến khi các nhóm này cần, họ sẽ ngang nhiên định đoạt và chiếm hữu đất trên tay nhân dân để làm giàu cho gia định họ. Vấn đề này, về mặt bản chất, phong kiến và Cộng sản chỉ là một. Phong kiến bảo rằng đất của vua, Cộng sản bảo rằng đất của toàn dân do bọn tao quản lý, khi cần thì bọn tao lấy lại, lấy để làm gì là chuyện của bọn tao, vì bọn tao là đại diện lãnh đạo ưu tú của toàn dân. Vậy thôi!
Và cũng chính vì cái bản chất gian ác, giảo hoạt của chế độ phong kiến chuyển hóa thành Cộng sản trong một môi trường kĩ thuật tương đối hiện đại, mới mẽ, lợi tức của nhân dân cũng khá hơn rất nhiều so với thời phong kiến mà các ông vua Cộng sản nhanh chóng giàu có, hoành tráng và mức độ giàu có của vua Cộng sản cao hơn nhiều so với các ông vua phong kiến.
Các triều đại phong kiến kéo dài gần năm thế kỉ tại Việt Nam, tổng số các ông vua của họ không quá 100 ông. Trong khi đó, triều đại Cộng sản chỉ có mặt tại miền Bắc chưa đầy 100 năm và tại miền Nam chưa đầy 50 năm, số lượng các ông vua Cộng sản có thể lên đến trên 1000 ông. Chỉ riêng Bộ chính trị, hơn bảy mươi năm nay, đã có gần một trăm ông vua, đó là chưa kể đến các loại vua như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch các ủy ban trực thuộc trung ương, Chủ tịch các Hội, Đoàn. Và ở mỗi địa phương, người đứng đầu tỉnh thành cũng là một ông vua. Sáu mươi tư tỉnh thành, nếu chỉ tính từ 1975 đến nay cũng đã có trên 600 ông vua. Và mỗi ông vua chiếm cho mình một lượng đất đai, tài sản đủ dùng cho ba đời đến năm đời… Hãy tưởng tượng mức độ mất đi của tài nguyên quốc gia, tưởng tượng số lượng tài sản đã rơi vào tay các loại vua này.
Nhưng, dù sao, câu chuyện làm vua làm chúa của người Cộng sản trước đây còn có chút “tế nhị”, họ biết giấu diếm. Cho đến bây giờ thì lại khác, họ không những không cần giấu diếm mà còn phô trương sức mạnh cũng như sự giàu có của họ. Không riêng gì Nông Đức Mạnh có phòng tiếp khách trị giá triệu đô, có ghế ngồi trị giá tiền tỉ, mà hầu hết các vua Cộng sản đều có những thứ tài sản mà nếu còn sống, các ông vua phong kiến phải nhỏ dãi thèm thuồng. Ví dụ như cái ngai vàng trong hoàng cung Huế, cũng bằng gỗ huỳnh đàn nhưng đai và lưng dựa rất xấu, thấp, nặng không đến 100kg.
Nhưng cái ghế của Nông Đức Mạnh, bằng gỗ huỳnh đàn có dát vàng, với kích cỡ đó, mỗi chiếc phải nặng trên 120kg. Vì huỳnh đàn là loại gỗ rất nặng, giá mỗi ký lô trên thị trường dao động từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Với 120kg, chỉ tính riêng gỗ thô không thôi đã lên trên 3 tỉ đồng. Và không phải ai cũng có thể tìm ra gỗ huỳnh đàn khối để mua về đóng ghế, ngoại trừ các ông vua Cộng sản.
Trong một đất nước mà nhân dân không có quyền sở hữu, không có quyền tự do trong khi đó lại có quá nhiều ông vua và các ông vua này chưa bao giờ ngừng tùng xẻo tài nguyên quốc gia để thâu tóm về gia đình, dòng tộc. Và cũng không ngoại trừ việc một vài người trong số họ đã bán lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang để làm giàu. Thử nghĩ, đất nước này sẽ về đâu nếu như một ngày nào đó, số lượng con vua, cháu vua nổi lên lúc nhúc và thi nhau tùng xẻo đất nước, lại thiết lập cho họ một ngai vàng… Thì nhân dân sẽ sống ra sao? Dân tộc này sẽ về đâu? Thật là đáng sợ!
 VietTuSaiGon's blog

****************

 Những con thú trong con người

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sau khi làm “cách mạng” cướp chính quyền, họ bắt đầu tàn sát hàng triệu người qua chiến tranh và khủng bố. Người dân sợ họ vô cùng và gọi họ là những con cọp. 

Nắm quyền lực và thống trị tuyệt đối nhân dân rồi, họ bắt đầu ăn không từ một thứ gì để vơ vét và làm giàu. Người dân nguyền rủa họ không tiếc lời và gọi họ là những con lợn. 

Tích lũy của cải khổng lồ xong, họ bắt đầu khoe nhà vàng, lầu ngọc một cách kệch cỡm của những kẻ vô học. Người dân ghê tởm họ và gọi họ là những con cóc.

Họ bắt đầu no cơm ấm cật rồi sướng quá hóa cuồng, tối ngày chỉ mơ chuyện chăn gối. Người dân cười họ và gọi họ là những con dê. 

Còn họ coi nhân dân là những con cừu gọi dạ bảo vâng. Và họ nghĩ những con cừu này là tầng lớp trâu bò nai sức ra cày để nuôi béo họ và gia đình. 

Họ từng tuyên bố: “Không con bò hay con lừa nào có thể ngăn cản tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.” (1) 

Dưới mắt ta họ là những người hóa thú. Dưới mắt họ ta cũng là người thành thú. Cho nên xã hội ngày nay trở thành rừng rú nơi những con thú quyền thế cai trị và bóc lột những con thú nô lệ, và những con thú nô lệ cùng quẩn quay ra cắn xé lẫn nhau. 

Trách họ một thì trách ta mười. Mình phải như thế nào những con thú này mới coi mình là những con thú nô lệ được chúng chăn dắt để đi tìm chủ nghĩa xã hội hoàn thiện trên con đường hóa thú trăm năm chứ. 

Trần Quốc Việt
nguồn; http://danlambaovn.blogspot.de/2015/02/nhung-con-thu-trong-con-nguoi.html#more

#################

 Hãy nói trước ngày chết

Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.

Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.

Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.

Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.” 


Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ. Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.

Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương. 

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v... và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”

Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng”.

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc. 

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, ngoại trừ trẻ em quá nhỏ, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.

Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết Nhân đọc bài "Trịnh Công Sơn - Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.” 

Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...”

Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không? Chắc chắn là có, không thể có lời giải thích thứ ba.

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác. Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẽ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao các ông các bà không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.

Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.



Dân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:


Rất hay !! mời bà con đoc để tình cảm cua tác  giả viet về Saigon rat đúng vơi lòng mình
Sài gòn 40 năm
 Tác giả: Song Lam

Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về Sài gòn mùa Noel vừa qua.
* * *
        I.
       Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành, ngay tiệm vàng Nguyễnài trước 75, tôi không hiểu mình muốn tìm gì, gặp ai trong lúc này. Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại vì xe bị tuột sên, có ít nhất vài anh con trai tới sửa dùm. Bây giờ, đứng đây cả buổi, nhìn ngó tứ tung, chẳng có ma nào ngó tới tôi. Buồn tình, tôi đi lang thang. Đi bộ lòng vòng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào. À, nhà sách Khai Trí cũ đây rồi. Vô chút. Hình bóng cũ nào còn đây, sách vở ích gì cho buổi ấy? Tôi mua vài quyển sách dạy nhạc, Tự học Tây Ban Cầm với ước mong dợt lại bài Thu Ca ngày nào, bài dư âm kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, bài Thuyền và Biển mà mấy đứa em già chế lại hát như thế này: "Nếu phải sống xa em, anh chỉ còn bão tố. Nếu phải sống bên em, anh chỉ còn… cái khố."Bùng binh Sàigon ngày nào có tượng đài Trần Nguyên Hãn oai phong, tượng nữ sinh Quách thị Trang bằng đá trắng… nay đã mất tăm, mất tiêu. Xe cộ thật nhiều, ồ ạt, ào ào khiến tôi chóng mặt.
Sàigòn bây giờ đầy dẫy, ngập tràn nhà cao tầng không khác gì các đô thị văn minh Âu Mỹ. Sàigon có Bicotex Trung tâm tài chính, mà dân Saigon gọi là bà đầm bưng mâm xôi, Saigon có Center Tower 72 lầu, Saigon có đường hầm bắc qua sông Thủ Thiêm. Bến đò Thủ Thiêm bên bến sông Bạch Đằng năm xưa chạy xập xình, ành ạch sóng nước cả ngày cả đêm nay đã không còn. Con đò Thủ Thiêm đã lùi vào dĩ vãng! Trong trí nhớ người dân Sàigon vẫn còn câu hát: "Bắp non đem nướng lửa lò. Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm". "Con đò" Thủ Thiêm tức là cô lái đò trẻ tuổi xinh đẹp chèo đò đưa khách sang sông. Tôi thích quá chừng chữ "ve" này, mà chữ "cua" hay chữ "dê" không tài nào sánh kịp!
Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.
Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ "cám ơn" hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.
Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?
Saigon có những bộ trang phục đắt tiền, những chiếc xe hơi bạc triệu, những biệt thự sang trọng với phòng master bedroom dát vàng ròng bốn số chín, nhưng Saigon không có được tình yêu thương. Saigon vắng bóng lòng nhân ái và chết tiệt sự bao dung.
Những ngày cận kề Christmas, Saigon treo đèn kết hoa cùng khắp những con đường lớn. Những công trình xây dựng còn dang dở khắp nơi gây ra sự kẹt xe dữ dội vào những giờ cao điểm. Dân Saigon ăn nhậu tối ngày, từ sáng sớm cho tới giữa khuya. Quán nhậu san sát, từ bò dê cao cấp cho đến rắn mối thằn lằn. Hình như mọi người đang lâm vào cảnh mê hồn trận cứ ăn nhậu thả cửa chừng nào chết hẳn hay. Tôi có những đêm Saigon mất ngủ triền miên vì tiếng xe gắn máy ầm ầm trong từng hang cùng ngõ hẹp. Bốn năm giờ sáng lại nghe rội rã tiếng rao hàng: "Bánh mì nóng đây, bánh mì nóng đây". Saigon lúc nào cũng hực hở lửa nóng, rít rịt tay chân, chỉ nhờ mong ngọn gió mát bất chợt.
Tuổi trẻ Saigon bây giờ cao hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn. Con gái ra đường không ai biết đẹp hay xấu, cao hay thấp, da trắng mịn màng hay đen thui rổ chằng chịt, vì họ trùm kín mít, chỉ chừa hai con mắt vẽ chỉ đen thui, lạnh lùng. Ai cũng chen lấn, vội vã, chụp giựt. Và hoàn toàn không có một nụ cười nào hết. Ở Saigon ba tuần, tôi không biết mình cười được bao nhiêu lần, chỉ thấy lòng trĩu nặng sầu thương.
Đã nhiều lần tôi thấy được những người già như tôi đã về hưu ngồi trong nhà thu lu bất động. Nếu không bận rộn được làm ô-sin không công cho con cháu thì họ cứ ngồi trước bực cửa nhìn ra ngoài đường. Họ ngồi đó, buồn, bất động và héo tàn.
Central Tower lộng lẫy sửa soạn chào mừng năm mới 2015, sẵn sàng giơ cao dao sắc chém ngọt khách hàng. Ly kem bạc hà chỉ có hai viên kem tròn vo lớn hơn cái trứng cút chút xíu, trả 11 dollars cho tui. Trời ơi giá cả hơn cả bên Mỹ. Nhưng lo gì. Đại gia thừa tiền lắm bạc, "bi nhiêu bi!"
Saigon cũng có những buffet đắt tiền dành cho nhà giàu mới mở mắt sau này như ở Hoàng Yến, Newworld, nhất là ở nhà hàng năm sao Newworld này, ăn trưa 26 dollars và ăn tối 42 dollars trong khi người lao động buôn gánh bán bưng chỉ mong kiếm được 2 dollars/ngày (42.000 đồng Việt Nam). Saigon ơi, nhức nhối lòng tôi.
Mở mắt chào đời ở Saigon, sống và thở với Saigon qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, của thời cuộc, tôi vẫn ôm Saigon vào trong lồng ngực tưởng như lúc nào cũng son trẻ của mình. Xa Saigon 40 năm, Saigon đã ngủ vùi 40 năm, Saigon đã mất đi vẻ thơ mộng, lãng mạn, đã mất đi hoàn toàn văn hóa phương Nam, để trở thành thứ lai căng chú kiết, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Saigon bây giờ vẫn đang còn một triệu ba trăm ngàn người nghèo khổ đói khát lầm than. Có những cái chết vội vàng non yểu, trăm thứ bệnh lạ do thực phẩm độc hại mang đến, Saigon có trăm ngàn chuyện giả từ lông mi giả đến tôm khô, bánh tráng, gạo lúa ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh những building cao vòi vọi, những nhà hàng sang trọng, những resort năm sao, quý bạn đọc sẽ còn thấy được những trường học xuống cấp thê thảm, những bệnh viện ghẻ lở hoang phế hàng trăm năm không sửa sang. Quý bạn đọc hãy ghé mắt vào bệnh viện T.C ở Saigon để thấy bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang cho đến trước cửa nhà vệ sinh, nằm luôn cả dưới gầm giường. Y tế quả là quá tải và giáo dục đi đoong. Chúng tôi đến thăm đứa cháu họ tại phòng vô trùng của Trung tâm huyết học mà sững sờ: thằng nhỏ chuẩn bị trình luận án tốt nghiệp cao học kinh tế, lại được phát hiện bị ung thư máu. Tôi phát khóc khi nhìn bốn thanh niên trẻ không quá 25, mặt mũi sáng láng khôi ngô với những cái đầu trọc lóc vì vừa trải qua mấy đợt Chemo. Những khuôn mặt trắng bệt đang cần vô máu, mà xác suất sống còn chỉ có từ 20-25% đã làm tôi đau lòng, không biết phải nói gì để an ủi các cháu. Không ai trả lời được câu hỏi tại sao trong khi tiền đóng cho bệnh viện cao ngất ngưỡng được tính bằng hàng chục ngàn dollars, cha mẹ các cháu phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn…
Làm sao ngoảnh mặt quay lưng với cảnh đời trái ngược ở Saigon: bên cạnh cuộc sống xa hoa dư thừa phủ phê của kẻ có quyền lực, vẫn còn hằng hà sa số cuộc đời của những con người Việt Nam bần cùng đói khát kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi, còn những mồ hoang mả lạnh, còn bao nhiêu cái chết tức tưởi, âm thầm… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên-Ông Đồ). Người lính cũ VNCH, người thương phế binh của chế độ cũ vẫn còn sống vất vưởng, lê la đầu đường xó chợ mà sự giúp hàng năm của đồng bào hải ngoại vẫn không thấm thía vào đâu! Chương trình "Cám ơn Anh" hàng năm ở California với số thu lên đến bảy tám trăm ngàn dollars vẫn còn quá ít so với nỗi đau quá lớn, những thương tật trùng điệp của hàng chục ngàn chiến binh sau 75. Chúng ta đời đời chịu ơn họ, cái ơn sâu không bao giờ trả nổi…
Saigon thân yêu của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975, tù dạo người Saigon ken chân vội vã chen lấn xuống tàu bạt mạng thừa sống thiếu chết vượt trùng dương tìm đường trốn chạy, biết bao người đã chìm sâu đáy nước, biết bao nhiêu người lưu lạc phương trời?
Biết nói gì với em hôm nay, Saigon 40? Hôm nay thăm lại Saigon, em chỉ còn trong tôi hình bóng cũ: Con đường Bà Huyện Thanh Quan những chiều tan học mát rượi lối đi, vòng xe quay thanh thản nói cười với bạn, tà áo dài trắng quấn quít mối tình đầu.
"Saigon ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Saigon ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời…" (Saigon ơi vĩnh biệt-Nam Lộc)
Tôi vẫn còn hoài hình ảnh Saigon tráng lệ, tươi đẹp trong trái tim già nua khô héo của mình. Và Saigon ơi, tôi còn mãi Saigon xưa trong trí nhớ.
II.
Tôi trở lại Valley Forge vào những ngày cuối của năm 2014, tôi nghe lòng giá buốt với cái lạnh 6 độ F về đêm và những tai ương nổ ra từ khắp thế giới trong khi năm 2015 từng bước đến gần. Hai cảnh sát viên New York bị kẻ gian sát hại ngày 20/12 là vết thương lớn cho nhân dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng New York. Sự sát hại đó có lẽ bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc âm ỉ, dai dẳng sau khi người thanh niên Michael Brown ngả xuống từ viên đạn của người cảnh sát da trắng trong tháng 8/2014. Và chỉ một tuần sau 28/12, Air Asia của Malaysia mang biển số 8501 lại bị rớt ở đáy biển Java mang theo 162 hành khách và phi hành đoàn, trong khi vừa cất cánh từ Jakarta (Indonesia) đi Singapore được 45 phút…
Dù vậy, ở Times Square New York, trái cầu mà cả thế giới dõi mắt mong chờ count down như một thông lệ chào mừng năm mới, với hy vọng sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, đã qui tụ hàng trăm ngàn người trẻ tuổi bất chấp cái lạnh giá mùa Đông. Ở quanh vùng chúng tôi cư ngụ, Valley Forge Casino đã chuẩn bị hàng trăm chai Champagne sẳn sàng mở nnắp để đón khách. Liệu 2015 có khá hơn chăng?Ai mà biết được?
Tôi đã não lòng với đồng hương của tôi ở Saigon Việt Nam, tức Saigon lớn. Còn Saigon nhỏ? Khi nghĩ đến Little Saigon là tôi có chút vui. Sao kỳ vậy cà? Saigon nhỏ hình thành khắp nơi trên thế giới, nơi có người Việt Nam sinh sống và thành lập cộng đồng. Phải chăng người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới muốn tìm lại những gì đã mất? Vì Saigon lớn không còn của mình nữa, mà là của họ, của người chủ mới!
Những lần đến Little Saigon ở Cali, tôi tìm lại được hình ảnh quá khứ, rất Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo bà ba, vành nón lá, tà áo dài thanh tú ngày xưa đã không còn thấy ở Saigon lớn, lại vẫn ung dung hãnh diện khoe khoang ở Saigon nhỏ, đặc biệt tôi tìm thấy được con người Saigon xưa với đặc trưng văn hóa Saigon và tôi có được từ họ, những nụ cười thân ái.
Làm sao nói hết được những gian khổ, nhục nhằn của người Việt Nam lưu lạc nơi xứ người từ 40 năm qua? Họ đã từ bỏ hết những gì có được trong tay để làm lại từ đầu bằng bất cứ công việc gì, vị trí nào để mưu sinh nuôi sống gia đình, gầy dựng cuộc sống mới. Biết bao mồ hôi nước mắt đã tuôn đổ cho 40 năm lưu vong? Hai ba giờ sáng phải trở dậy đáp xe buýt đến chỗ làm với đồng lương rẻ mạt, phải sinh hoạt trong những điều kiện eo hẹp, phải tiết kiệm từng đồng bạc kiếm được, và cũng không thiếu những ê chề, tủi nhục trong quãng đường dài nơi xứ người. Nhưng người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù, chịu đựng gian khổ để gầy dựng tương lai cho thế hệ thứ hai.
Sau 40 năm ròng, lớp người thế hệ thứ nhất đã già rồi, một số người đã ngàn đời yên nghỉ, để lớp trẻ đầy đủ năng lực, trưởng thành vươn lên nơi quê hương thư hai này. Họ có mặt ở các ngành nghề với vai trò lãnh đạo và thật sự bước vào chính trường của Mỹ như Janet, Trí, Andrew… ở Little Saigon Nam Cali, như Nguyễn Xuân Hùng ở Texas hay Tâm Nguyễn ở San Jose… Công việc của họ hãy còn ở phía trước, trong đó có dự định đề nghị Thượng Viện Mỹ can thiệp cho người lính cũ VNCH, những thương phế binh sống vất vưởng ở quê nhà được định cư sang Mỹ, sang Uc để bù đắp phần nào thiệt thòi của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mộng ước này thành sự thật!
Người Saigon sống dễ dãi, chan hòa tình cảm với mọi người, với bà con hàng xóm láng giềng, với đồng hương đồng khói. Người viết cứ tự hỏi mình hoài: Ở Cali có nhiều hội đoàn, như Hội Nhớ Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bạc Liêu, Gò Công… mà sao không có Hội Saigon? Có thể Saigon là điểm hẹn, điểm đến của các miền đất nước chăng? Ở vùng New Jersey, có Saigon Plaza, có chợ Bến Thành… và cái Logo chợ Bến Thành dùng làm bảng hiệu cho khắp nơi có Saigon nhỏ, tức Little Saigon. Đây là niềm hãnh diện chung cho người Việt Nam, cho Saigon, cho người Saigon, cho nên 40 năm qua, tâm tình ấy vẫn đầy thương, đầy nhớ.
Bây giờ ở Little Saigon Nam Cali chắc đang có những lo toan hạnh phúc? Nào là chuẩn bị Hội Tết hàng năm, cuộc diễn hành ở phố Bolsa, cuộc thi nấu bánh chưng ở Phước Lộc Thọ, thi hoa hậu áo dài truyền thống… để đón mừng năm mới Ất Mùi 2015. Tết Việt Nam vẫn còn mãi trong lòng người Việt Nam, người Saigon!
Những chuẩn bị rậm rịch, rộn ràng của mọi người từ đầu tháng Chạp. Các bà mẹ sẽ lui cui nấu nướng sớm chiều cho ngày 30 Tết cúng rước ông bà, tổ tiên, chào đón Giao thừa. Ngoài chợ lao xao mua sắm đồ ăn thức uống, bánh trái rượu bia và nhất là hoa Tết. Trời ơi làm sao nói hết cái cảm giác vui sướng khi đi dạo chợ hoa tìm mua những cành mai đẹp nhất? Người bán người mua lao xao nói cười, chợ ngày không đủ ngày giờ, còn có chợ đêm nữa chứ! Về đêm Cali mát rượi, đi chợ đêm vừa đi vừa ăn bắp nướng thoa mỡ hành thì hạnh phúc biết bao?
Ngày Tết đến rồi, những chiếc áo dài được phơi phóng, ủi là cho thật phẳng phiu để đem ra chưng diện với mọi người. Áo gấm chữ thọ dành cho các ông, áo gấm đủ màu, đủ các loại hoa Mai lan cúc trúc dành cho các bà và các cô gái trẻ. Ai cũng mặc áo dài, từ trẻ nít cho đến cụ già, thậm chí các dân cử Mỹ lẫn Việt trên truyền hình chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài. Áo dài được mùa. Người viết cảm thấy thật vui, thật gần gũi với họ. Ai cũng trang trọng chúc Tết nhau, nói cười thật vui như… Tết.
Người Việt Nam ở Little Saigon nói cười với nhau trong chợ, trên xe đò, ngoài bãi biển, trên xe buýt, trong buổi coi văn nghệ… dù họ chửa quen nhau, quen nhau đôi lần, gặp nhau đôi bận, họ cũng sẳn sàng chia xẻ tâm tình, mọi hoàn cảnh được phơi bày để hỏi ý kiến, thật hoàn toàn khác với những khuôn mặt "chằm vằm" của người Saigon ở Việt Nam.
Xin lỗi bạn đọc thật nhiều vì tôi cứ nhắc hoài những hình bóng ngày xưa. Quả thật quãng đường 40 năm của người Việt Nam với những kỷ niệm đã cũ, rất cũ, đã là của hôm qua. Và 40 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người, cũng tưởng chừng như mới hôm qua. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Rồi tất cả sẽ qua, sẽ qua, sẽ là của quá khứ rộn ràng trong lòng mỗi người dân Việt.
Dù thế giới hiện giờ chưa được bình an dù chưa hoàn toàn hạnh phúc, nhưng có lẽ nào ta lại hờ hững với mùa xuân đang từng bước đến gần? Ở miền Đông lạnh giá mù sương này, tôi chỉ ao ước có một nhày nào đó được hưởng sự nồng ấm tình người, tình đất ở Cali, để thấy mình trẻ lại trong ngày Tết truyền thống, với văn hóa Saigon qua tiếng pháo mừng Xuân.
Với đồng hương, bằng hữu, gia đình ở Little Saigon Nam Cali, tôi xin gởi đến quý vị những tình cảm tốt đẹp, lời chúc mừng trân trọng nhất trong ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này. Và, với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
Song Lam**********************
Chính Phủ Trần Trọng Kim- Chính Phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Sau khi vua Bảo Đại công bố Bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày 11-3-1945, Phạm Quỳnh cùng toàn thể thượng thư sáu bộ trong triều đình Huế xin từ chức. Vua Bảo Đại triệu tập nhân sĩ khắp nước đến gặp, để thăm dò việc thành lập chính phủ mới. 

Trần Trọng Kim lập chính Phủ

Lúc đó, người Nhật đưa Trần Trọng Kim từ Singapore về Sài Gòn ngày 30-3-1945, rồi đưa ông ra tới Huế ngày 5-4-1945. Trần Trọng Kim sinh tại Hà Tĩnh năm 1883, học trường Vinh, rồi trường Thông sự Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp, học trường Thương mại La Salle tại Lyon, sau chuyển qua trường Thuộc Địa Pháp, rồi trường Sư Phạm Melun. 

Tốt nghiệp năm 1911, ông trở về nước dạy tại trường Trung học Bảo Hộ (Lycée du Protectorat) và trường Sĩ Hoạn (Hà Nội), rồi làm Thanh Tra Tiểu học Bắc Kỳ, hưu trí năm 1942. Ông viết nhiều sách nghiên cứu giá trị về văn chương, triết học, nhất là bộ Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu tại Hà Nội năm 1920. 

Năm 1943, được tin bị người Pháp nghi ngờ, ông nhờ người Nhật đưa vào Sài Gòn cùng Dương Bá Trạc. Đầu năm 1944, hai ông qua Singapore. Tại đây Dương Bá Trạc từ trần vì bịnh phổi ngày 10-12-1944. Tháng 1-1945, Trần Trọng Kim đi Bangkok. Ông trở về nước sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945.

Là một nhà giáo và là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, Trần Trọng Kim cho rằng vua Bảo Đại là vị vua ham ăn chơi, không chăm lo việc nước nên không muốn gặp. Tuy nhiên, theo lời khuyên của Hoàng Xuân Hãn, Trần Trọng Kim đồng ý triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945. Gặp xong, ông thay đổi ý kiến. 

Hoàng Xuân Hãn kể lại như sau: “Cụ [Trần Trọng Kim] hỏi tôi thì tôi cũng nói với cụ nên gặp ông Bảo Đại, rồi có ý gì thì cụ nói sau, chứ cụ đừng có nói trước. Cụ cứ bảo: “Bảo Đại là một cái anh chỉ biết ăn chơi, không hiểu cái gì cả”. Cụ cứ nói như thế. Sau cụ vào thăm ông Bảo Đại thì cụ ngồi đến 2, 3 giờ đồng hồ cơ. Lúc ra thì trái lại, lại thấy cụ nói: “Nó thông minh lắm chứ không phải như tôi tưởng.” (Hoàng Xuân Hãn trả lời phỏng vấn đài R.F.I (Paris) do Thụy Khê thực hiện, đăng lại trong mục “Những cuộc tiếp xúc khó quên”, sách La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), do Hữu Ngọc - Nguyễn Đức Hiền sưu tập, tập I, Con người và trước tác (phần 1), Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 1998, tr. 481.) 

Trong cuộc triều yết nầy (7-4), Trần Trọng Kim đề nghị với vua Bảo Đại nên mời Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chánh. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm, mặc dầu ông Diệm đang sinh sống tại Sài Gòn. Theo Trần Trọng Kim, có thể vì ông Diệm thuộc phe cánh Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, mà cuối thế chiến thứ hai, Nhật không chọn Cường Để và chọn vua Bảo Đại, nên Nhật cũng không mời ông Diệm. (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.) 

Vua Bảo Đại đợi ba tuần lễ mà không gặp được Ngô Đình Diệm, nên nhà vua uỷ cho Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các. Lúc đầu, Trần Trọng Kim từ chối, thì vua Bảo Đại nói: “Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.” Sau lời thuyết phục của vua Bảo Đại, Trần Trọng Kim “thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng: “Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, song ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)

Trần Trọng Kim thấy hữu lý nên chấp thuận. Ông đưa ra hai tiêu chuẩn để chọn bộ trưởng vào chính phủ: “Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.) 

Ngày 17-4-1945, tại điện Thái Hòa (Huế), Trần Trọng Kim trình danh sách chính phủ lên vua Bảo Đại và được chuẩn y. Lúc đó, có cả sự hiện diện của viên đại sứ Nhật tại Huế là Massayuki Yokohama. Nội các Trần Kim gồm đa số là những chuyên gia và trí thức: "Tất cả những vị nầy đều là những vị ái quốc chân thành. Họ không hận thù gì nước Pháp. Trẻ tuổi, can đảm, ý thức được nhiệm vụ ngắn ngủi của mình, họ muốn rằng chủ quyền quốc gia được đánh dấu khởi đầu từ họ.” (Bảo Đại, sđd. tr. 167.) 

Sau đây là thành phần chính phủ Trần Trọng Kim tại Huế ngày 17-4-1945:

Nội các Tổng trưởng [thủ tướng]: Trần Trọng Kim, giáo sư

Nội vu Bộ trưởng: Trần Đình Nam, y sĩ

Ngoại giao Bộ trưởng: Trần Văn Chương, luật sư

Tư pháp Bộ trưởng: Trịnh Đình Thảo, luật sư 

Gíáo dục và Mỹ nghệ Bộ trưởng : Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ 

Tài chánh Bộ trưởng: Vũ Văn Hiền, luật sư

Thanh niên Bộ trưởng: Phan Anh, luật sư

Công chánh Bộ trưởng: Lưu Văn Lang, kỹ sư [Không nhận]

Y tế Bộ trưởng: Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ

Kinh tế Bộ trưởng: Hồ Tá Khanh, y khoa bác sĩ

Tiếp tế Bộ trưởng: Nguyễn Hữu Thí, cựu y sĩ

(Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 52-53.)

(Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT số ngày 20-5-1945 đưa tin về sự thành lập chính phủ Trần Trọng Kim)

Chính Phủ Trần Trọng Kim không có bộ binh

Đây là chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc lập được tổ chức theo cơ cấu tây phương, gồm nhiều bộ. Đứng đầu mỗi bộ là một vị bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Tất cả những bộ trưởng trong chính phủ đều là những chuyên gia tân học, gồm một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư. Đặc biệt chính phủ nầy không có bộ Binh, hay bộ Quốc phòng, hoặc bộ An ninh. 

Trước đây, sau khi vua Bảo Đại từ Pháp về cầm quyền năm 1932, Pháp cải tổ triều đình Huế ngày 2-5-1933, bộ Binh bị bãi bỏ. Nay chính phủ Trần Trọng Kim dưới quyền vua Bảo Đại cũng không có bộ Binh. Không biết lý do nào, một chính phủ được tổ chức theo lối mới, lại không có bộ Binh hay bộ Quốc phòng? Riêng Trần Trọng Kim, trong hồi ký của mình, giải thích như sau: 

“Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. Ở kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ, đạn cũ, bắn mười phát thì năm sáu phát không nổ. Ở các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện thì có độ chừng vài chục người. Việc phòng bị do quân Nhật Bản đảm nhiệm hết. Vì lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ Quốc phòng. Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu mình đặt bộ Quốc phòng thì chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người mình đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi mình có đủ binh lính và binh khí, ta hãy nên gây cái tinh thần binh bị, thì rồi quân đội mình mới có khí thế.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 57-58.) 

Tuy Trần Trọng Kim giải thích như thế, nhưng có hai dư luận bàn tán khác nhau về việc nầy: Thứ nhứt, người ta cho rằng chính phủ Trần Trọng Kim gồm toàn khoa bảng chuyên viên, ít hiểu biết về việc quân sự nên không thấy rõ tầm mức quan trọng của bộ Quốc phòng. Thứ hai, có thể người Nhật muốn nắm toàn bộ vấn đề quốc phòng mà không giao cho chính phủ Trần Trọng Kim, vì sợ chính phủ nầy theo Đồng minh, có thể bất ngờ tấn công Nhật. Làm như thế, Nhật còn buộc chính phủ Trần Trọng Kim lệ thuộc vào chính sách quân sự chung của Nhật tại Đông Nam Á. 

Dầu sao, việc quốc phòng chỉ dựa trên quân Nhật là điều sẽ rất tai hại về sau, vì khi quân Nhật rút lui hay đầu hàng Đồng minh, thì chính phủ Trần Trọng Kim không có lực lượng quân sự để tự bảo vệ mình, bảo vệ an ninh lãnh thổ, và sẽ dễ dàng bị sụp đổ. Không tổ chức bộ Quốc phòng, chính phủ Trần Trọng Kim mở trường huấn luyện thanh niên, chú trọng đến việc phát triển phong trào thanh niên. 

Về phần vua Bảo Đại, ngày 8-5-1945, nhà vua đưa ra chủ trương xây dựng một hiến pháp theo khẩu hiệu “Dân vi quý” của Mạnh Tử, và ngày 30-6-1945, nhà vua ban hành sắc dụ thành lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp. Hội đồng mới bắt đầu làm việc, thì tình hình thay đổi nhanh chóng.

Quốc Hiệu, Quốc Kỳ và Quốc Ca

Bắt tay vào làm việc, trước hết vào ngày 4-5-1945, chính phủ quyết định quốc hiệu mới là Đế Quốc Việt Nam, chứ không dùng các danh xưng An Nam, Đại Nam hay Đại Việt. 


Kinh đô Huế được đổi thành Thuận Hóa. Ngày 2-6-1945, chính phủ chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ ly. Quốc ca là bài “Đăng đàn cung”. 

Quẻ ly là một trong tám quẻ đơn của bát quái trong kinh Dịch, gồm ba hào (vạch ngang): hào dương dưới cùng (một vạch ngang), hào âm ở giữa (một vạch ngang đứt ở giữa), và hào dương trên cùng (một vạch ngang). Ly vi hỏa là lửa, sáng màu đỏ. Theo quan niệm của Hậu thiên bát quái, ly đóng ở phương nam.

Như vậy, màu vàng của nền cờ quẻ ly vừa là màu cờ long tinh của hoàng gia (truyền thống), vừa tượng trưng cho "thổ", thích hợp với quẻ ly để chỉ vị trí nước ta (phương nam), và cả về màu sắc (hỏa, màu đỏ, sinh thổ, màu vàng, theo ngũ hành tương sinh), đồng thời với ý nghĩa người Việt Nam máu đỏ da vàng. Sau đây là lời giải thích của Trần Trọng Kim về lá cờ do ông đưa ra: 

“Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: “Đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ ly là vì trong lối chơi chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn phương bàng, nói ở kinh Dịch, mà quẻ ly chủ phương nam. Chữ ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương. 

Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ ly là hợp với vị trí nước nhà lại có nghĩa chỉ một nước văn hiến như ta thường tự xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ ly có đủ các ý nghĩa.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd, tt. 60-61.)

Khi Trần Trọng Kim chọn cờ quẻ ly, ông cũng biết rằng “có người nói: cờ quẻ lý là một điềm xấu cho nên thất bại vì ly là lìa. Ly là lìa là một nghĩa khác chứ không phải nghĩa chữ ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở nghĩa lý, chứ không phải là sự tin nhảm vô ý thức.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 61.) 

Trong khi đó, theo các nhà Nho học, bài thiệu về các quẻ trong bát quái có câu “càn tam mãn, ly trung hư”, tức quẻ càn gồm có ba vạch ngang đầy đủ, trong khi quẻ ly có vạch giữa bị đứt đoạn, nên các ông cũng cho đây là điềm không tốt. 

Lời bài quốc ca “Đăng đàng cung” như sau: 

“Kìa núi vàng bể bạc

Có sách trời... sách trời định phần!

Một dòng ta - gầy non sông vững chắc.

Đã ba ngàn mấy trăm năm! 

Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc.

Văn minh đào tạo

Màu gấm hoa càng đượm 

Rạng vẻ dòng giống Tiên Long.

Ấy công gầy dựng 

Từ xưa đà khó nhọc

Nhớ ơn dày nặng

Lòng trung quân đã sẵn

Cố thương nhau... thương nhau một niềm.

Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị.” 

(Lê Văn Lân, “Quốc kỳ và quốc ca Việt Nam thời quân chủ trong thế kỷ 20 qua”, Tuyển tập Nhớ Huế số 12, không đề năm, California, tr. 27.)

Như thế, vua Bảo Đại và Trần Trọng Kim đã hợp nhất hai nền hành chánh bảo hộ Pháp và địa phương Việt, nên ban đầu còn nhiều khó khăn trong buổi giao thời. Chính phủ nầy không tồn tại được lâu dài, nhưng cũng đặt định được một số nền tảng căn bản như chúng ta sẽ thấy trong hoạt động của chính phủ Trần Trọng Kim. (Trích: Bảo Đại (1913-1997), Toronto: Nxb. Non Nước, 2014.)

(Toronto, Canada)



 Bảy chục năm (1945-2015) Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Vào nửa đầu thế kỷ 20, trên thế giới, Đức xâm lăng Ba Lan ngày 1-9-1939. Anh và Pháp quyết định tuyên chiến với Đức ngày 3-9-1939, khởi đầu thế chiến thứ hai (1939-1945). Đức tấn công Pháp, chiếm Paris ngày 14-6-1940. Yếu thế, Pháp ký hiệp ước đình chiến với Đức ngày 22-6-1940, theo đó Đức chiếm đóng miền tây bắc, khoảng 3/5 nước Pháp. Chính phủ Pháp do thống chế Pétain lãnh đạo chỉ còn khoảng 2/5 nước Pháp về phía nam.

Cũng trong năm nầy, các nước Đức, Nhật, Ý ký kết Hiệp ước Liên minh tay ba tại Berlin (thủ đô Đức) ngày 27-9-1940, thường được gọi là khối Trục Bá Linh-La Mã-Đông Kinh (Berlin-Roma-Tokyo Axis). Trong khi Đức và Ý tung hoành tại Âu Châu, thì Nhật bành trướng ở Á Châu, tấn công Trung Hoa và gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng khi đánh chiếm Nam Kinh năm 1937.

Sau khi Đức xâm lăng Pháp năm 1939, quân đội Nhật đến Hà Nội năm 1940, áp lực Pháp để cho Nhật đóng quân ở Đông Dương, ký kết nhiều hiệp định kinh tế có lợi cho Nhật. Từ đó, trên danh nghĩa, Nhật vẫn để Pháp cai trị Đông Dương cho đến năm 1945 để khỏi lo việc hành chánh và an ninh Đông Dương, nhưng Nhật hoàn toàn thao túng công việc ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945

Vào năm 1941, hai biến cố quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới và sẽ ảnh hưởng đến Đông Dương: 1) Tuy đã ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô ngày 23-8-1939 (hiệu lực trong vòng 10 năm), Đức bất ngờ tấn công Liên Xô ngày 22-6-1941. Liên Xô vốn thân thiện với Đức, chống lại Anh, Hoa Kỳ. Nay bị Đức tấn công, Liên Xô ở thế phải chống Đức, quay qua thân thiện với các nước Tây phương. (Vì vậy, ở Á Châu, cộng sản Việt Nam cộng tác với quân Mỹ.) 2) Ngày 6-12-1941, tổng thống Hoa Kỳ là Franklin Roosevelt viết thư đề nghị với Nhật hoàng Hirihito (trị vì 1926-1989) ký hiệp ước bất tương xâm giữa Hoa Kỳ và Nhật, và đề nghị Nhật rút ra khỏi Đông Dương. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập A: 1939-1946, Nxb. Văn Hóa, Houston, Texas, 1996, tr. 125.) Đáp lại, quân đội Nhật bất ngờ tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) ở Hawaii ngày 7-12-1941, tàn phá hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và giết hơn 2,400 người Hoa Kỳ. Ngày 8-12-1941, Hoa Kỳ và Anh tuyên chiến với Nhật. Ngày 11-12-1941, Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức và Ý.

Quân đội Nhật ào ạt đổ bộ lên miền nam Thái Lan (8-12-1941), bắc Mã Lai (8-12), tấn công Manila (8-12), đến quần đảo Luzon (10-12-1941), chiếm Bataan (9-4-1942) và toàn bộ Phi Luật Tân (5-1942). Tuy nhiên, tình hình thay đổi từ năm 1944. Tướng Charles de Gaulle (Pháp) trở về Paris ngày 25-8-1944, lập chính phủ Pháp lâm thời ngày 10-9-1944. Chính phủ nầy chống Đức, tức cũng chống đồng minh của Đức là Nhật. Về hành chính, sau khi chính phủ Pétain thân Đức sụp đổ, nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương nằm dưới quyền của chính phủ mới ở Paris do De Gaulle (chống Đức) lãnh đạo.

Cũng từ năm 1944, tại Đông Nam Á, Nhật bắt đầu thất thế trước sự phản công của quân đội Đồng minh. Ngày 20-10-1944, quân Hoa Kỳ đổ bộ tại Leyte, ở Philippines. Nhật dự tính rút quân về Nhật. Có thể vì Nhật lo ngại nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương sẽ theo lệnh tân chính phủ Pháp ở Paris, mở cửa ở Đông Dương cho quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương, hoặc mật báo cho phi cơ Đồng minh tấn công những vị trí quân sự của Nhật, nên Nhật ra tay trước, tổ chức cuộc hành quân Meigo, xóa bỏ nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương.

Ngày 9-3-1945, đại sứ Nhật tại Đông Dương là Matsumoto Shunichi gặp toàn quyền Jean Decoux tại Sài Gòn lúc 8 giờ tối, đưa tối hậu thư buộc nhà cầm quyền Pháp phải đặt lực lượng quân sự Pháp trên toàn cõi Đông Dương dưới sự điều khiển của người Nhật ngay tức khắc. Decoux kiếm cách trì hoãn, liền bị quân Nhật bắt và đưa đi giam ở Lộc Ninh. Cuộc đảo chánh diễn ra không mấy khó khăn trên toàn cõi Đông Dương. Trong vòng hai ngày, quân Nhật làm chủ toàn cõi Đông Dương.

Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Việt Nam

Đại sứ Nhật tại thủ đô Huế là Massayuki Yokoyama yết kiến vua Bảo Đại tại điện Thái Hòa (trong hoàng thành Huế) sáng ngày 11-3-1945, giải thích những hành động mới nhất của Nhật tại Việt Nam, và tuyên bố muốn đem "châu Á trả về cho người châu Á". Ông ta còn nói rằng ông ta có "nhiệm vụ dâng nền độc lập" lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 159.) Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm.

Chiều ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân hội họp và đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), và Trương Như Đính (bộ Công), đồng ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Phạm Quỳnh soạn như sau:

"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp [năm 1884] được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung. 

Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.

Khâm thử

Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại.” (Bảo Đại, sđd. tr. 162)

Do tình hình thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản, vua Bảo Đại đã lợi dụng thời cơ, tuyên bố từ nay nước Việt Nam chính thức độc lập. Đây là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Việt Nam, chấm dứt nền bảo hộ của Pháp đã được thiết lập hơn 60 năm.

Khi đảo chánh lật đổ Pháp, mục đích chính của người Nhật nhắm chống lại Đồng minh và bảo toàn lực lượng Nhật trên đường lui quân về nước. Lúc nầy Nhật không còn tham vọng bành trướng. Vì vậy, khác với người Pháp trước đây ở Đông Dương, người Nhật chỉ kiểm soát về quân sự, để cho vua Bảo Đại tự trị, không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên nền độc lập Việt Nam lúc đó khá bấp bênh vì Nhật Bản sắp thua trận, trong khi Pháp vẫn không từ bỏ tham vọng đế quốc, sẽ kiếm cách trở lui Đông Dương.

Phản ứng của Pháp

Tháng 9-1943, từ Alger Ủy ban Giải Phóng Dân tộc Pháp (UBGPDT) (Comité Française de Libération Nationale, lập ngày 3-6-1943 đến ngày 3-6-1944) quyết định cử tướng Charles A. H. Blaizot phụ trách Đạo quân Viễn chinh Viễn đông, nhắm đến Đông Dương. Ngày 8-12-1943, cũng từ Alger, UBGPDT Pháp ra thông báo về chính sách đối với Đông Dương, có đoạn như sau:

“... Với các dân tộc đã biết xác định cùng một lúc tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm chính trị của mình, nước Pháp đồng ý ban hành, trong lòng cộng đồng Pháp, một quy chế chính trị mới mà, trong khuôn khổ của tổ chức liên bang, những quyền tự do của các nước khác nhau trong Liên hiệp sẽ được nới rộng và xác lập; tính chất tự do rộng rãi của các chế độ sẽ được nhấn mạnh mà không mất dấu hiệu của nền văn minh và truyền thống Đông Dương; những người Đông Dương, cuối cùng, có thể nhận làm bất cứ công việc gì và chức vụ nào của Nhà nước.

Cùng với sự cải cách quy chế chính trị nầy, sẽ có một cuộc cải cách quy chế kinh tế của cả Liên hiệp mà, trên căn bản tự trị về quan thuế và thuế khóa, sẽ bảo đảm sự phồn thịnh của Liên hiệp và góp phần vào sự phồn thịnh các lân bang...” (Philippe Devillers, Paris Saigon Hanoi, Paris: Gallimard- Julliard, 1988, tr. 23.)

Tuy hứa hẹn như trên, nhưng sau đó, khi Đức bắt đầu thua trận, và Đồng minh càng ngày càng thắng thế, thì UBGPDT Pháp thay đổi thái độ. Ngày 1-2-1944, để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương, tướng Charles de Gaulle ra lệnh cho tướng Charles André Henri Blaizot thành lập Lực lượng Viễn chinh Pháp tại Viễn đông (F.E.F.E.O = Forces Expéditionnaires Françaises d'Extrême-Orient), gồm 2 lữ đoàn thuộc địa là Madagascar và Cameroun, và một đơn vị khinh binh ứng chiến (Corps léger d'intervention). Đạo quân F.E.F.E.O của Pháp được đặt dưới Bộ Chỉ huy Đông Nam Á (South East Asia Command = SEAC) do đô đốc người Anh là bá tước Louis Mounbatten điều khiển. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Paris: Editions Du Seuil, 1952, tr. 145.)

Trong cuộc họp của UBGPDT Pháp do De Gaulle chủ trì tại Brazzaville ở Congo, được xem là thủ phủ của Pháp tại Phi Châu, từ 30-1 đến 8-2-1944, để thảo luận về các vấn đề thuộc địa sau thế chiến thứ hai, bản tuyên bố vào cuối Hội nghị có đoạn viết như sau:

“Các mục đích của sự nghiệp thực dân mà nước Pháp thực hiện tại các thuộc địa đã loại bỏ ý định tự trị, mọi khả năng tiến hóa ngoài khuôn khổ đế quốc Pháp: cơ cấu một chính phủ tự trị có thể có tại các thuộc địa dù cho còn lâu mới được thực hiện, phải bị loại trừ.” (Hoàng Hiển, Vua Duy Tân, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996, tr. 90.)

Tiếp đó, khi Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945, vua Bảo Đại đưa ra bản Tuyên ngôn độc lập ngày 11-3, làm cho De Gaulle rất tức giận. Gần nửa tháng sau, De Gaulle đưa ra bản tuyên bố ngày 24-3-1945 về vấn đề Đông Dương như sau:

“Liên bang Đông Dương sẽ hợp cùng với nước Pháp và các thành phần khác trong cộng đồng thành Liên Hiệp Pháp, mà nước Pháp sẽ đại diện để đảm trách những quyền lợi ở bên ngoài. Đông Dương sẽ được hưởng nền tự do riêng trong Liên Hiệp nầy.

Những người thuộc quốc tịch liên bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên Hiệp Pháp. Với tư cách nầy, họ sẽ được giữ một cách công bằng theo khả năng mọi chức vụ và công việc liên bang ở Đông Dương cũng như trong Liên Hiệp Pháp, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, nguồn gốc.

Những điều kiện theo đó Liên bang Đông Dương sẽ tham gia vào các cơ chế Liên Hiệp Pháp, cũng như quy chế công dân Liên Hiệp Pháp, sẽ được ấn định bởi Hội đồng lập hiến.” (Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, Le salut: 1944-1946, Paris: Plon, 1959, tr. 439.)

Tuyên bố của Hội nghị Brazzaville năm 1944 cùng tuyên bố của De Gaulle ngày 24-3-1945 cho thấy tham vọng của Pháp là muốn tái lập nền thống trị tại Đông Dương, về sau sẽ giải thích thái độ im lặng của chính phủ lâm thời Pháp do De Gaulle lãnh đạo, trước thông điệp kêu gọi giúp đỡ của vua Bảo Đại gởi các cường quốc, sau khi Nhật Bản đầu hàng 14-8-1945 và trước khi Việt Minh cộng sản cướp chính quyền.

Tuyên ngôn độc lập ngày 11-3-1945 của vua Bảo Đại chẳng những bị chính quyền Pháp bất bình, mà còn bị báo chí Pháp chỉ trích là ông đã phản bội nước Pháp khi tuyên bố độc lập. Về sau, trong một cuộc họp báo tại khách sạn Ritz ở Paris vào đầu năm 1948, Bảo Đại lúc đó là cựu hoàng, giải thích:

“Ngày 6 tháng 6 năm 1884, khi ông bác Kiến Phúc tôi còn là ấu quân, quan phụ chánh Vương quốc An Nam đã ký với nước Pháp, một hiệp ước bảo hộ. Theo điều 16 của hiệp ước nầy, để đổi lại những ưu quyền dành cho nước Pháp, nước Pháp long trọng cam kết che chở cho Vương quốc An Nam, bảo đảm an ninh cho Quân vương, Hoàng đế An Nam chống lại bất cứ nội loạn hay ngoại xâm nào. Thế mà năm 1945, trước sự xâm lăng của Nhật Bản, và trước cuộc nổi dậy của cách mạng Việt Minh, thì đâu là những lời cam kết của Pháp?... Vậy thì ai là người đầu tiên đã không làm tròn bổn phận đối với lời cam kết? Ai làm cho nó lỗi thời, mất hết hiệu lực? Ai đã vi phạm hiệp ước?” (Bảo Đại, sđd. tr. 307.)

Như thế, trong khi Pháp gặp nhiều khó khăn ở Âu Châu, bị Đức xâm lăng và chiếm đóng một nửa phía bắc nước Pháp, thì Nhật Bản xuất hiện ở Đông Dương, đảo chánh lật đổ Pháp ngày 9-3-1945.

Chính trong hoàn cảnh nầy, dựa vào sự ủng hộ của người Nhật, ngày 11-3-19-1945 vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ Pháp tại Việt Nam ký kết ngày 6-6-1884 dưới thời vua Kiến Phúc (trị vì 1883-1884), và thu hồi chủ quyền quốc gia Việt Nam.

Đây là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Việt Nam, rất hợp với lòng dân, do chính quyền hợp pháp chính thống của người Việt Nam lúc đó công bố, chứ không phải do một đảng phái nào đơn phương quyết định. Bản tuyên ngôn nầy hoàn toàn do người Việt soạn thảo, không nhờ người ngoại quốc soạn giùm và không vay mượn ý tưởng ngoại lai. (Trích: Bảo Đại (1913-1997), Toronto: Nxb. Non Nước, 2014.)


________________________________________________________________________

 Cầu mong ông Công & Táo trung thực

Nỗi buồn miên man !

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tôi là một người Việt Nam với bao niềm đau nỗi khổ, nhiều khi tôi tự hỏi có phải chăng tôi sinh ra lầm thời ? 
Ra đời và lớn lên nơi mảnh đất lầm than với vô vàn khốn khó ? Nhưng cũng có đôi khi tôi tự an ủi, đất nước Nhật Bản, nơi đây có khá gì hơn nếu không muốn nói là tệ hơn nước mình về mặt diện tích đất đai mầu mỡ cùng những biến chuyển liên tục về sinh thái lẫn động đất. Nhưng tại sao người Nhật vẫn vươn lên tột bậc cho du` thiên nhiên không hề ưu đãi ?

Nếu đem bộ óc của người Nhật và bộ óc của người Việt Nam mà cả hai đều có chung nguồn gốc chủng tộc Á châu này đem lên bàn cân để phân tích ra lượng thông minh, thì chỉ số IQ không có sự khác biệt đáng kể nhưng tại sao và do đâu dân tộc Nhật Bản đã hơn hẳn dân tộc Việt Nam một cách vượt trội ?

Giáo dục nước ta đã đưa người dân Việt vào trạng thái ỷ lại bởi "Nước ta có rừng vàng bạc biển" trong khi nền giáo dục của Nhật: "Đất nước chúng ta không được thiên nhiên ưu đãi, chỉ có đá, có đảo, mà không có tài nguyên, nếu người Nhật không cố gắng vươn lên thì dân tộc Nhật sẽ bị đau khổ và có thể đưa đến tuyệt chủng". Từ hai hình ảnh tương phản của hai đất nước, đã đưa đến những tư duy của con người cũng có khác nhau xa.

Tương tự, qua câu chuyện đối đáp giữa Thủ tướng Thái Lan, năm 1991 khi thăm chính thức Thái Lan, ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to".

Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả !" (1)

Đảng CSVN luôn mồm nói như vẹt và giăng đầy khẩu hiệu: Nào là "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", nào là "Chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng", hay "Việt Nam siêu việt và dân chủ gấp triệu la^n`tư bản" như tuyên bố của bà Phó Chủ tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Thị Doan. Từ thái độ hãnh tiến một cách lố bịch này mà tất cả các đảng viên bất luận là già hay trẻ cùng với một số người dân đui mù do bị bưng bít đã tự mãn một cách kiêu ngạo thái quá.

Một cách nói để tự nhủ, hãy cứ giả dụ những kịch bản sau đây (tuy chỉ là giả dụ nhưng đây dường như là sự thật):

1- Về mặt đảng nhà nước.


- Đảng CSVN cứ tự sướng rằng quân đội thuộc quyền sở hữu và chỉ đạo của đảng với thủ lãnh là một tên Đại tướng hèn hạ tham nhũng... trong khi ngoài biển Đông giặc Tàu đã gần như làm chủ tình hình với "Đường lưỡi bò - Chín đoạn", xây sân bay và căn cứ quân sự kiên cố ở Gạc-Ma, ra lệnh cấm đánh bắt và ngang nhiên rượt đuổi, tông chìm cũng như bắt bớ bắn giết ngư phủ VN trên vùng biển thuộc chủ quyền lâu đời của mình. Ngang tàng đặt giàn khoan thăm dò dầu khí trên đặc khu kinh tế không chối cãi thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Vẫn ngu ngơ lú lẫn trung thành tuyệt đối với 16 Chữ vàng và 4 Tốt trong khi kẻ thù có trăm phương ngàn kế vô cùng quỉ quyệt.

- Vẫn tiếp tục đánh đập, tra khảo, theo dõi, bắt bớ bỏ tù những cá nhân, những tổ chức yêu nước đứng lên ra mặt chống ngoại xâm, vì theo cai' mo^m`ngài Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phung`Mang Thanh: "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc". (2)

- Tham nhũng ngày càng lộ liễu mạnh bạo vì từ Bộ chính trị cho tới trung ương đảng, từ các Thứ Bộ trưởng cho đến các quan quèn tỉnh huyện xã như một con bệnh mãn tính đã đến thời kỳ hết thuốc chữa !

2- Về mặt dân chúng cả nội lẫn ngoại.

- Xã hội ngày càng tàn bạo, cướp giựt, hãm hiếp, giết chóc. Noi gương theo đạo đức Hồ Chí Minh gian xảo, lọc lừa, giết vợ chối con... sớm đạt đến mục đích theo chính sách "Trăm năm trồng người".

- Sự sợ hãi cứ tiếp tục bao trùm, người dân cứ ích kỷ, giữ kẽ, cúi mặt... tranh nhau giành sống, thờ ơ vô cảm...

- Tiếp tục nhục mạ, chửi bới trong thái độ cực đoan hung hãn và kiêu ngạo luôn cho mình là đúng khi thấy cá nhân nào đó, tổ chức nào đó vì lý tưởng cao đẹp, vì bầu nhiệt huyết cho quê hương mà đứng lên tranh đấu, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, tương lai sự nghiệp của gia đình mà chấp nhận hiểm nguy. Tác động của sự chửi bới vô trách nhiệm này, nó sẽ có những ảnh hưởng nhất định, không ít nhiều, nó đã gây tác động lên tinh thần người tranh đấu. Đó là chưa đếm xỉa tới những thành phần "nội gián phản thùng" ngầm bắt tay với bạo quyền nhằm hãm hại để lập công.

Trên là những "kịch bản" không quá xa thực tế và nếu tất cả những điều đó không phải là kịch bản mà là sự thật, nghĩa là hiện tại và tương lai, chúng ta sẽ không làm gì hết, một khoảng không im lặng bao la đáng sợ, tất cả sẽ không có gì xảy ra thì đất nước và dân tộc chúng ta sẽ đi về đâu ?  Hỏi tức trả lời.

Tôi thương tôi, tôi thương bạn, thương cả một dân tộc bị triền miên trong đọa đày. 2020 đen đúa đang lù lù tiến đến như những bóng yêu tinh ác độc !  Nhìn Nội Mông, nhìn Tân Cương, nhìn Tây Tạng mà liên tưởng đến em tôi, chị tôi, con tôi, cháu tôi, của bạn bè bà con của tôi là những hình hài tiều tụy của da vàng nước Việt đau thương... lòng tôi quặn thắt... những giọt nước mắt mặn chát lăn dài !


****************
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH

Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-02-05
nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/former-regi-war-inva-02052015064723.html


Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt
Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737
Files photos

Một thành phần dường như bị gạt ra bên lề xã hội Việt Nam sau năm 1975 là những thương phế binh dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dù không bị học tập cải tạo như những sĩ quan, công chức cao cấp… của chế độ cũ; nhưng họ bị phân biệt đối xử, thậm chí không được hưởng một chế độ nào dành cho người thương tật từ chính quyền mới.
Suốt 40 năm qua, các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn lại trên quê hương Việt Nam phải sinh sống ra sao?
Ngược đãi
Khác với những thương bệnh binh của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, các thương phế binh- những người phải hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây, ngay sau năm 1975 cũng bị liệt vào thành phần ‘ngụy quân, ngụy quyền’. Dù rằng thân thể không toàn vẹn, là người tật nguyền, nhưng mọi chính sách đối với những người như họ đều không được hưởng.
Một thương phế binh hiện sinh sống tại Sài Gòn trình bày lại hoàn cảnh của bản thân:
Tôi thuộc Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, tôi bị thương ở Đồi Charlie ngày 9 tháng 4 năm 1972. Chân tôi bị gãy ba khúc, bây giờ một hai ngón trên tay phải tôi bị co rút, trên đầu và dưới bụng còn mấy miếng miểng nữa.
Lúc vào quân đội tôi là con mồ côi, không có cha mẹ, anh em, dòng họ. Tôi tình nguyện vào nhảy dù năm 1970. Đến năm 72 bị thương, tôi về (Viện) Mồ côi tôi sống. Về tôi cũng cưới một người vợ trong mồ côi ra. Bà Phước và ông Cha đồng ý cho tôi cưới, rồi tôi được Bộ Tổng Tham mưu cấp cho một căn nhà ở làng phế binh Thủ Đức, Phước Bình.
Sau năm 75, Sài Gòn bị sụp đổ, ‘họ’ vào đuổi chúng tôi ra- không phải riêng mình tôi mà rất nhiều người như tôi bị ra khỏi nhà. Hiện nay cuộc sống của tôi rất khổ. Tôi phải bươn chải đi bán vé số mà sống, con cháu tôi không có tờ giấy nào lận lưng
Một thương phế binh ở Sài Gòn
Sau năm 75, Sài Gòn bị sụp đổ, ‘họ’ vào đuổi chúng tôi ra- không phải riêng mình tôi mà rất nhiều người như tôi bị ra khỏi nhà. Hiện nay cuộc sống của tôi rất khổ. Tôi phải bươn chải đi bán vé số mà sống, con cháu tôi không có tờ giấy nào lận lưng. Hiện tôi cũng không có tờ giấy chứng minh nhân dân lận lưng vì tôi không có nhà, không có hộ khẩu làm sao có chứng minh. Tôi không có nơi nương tựa, nhà thuê- cửa mướn. Đôi lúc không đủ tiền họ đuổi ra khỏi nhà. Đó là sự thật.
Lâu lâu tôi có nhờ anh Trung Hiếu Phạm giúp đỡ tôi rất nhiều từ tiền bạc, quần áo, cơm gạo; rồi chiếc xe tôi đi hư vỏ, hư bánh, hư niềng anh đều cho tiền để sửa chữa.
Tôi hỏi ông, một ngày tôi bán được 100 tờ vè số chỉ có được 100 ngàn đồng; nhưng phải đóng tiền nhà 50 ngàn, còn 50 ngàn cho gia đình sinh sống. Không đủ nhưng phải gói ghém.
Một thương binh khác hiện đang sống tại Quảng Ngãi cũng cho biết tình cảnh của bản thân trong suốt mấy chục năm qua như sau:
Tôi bị thương ngày 20 tháng 10 năm 1974 tại Nghĩa Hành. Tôi ở Trinh Sát 6 ở Chu Lai. Chuẩn tướng Nhật điều vào đánh ở Định Cương, Nghĩa Hành. Trong lúc hai bên đánh nhau, tôi bị trúng claymore gãy hai chân.
Từ 75 đến giờ đâu có gì đâu, cũng sống khổ cực. Tôi bị gãy hai chân và một tay thì đâu làm gì được. Tôi cũng ‘lần quần’ rồi có vợ, có con và giờ cũng ‘cơm nhà, áo vợ’ chứ có làm gì được đâu
Một thương binh ở Quảng Ngãi
Từ 75 đến giờ đâu có gì đâu, cũng sống khổ cực. Tôi bị gãy hai chân và một tay thì đâu làm gì được. Tôi cũng ‘lần quần’ rồi có vợ, có con và giờ cũng ‘cơm nhà, áo vợ’ chứ có làm gì được đâu.
Tự bươn cải kiếm sống
Dù bị ngược đãi, nhưng những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cũng là con người cần phải ăn, phải sống và còn cả gia đình cha mẹ, vợ con; nên họ cũng phải tìm cách mưu sinh như bao người làn lặn khác. Ngoại trừ một vài trường hợp, may mắn, đa số đều rơi vào cảnh túng thiếu.
Trong những năm đầu sau 1975, cuộc sống đối với những người lành lặn đã khó, huống gì đối với những con người tàn phế không có được hổ trợ nào từ phía cơ quan chức năng và xã hội.
Nếu không nương nhờ được vào ai, nhiều thương phế binh tại các thành phố phải kiếm sống bằng những nghề mà người khuyết tật ở Việt Nam thường theo bao đời nay như đi hát dạo, bán vé số…
Sự hỗ trợ muộn màng
Trong cuộc mưu sinh, bôn ba lê lết trên vạn nẻo đường đất nước, một số thương phế binh may mắn gặp lại những đồng đội xưa từ nước ngoài trở về. Những người con Việt bỏ xứ ra đi sau năm 75, khi trở lại thăm thân nhân, quê hương có mang theo chút tiền để dành từ nước tạm dung, đã bớt ra chút ít để giúp đỡ cho những người chiến binh xưa chịu cảnh tật nguyền.
Dần dần số người trở về ngày càng nhiều thêm, và sự hổ trợ dành cho các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa từ những hội đoàn nước ngoài cũng thêm phần lan rộng.
Có những lần tri ân, những lần phát quà những chú thương phế binh rất vui mừng vì họ được Dòng Chúa Cứu Thế nhìn đến vì bốn chục năm nay bị bỏ quên. Các chương trình khám bệnh, cho xe (lăn)., tri ân khiến các chú thương phế binh cảm động
Một người thiện nguyện tại DCCT
Còn tại Việt Nam, hòa thượng Thích Không Tánh, một người khởi xướng hoạt động từ thiện giúp cho các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ngay ở Sài Gòn cho biết lại tiến trình xúc tiến hoạt động đó:
Chương trình này đã có cả chục năm rồi. Bà con ở nước ngoài có ủng hộ tiền về để giúp cho người nghèo khổ, cứu trợ bão lụt, tôi mới trình lên Giáo hội là số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa thiếu thốn, tật nguyền, không có ai đoái hoài đến nên tôi làm chương trình đó: mời về Chùa Liên Trì ăn cơm, phát quà. Rồi tôi ra ngoài Quảng Trị phát quà cho thương phế binh ngoài đó. Chương trình này làm cách đây cả chục năm rồi. Sau này có nhờ bác sĩ Hiển bên Pháp, ân nhân các nơi và hòa thượng Thích Viên Lý bên Mỹ ủng hộ về để làm. Thời gian sau này họ (Nhà nước) thấy anh em thương phế binh đông bất lợi nên họ cho công an canh gác và gây khó khăn. Sau đó, cách đây hai năm tôi gửi tiền đó qua bên Dòng Chúa Cứu Thế để tổ chức giúp chứ bên này ‘họ’ hay dòm ngó, chụp hình, gây khó khăn. Khi Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức cách đây hai năm có chừng 200-300 anh em thương phế binh, sau đó bà con biết nên bây giờ quí linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục kêu gọi anh em thương phế binh đăng ký. Vừa rồi được sự giúp đỡ rộng rãi nên Dòng Chúa Cứu Thế đã phát cho trên 1000 thương phế binh. Họ về đó ăn uống, ca hát, nhận quà nên tôi rất mừng. Tôi cũng mừng khi họ tụ họp đông đảo như thế.
Chương trình chúng tôi dự định ra giêng này sẽ ra Quảng Trị, Thừa Thiên để phát quà cho anh em thương phế binh ngoài đó. Họ khổ lắm Ở ngoài đó xa quá đôi khi đâu thể vào Sài Gòn để nhận quà được.
Một người làm việc thiện nguyện tại Dòng Chúa Cứu Thế, nơi tiếp nhận chương trình giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ vài năm qua, cho biết những cảm nhận bình thường của các phương phế binh được giúp đỡ cũng như một số hoạt động tiến hành hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ở đó như sau:
Có những lần tri ân, những lần phát quà những chú thương phế binh rất vui mừng vì họ được Dòng Chúa Cứu Thế nhìn đến vì bốn chục năm nay bị bỏ quên. Các chương trình khám bệnh, cho xe (lăn)., tri ân khiến các chú thương phế binh cảm động, rất thích.
Như lời Hòa thượng Thích Không Tánh, nhiều thương phế binh sống tại các tỉnh thành miền Trung vẫn chưa nhận được giúp đỡ như những người sống tại các thành phố miền nam.
Người thương phế binh từ Quảng Ngãi bày tỏ mong ước:
Tôi nay đã 60-62 tuổi rồi, nên cũng mong muốn yêu cầu những người ‘(VN) Cộng hòa’ bên Mỹ cho tôi chút đỉnh gì đó để qua ngày qua tháng, ăn được chút đỉnh nào thôi chứ tôi đâu dám ‘há miệng, há mồm’ gì nữa đâu!
Sau 40 năm, hầu hết những thương phế binh phải hy sinh một phần thân thể khi còn tuổi thanh niên nay đều bước sang lớp lão niên. Thời gian nhuộm bạc tóc họ một phần, nhưng phần lớn nét khắc khổ, sự chai sạn hằn sâu trên khuôn mặt và thân thể của họ là chứng tích của bao nỗi gian truân đè nặng lên cuộc sống phế nhân mà suốt bao năm qua bị nhà cầm quyền ruồng rẫy.

###########################
SÁNG NAY TRỜI MƯA BUỒN, NGỒI NHỚ LẠI CÁI TẾT ĐẦU TIÊN BỊ BẮT VỀ HÀ
NỘI, XIN GỬI TẶNG BÀI THƠ VIẾT BẰNG TRÍ NHỚ TRONG LAO TÙ CSVN = MÙA
XUÂN HÀ NỘI - CÙNG CẢM THÔNG VỚI TÁC GIẢ.
CẦU CHÚC MỌI ĐIỀU AN LÀNH.
VĐT.
MÙA XUÂN HÀ NỘI                                   
                                                        
(Sa cơ tại Hạ Lào trên đường về quê hương tham gia Phục Quốc, bị chuyển từ Paksé về Hà Nội vào mùa Xuân năm 1981).

Một chiều Xuân
Tôi đã về Hà Nội
Thăng Long lịch sử ngày xưa.
Đôi tay bị còng, người ta khép tội
“Phản bội quê hương”, đi giữa trời mưa.
Thấp thoáng rong rêu hoang lạnh Tháp Rùa
Tôi chợt cảm tiếng lòng tôi rụng xuống
Hồ Gươm, lặng mờ.
Trong hồn tôi còn lại giấc mơ
Thơ về vỡ vụn
Kiếm vàng đâu ? - chưa nổi mặt hồ !.
Đâu nào Năm Cửa Ô
Chỉ thấy mờ trang sách.
Đâu Đống Đa một thời hiển hách
Mồ chôn giặc Bắc xâm lăng.
Hà Nội tôi mơ – muôn thuở vĩnh hằng
Từ tuổi nhỏ, qua từng trang sử cũ.
Đâu phải là đây, dưới chiều mưa rũ
Qua khung cửa xe tù.
Giữa phố mùa Xuân, đời chợt xuống hoang vu
Khi tôi thấy tượng đài Lê-Nin cao ngất.
Người là ai ? – Sao đứng trên vùng đất
Mấy nghìn năm linh hiển Vua Hùng ?
Dân Tộc còn đây, còn mãi đến Vô Cùng
Sao tôi cảm lạc loài như khách lạ ?
Hành tinh nào đây ? Lòng tôi hoang vắng quá
Đời lạnh xuống mồ côi.
Phố Khâm Thiên, dòng người lũ lượt, nổi trôi,
Áo lụa Hà Đông, tìm đâu, thuở trước ?
Nhịp phách ả-đào tôi từng mơ ước
Thay bằng tiếng thét loa vang.
Qua Tự Lực Văn Đoàn
Tôi từng mơ Hà Nội.
Đê Yên Phụ chiều nay gió nổi
Sông Hồng cuốn mộng phăng đi.
Tiếng nói Em xưa chín ngọt tình si
Sao đổi giọng chuyển âm đầy sát khí ?
Đông Đô – Thăng Long trời mơ thi vị
Thủ Đô nào còn lại của riêng tôi ?

*
Quay lại xà lim trong bóng tối cuộc đời
Hơn mười năm tôi còn mơ Hà Nội.
Xuân không về, cửa phòng giam chắn lối
Song sắt thành chông, ngập máu Xuân đi.
Tôi chỉ thấy mùa Đông qua bốn vách đen sì
Đâu có phải Hàng Đào, Hàng Khay hay Hàng Trống !
Em đã về đâu, những nàng Xuân thắm mộng
“Dáng Kiều thơm” Quang Dũng mấy lần mơ ?
Tôi viết lên tường, giọt máu thành thơ
Gửi về Em, chẳng bao giờ gặp nữa.
Tưởng xa rồi khói lửa
Trường chinh Mẹ dắt con qua.
Còn lại đây những đôi mắt mù lòa
Không thấy mùa Xuân vì say máu đỏ.
Nhưng quê hương còn đó
Tôi xin hẹn mai về
Góp một bàn tay dựng lại Tình Quê
Trồng hoa giữa lòng Hà Nội.
Ánh sáng Tự Do vào sâu ngõ tối
Xóa tan đi bao vết tích lao tù.
Văn Miếu trùng tu
Đền Hùng tráng lệ.
Rồng lại bay cao, tung hoành, ngạo nghễ
Cùng năm Châu lướt gió băng ngàn.
Năm Cửa Ô bừng tỉnh đón Xuân sang
Kiều e lệ vội vàng trang điểm lại.
Đào nở hồng tươi, làn hoa gió rải,
Mặt trời soi xuyên suốt ánh hồ.
Nón vành Kinh Bắc trẩy hội thành đô
Ai quan họ mắt tình lơi ngây ngất.
Tôi sẽ trao Em một đời trăng mật
Tim Con Người cũng nở thành hoa.
Trời thủ đô nắng ấm chan hòa
Ta ngẩng mặt đón mừng Xuân Dân Tộc.

                                    Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
                                   
( Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội – dáng Kiều thơm.)
Tây Tiến – Thơ Quang Dũng
********** 
XOÁ BỎ  HẬN THÙ ?

Thường thường hận đi đôi với thù, và tỷ lệ thuận với nhau.Hận càng nhiều, thù càng chồng chất,
Hận thù được phát sinh từ những mâu thuẩn, chèn ép , bốc lột và áp bức giửa tầng lớp cai trị và kẻ bị trị. Trường hợp này thường xẩy ra ở những chế độ độc tài quân phiệt và độc đảng, mà điển hình là một số Quốc Gia còn nằm trong bàn tay sắt máu của đảng cộng sản.
Với chế độ Quân Phiệt thì dù sao cũng vẫn còn dể thở hơn như trường hợp Miến Điện, bởi họ còn giử được cái gốc. Nhưng với chê độ cộng sản thì vô phương, kẻ bị trị chỉ có chết tới bị thương . Tam vô, là nguồn gốc đưa kẻ bị trị đến con đường cùng không lối thoát, và từ đó đã khởi sắc cho hai chử Hận Thù.
Con người sinh ra, lớn lên trong sự giáo dục của gia đình cộng với học đường và trưởng thành ngoài xã hội. Cộng sản Việt Nam , họ đã bóp chết hai chử gia đình từ khi lọt lòng mẹ :
 ´´ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin ´´ Thơ Tố Hữu.
và học đường đã trở thành công xưởng trồng người vì lợi ích trăm năm của Hồ Chí Minh. Gia Đình là cội nguồn, có gia đình mới có xã hội, có xã hội mới có Tổ Quốc. Chủ nghĩa cộng sản đã làm xơ cứng trái tim người dân của họ, và biến nảo bộ của người dân thành những ´´ổ cứng ´´ chứa đựng tà thuyết của một chủ nghĩa vô nhân.
Tuy rằng ´´cộng sản´´ ngày nay đã bị biến chất vì chủ nghĩa đó đã lổi  thời, nhưng nó là một cái phao cho ´´hy sinh đời bố, củng cố đời con ´´. Cái phao đó đảng cộng sản Việt Nam đang ôm chặc và giử kín bằng bạo lực cách mạng dưới lăng Ba Đình.
Quyền lực đi đôi với độc tài, độc đoán. Nên họ bất chấp mọi thủ đoạn để củng cố và duy trì, họ sợ thù hận nhưng họ luôn luôn tạo ra hận thù. Hơn sáu mươi năm miền Bắc và bốn mươi năm miền Nam. Hận thù chồng chất.
30 tháng 04, ngày đất nước chảy máu mắt, màu tang bao trùm cả không gian dưới màu cờ đỏ. ´´Vui sao nước mắt lại trào´´, nước mắt của đoàn người di tản khắp trên bốn vùng chiến thuật, nước mắt của những bà mẹ  gồng gánh ôm con chạy giặc, nước mắt của những bé thơ ngấc lịm bên xác mẹ , nước mắt của những thiếu phụ thân cò nuôi con lặn lội dặm đường thăm chồng trong những nhà tù khổ sai với  từ ngữ hoa mỹ ´´cải tạo´´ và nước mắt của những kẻ gọi là ´´giải phóng´´, điển hình nhà văn Dương Thu Hương , đảng viên đảng cộng sản , một nhà văn có tầm cở vượt Trường Sơn với tâm huyết giải phóng miền Nam đã khóc trong ngày 30 tháng 04, ngày Quốc Hận. Nước mắt người dân pha lẫn máu hồng là nguồn vui của loài sâu bọ, của loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Loài sâu bọ và cỏ dại đó chính là mủi nhọn xung kích của cộng sản Quốc Tế - Đảng cộng sản Việt Nam.
Đau lắm phải không, bốn mươi năm thống nhất.Bốn mươi năm của người dân ba miền Nam,Trung ,Bắc không có chân đứng và hụt hẩn trong xã hội. Một xã hội của quyền thế, một đất nước của kẻ mạnh, một xã hội sẳn sàng giết nhau để sống - Một xã hội không có nhân tính.
                                                       

Cộng sản sống trong hận thù và trưởng thành trên xương máu của người dân. Đầu óc độc tài độc đoán đã giết chết tinh hoa của đất nước, chính sách ngu dân để biến người dân thành công cụ phục vụ đảng và gia đình của họ. Họ luôn luôn mang ý tưởng cởi đầu cởi cổ nhân dân , họ cho rằng đảng là cha mẹ là ´´phụ mẫu chi dân ´´.´´., Quyền sinh sát trong bàn tay của họ.
 Nhà tù dành cho người yêu nước là một nghịch lý dưới chế độ cộng sản. Những bản án tử hình oan sai tròng vào cổ người dân bắt chết thay cho những hành động giết người dã man của con cháu cán bộ cấp cao của đảng là những việc làm thất nhân tâm. Tra tấn ,khủng bố, nhục hình đến tử vong tại đồn công an  là những hành động cực kỳ man rợ, khát máu của loài qủy đỏ. Những hành động khủng bố , đê tiện của công an và an ninh côn đồ dồn ép cuộc sống của người dân vào ngỏ hẹp chỉ vì bất đồng chánh kiến là hành động đoản hậu. Cướp đất, cướp nhà , cướp ruộng vườn  là tận diệt nguồn sống của nộng dân. Mưu đồ triệt tiêu Tôn Gíao để nhồi nhét giáo điều của đảng vào đầu óc thiếu nhi là việc làm ác độc và giết chết tài năng của đất nước,là giết chết linh hồn của dân tộc.
Nhà cầm quyền toàn trị và đảng cộng sản Việt Nam sẽ không ngừng lại ở đây, Đại Tướng Phùng Quang Thanh ủy viên thường vụ Bộ Chính trị của đảng cộng sản, đương kim Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng khẳng định , tuyên bố :´´ xu thế ghét Trung Quốc nguy hiễm cho Dân Tộc.´´ Thật trớ trêu, giặc vào nhà tràn lan trên mọi nẻo đường của đất nước, giặc ngang tàng tung hoành trên khắp phố phường của Quê Hương, thì người dân chẳng những ghét mà còn căm thù bọn rợ đỏ  xâm lăng Ông Thanh Đại Tướng cho là nguy hiểm , phải chăng nguy hiểm cho sự sống còn của đảng cộng sản Việt Nam? hay đây là một tuyên bố cảnh báo cho những thủ đoạn sẽ đàn áp dã man để thi hành mật ước Thành Đô.
Dàn khoan HD 981 và máu của Ngư Dân loang lổ trên biển Đông ; những vị trí chiến lược Quốc Gia nằm gọn trong bàn tay bọn xâm lăng Tàu cộng không là mối nguy cho Dân Tộc, không  là mối nguy cho đất nước! .Đảng cộng sản Việt Nam hảy nhìn kỷ lại dòng máu của mình, hoàn thành sứ mạng bán nước của Hồ Chí Minh tức là trực tiếp đưa Dân Tộc vào con đường nô lệ của ngàn năm Bắc thuộc.
                                                    Hận Nam Quan trang sử  còn đó :
                                               ………………………………………
                                               Giống Đại Việt không bao giờ hèn yếu,
                                               Tự nghìn xưa ngẩng mặt lên trời cao
                                               Ôi! Kiêu hảnh là những trang niên thiếu
                                               Tự nghìn xưa không nhụt chí anh hào ! 
                                               …..     Hoàng Cầm – Hận Nam Quan

Phong trào ´´TÔI GHÉT ĐẢNG CỘNG SẢN´´ là hào khí giống Đại Việt, là một thách đố trước bạo lực. Không có hận nào bằng hận mất nước. Do Thái 21 thế kỷ với 14,5 triệu dân lưu vong trên khắp 73 Quốc Gia, nhưng rốt cuộc họ vẫn giử được tên Do Thái trên bản đồ thế giới, mang lại quang vinh cho dân tộc. Việt Nam với 1000 năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ bởi giặc Pháp, nhưng với ´´ Giống Đại Việt không bao giờ hèn yếu… Tự nghìn xưa không nhụt chí anh hào…´´ nên đến ngày hôm nay chử vẫn ngời sáng, và Sài Gòn là một thời của Hòn Ngọc Viễn Đông.
                                                                     
                

Phùng Quang Thanh  Đại Tướng và đảng cộng sản Việt Nam hảy ngừng lại bàn tay nhuốm máu, hảy giải thể đảng cộng sản khát máu , trở về đứng trong lòng dân tộc và cùng 90 triệu dân chống lại bọn xâm lăng Tàu cộng, hận thù sẽ được hóa giải . 60 năm miền Bắc,40 năm miền Nam hận thù chồng chất đã quá đủ.
´´Im lặng là vàng´´, nhưng trước giai đoạn cấp bách của đất nước, im lặng là một thái độ nhu nhược, chấp nhận và có thể nói là đồng lỏa. ´´Tôi ghét đảng cộng sản´´ là tiếng nói tận đáy lòng của những người yêu nước. Kẻ nào, bất luận trí thức hay không trí thức tiếp tay nuôi dưởng chế độ cộng sản là kẻ thù của Dân Tộc.

24.01.2015

Lê Trung Ưng-Erbach,Odenwald
*************
Nền giáo dục VNCH - một kinh nghiệm bản thân


Cao-Đắc Tuấn  - Tóm lược: Nền giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong hai thập niên 1960 và 1970 nhắm vào ba mục tiêu dân tộc, khoa học và nhân bản. Theo kinh nghiệm bản thân, các mục tiêu này được thể hiện qua đường lối giáo dục, từ tiểu học đến trung học, khuyến khích tự do tư tưởng, sáng tạo; duy trì đạo đức và luân lý; phát huy tinh thần dân tộc và quê hương đồng bào; và cổ võ tinh thần tự do dân chủ. Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh thường biểu lộ tình thân mật và quý mến lẫn nhau và dựa vào căn bản đạo đức.

*

Đã có nhiều bài viết về nền giáo dục thời VNCH. Đặc biệt, Huỳnh Minh Tú biên soạn một bài rất công phu về toàn diện nền giáo dục VNCH (Huỳnh 2013). Độc giả nên đọc bài của Huỳnh Minh Tú để hiểu rõ thêm về cơ cấu, tổ chức, chương trình học, và các điểm liên quan khác. Trong bài này, tôi viết về kinh nghiệm cá nhân qua những mẩu chuyện vụn vặt khi tôi học trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa (tiểu học) và Đệ Nhị Cộng Hòa (tiểu học và trung học). 

Có bốn điểm tôi cần phải nêu ra: (1) Bài này chỉ nói về kinh nghiệm bản thân với những mẩu chuyện và nhận xét cá nhân và không có tính chất tổng quát, và do đó không phản ảnh toàn diện cho nền giáo dục thời VNCH; (2) Tôi ghi lại dựa vào trí nhớ về quá khứ xa xưa, từ hơn 40 cho tới 50 năm, nên chắc chắn có nhiều thiếu sót hoặc không chính xác tuyệt đối; (3) Những gì tôi ghi nhận trong bài này xảy ra vào thập niên 1960 và 1970, cách đây hơn bốn năm chục năm; do đó, mọi so sánh thời bấy giờ với hiện tại đều không cân xứng; và (4) Tôi cố cho những chi tiết rõ rệt và cụ thể nhưng vì lý do tôn trọng những khía cạnh tế nhị, riêng tư, liên hệ nhiều người khác nên tôi chỉ cho biết một cách khái quát. Tuy nhiên, tôi tin là những mẩu chuyện, giai thoại, nhận xét, và cảm nghĩ của tôi phản ảnh trung thực phần nào nền giáo dục tôi hấp thụ trong thời VNCH trong những năm tiểu học và trung học.

Theo Hiến Pháp VNCH 1967, Điều 10 quy định: "Nền giáo dục Đại Học được tự trị" (Wikisource 2012). Tự trị trong Đại Học có nghĩa là Đại Học không ở dưới sự quản trị của chính phủ (Bộ Quốc Gia Giáo Dục), mà được độc lập quản trị bởi thành phần giáo sư của trường. Điều 11 quy định: "Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản" (Wikisource 2012). Căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản được thể hiện rõ rệt nhất trong giáo dục tiểu học và trung học.

Trường tiểu học và trung học mà tôi theo học là trường công, nằm trong vùng quanh Sài Gòn. Học sinh toàn là nam, và đa số thuộc gia đình nghèo hoặc trung lưu. Cả hai trường không lớn mà cũng không nhỏ về số học sinh, có lẽ thuộc vào hàng trung bình trong các trường tại Sài Gòn và vùng phụ cận bấy giờ. Một cách tổng quát, tôi được dậy dỗ một cách chu đáo trong một môi trường tự do, giúp tôi phát triển trí tuệ, khả năng lý luận và suy nghĩ, đạo đức, và tinh thần tự do dân chủ. 

A. Tôi được hấp thụ một nền giáo dục khuyến khích tự do tư tưởng và sáng tạo:

Một trong những điểm đặc sắc nhất mà tôi ghi nhớ trong lúc đi học là không hề có sự cấm cản tự do tư tưởng, nếu không muốn nói là có sự khuyến khích. Lúc ấy còn nhỏ, tôi không biết đó là một khía cạnh tốt đẹp nhất trong nền giáo dục trẻ em. Trong suốt hơn mười năm học tiểu học và trung học, tôi chưa hề thấy hoặc nghe nói đến thầy cô nào cấm đoán hoặc chỉ trích học trò phát biểu ý kiến riêng tư. Thực ra, các thầy cô còn làm ngược lại, là khuyến khích chúng tôi bày tỏ ý tưởng hoặc đưa ra những sáng kiến. 

1. Sự khuyến khích tự do phát biểu tư tưởng, dùng đầu óc suy luận, và duy trì bản chất trung thực có ngay từ lớp ba tiểu học:

Một mẩu chuyện mà tôi nhớ mãi xảy ra vào năm tôi học lớp ba (lớp 3 bây giờ) tiểu học. Thầy tôi thường hay kể chuyện sau khi dạy xong bài. Thầy kể chuyện rất hay, mỗi lần thầy kể chuyện là cả lũ chúng tôi cứ há hốc mồm lắng tai nghe. Các câu chuyện thầy kể thường là về cách cư xử, sử ký, địa lý, và các chuyện cổ tích thật hay. Một hôm, thầy kể về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Tôi không nhớ lúc đó lớp ba có học sử ký về Hai Bà Trưng không, nhưng chỉ biết là lúc ấy chúng tôi say mê nghe câu chuyện. Thầy kể Trưng Trắc vì thù chồng bị Tô Định giết mà cùng em lãnh đạo hàng ngàn người đánh đuổi Tô Định rồi thừa thế lan tràn khắp nơi chiếm 65 thành trì. Khi nghe tới đó, tôi, lúc bấy giờ là một thằng nhãi con 7-8 tuổi nhưng cũng có chút suy nghĩ, phát biểu ý kiến, "Chắc Hai Bà có ý đánh Tàu trước rồi làm bộ kiếm cớ trả thù chồng, chứ làm sao mà dân theo hai bà đông vậy." Lúc bấy giờ, tôi không biết sự khác biệt giữa nguyên do của cuộc nổi dậy vì trả thù chồng và vì đánh đuổi Tàu rất là tinh tế và cũng rất là quan trọng. Nhưng hẳn nhiên là thầy biết. Tôi vẫn còn nhớ rõ khi nghe câu tôi nói, ông nhìn tôi chằm chằm một lúc. Tôi không hiểu tại sao thầy nhìn tôi lâu vậy, chắc ông tưởng tôi sửa sai ông. Sau đó, thầy gật gù nói, "Chắc con nói đúng. Thầy chỉ kể theo sách vở, nhưng sách vở cũng có khi sai." Rồi ông quay qua nói cả lớp, "Các con đi học phải biết xài cái đầu để suy nghĩ." Tôi vẫn nhớ hình ảnh thầy lấy ngón tay chỉ vào đầu mà nói đi nói lại, "Phải biết xài cái đầu." Sau này, khi có dịp tìm hiểu về chuyện Hai Bà Trưng, quả thật có chứng cớ lịch sử cho thấy khi Hai Bà khởi nghĩa, chồng bà Trưng Trắc (tên là Thi, không phải là Thi Sách) vẫn còn sống (Cao-Đắc 2014, 336). Các sử gia bấy giờ, vẫn còn có ý tưởng trọng nam khinh nữ, không muốn, hoặc không nghĩ là Hai Bà nổi dậy với ý chính là đánh đuổi Tàu, mà quy gán là vì trả thù chồng bị giết. Điểm quan trọng là thầy tôi không la tôi là con nít nói tầm bậy, mà lại còn tôn trọng ý kiến của tôi. Ngoài ra, thầy còn dùng đó để khuyên học trò là phải biết dùng đầu óc để suy nghĩ về các câu chuyện lịch sử và đừng có mù quáng tin tưởng vào sách vở. Nên nhớ lúc đó tôi đang học lớp ba tiểu học. 

Năm lớp ba tiểu học, tôi đã được khuyến khích tự do phát huy tư tưởng và không nên tin vào sách vở một cách mù quáng mà phải biết dùng đầu óc để suy luận.

Một điểm đặc biệt trong lối dạy của thầy là ông đối xử chúng tôi như những cá nhân có bản chất trung thực, lương thiện. Thầy không bao giờ nghi ngờ chúng tôi nói láo, gian lận, hoặc chối tội. Thí dụ có đứa đi học trễ hoặc quên bài, ông hỏi lý do, và lúc nào cũng tin lời học trò. Ông không căn vặn, hoạnh họe, hoặc hỏi thêm, cho dù lý do nghe hơi khó tin. Việc này được thể hiện cụ thể qua kiểu thầy ghi điểm vào sổ như sau. Thỉnh thoảng, ông khảo bài học trò. Lối khảo bài của ông khác hẳn các thầy cô sau này tôi học. Thay vì gọi từng đứa lên đứng bên cạnh bàn, ông đi xuống chỗ ngồi đám học trò, và đảo qua một vòng. Ông lấy quyển vở học trò, hỏi bài và ghi điểm vào vở, có lúc có lời phê, có lúc không. Tôi không nhớ là thầy khảo bài cả lớp hay chỉ một số, nhưng hình như cả lớp, vì sau đó ông trở về bàn và gọi tên từng đứa để ghi vào sổ điểm. Thầy không hề thắc mắc hoặc lo sợ học trò nói sai điểm, và ghi xuống điểm học trò nói. Một cách kỳ lạ, không có đứa nào nói sai điểm. Trong suốt cả năm học, có cả hàng mấy chục lần ghi điểm như vậy, chúng tôi biết là nếu muốn gian lận nói điểm cao hơn, thầy cũng chẳng biết. Nhưng không đứa nào nói sai điểm cho cao hơn. Làm sao tôi biết chuyện đó? Tôi không biết chắc 100%, nhưng chúng tôi thường coi điểm lẫn nhau, và tôi biết những đứa quanh tôi không nói sai dù điểm tụi nó rất tệ (chỉ có 2-3 trên 10 điểm). Tôi không nghe đứa nào kiện cáo bạn mình nói sai điểm. Hình như sự trung thực tiềm tàng trong mỗi đứa nên không đứa nào nghĩ đến chuyện gian lận. Lúc bấy giờ, tôi cũng chẳng suy nghĩ gì về chuyện đó và coi nó bình thường, không có gì đáng nói. Nhưng sau này khi nghĩ lại, tôi thật cảm phục cách đối xử đó. 

Chúng tôi là những đứa bé lương thiện vì thầy đối xử chúng tôi như những người lương thiện.

2. Trong những năm trung học, chúng tôi luôn luôn được khuyến khích tự do phát huy sáng tạo:

Khi lên trung học, cái tinh thần tôn trọng học sinh và khuyến khích tự do tư tưởng đó vẫn tiếp tục, với một mức độ rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Tôi không nghĩ là Bộ Quốc Gia Giáo Dục đặt ra quy chế rõ rệt về chuyện đó, mà cái tinh thần đó đã tiềm tàng trong xã hội bấy giờ. Hoặc cũng có thể thầy cô hấp thụ tinh thần đó trong lúc học trường sư phạm, và áp dụng một cách tự phát trong lúc hành nghề.

Năm Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) là năm mới lạ với tôi, vì tôi có nhiều bạn và có nhiều thầy cô, mỗi người dạy một môn. Thông thường mỗi thầy cô dạy một kiểu, và ít khi giống nhau. Chúng tôi học hỏi những đề tài học vấn, nhưng nhiều khi cũng qua cách thức cư xử đạo đức và đường lối làm việc khoa học của các thầy cô. Chính những sắc thái khác biệt của các lối dạy đó tạo cho chúng tôi có khái niệm tự do. Ngoài ra, thầy cô lúc nào cũng trực tiếp và gián tiếp khuyến khích chúng tôi phát huy tinh thần tự do sáng tạo trong việc học hành. Vài thí dụ là thầy cô đều khuyến khích khi tôi có những sáng kiến hoặc làm những chuyện khác lạ không theo bài dạy, như vẽ biểu đồ cho dễ học cho các sự kiện lịch sử, dùng mẩu đối thoại là nhập đề trong bài luận văn, tìm tòi và cắt dán hình ảnh thú vật trong các tạp chí Tây phương cho môn vạn vật.

Ngay ở năm Đệ Thất, tôi đã được khuyến khích tự do sáng tạo, khiến tôi yêu tiếng Việt và quý sự tự do diễn tả ý tưởng, và tự do tìm tòi và nghiên cứu.

3. Những buổi thuyết trình trong lớp và toàn trường cho chúng tôi tự do tư tưởng và giúp phát huy khả năng tìm tòi, suy luận, và tinh thần cư xử trưởng thành:

Trong năm lớp Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ), trường phát động chương trình thuyết trình. Chương trình này nhằm giúp học sinh phát huy kh̉ả năng nghiên cứu, bình luận, lý luận, ăn nói trước công chúng, và quan trọng nhất là tạo cơ hội cho học sinh phát biểu ý kiến tự do. Tôi không rõ chương trình này chỉ áp dụng cho lớp Đệ Ngũ, hay chỉ xảy ra trong niên khóa đó, vì các năm kế tiếp không còn chương trình này nữa. Ngoài ra, tôi không rõ đây có phải là một chương trình đưa ra từ Bộ Quốc Gia Giáo Dục hay chỉ là sáng kiến của hội đồng giáo sư trường tôi. Bây giờ nghĩ lại, tôi thật không ngờ lúc bấy giờ, vào cuối thập niên 1960, nước VNCH lại có thể có một chương trình giáo dục đầy sáng tạo và cách mạng như vậy. 

Đại khái chương trình đó hoạt động như sau. Thỉnh thoảng, thầy cô cho học sinh tình nguyện làm "giáo sư," thuyết trình về đề tài mà giáo sư giảng dạy. Nếu có nhiều người tình nguyện thì thầy cô sẽ chọn một người, hoặc chia đề tài ra phân phối cho mỗi người một phần. Nếu không có ai tình nguyện, thì giáo sư sẽ giảng bài như thường lệ. Mỗi thuyết trình viên có một tuần để chuẩn bị. Anh ta phải tự tìm tòi, nghiên cứu về đề tài đó, tham khảo vị giáo sư đang dạy nếu cần. Anh thuyết trình viên phải nghiên cứu đề tài thật kỹ lưỡng và chuẩn bị cho mọi câu hỏi, "bồ tèo" hay "thù địch." Tới ngày thuyết trình, anh thuyết trình viên sẽ đứng trên bục giảng và giảng về đề tài. Sau bài giảng, học sinh trong lớp sẽ có dịp "quay" thuyết trình viên, hỏi đủ mọi câu hỏi về đề tài đó. Chương trình đó chỉ áp dụng cho vài môn mà phương pháp thuyết trình có hiệu quả. Tôi nhớ chắc chắn có hai môn là Việt văn và Vạn vật, và có khoảng cả chục lần thuyết trình như vậy.

Bạn sẽ tự hỏi làm sao mà một thằng nhóc 14-15 tuổi biết gì về văn chương, cách hành văn và ý nghĩa của các truyện, hoặc địa chất học và cấu trúc đá mà giảng bài về đề tài đó? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được sức mạnh của tự do và sáng tạo khi học sinh được cho phép tìm tòi nghiên cứu độc lập. Chính tôi cũng không hiểu tại sao các thuyết trình viên làm được chuyện đó. Không những thế, nhiều thuyết trình viên giảng bài còn hay hơn cả thầy cô. Học sinh thường chăm chú nghe bạn mình thuyết trình hơn là nghe lời thầy giảng. 

Phần hỏi đáp là phần cao đỉnh của buổi thuyết trình. Thông thường, khi thầy cô giảng bài, chúng tôi ít khi giơ tay hỏi. Nhưng khi bạn mình lên giảng bài thì chúng tôi được dịp "quay" thuyết trình viên túi bụi, y hệt như những tranh luận trong các diễn đàn trên Internet bây giờ. Cũng có lúc thuyết trình viên "bí" thì có các bạn "cứu bồ" hoặc thầy cô ra tay. Phần hỏi đáp, nhất là trong môn Việt văn, kéo dài hơn nửa tiếng, nhiều khi hết cả giờ, phải tiếp tục kỳ sau. Điểm độc đáo nhất là thầy cô thường đứng ngoài cuộc tranh cãi, và để chúng tôi tự do phát biểu ý kiến, và chỉ can thiệp khi các câu hỏi ra ngoài đề hoặc cuộc tranh cãi trở nên gay go, hoặc khi thuyết trình viên tự động "cầu cứu." Một điểm kỳ lạ nữa là chúng tôi thường "mày tao chi tớ" với nhau trong cuộc nói chuyện hàng ngày, nhưng trong cuộc hỏi đáp hoặc tranh cãi trong buổi thuyết trình, chúng tôi cư xử với nhau rất nhã nhặn và lịch sự. 

Tuy chương trình thuyết trình không còn tiếp tục trong lớp trong những năm sau, một chương trình thuyết trình đặc biệt được tổ chức ở phạm vi cao và rộng rãi hơn trong một niên khóa sau đó. Năm tôi học Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), khối Học Tập toàn trường tổ chức các buổi thuyết trình trên mọi đề tài, không nhất thiết dính líu đến đề tài học trong lớp, và bất cứ học sinh nào, từ các em Đệ Thất tới các anh Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ), cũng có thể tham dự là thuyết trình viên hoặc chỉ là người tham dự. Chúng tôi có một vị giáo sư hướng dẫn. Nhiệm vụ vị giáo sư hướng dẫn là duyệt xét nội dung đề tài và thời giờ và địa điểm của các buổi thuyết trình. Mọi đề tài nộp lên đều được chấp thuận. Các đề tài gồm có đề tài về triết lý, sử ký, khoa học, và xã hội. Thuyết trình viên có khoảng 20-30 phút nói về đề tài mình, vả sau đó là phần hỏi đáp và thảo luận. 

Điểm nổi bật của các buổi thuyết trình này là không hề có sự tham dự, kiểm soát hay giám thị của nhà trường. Nhà trường để chúng tôi tự do tổ chức, tự do chọn đề tài (với sự chấp thuận của vị giáo sư hướng dẫn), tự do chọn thuyết trình viên, tự do kêu gọi học sinh tham gia, tự do đi xin sách vở từ các tiệm sách để làm phần thưởng cho các thuyết trình viên. Chúng tôi có toàn quyền thảo luận và phát biểu ý kiến trong các buổi thuyết trình. Bạn nên nhớ lúc bấy giờ phong trào biểu tình của sinh viên học sinh chống chính phủ đang rầm rộ trên đường phố. Các dân biểu của phe đối lập đang hô hào xuống đường. Nhưng chính phủ không hề can thiệp vào các sinh hoạt học sinh trong trường. Nhà trường tin tưởng chúng tôi, thầy cô tin tưởng chúng tôi, và để chúng tôi tự do hội họp thuyết trình. Nhà trường đối xử chúng tôi như những người trưởng thành, và do đó chúng tôi cư xử như những người trưởng thành. Chúng tôi hành xử rất có trật tự và lịch sự mặc dù không có thầy cô giám thị hiện diện. Có những lúc tranh cãi gay go, nhưng chúng tôi vẫn lễ độ với nhau, và trao đổi ý kiến một cách nhã nhặn.

Những hoạt động thuyết trình trong lớp năm Đệ Ngũ và toàn trường năm Đệ Tam nhắm vào các đề tài học đường. Nhưng thu thập kiến thức học hành chỉ là một trong nhiều thành quả. Xung quanh thành quả học tập này là các thành quả phụ thuộc nhưng quan trọng trong việc hun đúc chúng tôi trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Các thành quả phụ thuộc này dựa vào một căn bản tối thượng: tự do. Chính cái tinh thần tự do tiềm tàng trong xã hội và học đường bấy giờ khiến chúng tôi phát huy sáng tạo, khả năng tìm tòi nghiên cứu và lý luận, và tinh thần nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Một hậu quả tinh tế nhưng sâu đậm của những hoạt động thuyết trình này là tạo cho chúng tôi niềm tự tin và lòng can đảm. Khi không bị kềm chế trong tư tưởng, con người thường biểu lộ những cái hay và tốt đẹp nhất. 

Chúng tôi được đối xử với đầy đủ mọi quyền con người, ngay từ lúc còn bé trong học đường, và được hưởng tự do hoàn toàn trong tư tưởng và sáng tạo. Cái tinh thần tự do đó là một trong nhiều khía cạnh nhân bản của nền giáo dục VNCH.

B. Các sinh hoạt học sinh biểu lộ tinh thần dân tộc và tự do dân chủ cao độ:

Sinh hoạt học sinh là những hoạt động do học sinh làm, có thể tự phát hoặc dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Ở tiểu học, theo như tôi nhớ, hầu như không có sinh hoạt học trò, ngoại trừ các buổi văn nghệ vào dịp phát phần thưởng cuối năm. Trên trung học, chúng tôi có nhiều sinh hoạt học sinh ngoài chuyện học, như làm việc xã hội, văn nghệ, báo chí. Những việc này được thực hiện qua ban đại diện học sinh trong lớp và toàn trường.

1. Tinh thần dân tộc và thương yêu đồng bào được thể hiện từ tiểu học đến trung học:

Năm lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), lễ ra trường và phát phần thưởng được tổ chức tại một cơ sở hành chánh địa phương. Cuộc trình diễn văn nghệ là phần sáng chói trong buổi lễ. Tôi nhớ rất rõ cuộc trình diễn đó vì đứa hàng xóm nằm trong toán diễn viên nên hắn ta tập dượt nghêu ngao hát cả ngày. Màn trình diễn là ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng" với bài hát "Hội Nghị Diên Hồng." Anh chàng diễn viên chính, đóng vai Trần Hoàng (Trần Thánh Tông), hát thật oai, "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển." Tôi còn nhớ đám nhóc mặc khăn đóng áo dài sặc sỡ và hóa trang là bô lão. Đứa hàng xóm nhà tôi đeo bộ râu đáng ghét. Đám nhóc xếp hàng đi ra sân khấu với gậy chống, đập đập xuống sàn sân khấu theo nhịp hát "Kìa vừng hồng, tràn lan trên đỉnh núi." Lúc bấy giờ, tôi không hiểu tại sao nhà trường chọn ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng" cho buổi lễ phát phần thưởng, nhưng cuộc trình diễn tạo một ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong tâm trí tôi, nhất là lúc đám nhóc bô lão la lớn "Quyế̉t chiến" khi diễn viên chính hỏi "Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?" và "Hy sinh" cho câu hỏi "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?"

Tinh thần dân tộc đã nảy mầm trong tâm trí tôi trong những năm tiểu học với hình ảnh Hai Bà Trưng và Hội Nghị Diên Hồng. 

Tinh thần dân tộc không những thể hiện qua những quý trọng lịch sử mà còn thể hiện qua mọi hình thức của tình thương yêu đồng bào. Như sẽ đươc̣ trình bày sau, ở trung học, học sinh có ban đại diện mỗi lớp và toàn trường. Đây không phải là những ban đại diện bù nhìn hoặc là công cụ của nhà trường, mà các đại diện học sinh thực sự hoạt động cho học sinh. Một trong những ban đại diện là ban xã hội. Ban này chuyên môn làm những chuyện xã hội, tình nguyện cho các công tác cộng đồng, tham gia các hoạt động từ thiện. Nhà trường chỉ cung cấp giáo sư hướng dẫn và các giúp đỡ hành chánh, như viết giấy giới thiệu hoặc xin phép. Một hoạt động xã hội hầu như xảy ra hàng năm là quyên tiền trợ giúp đồng bào lụt lội miền Trung. Các lớp tham gia tích cực đóng góp và có sự ganh đua trong việc thâu tiền. Các trưởng ban xã hội làm việc tích cực, hô hào anh em trong lớp đóng góp. Anh trưởng ban lớp tôi ăn nói rất hay và lớp tôi hầu như năm nào cũng đóng góp khá cao.

Năm Đệ Tam, có vụ Cam Bốt "cáp duồn" người Việt Nam sống tại Cam Bốt. Hàng trăm ngàn người Việt Nam phải rời Cam Bốt về Việt Nam sống trong các trại tị nạn. Khối xã hội toàn trường phát động phong trào giúp người tị nạn. Theo tôi biết, phong trào này do học sinh phát động và không do chỉ thị của nhà trường. Chúng tôi hưởng ứng tích cực và cả trăm học sinh đi tới các khu đất tị nạn và giúp dựng lều trại. Tôi nhớ tôi cuốc đấ̃t cả buổi đến độ đau nhức cả hai tay. Lúc ấy, khái niệm "bầu ơi thương lấy bí cùng" hình như không rõ rệt trong tâm trí chúng tôi vì chúng tôi coi chuyện đó là chuyện tự nhiên, như là chuyện người trong gia đình mình bị hoạn nạn và mình có bổn phận giúp đỡ mà không phải suy nghĩ đắn đo.

Suy tôn lãnh tụ là chuyện không xảy ra trong nền giáo dục VNCH. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, khi tôi còn học tiểu học, chương trình phát thanh thường phát thanh bài hát ca ngợi Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng chuyện đó không xảy ra trong học đường. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại càng không có chuyện suy tôn bất cứ một ai. Một cách kỳ lạ, tuy Hoa Kỳ giúp đỡ miền Nam Việt Nam rất nhiều, chúng tôi không hề có bài học hoặc lời lẽ ca ngợi Hoa Kỳ, hoặc học hỏi về kinh tế tư bản trong học đường, ngoại trừ những sự kiện có thật về sử ký địa lý thế giới. Chúng tôi học về Hoa Kỳ như học về các quốc gia khác trên thế giới.

2. Tinh thần tự do dân chủ thể hiện qua các cuộc bầu cử ban đại diện học sinh và các hoạt động của ban đại diện:

Sinh hoạt học sinh khởi sự bằng cuộc bầu cử ban đại diện. Mỗi lớp có trưởng lớp, phó trưởng lớp, và các trưởng ban. Toàn trường có Tổng thư ký, phó tổng thư ký, và các trưởng khối tương ứng với các trưởng ban. Chúng tôi rất khoái bầu cử vì không phải học trong lúc bầu cử và anh em có dịp cãi cọ tranh luận.

Thông thường, các ban trong mỗi lớp gồm có: học tập, kỷ luật, xã hội, văn nghệ khánh tiết, và báo chí. Trong lớp tôi, các cuộc bầu cử trong mọi niên khóa xảy ra dựa hoàn toàn trên căn bản dân chủ. Ai cũng có thể ứng cử và ai cũng có thể đề cứ bất cứ người nào. Ai được nhiều phiếu nhất là thắng, bất kể anh ta thuộc thành phần gì. Thực ra, đa số kết quả không ngạc nhiên lắm và những ai đắc cử xứng đáng với chức vụ mình. Năm Đệ Thất, vì mới lạ nên chúng tôi không biết ai vào ai. Có anh chàng bự con nhất ra ứng cử trưởng lớp và được đắc cử. Té ra anh chàng này chẳng làm gì nên chuyện, nên gần cuối năm chúng tôi đòi bầu lại (re-call) và bầu một trưởng lớp khác xứng đáng hơn. Năm Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ), có chuyện tức cười là anh chàng phá phách nhất lớp lại được bầu làm trưởng ban kỷ luật. Thầy cô bực lắm, nhưng chẳng biết làm sao, vì đó là ý "dân." 

Ly kỳ nhất là cuộc bầu cử ban đại diện toàn trường, nhất là cho chức Tổng thư ký và phó Tổng thư ký. Tới ngày bầu cử, các "cử tri" (trưởng lớp và phó trưởng lớp) và các ứng cử viên tụ họp trong một lớp học trống. Thầy cô hướng dẫn thường hiện diện để giám sát cuộc bầu cử. Mỗi liên danh có độ 10-15 phút nói về lý do ứng cử và những hoạt động hoặc chương trình họ muốn thực hiện cho học sinh. Sau đó là cuộc bỏ phiếu kín. Kết quả được công bố ngay sau đó. Hình thức bầu cử này cũng áp dụng cho các trưởng khối. Tôi thấy ai có tài ăn nói và có những kế hoạch hoặc chương trình thực tế là đắc cử. 

Bạn sẽ thắc mắc có lợi gì làm Tổng thư ký, trưởng khối, trưởng lớp hoặc trưởng ban. Trên thực tế, chẳng có lợi lộc gì cả, nếu không muốn nói là mất thì giờ. Nhưng chúng tôi rất thích những hoạt động đó vì những hoạt động đó giúp chúng tôi đóng góp vào sinh hoạt học đường ngoài việc học hành. Cũng có một chút lợi nhỏ là chúng tôi có dịp tiếp xúc với xã hội bên ngoài như các công tác từ thiện, giao tiếp thư viện nhà sách, nhà in trong việc làm báo. Ngoài ra, các trưởng lớp và trưởng ban thỉnh thoảng được phép ra khỏi lớp để đi họp, và cũng là dịp xả hơi như là một hình thức "cúp cua" hợp pháp.

Có lẽ một trong những lợi lộc lớn nhất là các đại diện trường có dịp tiếp xúc với các đại diện trường bạn, nhất là các trường nữ. Một hoạt động rầm rộ trong năm là làm báo Xuân, và mang báo đi bán ở các trường bạn. Mỗi năm, vào dịp Tết, chúng tôi tích cực làm việc cho ra giai phẩm Xuân cho trường. Đây l̀à lúc các trưởng ban báo chí bận rộn nhất. Họ hô hào cổ võ học sinh viết bài, đọc bài, và lựa bài cho đăng vào giai phẩm. Chúng tôi có khá nhiều tự do trong việc làm giai phẩm Xuân. Chúng tôi tự do chọn bài, vẽ minh họa, trang trí tờ bìa. Giáo sư hướng dẫn thường duyệt xét bản thảo cuối cùng, và thường là chấp thuận. Ngoài chuyện mang báo đến các trường bạn, ban đại diện trường còn phải tiếp đón trả lễ khi các đại diện trường bạn đến. Đó là dịp chúng tôi tiếp xúc và làm quen các nữ sinh trường bạn. 

Các hoạt động học sinh và ban đại diện cho chúng tôi cơ hội hiểu biết và thực hiện thể chế tự do dân chủ. Nền giáo dục VNCH đào tạo những công dân yêu chuộng tự do dân chủ qua những hoạt động học đường và bầu cử ban đại diện học sinh.

C. Liên hệ giữa thầy cô và học sinh dựa vào căn bản đạo đức và không hề có những vụ tai tiếng:

Trong suốt thời gian sống dưới thời VNCH, tôi không hề nghe hoặc đọc về một vụ tai tiếng nào trong ngành giáo dục, liên hệ đến thầy cô, tiểu học hay trung học. Theo trí nhớ tôi, tôi không hề biết đến tai tiếng tình dục, sách nhiễu hoặc gây khó dễ, đánh nhau, tranh giành, hối lộ, đút lót, gian lận thi cử, yếu kém khả năng, hoặc bất cứ chuyện gì vi phạm đến đạo đức, luân lý, hoặc thuần phong mỹ tục. Vì là trường nam, chuyện sách nhiễu tình dục đương nhiên không xảy ra. Cùng lắm là có vài anh chàng "thầm yêu trộm nhớ" cô giáo trẻ đẹp nào đó. Tôi không rõ các trường nữ thế nào, chắc cũng có những mối tình câm như vậy, nhưng tuyệt nhiên tôi không hề biết hoặc nghe đến một vụ sách nhiễu tình dục nào.

Ngay từ tiểu học, chúng tôi đã phải học công dân giáo dục, dạy cách cư xử ăn nói và những giá trị đạo đức. Những bài học thường có những câu chuyện giải thích thêm về ý nghĩa trừu tượng trong bài học. Trên tường có treo bảng "Tiên học lễ, hậu học văn" là lời nhắc nhở chúng tôi hàng ngày, và chúng tôi coi đó là châm ngôn. Trên trung học, lớp công dân giáo dục tiếp tục cho tới hết trung học đệ nhất cấp. Chương trình học bao gồm những đề tài về đạo đức luân lý, và nghĩa vụ người công dân với xã hội, quốc gia, và tổ quốc. 

Phụ huynh tham dự rất ít trong việc giao du với thầy cô, có lẽ vì tránh né những "áp lực" không thích hợp hoặc vì không cần thiết vì ít khi có những chuyện phải cần đến phụ huynh dính líu. Theo tôi biết, lương lậu thầy cô không cao lắm và chỉ đủ sống. Trong suốt hơn mười năm mài đũng quần ở tiểu học và trung học trong thời VNCH, tôi chưa hề nghe thầy cô nào than vãn về cuộc sống hoặc lương lậu. Nhưng tôi biết đa số thầy cô có cuộc sống đạm bạc qua nhà cửa, quần áo họ mặc và xe cộ họ đi. Đa số thầy cô ăn mặc đơn giản nhưng đứng đắn. Các thầy thường mặc áo sơ mi và quần tây. Có vài người thỉnh thoảng thắt cà vạt hoặc mặc áo vét. Các cô luôn luôn mặc áo dài. Màu sắc áo dài thường một màu. Thỉnh thoảng có cô xinh đẹp mặc áo có chút thêu màu sặc sỡ, nhưng cũng chỉ có một vài lần "chơi nổi" rồi sau đó cũng mặc áo màu sắc nhàm chán. Đa số thầy cô đi xe đạp, xe solex, xe Honda dame, Honda 90. Có vài người đi xe buýt hoặc xích lô. Trong suốt trung học, chỉ có một hai thầy lái xe hơi đi dạy. 

Có vài thầy cô mở lớp dạy kèm học sinh, nhưng luôn luôn là trong dịp hè, và học phí phải chăng. Các thầy cô đó thường không dạy khóa sau, nên không có chuyện học sinh bị áp lực đi học để được nâng đỡ sau này. Một trong những lý do các thầy cô không mở lớp dạy kèm học sinh trong lớp là có những trường tư dạy hè, hoặc nhiều sinh viên học sinh nhận dạy kèm tư gia. Tôi cũng đã từng dạy kèm tư gia cho các em học sinh để phụ thêm vào chi phí gia đình. Có thầy mở lớp dạy kèm, nhưng nhận đủ mọi học sinh khắp nơi chứ không phải chỉ dành cho học sinh trong lớp hoặc trong trường. Những lớp dạy kèm này thường đông nghẹt học trò, nhất là các lớp Toán Lý Hóa luyện thi Tú Tài I và II. 

Chuyện biếu xén, quà cáp, phong bì cho thầy cô hoàn toàn không có, cho dù là cuối năm hoặc vào các dịp lễ như Tết Nguyên Đán. Nên nhớ dưới thời VNCH, tệ trạng tham nhũng cũng có nhiều, nhưng phần lớn là trong quân đội. Ngành giáo dục như thể được cô lập tách ra chuyện tham nhũng. Tôi nghĩ chắc cũng có những vụ gửi gấm con em, nhưng thường chỉ giới hạn vào chuyện nhập học hoặc chuyển trường, và số đó rất ít. Theo tôi nghĩ, có hai lý do. Thứ nhất, thầy cô thời VNCH có tinh thần đạo đức cao và có lòng tự trọng. Họ không bao giờ làm những chuyện đi ngược lại đạo đức và phẩm cách nhà giáo. Thứ nhì, chuyện đút lót cũng không cần thiết hoặc vô ích, vì thầy cô cũng chẳng làm được gì cả cho dù có muốn nhận hối lộ. Lý do đơn giản là tinh thần tự do dân chủ tiềm tàng trong xã hội và học đường tự động vô hiệu hóa các vụ đút lót. Không cách chi một học sinh kém cỏi mà được điểm cao, vì có sự ganh đua giữa học sinh và tính chất trong suốt của cơ chế học tập. Ngay cả con cái của hiệu trưởng, giám học, giám thị, giáo sư cũng phải học chết bỏ như mọi học sinh khác, và thầy cô cũng chẳng ai thiên vị con cái những người này.

Hầu hết học trò rất kính trọng thầy cô và thầy cô cũng thương yêu và quý mến học trò. Thầy trò thường đối xử với nhau thân mật và xuề xòa. Tuy có vài thầy cô nghiêm khắc, chúng tôi không hề có thái độ hỗn láo hoặc coi thường thầy cô. Thỉnh thoảng có giám thị "hắc ám" thì chúng tôi thường trêu chọc, chứ cũng ít khi gây gỗ. Tình nghĩa thầy trò thường rất thắm thiết và thân mật, nhất là ngoài giờ học. Tôi chỉ còn nhớ vài câu chuyện điển hình. Năm Đệ Lục (lớp 7 bây giờ) có hôm cô giáo dạy Pháp văn bị ốm và có giáo sư dạy thế. Sau giờ học, chúng tôi tự động hùn tiền mua quà và đến nhà thăm cô giáo. Cô đang nằm liệt giường, nhưng cũng ráng ngồi dậy cám ơn chúng tôi, một lũ vây quanh nhà cô. Năm Đệ Tam, thầy dạy Anh văn, sinh ngữ phụ, mới cưới vợ, nên nghỉ vài ngày. Thế là chúng tôi kéo nhau một đám đến nhà thầy sau giờ học tới chúc mừng. Gặp lúc thầy và cô vợ mới cưới đang đi ra ngoài chắc sắp đi chơi đâu. Thấy một đám học trò tới, thầy ngạc nhiên, nhưng cười thích thú và giới thiệu cô vợ mới thiệt đẹp, và mời chúng tôi vào nhà. 

Chỉ có một trường hợp là năm tôi học Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ), có vị giáo sư dạy Toán rất nghiêm khắc, và hay la mắng học sinh. Tuy nhiên, thầy rất tôn trọng những học sinh giỏi. Thầy dạy rất hay, giảng bài mạch lạc rõ rệt, cho nhiều thí dụ cụ thể. Ông dạy chúng tôi lý luận vững chắc, lúc nào cũng phải viết ra tiền đề, trình bày các bước chứng minh mạch lạc để đưa đến kết luận. Thầy không kiên nhẫn với lối chứng minh không đầu không đuôi. Đứa nào mà nói nhăng nói cuội là bị lườm. Đứa nào mà "dốt hay nói chữ" là bị quạt ngay. Ông la mắng khá nặng nề, nhưng đích đáng.

Nói đến cuộc sống học trò mà không nói đến những phá phách, nhất là lũ học trò con trai, là cả một sự thiếu sót trầm trọng. Câu "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" được thể hiện liên tục trong suốt hơn mười năm. Tôi không thể kể hết những vụ phá phách nghịch ngợm. Một cách tổng quát, những vụ phá phách thường vô hại, và chỉ phản ảnh bản chất nghịch ngợm của học trò, như là những lúc xả hơi cho bớt căng thẳng. Đa số những vụ phá phách nhắm vào bạn bè, rất ít khi nhắm vào thầy cô. Nếu có thì cũng chỉ là những nghịch ngợm trong giờ học như ca hát nhảm nhí, giấu khăn lau bảng, kê lại bàn ghế, phóng máy bay giấy trong lúc thầy giảng bài, hoặc nói chọc ghẹo các cô giáo trẻ xinh đẹp. Thỉnh thoảng nạn nhân chúng tôi là các giám thị, nhưng thường thì cũng không có gì tai hại lắm, chỉ làm họ bị quê một cục trước mặt học sinh.

D. Kết Luận:

Tôi sinh trưởng và sống trong thời VNCH trong suốt tuổi niên thiếu cho tới ngày tôi rời Việt Nam năm 1975. Trong khoảng thời gian này, tôi không có ý thức rõ rệt về bản chất nhân bản, khoa học, và dân tộc của nền giáo dục VNCH nhưng tôi biết tôi hấp thụ một nền giáo dục tôn trọng con người, đề cao đạo đức, tinh thần dân tộc và đồng bào, khuyến khích sáng tạo, tự do, và dân chủ. 

Cho đến giờ, khi nghĩ lại, tôi kinh ngạc về những khía cạnh tốt đẹp ấy của thời VNCH. Với nền giáo dục VNCH đó, quốc gia Việt Nam đã có thể hiện nay trở thành một siêu cường trên thế giới với một xã hội đạo đức, trật tự, và nhân bản.



_________________________________________

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A. 

2. Huỳnh Minh Tú. 2013. Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến. 1-12-2013. http://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/ (truy cập 22-1-2015).

3. Wikisource. 2012. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Thay đổi chót: 26-4-2012. http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1967 (truy cập 22-1-2015).

© 2015 Cao-Đắc Tuấn

***************** 

Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ lòng yêu nước

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 tuy ngắn ngủi nhưng là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt và ngày nay trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của người Việt. Để thấy rõ các điểm nầy, xin đặt lại trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vừa qua.

Tính chất cuộc chiến Việt Nam 
Về cuộc chiến 1946-1954, Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tuyên truyền rằng đó là cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy. Nguyên khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội do mặt trận Việt Minh (VM) và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra ba lời thề, trong đó lời thề thứ ba là sẽ chống Pháp đến cùng nếu Pháp trở lui nước ta. Tuy nhiên khi Pháp trở lui, sợ Pháp lật đổ, mất quyền lãnh đạo, đồng thời để rảnh tay tiêu diệt các thanh phần đối lập, HCM không chống Pháp như lời thề ngày 2-9, mà thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, đặt Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, nghĩa là hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương. Chẳng những thế, để được chắc chắn yên thân hơn, HCM còn qua Paris, xin ký với Pháp Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946. Hiệp ước nầy để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chánh, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Như thế, rõ ràng, HCM cùng mặt trận VM và đảng CSĐD phản bội có hệ thống lời thề chống Pháp trước dân chúng ngày 2-9-1945. Khi quân đội Pháp đến Hà Nội khá đông, xảy ra những cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VM. Pháp yêu cầu VM phải để cho quân đội Pháp kiểm soát an ninh ở Hà Nội. Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh thì lãnh đạo đảng CSĐD và chính phủ VM đang ở Hà Nội, hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Lo sợ bị bắt giữ, nhưng cũng không còn thương thuyết được với Pháp, HCM bí mật họp Trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và 19-2-1946, để tham khảo ý kiến. Không hỏi ý kiến Quốc hội (đại diện toàn dân) hay Ban Thường vụ Quốc hội, dù Ban Thường vụ Quốc hội luôn luôn có mặt ở Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD quyết định tuyên chiến với Pháp, để có lý do chính đáng bỏ trốn khỏi Hà Nội. Cũng không tham khảo Quốc hội, Trung ương đảng CSĐD còn thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai toàn dân. Lúc đó, dân Việt chưa biết nhiều về HCM và đảng CSĐD. Dân Việt vốn có lòng yêu nước và có tinh thần chống ngoại xâm, nên khi nghe lời kêu gọi kháng chiến, liền đứng lên đáp lời sông núi mà không biết là đã bị HCM và đảng CSĐD lừa phỉnh, lợi dụng. Nhiều người tản cư vì tránh chiến tranh chứ không phải theo CS, vì chẳng bao lâu sau đó, họ hồi cư về thành rất đông. Như thế, cuộc chiến bùng nổ tối 19-12-1946 là cuộc chiến do đảng CSĐD gây ra, vì quyền lợi sống còn của đảng CS, giữa đảng CSĐD với Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam với Pháp. Nếu kháng chiến chống Pháp vì lòng yêu nước, thì phải giữ lời thề chống Pháp ngay khi Pháp mới trở lại Việt Nam, chứ không thương thuyết, ký thỏa ước với Pháp, rồi khi đảng CSĐD bị đe dọa, mới chống Pháp. Trong khi đó, đảng CSĐD tiếp tục cuộc tiêu diệt những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản, từ thành phố đến nông thôn. Tại thành phố, những nhân vật nổi tiếng bị VM giết đã nhiều. Tại nông thôn, trong mỗi làng, VM thủ tiêu ít nhất từ 5 đến 10 người, thì trên toàn quốc Việt Nam, tổng cộng số người bị VM giết có thể lên đến vài trăm ngàn người. Không thể ngồi chờ để bị giết, vì bản năng sinh tồn, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp chống CS, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) năm 1949. Từ năm 1949, chiến tranh giữa VMCS với Pháp trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa người cộng sản với người quốc gia, kéo dài đến năm 1954 mới chấm dứt bằng hiệp định Genève (20-7-1954), chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17: VNDCCH ở phía bắc, còn gọi là Bắc Việt Nam (BVN) và QGVN ở phía nam, còn gọi là Nam Việt Nam (NVN). Rõ ràng cuộc chiến nầy không phải là cuộc chiến chống ngoại xâm. Cuộc chiến thứ hai 1960-1975 cũng do đảng CSĐD, dưới tên mới là đảng Lao Động (LĐ), cố tình gây hấn nhằm thôn tính NVN và bành trướng chủ nghĩa CS. Nguyên hiệp định Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, không đưa ra giải pháp chính trị. Giải pháp chính trị được nói đến tại điều 7 bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, theo đó cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956. Tuy nhiên, bản tuyên bố nầy chỉ được hội nghị thông qua bằng miệng, chứ không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào cả, nghĩa là bản tuyên bố chỉ có tính cách gợi ý, chứ không có tính cách cưỡng hành, không bắt buộc thi hành. Sau hiệp định Genève, VNDCCH hay BVN cài người, giấu súng ở lại miền Nam, vi phạm hiệp định Genève, nhưng BVN lại lấy cớ VNCH hay NVN không chấp nhận tổng tuyển cử, không tôn trọng hiệp định Genève, phát động chiến tranh lần nữa, xâm lăng NVN vào cuối 1960. Lần nầy, núp dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, Lê Duẫn, thư ký thứ nhứt đảng LĐ tức đảng CSĐD, xác định mục tiêu chiến tranh là đánh cho TC, đánh cho Liên Xô. Câu nói của Lê Duẫn khái quát hết sức đầy đủ mục đích chiến tranh của BVN, làm tay sai cho LX, TC, và làm nhiệm vụ quốc tế CS. Như thế, cả hai cuộc chiến 1946-1954 và 1960-1975 đều không chống ngoại xâm, mà chỉ do CS cố tình gây ra nội chiến để bảo vệ quyền lực và mở rộng quyền lực, bành trướng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Có thể nói cả hai cuộc chiến đều là hai cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, còn tệ hại hơn cuộc nội chiến thời Nam Bắc phân tranh vào thế kỷ 17, vì CSVN lồng chủ nghĩa Mác xít vào cuộc nội chiến, tiêu diệt văn hóa dân tộc, làm tổn hại và tê liệt đất nước.

Trận chiến chống ngoại xâm 
Đảng CSĐD rồi đảng LĐ thành công trong chiến tranh từ 1946 đến 1975 là nhờ viện trợ lớn lao của khối quốc tế cộng sản (QTCS), trong đó quan trọng là TC. Ngay từ đầu, TC viện trợ cho CSVN một cách hào phóng không phải vì nghĩa vụ QTCS, mà vì hậu ý thâm hiểm, điển hình là tuyên cáo về lãnh hải của TC ngày 4-9-1958, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, trong khi thực tế hai quần đảo nầy thuộc Việt Nam từ lâu đời và theo hiệp định Genève, thuộc NVN vì ở phía nam vĩ tuyến 17. Để đáp lại, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng (PVĐ) đưa ra công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận bản tuyên cáo đó, nghĩa là thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TC, nhắm hai mục đích: 1) Trả nợ cũ thời chiến tranh 1946-1954. 2) Chuẩn bị vay nợ mới để tiến đánh VNCH hay NVN. Thật vậy, tháng 10-1959, PVĐ qua Bắc Kinh cầu viện TC. Tháng 11-1959, TC đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu cần thiết của BVN. Tháng 5-1960, lãnh đạo BVN và TC họp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN (1). Sửa soạn xong xuôi, BVN triệu tập Đại hội III đảng LĐ tháng 9-1960, quyết định tấn công NVN. Các lãnh tụ TC không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng bành trướng xuống ĐNÁ. Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa không thắng được quân đội Đại Việt trên đường bộ, nên lần nầy TC nghĩ đến chiến lược khác, nhìn ra Biển Đông để tìm đường xuống ĐNA. Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951, TC nhờ Liên Xô đưa ra đòi hỏi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC, nhưng bị bác bỏ. Trong khi đó, chính phủ QGVN lên tiếng xác nhận chủ quyền hai quần đảo nầy là của QGVN, thì không bị hội nghị phản đối. Sau đó, năm 1958 Mao Trạch Đông tuyên bố rằng: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (“Now the Pacific Ocean is not peaceful. It can only be peaceful when we take it over.”) (2). Trong cuộc họp với đại diện đảng LĐVN năm 1963, MTĐ nói: “Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.” Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, MTĐ tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được ĐNÁ, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore...” (3)  Thời cơ thuận tiện cho TC hành động khi Hoa Kỳ (HK) mở cửa cho TC vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1971, bắt tay với TC năm 1972, ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam cuối năm nầy và cắt giảm viện trợ cho VNCH. Nhân vào đầu năm 1974, VNCH bận rộn chống đỡ những cuộc tấn công mạnh mẽ của CSVN sau hiệp định Paris (27-1-1973), TC đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH trên Biển Đông ngày 19-1-1974. Tuy biết lực lượng không cân sức, nhưng Hải quân VNCH vẫn cương quyết bảo vệ Hoàng Sa. Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội xông pha chống ngoại xâm và hy sinh trên chiến trường. Trận Hoàng Sa chứng tỏ rõ ràng VNCH không phải là tay sai của HK. Dù HK bỏ rơi VNCH và bắt tay với TC, quân đội VNCH vẫn cương quyết chống TC, bảo vệ quê hương. Trận chiến Hoàng Sa chứng tỏ lòng yêu nước của quân lực VNCH, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ cho đất nước. Sau trận Hoàng Sa, VNDCCH hay BVN không phản đối TC. Tuy không có mặt trong trận Hoàng Sa, nhưng BVN là kẻ dẫn đường cho TC đến Hoàng Sa vì công hàm PVĐ ngày 14-9-1958 đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC. Hơn nữa, chẳng những BVN vay nợ TC, mà tháng 6-1965 BVN còn nhờ TC gởi qua BVN 320,000 quân để bảo vệ các tỉnh thành phía bắc trong khi quân đội CSVN kéo xuống phía nam (4).  Thật là ngu xuẩn khi nhờ cậy một tên ăn cướp giữ nhà, mà tên ăn cướp nầy vốn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, đã nhiều lần cướp phá nước ta. Đây là lần đầu tiên TC chiếm được hải đảo của Việt Nam, đột phá xuống Biển Đông, nhằm kiếm đường tiến xuống Đông Nam Á (ĐNA). Đặt trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến 1946-1975, mới thấy rõ trận Hoàng Sa là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt, do VNCH cương quyết chống TC xâm lăng.

Biểu tượng hội tụ lòng yêu nước 
Trước đây, chế độ CS kiểm soát chặt chẽ truyền thông, bưng bít tin tức, tuyên truyền và tố cáo VNCH là ngụy quân, ngụy quyền, làm “tay sai đế quốc Mỹ”, còn Mỹ là “đế quốc xâm lược”. Chế độ CS cũng che giấu công hàm PVĐ và trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Dân chúng dưới chế độ CS trước 1975 hoàn toàn không biết tin tức ngoài thông tin CS. Trong những năm gần đây, TC đe dọa Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa rộ lên trở lại. Nhờ truyền thông điện tử (Internet) phát triển rộng rãi, dân chúng mới biết được sự thật lịch sử. Từ đó dân chúng trong nước nhận ra các điều quan trọng làm thay đổi nhận thức của dân chúng: 1) Chế độ VNCH và quân lực VNCH không tấn công BVN, mà chỉ ở thế tự vệ, chiến đấu chống cuộc xâm lăng của BVN, bảo vệ quê hương, tự do, độc lập cho chính mình, chiến đấu chống TC chống ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa, không làm tay sai cho bất cứ ngoại bang nào. VNCH và quân lực VNCH rõ ràng là một chế độ chính nghĩa và một quân lực chính nghĩa. 2) Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng Hoa Kỳ (HK) là “đế quốc xâm lược”, nên CSVN mở cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Ngày nay dân Việt nhận biết rằng HK không phải là đế quốc xâm lược. Hoa Kỳ không xâm lăng nước nào, mà còn giúp nhiều nước sau thế chiến thứ hai như Đức, Nhật Bản, Triều Tiên phục hưng kinh tế. Hoa Kỳ đến NVN để giúp NVN xây dựng và phát triển sau 1954. Khi BVN tấn công NVN năm 1960, thì 5 năm sau, HK mới đem quân vào NVN năm 1965, giúp NVN tự vệ chống BVN tràn xuống NVN, chứ HK không xâm lăng NVN và cũng không xâm lăng BVN. Hoa Kỳ dùng máy bay tấn công BVN chỉ nhằm mục đích chận đứng cuộc xâm lăng của BVN vào NVN. 3) Chế độ CSVN định nghĩa rằng “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Gần đây, ngày 29-12-2014, tổng bí thư đảng CSVN nói tại Đại hội 7 Hội Liên Hiệp Thanh Niên tại Hà Nội rằng thanh niên “có “tâm” là có lòng yêu nước, yêu chế độ”. Tuy nhiên, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay ở trong nước, về đối nội thì độc tài đảng trị, áp bức và tham nhũng; về đối ngoại thì làm tay sai cho TC, càng ngày càng làm mất đất, mất đảo, mất biển. Như thế yêu XHCN, yêu chế độ CS chỉ là tiếp tục bị cảnh độc tài, áp bức, tham nhũng, dân oan và chế độ XHCN tiếp tục bán nước chứ không phải là yêu nước. Nói cách khác, yêu XHCN là phản quốc chứ không yêu nước. 4) CSVN tuyên truyền rằng TC là một nước XHCN anh em. Đã là anh em XHCN với nhau, sao TC lại ức hiếp nhau, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của nhau? Như vậy, TC không thân hữu như lời CSVN tuyên truyền, mà TC lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược truyền kiếp như vua chúa Trung Hoa ngày xưa. Ngày nay, nhờ Internet, tầm nhìn của dân chúng trong nước mở rộng và hiểu rõ các điểm trên đây, hiểu rõ tình hình chính trị. Từ đó đồng bào hết sức ca tụng lý tưởng tự do dân chủ và độc lập của VNCH, ca tụng quân đội VNCH, ca tụng trận chiến Hoàng Sa chống TC xâm lược. Các bloggers và Facebooker diễn tả hết sức sống động tâm tình của dân chúng. Ví dụ sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi! Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (5). Một nhà tranh đấu trẻ tuổi khác thì đề cao chính nghĩa quân đội VNCH, và đi đến kết luận: “Tôi gọi họ là những anh hùng.” (6). Tương tự như thế, một người dân Hà Nội viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa / Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ / Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” (7). Còn rất nhiều ví dụ mà chúng ta không thể trưng dẫn hết ở đây. Vì vậy, có thể nói trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 chống ngoại xâm trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của toàn thể người Việt ngày nay. Qua thế kỷ 21, khuynh hướng chung trên thế giới khuyến khích những cuộc tranh đấu bất bạo động hơn là việc sử dụng bạo lực. Người Việt Hải ngoại chúng ta hãy tích cực yểm trợ tinh thần cũng như yểm trợ vật chất tất cả những cuộc tranh đấu bất bạo động của dân chúng trong nước, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, nhằm đi đến giải thế chế độ CSVN.

Thử nhìn về tương lai 
Thế là TC đã chiếm được Hoàng Sa. Là người Việt Nam, ai cũng muốn giành lại lãnh thổ đã mất. Trong hiện tình đất nước, giành lại Hoàng Sa thật là khó khăn vì phải qua hai cửa ải, hai giai đoạn. Thứ nhứt là CHXHCNVN. Về pháp lý, tuy nắm được đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng CHXHCNVN không dám kiện TC ra Tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa. Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ dám tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Sau đó, ngày 11-12-2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ra tuyên bố đề nghị Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) Liên Hiệp Quốc tại La Haye (Hòa Lan) quan tâm đến các quyền lợi và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông. Hành động nầy được nhà bình luận người Úc Carlyle Thayer gọi là CHXHCNVN “lách bằng cửa sau” vào vụ kiện giữa Phi Luật Tân và TC. (RFI 12-12-2014). Trong khi đó, CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống TC, trấn áp tinh thần yêu nước của dân chúng. Vì vậy nếu còn CSVN thì không bao giờ có thể đòi lại Hoàng Sa mà phải dứt khoát chấm dứt chế độ CSVN, mới thoát ra khỏi những cam kết ngầm của HCM khi cầu viện TC năm 1950, hủy bỏ công hàm PVĐ ngày 14-9-1958, chấm dứt mật ước Thành Đô của tập đoàn Nguyễn Văn Linh năm 1990, chấm dứt cảnh lệ thuộc TC, mới có thể chống TC và kiện TC ra tòa án quốc tế. Hiện nay ở trong nước, dân chúng đang truyền nhau câu đồng dao: "Con ơi nhớ lấy lời cha, / Hễ còn cộng sản, Hoàng Sa còn Tàu." Thứ hai là TC. Hiện nay, TC mới trỗi dậy và rất hưng thịnh. Tuy nhiên trong sự hưng thịnh hiện nay, về đối nội TC cũng gặp bất ổn vì dân chúng trong nước ngấm ngầm tranh đấu chống độc tài, và vì các sắc dân chung quanh bị TC sáp nhập như Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng luôn luôn tìm cách nổi lên đòi độc lập. Về đối ngoại, chính vì đang hưng thịnh, quá tự tin, TC càng ngày càng hung hăng trên Biển Đông, chẳng những khiêu khích đe dọa các nước láng giềng, mà vào tháng 5-2009, TC gởi cho tổng thư ký LHQ một công hàm yêu cầu chuyển cho tất cả hội viên LHQ, rằng TC có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hải đảo trên Biển Đông và các vùng biển liền kề, kèm theo bản đồ 9 khúc do TC thực hiện, nối liền các hải đảo mà TC tự cho là của TC trên Biển Đông. (Sách báo thường gọi đường 9 khúc là đường chữ U hay Lưỡi bò.) Năm 2011, TC gởi cho LHQ một công hàm nữa, cũng gần giống công hàm trước, yêu cầu thông báo cho toàn thể hội viên LHQ. Hành động nầy đi ngược lại quyền lợi chung trên thế giới do luật quốc tế về biển quy định. Chẳng những Nhật Bản ở Đông bắc Á, các nước ĐNÁ mà cả HK cũng không chấp nhận đường chữ U do TC vẽ ra. Ngày 4-12-2014, Hạ viện HK thông qua với đa số tuyệt đối 100% nghị quyết H.RES.744, nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp hòa bình trên nền tảng luật pháp quốc tế trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, hải đảo trên Biển Đông. Hôm sau, ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao HK đưa ra Bản nhận định dài 24 trang về yêu sách đường chữ U của TC. Câu kết luận cuối cùng của bản nhận định như sau: “...đòi hỏi về đường gạch nối [đường lưỡi bò, chữ U, 9 khúc] không phù hợp với luật quốc tế về biển.” (Nguyên văn: “...its dashed-line claim does not accord with the international law of the sea.”) Ngày 23-12-2014, khi trả lời thỉnh nguyện thư ngày 13-5-2014 của 139.554 chữ ký, Tòa bạch ốc khẳng định: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, trong đó bao gồm tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp diễn ra thuận lợi… Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, đến các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc". (8)  Hiện nay, tuy trỗi dậy và hung hăng, TC không đồng minh với ai cả, tự cô lập. Nếu có một biến cố xảy ta ở nội địa TC, hoặc nếu có một cuộc tranh chấp kinh tế, hay một biến cố ngoại giao bất ngờ bùng nổ, các nước liên minh áp lực TC bằng những biện pháp kinh tế như hiện áp lực Nga, thì TC có thể sẽ khốn đốn và có thể sẽ đổ vỡ thành nhiều mảnh như Liên Xô trước đây. Khi đó, Việt Nam mới có thể lợi dụng thời cơ, chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa.

Kết luận
Do hoàn cảnh chính trị thế giới, VNCH tạm thời thất bại năm 1975, nhưng chính nghĩa dân tộc, lý tưởng tự do dân chủ của VNCH là chân lý vĩnh hằng, và là ước mơ của toàn dân Việt Nam. Chế độ CSVN càng khiếp nhược trước TC, dân chúng Việt Nam càng thương tiếc những chiến sĩ Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa là niềm tự hào dân tộc và là biểu tượng hội tụ lòng yêu nước, dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đoàn kết tranh đấu giải thể chế độ CS, mới có thể đòi lại đất đai, quần đảo đã mất vào tay TC. Trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 giữ một vị trí lịch sử vô cùng quan trọng trong công cuộc vận động phục hưng đất nước. Xin thành kính tri ân sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hoàng Sa.

##############

Nguyễn Đình Thắng: Lời Kêu Gọi Thiết Tha Gửi Các Tổ Chức Cộng Đồng

Người Việt ở hải ngoại, đặc biệt ở Hoa Kỳ, có tiềm năng đóng góp nhiều cho sự thay đổi đất nước nếu chúng ta làm đúng việc và đúng cách trong giai đoạn này. Điều này áp dụng cho các “tổ chức cộng đồng” người Việt ở Hoa Kỳ, và cũng có thể ở các quốc gia khác. Tôi đóng trong ngoặc kép “tổ chức cộng đồng” để chỉ những tổ chức, dù danh xưng chính thức có thể khác nhau, nhưng được thành lập với cùng tâm nguyện quy tụ tất cả đồng hương trong vùng và làm tiếng nói đại diện cho họ. Theo tôi, các tổ chức cộng đồng có những ưu thế và sở trường chưa được khai thác, mà lại bị vướng mắc trong những khó khăn làm tản lực và phân trí một cách không cần thiết. Dưới đây là đề nghị để vừa tháo gỡ vướng mắc vừa phát huy sở trường và ưu thế mà tôi đã chia sẻ trong những buổi tâm tình riêng với những người bạn đang dấn thân trong các “tổ chức cộng đồng” ở nhiều nơi mà tôi đã đi qua.Ưu thế và sở trườngNgười Việt ở Hoa Kỳ có ưu thế so với nhiều sắc dân khác vì ở đâu đâu hầu như cũng có sự tập hợp thành “tổ chức cộng đồng”. Sự tập hợp và tổ chức ấy là điểm son cho một tập thể với tuổi đời còn rất non trẻ, chưa đầy 40 năm hiện diện ở đất nước này. Sở trường của các “tổ chức cộng đồng” là kinh nghiệm tổ chức các cuộc bầu cử với sự vận động tranh cử của các liên danh. Nhiều cộng đồng sắc dân bạn không có kinh nghiệm này. Nếu tận khai thác ưu thế và sở trường này một cách đúng đắn, chúng ta có thể tạo cho mình một vị thế ảnh hưởng đáng kể lên dòng chính ở Hoa Kỳ, để từ đó phát triển lợi ích cộng đồng và tác động chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.Cách khai thácCác tổ chức cộng đồng cần biến mình thành môi trường chuyên chú đưa những người ưu tú trong cộng đồng tham gia chính trường dòng chính. Có 4 công tác cụ thể để thực hiện:

(1) Huấn luyện ứng cử viên: Vận động những người trẻ ra tranh cử các chức vụ trong “tổ chức cộng đồng”, và huấn luyện cho mọi ứng cử viên về kỹ thuật tranh cử, tổ chức ban vận động tranh cử, thanh luận nghị trường, huy động truyền thông, vận động cử tri… Tranh cử vào “tổ chức cộng đồng” là bước diễn tập để tranh cử trong dòng chính.(

2) Ghi danh cử tri: Các ứng cử viên đều phải vận động đồng hương ghi danh tham gia “tổ chức cộng đồng” vì chỉ những ai ghi danh chính thức tham gia làm thành viên thì mới có quyền bầu cử. Đây là hình thức ghi danh cử tri mà các ứng cử viên đều phải thi đua thực hiện để tăng triển vọng đắc cử. Điều này sẽ giúp tăng số thành viên chính thức tham gia tổ chức cộng đồng.

(3) Tham gia dòng chính: Sau kỳ bầu cử, dù đắc cử hay không, mọi ứng cử viên đều bắt tay vào 3 trọng tâm: Khai thác mọi cơ hội để nối kết cộng đồng với dòng chính Hoa Kỳ, tìm và chuẩn bị các ứng cử viên nhiệm kỳ kế tiếp, và vận động thêm người chính thức tham gia tổ chức cộng đồng. Dĩ nhiên, các “tổ chức cộng đồng” vẫn có thể cung cấp dịch vụ, tổ chức lễ lạt… cho đồng hương.

(4) Đưa người vào chính trường Hoa Kỳ: Với đội ngũ ngày càng tăng những người trẻ dày dạn kinh nghiệm vận động tranh cử cho mình và cho nhau, với khối cử tri dấn thân và gắn bó với nhau và đã quen thể thức bầu cử, “tổ chức cộng đồng” bắt đầu đưa người của mình ra tranh các ghế dân cử ở địa phương, tiểu bang và dần dà lên đến liên bang. Càng nhiều thành viên đắc cử trong chính trường dòng chính thì “tổ chức cộng đồng” càng tăng uy thế và tập thể Mỹ-Việt càng tăng ảnh hưởng. Nếu tập trung vào mục tiêu rất cụ thể và rõ rệt này, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ sẽ nổi bật là sắc dân duy nhất có một kế hoạch quy củ và một cơ chế quy mô toàn quốc để đưa người vào dòng chính. Vị thế của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay trong mắt của các sắc dân bạn và của chính giới Hoa Kỳ. Điều này khả thi vì đã có tiền lệ: Đã có những người trẻ sau khi sinh hoạt trong tổ chức cộng đồng ra tranh cử thành công trong dòng chính, như ở Tarrant County, Texas có anh Nguyễn Xuân Hùng; ở Westminster, California có anh Tạ Đức Trí; ở Garden Grove, cũng California có anh Bùi Thế Phát.Thoát những vướng mắcSự chuyển hướng như trên cũng sẽ giúp “tổ chức cộng đồng” thoát khỏi những vướng mắc xuất phát từ chính chủ trương quy tụ và làm tiếng nói đại diện cho mọi đồng hương trong vùng. Chủ trương này trái ngược với nguyên tắc “tính đại diện” của xã hội Hoa Kỳ: Một cá nhân hay tổ chức ngoài chính phủ chỉ có thể đại diện cho người nào chính thức cho quyền đại diện trong phạm vi cho phép. Chẳng hạn, một luật sư hay văn phòng luật chỉ được đại diện khi thân chủ ký hợp đồng cho phép và chỉ được đại diện trong phạm vi của hợp đồng; một công đoàn chỉ được đại diện cho những công nhân nào chính thức ký đơn gia nhập; hội AARP của những người cao niên, hội từ thiện Rotary, các đoàn hướng đạo… cũng thế. Các “tổ chức cộng đồng” của người Việt cũng không thoát khỏi nguyên tắc này: chỉ được quyền đại diện những ai chính thức ký đơn tham gia làm thành viên chứ không thể tuyên bố đại diện bao quát được. Vi phạm nguyên tắc này dẫn đến nhiều hệ luỵ.

(1) Mất kiểm soát nội bộ: Thành viên tham gia một tổ chức có quyền lợi thì cũng có trách nhiệm. Chẳng hạn, họ có quyền bỏ phiếu bầu ban quản trị nhưng ngược lại có nhiệm vụ tham gia buổi họp khoáng đại và đóng niên liễm. Đơn tham gia có ký tên chính là bản thoả thuận 2 chiều về quyền lợi và nghĩa vụ. Một “tổ chức cộng đồng”, khi đơn phương nhận đại diện cho mọi người Việt ở trong vùng thì vô tình cài mình vào thoả thuận 1 chiều: ai ai cũng có quyền xía vào nội bộ nhưng không có nghĩa vụ gì với tổ chức. Đấy là vì tổ chức đơn phương nhận họ là thành viên nên họ có quyền lợi; ngược lại họ không hề ký và cam kết một nghĩa vụ nào. Hậu quả là chỉ trích và lên án thì nhiều mà đóng góp thì ít. Tình trạng “làm dâu trăm họ” này không cho phép “tổ chức cộng đồng” định hướng hay theo đuổi kế hoạch lâu dài mà chỉ loanh quanh những việc đoản kỳ, những công tác món. Thậm chí, bất kỳ nhóm nào không thích ban quản trị đương nhiệm đều có thể tìm một số người bất luận là ai (lý lẽ rằng ai ai cũng là thành viên cả) cho đủ số phiếu để nắm luôn quyền quản trị. Không một tổ chức nào, kể cả doanh nghiệp hay công ty lớn hay nhỏ, có thể hoạt động, đừng nói là phát triển, khi mất kiểm soát nội bộ (internal control).

(2) Xung đột không cần thiết: Ở Hoa Kỳ, ngoại trừ cơ cấu chính quyền, mọi tư nhân được khuyến khích lập hội, lập công ty để tha hồ hợp tác hay cạnh tranh với nhau. Sự phong phú về tổ chức chính là sức mạnh của xã hội mở và đa nguyên. Đại diện quyền lợi của công nhân có nhiều công đoàn khác nhau; đại diện quyền lợi của người cao tuổi có nhiều tổ chức khác nhau; có không ít tổ chức bảo vệ môi sinh; hội cựu chiến binh có vài chục. Họ không bị dẫm chân, không bị mâu thuẫn vì tuân thủ đúng nguyên tắc “tính đại diện” – hội nào có thành viên của hội nấy, và một người có thể cùng lúc là thành viên của nhiều hội. Ngược lại, vì không tuân thủ nguyên tắc “tính đại diện”, khi 2 “tổ chức cộng đồng” cùng cho rằng mình đại diện mọi người trong vùng thì xung đột đương nhiên xảy ra: “Sao anh dám nhận thành viên của tôi là thành viên của anh?” Vì cả 2 bên đều không có “tính đại diện” nên việc tranh cãi chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của đôi bên và không bao giờ giải quyết xong. Lại có người thành tâm thiện chí vận động 2 bên sáp nhập thành một. Đây không là giải pháp vì: (a) dù sáp nhập thì vẫn không mang “tính đại diện”; (b) không bảo đảm được trong tương lai sẽ không trở lại tình trạng như hiện nay.

(3) Mất người: Khi vận hành sai nguyên tắc của xã hội dòng chính, chúng ta khó tranh thủ sự tham gia của những người hiểu biết và dày kinh nghiệm dòng chính, mà đó lại chính là những người chúng ta đang cần kéo về để tăng thế và lực cho cộng đồng Mỹ-Việt. Thành phần này ngày càng đông với thế hệ thứ 2, rồi thứ 3 đang vươn lên. Nguyên tắc “tính đại diện” là vấn đề “hệ thống”; hễ vi phạm thì các hệ lụy của nó là đương nhiên, nếu chưa xảy ra thì cũng sẽ xảy ra. Khi gặp “lỗi hệ thống” mọi biện pháp mà không giải quyết tận căn đều chỉ là vá víu, tạm thời, và rồi đâu sẽ lại vào đó. Nó làm hao phí nội lực và chậm đà tiến của cộng đồng, hiểu theo nghĩa tập thể Mỹ-Việt nói chung.Lời kêu gọiTrong gần 40 năm qua, đã bao thế hệ những người bỏ tâm huyết và công sức, thời gian và tiền bạc với mong muốn cho cộng đồng được lớn mạnh và có ảnh hưởng trong dòng chính. Tôi hiểu và trân quý tâm huyết và những đóng góp ấy vì không xa lạ gì – cách đây gần 20 năm tôi ở trong tổ chức cộng đồng ở vùng Hoa Thịnh Đốn. Những đầu tư từ mấy mươi năm qua sẽ không phí hoài nếu lúc này chúng ta biết khai dụng ưu thế và sở trường rất độc đáo của tập thể Mỹ-Việt so với các sắc dân khác. Ưu thế và sở trường này có được là do chính chúng ta miệt mài tạo ra. Nay chúng ta cần mạnh dạn và nhanh chóng chuyển hướng để khai thác chúng, và đồng thời gỡ bỏ những vướng mắc quanh nguyên tắc “tính đại diện” đang cầm chân sự thăng tiến của cộng đồng. Khi thật đông người Việt trở thành dân cử trong dòng chính, thì họ sẽ là tiếng nói chính thức với thẩm quyền hợp hiến để đại diện cho chúng ta ở mọi cấp chính quyền Hoa Kỳ. 

Đấy chính là điều mà tất cả chúng ta mưu cầu: Có tiếng nói đại diện ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ. Dùng tiếng nói ấy để ảnh hưởng chính sách quốc gia Hoa Kỳ trong thời gian 2 năm tới đây là phần đóng góp cần và thiết thực của tập thể Mỹ-Việt cho công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam. Nếu chuyển hướng ngay, chúng ta có thể kịp tạo uy thế đối với chính giới Hoa Kỳ và sự vì nể của các sắc dân bạn trong bối cảnh của cuộc tổng tuyển cử năm 2016


Ts. Nguyễn Đình Thắng Ngày 11 tháng 1, 2015 nguồn: http://machsong.org

######################
Trần Trung Đạo: Đảng 50 Xu Tại Trung Cộng

Như người viết đã có dịp phân tích về Chính sách tẩy não của CS, ngày nào các chính sách tuyên truyền CS không còn hiệu quả, đó cũng là ngày trái tim của chế độ ngừng đập, đúng như Anne-Marie Brady viết trong trang đầu của tác phẩm Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in Contemporary China: “Tuyên truyền là máu sống của đảng và nhà nước CS”.
Tuyên truyền dưới chế CS là cả một hệ thống tinh vi, phức tạp, đa diện, bài viết này chỉ bàn đến bộ phận có chức năng kiểm soát và lèo lái dư luận trên các trang mạng internet, đó là bộ phận Dư Luận Viên.
CSVN rập khuôn các chính sách tuyên truyền của Trung Cộng, do đó từ các nghiên cứu về Trung Cộng, sẽ dễ dàng suy ra các chính sách vận dụng dư luận của CSVN.
Tại Trung Cộng, dư luận viên không chỉ chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên Truyền Trung Ương (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung ương) về các chính sách chung của đảng CS nhưng mỗi bộ trong chính phủ Trung Cộng cũng có các dư luận viên riêng để phục vụ cho chính sách riêng của bộ và có trách nhiệm trả lương cho dư luận viên này.
Lực lượng dư luận viên giấu mặt này được gọi chung là Đảng 50 Xu (五毛党 wǔmáo dǎng) vì khi bắt đầu năm 2004 họ được trả 50 Xu cho mỗi lời bình. Mười năm sau, vật giá leo thang, mức lương cũng gia tăng theo, nhưng thành phần dư luận viên vẫn còn được gọi là những đảng viên của Đảng 50 Xu. Các lãnh đạo bộ máy tuyên truyền Trung Cộng cho rằng danh từ Đảng 50 Xu là sản phẩm tuyên truyền của Mỹ, Nhật dùng để chế giễu các cơ quan thông tin Trung Cộng.
Lịch sử đảng 50 Xu
Sở giáo dục Trường Sa, tỉnh Hồ Nam được biết như là cơ quan sớm nhất tuyển dụng dư luận viên vào năm 2004. Theo Zhang Lei viết trên Global Times tháng 2 năm 2004, cơ quan giáo dục tỉnh Cam Túc, tuyển dụng bình luận viên một cách công khai. Lực lượng 650 dư luận viên tỉnh Cam Túc chỉ có một việc phải làm là ngồi đọc hết các bình luận của độc giả dưới các bài viết hay trong các diễn đàn Internet và phản biện lại đúng với đường lối của đảng, làm lạc đề hay nếu cần viết các nhận xét tiêu cực, chụp mũ, bêu xấu để chấm dứt dòng bình luận được độc giả trước đó đưa ra.
Tháng Giêng, 2007, Hồ Cẩm Đào chỉ thị “tăng cường việc xây dựng mặt trận dư luận và tư tưởng” trong hội nghị Bộ chính trị lần thứ 38. Đáp lại chỉ thị của họ Hồ, một đội ngũ các “cán bộ có phẩm chất chính trị cao” tức đội ngũ dư luận viên được chính thức thành lập theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương đảng và Hội Đồng Nhà Nước. Theo David Bandurski viết trong bài China’s Guerrilla War for the Web đăng trong Far Eastern Economic Review, số tháng Bảy, 2008, vào năm 2008 con số dư luận viên toàn quốc được ghi nhận là 280,000 người.
Năm 2011, trong một bài báo trên The Sydney Morning Herald, nhà báo Pascale Trouillaud tố cáo Trung Cộng tuyển dụng gần nửa triệu dư luận viên làm việc một cách xảo quyệt nhưng hữu hiệu để bảo vệ đảng CS.
Đảng viên của đảng 50 Xu cũng phải hội đủ các điều kiện tuyển dụng, trong đó gồm lập trường chính trị, khả năng viết, trình độ lý luận và bén nhạy trước các vấn đề thời sự quốc tế cũng như tại lục địa Trung Cộng. Về tuổi tác, dư luận viên phần lớn là trẻ tuổi nhưng cũng có nhiều người đã về hưu hay các bà nội trợ. Dư luận viên có hai loại, loại làm việc toàn thời gian cho báo chí đảng như xinhuanet.com, people.com.cn and southcn.com và loại bán thời gian làm việc cho các cơ quan, ban ngành nhà nước, những nơi ít cần dư luận viên toàn thời gian. Trung Cộng là nước dân số khổng lồ nhiều làng có trên cả triệu dân nên dư luận viên cũng có mặt trên mọi hang cùng ngỏ hẻm, làng mạc xa xôi, tóm lại nơi nào có internet là nơi đó có dư luận viên hoạt động.
Lương bổng và huấn luyện
Một buổi huấn luyện dư luận viên tại tỉnh Hắc Long Giang 2009
Theo tài liệu chính thức của ủy ban nhân dân thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, năm 2004, lương căn bản của một dư luận viên là 600 yuan, tương đương với 88 đô la một tháng và sau đó được trả thêm 50 Xu tương đương với 7 cent Mỹ, cho mỗi lời bình. Một dư luận viên cũng được thưởng thêm tiền nếu các lời bình của y được nhiều độc giả khen ngợi.
Là công nhân viên của đảng và nhà nước, các bình luận viên cũng phải làm việc trong kỷ luật chứ không phải tự ý viết lời bình với nội dung sao cũng được, tùy ý viết ít hay nhiều, dài hay ngắn. Trước ngày quốc khánh 2008, các dư luận viên tỉnh Hồ Nam nhận chỉ thị phải viết 1,000 bài ngắn về “Tiến trình giải phóng nhận thức và phát triển của làng Hengyang”, một làng kiểu mẫu thuộc tỉnh Hồ Nam, trên các diễn đàn và chuẩn bị tinh thần để phản biện lại mọi lời bình được cho là tiêu cực. Thích hay không, các dư luận viên cũng phải tập trung chủ đề không mấy hấp dẫn này.
Mỗi lời bình của dư luận viên không được dài quá 500 nét chữ Tàu, phải được biên tập kỹ lưỡng dựa theo các tài liệu tuyên truyền của đảng và góp ý trong nhóm trước khi gởi lên diễn đàn. Mỗi dư luận viên phải dùng nhiều tên internet (login) khác nhau để gây ấn tượng “phản biện từ quần chúng đông đảo” và được khuyến cáo không nên gởi quá năm lời bình cho mỗi tên internet được dùng. Các dư luận viên cũng được Ban Tuyên Truyền Trung Ương đảng huấn luyện về cách lý luận, cách phản biện, cách tuyển dụng các dư luận viên mới.
Trách nhiệm của dư luận viên trong thời đại toàn cầu hóa không phải vào các trang mạng để hô “Mao chủ tịch muôn năm” hay “Đảng CSTQ quang vinh muôn năm” mà phải đóng vai tử tế, lịch sự, khách quan. Mỗi dư luận viên phải học thuộc lòng 5 điều nên và 5 điều không nên khi viết lời bình như được ghi rõ trong kim chỉ nam của một dư luận viên.

Năm điều nên làm:
– Nên viết chính xác theo chủ trương, đúng thời điểm và tỏ ra khách quan.
– Nên dùng tựa ngắn và viết gọn.
– Nên đáp ứng nhanh trước tin đồn.
– Nên hướng dẫn dư luận thay vì đưa ra ý kiến mới.
– Nên đọc kỹ bài trên baidu trước khi nhập vào máy.


Năm điều không nên:
– Đừng tạo ra tin giả hay lấy bài người khác.
– Đừng lập lại tin tức hay thảo luận những chuyện lặt vặt như thức ăn hay sức khỏe.
– Đừng sử dụng giọng điệu độc đoán khi thảo luận hay lộ cá tính xảo quyệt.
– Đừng đụng đến các thông tin cá nhân.
– Đừng gởi những lời bình không thích hợp về các vấn đề ngoại giao và quốc tế.

Dư luận viên cấp cao
Không phải dư luận viên nào cũng chỉ lảnh đồng hạng 50 Xu cho mỗi lời bình ngoài mức lương căn bản. Nhiều nhà báo, nhà văn, giáo sư đại học cũng được đảng CS tuyển dụng để viết những bài bình luận về các vấn đề quan trọng.
Dư luận viên cấp cao có quyền chọn lựa giữa việc dùng tên hay bút hiệu chính thức của mình và cũng có quyền dùng một bút hiệu không ai biết ngoài chính tác giả. Đa số dư luận viên cấp cao có khuynh hướng chọn một bút hiệu chưa bao giờ dùng trước vì những vấn đề được đảng thuê viết thường đi ngược với lòng dân. Do đó, không lạ gì trong các báo, nhất là trang mạng lớn của đảng và nhà nước CS xuất hiện những bài viết có cách hành văn của một cây bút nhiều kinh nghiệm nhưng bút hiệu lạ. Tỉnh Quảng Đông có 20 dư luận viên làm việc toàn thời gian chuyên viết bài cho các báo đảng và nhà nước CS.
Theo một nhà báo với 20 năm kinh nghiệm viết báo tại Trung Cộng cho biết, khi có một vấn đề lớn như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan chẳng hạn, cơ quan tuyên truyền của đảng liên lạc với các nhà báo, nhà bình luận và yêu cầu họ viết bài nhận xét. Dĩ nhiên nhận xét theo chủ trương của đảng CS. Các nhà báo nhà văn này được trả lương hậu hỉ hơn là các dư luận viên 50 Xu mỗi lời bình.
Khi có một biến cố xã hội hay chính trị bùng nổ mà đảng không giấu được bình luận viên cấp cao viết bài ủng hộ chính sách đảng và bình luận viên cấp thấp viết lời bình tán dương. Lời bình của các dư luận viên không phải luôn luôn phải đi đúng với chính sách dài hạn của đảng nhưng phải đúng với chủ trương của đảng trong mỗi thời kỳ. Chẳng hạn, trong khủng hoảng tại Libya, các dư luận viên cấp cao tung ra hàng loạt bài đả kích Mỹ cho rằng các cuộc không tập của Mỹ chỉ là hành động đạo đức giả che đậy dưới mục đích chiếm nguồn dầu hỏa Libya. Nhiều khi chỉ có tính cách chiến thuật như tập trung ca ngợi “anh hùng” Shen Hao, tỉnh An Huy để kích thích lòng dân nhân dịp nào sinh nhật của y.
Chủ động trong tranh luận và phản luận
Giống như CS Đông Đức trước đây khi mời Bruce Springsteen đến trình diễn vào ngày 19 tháng Bảy 1988 để đo lường thái độ của tuổi trẻ Đông Đức, Ban Tuyên Truyền Trung Ương đảng CSTQ cũng luôn thả bóng thăm dò mức độ chống đối của người dân qua một số vấn đề do đảng chủ động đem ra tranh luận.
Năm 2009, theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Cộng, trong tổng kết “Xã hội Trung Quốc: Phân tích và dự đoán cho năm 2010” có đến một phần ba các chủ đề được đem ra bàn trên các diễn đàn đã không được bàn chính thức trên các cơ quan truyền thông báo chí của đảng. Đây là cơ hội cho các dư luận viện cấp cao và cấp thấp cùng hoạt động sôi nổi, kẻ viết bài, người viết phê bình, nhận xét với mục đích chung là hướng nhận thức của người dân đi theo quan điểm và các chính sách của đảng năm 2010.
Đảng không đưa một số vấn đề lên các cơ quan truyền thông của đảng vì hai lý do, thứ nhất, một số vấn đề như môi trường, đổi mới có nhiều khía cạnh nhạy cảm và thứ hai, độc giả thường có khuynh hướng thích tham gia thảo luận trên các diễn đàn hơn là báo đảng như Nhân Dân Nhật Báo.
Chiến thuật “biển người ảo”
Trung Cộng cũng sử dụng chiến thuật “biển người ảo” giống như chiến thuật biển người thật của Mao trong chiến tranh Triều Tiên mà CSVN sử dụng nhiều lần sau đó trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Đối với những vấn đề nóng bỏng, ba ngày trước khi cuộc tranh luận được trang mạng của đảng tung ra, dư luận viên dưới nhiều tên ảo tràn ngập các diễn đàn để tạo ra một nhận thức chung hợp với ý đảng. Đến ngày thứ tư, khi vấn đề được đem ra thảo luận, thật khó cho một lời bình khách quan nào có thể làm thay đổi nhận xét của quần chúng vốn đã bị cuốn sâu vào nhận thức sai trong ba ngày trước đó.
Phóng viên Michael Bristow của đài BBC đưa ra ví dụ một trường hợp “biển người ảo” khác. Một người dân đăng một tin trên một blog phê bình hành vi của công an giao thông sau khi ông ta bị phạt. Ban đầu một số độc giả ủng hộ ông. Mười phút sau, một dư luận viên đọc được tin và báo với cấp trên. Một đội dư luận viên gồm 120 người được điều động đến để gởi lời bình. Hai mươi phút sau phần lớn người viết lời bình đồng ý với cách xử của viên công an giao thông và cho người dân than phiền không đúng. Xong việc, đội dư luận viên được điều động đi nơi khác. Với 120 chục dư luận viên và hàng ngàn tên internet khác nhau, quan điểm của quần chúng bị lèo lái sang ngã khác một cách dễ dàng. Ngay cả người dân phàn nàn tên công an kia biết đâu sau đó cũng có thể cho rằng mình đã sai.
Các quốc gia CS đều sợ internet. Trung Cộng với 642 triệu người, 45.8 phần trăm dân số, dùng Internet theo thống kê 2014, lại càng lo sợ hơn. Internet là môi trường duy nhất tại Trung Cộng mà người dân có thể gióng lên tiếng nói. Lực lượng dư luận viên tuy đông đảo không thể đương đầu với khối quần chúng mấy trăm triệu người muốn biết sự thật về xã hội mà họ đang sống. Kỹ thuật kiểm soát internet dù tinh vi bao nhiêu cũng không thể ngăn chận được hết người dân lên tiếng. Về lâu dài các dư luận viên cũng bị lộ nguyên hình là những đảng viên của Đảng 50 Xu vì giá trị nguồn tin từ một tên internet vô danh sẽ không được ai tin. Người đọc đâu có quá dại khi tin vào những tên internet không thể kiểm chứng được.
Hồ Cẩm Đào đã thử điều này khi ngồi “chat online” với dân chúng đầu năm 2008. Y run sợ và tức khắc đưa việc kiểm soát internet lên ưu tiên hàng đầu. Ý thức sự đe dọa của internet, nhiều lãnh đạo đảng CS đề nghị thay vì che giấu tin tức, hãy công bố mọi tin tức dù tiêu cực và tìm cách giải thích phù hợp với chủ trương của đảng. Cuộc đấu tranh còn tiếp diễn và còn dài nhưng rõ ràng phần thắng từng bước đang nghiêng về phía người dân và sự thật.

Trần Trung Đạo


Tham khảo:
– Anne-Marie Brady, Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in Contemporary China, China Perspectives, 2010/1
– 50 Cent Party in China
– Zhang Lei, Invisible footprints of online commentators, Global Times Feb., 2010
– China’s Guerrilla War for the Web, Far Eastern Economic Review, July 2008
– Pascale Trouillaud, China’s web spin doctors spread Beijing’s message, The Sydney Morning Herald
– Michael Bristow, China’s internet ‘spin doctors’, BBC News, Beijing 2008.

''''''''''''''''''''''''''''''

  Lá Cờ, Màu Cờ và Hồn Nước
















Bảo Giang (Danlambao) - Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc. Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam...

*
Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954 Việt Nam bị phân chia thành hai lãnh thổ. Cả hai đều được công nhận trên trường Quốc Tế. Mỗi bên thành lập chính phủ riêng và xây dựng xã hội theo một thể chế chính trị khác nhau. Từ đó, tạo ra hai truyền thống, lịch sử và nền văn hóa, giáo dục công dân hoàn toàn khác nhau.
Miền Bắc được gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đặt dưới sự lãnh đạo và quản chế của khối cộng sản quốc tế. Nửa phần đất nước này có dân số đông hơn ở miền Nam, được lèo lái, được (bịt mắt) dẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản chủ trương xây dựng xã hội miền Bắc theo thuyết Tam Vô. Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo. Lấy bạo lực chính trị và dối trá làm nền tảng để áp đặt và cai trị đất nước. Vì theo chủ nghĩa Tam Vô, CS đã có những quy trình và học tập nhằm tiêu diệt nền tảng văn hóa nhân bản của xã hội và của gia đình. Khởi đầu là bài giáo khoa cơ bản dùng để đào tạo các đoàn đảng viên, và buộc mọi học viên phải đạt trong học tập. Bài giáo khoa này vừa được Trần Đĩnh, một cựu đảng viên từ thời 1949-50 tiết lộ trong Đèn Cù "Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt... Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình (mới thôi)”.( trang 74-75). Kế đến là bản cáo trạng phi nhân tính, phi đạo nghĩa “Địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh viết ra để khởi đầu và làm nền tảng, không phải chỉ cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam thời 1953-56, nhưng còn là cho cuộc sống của đảng. 
Việc định nghĩa và thực tế áp dụng những bài giáo khoa cho các đoàn đảng viên, song hành với việc triệt để tuân thủ tinh thần bản cáo trạng “địa chủ ác ghê” vào cuộc sống của đảng, Cộng sản đã tạo ra hỗn loạn và làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong xã hội. Ở đó là cuộc sống vô văn hóa, vô kỷ cương, vô luân thường, vô đạo lý. Chỉ có bạo lực khủng bố và dối trá làm chủ thể trên cả luật pháp và xã hội. Ở đó, lá cờ màu đỏ có một sao vàng là tâm huyết của đảng cộng sản Phúc Kiến, (Đây là cờ của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li Ji Shen (Lý Kỳ Thân) sáng lập vào khoảng 11.1933 đến 1-1934. Sau cuộc nổi dậy ở Phúc Châu, Phúc Kiến bị phe Tưởng Giới Thạch dẹp yên, Li Ji Shen đem tàn quân sáp nhập vào với Mao Trạch Đông. Sau này Y làm phó chủ tịch nhà nước Trung cộng vào năm 1949) được thiếu tá Hồ Chí Minh, trong đội quân giải phóng nhân dân Trung cộng, (theo tài liệu còn lưu trữ của Quân ủy trung ương Trung Cộng) đem vào Việt Nam khoảng 1940 và trở thành biểu tượng màu cờ sắc áo cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc thực hiện mọi chỉ thị từ Trung cộng. Rồi sau khi Cộng sản chiếm trọn miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975, lá cờ Phúc Kiến của nhà nước CHXHCNVN trở thành một bàn đạp cho Trung cộng tràn xuống phương Nam.
Miền Nam Việt Nam sau ngày 20-7-1954 vẫn còn là một nước theo hệ quân chủ Lập Hiến với tên gọi Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh dạo được thành lập vào ngày 7-7-1954. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, miền Nam xây dựng xã hội theo con đường Tự Do, Dân Chủ, dần đổi sang thể chế Cộng Hòa. Về văn hóa và giáo dục công dân được mở rộng theo hướng đi nhân bản, lấy Công Bình, Bác Ái, Nhân Bản Vị (nay gọi là Nhân Quyền) làm gốc sinh. Tất cả đều hướng đến mục đích phục vụ con người trong công ích và Công Lý theo tiêu chuẩn của luật pháp. Miền Nam cương quyết bảo vệ sự Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ nên ngoại trưởng Trần Văn Đỗ không ký vào bản hiệp định chia đôi đất nước.
Trong chủ trương bảo vệ đời sống an sinh của đồng bào và nhằm đem lại hạnh phúc, ấm no và đời sống yên vui, thanh bình cho công dân. Ủy Ban Bảo Vệ bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam đã được thành lập. Vào ngày Ủy Ban 28-4-1954 đã tìm cách kêu gọi dân chúng và bảo vệ dân chúng trốn thoát chế độ cộng sản tại miền Bắc. Kết quả của chính sách đúng đắn này là có hơn một triệu người đạp trên cái chết để trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam tìm tự do. Lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, trước đó và cho đến ngày 30-4-1975 (nhiều nơi đến ngày 01-5-1975) là nghi biểu, là màu cờ sắc áo, biểu tượng cho dân tộc và Quốc Gia Việt Nam. Sau đổi là Việt Nam Cộng Hòa.
Sau ngày quốc hận 30-4-1975, màu cờ của Quốc Gia Việt Nam đã tung bay trên khắp nẻo đường thế giới. Bất cứ nơi nào có người Việt Nam trốn chạy cộng sản đến sinh sống, nơi ấy có Cờ Vàng tung bay, và chính phủ sở tại đã có những văn bản chính thức công nhận đây là màu cờ của người Việt Nam Tự Do. Từ đó, Cờ Vàng là biểu tượng, là màu cờ của những người yêu và được sống trong Tự Do, sống trong nền văn hóa Nhân Bàn, tôn trọng Công Lý và Nhân Quyền. 
I. Truyền thống và lịch sử của màu cờ nói gì?
Trên đây là vài nét về hai màu cờ sắc áo riêng biệt của hai thể chế tại Việt Nam. Nhưng màu cờ nào sẽ là cuộc sống, là Niềm Tin Yêu và Hy Vọng của chúng ta và của đất nước hôm nay và mai sau?
Khi nói về Truyền Thống và Lịch Sử của một màu cờ, tôi cho rằng có viết hàng trăm trang sách cũng chưa hết những điều cần viết, nói chi đến một vài trang giấy ngắn. Ở đây, tôi xin đưa ra hai hình ảnh mang tính truyền thống, bao gồm cả tính lịch sử và giáo dục công dân, mà hai tấm ảnh là biểu tượng từ hai màu cờ này muốn truyền đi. Truyền đi như là một chứng minh căn bản nhất, hùng hồn nhất, chính xác nhất và có thể là câu trả lời, giải nghĩa hoàn hảo nhất cho màu cờ và sắc áo mà nó đại điện.
1. Tấm hình thứ nhất
Tấm hình ghi lại cảnh có một đứa bé độ lên ba, mặt mũi lem luốc, mặc áo quá khổ, không có quần, hai tay cầm lá Cờ Đỏ lớn quá khổ so với tuổi đời. Tuy thế, nó diễn một dáng diệu đầy uy phong khi đi vòng quanh đấu trường, nơi được gọi là tòa án nhân dân. Ở đó không thấy có quan tòa, nhưng có hai đấu tố viên tuổi chưa quá 6,7 tuổi, vẻ như đang hạch tội và kết án một tên “địa chủ” ác ôn, hay viên cựu lý trưởng, chánh tổng, viên chức nào đó. Ông ta đang cúi mặt nhận tội trước khi bị xử tử? Rồi trong vòng vây của người, và dưới sự hướng dẫn đầy khí thế của đứa trẻ lên ba, tay cầm cờ quét lê trên mặt đất là hai tên du kích với cây súng dài lăm lăm trong tay. Đây là một tấm hình rất đặc biệt. Nó nói lên toàn bộ nền văn hóa giáo dục cũng như truyền thống và lịch sử của lá Cờ Đỏ do Hồ Quang đem từ bên Tàu sang. Rồi chẳng bao lâu sau, nó đã tạo nên một “chiến thắng long trời lở đất” trong mùa đấu tố 1953-56.
a, Về Truyền thống, Tấm hình truyền đi một truyền thống giết người man rợ của chế độ. Chỉ trong vòng có khoảng ba bốn năm, nó đã giết chết gần 200,000 ngàn người Việt Nam và làm tan hoang hàng triệu gia đình khác. Theo truyền thống này, việc xử án giết người (qua tấm hình) không cần luật lệ, đôi khi không cần cả quan tòa. Chỉ cần những kẻ vô tri, ngây ngô, bất giáo, không có một chút hiểu biết gì giống như đứa trẻ lên ba, chưa biết mặc quần kia, nhưng biết cầm cờ, biết hò hét, trợ thủ cho vài ba đứa trẻ vô tri khác làm quan tòa như hai đứa trẻ trong hình là đạt, là có thể tạo ra một thành tích lẫy lừng cho đảng theo khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ xót”. (Đỗ Mười là tác giả của khẩu hiệu này?). Ngẫm, nhìn. Tấm hình đã nói lên trọn những điều nó cần nói. Chỉ những kẻ vô tri làm điều bất giáo mới mở ra được cái truyền thống này.
b, Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại và truyền đi một hình ảnh tạo nên lịch sử của lá Cờ Đỏ và CS là, những kẻ vô tri kia, áo thì quá khổ, quần không có, đồng nghĩa với việc CS tự khoác cho nhau cái áo thụng cách mạng, nhưng không thể che được phần ngây ngô, vô kiến thức như một đứa trẻ lên ba. Nó không có quần, giống như kẻ trong thời ăn lông ở lỗ chưa được giáo hóa. Tuy thế, thành phần chưa được giáo hóa này lại được coi là những kẻ tiên phong cầm cờ đi tạo lịch sử, đi làm cách mạng. Tiếc rằng, những nhà “cách mạng” chưa biết mặc quần này thuộc diện vô tri, chẳng biết cái cờ nó cầm trên tay là cái gì, có nguồn gốc lịch sử ra sao. Tất cả, từ trên xuống dưới đều giống như các hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy quay tít trong cái Đèn Cù mà Trần Đĩnh diễn tả. Đó là lịch sử của gian trá và tội ác! 
c, Về Giáo dục, văn hóa. Tấm hình truyền đi một lối, một nền văn hóa man rợ, đầy dối trá, không có hàm tính người của Cộng sản. Nó dạy cho người, cho trẻ thơ còn vô tri biết vui mừng, hồ hởi phấn khởi đi theo đảng giết người vô tội. Nó dạy cho trẻ bài học vô giáo dục, vô văn hóa để đạp đổ lễ giáo, tôn nghiêm trong trật tự gia đình và xã hội. Chúng dạy cho trẻ thuộc lòng những vô lễ, tao, mày, thằng trọc phú, thằng lý trưởng ác ôn… để tạo khi thế giết người. Ai cũng biết, trong nội bộ, CS đã thành công trong việc huấn luyện, đào tạo các học viên qua bài giáo khoa "phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ" thì đây, tấm hình này chính là cảnh diễn lại bài học lịch sử mà rất nhiều đứa trẻ đã phải học, phải tập trước khi được đẩy vào đấu trường. Cô tôi, một người chứng kiến nhiều cuộc đấu tố ở Thái Bình kể lại là: “Nó chỉ tay vào mặt bố mẹ đẻ mà đấu theo lời dặn dò, mớm mồi của những kẻ vô tri bất giáo trong đội đấu”. Đội xúi bảo chúng, “Cháu có muốn cứu bố mẹ cháu không? Nếu muốn thì cứ ra làm như thế. Có tự tay ra đấu tố bố mẹ cháu thì mới cứu bố mẹ cháu khỏi chết!” Đến khi, đứa bé vừa diễn xong lời dạy của đội. Những nhà cách mạng không có quần kia, liền vỗ tay, bác loa mồm oang oang: “Đấy đồng bào nghe rõ cả rồi đấy. Chính con cái của tên trọc phú này đã ra lời tố cáo tội ác của nó, thì nó còn chối vào đâu được nữa”! Hỡi ôi, một bài học mà Lưu cộng Hòa, một đảng viên CS từ thời 1949-50 đã phải thốt lên “Nay phải nhận mình là con vật mới đúng!” (Đèn Cù tr.75)
Đó là sự nghiệp lớn mang trọn ý nghĩa, chủ đích, truyền thống, lịch sử rồi giáo dục và văn hóa của Cờ Đỏ. Hỏi thử xem, nơi có Cờ Đỏ quản trị có phải là nơi để cho những ước mơ, cho những con người đã có trí khôn, đã được giáo hóa, tìm về để nương náu và đặt tin yêu hy vọng vào nó hay không? 
2. Tấm hình thứ hai
Tấm hình của Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng bạn đã hy sinh cùng với con tàu ở Hoàng Sa. Họ chết cho quê hương trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.
a, Về Truyền thống. Tấm hình truyền đi hình ảnh người chiến binh Ngụy Văn Thà đã hiên ngang bước đi theo truyền thống bất khuất của người xưa Anh đã nối theo chí hùng ngàn năm của tiền nhân, nêu cao ý chí của dân tộc, lấy chính máu xương của mình để bảo vệ lấy bờ cõi của non sông.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời! 
Như thế, máu hồng từ trái tim anh nhỏ xuống trên chiến trường Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 chính là dòng máu nêu cao một truyền thống bất di bất dịch từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống bảo vệ màu cờ sắc áo Độc Lập tự chủ của dân tộc.
b, Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại một chiến tích lẫy lừng của con dân Việt Nam trước cảnh ngoại xâm. Vào cuộc chiến, sinh tử, thắng bại là lẽ thường tình, người ta không luận một chiến thắng, một cái chết trong cuộc thắng, thua. Nhưng lịch sử là sử luận về một thiên anh hùng ca của những người đã hy sinh vì màu cờ sắc áo của dân tộc mà Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của anh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang mang trên vai. Lịch sử cũng còn ghi lại rằng. Trong ngày người chiến binh Ngụy Văn Thà và đồng đội của anh hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ nền Độc Lập và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, thì ở nơi phương Bắc kia, một nửa phần đất của quê hương bị dẫn đi theo chủ nghĩa Tam Vô, Tập đoàn cộng sản đã đứng dưới lá cờ Phúc Kiến, hát ca, nhảy mừng khi quân Tàu Ô chiếm được Hoàng Sa, là phần đất Việt Nam, trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Genève 1954, nhưng CS đã ký giao, bán chủ quyền cho Trung cộng vào năm 1958. Lịch sử này ngàn năm đã dễ phôi pha!
c, Về văn hóa giáo dục công dân. Tấm hình ấy truyền đi nét cao đẹp và trân quý của nền Văn Hóa nhân bản dân tộc mà những người trai Ngụy Văn Thà và các đồng đội của anh đã thụ hưởng tại miền Nam ở dưới lá Cờ Vàng. Họ đã hy sinh bản thân mình vì cuộc sống của dân tộc. Tấm hình ấy chính là di sản thuộc nền Văn Hóa Nhân Bản của Quốc Gia Việt Nam sẽ còn mãi mãi truyền lại mai sau. Nói gì, nghĩ gì? Hẳn nhiên là không còn một truyền thống, một lịch sử, một nền văn hóa giáo dục công dân nào hoàn hảo và cao quý hơn thế nữa. 
Như thế, màu CỜ VÀNG lẫm liệt, phủ trên quê hương Việt Nam, phủ trên thân xác Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông, có phải là Màu Cờ của mọi ước mơ nhân bản Việt Nam sẽ tìm về để giữ gìn và lưu truyền lại cho dòng sử mai sau hay không? Nơi có Cờ Vàng tung bay, có phải là nơi có đủ tin yêu hy vọng để cho con người tìm về nương thân không? Hay trên phần đất có đứa trẻ kéo lê cái CỜ ĐỎ trên mặt đất kia, với những cuộc đấu tố kinh hoàng trong lịch sử, mới chính là nơi để mọi người cùng tìm về để sống bên nó, hưởng yên vui, hạnh phúc với nó? Tôi cho rằng, không có câu trả lời nào chính xác hơn là việc nhìn vào cuộc sống của người dân ở dưới mỗi màu cờ này. 
II. Cuộc sống dưới mỗi màu cờ cho ta thấy những gì?
1. Cờ Vàng: Màu cờ có mang theo Hồn Nước, có mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau hay không?
Phải. Tôi khẳng định là như thế. Tôi khẳng định không phải vì có người thân, cũng không phải vì đã có hàng triệu quân dân cán chính miền Nam, ròng rã trong hơn hai mươi năm cuối cùng trước ngày 30-4-1975 đã hy sinh vì màu cờ, và sắc áo của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng khẳng định vì Đại Nghĩa của dân tộc Việt. Khẳng định vì Truyền Thống, vì Lịch sử, vì nền Văn hóa và giáo dục công dân mà màu cớ ấy đã tiếp nhận từ tiền nhân, rồi mang theo trong dòng sinh mệnh của lịch sử mà truyền đến hôm nay. Màu cờ này được tạo ra từ tâm huyết Việt Nam. Tâm huyết bảo vệ sự trường tồn và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Tâm huyết bảo toàn trọn vẹn nền văn hóa nhân bản dân tộc. Tâm huyết bảo vệ trọn vẹn ý nghĩa Đồng Bào trong dòng sử lập quốc Việt Nam. Hơn thế, còn là tâm nguyện của ngàn ngàn sau. Bởi vì người Việt Nam chưa bao giờ ngừng đi tìm sự Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. Người dân Việt Nam chưa bao giờ rút lui trong cuộc chiến bảo toàn nền Độc Lập và phần lãnh thổ của tiền nhân để lại. Như thế, truyền thống này, lịch sử này, văn hóa này là của chúng ta và thuộc về chúng ta, thuộc về con cháu chúng ta.
Bạn cho rằng tôi ca quá lời chăng? Nếu thế, tôi mời bạn nhìn xem những cảnh thực tế trước mắt bạn đây. Xem xong rồi, tự bạn hãy trả lời cho bạn, cho thân nhân, cho người quen của bạn nghe, biết về câu trả lời của bạn ra sao nhá. Bạn có thấy bất cứ một người thuyền nhân Việt Nam nào, kể cả cán cộng cho đến công dân đi trên nhưng chiếc thuyền ra khơi, hay chạy băng qua đồi núi để ra khỏi Việt Nam sau ngày 30-4-1975, có ai trong đó muốn xin đến tỵ nạn, xây nhà, lập nghiệp tại một nước là bằng hữu, là đồng chí của lá Cờ Đỏ của Việt Cộng như, trước kia thì có Liên Xô, Tàu, khối Đông Âu... Nhưng nay chỉ còn lại Trung Cộng, bắc Triều Tiên và Cu Ba không? 
Tôi quả quyết là không. Những kẻ điên cũng không dám xin đến những nơi ấy. Trái lại, tất cả những người kể trên, bao gồm luôn cả những người chết trên biển hay những người không có cái may mắn xuống được thuyền ra khơi, đều ước mơ đến được bến bờ tự do, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Đức… và các đồng minh trong khối Tây Âu, là bằng hữu đồng vai sát cánh với là Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 để xây nhà dựng nghiệp, để mưu cầu cho con cái được hưởng lấy một nền giáo dục nhân bản. Cách riêng, bản thân được hưởng tự do, được công lý bảo vệ và được sống trong yên bình. Tôi chẳng thấy một ma dại nào dám xin đến những nước bằng hữu, đồng chí với Cờ Đỏ. Tại sao thế?
Thực tế hơn, bạn hãy nhìn xem, những Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, hay những Triết, Hùng, Phúc, Thanh, Quang, thậm chí, Mười, Anh… và con cái, thân nhân của những Đồng, Chinh, Giáp, Duẩn và của tất cả những cán cộng có quyền chức từ hàng tướng tá, tỉnh thành đến phường quận huyện xem. Tại sao họ không mua đất, mua nhà, mua dinh thự, mua xe, mua tàu du lịch, không đưa con cái đi học, lập nghiệp ở những quốc gia mang tên Trung cộng, Bắc Triều Tiên, Cu Ba là những anh em đồng chí với Cờ Đỏ, mà lại đua nhau lén lút, đi chui lòn, tìm đến những nước họ luôn mồm gọi là thuộc thế lực thù địch bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức…. là bằng hữu với Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa vào trước năm 1975 mà nương thân? Họ là những thằng người điên loạn, hay là những “bọn ma cô đĩ điếm” chính hiệu như lời Phạm Văn Đồng đã nói?
Tôi chẳng bảo họ điên, cũng chẳng bảo họ là những "ma cô đĩ điếm" như lời Phạm Văn Đồng, nhưng là những đa trá. Mồm thì oang oang chống Cờ Vàng, nhưng thực trong bụng thì ngày đêm mơ ước tìm về nương náu, mong hưởng nhờ ân huệ ở những nơi chốn có lá Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa hiện diện. Có lạ lắm không? Thử hỏi xem, tại sao những quan cán cộng, từ nhớn đến nhỏ, từ trung ương đến địa phương đều âm thầm, lặng lẽ tìm đến những nơi có Cờ Vàng “thù địch” để nương nhờ? Họ là những kẻ đã phản đảng, hay những nơi đây có trọn tin yêu hy vọng và bao dung, khoan hậu, nhân bản. Là nơi đặt ước mơ của mọi người? Tại sao họ không đến nương nhờ những nơi có Cờ Đỏ tung bay? Chẳng lẽ, nơi đó chỉ có sự chết và dối trá?
2. Cờ Đỏ: Cờ của sự chết, của man rợ, của dối trá làm cho người người sợ hãi, phải chạy trốn. Hay của hy vọng để cho mọi người tìm về với thiên đàng CS?
Trước hết, bạn có thấy gia đình nào phải lén lút trốn vùng Cờ Vàng để tìm đến sinh sống và nương nhờ dưới ánh Cờ Đỏ để mong cầu có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và được công lý bảo vệ trong cuộc sống yên vui không? Nếu có, nay họ ra sao rồi? Xin bạn đừng vẽ vời ra câu chuyện là có dăm ba kẻ chui lòn từ phía Cờ Vàng vào nơi có Cờ Đỏ quản trị để kiếm năm ba miếng ăn qua ngày đấy nhá. Đấy không phải là một cuộc di cư tìm sống, xây nhà dựng nghiệp, không phải là một ý thức đứng đắn, nhưng là cuộc chui lòn tìm miếng ăn nhất thời mà thôi. Và những người vì lý do này, lý do khác, phải trở lại nơi đó năm ba tuần, nửa tháng, cũng không thuộc về câu hỏi này. Xác định như thế thì tôi không thấy bất cứ ai từ phía Cờ Vàng tìm về với Cờ Đỏ để hưởng phúc. Tôi chỉ thấy người bỏ ra đi. 
Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. “Việt Minh xử tử Việt gian bán nước”! Ghê chưa! Họ có luật về đêm và luật ấy viết rằng. Việt Minh đến gõ cửa nhà nào vào ban đêm thì sáng hôm sau sẽ có cái đầu của nạn nhân treo ở ngã ba đầu làng hay giữa chợ! Chẳng cần nói thêm, dân chúng nhìn thấy cảnh khủng bố ấy là mặt không còn giọt máu. Kẻ có phương tiện thì âm thầm lặng lẽ bỏ làng mà về thành. Có nhiều nơi, cả làng cùng bảo nhau bỏ chạy hay vào tề. Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam. 
Đến sau ngày 20-7-1954, không phải một vài người, một vài làng, mà khéo toàn miền Bắc đã lên cơn sốt, bỏ chạy khi biết tin Cờ Đỏ sẽ kéo vào thành phố. Kết quả, có khoảng một triệu người may mắn chạy thoát. Mà xúi quẩy làm sao, đã chạy vào Nam rồi vẫn chưa yên. Ông già 54 vào chiều ngày 30-4-1975, chống cái gậy ra đến đầu ngõ. Mắt mờ chưa nhìn rõ mặt người, tai chỉ nghe được câu nói Việt cộng đã vào làng, cái gậy rời khỏi tay. Ông run rẩy ngã sấp mặt xuống đất khi có tiếng hoan hô “cách mạng” thành công! Tội cho ông, chạy trốn đã hai mươi năm ròng, vẫn không thoát được cái ách cộng!
Trước khi đó, đồng bào Việt Nam từ Gio Linh, Quảng Trị đến cao nguyên miền Trung, hay Bình Long, Tây Ninh, Xuân Lộc đã phải gồng gánh, bồng bế nhau trên tay, trên vai, dù phải chết trên đường vì đạn pháo của Cờ Đỏ đuổi theo. Họ vẫn quyết đạp lên cả xác người để tìm về nơi có Cờ Vàng tung bay (1972). Rồi đến những đoạn đường… chết, Pleku, Kon Tum, Tư Hiền, Hội An, Đà Nẵng… bạn thấy những gì? Tại sao đồng bào Việt Nam phải đạp trên cái chết, chồng mất vợ, cha lìa con, anh mất em, người mất sản nghiệp… để trốn cái Cờ Đỏ như thế? Rồi đến hàng triệu người ra khơi, vượt biển trên những chiếc thuyền mong manh để đi tìm Cờ Vàng Tự Do? Mà nào họ có được thoải mái ra đi đâu. Tất cả đều lặng lẽ trốn mà đi. Khi đi, lại cũng đạp trên cái chết mà đi. Có người chưa kịp xuống thuyền, một loạt đạn của Cờ Đỏ vang lên trong đêm tối, máu đỏ của người vượt biên thấm vào lòng biển đen! Người sống vội lao xuống thuyền đã trúng đạn. Sóng gào đưa họ vào lòng biển đen. Cõi chết hay Tự Do? 
Khi nhìn lại những cảnh thực này, bạn có cho rằng người Việt Nam dại đột khi đem mạng sống của mình ra để đánh đổi, một là Tự Do, hai là cái chết, khi họ tìm về với Cờ Vàng hay không? Nếu không dại, có phải là họ điên chăng? Nghe nói, những kẻ điên cũng sợ chết. Chỉ có người Việt Nam yêu Tự Do mới không sợ chết, mới đạp trên cái chết mà đi khi thấy Cờ Đỏ kéo đến. Tại sao? Tại vì nó còn kinh hoàng hơn cả sự chết!
Tóm lại, truyền thống, lịch sử văn hóa và thực tế trong đời sống chứng minh rằng:
Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc.
Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Tháng 1, 2015

'''''''''''''''''''''''''''''''''

Trung Cộng sẽ đổ và bài học Latvia cho người Việt Nam


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.
*
Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng. Theo công bố chính thức của Trung Cộng, ngân sách quốc phòng năm 2014 là 131.5 tỉ đô la nhưng theo Stockholm International Peace Research Institute năm 2013 Trung Cộng đã dành 188 tỉ đô la cho chi phí quốc phòng. Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250 sư đoàn bộ binh trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi Trung Cộng cũng phải đổ. 
Bao giờ Trung Cộng đổ?
Gordon Chang, nhà phân tích kinh tế chính trị đã làm việc 20 năm tại lục địa Trung Quốc, trong tác phẩm The Coming Collapse of China xuất bản 2001 tiên đoán Trung Cộng sẽ đổ vào năm 2011. 
Lý do, theo Chang trong phần hỏi đáp về tác phẩm của ông, đã viết: “Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Cộng, xây dựng một xã hội bất bình thường và cô lập chính nó từ các quốc gia khác. Hệ thống đó có thể tồn tại mãi cho đến khi Trung Cộng biệt lập từ thế giới, nhưng những người kế tục Mao đã tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khi một quốc gia trở nên hội nhập nhiều hơn với các quốc gia khác, một lực đẩy áp dụng cho toàn thế giới – chính trị, kinh tế và xã hội – cũng ảnh hưởng Trung Cộng. Tại một điểm trong tiến trình này, hệ thống bất bình thường của Mao sẽ bị bỏ rơi vì về căn bản không thích hợp với vai trò mà Trung Cộng tìm kiếm trong hệ thống quốc tế. Một thời gian ngắn, chính phủ Trung Cộng sẽ không còn khả năng để đáp ứng với các thách thức của một xã hội mở rộng và năng động”.
Trung Cộng không đổ như Gordon Chang đoán. 
Thận trọng hơn Gordon Chang, công ty Strafor, một công ty thông tin tình báo chiến lược toàn cầu hiện do George Friedman làm Chủ tịch Chấp hành, trong Dự đoán Thập niên công bố ngày 21 tháng Giêng, 2010 cho rằng nền kinh tế Trung Cộng sẽ đổ trong vòng 10 năm tới. Trả lời thay mặt cho Strafor, Peter Zeihan, phó chủ tịch công ty, giải thích lý do: “Chúng tôi đã phân tích vấn đề này trước đây về một hệ thống kinh tế Trung Quốc bất ổn và chúng tôi nghĩ sự bất ổn đó đạt điểm vỡ khi các mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc bùng ra và tan nát”.
Bước vào năm thứ năm của thập niên, Trung Cộng vẫn chưa đổ theo ước tính của Strafor.
Tuy nhiên, dù không xảy ra như Gordon Chang dự đoán hay chưa xảy ra như Strafor ước tính, cả hai và rất đông các nhà phân tích kinh tế chính trị, đều có một nhận xét căn bản rất giống nhau rằng Trung Cộng sớm muộn cũng sẽ đổ vì phải đương đầu với những khó khăn không thể vượt qua.
Những vấn đề của Trung Cộng
Dân số già nua
Dân số tại các quốc gia tiên tiến có khuynh hướng tăng chậm và điều này có nghĩa tỉ lệ người cao tuổi ngày tăng cao so với thế hệ vừa sanh. Thế nhưng, tại Trung Cộng mức độ chênh lệch đó cao nhất trên thế giới. Giai đoạn hòa bình sau năm 1949 với chính sách kiểm soát dân số còn tương đối lỏng lẻo là cơ hội cho một số rất đông dân được sinh ra. Lớp người này sau đó trở thành lực lượng lao động chính trong giai đoạn hội nhập vào thế giới đầu thập niên 1980, giúp thúc đẩy nền kinh tế và giữ chi phí y tế an sinh xã hội thấp. Người dân trong giai đoạn này làm nhiều nhưng tiêu ít. Điều kiện đó đang bị đảo ngược. Hiện nay Trung Cộng là xã hội tiêu thụ nhưng có ít trẻ con hơn người già. 
Theo ước tính của đề án PewResearch Global Attitues Project, năm 2050 Trung Cộng sẽ chỉ tăng 25 triệu so với 400 triệu của Ấn Độ. Các phân tích dân số ước tính Trung Cộng đang trở nên quốc gia không chỉ già nhất thế giới mà còn già nhanh nhất thế giới. Trong thời gian vài năm nữa, Trung Cộng sẽ là viện dưỡng lão khổng lồ. Một quốc gia già nua có nghĩa các chi phí an sinh xã hội, dịch vụ y tế cũng gia tăng một cách tương ứng và là một gánh nặng không chịu nổi cho đất nước 1.4 tỉ dân. Lực lượng lao động phần lớn được dùng trong giai đoạn sản xuất dây chuyền, thiếu sáng tạo kỹ nghệ mang tính tiên tiến và khai phá. Phần lớn hàng hóa, dù tiêu dùng hay kỹ thuật cao cấp cũng được phát minh, sáng chế từ nước khác. 
Tham nhũng
Tham nhũng xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng tại các nước do đảng CS cai trị tham nhũng không chỉ trầm trọng mà còn có tính đảng. 
Gọi là tính đảng bởi vì tình trạng tham nhũng phát sinh ngay trong lòng cơ chế chính trị, do cơ chế nuôi dưỡng, tràn lan sang các bộ phận của hệ thống và dần dần làm hư thối toàn xã hội. Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đều đưa mục tiêu chống tham nhũng lên hàng đầu nhưng cả hai đều biết tham nhũng sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của đảng CS. Các chương trình chống tham nhũng “đầu voi đuôi chuột” được phát động ồn ào và đầu hàng chỉ sau 18 tháng. Lý do, bịnh ung thư tham nhũng lan quá rộng và quá sâu đến các bộ phận sinh tử của đất nước, nhất là trong quân đội. 
Sự phân cách giàu nghèo xảy ra tại hầu hết các nước phát triển, trong đó, một vài phần trăm người dân sở hữu một nguồn lớn của cải xã hội. Tại Trung Cộng, chỉ một phần trăm trong tổng số trên một tỉ người sở hữu 40 phần trăm của cải. Điều khác giữa Trung Cộng và các quốc gia tư bản là số tài sản mà một phần trăm nắm giữ tại Trung Cộng là do tham ô, hủ hóa, là máu xương, mồ hôi nước mắt của người dân làm ra.
Thiếu tính chính danh lãnh đạo đất nước
Theo tác giả Ross Terrill trong tác phẩm The New Chinese Empire tại Trung Cộng chủ quyền của con người không tồn tại ngay cả trong lý thuyết chứ đừng nói chi là thực tế. Mọi quyền hạn đều tập trung trong tay đảng nhưng không ai bầu đảng CS, không ai trao cho đảng quyền lãnh đạo. Trong thời kỳ mới mở cửa, người dân tập trung xây dựng cuộc sống sau khi vừa bước ra khỏi thời tem phiếu nên có khuynh hướng chấp nhận hay không quá quan tâm đến việc ai lãnh đạo mình nhưng thái độ đó đang thay đổi nhanh chóng. 
Tại Trung Cộng không có một cơ quan, đoàn thể xã hội nào mà không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS. Mặc dù quốc gia có nhiều ngàn tờ báo nhưng không có tờ báo nào đưa vấn đề chính sách ra bàn cãi. Khi mức độ hội nhập vào thế giới gia tăng sự bất mãn trong quần chúng đối với đảng và nhà nước CS cũng gia tăng. Theo giáo sư David Shambaugh, đại học George Washington, mức độ trấn áp hiện nay tại Trung Cộng lên cao nhất kể từ năm 1989.
Bất ổn xã hội
Theo Gini Index, tiêu chuẩn đo lường mức độ mất cân xứng trong việc phân phối lợi tức gia đình, Trung Cộng là một trong số mười phần trăm mất cân xứng nhất trên thế giới. Hiện nay các sinh viên tốt nghiệp đại học không có công ăn việc làm tốt như các thế hệ sinh viên trước đây. 
Các thành phần giàu có đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài để mua tài sản cố định và tìm cách định cư. Theo thống kê của Shanghai ‘s Hurun Research Institue thực hiện vào tháng Giêng, 2014, có đến 64 phần trăm trong số 393 người giàu có được thăm dò đang tính hay sẽ tính di chuyển ra nước ngoài. Mỗi năm tại Trung Cộng có 200 ngàn cuộc biểu tình trong các mức độ và hình thức khác nhau, từ những cuộc biểu tình đẫm máu ở Tây Tạng, Xinjiang cho đến các đình công nhỏ trong các công ty. 
Xã hội bưng bít Trung Cộng không thể thích nghi với thế giới luôn đổi thay và sinh động. Các chính sách tự diễn biến trong suốt 25 năm qua của các lãnh đạo Trung Cộng đều có tính cách chiến thuật, phòng thủ, vá víu từng giai đoạn. Trung Cộng gặp ít nhiều may mắn về cung ứng hàng hóa rẻ cho thị trường thế giới trong giai đoạn đầu của toàn cầu hóa nhưng về lâu dài khi mức cung cầu được bão hòa, mức độ phát triển kinh tế sẽ chậm lại. Các lãnh đạo Trung Cộng biết điều đó nhưng biết là một chuyện mà vượt qua được hay không là chuyện khác. Đổi mới quá xa Trung Cộng sẽ trở thành Liên Xô năm 1991 mà không đổi mới cách mạng cũng sẽ bùng vở từ trong lòng quần chúng. 
Ô nhiễm
Đây là lãnh vực mà Trung Cộng giữ kỷ lục hàng đầu thế giới trong nhiều năm chưa có đối thủ tranh giành được. Điều kiện an toàn hầm mỏ, Trung Cộng cũng được vào mức tệ hại nhất thế giới. Nước, không khí, kỹ nghệ bị ô nhiễm là nguồn của các bịnh ung thư và các bịnh liên quan đến bộ phận hô hấp. Tuy che đậy, chính phủ Trung Cộng phải thừa nhận 70% sông, hồ bị ô nhiễm. Năm 2007, World Bank trong một tổng kết đã tố cáo tình trạng ô nhiễm tại Trung Cộng là lý do cho 760 ngàn trẻ em chết non và các bệnh hô hấp khác. 
Hai tác giả Joseph Kahn và Jim Yardley của New York Times trong bài điều tra năm 2007 cho rằng tình trạng ô nhiễm đe dọa vai trò lãnh đạo của đảng CSTQ. Cũng theo bài điều tra này, 500 triệu người dân Trung Quốc không có nước uống an toàn vệ sinh. Chỉ vỏn vẹn 1 phần trăm dân chúng thở không khí với mức độ trong lành tương tự như một người dân Âu Châu thở. Đảng và nhà nước CSTQ công bố hàng loạt các chương trình bảo vệ môi trường nhưng không đạt kết quả bởi vì người dân không có quyền góp ý và báo chí không được phép phê bình.
Chủ trương của Mỹ trước viễn ảnh Trung Cộng đổ: một chính sách hai phương cách (dual-track policy) 
Vì có nhiều ẩn số chưa giải đáp nên không ai có thể có một câu trả lời dứt khoát Trung Cộng sẽ chuyển hóa qua tự do dân chủ trong hòa bình hay sẽ trở thành một hay nhiều nước tự do sau một cuộc chiến tranh đẫm máu. Để đáp ứng cả hai tình huống, Mỹ áp dụng một chính sách hai phương cách (dual-track policy) đối với Trung Cộng. 
Giáo sư Aaron L. Friedberg, thuộc đại học Princeton và nguyên Phụ tá An ninh Quốc gia tại văn phòng Phó Tổng Thống vào năm 2005, giải thích chính sách này gồm hai mặt: vừa hợp tác xuyên qua ngoại giao, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục nhưng đồng thời cũng tăng cường quân sự để đáp ứng với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng trong vùng Đông Á qua các hợp tác quân sự với Úc, Nhật, Nam Hàn và Philippines. 
Khả năng tốt đẹp nhất cho Mỹ và nhân loại là thông qua mậu dịch và hợp tác, Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Cộng từng bước chuyển hóa sang xã hội tự do. Tuy nhiên, sau mấy chục năm theo đuổi từ Nixon đến Obama, mục đích giải phóng chính trị trong hòa bình cho Trung Cộng ngày càng xa thêm. 

Sự thất bại của chủ trương một chính sách hai phương cách (dual-track policy)
Chủ trương chính sách hai phương cách (dual-track policy) với Trung Cộng đã chứng tỏ không thành công. Mặc dù không công khai tuyên bố, mục đích của Trung Cộng là làm bá chủ biển Đông, và điều đó đi ngược lại quyền lợi tối quan trọng của Mỹ và đông minh tại Á Châu.
Về mặt đối nội, cải cách chính trị sẽ diễn ra tại Trung Cộng trước mắt cũng như lâu dài. Kinh nghiệm đổi mới tại Liên Xô trước năm 1991 cho lãnh đạo CSTQ biết đổi mới quá đà sẽ dẫn đến những phản ứng xã hội ngoài tầm kiểm soát của đảng. 
Về mặt bang giao quốc tế, Trung Cộng không hành xử với tư cách một cường quốc có trách nhiệm, cụ thể qua việc Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa và việc Iran thí nghiệm nguyên tử. Ngoài ra, trong lúc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Cộng lại gia tăng với mục đích nắm phần ưu thế, ít nhất tại vùng Đông Á Châu. Lãnh đạo Trung Cộng mặc dù mạnh về kinh tế nhưng luôn sống trong nỗi bất an bị Mỹ bao vây và lật đổ. 
Cách mạng bạo động
Lịch sử Trung Quốc cho thấy rất ít khi một biến cố chính trị diễn ra trong êm đẹp. Khả năng rất thấp cho một cuộc cách mạng nhung, cách mạng da cam, hoa lài diễn ra tại Trung Cộng. Cách mạng tại Trung Cộng sẽ là cách mạng máu. Vũ khí của giới cầm quyền dù có hiện đại bao nhiêu cũng không thể ngăn chận được sức mạnh của toàn dân khi họ đã quyết tâm đứng dậy.
Một yếu tố mà lãnh đạo Trung Cộng không dự đoán được là sự phẩn uất bùng nổ của 1.4 tỉ dân. “Năm nọc độc” như bộ máy tuyên truyền Trung Cộng gọi gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó bốn “nọc độc” nằm ngay trong lục địa và sẽ trở thành lực lượng quyết định số phận của đảng CSTQ. 
Mặc dù phong trào CS trên phạm vi thế giới không còn tồn tại, sự cách ngăn về ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Cộng quá lớn để đặt qua một bên bởi vì ý thức hệ ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa hai chính phủ. Điều rõ ràng rằng nếu Trung Cộng là một quốc gia dân chủ, sự xung đột quyền lợi sẽ không trầm trọng như xung đột giữa Mỹ dân chủ tự do và Trung Quốc độc tài CS. Khi cách mạng bùng nổ, Mỹ và Tây Phương, vị lợi ích kinh tế chính trị, sẽ ủng hộ các lực lượng dân chủ. 
Phản ứng của lãnh đạo Trung Cộng trước thời điểm đổ
Sinh mạng của chế độ CSTQ gắn liền với phát triển kinh tế. Từ 1980 đến 2011 nền kinh tế Trung Cộng tăng trưởng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Mức phát triển đó không bao giờ trở lại. Nhà phân tích Bob David của tờ The Wall Street Journal nhận định trong mười năm tới kinh tế Trung Cộng chỉ phát triển từ 3.9 phần trăm. Một số nhà phân tích khác bi quan hơn khi cho rằng kinh tế Trung Cộng chỉ tăng 1.6 đến 1.7 phần trăm. Mức phát triển đó là một mức chậm tại các nước kỹ nghệ nhưng là một tai họa nếu xảy ra tại Trung Cộng. 
Điều gì sẽ xảy ra? Trung Cộng theo lý thuyết buộc sẽ giảm cường độ các xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng để tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, theo Andy Morimoto phân tích trong Can China Fall Peacefully? đăng trong The National Interest ngày 19 tháng 11, 2014, lúc đó Trung Cộng sẽ phát động chiến tranh để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS. 
Bằng chứng, trong thập niên 1950, Trung Cộng thay vì tập trung tái thiết kinh tế sau cuộc chiến tranh dài, đã phát động chiến tranh Triều Tiên để củng cố vai trò của đảng. “Sự xúi dục của nước ngoài” thường là bình phong để thanh trừng nội bộ đảng. Edward Wong, sử gia về Trung Quốc, trên New York Times ngày 11 tháng 11, 2014 trong bình luận In New China, ‘Hostile’ West Is Still Derided, Tập Cận Bình trong khi trải thảm đỏ chào đón TT Mỹ Barack Obama, cùng lúc đã ca ngợi blogger Zhou Xiaoping như có “tinh thần tích cực” vì blogger này đã viết bài chống Mỹ. 
Cũng theo Andy Morimoto, làm việc tại Hội Đồng Chicago Về Các Vấn Đề Thế Giới, “viễn ảnh hòa bình tại Á Châu không nhiều hứa hẹn” và ông đề nghị chính phủ Mỹ thay vì dùng hai phương cách nên tập trung vào việc tăng cường quân sự tại Á Châu bởi vì tiên đoán hợp lý nhất vẫn là chiến tranh sẽ bùng nổ trong tương lai.
Lối thoát của Việt Nam
Để giới hạn hay giảm nhẹ mức ảnh hưởng của chiến tranh, chọn lựa duy nhất của Việt Nam là phải thoát ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng trước khi Trung Cộng đổ. Không có cánh cửa nào khác hơn là dân chủ. Tuy nhiên lãnh đạo CS Việt Nam không có khả năng đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng bằng con đường dân chủ. 
Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Giêng 1950, đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Từ đó, CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn, cách mặc. Đọc các tài liệu quốc tế trong thời kỳ chống Pháp để thấy Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm cho được Điện Biên Phủ. Máu xương của bao thanh niên Việt Nam đổ xuống trong chiến tranh chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh có thể phát xuất từ lòng yêu nước chân thành nhưng đã bị CSVN và CS quốc tế lợi dụng từng nắm xương, từng giọt máu. 
Và hôm nay, Trung Cộng là mảnh ván duy nhất còn lại để lãnh đạo CSVN bám vào. Dù thỉnh thoảng vẫn giả giọng hát bài ca yêu nước, thương dân, lãnh đạo CS biết không có mảnh ván Trung Cộng, chế độ CSVN sẽ chìm. Chọn lựa duy nhất cho một Việt Nam dân chủ vẫn thuộc về các thành phần Việt Nam yêu nước và không Cộng Sản.
Bài học Latvia độc lập dân chủ trước khi Liên Xô đổ
Latvia là quốc gia nhỏ, hiện theo thể chế Cộng Hòa vùng Baltic, thủ đô Riga, có dân số thống kê năm 2010 là 2 triệu người, có chung biên giới với Estonia, Lithuania, Belarus và Nga. Latvia độc lập năm 1918, nhưng bị Liên Xô chiếm năm 1940, bị Đức Quốc Xã chiếm năm 1941, bị Liên Xô chiếm lần nữa năm 1944 và sau đó trở thành nước CS trong hệ thống Liên Xô mãi cho đến khi chính thức độc lập năm 1991. Trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Latvia là quốc gia có mức phát triển kinh tế nhanh nhất Châu Âu. GPD trên đầu người năm 2013 của Latvia là 15,375 đô la. Hiện nay, Latvia hội viên của NATO, Liên Hiệp Châu Âu (EU), WTO, UN, IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Bằng việc chấp nhận Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia (The Declaration on Restoration of Independence of the Republic of Latvia), Latvia chính thức thoát ra khỏi quỹ đạo Liên Xô ngày 4 tháng 5 năm 1990, hơn một năm rưỡi trước khi Liên Xô đổ. 
Lãnh đạo của nền cộng hòa Latvia khẳng định họ không phải là một nước cộng hòa tân lập mà kế tục chế độ cộng hòa được thành lập từ 1918. Mặc dù đại đa số thành viên bỏ phiếu hay chấp nhận bản tuyên bố chưa sinh ra trong giai đoạn lịch sử 71 năm trước đó, họ biết rằng lịch sử Latvia là một giòng sông, có lúc êm đềm, có khi gềnh thác nhưng liên tục chảy. Giọt nước Latvia của thời điểm 1990 đã bắt đầu từ thượng nguồn Latvia năm 1918 đầy hy sinh gian khổ qua tay Hitler và Stalin, hai lãnh tụ độc tài tàn ác nhất trong lịch sử loài người. 
Mặc dù hiện nay Latvia có nhiều đảng, tổ chức chính trị nhưng trong thời điểm 1990, các lãnh đạo phong trào dân chủ Latvia theo đuổi các mục tiêu hết sức cụ thể và sáng suốt: 
(1). Tập trung mọi thành phần dân tộc dưới một mặt trận duy nhất là Phong Trào Dân Tộc Latvia (Latvian People’s Front) nhằm theo đuổi chỉ một mục tiêu là loại bỏ chế độ CS tại Latvia và thoát khỏi quỹ đạo Moscow.
(2). Kế tục nền Cộng Hòa đã ra đời năm 1918 thay vì thành lập quốc gia mới.
(3). Dứt khoát đứng về phía Tây Phương dân chủ ngay từ ngày đầu tuyên bố độc lập để sau đó được trở thành hội viên của Liên Hiệp Âu Châu (European Union) và thành viên của NATO.
(4). Vận dụng nhưng không bị gạt gẫm trước mọi cải tổ kinh tế chính trị của Mikhail Gorbachev.
(5). Từ chối đề nghị của Boris Yeltsin tham gia vào Khối Thịnh Vượng chung cùng với 11 quốc gia cựu Liên Xô trong hội nghị tại Kazakhstan để rồi khối này bị cuốn vào vòng kiểm soát của Nga cho đến hôm nay. 
Trong số 138 đại biểu bỏ phiếu chấp thuận bản Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia buổi sáng ngày 3 tháng 5 năm 1990 không phải đều có một quá khứ giống nhau nhưng cùng chia sẻ một ước vọng tương lai tươi đẹp cho dân tộc họ. Dân số Latvia chỉ vỏn vẹn 2 triệu người nhưng đã thắng Liên Xô hùng mạnh gấp ngàn lần hơn bởi vì không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh của đoàn kết dân tộc. 
Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.
_______________________________________
Tham khảo:
1. Yang Kuisong, Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973, Woodrow Wilson International Center for Scholar, 2002
2. Jung Chang and Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, Anchor Books, November 14, 2006 
3. Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Author Q&A, why will China Collapse?
4. STRATFOR'S TOP PREDICTIONS FOR THE NEXT DECADE: China Collapse, Global Labor Shortages, New American Dominance.
6. David Shambaugh, China at the Crossroads: Ten Major Reform Challenges, George Washington University, October 1 2014
7. Pollution in China, Wikipedia.org
8. Steven Metz, U.S. Military Must Prepare for China’s Rise—and Fall , World Politics review,, April 23, 2014
9. Bucking Beijing, An Alternative U.S. China Policy 
10. Chinese Military , The Lowy Institute.
13. How Democracy is Latvia, Commission of Strategic Analysis, Latvijas Universitate, 2005
15. Latvia 1990-2010 Twenty years of independence

***********************
Có những sự thật không cãi được. 
Huy Phương

Một bản tin ngắn, rất tầm thường ở Việt Nam, không chắc làm cho bạn quan tâm, đau lòng, đó là bản tin từ Hà Nội, cho biết nạn bẻ kính chiếu hậu xe hơi bắt đầu tràn lan. Chỉ với một chiếc Porsch Panamera giá $200,000 đã được quân gian chiếu cố, chỉ trong hai năm, đã bị bẻ kính bảy lần. Ngay một sinh viên trường Cao Ðẳng Văn Hóa-Thể Thao Hà Nội, Ðặng Huy Việt, trước đây cũng từng là thủ phạm loại ăn cắp vặt này. Theo tôi, trong cái thời buổi tệ mạt này, rõ ràng là chuyện “trăm năm trồng người” đã có kết quả hay hậu quả đau lòng.

Càng sống lâu trong xã hội chủ nghĩa, con người càng thiếu đạo đức. 

“Trăm năm trồng người...”

Một trong những “danh ngôn” của Hồ Chí Minh được CSVN ca tụng nhất là câu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” nhưng trẻ em“quàng khăn đỏ” ít đứa nào biết tới ông Quản Trọng bên Trung Cộng là tác giả chính hiệu danh ngôn này, đã bị “bác” bứng nguyên cây về trồng trong vườn nhà“bác.” Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản Tử, nguyên văn là: "Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân." (Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu; kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu).

Những gì “bác” đã gieo giống, chăm sóc, tưới nước bón phân, ngày nay rõ ràng là đã có kết quả. Sách Minh Tâm Bảo Giám, chương Kế Thiện, có câu: “Trồng dưađược dưa, trồng đậu được đậu. (Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu). Không ai gieo hạt chanh chua mà lại hái được giống cam ngọt, nói đơn giản, gieo nhân nào thì gặt quả nấy!

Hạt giống độc địa ấy từ ngày được Hồ Chí Minh mang về gieo trong khu vườn nhà đã như là “loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời”
như câu nói của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, khi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản. Sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, nơi Bắc Việt gọi là vùng tạm chiếm,
tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, như những chuyện băng đảng nhóm xã hội đen, cướp của giết người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.

Lúc đầu, nói về tình hình trật tự xã hội, đề cập đến những điều xấu xa đầy rẫy này, đảng cộng sản tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho đó là hậu quả, tàn dư của chế độ cũ để lại, chỉ đích danh là Mỹ, Ngụy, nhưng rõ ràng là sau hơn 39 năm “làm chủ” đất nước, thực tế ngày nay không thể còn đổ lỗi cho ai.

Sau nữa là cả nước từ 60 năm nay, dưới sự cai trị của đảng, do chủ trương của đảng, là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!” Vậy thì những gì được ghi nhận hôm nay là thành quả chiếu sáng từ tấm gương ấy, đó là chân lý, mà chân lý này không bao giờ thay đổi. Không ai dám hỏi Hồ Chí Minh thực sự có đạo đức hay không, và cả đất nước mù quáng tin theo những gì đảng nhồi nhét từ những đứa trẻ, làm đông đặc đầu óc thanh niên, bắt người ta tin vào những chuyện không có thật.

Hậu quả là ngày nay cả nước nói dối như cuội.
Hậu quả là ngày nay cả nước ai cũng gian dối để sống.
Hậu quả là ngày nay, lý tưởng của cuộc sống là đồng tiền.

-Ở xã hội ấy cái gì cũng mua được bằng tiền, cái gì cũng được đem bán, và người ta sẵn sàng bán đi những cái gì quý nhất.

- Ở xã hội ấy, người ta không biết hổ thẹn vì nhân cách, nhưng cảm thấy hổ thẹn khi thua sút những người chung quanh vì cái nhà, cái xe, cái điện thoại, cái xách tay...

- Ở xã hội ấy, ai cũng muốn bỏ đi, những ai còn ở lại là không đi được, hay đang còn kiếm được tiền để chuẩn bị đi hay lo cho những người đã đi.

- Con người là vốn quý như ai đó đã từng nói, nhưng một mạng người không đáng giá bằng một con chó!

- Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.

- Con người là vốn quý, nhưng công an, thế lực của chế độ, sẵn sàng đánh chết dân vì dân không chịu nhận tội mình không làm.

- Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người, nhưng người vá xe sẵn sàng rải đinh trên đường để cho tiệm mình đông khách, thêm lợi nhuận.

-Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người nhưng bọn phục vụ cho dân, ăn gian, làm dối, sống chết mặc bay.

- Cộng sản đã từng ca tụng: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đỉnh cao trí tuệ loài người!” Hà Nội là lương tri của nhân loại! Báo Quân Ðội Nhân Dân đã ca tụng “đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam,”nhưng ngày nay nhân dân Việt Nam đi đến đâu đều được mọi người có những cái nhìn thiếu thiện cảm.
Nhật, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore... kết án người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác, bán dâm... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xa. Cả nhân viên nhà nước cũng buôn lậu, ăn cắp, hối lộ, vậy người Việt ra nước ngoài còn dám ngẩng mặt nhìn ai?

- Ở trong nước dân Việt đã bày tỏ dân trí bằng cách ẩu đả, chửi bới nhau để chen lấn mua bánh Trung Thu ở Hà Nội, giành giật đạp lên nhau để giành được một miếng sushi miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương, hỗn loạn trèo lên đầu nhau để mua bằng được lá ấn trong lễ khai ấn đền Trần, hôi của khi có tai nạn qua đường như rơi tiền, đổ bia...

Người ngoại quốc và các tòa đại sứ ở Việt Nam thì bắt đầu “sợ” dân Việt khi
những cây anh đào được đem từ Nhật đến bị đám đông nhào đến vặt sạch, chính phủ Hòa Lan tổ chức phát 3,000 chiếc áo mưa cho dân chúng để tỏ tình hữu nghị thì đám đông ào ạt, hung dữ nhào lên sân khấu cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.

- Chính giới trí thức trong nước, như Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã viết rằng,“Phải nói rằng kể từ khi đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái Chủ Nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người Việt Nam. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.”

Ai đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam, phải chăng là công ơn “bác Hồ,” cho nên hôm nay, chưa đến một trăm năm, mà việc trồng người của “bác” đã có kết quả “khả quan,” đưa đất nước vào chỗ lụn bại, tha hóa.

Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải vôi, kêu la là “chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với nhân dân !” 
Huy Phương


**************************

Người Dân Hưởng Ứng Phong Trào “Tôi Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”

Cầu mong phong trào này mỗi ngày một lớn mạnh và bành trướng khắp nước VN !


Dân Hưởng Ứng Phong Trào “Tôi Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam


Nhật Nam: Bên lề Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 10 Khóa 11 của đảng cộng sản Việt Nam, một số nhà hoạt động tại Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”.

Họ in hoặc viết câu khẩu hiệu “Tôi không thích ĐCSVN” lên giấy, rồi cầm tấm khẩu hiệu đó khi chụp hình và đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook. Họ viết thêm những lý do vì sao không thích ĐCSVN như: “nói một đằng làm một nẻo”, “vì trong đảng đó toàn là sâu, chuột”, “vì những kẻ tham nhũng đều là đảng viên”, …

Trong giai đoạn 2010 đến nay, nền kinh tế Việt Nam liên tiếp gặp những khó khăn, suy thoái, không chỉ do tác động của kinh tế thế giới, mà còn do sự điều hành kém của CSVN. Tình hình đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng, nạn tham nhũng ngày càng tệ hại. Bên cạnh đó là sự yếu hèn của CSVN trước Trung Cộng và những đòn trấn áp với giới đấu tranh trong nước. Tất cả những điều trên đã khiến người dân trong nước “không thích ĐCSVN”.

Phong trào này không rõ do ai khởi xướng, cũng không có lời kêu gọi, phát động. Nó diễn ra ngay đúng ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Khóa 11 của đảng cộng sản Việt Nam. Nó mang nhiều ý nghĩa, thể hiện rõ nét suy nghĩ, tình cảm và lòng tin của người dân đối với Đảng CSVN ngày càng trở nên tồi tệ.

Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần này kéo dài 7 ngày, từ ngày 5 đến 12/1/2015. Hội nghị này sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề liên quan đến cơ cấu nhân sự cho Đại hội toàn quốc ĐCSVN lần thứ 12 sẽ diễn ra vào giữa năm 2015, kiện toàn các dự thảo văn kiện cho Đại hội Đảng CSVN – chủ yếu là 2 văn kiện báo cáo chính trị và kinh tế - xã hội và một số vấn đề nội bộ khác. Đây cũng là lần đầu tiên Đảng CSVN tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban bí thư của ĐCSVN.

Trước kỳ hội nghị này, các quan chức cấp cao như Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an, Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc Phòng, Vũ Đức Đam – Phó thủ tướng và một số nhân vật khác đã chỉ đạo “siết chặt quản lý việc truy cập, khai thác thông tin trên internet, ngăn chặn những thông tin xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, gây chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN” trước thềm hội nghị này và đại hội toàn quốc ĐCSVN sắp tới.

Tại Đại hội Thanh niên toàn quốc mới diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng có phát biểu 1 bài dài, trong đó có câu: “Thanh niên có “tâm” là phải yêu chế độ”. Một câu phát biểu bị cho là đánh tráo khái niệm, khiến nhiều người chỉ trích. Đa số người dân yêu nước thương nòi, nhưng đã quá ngán chế độ toàn trị và chính quyền tham nhũng của CSVN.

Chắc hẳn ông Trọng và các “đồng chí” của ông sẽ không vui khi thấy người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi cầm khẩu hiểu “Tôi không thích ĐCSVN”.

Thật đáng khâm phục những con người dũng cảm trong nước, dám công khai nói lên suy nghĩ của mình về chế độ CSVN, đặc biệt trong giai đoạn CSVN trấn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến như hiện nay. 















**************************