27/9/15

Cảm nghĩ về ngày văn nghệ 12.9 do hội VNPNVNTD Đức Quốc

Cảm nghĩ về ngày văn nghệ 12.9
                                                         do hội VNPNVNTD Đức Quốc 
  


 Hôm nay cũng là ngày lễ Vu Lan do chùa Phật Huệ tổ chức, như mọi năm tôi thường hay đến chùa để lễ bái, tụng Vu Lan và Báo Ân Phụ Mẫu để tưởng nhớ đến công ơn sanh thành của Cha Mẹ từ nhiều đời, nhiều kiếp, cũng như luôn khấn nguyện cho những người con luôn là con hiếu thảo trong cõi đời này. Mỗi lần như vậy tôi thường nhớ tới khi còn ở quê nhà, lòng luôn háo hức để được dâng lễ cho quí Chư Tăng sau mùa An Cư Kiết Hạ.
 Kể từ khi rời xa Quê Hương tôi luôn thao thức nhớ về Quê Cha đất tổ, nơi đó người dân tôi không còn được hưởng trọn vẹn niềm tâm linh với tôn giáo của mình, người dân tôi luôn sống trong cảnh lo âu, tự do tôn giáo bị đàn áp, có chăng chùa chiền, nhà thờ mọc ra như nấm chỉ là sự giả tạo, người CS mượn Tôn Giáo để chứng tỏ với thế giới bên ngoài rằng mình là đất nước tự do tôn trọng tín ngưỡng của người dân, đằng sau họ còn lợi dụng những người có tín ngưỡng để làm giàu cho chế độ
Tôi đến chùa vào lúc 11 giờ, thời tụng kinh đã xong, năm nay tôi không có ý định ở lâu vì lòng cũng muốn đi dự ngày văn nghệ do HVHTDPNVN tổ chức, lý do chính đáng mà tôi nghĩ chỉ vì muốn hỗ trợ tinh thần cho  HVHTDPNVN, đã gắng bỏ công sức ra làm chương trình này. Tới Wiesbaden vào lúc 2 giờ trưa, hôm nay trời nắng đẹp, dù vài ngày trước đó trời có hơi trở lạnh. Thành phố Wiesbaden cổ kính có truyền thống về văn hóa với tôi rất đẹp, nơi tổ chức nằm trên 1 con dốc, phong cảnh thật nên thơ…
Gần 4 giờ mà hội trường chỉ lưa thưa độ vài chục người, lòng tôi thầm nghĩ phải chăng hôm nay trùng hợp với nhiều nơi tổ chức, chùa và nhà thờ? ..
Rồi thì buổi văn nghệ cũng được khai mạc, chị Phi Nga với nét mặt tươi vui nhưng không kém vẻ trang trọng ra chào mừng quan khách. Chị giới thiệu nội dung đêm văn nghệ do nhiều hội đoàn đóng góp cùng các anh chị hội viên cũng như thân hữu đã đóng góp âm thầm đằng sau sân khấu
Chương trình được thực hiện bởi 2 thế hệ người VN:
- một là đã được nước Đức khoan dung từ năm 79-80,
 - hai là đã được sanh ra và trưởng thành trên nước Đức tự do và nhân bản này
Nội dung buổi văn nghệ bao gồm 2 khía cạnh:
1)  là nét đẹp cổ truyền VNVN.
2) là bộ mặt thật của XHVN ngày nay sau 40 năm đảng CSVN cai trị
Trong tinh thần đó, là một hội đoàn mang tính cách văn hóa, là một người dân sống tại nước Đức chúng tôi luôn tâm niệm và được nhắc nhở không nên quên cội nguồn, gốc rễ của mình, cho nên khi thực hiện buổi văn nghệ đó, chúng tôi tự cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sự thật; nói giùm những người dân Việt còn trong nước, những người không có quyền nói về những áp bức, bất công họ đang gắng chịu tại quê nhà. Chúng tôi có bổn phận phải phơi bày bề mặt thực tại của tầng lớp dân nghèo, những người bị cướp đất, cướp nhà lang thang sống vất vưởng nơi đầu đường xó chợ bên cạnh những hào nhoáng của thành phố được „đô thị hóa“ đến với những ai còn quan tâm đến Việt Nam.
Là một hội Văn Hóa, chúng tôi dùng tính cách trách nhiệm trong TỰ DO NGÔN LUẬN để vạch mặt nếp VĂN HÓA GIAN DỐI, LỪA ĐẢO của tập đoàn CSVN hiện tại trong nước, chúng đã ký kết về „Nhân Quyền Quốc Tế“, rồi trơ trẽn chà đạp những điều về nhân bản, nhân quyền,. mà họ đã ký kết, bất chấp Liên Hiệp Quốc
Chúng tôi thực hiện buổi văn nghệ hôm nay nhằm gióng lên 1 tiếng chuông tuy nhỏ, nhưng nếu kiên trì với thời gian thì sự thay đổi sẽ xảy ra, sẽ tạo cho Quí Vị quan tâm đến VN một cái nhìn đúng sự thật, để chúng ta cùng thương mến và thương xót VN. Một Việt Nam mà chế độ phi nhân của nhà cầm quyền CSVN cố tình tạo ra nền văn hóa chỉ biết đến đồng tiền, tìm mọi cách để làm giàu cho cá nhân mình, bất chấp thủ đoạn, vô cảm với đạo đức làm người.
Thế hệ những người VN được nước Đức cho tỵ nạn CS như chúng tôi có bổn phận hòa nhập vào QH mới, thích nghi với nền văn hóa mới: đó là một điều không dễ, nhưng khó khăn hơn là làm sao chúng tôi giữ gìn được bản sắc tốt của Dân Tộc, nhất là đối với con em chúng tôi, thế hệ sanh ra và lớn lên trên nước Đức: làm sao tạo cho con em lòng yêu nước, yêu thương VN vốn đã xa lạ với chúng giờ lại càng xa cách!
Đưa ra bề mặt tiêu cực của VN để thương và để xót xa những người đân đang bị cướp đất bị cướp quyền làm ngươi, cũng là để nung nấu tinh thần tranh đấu cho một QHVN thật sự có TỰ DO DÂN CHỦ, cũng là để nhắc nhở đến thế hệ VN không được quên điều đó.

XIN HÃY TIẾP BƯỚC VỚI CHA ÔNG!
Xin cảm ơn Quí Vị đã lắng nghe,
Trân trọng kính chào Quí Vị
Thay mặt HVHVNTDĐQ
Nghe chị HT trình bày về ngày văn nghệ với hết cả tâm tình, lòng tôi bủi ngùi xúc cảm. 40 năm rồi! thời gian quá đủ cho một kiếp đọa đày cho Dân Tộc tôi dưới chế độ bạo tàn của con người CS. Nhìn lên sân khấu với tấm biển „THƯƠNG QUÁ VN“ bên góc phải hình ảnh người dân hiền hòa dắt trâu ra đồng cày ruộng, hình ảnh thuở QH thanh bình lòng tôi chùng xuống. Lạy Hồn Thiêng Sông Núi cho QH mình khỏi cảnh lầm than.
Có tiếng người quen sau lưng gọi khẽ, tôi quay lại nhìn, lòng vui mừng khi thấy hội trường đã gần như hết chỗ, khác hẳn với tôi và một số người nghĩ rằng người đến coi sẽ bị chia ra bởi hôm nay có nhiều nơi tổ chức, Tôi thầm cám ơn những người đến tham dự cho một ngày „THƯƠNG QUÁ VN“ vì đây là sự khích lệ lớn lao cho ban tổ chức
Chương trình thật hay, toàn màu sắc QH với sự tham dự của ca đoàn Wiesbaden bài hát „Bạch Đằng Giang“, „Bên Bờ Đại Dương“ do anh chị  Hy Dân+Hồng Lan trình bày, „
Đặc biệt trong chương trình có hoạt cảnh „hội Trùng Dương“  được diễn tả 3 dòng sông qua vũ điệu miền Bắc: tiếng sông Hồng; vũ điệu miền Trung: tiếng sông Hương và vũ điệu miền Nam: tiếng sông Cửu Long gợi lại cho ta cảnh thái bình, tình yêu đất nước VN qua giải đất cong cong hình chữ S được nối liền bởi 3 miền Băc Trung Nam

Phần cuối kết thúc chương trình đêm văn nghệ TQVN là hoạt cảnh „Nước mắt Mẹ VN“ rất cảm động: Màn kịch vô đầu. cảnh thanh bình của người dân, rồi khi CS vào bị CS đàn áp nên gđ phải dắt díu nhau đi vùng kinh tế mới để mưu sinh; Ở đây, họ lâm vào cảnh đói nghèo cộng thêm áp lực trên đe dưới búa của người CS, người mẹ trước cảnh khốn cùng đã tự thiêu để chống lại chế độ phi nhân của con người CS.



Giữa lúc người mẹ đang đổ xăng định tự thiêu thì những người con phát hiện được, cùng  nhau ôm mẹ ngăn lại. „Mẹ phải sống với chúng con“, 4 mẹ con ôm nhau khóc trong niềm tủi tủi thương thương

Từ sau sân khấu, 2 bên cánh gà, những người dân oan ùn ụt kéo ra với những biểu ngữ chống lại chế độ hung tàn. Đoàn người đi trong im lặng trong bóng tối chung quanh hàng ghế khán giả, cặp mắt sáng ngời, đầu ngẩng lên cao không khiếp nhược trước sự bạo tàn như những người dân oan trong nước, sống giữa lòng địa ngục trần gian của CS, họ không còn sợ sự đàn áp đê tiện nữa. Phải chăng họ là hóa thân của Bồ Tát, của Thiên Thần? cam chịu cảnh đọa đày để vạch bộ mặt vô luân của con người CS
Tất cả hội trường đều im lặng, hòa theo nhịp thở, cùng sống trong niềm khổ cực của người dân oan trong nước, đồng nhau hát lên bài CA GỬI VỀ QUÊ HƯƠNG CỘI NGUỒN.
Tất cả dân oan đều ngẩng cao đầu lên trong niềm hãnh diện của Mẹ VN, Mẹ Âu Cơ muôn đời bất diệt
Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây...
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây.. .
Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy.

Mang giòng họ của Lê, Lý, Nguyễn, Trần
Mẹ mặc cho con vải thô áo mầu lam
Mẹ dưỡng nuôi con dòng sữa Bắc,Trung, Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một lòng đập tan lũ hung tàn
Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
Gái Triệu Trưng bồ liễu đuổi xâm lăng
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Gươm Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ Bắc Bình Vương
Quyết một lòng đi giữ vững quê hương
Và còn nữa con của Mẹ toàn danh tướng
Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con....
Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc ?
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Lệ hồn ta rơi mãi nước tràn dâng
Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc giết phương Nam
Nhưng Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Quê hương mình trong TỰ DO ấm no
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con  tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng chung sức đắp xây
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây...
Không phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi.. Mẹ Việt Nam ơi... Mẹ Việt Nam ơi..
Tất cả những người đến tham dự đều xúc động, những ánh mắt long lanh, những bàn tay trong tay cùng xiết chặt nhau- không nói nhưng chúng con, những người con của Mẹ VN đều đồng lòng „KHÔNG PHẢN BỘI DÒNG SỮA THƠM NUÔI DƯỠNG. CHÚNG CON NGUYỆN ĐI DỰNG LẠI QUÊ HƯƠNG“
Mẹ Việt Nam ơi! Dù lạc loài nơi đất khách, nhưng máu và nước mắt của chúng con đã hòa cùng niềm đau của Dân Tộc, của những người con còn lại nơi Quê Nhà để giữ gìn mảnh đất thương yêu. Chúng con sẽ về, sẽ về trong màu cờ chiến thắng để xây dựng lại QH, để nối liền tình Bắc Trung Nam, con của Mẹ

 

  
Buổi tối tôi ra về, trời đổ cơn mưa tầm tã, trận mưa lớn như những ngày còn ở Quê Hương, 2 hàng nước mắt tôi tuôn chảy. Trời cũng khóc cho QHVN? Hay Mẹ Âu Cơ thương đàn con Mẹ lạc loài?
Mùa Vu Lan năm nay tuy không được cài hoa hồng, nhưng lòng tôi vui rộn rã, bởi vì tất cả đàn con của Mẹ đều thắp nén hương lòng, đều dâng cho Mẹ Việt Nam những cành hoa sen tinh khiết – „Hoa của tình thương muôn đời bất diệt“.
Mẹ VN  ơi! Chúng con sẽ gửi về Quê nhà những hạt giống an lành, những hạt giống của công bằng, của tình thương nhân loại mà bấy lâu nay nhà cầm quyền CSVN đã quên đi cội nguồn Dân Tộc


Xin chân thành cám ơn người viết kịch, cô còn trẻ lắm, tôi đã thấy nước mắt cô đoanh tròng sau vở kịch; Cô thương VN, cô đã sống cho người dân oan hay cô vui mừng đã nói lên được tiếng nói chia sẻ cho người dân hiền hòa?


Xin kính cám ơn nhà thơ Hoàng Phong Linh (tác giả bài hát Mẹ VN,) giờ này nơi phương trời Úc Châu, chắc Người sẽ vui vì đã trao truyền được cho thế hệ trẻ „Trái Tim Mẹ VN“
Lục Bình