ĐHY Marx kết thúc chuyến công du Việt Nam
„Từ một Giáo Hội bị trấn áp trở nên một Giáo Hội kiên cường“
18/01/2016 Nguyễn Trọng Toàn (DĐVN21) - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Hồng Y Reinhard Marx đã kết thúc cuộc thăm viếng Việt Nam kéo dài 9 ngày và đã trở về Đức ngày hôm qua 17/01/2016. Ngài đã có ấn tượng tốt về chuyến đi sau khi tổng kết các cuộc gặp gỡ và thảo luận với các Giám Mục Công Giáo và đại biểu các tôn giáo khác cũng như các đại diện chính quyền Hà Nội. Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Chuyến đi thăm Giáo Phận Vinh và dự kiến tiếp xúc với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã không thành vì chính quyền Hà Nội không cho phép.
ĐHY Marx cho biết ý nghĩa chuyến công du Việt Nam là biểu hiện tình liên đới của Giáo Hội Đức với giáo dân Công giáo Việt Nam cũng như ý muốn hỗ trợ cho một Giáo Hội đã chịu nhiều áp bức trong các thập niên qua. Gần đây, Giáo hội Việt Nam có thể sinh hoạt mục vụ tương đối tự do. Nhưng trong các cuộc thảo luận với ĐHY Marx, các vị đại diện Giáo hội Việt Nam nói rằng „Giáo hội được cải thiện ít nhiều đều tùy thuộc vào tình hình chính trị trung ương và sự hành sử của nhà chức trách địa phương“. Theo Hồng Y, Việt Nam chưa có tự do tôn giáo như được quy định theo các thỏa ước quốc tế nhân quyền. Hồng Y Marx xác tín Giáo Hội Việt Nam đã trở nên kiên cường sau nhiều khổ đau và thử thách. Hồng Y nói „Tôi không chỉ cảm nhận một nội lực lớn và cảm giác không sợ hãi ở các Giám Mục, tu sĩ mà cả ở các giáo hữu đơn thuần. Đây chính là nền móng cho một tương lai của Giáo hội này„.
18/01/2016 Nguyễn Trọng Toàn (DĐVN21) - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Hồng Y Reinhard Marx đã kết thúc cuộc thăm viếng Việt Nam kéo dài 9 ngày và đã trở về Đức ngày hôm qua 17/01/2016. Ngài đã có ấn tượng tốt về chuyến đi sau khi tổng kết các cuộc gặp gỡ và thảo luận với các Giám Mục Công Giáo và đại biểu các tôn giáo khác cũng như các đại diện chính quyền Hà Nội. Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Chuyến đi thăm Giáo Phận Vinh và dự kiến tiếp xúc với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã không thành vì chính quyền Hà Nội không cho phép.
ĐHY Marx cho biết ý nghĩa chuyến công du Việt Nam là biểu hiện tình liên đới của Giáo Hội Đức với giáo dân Công giáo Việt Nam cũng như ý muốn hỗ trợ cho một Giáo Hội đã chịu nhiều áp bức trong các thập niên qua. Gần đây, Giáo hội Việt Nam có thể sinh hoạt mục vụ tương đối tự do. Nhưng trong các cuộc thảo luận với ĐHY Marx, các vị đại diện Giáo hội Việt Nam nói rằng „Giáo hội được cải thiện ít nhiều đều tùy thuộc vào tình hình chính trị trung ương và sự hành sử của nhà chức trách địa phương“. Theo Hồng Y, Việt Nam chưa có tự do tôn giáo như được quy định theo các thỏa ước quốc tế nhân quyền. Hồng Y Marx xác tín Giáo Hội Việt Nam đã trở nên kiên cường sau nhiều khổ đau và thử thách. Hồng Y nói „Tôi không chỉ cảm nhận một nội lực lớn và cảm giác không sợ hãi ở các Giám Mục, tu sĩ mà cả ở các giáo hữu đơn thuần. Đây chính là nền móng cho một tương lai của Giáo hội này„.
Hồng Y Marx cho biết được các Ủy ban
về Văn hóa và Tôn giáo của Mặt trận tổ quốc, Quốc hội và chính phủ thông
tin về sự phát triển tự do tôn giáo cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước
và Giáo hội. Việt Nam cho phép Giáo hội được đào tạo một số tu sĩ cho
công tác mục vụ. Và ĐHY Marx đã công khai nêu ra những phê bình của các
Giám Mục Việt Nam về những quy định đăng ký và thông báo trong dự luật
tôn giáo có thể dẫn tới sự giám sát bao quát Giáo hội.
Vấn đề tự do tôn giáo được Hồng Y nhắc
đến qua các bài giảng trong các thánh lễ có hàng ngàn người tham dự ở
các nhà thờ Hà Nội, Tam Đảo, Sở Kiện và Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ĐHY Marx
đã gặp Tổng Giám Mục Phaolồ Bùi Văn Đọc. Hồng Y nhận xét „Việt Nam là
một xã hội đang tìm phương hướng chuyển hóa nên đã tạo ra tranh cãi
trong và ngoài đảng cộng sản“. Trong thời gian ở Việt Nam, ĐHY Marx đã
tiếp chuyện với nhiều thành phần chính trị đối lập và thảo luận với giới
trí thức Công giáo Sài Gòn. Trong cuộc gặp các đại biểu chính trị và
doanh nhân của thủ phủ kinh tế Sài gòn Hồng y đã đưa ra nhận xét : Mô
hình phát triển Việt Nam là một pha trộn chủ nghĩa tư bản và cộng sản.
Việt Nam là một xã hội tư bản do cộng sản cai trị. Mô hình này dẫn đến
nhiều căng thẳng, chẳng những không đáp ứng được khát vọng tự do mà về
lâu dài khó duy trì sự đoàn kết trong xã hội. ĐHY Marx lưu ý là học
thuyết xã hội Công giáo có thể chỉ ra con đường thứ ba vượt trội chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.
Để có ấn tượng về các điều kiện lao
động và sản xuất, ĐHY Marx đã đến thăm các xí nghiệp may dệt ở cả hai
miền Nam-Bắc. Việt Nam tuy chưa đạt được tiêu chuẩn đảm bảo các quyền
công đoàn, nhưng ĐHY Marx hy vọng trong tương lai tình trạng sẽ thay đổi
nhờ các đối tác quốc tế.
Ngày cuối chuyến công du, ĐHY Marx đã
thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Dòng này được xây dựng vào năm 1844,
hiện có 300 nữ tu. Nhà chức trách địa phương đã ra lệnh giải tỏa nhà
dòng để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thương mại và
các cao ốc, nhưng đã sự gặp phản kháng của toàn Giáo Hội. Tại Thủ Thiêm,
Hồng Y và phái đoàn rất xúc động khi nghe phần trình bày của nhà Dòng
về những khó khăn mà các nữ tu đang gánh chịu. Hồng Y nói rằng hiện nay
chưa thể có một giải pháp tức thời nào cho Hội Dòng. Nhưng Ngài hứa Giáo
hội Đức sẽ sát cánh cùng Giáo hội Việt Nam và cách riêng là cùng Hội
Dòng MTG Thủ Thiêm trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo, các nơi thờ
tự… Hồng Y cũng cảm ơn chính quyền liên bang Đức đã có thái độ tốt trong
trường hợp này. Ngài cho rằng “Cuộc tranh chấp ở đây đặt ra câu hỏi
hiện đại hóa kinh tế có được phép san bằng những nơi sinh hoạt xã hội có
tính đa dạng và lịch sử hay không cũng như quyền và các giá trị tinh
thần có phải hy sinh cho các doanh lợi không.
Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm -
ĐHY Marx đặt vấn đề: Để hiện đại hóa có được phép san bằng những nơi sinh hoạt xã hội có tính đa dạng và lịch sử hay không
* Ảnh: HĐGM Đức/Kopp