Những “thiên thần” mất cuộc sống (Phần 6)
*
V. Văn hóa Nhân Bản và Phong Trào Đòi Miễn Giảm Học Phí.
Khi nói về giáo dục, người ta có thể khẳng định là không có một nền giáo
dục nào trên thế giới khả dĩ đem lại sự thành công, mà không cần có sự
cộng tác của gia đình, tôn giáo, môi trường xã hội cũng như sự hỗ trợ
đặc biệt từ chính quyền. Điều này cho thấy, vai trò của gia đình, của
tôn giáo, của xã hội rất là quan trọng, nếu như không muốn nói, nó có
sức mạnh quyết định cho sự thành bại của nền giáo dục và phát triển đất
nước.
Quay trở lại Việt Nam, ai cũng xác định là trẻ em Việt Nam rất hiếu học.
Hiếu học hơn nhiều các sắc dân khác. Rồi phụ huynh Việt Nam cũng là
những người trăn trở về việc học hành của con cái hơn cả. Họ sẵn sàng hy
sinh cho sự học hành của con nhiều hơn rất nhiều sắc dân khác. Nhưng
sau 70 năm CS áp đặt hệ thống giáo dục vô nhân bản tại đây, xã hội hôm
nay được những gì?
- Được lớp quan cán cộng từ cao nhất như Hồ chí Minh đến chủ tịch nước,
thủ tướng, nội các, tổ quốc hội, xuống hàng tỉnh, huyện, dân phường, dân
phố, xã thôn, cũng như hệ thống đảng cộng, không một kẻ nào không thạo
nghề buôn dân bán nước. Không một kẻ nào không rành nghề chặt chém, bòn
rút, khoét đục của công cũng như tư. Không một kẻ nào không tàn độc,
gian trá, lừa đảo. “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật,
kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao
nhất…" (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).
- Rồi với chủ trương đào tận gốc, trốc tận rễ “trí, phú” của nhà nước,
nên không tìm ra được một vài tri thức của xã hội. Nhưng CS lại đẻ ra
một tầng lớp “trí thức” Việt cộng, trong đó có một phần quan cán, viên
chức lãnh đạo các ngành, các cấp, không biết đến trường học, vẫn có bằng
tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Tất cả đều thành đạt bằng phương
ngôn mới. “phi đảng viên, bất tài phú”!
Khả năng phát triển công nghiệp sau 70 năm: Chuyện thật 100% là Cty
Canon Việt Nam muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm máy ảnh, máy in
và máy photocopy, đã tìm đến các DN nội địa để đặt hàng “món” đinh vít
đạt chuẩn ISO. Nhưng đến nay vẫn không có DN trong nước nào sản xuất
được! Chuyện của công ty Canon giống với việc TGĐ Vinamotor, dù có hàng
chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự
làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế, cứ vặn là trờn
ren (báo Tiền Phong).
- Tính sổ, thành quả lớn nhất của chế độ CS tại Việt Nam sau 70 năm toàn
trị là nó đã phá nát nền văn hóa nhân bản của dân tộc, mà xã hội miền
Nam ra công bảo vệ và phát triển trong suốt 20 năm từ 1954-1975. Cộng
sản đã tạo ra những thế hệ thanh niên bạc nhược không còn Lý Tưởng và
Mục Đích sống vì con người, vì đất nước. Tất cả sẵn sàng làm nô lệ. Họ
vô cảm, ích kỷ trước thời cuộc. Rất lạnh lùng và tàn độc với chính đồng
bào mình.
Nếu cứ cái XHCN này mà tiến, 20 năm nữa Việt Nam sẽ ra sao? Không ai có
thể đưa ra được một đáp án khả dĩ trả lời cho thời điểm ấy. Tuy nhiên,
người ta có thể nhìn thấy trước những sự việc như sau: Chính trị, sẽ
hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng, nếu chưa mất tên nước Việt Nam thì đã
là một điều may mắn. Về văn hóa, ngôn ngữ của 20 năm sau, tiếng Tàu có
thể ngang bằng hoặc lấn tiếng Việt trong học đường và lần chiếm xã hội.
Kinh tế, sự giàu nghèo giữa quan cán và dân thường sẽ cách biệt hơn. Với
bên ngoài, càng tụt hậu, thua xa các nước trong vùng. Đời sống, con
người sẽ hung bạo gian trá hơn vì theo Hồ chí Minh để kiếm ăn và làm nô
lệ.
Nếu đây là một bức tranh ảm đạm cho Việt Nam ngày mai, chúng ta sẽ cứu
vãn được gì khi cộng sản vẫn còn tồn tại? Rõ ràng chuyện này không hề
đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm được một số việc để tự bảo vệ
lấy con cái của mình bằng cách:
B. Giữ tuổi thơ ở với gia đình
Trong gia đình: Âm thầm tẩy chay, không hỗ trợ, không cho trẻ vào đội
thiếu nhi quàng khăn đỏ. Tìm cách phản biện, giới hạn, trì hoãn và kiểm
soát giờ ra khỏi nhà của con trẻ đi tham dự họp hội đoàn thể của CS. Tạo
cho trẻ những cuộc đi chơi chung với những gia đình, bạn bè, người
thân. Đừng bao giờ lập lại những câu chuyện của cái loa kèn, bất lương
quảng cáo về HCM trong gia đình. Không bao giờ, hay cố gắng hạn chế mở
tivi với các chương trình mà cộng sản huấn luyện tuyên truyền cho trẻ
qua những bài hát bẩn thỉu, mất vệ sinh như: “em hôn má bác” hay “ai yêu
thiếu nhi…”. Thay vào đó là những chương trình lành mạnh để trẻ phát
triển về nhân cách và làm người.
Kế đến, hãy yêu thương và nói cho con trẻ trong những thời khắc tốt đẹp nhất về câu chuyện. "Mẹ đi chợ nghe người ta bảo Hồ chí Minh giết người, giết cả vợ và từ con. Thật lạ quá!?". hoặc “con ơi, mẹ chỉ có một điều cho con, đừng gian dối, dẫu con gặp nó ở mọi nơi, mọi chốn”!
Khi nói những chuyện này với trẻ, hãy nhớ một điều tiên quyết là: Tuyệt
đối không nên có phản ứng khi con trẻ nói ngược lại. Tuyệt đối, không
tạo thành câu chuyện tranh cãi qua lại. Những câu chuyện này sẽ tự nuôi
đứa trẻ lớn khôn và tìm ra sự thật. Sự thật trẻ tìm ra sẽ chính là nguồn
sống, tạo dựng cho một xã hội lành mạnh trong tương lai.
Vào Xã hội, chúng ta có hai phương cách. Trước tiên, đề nghị hội Hướng
Đạo Việt Nam, hội thiếu nhi Phật tử, hội Thiếu Nhi Nguồn Sống (thay vì
tiêu cực là TT) bên Công Giáo, nếu có thể hãy tổ chức thêm nhiều đoàn,
phát triển thêm nhiều huynh trưởng. Khuyến khích các huynh trưởng chia
thành nhiều nhóm nhỏ ở mọi nơi, mọi chốn khả dĩ đáp ứng được cho nhu cầu
quy tụ của trẻ. Trong những sinh hoạt lành mạnh này, hãy dạy cho trẻ
hiểu biết về những sinh hoạt xã hội, giúp ích cho đời, biểu lộ tình
người trong nhân quần xã hội. Hãy giúp các em quy tụ lại với nhau trong
cùng mục đích Chúng ta cùng tiến bước để xây dựng đất nước. Giúp trẻ học
làm công tác xã hội, nhặt rác, giữ gìn vệ sinh ngay trong khu xóm mình
đang ở. Phần các phụ huynh, xin hãy vì tương lai của con cái, của xã
hội, tích cực thúc dục con cái tham gia và hỗ trợ các tổ chức này một
cách đặc biệt. Đây chính là phương cách, dù nhỏ, nhưng đủ khả năng trui
rèn những chìa khóa tốt, mở ra một tương lai mới cho Việt Nam.
C. Học phí, chỉ tiêu của sách lược ngu dân/ Rào cản của dân trí.
Phương cách giữ trẻ ở lại trong gia đình hoặc giúp trẻ tham gia các hội
đoàn, dù có kết quả tốt thì vẫn chỉ là hình thức tiêu cực, mang tính đơn
lẻ giúp trẻ thơ tránh né bớt tầm ảnh hưởng nặng nề của lối giáo dục vô
đạo của cộng sản mà thôi. Nó không thể giải quyết được vấn đề vì gặp
nhiều trở ngại. Thí dụ, cuộc sống tất bật của các phụ huynh trong việc
tìm chén cơm manh áo cho gia đình, lo tiền học phí cho con đã là những
trở ngại.
Theo những tin tức gần đây cho thấy, kể từ 01/7/2015, mức trần học phí
sẽ tăng lên 340.000 đồng thay vì 240.000 như hiện nay (chưa kể những phụ
thu linh tinh khác). Giá biểu cho các cấp sẽ là:
*. Học sinh mầm non & phổ thông: phải đóng từ 40.000 – 200.000 đồng.
Cộng chung các lệ phí khoảng 500,000/ năm. Học sinh cấp 2 từ lớp 6-9
800,000/năm. Cấp 3 trung bình 1,200.000/năm. Xin đọc thêm thông báo:
Phụ huynh Nguyễn văn M. cho con theo học tại Trường TH Nguyễn Du bức xúc: “Đầu năm học 2015 tôi phải đóng cho con số tiền hơn 1,2 triệu gồm rất nhiều loại phí không thể kể hết”(báo Dân Trí) Ấy là chưa nhắc gì đến bậc cao đẳng, đại học.
Chỉ với giá biểu học phí phải đóng tối thiểu như kể trên. Chúng ta đã
nhìn ra gánh nặng, nếu như không muốn nói là sự thất vọng của phụ huynh
có 2,3 cháu trong tuổi đến trường. Bởi lẽ, đem học phí để so sánh với
mức thu nhập lợi tức của đầu người với sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay,
chúng ta sẽ có đáp số. Y tá tốt nghiệp lương khoảng 3.000.000 đồng/
tháng. Công nhân bốc vác trên dưới 1.700.000 đồng/tháng. Tài xế xe đò
liên tỉnh khoảng 3.700.000 đồng/tháng, họ làm sao đủ sống? Hoặc với chỉ
số lương quá thấp của cán bộ nhân viên cấp phường khóm, xem ra là họ chỉ
đủ để mua gạo nuôi sống gia đình qua từng ngày, lấy tiền đâu đóng học
phí cho con? Để giải quyết vấn đề đời sống, học phí và học thêm cho con,
buộc các cán bộ công nhân viên phải hối lộ, góp tay vào việc rút ruột,
tham ô, trộm cắp trong tất cả mọi chương trình hay dự án của nhà nước
chăng?
Như thế, đứng trước rào cản dân trí, một sách lược ngu dân của CS, chúng
ta phải chọn một bước tiến tích cực hơn để tự cứu lấy mình. Bước tiến
ấy chính là việc chúng ta cùng nắm tay nhau, tạo dựng thành Phong Trào
Đòi Miễn Giảm Học Phí cho con. Phong trào này nhắm đến hai mục đích
“Đồng Hành để Phát Triển Đất Nước” và “Kiến Tạo Công Bằng Xã Hội”.
1. Đồng Hành để Phát Triển Đất Nước
Ai cũng mong cho đất nước giàu mạnh. Ai cũng mong được sống trong một
đất nước Tự Do, Dân Chủ, Tiến Bộ. Nhờ đó cuộc sống của con người được
hưởng thêm những tiện nghi, lợi nhuận từ xã hội. Chẳng ai muốn sống
trong một xã hội, ở đó đã không thiếu cảnh người bóc lột người, còn thêm
họa cộng đảng bạo tàn, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, muốn được hưởng
những tiện nghi phúc lợi từ xã hội tiến bộ, việc trước tiên đòi buộc
chúng ta phải cộng tác vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Muốn
đất nước phát triển, điều đầu tiên là phải đào tạo nhân sự cho các guồng
máy của xã hội. Muốn cho các guồng máy của xã hội chạy trơn tru không
có điều kiện nào cần thiết hơn là việc mở rộng chương trình giáo dục. Từ
nguyên tắc này, việc mở cửa trường, miễn giảm học phí cho học sinh,
sinh viên để mọi trẻ em đều có cơ hội đến trường học hỏi, tiếp thu văn
hóa, phát triển toàn diện về trí năng một cách tự nhiên để phục vụ con
người và xã hội là điều quan trọng nhất. Chúng ta không thể để học phi
là rào cản bước tiến của đất nước. Trái lại, phải cùng nhau đòi hỏi nhà
nước miễn giảm học phí để mọi người đều có cơ hội Đồng Hành để phát
triển đất nước. Không ai bị thải loại ra ngoài vì rào cản học phí.
2. Tạo Công Bằng xã hội
Mọi người công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế. Thuế trở thành một nguồn
tài chánh căn bản để điều hành và phát triển đất nước. Việc phát triển
đất nước không có điểm tựa nào cần hơn, lớn hơn là học đường. Theo đó,
học đường phải là nơi mở rộng cánh cửa, tạo cơ hội đồng đều cho mọi công
dân, và con cái của họ đến để học tập, ngõ hầu tiếp tục góp bàn tay vào
việc xây dựng và phát triển đất nước. Học đường không phải là nơi dành
đặc quyền đặc lợi cho con cán bộ, người có tiền. Và chính phủ phải là
đơn vị bảo đảm cho sự công bằng này. Bởi vì, tiền thuế của người dân
đóng góp phải chi đều vì lợi ích quốc gia, không được dùng vào việc bào
vệ một nhóm người, một tổ chức, một đảng phái dù là đảng đang cầm quyền.
Theo tin trên báo, ngày 11/11/2014, Chính phủ VC ban hành Nghị định số
103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm
việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ
quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp
dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 tới đây như sau: Vùng I:
3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000
đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Cách riêng, mới đây, trong
báo cáo gửi QH, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng mức lương
hiện hành của bộ trưởng hiện nay chỉ vào khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.
(Wikipedia)
Bình luận về vấn đề này, Nguyễn Vũ Bình, nguyên Biên tập viên của Tạp
chí Cộng sản cho biết: “Phải nói là cái mức lương 14,4 triệu đồng này,
nếu một gia đình Bộ trưởng có vợ và 2 đứa con, với mức tiêu của hiện tại
thì số tiền này chỉ đủ cho họ ăn sáng. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Đại
biểu Bến Tre cũng đưa ra một con số "kinh hoàng" khi ông Tỷ ví von: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Đó là những lời công bố do chính những viên chức cấp cao của nhà nước cộng sản đưa ra.
Cho đến nay, không có con số chính thức của nhà nước thông báo, Tuy
nhiên theo nhiều nguồn ước tính. Tổng số cán bộ nhân viên chính quy và
bán chính quy và thành phần ăn bám ở Việt Nam hiện nay có hơn 20 triệu
người, chiếm ít nhất 20% dân số. Nghĩa là cứ 10 người dân bất kể già trẻ
lớn bé phải cõng, nuôi hai cán bộ (lĩnh lương chính thức). Tỷ lệ đó ở
Singapore là 5,2%, Thái Lan 6,3% và Nhật 5,1%. Sở dĩ Nhật, Singapore,
Thái Lan, cũng như các nước tư bản khác có tỷ lệ người ăn lương nhà nước
thấp như vậy, vì họ không nuôi bất kỳ một tổ chức đảng đoàn viên nào,
dù là đảng cầm quyền.
Ở Việt Nam, ngoài hệ chính ngạch công chức mà Nguyễn Xuân Phúc, trong vai diễu PTT cho biết: “Việt
Nam hiện có 2,8 triệu công chức. Trong đó có khoảng 30% (tức 840.000
người) công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Ngoài số 30% công chức
“sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” mà Phúc nói đến, nhiều ý kiến cũng chỉ rõ
30% khác cần phải được "cầm tay chỉ việc" vì họ chỉ biết vác búa và cầm
dao mã tấu để bảo vệ đảng! Rõ hơn, Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Tháp đã có lần tiết lộ thực trạng là, “có 30% công chức làm việc đúng
giờ, 30% làm việc cầm chừng, còn 30% chỉ lĩnh lương.” (Dân Trí)
Đây là một vài con số tượng trưng cho cái hàng ngũ đông đảo ấy: UBND
phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê
(huyện Đông Triều) có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách
nhà nước… Riêng tại Sài Gòn, theo thông tư mới nhất của cái gọi là
UBNDTP cho biết, sẽ tổ chức lại HDND các cấp quận, huyện, phường với
biên chế dự kiến cơ cấu hơn 8300 chỗ cho các bộ đảng viên, kinh phí một
năm dự trù là 47 tỷ đồng!
Trong khi đó, Theo chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa
2012-2014 Quản trị nhà nước MPP5-G8 1, có bản tin lớn như sau: “Cán bộ
phường… đông như quân Nguyên” Hoàng Anh/Sao Mai, Báo Nông nghiệp Việt
Nam ngày 26/6/2012. “Thông tin tóm lược từ báo chí trong nước, chỉ
phục vụ mục đích nghiên cứu, không phố biến ra công chúng đã viết: Rùng
mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, Cán bộ
xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi
thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi
cán bộ. Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn,
2.000 hộ, 9.500 dân. Vì số cán bộ quá đông. Xã giao chỉ tiêu cho thôn,
mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói. “Bình quân làm
thu hoạch 5 tạ thóc mất 1 tạ nộp phí, thuế”. Như thế, hiện nay họ đang
gánh chịu 19 khoản thuế chính thức gồm: 13 khoản phí xã ban hành, 6
khoản còn lại nộp cho thôn”.
Bên cạnh hàng ngũ chính quy là con số bán chính quy đông đảo gấp 5,7 lần
con số của Phúc đưa ra. Bao gồm những cán bộ đảng viên ngồi chơi hưởng
lộc nước trong cái tổ chức ma quái như tỉnh đội, huyện đội, phường đội,
xã đội, dân quân, mặt trận tổ quốc, Ủy ban tôn giáo, đoàn TN/HCM, hội
phụ nữ bị giải phóng, hội nhà văn, nhà báo, tuyên giáo, tuyên truyền, từ
trung ương cho đến cấp phường, xã, tổ dân phố, rồi thêm đảng ủy tỉnh,
huyện, phường, xã, thôn còn tại chức hay đã nghỉ hưu… nữa mới là quái
đản.
Kế đến là một bộ phận cực kỳ hại dân, tàn phá đất nước là giai cấp được
gọi là “phóng viên”, công an mạng, đi săn, viết tin láo lếu, ăn lương
của nhà nước nằm trong hơn 700 tờ báo, truyền hình, phát thanh trên toàn
quốc. Những kẻ này không phải chỉ ngồi chơi, làm láo, viết láo, lĩnh
lương từ thuế của người dân đóng góp như ông Hoan nói, mà chúng còn bàn
mưu tính kể để hành hạ, sách nhiễu và tìm cách đục khoét tài sản của
dân.
Riêng đội ngũ trong Quân Đội và ngành Công An thì không ai biết rõ con
số. Nhưng cũng không ai có thể tưởng tượng ra được con số những người
mang quân hàm cấp tướng trong hai ngành này. “quân đội có 489 tướng”
(Phùng Quang Thanh). Theo ước lượng mới nhất của Business Insider, một
tạp chí chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự Quốc tế thì quân đội của
nhà nước CHXHCN/VN có khoảng 412,000 binh sĩ, nghĩa là cứ 1000 binh
lính thì có một viên tướng! Công an không có con số chính thức nhưng
được cho là không dưới 200! Chỉ trả lương cho cấp tướng, tá thôi, dân
Việt đã mạt!
Đó là những bất công. Xã hội không thể tồn tại với những bất công. Phải
tái tạo sự công bằng cho xã hội. Đòi hỏi nhà nước phải cắt giảm và thu
nhận số lượng cán bộ công nhân viên tại các cơ sở hành chánh trên toàn
quốc cho hợp lý. Người dân không có nghĩa vụ đóng thuế để nuôi các cơ sở
của đảng CS và các tổ chức ăn hại. Đòi hỏi nhà nước phải dẹp bỏ phường
ăn hại này và phải ngay lập tức miễn giảm học phí cho học sinh, sinh
viên để Tạo Công Bằng cho Xã Hội. Không thể để trường hợp như: “Trường Liên Cơ là trường dành riêng cho con em cán bộ, nên được đầu tư. Nếu không ưu tiên, con em cán bộ không còn chỗ",(đại
diện Phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành, Vĩnh Phú, 1/9/15), tiếp tục xảy
ra. Chúng ta phải đòi hỏi tái lập sự Công Bằng cho Xã Hội. Xã hội không
thể bị chồng chất bởi những bất công.
3. Lợi ích của Phong Trào Đòi Miễn Giảm Học Phí.
Lợi ích của phong trào đòi miễn giảm học phí là sự mở mang dân trí, là
phát triển toàn diện đất nước. Trước mắt, nhờ việc miễn và cắt giảm học
phí thuộc các cấp sẽ giúp cho tất cả mọi học sinh trên toàn quốc có cơ
hội đến trường. Việc có nhiều thế hệ có trình độ học vấn cơ bản sẽ giúp
cho xã hội ngoài việc phát triển tay nghề trong các cơ xưởng sản xuất,
còn hỗ trợ rất nhiều trong việc ổn định đời sống của công dân.
Thứ hai. Giảm bớt gánh nặng cho các gia đình nghèo, giúp các gia đình
nghèo đỡ lao tâm khổ trí vì việc đóng học phí cho con. Họ chuyên tâm sản
xuất để thúc đẩy phát triển cho ngành kinh tế. Giảm bớt số lượng học
sinh phải bỏ học, đi hoang vì kinh tế yếu kém của gia đình.
Thứ ba, quan trọng hơn. Giúp trẻ em từ 10 đến 16 tuổi không phải lao
thân đi làm thuê sau giờ học, để phụ giúp cha mẹ kiếm thêm tiền sống,
tiền đóng học phí, rồi bỏ bê việc học hành (có em gần nửa đêm mới về đến
nhà), làm giảm bớt nguồn năng lực phát triển dân trì. Kế đến, giúp các
trẻ em tuổi từ 13- 18 đi họp đoàn, họp tổ sau giờ học, xa lánh được
nhiều cạm bẫy của xã hội. Xa lánh được nhiều loại tội phạm như trộm cắp,
học ăn chơi đua đòi theo các phòng trà, đĩ điểm. Hay tụ tập thành những
băng nhóm tội phạm, xã hội đen. Giúp cho đời sống xã hội thêm an toàn.
Đặc biệt, giúp thanh thiếu nhi sống lành mạnh, tránh cho học sinh, sinh
viên cảnh bẽ bàng, có thai và phải phá thai. Giúp cho các gia đình và xã
hội tránh một nỗi lo lớn vì nạn phá thai của thanh thiếu nữ. Theo đó,
việc đòi miễn giảm học phí, giúp các “thiên thần”, thiếu nhi đặt niềm
tin vào tương lai, dùi mài sách vở trong học đường để mở mang kiến thức,
thực hiện cuộc sống đáng sống trong xã hội. Giúp giảm số lượng “thiên
thần” bị mất cuộc sống trong các nghĩa trang hài nhi. Một khi tâm lý
trong gia đình và trong lòng học sinh được ổn định, đất nước sẽ có một
cơ hội phát triển thuận lợi hơn.
Khi có được những điểm lợi này tại sao chúng ta không cùng nhau phát
động Phong Trào Đòi Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên trên toàn
quốc.
Hỡi các em học sinh, sinh viên Việt Nam. Thưa quý phụ huynh học sinh,
việc tranh đấu, đòi hỏi được miễn, giảm học phí tại học đường để Đồng
Hành Phát Triển Đất Nước và Tạo Công Bằng Xã Hội là một việc làm khẩn
cấp và chính đáng. Không một ai, không một bạo lực nào có thể ngăn cản
hướng đi của dân tộc Việt Nam.
Việc tổ chức thì rất đơn giản. Mọi người hãy vì tương lai của chính mình
hay vì con cái chúng ta, hãy sẵn sàng, rồi đồng loạt tổ chức bãi khóa
từ lớp nhỏ nhất đến lớp lớn nhất tại mọi nơi trên toàn quốc. Tất cả học
sinh, sinh viên cùng bãi khóa xuống đường, quý phụ huynh học sinh thì
bãi công từ các công, tư sở để hỗ trợ. Tất cả cùng tuần hành trên khắp
mọi nẻo đường đất nước, mang trên tay hai khẩu hiệu: Đồng Hành Để Phát
Triển Đất Nước, Tạo Công Bằng và Ích Lợi Xã Hội. Chúng ta phải kiên
quyết đạt được nguyện vọng mới thôi.
Hỡi học sinh, sinh viên Việt Nam! Chúng ta hãy kiên quyết đòi buộc nhà
nước cộng sản phải triệt căn nền giáo dục bá đạo theo gương Hồ chí Minh,
phải miễn giảm học phí và khai phóng một chương trình giáo dục nhân
bản, thực dụng, để mọi người dân VN cùng nhau thực hiện hai mục đích
trong nền giáo dục quốc gia mà phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam là:
Đồng Hành để phát triển Đất Nước,
Tạo Công Bằng và Lợi Ích Xã Hội.
(Còn tiếp)
9-2015
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________
- Những "thiên thần" mất cuộc sống (Phần 4)
- Những “thiên thần” mất cuộc sống (Phần 5)
____________________________________
Những phần đã đăng:
- Những “thiên thần” mất cuộc sống (Phần 5)