Đức Đạt Lai Lạt Ma,
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Lòng
từ bi chân thành không phải xuất phát từ cảm giác vui sướng gần gũi
người này hay người nọ, nhưng từ niềm tin chắc chắn rằng những người
khác cũng giống như tôi và không muốn khổ đau mà là hạnh phúc, và từ một
chí nguyện giúp đở họ vượt thắng những nguyên nhân làm họ đau khổ.
Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có thể giúp họ ít khổ đau hơn. Đó là
lòng từ bi chân thành, chính đáng, vô tư.
TỪ
BI CÓ THỂ BỊ trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ
dành co con cái, thì dụ thế, thường phối hợp với nhu cầu cảm xúc của
chính họ và vì vậy không phải toàn bộ từ bi. Tương tự thế, trong hôn
nhân tình yêu giữa vợ và chồng - một cách đặc biệt vào lúc mới đầu, khi
một người không nhận thức toàn bộ đặc tính của người kia - thì thường
giống dính mắc hơn là tình yêu thật sự. Khát vọng của chúng có thể rất
mạnh và người chúng ta dính mắc dường như tốt đẹp, ngay cả nếu người kia
thật sự là rất tiêu cực. Điều chi hơn nữa, chúng ta có xu hướng thổi
phồng những phẩm chất khiêm tốn nhất. Cho nên khi thái độ của người ta
thay đổi, thì người kia thường thất vọng, và thái của người kia cũng
thay đổi như một kết quả. Đó là một dấu hiệu cho thấy tình yêu được thúc
đẩy nhiều từ nhu cầu cá nhân hơn là từ sự quan tâm xác thật cho người
yêu. Từ bi thật sự không chỉ là một đáp ứng cảm xúc: nó là một chí
nguyện kiên cố, vô tư. Do vậy, một thái độ đáng tin của từ bi không thay
đổi, ngay cả phải đối diện với thái độ tiêu cực của một người khác.
Dĩ
nhiên, thật sự không dễ dàng để phát triển hình thức này của từ bi. Để
bắt đầu, chúng ta phải thấu hiểu rằng những cá thể kia cũng là những con
người như chúng ta. Họ muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Khi quý vị
biết rằng tất cả chúng sanh là bình đẳng trong nguyện ước cho hạnh phúc
và quyền của họ để đạt được nó, quý vị tự động cảm thấy một sự thấu cảm
và nó đem quý vị gần gũi hơn với họ. Bằng cách tập cho quen tâm thức
quý vị với một lòng vị thay phổ quát, thì quý vị sẽ phát triển một cảm
giác trách nhiệm cho người khác và nguyện ước giúp đở họ vượt thắng khổ
đau của họ một cách hiệu quả. Một khát vọng như vậy không phải là lựa
chọn mà là được áp dụng tới mọi người một cách không thiên vị. Cho đến
khi mà con người còn cảm thấy vui sướng và khổ đau như quý vị, thì không
có một căn bản hợp lý nào cho phép chúng ta thiết lập những sự phân
biệt hay giảm bớt niềm ước ao cho họ, ngay cả khi thái độ của họ là tiêu
cực.
Với
sự nhẫn nại và thời gian, quý vị sẽ phát triển hình thức từ bi này. Dĩ
nhiên, vị kỷ và dính mắc với cảm giác một tự ngã độc lập, tự trị là
những nhân tố làm hạn chế từ bi. Trong thực tế, lòng từ bi chân thành,
chỉ có thể trải nghiệm được khi sự chấp thủ vào tự ngã được loại trừ.
Nhưng điều ấy không ngăn trở chúng ta trong việc thực hiện một sự bắt
đầu và tiến trình trên con đường ấy bây giờ.
Từ Bi Chân Thành Là Phổ Quát
CHÚNG
TA ĐÔI KHI XEM từ bi giống như là một cảm giác thương hại. Chúng ta
nên phân tích bản chất của từ bi chân thành một cách sâu sắc hơn.
Chúng
ta cảm giác gần gũi với bạn bè của chúng ta một cách tự nhiên, nhưng đó
không phải là lòng từ bi xác thật. Nó là một cảm giác cục bộ, trái lại
lòng từ bi chân thành là phổ quát.
Lòng
từ bi chân thành không phải xuất phát từ cảm giác vui sướng gần gũi
người này hay người nọ, nhưng từ niềm tin chắc chắn rằng những người
khác cũng giống như tôi và không muốn khổ đau mà là hạnh phúc, và từ một
chí nguyện giúp đở họ vượt thắng những nguyên nhân làm họ đau khổ.
Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có thể giúp họ ít khổ đau hơn. Đó là
lòng từ bi chân thành, chính đáng, vô tư.
Thái
độ đó không bị giới hạn trong phạm vi những người thân và bè bạn của
chúng ta. Nó cũng phải được mở rộng đến những kẻ thù của chúng ta. Lòng
từ bi chân thành là không thiên vị và mang với nó một cảm giác trách
nhiệm vì lợi ích và hạnh phúc của người khác.
Lòng
từ bi chân thành mang theo với nó việc làm nguôi những mãnh liệt nội
tại, một thể trạng yên bình và tĩnh lặng. Nó thành ra rất hữu ích trong
đời sống hàng ngày khi chúng ta đối diện với những hoàn cảnh đòi hỏi sự
tự tin. Và một con người từ bi tạo ra một không khí ấm áp, thoải mái của
sự hoan nghênh và thấu hiểu chung quanh người ấy. Trong những mối quan
hệ nhân bản, từ bi cống hiến đến sự thúc đẩy hòa bình và hòa hiệp.
Năng Lực Của Từ Bi
SÂN
HẬN VÀ THÙ OÁN là những chướng ngại chính cho lòng từ bi. Những cảm xúc
mạnh mẽ này có năng lực tràn ngập hoàn toàn tâm thức, nhưng đôi khi
chúng ta có thể kiểm soát chúng. Nếu chúng ta không quản lý chúng, thì
chúng sẽ liên lục giày vò chúng ta, ngăn trở chúng ta đạt đến sự tĩnh
lặng là đặc tính của một tâm từ ái.
Thật
lợi lạc để tự hỏi mình trước nhất rằng sân hận có bất cứ giá trị nào
hay không. Đôi khi chúng ta bị tràn ngập với chán nản và đối diện với
một hoàn cảnh khó khăn, sân hận dường như đem đến một khối lượng năng
lượng, tự tin và quyết tâm bổ sung. Đó là lúc thật hữu ích để thẩm tra
thể trạng tâm thức của chúng ta một cách cẩn thận. Mặc dù thật đúng là
sân hận ban cho một năng lượng nào đó, nhưng khi chúng ta quán sát nó
thì chúng ta khám phá ra rằng nó là mù quáng. Thật không thể quyết định
giá trị của nó sẽ là tích cực hay tiêu cực, bởi vì sân hận che phủ phần
tuyệt với nhất của não bộ, là lý trí. Đó là tại sao năng lượng của sân
hận phải được đưa ra để cảnh cáo. Nó có thể châm ngòi cho một cách cư xử
tàn phá và bất hạnh kinh khủng. Khi nó được đẩy tới cực độ, sân hận có
thể làm người ta điên cuồng, đến mức họ hành động làm phương hại cho
chính họ và người khác.
Chúng
ta vẫn có thể phát triển một năng lượng cũng mạnh mẽ như thế, nhưng
kiểm soát tốt đẹp hơn là sân hận, nhằm để đối diện với những hoàn cảnh
khó khăn. Năng lượng được kiểm soát này đến từ một thái độ từ bi và cả
từ lý trí, phối hợp với nhẫn nại. Đây là những đối trị rất hiệu quả
chống lại sân hận. Bất hạnh thay, nhiều người khinh thường những phẩm
chất này, đồng hóa chúng với yếu kém. Trái lại, tôi tin tưởng rằng chúng
là những dấu hiệu thật sự của sức mạnh nội tại. Từ bi bản chất vốn ân
cần, hòa bình, và tế nhị, trong khi vẫn rất mạnh mẽ. Những người dễ dàng
đánh mất sự kiên nhẫn là không vững vàng và không ổn định. Đó là tại
sao trong sự đánh giá của tôi sự bùng phát của sân hận là một dấu hiệu
không sai lầm được của yếu kém.
Đối
diện với một vấn nạn, sau đó, hãy cố gắng dể duy trì sự khiêm hạ, trong
khi giữ một thái độ chân thành, và hãy nghĩ về một giải pháp đúng đắn.
Không nghi ngờ gì một số người nào đó sẽ lợi dụng thái độ của quý vị.
Nếu sự tĩnh lặng của chúng ta dường như khuyến khích một sự công kích
bất công, hãy kiên quyết, nhưng với từ bi. Nếu hóa ra chúng ta cần thiết
chứng tỏ quan điểm của chúng ta bằng những biện pháp đối phó, thì hãy
làm như thế mà không có mục đích của phẩn uất hay xấu xa.
Chúng
ta phải thấu hiểu rằng ngay cả nếu những đối thủ của ta dường như đang
làm tổn hại chúng ta, vào lúc kết thúc hành động tàn phá của họ sẽ trở
ngược chống lại họ. Để kềm chế sự thôi thúc vị kỷ trả thù, hãy nhớ khao
khát thực tập từ bi và trách nhiệm để giúp đở người khác tránh khổ đau
và những hậu quả do chính hành động của họ. Một cách trầm tĩnh trong
việc chọn lựa những biện pháp nào sẽ hiệu quả hơn, áp dụng tốt đẹp hơn,
và năng lực hơn, trái lại việc trả thù căn cứ trên năng lượng mù quáng
của sân hận hiếm khi đạt được mục tiêu của nó.
Tôi Là Một Cây Cười Chuyên Môn
TÔI
ĐÃ TỪNG CHẠM TRÁN với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cả đời tôi, và
quê hương tôi đang trải qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười
thường xuyên, và nụ cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi là tôi
tìm thấy sức mạnh để cười bây giờ như thế nào, tôi trả lời rằng tôi là
một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc trưng của người Tây Tạng, những
người khác biệt với điều này là người Nhật Bản và Ấn Độ. Người Tây Tạng
rất vui vẻ, như người Ý Đại Lợi, chứ không hơi kín đáo như người Đức và
Anh.
Sự
vui vẻ của tôi cũng đến từ gia đình tôi. Tôi đến từ một ngôi làng nhỏ,
không phải một thành phố lớn, và lối sống của chúng tôi là vui tính hơn.
Chúng tôi luôn luôn chọc cười chúng tôi, trêu ghẹo nhau, nói đùa với
nhau. Đó là thói quen của chúng tôi.
Thêm
vào đó, như tôi thường nói, trách nhiệm là thực tế. Dĩ nhiên, những rắc
rối vẫn đấy. Nhưng suy nghĩ chỉ về khía cạnh tiêu cực không giúp tìm ra
giải pháp, và nó phá hoại sự bình an của tâm hồn. Tuy nhiên mọi thứ là
tương đối. Quý vị có thể thấy khía cạnh tích cực của những thảm kịch
ngay cả tệ hại nhất nếu quý vị tiếp nhận một quan điểm toàn diện [thấy
mối quan hệ hữu cơ giữa những thành phần và tổng thể]. Tuy nhiên, nếu
quý vị lấy sự tiêu cực như tuyệt đối và dứt khoát, quý vị sẽ gia tăng sự
lo lắng và băn khoăn, trái lại bằng việc mở rộng cung cách chúng ta
nhìn vào một vấn nạn, thì chúng ta thấu hiểu điều gì tệ hại cho nó,
nhưng chúng ta chấp nhận nó. Thái độ này xảy đến với tôi, tôi nghĩ, theo
việc thực hành của tôi từ triết lý Phật Giáo, và đã giúp đở tôi vô kể
xiết.
Thí
dụ lấy việc mất nước của chúng tôi. Chúng tôi là những người không quốc
gia, và chúng tôi phải đối diện với bất hạnh cùng với nhiều hoàn cảnh
đau thương ở chính Tây Tạng. Tuy thế, những kinh nghiệm như vậy cũng đem
đến nhiều lợi lạc.
Như
đối với tôi, tôi đã là người không nhà trong hơn nửa thế kỷ. Nhưng tôi
đã tìm thấy rất nhiều ngôi nhà khắp nơi trên thế giới. Nếu tôi vẫn ở
điện Potala, tôi không nghĩ là tôi sẽ có cơ hội để gặp gở rất nhiều
người, rất nhiều vị nguyên thủ quốc gia ở Á châu, Đài Loan, Hoa Kỳ, và
Âu châu, các vị giáo hoàng cũng như nhiều nhà khoa học và kinh tế gia
nổi tiếng.
Cuộc
sống lưu vong là một đời sống bất hạnh, nhưng tôi luôn luôn cố gắng để
nuôi dưỡng một thể trạng hạnh phúc của tâm, biết ơn những cơ hội cho sự
hiện hữu này đã cống hiến cho tôi, dù không quê hương, xa cách tất cả
những nghi thức. Cách này tôi đã có thể bảo tồn sự hòa bình nội tại của
tôi."
Tôi Là Một Phụng Sự Viên Tận Tâm Của Từ Bi (*)
SỰ
THỰC HÀNH TỪ BI cho tôi một sự toại nguyện lớn nhất. Bất cứ hoàn cảnh
nào, bất cứ thảm kịch nào tôi đối diện, thì tôi thực hành từ bi. Điều đó
củng cố sức mạnh nội tại của tôi và đem hạnh phúc đến cho tôi bằng việc
cho tôi cảm giác rằng sự sống của tôi là hữu ích. Cho đến bây giờ, tôi
đã cố gắng thực hành từ bi hoàn hảo nhất như tôi có thể, và tôi sẽ tiếp
tục làm như thế cho đến ngày cuối cùng của tôi, cho đến hơi thở cuối
cùng của tôi. Vì trong chiều sâu thẩm nhất của tôi, tôi cảm thấy rằng
tôi là một phụng sự viên tận tâm của từ bi.
***
(*)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói rằng khi ngài rời Tây Tạng, ngài bỏ tất
cả tài sản lại phía sau, nhưng ngài mang trong tim ngài kho tàng vô giá
là lòng từ bi vô hạn.
Từ Bi Con Đường Hạnh Phúc Của Tôi
MỘT
CÂU HỎI LỚN tiềm tàng trong kinh nghiệm chúng ta, cho dù chúng ta có
nhận thức về nó hay không: Sự sống có ý nghĩa gì? Tôi đã nghĩ về điều
này, và tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của tôi về đề tài này.
Tôi
tin rằng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Từ lúc mới ra đời, mỗi con
người ngưỡng vọng hạnh phúc và không muốn khổ đau. Những điều kiện xã
hội, giáo dục, tư tưởng không ảnh hưởng những xu hướng này trong sự hiện
hữu sâu thẩm nhất của chúng ta. Đó là tại sao thật quan trọng để thấy
điều gì sẽ mang đến hạnh phúc nhất cho chúng ta.
Thứ
nhất, chúng ta phân chia hạnh phúc và khổ đau thành hai đặc phạm trù
chính, tinh thần và vật chất. Nhưng chính tâm thức hoạt động là ảnh
hưởng nhất đối với chúng ta. Điều kiện vật chất của chúng ta đóng một
vai trò thứ yếu trong đời sống, ngoại trừ chúng ta bị bệnh trầm trọng
hay bị tước đi những thứ cần thiết. Khi thân thể được thỏa mãn, chúng ta
gần như không nhận thức điều ấy. Tâm thức, trái lại, nghi nhận sự kiện
nhỏ nhiệm nhất, bất chấp nó là nhỏ bé thế nào. Cho nên chúng ta phải tận
hiến nổ lực của chúng ta để phát triển sự hòa bình của tâm thức.
Theo
kinh nghiệm của riêng tôi, trình độ cao nhất của sự tĩnh lặng nội tại
đến từ việc phát triển từ ái và bi mẫn. Chúng ta càng quan tâm đến hạnh
phúc của người khác, sự cát tường của chúng ta càng tăng trưởng. Thân
hữu và ấm áp đối với người khác làm thư giản những căng thẳng tinh thần
để xua tan sợ hãi hay bất an vì thế chúng ta có thể vượt thắng những
chướng ngại. Đó là cội nguồn căn bản cho sự thành công trong cuộc đời.
Trong
thế giới này, nơi chúng ta bị ràng buộc để chạm trán với những khó
khăn, nếu chúng ta đánh mất hy vọng và trở nên ngã lòng, chúng ta sẽ
giảm thiểu khả năng để đối diện với sự việc. Điều gì hơn nữa, nếu chúng
ta nhớ rằng mọi người, không chỉ chúng ta, phải trải nghiệm khổ đau,
nhận thức thực tiển này củng cố quyết tâm và năng lực của chúng ta để
vượt thắng khó khăn. Trong thực tế, với thái độ này, mỗi chướng ngại mới
sẽ được xem như một cơ hội tốt để cải thiện thể trạng tâm thức của
chúng ta.
Đó
là vấn đề chúng ta có thể dần dần cố gắng để từ bi hơn như thế nào -
bằng việc trau dồi cả sự thông cảm thật sự khi đối diện với khổ đau của
người khác và một khát vọng giúp đở họ giải thoát chính họ khỏi khổ đau.
Trong cách này sự tĩnh lặng và sức mạnh nội tại của chúng ta sẽ gia
tăng.
Tôi Yêu Sự Mĩm Cười, Đặc Thù Của Loài Người
NẾU
CHÚNG TA BẰNG LÒNG với việc nghĩ rằng từ bi, sự hợp lý, và kiên nhẫn là
tốt lành, như thế không thật sự đủ để phát triển những phẩm chất này.
Những khó khăn cung ứng hoàn cảnh cho chúng ta đưa chúng vào thực tập.
Ai có thể làm cho những hoàn cảnh như vậy sinh khởi? Chắc chắn không
phải bè bạn chúng ta, nhưng đúng hơn là những kẻ thù của chúng ta, vì họ
là những người khiến hầu hết các rắc rối sinh ra. Vì thế, nếu chúng ta
thật sự muốn tiến bộ trên con đường tu tập, chúng ta phải xem những kẻ
thù như những vị thầy tốt nhất của chúng ta.
Vì
bất cứ ai giữ lòng từ ái và bi mẫn trong sự quý trọng cao cả, thì sự
thực hành về bao dung là thiết yếu, và nó đòi hỏi một kẻ thù. Chúng ta
phải biết ơn những kẻ thù của chúng ta, bởi vì họ giúp chúng ta sinh ra
một tâm thức tĩnh lặng tốt nhất! Sân hận và thù oán là những kẻ thù thật
sự mà chúng ta phải đối diện và đánh thắng chúng, không phải là những
"kẻ thù" xuất hiện lúc này lúc nọ trong đời sống chúng ta.
Dĩ
nhiên, tự nhiên và đúng là tất cả chúng ta muốn có bạn bè. Tôi thường
nói đùa rằng một người thật sự vị kỷ thì phải vị tha. Quý vị phải chăm
sóc những người khác, sự cát tường của họ, bằng việc giúp đở họ và phụng
sự họ, để có thêm những người bạn và để làm rộ nở thêm những nụ mĩm
cười. Kết quả? Khi chính quý vị cần giúp đở, quý vị sẽ thấy tất cả mọi
người quý vị cần! Trái lại, nếu quý vị phớt lờ hạnh phúc của người khác,
thì quý vị sẽ là người thua cuộc về lâu về dài. Có phải tình bạn sinh
ra tranh cải, sân hận, ghen tỵ, và ganh đua không kềm chế? Tôi không
nghĩ như thế. Chỉ có tình cảm mới sản sinh những người bạn xác thật.
Trong
xã hội vật chất đương thời này, nếu quý vị có tài lực và quyền lực, thì
quý vị sẽ có ấn tượng rằng quý vị có nhiều bè bạn. Nhưng họ không phải
là bạn của quý vị, họ là bạn của tiền và quyền lực. Nếu quý vị không còn
tiền tài và ảnh hưởng, thì quý vị sẽ khó để tìm thấy những người này
một lần nữa.
Bất
hạnh thay, miễn là mọi thứ diễn tiến tốt đẹp, thì chúng ta nghĩ là
chúng ta có thể sinh hoạt hoàn toàn với tự chính chúng ta. Tuy thế, khi
hoàn cảnh và sức khỏe của chúng ta suy đồi, thì chúng ta nhanh chóng
nhận ra chúng ta đã sai lầm như thế nào. Đó là lúc chúng ta hiểu ai thật
sự giúp đở chúng ta. Để chuẩn bị cho chúng ta vào những lúc như thế,
bằng việc nối kết tình bạn thật sự, người nào hữu ích khi chúng ta cần
họ nhất, thì chúng ta phải trau dồi lòng vị tha.
Đối
với tôi, tôi luôn luôn muốn thêm bạn. Tôi thích mĩm cười, và mong ước
của tôi là thấy thêm những nụ cười mĩm, những nụ cười mĩm thật sự, vì có
nhiều loại - chế nhạo, giả tạo, hay ngoại giao. Một số nụ cười mĩm
không đánh thức bất cứ sự châm biếm nào, và một số gây ra sự nghi ngờ
hay sợ hãi. Một nụ cười đáng tin, dường như, đánh thức một cảm giác tươi
mát thật sự, và tôi nghĩ nụ cười chỉ thuộc về nhân loại mà thôi. Nếu
chúng ta muốn những nụ cười đó, thì chúng ta phải tạo những lý do để
chúng xuất hiện.
Ẩn Tâm Lộ, Thursday, January 07, 2016
Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt Ma