29/5/15

Bệnh tham nhũng của CSVN

 Bệnh tham nhũng của CSVN


Đại Nghĩa (Danlambao) - Bệnh tham nhũng là căn bệnh mà từ xửa từ xưa đã có mặt trên thế gian này rồi, nó ở khắp hang cùn ngỏ hẻm, ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Cụ Nguyễn Khuyến tưởng thời trước không có nên khi đọc chuyện Kiều của văn hào Nguyễn Du thấy tên tham quan đã đòi: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, cụ mới vỡ lẽ ra là: “Ngày trước làm quan cũng thế a?”
Bệnh tham nhũng đã ăn sâu trong huyết quản mỗi con người, nhưng có khác là điều kiện phát sinh của nó dể hay khó, có muốn trị hay không mà thôi. Ngày “cách mạng” còn ở trong rừng thì điều kiện của nó hơi khó, nhưng khi “về thành” rồi thì nó rất dể bị cám dỗ. Cán bộ ta nhân dịp nhà nước ra lệnh đổi tiền đã biết kiếm chác bằng cách móc ngoặc để ăn phân… nửa. Theo lời của ông Trần Kiêm Đoàn, Bí thư đoàn trường Nguyễn Tri Phương ở Huế kể thì khi:
“Tôi trở về Đại Nội. Một vị chỉ huy đổi tiền biết chuyện kêu lại nói: ‘Muốn đổi bao nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi có ai thì kêu họ đổi luôn’. Tôi về lấy tiền và móc nối với mấy người trong xóm. Đúng là đổi bao nhiêu cũng được thật”. (Huy Đức - Bên Thắng Cuộc – trang 77)
Giáo sư Hoàng Tụy, nguyên thành viên sáng lập Viện Nghiên cứu IDS phát biểu:
“Muốn chữa bệnh có hiệu quả phải hiểu cơ chế phát sinh ra bệnh. Tham nhũng ở nước ta hiện nay như vết thương từ bên trong cơ thể, từ trong máu…

Tôi cho rằng, tham nhũng là một khối u nhức nhối vô cùng. Nếu chúng ta không cắt được khối u ấy, không cách nào làm cho xã hội phát triển được. Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức nghiêm trọng. Do vậy, chống tham nhũng là vấn đề cấp bách, cần thiết nhất hiện nay”. (DanLuan online ngày 19-9-2011)
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ rõ mầm móng của bệnh tham nhũng là “nhóm lợi ích” và Tiến sĩ Nguyễn Quang A chỉ đích danh nhóm lợi ích là ai?
“…cái khó nuốt nhất của những nhà hoạch định chính sách chính là các ‘nhóm lợi ích’. Các quốc gia khác, nhóm lợi ích thường nằm bên ngoài quyền lực…Các nhóm lợi ích của Việt Nam phần lớn lại nằm bên trong của quyền lực”… 

“Nói về nhóm lợi ích ở Việt Nam nó có thể khác đi. Ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách của đất nước, thì nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo hay nói rộng ra là đảng Cộng sản”. (RFA online ngày 17-11-2011)
Chuyện tham nhũng ở Việt Nam không còn là chuyện cá biệt mà nó là một phong trào “anh ăn, tôi ăn, chúng ta cùng ăn” cho nên chủ tịch nước hay tổng bí thư chỉ còn cách ngồi nói nhảm.
“Khi tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh tháng 5-2-11, chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nói: ‘Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”. (RFA online ngày 14-12-2014)
Tới ông TBT Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ chiều ngày 6-12-2013 đã thừa nhận:
“Tệ tham nhũng nguy hiểm và khó chịu đã thành khá phổ biến và thành đường dây rồi, chứ không phải chỉ một người ăn mảnh một mình, như chúng tôi hay nói là các nhóm cấu kết với nhau, rất khó xử”. (DanTri online ngày 6-12-2013)
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu có lần trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ nói về tính công khai minh bạch nghe có vẻ như người liêm khiết, tuy nhiên trong nhà ông ta có cả trống đồng Đông Sơn, cặp ngà voi to tướng trị giá cả tỷ bạc, vườn ra sạch trên nóc sân thượng trị giá vài trăm triệu… nhưng ông Phiêu nói:
“Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng bị xơi hơn một nữa. Tôi về thì bà con bảo: hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn có tám chục. Đấy mới chỉ là công trình nhỏ thôi đấy”. (TuoiTre online ngày 26-5-2005)
Vũ Quốc Hảo, Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (ALCII thuộc Agribank) là một vua phù phép thuộc hàng cao thủ, trong việc mua tàu lặn Tinro 2 không biết để làm gì nhưng chỉ biết bị thổi giá “khủng” lên gấp 1.300 lần!
“Theo chỉ đạo của Hảo, thiết bị lặn này được vận chuyển ra Hải Phòng và cố tình để cho hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng. Sau khi hợp pháp hóa được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên Công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám độc Công ty Vivaco, để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỉ đồng (nâng giá lên đến 1.300 lần). Sau đó, Hảo chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ căn cứ vào kết quả thẩm định giả này, lập hồ sơ cho thuê tài chính, lập hồ sơ mua, bán tàu Tinro 2 với giá 130 tỉ đồng để giải ngân số tiền 130 tỉ, lãi suất khoảng 1,17% tháng, thời hạn 60 tháng”. (ThanhNien online ngày 3-11-2013)
Vụ án Dương Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Vinalies cho thấy sự thối nát của chính quyền cộng sản, bao che, móc ngoặc, chạy án… thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ chưa kịp khai… thì đã “tự tử” chết trong tù nên tịt ngòi điều tra. Theo lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 8-1-2014 nhận định rằng:
“Lời khai của ông Dũng tại tòa có thể nói là một bước đầy kịch tính và sẽ làm cho rất nhiều người đau đầu. Nó bộc lộ ra một sự thối nát không thể tưởng tượng được trong đội ngũ của quan chức Việt Nam hiện nay. Từ chuyện những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ăn cắp, ăn trộm tiền, rồi đi hối lộ, đút lót để chạy án, cho đến chuyện lập âm mưu để chạy trốn”. (BBC online ngày 8-1-2014)
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong một lần thảo luận tại Quốc hội, ông phát biểu:
“Chính quyền cơ sở nhiều nơi làm mất lòng dân: nhũng nhiễu, hạch sách, lên chức chỉ lo kiếm tiền, không phải vì dân. Đến cơ quan thì đi vắng, trong khi không giải quyết việc của dân. Chúng ta có cả một hệ thống chính trị từ trên xuống nhưng nhiều nơi không lo được cho dân. Dân xây một nhà có hơn 40 m2, đã làm đủ thủ tục mà vẫn kiểm tra tới 21 lần, chủ yếu để kiếm ăn”. (VietnamNet online ngày 18-10-2006)
Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đã ăn lan vào các ngành y tế, giáo dục đến nỗi “Phong bì bao tỏa y đức thầy thuốc…”
“Tuy nhiên tại Việt Nam trong nhiều năm qua, tình trạng tiêu cực trong việc khám chữa bệnh của nhiều y bác sĩ trở thành bình thường. Đó là việc bệnh nhân phải lo lót tiền bạc cho bác sĩ, y tá khi nhập viện để nhận được sự chăm sóc tận tâm của nhân viên ý tế…

Báo chí trong nước đã nhiều lần đăng tin người dân trong nước than phiền về y đức của không ít những bác sĩ và y tá trong các bệnh viện. Hiện trạng ‘phong bì’ trở thành ‘luật bất thành văn’ giữa bệnh nhân và y bác sĩ”. (RFA online ngày 1-4-2008)
Bà Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Đoan trong phiên họp báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm ý tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 
“Bà Đoan tiếp lời: ‘Đến tiền của các cháu Dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội…Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”. (TuoiTre online ngày 11-9-2013)
Trong một đầu năm, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói chuyện với nhà giáo Phạm Toàn về chuyện Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Cụ Vĩnh nói:
“Tôi thì lại thấy chú ấy nói đúng ở điều này; ngày trước chính quyền Sài Gòn tham nhũng là họ ăn cắp viện trợ Mỹ, đó là tiền Mỹ, chứ đó không phải là mồ hôi và công sức của người Việt Nam. Còn của ta bây giờ, ai giàu lên là nhờ bán chác đất đai, nhờ ăn hối lộ, nhờ bán rừng và tài nguyên…thì đó là giàu lên nhờ ăn cắp tài sản của dân tộc Việt Nam này…” (Boxitvn online ngày 10-2-2011)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh kể:
“Người dân kể chuyện mẹ của ông Thiệu không thèm vào Sài Gòn ở với con trai mà vẫn cứ bán bánh canh ở chợ Phan Rang, rằng ngôi nhà của thân mẫu TT VNCH nhỏ và đơn sơ lắm. Nghe đâu khi xây cất cho mẹ, ông Thiệu không đồng ý trưng thu-lấn đất của nhà hàng xóm, bằng chứng là mấy cây dừa trên 50 năm tuổi làm hàng rào giữa hai hộ gia đình vẫn còn nguyên. Người dân còn kể cho tôi nghe rằng các quan chức địa phương muốn làm đường trải nhựa vào con hẻm có nhà thân mẫu của TT nhưng ông Thiệu không đồng ý, với câu nói đại ý, nếu rải nhựa thì mọi con hẻm tương tự ở Phan Rang đều phải được rải nhựa như nhau…

Căn nhà nhỏ đó không thể mang tính thuyết phục của bằng chứng về sự tham nhũng ghê gớm của ông Thiệu, như tôi đã từng được dạy, không chỉ một lần!” (ĐanChimViet online ngày 15-5-2012)
Theo Giáo sư Thịnh thì gia tài của TT Thiệu so ra không bằng một lai nào của ông đại địa chủ tư bản đỏ Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và hàng ngàn ông cán bộ “cách mạng vô sản” khác được báo mạng “lề phải” đưa tin.

“Theo báo Kinh doanh&Pháp luật, dinh thự của Chủ tịch tình Bình Dương rộng khoảng 1.000 m2, được xây dựng hiện đại, tráng lệ, nhiều phòng ốc, với tường rào kiên cố xây rất đẹp, bao bọc cẩn mật tứ phía…Bên trong sân nhà có rất nhiều loại cây kiểng đắt tiền được trưng bày. Trước mặt tiền dinh thự là cổng rào sang trọng…Ngoài ra gia đình ông Cung còn sở hữu vườn cao su khoảng 100 ha ở ấp 8, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Vườn cao su này được đánh giá là lớn nhất, đẹp nhất, giá trị nhất ở dây”. (VietnamNet online ngày 5-9-2014)
Còn dinh thự của ông Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền thì khủng hơn nhiều, cơ ngơi của ông Truyền tọa lạc trên mảnh đất chỉ có 16. 657 thước vuông, ngoài ra còn một ít ngôi nhà linh tinh đã từng bị Người Cao Tuổi công bố.

“Khu dinh thự quá sang trọng được cho là của ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng thanh tra chính phủ, xây dựng trên khu đất rộng 16.657,4 m2 thửa số 684, tờ bản đồ số 7 thuộc thành phố Bến Tre đã được báo Người Cao Tuổi và một số báo khác phản ánh từ đầu năm 2014”. (NguoiCaoTuoi online ngày 7-1-2014)
Mới vừa rồi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có đề cập ngoài một bầy sâu, bây giờ lại thêm cán bộ “2 Đ”=Đất và Đô. Ông Nguyễn Bá Thanh có thể được coi là Cán bộ Đất, vụ đất đai thời ông Thanh theo Thanh tra chính phủ đã thất thoát 3.400 tỷ (BBC 5-3-2013) ngoài ra Đà Nẵng còn “giấu” 17.000 lô đất giải tỏa bỏ hoang vô thừa nhận (NguoiLaoDong 10-4-2015). Dấu ấn xóa sổ xóm đạo Cồn Dầu khiến ông Thanh phải trả quả (!)
“Ở Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh là ông vua con. Quyền Tổng lãnh sự Charles Bennett gọi ông này là ‘chủ nhân của đất và gió’…

Những nhà đầu tư nào không chịu nói chuyện trước với Nguyễn Bá Thanh từ trước khi nộp đơn, đều nói rằng họ chẳng bao giờ được cấp giấy phép”. (NguoiViet online ngày 3-10-2011)
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ đi công tác về bỏ quên vali đầy “USD” là tiền “thu hụi chết”. Ông này mới xứng danh điển hình Cán bộ Đôla mà ông Chủ tịch Sang vừa mới đề cập tới.
“Sau chuyến đi công tác miền Trung, tại sân bay Nội Bài, Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Nguyễn Văn Lâm đã bỏ quên cặp số màu đen, trong đó chứa nhiều phong bì đựng tiền USD. Trong số các phong bì có cái ghi rõ tên một số UBND tỉnh, ban quản lý dự án…Tổng cộng 10.300 USD và 20.000.000 đồng”. (VNExpress online ngày 12-4-2006)
Theo bảng xếp hạng các nước tham nhũng của tổ tổ chức PERC công bố ngày 17-11-2009 thì Việt Nam đứng hàng thứ ba…CSVN chẳng những tham nhũng trong nước mà còn bỏ vòi bạch tuộc ra quốc tế, nổi cộm nhất là 2 vụ PCI và JTC của Nhật, ngoài ra còn vụ nhận tiền lót tay của công ty Securency, Úc. Vụ này CSVN coi như “chìm xuồng”.
“Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị Kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong, đặt Việt Nam vào vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái Bình Dương trong một phúc trình kinh tế mới ra…

Phúc trình của PERC viết: ‘Tham nhũng đã trở thành một tội danh mà những kẻ tham nhũng sử dụng để tự vệ và chống lại cải cách. Chính cuộc chiến chống tham nhũng nay lại bị đe dọa làm tham nhũng”. (BBC online ngày 8-3-2010)
Đại tá QĐND Phạm Quế Dương trong lần hội luận trong ngoài nước do RFA điều hợp bình luận về lời phát biểu của ông Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nói về tham nhũng, Đại tá Dương nói như sau:
“Tôi nói ‘thông cảm’ là ông Trương Vĩnh Trọng phải nói theo nghị quyết của BCT, chứ còn bản thân các ông ấy làm sao mà chống tham nhũng được? Bởi vì người dân ở trong nước bây giờ họ gọi đảng cộng sản Việt Nam là đảng ‘cộng đớp-cộng mút’, tham nhũng từ ở trên tham nhũng xuống thì làm sao có thể xử lý được”. (RFA online ngày 13-10-2007)
29/05/2015

Luật… bá đạo

 Luật… bá đạo


Bảo Giang (Danlambao) - Hỡi thanh niên, học sinh Việt Nam. Hãy tránh xa những trò bá đạo của HCM, đừng bao giờ dại dột theo gương y để tự gây họa cho mình và cho xã hội. Hỡi người dân nô lệ, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để đi. Hãy cùng nhau đứng dậy, đập tan xích xiềng, xé nát tất cả những luật lệ bá đạo của chúng đi. Chúng ta và con cháu chúng ta phải lấy lại quyền làm người. Lấy lại Tự Do, Công Lý. Lấy lại quyền sống của một chủng tộc bất khuất trong dòng máu Độc Lập Việt Nam mà Tạo Hóa đã trao cho chúng ta.


*

Hôm rồi, khi vào mạng VN express, một trang thuộc biên chế của nhà nước Việt cộng, tôi đọc thấy một số bản tin trong mục pháp luật như sau:
1. Ghen tức vì người "trong mộng" chuẩn bị lấy chồng, Tuấn Anh cầm dao đến nhà đoạt mạng cô gái rồi bỏ trốn. Ngày 17/5, Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố,tạm giam Phạm Tuấn Anh, 23 tuổi, để điều tra về hành vi giết người. Tuấn Anh có cảm tình với Thi nhưng bị cô gái từ chối, Đêm 15/5, Anh đâm Thi nhiều nhát rồi bỏ trốn, Thi tử vong.
2. “Sát hại bạn gái vì bị từ chối yêu. Bị nói lời chia tay, Long vác dao đến nhà sát hại bạn gái. Công an huyện An Lão (Hải Phòng) đang điều tra vụ sát hại bạn gái ở xã An Tiến. Kẻ gây án là Nguyễn Văn Long ,18 tuổi.(5/5/15)
3. Trước đó 6/4 có bản tin hãi hơn: "Nghịch tử hại bố trong đêm. Sau chầu nhậu, Mạnh về nhà hỗn hào với bố, cầm chày đánh và khống chế, ép bố viết giấy chuyển nhượng nhà đất khiến đấng sinh thành tử vong”.
Nhớ lại, những ngày sống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, không phải là không có kẻ thất tình, không phải là không có kẻ bất hiếu. Nhưng cung cách hành động theo kiểu côn đồ, vô giáo dục này hầu như không thấy có ở trên các trang báo tại miền Nam trước ngày 30-4-1975. Nếu có thì cũng là một con số quá nhỏ không làm cho người người kinh hãi, khủng hoảng. Hoặc không thấy là bởi vì, ở đó có một nền giáo dục đặt nền tảng trên khuôn mẫu đạo đức, luân lý của xã hội và tôn giáo. Ở đó, trẻ đến trường được học về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung, được học về lòng bao dung, tôn trọng lẫn nhau. Được học yêu thương trong nghĩa đồng bào, bảo vệ tổ quốc và giống nòi. Không một trường học, lớp nào mà không có khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” hay “Ngày nay học tập ngày mai giúp đời”.
Nhưng sau khi cướp được chính quyền tại miền Nam vào 30-4-1975 và trước đó ở ngoài Bắc vào sau 2-9-1945, Cộng sản đã triệt tiêu nền giáo dục nhân bản, đạo đức và luân lý của xã hội, rồi thay thế vào đó là nền văn hóa vô gia đình, vô tôn giáo, rập khuôn theo kiểu “đạo đức” Hồ Chí Minh, một thứ đạo đức vô luân giết vợ đợ con. Một thứ “đạo đức” phải “căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” phải thoát ly cuộc sống của gia đình. Một thứ đạo đức vô tổ quốc, bán rẻ giang sơn và nòi giống cho kẻ thù phương bắc vì quyền lợi của đảng phái. Kết quả, sau 40 năm áp đặt nền giáo dục vô đạo này cho hai thế hệ, loại “hỏi ý” côn đồ như những bản tin trên đã xuất hiện nhan nhản trên các loại báo chí, truyền thông từ tỉnh, thành đến trung ương của nhà nước Việt cộng. Sự xuất hiện này xem ra đã làm cho đời sống của người dân bất an, nhưng có lẽ lại là tín hiệu reo vui của nhà nước và băng đảng Việt cộng.?
Thứ nhất, nó báo cho nhà nước biết việc áp bức người dân học tập và làm theo gương “đạo đức” HCM đã nở hoa. Vì các loại tội phạm và tệ nạn đã tràn lan và đang tàn phá xã hội. Thứ hai: Nó ngầm thông báo đến người dân là phải tiếp tục đáp ứng những yêu cầu, hỏi ý còn bá đạo hơn thế do chính nhà nước đưa ra. Muốn từ chối, chống đối là đồng nghĩa với tai họa.
Về điểm một. Hãy nhìn con số thống kê về những tệ nạn xã hội hôm nay như: thanh thiếu nữ phá thai, học sinh nam cũng như nữ, đánh đấm, lột quần áo nhau ra, đâm chém giết nhau ngay trước cổng trường. Rồi nạn đĩ điếm, hộ lý, trộm cướp lan tràn khắp phố phường, khắp mọi cơ quan, lan đến đường quê. Hay những loại tội đại ác, đại nghịch giết cha mẹ, ông, bà, chú bác… thì thấy thành quả của cái lối giáo dục đào tạo theo gương “đạo đức” của HCM ra sao. Đến nay, mới có khoảng 5 đến 7% dân số đi theo cái lối giáo dục này, nó đã gây tác động vào xã hội, đã tạo ra các tệ nạn kinh hoảng đến như thế. Nếu chẳng may, có khoảng từ 10- 15% dân số trung thành với “đạo đức” HCM, không biết gian trá và tội ác sẽ tàn phá xã hội ta ra sao? Có nhiều phân tích cho thấy rằng, cộng sản chỉ có thể tồn tại trong một xã hội vô văn hóa, nhưng đầy gian dối do chính chúng tạo ra để “người ta phải nói dối nhau mà sống” (TQT). CS tuyệt đối không thể tồn tại trong một xã hội có đủ văn hóa nhân bản, luân lý và đạo đức. Đó là lý do tại sao, CSVN ngày đêm tuyên truyền và áp đặt cái lối giáo dục bá đạo, theo gương Hồ chí Minh vào mọi tầng lớp dân chúng.
Về điểm hai: Nhìn chung, cả ba bản tin trên đều có một chủ đích: Kẻ thủ ác, đưa ra những đòi hỏi, những yêu cầu hay là hỏi ý mang tính cưỡng đoạt, khống chế đối tác. Kết quả, vì không nhận được câu trả lời đáp ứng, thuận tình theo ý muốn, chúng liền tặng cho đối tác mà trước đó năm bảy giây, một phút có thể còn được coi là người chúng thương yêu, quý trọng nhất, bỗng trở thành nạn nhân, lãnh trọn những nhát dao “đạo đức” Hồ chí Minh, mất mạng. Điều này thật ra không lạ. Bởi vì, chính bản thân Hồ chí Minh cũng đã từng đưa ra những yêu cầu bá đạo, đầy tính cưỡng đoạt, khống chế tồi tệ như thế. Rồi sau khi được thỏa mãn, HCM còn bất nhân, bất nghĩa lên án những đối tác đã bị cưỡng đoạt tài sản, hay tình cảm kia như là những tội phạm ghê gớm để tặng cho họ những con dao, nhát búa. Nạn nhân thời mất mạng sống, phần gia đình của họ thì dở sống dở chết. Trong số có hai trường hợp điển hình. Đó là trường hợp của bà Nguyễn thị Năm và cô Nông thị Xuân!
Thực tế, nếu đem trường hợp của Hồ chí Minh ra so sánh với trường hợp của Nguyễn Đức Nghĩa, (tử tù vì tội giết người tình với hành vi côn đồ) hay bất cứ một tử tù nào phạm cùng một loại tội tương tự, thì hành động của Hồ chí Minh còn man rợ, tàn độc, đáng nguyền rủa hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ, các tội phạm có thể thủ ác trong nhất thời, mất lý trí. Y còn sợ tội nên chạy trốn. Kế đến, đối tác của y đã trưởng thành, có tự do giao du và cũng chưa có con với tội phạm. Trong khi đó, Xuân còn ở tuổi vị thành niên, không được tự do chọn lựa, hẳn nhiên là đã bị bắt, bị cưỡng hiếp trong một thời gian dài, đã có con với Hồ, nhưng vẫn bị HCM tặng cho một cái búa và quăng xác của Xuân ra đường để giả tai nạn lưu thông. Lúc đó, nếu chẳng may có chiếc xe nào chạy qua, dù có gây ra tai nạn hay không thì cũng bị buộc vào cái tội gây tai nạn chết người và lĩnh án thay cho HCM. Phần y ngồi cười! Nhưng trời cao có mắt, đã chẳng có một chiếc xe ma nào chạy trên quãng đường đó để gánh tội cho HCM. Nếu xét trên dấu tích và căn bản gây tội ác Hồ chí Minh, bá đạo gấp nhiều lần những tử tội trên. Ở trường hợp giết bà Nguyễn thị Năm cũng thế, Y đã quyết tâm, viết ra một bản cáo trạng vu khống cho bà phạm nhiều tội ác để giết bà và theo đó mà giết những người khác. Rõ ràng y có một tâm địa cực độc ác thuộc loại không thể nào có thể cải tạo được. Kết quả, theo Luật của kẻ bá đạo, HCM đã không bị đưa ra pháp trường, còn được bầy đoàn đảng cộng sản ca tụng và thi đua, quyết tâm học tập theo gương “đạo đức” của “bác”. Hãi chưa!
Trở lại việc hỏi ý kiến, và sự trả lời. Tôi cho rằng, bắt nguồn từ việc tìm kiếm những điều hay, điều tốt đẹp, điều khôn ngoan, điều bổ túc mà người đi hỏi không có, hay không đủ thì ai cũng có thể làm. Làm trong sự tôn trọng đối tác, chấp nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do của đối tác. Với tập thể, chuyện hỏi ý dần biến thành một nguyên tắc dân chủ, là đi tìm lấy quyết định chung tốt nhất cho một vấn đề đã bàn thảo. Rộng rãi hơn, biến thành một cuộc trưng cầu dân ý về một quyết định trọng đại cho đất nước, hay một cuộc bầu cử trên toàn diện lãnh thổ… Tiếc rằng phương cách, hay quy lệ hỏi ý kiến này không hề được tôn trọng trong chế độ cộng sản, nơi mà đảng cộng sản đã tự viết ra mệnh lệnh “đảng cộng sản… là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (điều 4). Điều 4 này, tự nó trở thành căn nguyên, đầu mối cho mọi loại tội ác phát sinh. Từ sự cưỡng đoạt vô đạo lý này, CS đã tự cho mình là kẻ lãnh đạo tuyệt đối trên tất cả mọi sự kiện, kể cả việc đứng trên luật pháp và dân tộc. Nó hủy bỏ công quyền và quyền bình đẳng của con người. Từ đó, những việc CS gọi là hỏi ý kiến, nó chỉ là một trò hề, mang tính chất thông báo phô trương. Trong thực tế, nó là sự cưỡng đoạt, đòi buộc mọi đối tác phải tuyệt đối thi hành những điều mà CS đã viết ra trong bản dự thảo. Điển hình:
a. Dự thảo gọi là hiến pháp 2013.
Có lẽ độc giả chưa quên câu chuyện nhà nước Việt cộng “kêu gọi” nhân dân đóng góp ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp vào năm 2013? Kết quả, một nhóm có 72 người, được mô tả là bao gồm thành phần trí thức, nhân sĩ, các cựu đảng viên, cựu viên chức cộng sản, cựu “trí thức” ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, cùng hồ hởi ký tên viết kiến nghị và giao cho một ủy ban do một cựu viên chức nhà nước, nghe nói là đồng chí cựu bộ trưởng tư pháp VC đứng đầu phái đoàn đem đến tận nhà… quốc hội để trình bản kiến nghị này. Chuyện buồn cười để đời là, ngay khi Việt cộng chưa hề nhắc gì đến bản góp ý kiến ấy, mới chỉ nghe Nguyễn phú Trọng nói xa xa là “bỏ điều 4 hp là tự sát”. Nghe thế, viên trưởng phái đoàn tự nhiên bị ướt quần, vội vàng xin rút tên ra khỏi cái danh sách những người ký tên gởi kiến nghị! Đến đây, ai cũng biết, nó là một trò hề được đạo diễn từ cả hai phía. Phía “kêu gọi” đóng góp ý kiến và phía “quyết tâm làm trò” gởi kiến nghị! 
Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, dù biết rất rõ trò hề của nhà nước Việt cộng trong việc họ kêu gọi công dân đóng góp ý kiến về việc sửa đổi HP. Hội Đồng GMVN trong tinh thần nhân bản, vẫn gởi đi một Lá Thư góp ý. Phải thành thực mà nói rằng, Lá Thư góp Ý của HĐGMVN như một làn Gió Mới, một chuyển bến tốt lành, không phải cho riêng ai, mà cho tất cả mọi người Việt Nam. Nội dung Lá Thư có khả năng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của xã hội và mở ra một hướng đi chung cho mọi người cùng bước tới trong tin yêu, cùng chia xẻ với nhau mọi thao thức trong tự tình dân tộc và cùng xây dựng một niềm tin mới cho đất nước. Lá Thư góp ý này đã nói lên tâm huyết của những người Việt Nam thiết tha đến tương lai của đất nước và hạnh phúc của dân tộc. Những điểm chính được ghi nhận như:
Về hình thức, Lá Thư đề gửi cho "ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992" là một ủy ban đặc biệt nghiên cứu về tiến trình sửa đổi HP 2013, nhưng nó không gò bó, không mang một hình thức trình diễn, không có hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó ở trên phần đầu trang. Trái lại, phong cách Lá Thư ngắn gọn, trực diện, nhân văn, trí tuệ. Viết những điều cần viết. Nói những diều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi người, không trừ ai. Bởi vì, suy cho cùng, xét cho tận, tất cả mọi người đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực là: Chẳng còn một ai thiết tha quan tâm đến cái hàng chữ quảng cáo vô nghĩa CHXHCHVN nữa. Nên quẳng nó đi thì hơn. Kết quả, khi không có hàng chữ đó, mọi người thấy thoải mái, riêng Lá Thư thì thêm nét đẹp trong sáng, đáng trân trọng hơn.
Về nội dung. Lá Thư mang những lời giảng giải ý nghĩa đích thực của những ngôn từ, lý lẽ trong cuộc sống nhân bản, mà không ai có thể phủ nhận, hay có thể tước đoạt được. Trái lại, những quyền thuộc về con người, làm nên phẩm giá con người như sự tự do, chính trị, đoàn thể, tôn giáo, ngôn luận, tư tưởng là bất khả xâm phạm. Theo đó, không ai có đặc quyền chính trị, cũng chẳng ai có quyền từ khước, tước đoạt quyền làm người của con người mà xã hội tiến bộ đã công nhận. Kế đến, phải trả quân đội, các lực lượng võ trang, công an, an ninh, tình báo về với chức năng của họ. Hai tổ chức này không thể thuộc một lực lượng chính trị nào, nhưng là của toàn dân với nhiệm vụ giữ an ninh, bảo vệ cương vực và lãnh thổ. Dĩ nhiên những điều tâm huyết, dù có khả năng làm thay đổi cả bộ mặt và cơ chế của đất nước như thế, cộng sản sẽ không bao giờ biết lắng nghe. Họ không nghe vì đã có điều số 4 và “dạo đức” HCM dẫn đường!
b. Dự thảo 4, luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Mới đây, HDGMVN, và các tôn giáo bạn lại nhận được một bản hỏi ý kiến khác từ nhà nước Việt cộng gởi đến. Vừa đọc qua cái tên "Dự thảo 4- Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo" ký ngày 10-4 là rớt mồ hôi hột. Trước tiên, không biết gởi đi là ngày nào, nhưng phải gởi trả lời trước ngày 05-5-2015. Kế đến, Tôn Giáo nào thì cũng đã có luật lệ riêng cho người theo tôn giáo ấy giữ gìn. Nghĩa là, luật lệ về tôn giáo thì do các chức sắc có thẩm quyền trong tôn giáo đưa ra, quy định cho phù hợp với đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt của tôn giáo trong xã hội cho các tín đồ, bổn đạo của họ đi theo. Nay Việt cộng, những Kẻ Vô Đạo, vô thần, chuyên nghề đập phá đền chùa, tôn miếu, cướp của, cướp tài sản của nhà thờ lại đứng ra làm luật cho người Có Đạo thì họ sẽ làm ra những thứ luật lệ gì? Có phải chăng là để cấm cách, để quy hoạch và đáp ứng cho nhu cầu vô thần, vô đạo của CS?
Đặt ra câu hỏi vậy thôi, chứ thực ra chẳng cần tìm hiểu làm gì. Bởi lẽ, chỉ cần đọc đến cái thời hạn gởi trả lời (5/5/15) và kèm theo câu rất ấu trĩ, nếu như không muốn nói là không có lễ giáo, văn hóa: “hết thời hạn trên nếu không nhận được văn bản góp ý của quý vị, xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo” là biết cái luật lệ ấy “giá trị” như thế nào. Theo đó, chả nên để mất thờ giờ, cứ vò và ném cả thư ngỏ cũng như cái bản dự thảo kia vào đống… rác, mọi người đều đoán biết trong cái bản dự thảo ấy đã viết ra những gì, và với những mục đích gì?” Chắc chắn nó không đi ra ngoài những điểm sau:
1. Cấm cản, kiểm soát. Việt cộng sẽ đặt ra nhiều cái bẫy, nhiều hình thức để cấm cản và kiểm soát những sinh hoạt của các tôn giáo.
2. Áp đặt hiệu ứng vô thần vào tôn giáo. Để phá hoại đời sống linh thánh của các tôn giáo, Việt cộng sẽ tìm cách kiểm soát và áp đặt giáo án thuộc hệ vô tôn giáo, vô thần thánh vào trong việc đào tạo các chức sắc của tôn giáo.
Cài cắm, gài người vào trong các tôn giáo với mưu đồ phá hoại niềm tin và đời sống linh thiêng, hợp nhất của các tôn giáo. Để từ đó Việt cộng sẽ cơ cấu những kẻ vì đảng vì lợi danh để phá hoại đời sống của người dân như Phạm văn Bồng tức Thích trí Quang. Làm dâm ô, bại hoại cửa Phật, hay nhà thờ như Thích nhuận Tiến (Đồng Nai), Thích thông Anh, (Khánh Hòa) như Phan khắc Từ (họ đạo Vườn Xoài). Rồi từ những kẻ bất giáo này, CS sẽ dồn ép tôn giáo, làm ô uế cửa phật, nơi tôn nghiêm, phỉ báng tôn giáo, phỉ báng thần thánh bằng cách đưa cái đầu lâu của HCM vào chùa, đền miếu, ngồi ngang hàng với Thần Phật.
Và sau cùng, cướp đoạt tài sản của nhà thờ, của các chùa chiền theo diện quy hoạch để lấy tiền chia nhau hành lạc.
Ngoài những mục đích này ra, có thể còn có những chủ trương mờ ám khác nữa. Nhưng tuyệt đối không có một điểm đứng đắn nào, tử tế nào, khả dĩ được gọi là tốt đẹp hay bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân sẽ được viết ra trong cái bản dự thảo này. Đã tệ hại như thế, “dự thảo 4, luật về tín ngưỡng, tôn giáo” là một thứ luật hoàn toàn khác với các luật lệ khi được áp dụng. Khác vì nó chỉ chế tài phía các tôn giáo, là đối tác buộc phải thi hành luật. Nó không bao giờ chế tài phía làm ra luật.
Ai cũng biết, luật lệ đều phải áp dụng cho mọi người. Thí dụ, luật hình sự, dân sự. Luật về gian dâm, trộm cướp, phản quốc thì từ Hồ chí Minh, các viên chức, hoặc thường phạm đều có thể vi phạm và đều bị chế tài. Riêng luật về tôn giáo thì chỉ có những “tội phạm” là người trực thuộc trong các tôn giao mà thôi. Riêng bộ phận của phía người làm luật (phía nhà nước) thì sẽ không bao giờ có thể bị kết tội vi phạm vào luật tôn giáo. Bởi lẽ, toàn là những kẻ vô đạo thì làm sao có thể vi phạm luật tín ngưỡng và tôn giáo được? Ấy là chưa kể đến trường hợp, chỉ một giới chức nhỏ nhoi tại địa phương như phường khóm thôn, cũng có quyền giải thích về những điều khoản ghi trong bản dự thảo này tùy theo sinh hoạt trong khu xóm của mình! Như thế, nó khác gì cái thòng lọng buộc vào cổ các tôn giáo, cộng sản muốn xiết chặt lại lúc nào tùy thích. Nếu địa phương muốn được dễ thở thì lại phải Xin và dĩ nhiên là phải chi tiền để được Cho!
Tóm lại, không một người nào mà không nhăn mặt, khó chịu, bực mình nếu như không muốn nói là muốn nổi giận, phẫn uất vì những hành động côn đồ của những tên sát thủ trong những bản tin nhỏ tôi trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, theo tôi, những bản tin này chỉ như một cái gai quá nhỏ bé, lỡ đâm trúng da thịt chúng ta mà thôi. Nó thực sự không đáng để đem ra so sánh với những đòi hỏi cưỡng đoạt côn đồ của HCM với Nông thị Xuân, hoặc những luật lệ bá đạo của chúng với dân ta. Sự cưỡng đoạt khống chế này không phải chỉ có trong thời cải cách ruộng đất, thời chiến, nhưng còn là đòi hỏi cưỡng đoạt trong mọi giây, mọi phút trong đời của chúng ta hôm nay nữa. Đó là những đòi hỏi lộng quyền, bá đạo, côn đồ gấp trăm lần những đòi hỏi mang tính cá nhân trong những bản tin như cái gai nhỏ ở trên. Nó là một con dao cực bén đã thọc vào cổ, vào trái tim, vào buồng phổi của tất cả mọi người. Hoặc giả, nó là cái búa tạ đã đập vào đầu vào cổ toàn dân tộc Việt Nam ta. Đó là cái điều số 4 ghi trong bản văn gọi là HP tự biên tự diễn của nhà nước Việt cộng. Từ khởi điểm cưỡng đoạt bá đạo này, người dân Việt Nam đã mất tất cả. Mất từ quyền sống đến công quyền.
Thật vậy. Nếu không có cái điều cưỡng đoạt này, không có gương “đạo đức” HCM, nền luân lý đạo hạnh và văn hóa của dân tộc ta không thể bị phá sản, sẽ không có nhiều những loại tội đại ác côn đồ như trên xảy ra. Chưa chắc gì những thanh niên trên xa đà vào tội ác để bị kết án. Sẽ không có nhiều những tệ nạn trộm cướp, đĩ điếm, ma túy, đâm chém nhau như hôm nay. Nếu không có “đạo đức” HCM, tài sản của nhà thờ, của chùa chiên không bị vi phạm, tôn giáo không thể bị phỉ báng vì Kẻ Vô đạo làm luật cho Người Có Đạo. Nếu không có điều cưỡng đoạt số 4, tập đoàn Cs không thể bám vào cái đầu lâu của HCM để từ đó thêu dệt, vẽ vời ra, và thay nhau đánh bóng tội ác để tiếp tục trấn lột máu xương của nhân dân và phục vụ cho mưu đồ bành trướng Bắc Kinh. Nếu không có cái điều cưỡng đoạt số 4 này, đất đai của người dân không thể bị quy hoạch tùy tiện, đất nước không có những dân oan. Không có cái điều 4 này, những người hy sinh bảo vệ quê hương sẽ có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc. Không phải hẩm hiu, bia tàn, nhang lạnh và nằm dưới chân những nghĩa trang, những ngôi mộ hoành tráng mang tên “Liệt Sĩ Trung Quốc” ngay trên đất nước mình. Không có điều số 4 này, Việt Nam đã không bị mất biển đảo, không thể bị bất cứ kẻ nào vẽ lại đường biên giới. Dân ta sẽ không gặp đại họa, không bị bất hạnh như hôm nay.
Như thế, điều số 4 này có phải là con dao đã thọc sâu vào trong tim vào buồng phổi, vào lá gan của từng người, hay như cái búa đã đập vào đầu, vào cổ toàn thể dân ta hay không?
Điều số 4 này có phải là một thứ luật lệ của kẻ bá đạo, đang từng giờ, từng phút giết chết cuộc sống của cả dân tộc ta, hay nó phục vụ cho Việt Nam ta đây?
Hơn lúc nào hết, chúng ta nên nhớ rằng, Nhân quyền, công quyền của ta đã mất, ta đã như một kẻ nô lệ. Việc ta còn sống hay chết. Việc ta có bị tập đoàn cộng sản phanh thây, giam cầm, hay tôn giáo, tín ngưỡng của ta có có bị phỉ báng hay không, không phải là vấn đề để CS quan tâm. Với CS, dân ta đã bị coi là nô lệ, thì tên nô lệ ấy mang tên Việt Nam hay Trung quốc cũng chẳng có gì khác biệt. Có chăng là khi đất đai biển đảo và các công trình kinh tế của ta sau khi đã lọt vào tay Trung cộng thì quan cán CS được hưởng hàm thái thú, còn ta thêm một cái tròng mới vào cổ mà thôi.
Hỡi thanh niên, học sinh Việt Nam. Hãy tránh xa những trò bá đạo của HCM, đừng bao giờ dại dột theo gương y để tự gây họa cho mình và cho xã hội.
Hỡi người dân nô lệ, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để đi. Hãy cùng nhau đứng dậy, đập tan xích xiềng, xé nát tất cả những luật lệ bá đạo của chúng đi. Chúng ta và con cháu chúng ta phải lấy lại quyền làm người. Lấy lại Tự Do, Công Lý. Lấy lại quyền sống của một chủng tộc bất khuất trong dòng máu Độc Lập Việt Nam mà Tạo Hóa đã trao cho chúng ta.

29/05/2015

28/5/15

Không phải ngu thì gọi là gì?

 Không phải ngu thì gọi là gì?


1- Chủ nghĩa cộng sản bị nhân loại vất vào sọt rác đã mấy chục năm rồi. Bây giờ còn lấy nó làm kim chỉ nam để lãnh đạo đất nước. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
2- Chủ nghĩa cộng sản đã bị nhân dân thế giới kết án là chủ nghĩa của những tên diệt chủng, chống lại loài người. Bây giờ còn vỗ ngực xưng là đảng viên đảng Cộng sản. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
3- Xã Hội Chủ Nghĩa như thế nào không ai biết? 100 nữa chưa chắc xây dựng đã xong nhưng vẫn kiên trì xây dựng. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
4- Nếu hôm nay cộng sản Bắc Hàn dùng vũ lực cưỡng chiếm Nam Hàn (giống như trong quá khứ Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt) mà gọi là giải phóng. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
5- Đánh cho Trung Quốc, Liên Xô mà phải đánh đến người Việt cuối cùng, đánh đến còn cái lai quần cũng đánh. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
6- Bán đất, rừng, cứ điểm quân sự chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp đang có âm mưu xâm chiếm nước nhà. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
7- Tàu đô hộ nước ta 1000 năm, nó tấn công, giết người, cướp của, phá tan hoang 6 tỉnh biên giới phía bắc, chiếm đồi Lão Sơn, chiếm 1/2 thác Bản Giốc, chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lấn chiếm Biển Đông, đánh, bắt, giết ngư dân ta, đưa thức ăn độc hại vào giết dân ta thế mà vẫn gọi nó là đồng chí lại còn đời đời nhớ ơn Trung quốc. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
8- Người dân thấy Tàu xâm lấn tổ quốc của mình, xót lòng đứng lên biểu tình phản đối, thì đàn áp, đánh đập, đạp vào mặt, bắt bỏ tù, cô lập triệt đường sinh sống và xem họ như kẻ thù. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
9- Gọi kẻ ký công hàm bán biển bán đảo cho Tàu là thủ tướng. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
10- Tôn một kẻ có lý lịch bất mình, Tàu Việt chưa rỏ ràng lên làm cha già dân tộc. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
11- Trung thành với một đảng, một nhà nước hèn với giặc (Tàu) ác với dân. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
12- Thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười. Bỏ cha mẹ mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng mình khôn lớn, bỏ vợ chồng đầu ấp tay gối hoạn nạn có nhau đi thương kẻ ngoại nhân mắt xanh mủi lỏ, độc tài Stalin ở tận bên Liên Xô, chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ thấy, chẳng biết ất giáp mô tê gì về nó. Như thế không phải là ngu thì gọi là gì?
28/05/2015

Dưới một cơ chế độc tài, tất cả đều là nạn nhân!

 Dưới một cơ chế độc tài, tất cả đều là nạn nhân!


Nguyên Thạch (Danlambao) - Xã hội mà chúng ta đã và đang sống hôm nay dưới một cơ chế toàn trị là một xã hội có đầy dẫy tiêu cực và nhũng nhiễu, nó chẳng những sẽ không dung ở đó mà ngược lại ngày càng trở nên tệ hại hơn. Hàng loạt tin tức khủng khiếp này được đăng tải mỗi ngày từ những trang thông tin bất luận là lề trái hay lề phải. Khối người dửng dưng thì cứ tự cho phép mình thờ ơ vô cảm cho đến khi những điều ấy xảy đến cho bản thân, cho gia đình mình thì mới chợt nhận ra rằng à thì ta cũng là nạn nhân. Những người quan tâm thì luôn ngán ngẩm lo sợ không biết khi nào thì tai họa sẽ đến với mình.
Dưới chủ trương cai trị bằng bạo lực cho mục đích "Trăm năm trồng người", đa số các thành viên trong xã hội này dễ dàng chấp nhận hiện tại và tạm bợ đối mặt với nó. Thực tiễn của Chủ Nghĩa Xã Hội là thiết lập vững vàng một giai cấp cai trị mà tầng lớp bị trị phải tuân thủ tập đoàn quyền lực dường như tuyệt đối. Giai cấp thống trị này luôn củng cố quyền hạn của mình bằng những thứ luật phi lý và bất cập. Đảng CSVN và guồng máy vận hành của đảng đã tự cho phép mình đứng trên luật pháp mà LUẬT RỪNG luôn được xem như là những thứ vũ khí để hành xử.
Ở VN, hỏi ai là không ít nhất một lần đã từng bị cán bộ hành chính (hành là chính), côn an, côn đồ (được côn an thuê bao, bảo kê), CSCĐ, CSGT gây phiền toái cũng như hành hạ?. Đảng CS đã ngầm ban cho những thành viên thừa hành của mình những quyền lực cùng hành động đó nhằm để khủng bố tinh thần cũng như tạo ra sự sợ hãi trùm khắp, để rồi tất cả phải ngoan ngoãn cúi mặt.
Ở đây (VN), Nhân quyền, Tự do, Độc lập và ngay cả hạnh phúc đều được coi là những thứ xa xỉ. Nhân phẩm lại càng không được xem trọng, nếu so sánh với các xã hội văn minh khác thì con người ở VN thua xa cả con vật, đó là một sự thật cay đắng não nề.
Đàn trâu vẫn ngu ngơ khờ dại, vẫn luôn quên rằng mình có cặp sừng nhọn bén cùng sức mạnh đáng kể, vẫn không biết hợp quần để tạo nên sức mạnh. Đàn trâu vẫn nhở nhơ trước cảnh từng con trâu bị sói lang, hổ đói, beo hùm, sư tử... đang nhe nanh giương vuốt chực chờ cắn xé từng con một để bảo vệ sự sinh tồn của loài dã thú này.
Với sự nhiệm mầu, Thượng Đế đã tạo nắn con người thành những sinh vật có mức độ thông minh cùng những kỹ năng mà các loài vật khác không thể có, ví dụ như: Con người biết cách tổ chức xã hội sao cho có qui củ, biết nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ, có cảm nhận đau thương cũng như biết cả yêu thương hận ghét. Dưới một thể chế độc tài toàn trị, cơ chế này đã có mục đích biến hóa tầng lớp bị trị thành những lớp người nhút nhát và vô cảm như những loài thú không hơn không kém hầu phục tùng cho giai cấp cai tri một cách thuần thục và ngoan ngoãn.
Dưới nòng súng, dưới lưỡi lê, nhà tù và roi điện... cho dẫu trong bạo lực như thế nhưng liệu rằng chúng ta có tự cho phép mình chịu nhận áp lực để trở thành những con vật hay không?. Đó là vấn đề mà tôi muốn đặt ra hôm nay.
Thực thể của xã hội hôm nay, mấy ai dễ quên những cái chết do tra tấn, do hành hạ, do bạo lực, do cưỡng bức từ đồn côn an, từ chính tư gia của nạn nhân hay rộng nghĩa hơn nữa là từ trên chính Quê Hương mình. Trịnh Xuân Tùng bị công an quận Hoàng Mai đánh chấn thương cổ dẫn đến cái chết, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Ngọc Viết không chịu được sự áp bức từ nhà cầm quyền phải tự đem bản thân mình để trừ gian diệt bạo, nhà giáo Đăng Định phải nhận cái chết do trại giam không cho đi chữa bệnh, Vũ Văn Hiển bị côn an Thái Nguyên đánh vỡ máu não chết, Nguyễn Quốc Bảo bị côn an Hà Nội đánh vỡ sọ chết, chị Trần Thị Nga bị côn đồ đánh vỡ xương tay và chân, em Đặng Đình Việt, anh Võ Văn Khánh, Nguyễn Văn Khương, Đặng Văn Đen, Ngô Thị Thu và vô số những dân oan cùng những nạn nhân khác đã bị hành hung hay bị giết bở côn an và côn đồ mà phạm vi một bài viết ngắn không thể nào liệt kê ra hết được.
Ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết
Ông Trần Văn Tùng "treo cổ" ở tư thế ngồi trong trại giam?.
Ông Nguyễn Hữu Năm bị công an bắn trọng thương

Chị Trần Thị Nga bị côn đồ truy sát
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Chí Tuyến
bị côn an hành hung dã man
Quá khứ cho đến hiện tại, hẳn nhiều người đã từng mục kích những cảnh đàn áp, hành hung, giết chóc... mà cảm thấy rất đau lòng, những sự đau đớn có khi dường như là tuyệt vọng. Ngày hôm nay, đất nước chúng ta chưa thực thụ là một tỉnh hay huyện của Tàu cộng, hãy tưởng tượng ra một vùng đất nô lệ trong tương lai bằng cách nhìn vào Tân Cương, Nội Mông hay Tây Tạng với những hình ảnh khủng khiếp mà VN sẽ còn tệ hơn thế nữa khi tất cả chúng ta trở thành nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp Tàu phù.
Được sự bao che của luật rừng, côn an được đảng ưu ái trao cho thanh gươm quyền hạn như là những lá chắn nhằm mục đích phải bảo vệ chế độ cho dẫu chế độ đó có hung tàn bạo ngược đến đâu đi nữa thì cũng phải trung thành. Bởi thế trong xã hội VN hôm nay mới có câu: "Trung với đảng, ác với dân" nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Chúng ta đã rõ, ai là đối tượng mà côn an côn đồ phải trung thành, ai là kẻ thù mà côn an côn đồ phải đánh thắng. Nhận thức được sự thật như vậy để biết được ai là kẻ thù của ta, của bà con dòng họ ta, bạn bè, người thân đã từng bị nạn hoặc bao quát hơn cả là của dân tộc ta đang và sẽ bị nạn mà cụ thể hơn cả là chính bản thân của ta cũng sẽ bị, lúc ấy bạn sẽ ra sao và nghĩ gì?. Tại sao không nung nấu hận căm để chuẩn bị những tư thế cho một ngày đạp đổ bạo quyền để giải cứu cho chúng ta và chính bản thân ta thoát khỏi những hoạn nạn như vừa nêu trên trước khi không còn dịp?.
27/05/2015

Công nghệ bán nước và cạp đất của CSVN

 Công nghệ bán nước và cạp đất của CSVN


Sinh nghề tử nghiệp...
Các Cụ ta có câu đúc kết ngàn năm: “Sinh nghề tử nghiệp”, lại có câu đùa “Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ”. Đảng CSVN và các lãnh tụ, đảng viên của nó, có nghề chung là bán nước cho Tàu cộng, bắt đầu từ Hồ trở đi đến Lú hiện nay, thì chúng ăn gì và cái nghiệp của chúng sẽ là gì? Xin thưa, chúng ăn đất, cạp đất, cạp sản (từ “cộng sản” mà ra), và chúng cũng sẽ tử vì nghiệp bán nước và cạp đất đó, như các Cụ đã nói.
(Từ ”cạp đất” và “cạp sản” là tôi nghe từ bác ruột tôi, một đảng viên trung kiên và liêm khiết 70 năm tuổi đảng, nói về các đồng chí đàn em đương chức của mình).
Với cộng sản VN, bán nước Việt cho Tàu là nghề sinh tử của chúng, là mục tiêu tối hậu và cũng là phương cách sinh tồn của đảng CSVN từ khi nó được Hồ Tàu nặn ra năm 1930. Do đó, suốt hơn 85 năm qua chúng đã và đang làm việc đó với rất tận tụy, chuyên nghiệp, và toàn diện - bán lãnh thổ quốc gia Việt cho Tàu, bán chủ quyền, quyền độc lập và tự do dân tộc Việt, và bán cả linh hồn, văn hóa dân tộc Việt cho Tàu nữa. Chúng bán hết, bán không chừa thứ gì của Cha Ông Việt ngàn đời để lại, như chúng tự thú là chúng “ăn của dân không chừa thứ gì”.
Tội ác của CSVN, vì thể, kể một trăm năm không hết, mà sẽ phải ghi mãi vào lịch sử. Với bài này tôi chỉ xin nói sơ đến tội bán nước - bán lãnh thổ quốc gia cho Tàu cộng, và tội ăn đất/cạp đất của dân của nước cho cá nhân chúng, và cũng chỉ xin phân tích sơ về khía cạnh “công nghệ bán nước” và “công nghệ cạp đất” của chúng - những tội sẽ dẫn đến cửa tử (tử nghiệp) của CSVN hôm nay để bà con ta tham khảo và bổ sung kiến thức về cộng sản.
Công nghệ bán nước bốn giai đoạn của CSVN
Từ khi cướp được chính quyền ở miền Bắc năm 1945 rồi cả nước năm 1975 đến nay, CSVN đã liên tục tìm mọi cách bán lãnh thổ quốc gia Việt Nam ta cho Tàu cộng theo nhiều đợt, nhiều cách (nhiều công nghệ bán nước) khác nhau, tùy điều kiện, tình hình và đối tượng bán. Đó là vào những đợt 1956-1958 -1974 (bán quần đảo Hoàng Sa), 1979 (cắt đất biên giới), 1988 (bán 7 nhóm đảo đá Trường Sa), 2000 (lại bán đất biên giới như Ải Nam quan, Thác Bản Giốc, Lão Sơn), 2005 (bán 13% lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ), 2005-2010 (bán trên 300,000 ha rùng biên giới, Bauxite Tây nguyên, Vũng Áng và hàng chục Khu công nghệ, hàng trăm “dự án” khác),
Trong tất cả các phi vụ bán nước cho Tàu đó, CSVN đều thực hiện mục tiêu bán nước dần dần, vì chúng phải lừa dối cả dân tộc Việt Nam, qua bốn bước như sau:
Bước 1 - Lừa bịp nhân dân: Giấu diếm, hoàn toàn bưng bít thông tin, tạo sự hỏa mù và các vỏ bọc khác để đội lốt, lừa dối nhân dân bằng chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... như: công hàm PVĐ năm 1958, cám ơn Tàu đánh chiếm và “giữ hộ” Hoàng Sa đang do VNCH cai quản, giấu tịt Thỏa ước Biên giới Pháp-Thanh phân định ranh giới đất và vịnh Bắc bộ cũ và các Thỏa hiệp phân định biên giới mới, ngấm ngầm dâng Trường Sa kèm sinh mạng 72 người lính trẻ làm quà hiến tế năm 1988 để đi quì lạy Tàu Năm 1990 ở Thành Đô, giả bộ vì các lợi ích kinh tế mà ký kết và giao các khu đất/dự án giao cho Tàu...
Nói chung, đặc điểm then chốt của giai đoạn này là lừa dối dân. Khi sự việc xảy ra dân không biết mà phản đối, nếu có gì hé lộ hay không thể giấu diếm thì chúng thì chúng đánh lạc hướng hay giả bộ phản đối. Ví dụ, CSVN im tịt để cho Tàu cộng chiếm ngư trường, hại ngư dân, xây dựng đồn quân sự khủng trên các đảo, khi không im được nữa vì cả thế giới phản đối Tàu thì chúng lại nói đó là chuyện trong nhà, người ngoài đừng làm phức tạp tình hình.
Bước 2 - Giúp Tàu âm thầm đổi chủ: Tạo sự đã rồi để Tàu làm chủ thực sự các lãnh thổ Việt Nam bằng kế hoạch di dân như tằm ăn rỗi, bằng bạo lực chiến tranh, bằng xây dựng đảo, bằng áp lực chính trị ngoại giao, bằng ký các văn kiện bán nước, bằng giao các khu đặc quyền kinh tế cho Tàu.
Đặc điểm của giai đoạn 2 bán nước này là âm thầm và dài lâu, thường hàng chục năm, hoặc chớp nhoáng và bất ngờ nếu Tàu dùng bạo lực chiến tranh (chiếm Hoàng Sa 1974, biên giới 1979, Trường Sa 1988). 
Bước 3 - Âm thầm công nhận Chủ quyền Tàu và bảo vệ lãnh thổ cho Tàu: sau khi đã bán nước “thành công” bước 1 và bước 2, CSVN sẽ thục hiện bước 3 như đang làm với Hoàng Sa và Trường Sa, với cả các vùng biên giới đã mất (khoảng trên 3,000 km2 hay hai tỉnh Thái Bình): chúng lờ tịt đi, thậm chí chúng không cho dân tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để giữ các mảnh đất đó.
Đặc điểm giai đoạn này là giương cao lá cờ “hữu nghị anh em” “4 tốt 16 vàng” của Tàu, tức bắt dân đoàn kết với kẻ cướp nước mình.
Bước 4 - Nộp cả đất nước cho Tàu: Sau khi bước 3 thành công đủ nhiều, đủ rộng lớn, đủ khuynh đảo hoàn toàn kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa người Việt, nước Việt, thì CSVN sẽ xin làm một chi bộ của đảng CS Tàu, và ghép nước Việt vào Tàu như một khu tự trị “cẳng gà Tàu”.
Trên bản đồ “nước Tàu mới” như hình con gà đó thì VN chỉ là cái cẳng gà, có nhiệm vụ “đá” Asean và tất cả các đối thủ của Tàu, đứng đầu là Mỹ? 
Công nghệ “cạp đất” bốn bước của CSVN
Phần trên tôi đã phân tích công nghệ bán nước theo bốn bước của CSVN, đó là nghề để chúng sinh tồn - sinh ra và tồn tại trong suốt 85 năm qua. Ngoài cắt đất cho Tàu ra, tất cả quan chức của CSVN từ nhỏ đến lớn, từ xã huyện tỉnh đến chính phủ nhà nước, và từ quan đảng, đoàn thể, đến quân đội, công an... đều còn có nghiệp ăn đất của dân của nước nữa, tức là “cắt đất cho mình” nữa. Công nghệ “cạp đất” này xảy ra ở khắp mọi nơi, từ đất núi rừng đến vườn ruộng, đất ven sông, ven hồ, ven biển. Có thể nói, đến nay 2015, đất nước Việt Nam gấm vóc này có mảnh đất nào đẹp nhất giá trị nhất dù nhỏ dù lớn, dù xa dù gần các trung tâm, chưa kể nhà đất ở trong chính các trung tâm đô thị của quốc gia, đều đã vào tay các nhân các quan cộng sản và gia đình phe nhóm chúng, ở dạng sở hữu tư nhân.
Sau mấy chục năm “cải cách” vừa qua, nhờ “cộng sản” mà hàng triệu quan và cựu quan cộng sản đã từ “vô sản” trở thành những tư bản đỏ sở hữu mọi mảnh đất lớn giá trị và đẹp nhất của mọi địa phương trên cả nước, từ Móng Cái đến Cà Mau. Chúng đã làm điều đó thế nào? Xin thưa, chúng có công nghệ “cạp đất” bốn bước như sau:
Bước 1 - “Giao đất cho dân” - thực ra là “cắt đất cho ông”: CSVN trong mấy chục năm qua đã nghĩ ra vô số các dự án giao đất (đất rừng, đất đồi, đất bãi, đất ven biển, đất ruộng, đất ao hồ...) cho dân quản lý và sử dụng cho mục tiêu kinh tế xóa đói giảm nghèo. Hầu như tất cả các dự án đều thất bại, vì họ chỉ giao những mảnh đất khó, đất xấu, và giao rất ít, nhỏ giọt gọi là có cho dân, phần lớn nhất và phần ngon nhất thì chúng để riêng chia nhau. Chia cho mình và cho các quan trên. Quan huyện nộp quan tỉnh. Quan tỉnh nộp quan trung ương. Quan xã thì tự lo mà cướp của dân...
Giai đoạn này, đất được phân thành lô đẹp xấu, có tên có giấy tờ khai sinh” trên các bản đồ địa chính, và chúng ta đang nói đến những lô đất từ vài công (vài ngàn mét vuông, nếu ở trung tâm), đến vài ha đất, hay vài chục, vài trăm ha đất đẹp ven biển. Tất cả, chúng đều “đã được giao cho dân”.
Đặc điểm then chốt giai đoạn này là dân chỉ là cái cớ để chúng đội lốt mà lấy đất của Tổ tiên, Quốc gia Việt giao cho các cá nhân, gia đình, phe cánh của chúng là bọn quan tham CSVN.
Bước 2 - “Dán sổ đỏ” cho mình: Sau khi đã nhắm hét những mảnh đất ngon chia nhau từ dưới lên trên, mọi miếng đất đẹp ngon ven biển, ven hồ ven sông... đều được giao cho “dân” là sân sau của quan, là gia đình quan - nhiều đứa trẻ ranh cũng thành đại gia đất vì được cha mẹ cho đứng tên chủ sở hữu Quyền sử dụng đất”, và tất nhiên, rất nhiều quan chức Hà Nội, Sài Gòn bỗng có vợ con đứng tên chủ đất bãi biển đẹp ở Hạ Long, Nha Trang...
Các quan tỉnh muốn lên chức, hay giữ chức hay chạy án, hay xin xỏ cho con cháu thì thường phải chọn dâng (tự làm sổ đỏ đứng tên vợ con quan trên) những mảnh đất to đẹp ngon nhất tỉnh mình cho các quan ở Hà Nội, Sài Gòn... các quan cỡ quận huyện cũng luôn làm thế với các quan tỉnh. Các quan TƯ thì hay về “tỉnh nhà” (nơi họ xuất thân, từng công tác... vài năm - nên chúng có nhiều “tỉnh nhà” lắm!) xin đất để về hưu (như Giáp về Quảng Bình, Truyền về Bến Tre, Hồ thì về Tầu xây nhà lưu niệm nhưng dân ta không biết đó thôi?)
Ở giai đoạn này, đất đai được các quan CS tự định giá cho mình rất bèo bọt, như cho không. Thường thì, “công” làm sổ Quyền sử dụng đất đỏ cao hơn giá trị đất.
Bước 3 - Rửa đất: Đây là giai đoạn các quan cộng sản “đẩy” các quyền sử dụng đất bằng sổ đỏ mà họ tự dán cho mình, cho nhau ra thị trường mua bán, trao đổi, làm dự án hay/và lấy tiền khủng, hay đổi lấy các bất động sản khác dễ quản lý khai thác hơn.
Giai đoạn 3 này phải có hai chuyện quan trọng xảy ra thì mới coi như “rửa đất” xong: đất đã qua tay nhiều người và mất hết vết tích ban đầu là đất được các quan CS tự cho không các quan trên hay người nhà của mình, và giá trị đất về tay quan CS đã tăng lên từ vài chục đến hàng trăm lần, và được qui ra tiền tươi thóc thật.
Bước 4 - Đổi màu: Đó là ôm tiền khủng gốc từ đất cướp được, cạp được qua ba bước trên cho chân tay, con cháu kinh doanh, mua bất động sản. Những tư bản đỏ thích tự gọi mình như những “tư bản dân tộc” và dấu đi cái đuôi quan cộng sản, và các quan CS về hưu đã xây cất cho mình những biệt thự nguy nga để hưởng thụ (như Mạnh, như Phiêu, như Truyền... và hàng vạn quan CS với hàng vạn biệt thự nguy nga của bọn “đầy tớ dân”). Từ “tiền máu đỏ” cướp và bán đất của dân của nước chúng phải giấu diếm chui nhủi qua mấy giai đoạn trên, nay đã thành “vàng tư bản”, nên tôi gọi đây là bước đổi màu “ngoạn mục” của CSVN. “Ngoạn mục”, là vì chúng nghĩ rằng chúng đã qua mặt được dân tộc Việt Nam, chứ không phải vì tôi khâm phục chúng.
Ở giai đoạn 4 này, đất đai biển rừng của nước của dân Việt đã biến thành lâu đài và các đại công ty, ngân hàng, và các tài sản kếch sù khác của hàng vạn quan chức và cựu quan chức cộng sản VN, hầu như đã được hoàn tất. 
Bao giờ CSVN “tử nghiệp”?
Vâng, cái nghề bán nước của hàng triệu đảng viên CSVN mà Hồ khởi xướng còn chưa xong, nhưng cái nghiệp cạp đất của hàng vạn quan chức CSVN thì hầu như đã thành công mỹ mãn, vì mấy chục năm qua chúng đã “hành nghiệp” công khai, gấp rút và tàn bạo mà có ai dám cản chúng đâu, vì tất cả cái đất nước nghèo khốn này nằm trong tay chúng hết?! Và trước hết, do quá trình đó không chỉ do chính quyền các cấp thực hiện, mà còn được sự tham gia tích cực của các đoàn thể, đảng, quân đội và công an của CSVN luôn chĩa súng vào dân để cạp đất nữa (khi chúng bán nước cũng chĩa súng vào dân).
Như tôi nói ở phần trên, CSVN nghĩ rằng chúng đã “thành công ngoạn mục” trong vô số vụ cạp đất của dân của nước Việt trên trong mấy chục năm qua và ở khắp mọi nơi mọi miền, vì chúng nghĩ rằng đã “qua mặt” được cả dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là chúng vẫn huênh hoang nhiều người dân vẫn “tin yêu” chúng, “biết ơn” chúng, nên chúng xứng đáng được thế và còn hơn thế nữa (và chúng đang còn cắt đất, cạp đất chia nhau tiếp bằng muôn cách). Có đúng vậy không?
Tôi tin là không. Tôi tin là dân Việt sẽ sớm có ngày hỏi tội đó của chúng. Tôi tin là Tổ tiên Việt Nam sẽ lên tiếng phán xử: “Sinh nghề tử nghiệp!” Bọn CSVN sẽ phải trả giá “tử” vì cái nghiệp cạp đất và cái nghề bán nước cho Tàu của chúng!
Bao giờ ư? Chỉ có nhân dân Việt Nam, người chủ đích thực của đất nước Việt Nam (chứ không phải đảng CSVN bán nước) mới trả lời được câu hỏi đó. 
Nhưng nghe gió Biển Đông đang thổi thì cũng sắp tới mùa giông bão Việt rồi, con dân nước Việt ơi!
Sẽ đến ngày “Của Caesar phải trả lại Caesar!” Caesar của tôi là Nhân dân và Đất nước Việt Nam.

27/5/15

Thế Sơn & Jocie Nguyễn hát “Chúng Ta Phải là Một” giành lại Nhân Quyền 2015!

 Thế Sơn & Jocie Nguyễn hát “Chúng Ta Phải là Một” giành lại Nhân Quyền 2015!


Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - "Không-chọn-được-láng-giềng, cũng như xin lỗi “Ngài”, nhân dân Việt Nam dù biết rằng trong chọn lựa có đau khổ là cái chắc, vẫn không hề muốn chọn một lãnh đạo bù nhìn không chính danh, cũng như đời đời dân tộc này sẽ không bao giờ chịu cúi đầu trước ngoại bang xâm lăng, và làm thân nô lệ chư hầu theo nghĩa tước mất quyền tự quyết của nhân dân. Đành rằng chúng ta không có sự chọn lựa nơi chốn sinh ra, nhưng với Chiến Dịch Nhân Quyền 2015, chúng ta thề sẽ lấy lại quyền thiêng liêng kiêu hãnh làm người Việt Nam. Ký Thỉnh Nguyện Thư chỉ là bản dạo đầu, cho một bản giao hưởng của toàn dân để đi hát cùng thế giới khúc ca Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền."
*
Cách đây không lâu, trước cả tiếng hát ấm mạnh lên trời của danh ca Thế Sơn, chính Việt Dzũng & Lê Huy Phong cũng đã vẳng lên những tiếng nấc trầm thống, bằng âm thanh vỡ vụn cuồng nộ của những biểu cảm nghệ thuật: “Nhân Quyền của Việt Nam Tôi Đâu?”.

Nhưng có thể nói chưa bao giờ chúng ta bị rơi vào những khẩn thiết cấp bách như vậy, khi tình trạng chà đạp Nhân Quyền ở Việt Nam đã vượt quá mức tồi tệ của bạo lực côn-an-trị như năm nay. Máu của những nhà bất đồng chính kiến ôn nhu ôn hòa đã tuôn chảy, máu của dân oan dân oán, công nhân, ngư dân… cũng đã lai láng, nói chi đến dòng máu căm hờn Bạch Đằng Giang thôi rồi một HD981 đã cắm ngang ngược trên ngực thềm lục địa Việt Nam nào đã quên, và ôi thôi Biển Đông vẫn dậy sóng từng ngày, rồi thì nỗi ám ảnh khôn nguôi của 1000 năm Bắc Thuộc hiểm họa 2020 gần kề… Liệu còn có một bản nhạc, một trang viết nào có thể diễn đạt gói ghém đủ và thử hỏi phải chăng nhà cầm quyền này đang tìm đủ mọi cách để vớt vát, dằn mặt, răn đe một khi thứ quyền lực tham vọng đã đến hồi bị khiếp vía lung lay?
Bài ca “Chúng Ta Phải Là Một”, được G.S Nguyễn Ngọc Bích dịch là “We must be as one”, hoặc “We must stand as one”, hẳn nhiên được tác giả lấy cảm hứng từ chiến dịch Nhân Quyền 2015, We Are One là những báo hiệu thứ sức mạnh của “Toàn Dân ơi là Một!” Đặc biệt ngoài sự trình bày thể hiện rất có hồn và mạnh mẽ của Thế Sơn, chúng ta còn có phần phụ họa rất ấm lòng của một khuôn mặt tuổi trẻ hào khí nữ lưu Jocie Nguyễn. Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến người nhạc sĩ rất “chịu” phổ thơ của kẻ hèn này, kể cả phần hòa âm cũng của một Quốc Toản chuyên nghiệp. Hy vọng chúng ta sẽ đón nhận tín hiệu của nhau, bạn nhé!

Còn nếu phải đợi chờ ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ghé mắt vào, khuyên bảo giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, hoặc đem luật quốc tế ra trình bày với bọn bành trướng luôn dở trò khiêu khích liệu ổn thỏa không? Ai cũng hiểu đây vốn là thái độ kiên quyết cảnh báo, tránh né hòa hoãn, nhất là một khi dân Việt mình vẫn chỉ cảm thấy an toàn trong một cách thế duy nhất gọi nôm na là đấu tranh tài tử văn nghệ, đấu tranh ôn hòa hoặc không đấu tranh gì cả vì mải trông mong ỷ lại vào người khác, và chẳng ai buồn trả giá hy sinh cho một đòi hỏi bức thiết tự do, hoặc phải nói là ích kỷ chỉ muốn lo liệu cho bản thân mình được “thoát hiểm”.
Coi như bạn sẽ “thoát hiểm”, và tôi cũng sẽ bắt chước bạn vẫn cứ bình thân như vại, chỉ biết cầu nguyện một phép lạ cho nước thôi mất, nhà thôi tan. Trong khi chúng ta thừa hiểu những thứ bùa hộ mệnh như đã thấy của WTO, và bây giờ là TPP cũng đã không thể lấy được vải thưa che mắt thánh, vì đừng hòng bọn họ vượt được sự hèn nhược tham quyền cố vị, muốn có cơ may thoát vòng lệ thuộc “hữu nghị viễn vông” của lũ quan thầy bá vương bá mộng.
Những bọn lãnh đạo thiếu trí năng và thiếu đức độ thương nước thương dân này vẫn chỉ được cái khôn lõi, do đó sự biến dạng đổi màu của mấy con tắc kè không thể coi là thứ chính sách mưu cầu miếng cơm manh áo cho người lao động và những công đoàn có được mọc lên cũng chẳng hứa hẹn một sự tôn trọng có thật nào trong thực tế.
Cuối tháng này TBT Nguyễn Phú Trọng chắc cũng sẽ được Tòa Bạch Ốc đón tiếp lịch sự, và món quà đáp lễ sự nghinh đón kỷ niệm 20 năm hủy bỏ cấm vận không biết có phải vẫn đòn phép thả 1 người bắt 11 người nữa chăng.
Dù sao thì xin “Ngài” yên tâm, vì sẽ có màn dàn chào của những “khúc ruột ngàn dặm” chưa quên, trừ phi nghe xong bản nhạc và theo dõi Chiến Dịch Nhân Quyền 2015 này, “Ngài” bỗng tỉnh giấc danh lợi phù du, theo người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết “canh thức Hòa Bình cùng Cu Ba” về vườn vui thú điền viên, để lại chính sự, thế sự cho giới trẻ cấp tiến và XHDS bỗng vươn vai Phù Đổng và có quốc tế ủng hộ lãnh nhận.

Du Hứa - Ngọc Giao - Thanh Bình
Lúc đó “Ngài” sẽ khỏi phải thanh minh thanh nga kiểu con nít… “già” phụng phịu: “Không ai chọn được láng giềng”, trong khi đường đường là kẻ nắm vận mệnh của một nhược tiểu nằm sát sườn ông hàng xóm khổng lồ xấu bụng, mà vẫn cưu mang dòng giống Lạc Hồng bất khuất của cha ông (dù đến đời này dưới trướng của “Ngài”, khi không yêu nước bỗng biến thành một tội đồ)
Không-chọn-được-láng-giềng, cũng như xin lỗi “Ngài”, nhân dân Việt Nam dù biết rằng trong chọn lựa có đau khổ là cái chắc, vẫn không hề muốn chọn một lãnh đạo bù nhìn không chính danh, cũng như đời đời dân tộc này sẽ không bao giờ chịu cúi đầu trước ngoại bang xâm lăng, và làm thân nô lệ chư hầu theo nghĩa tước mất quyền tự quyết của nhân dân. Đành rằng chúng ta không có sự chọn lựa nơi chốn sinh ra, nhưng với Chiến Dịch Nhân Quyền 2015, chúng ta thề sẽ lấy lại quyền thiêng liêng kiêu hãnh làm người Việt Nam. Ký Thỉnh Nguyện Thư chỉ là bản dạo đầu, cho một bản giao hưởng của toàn dân để đi hát cùng thế giới khúc ca Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
27/05/2015


26/5/15

Cho Người Vào Cuộc Chiến

 "Cho Người Vào Cuộc Chiến"


Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến," ra đời năm 1971 tại miền Nam Việt Nam, là lời tâm sự một cô gái bày tỏ cho người yêu đi lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nơi vùng chiến trận xa xôi. Bài hát có nội dung tương tự như "Chinh Phụ Ngâm" của Đặng Trần Côn và ca khúc "Xa Vắng" của Y Vân, nhưng có nhiều điểm khác biệt quan trọng, nhất là về khía cạnh cao thượng và tế nhị của mối tình cô gái dành cho người yêu. Bải hát có giai điệu chậm êm dịu với chuyển tiếp lên cao trong điệp khúc nhấn mạnh lời hứa hẹn chung thủy. Với cách dùng chữ đơn giản, so sánh ngầm, và điệp ngữ, bài hát tạo tác dụng hữu hiệu trên khán giả. Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" nói lên đức tính nhẫn nại, thương yêu, và chung thủy của đa số phụ nữ miền Nam trong thời chiến.
*
Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" là một bài hát thịnh hành trong miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Bài hát ra đời năm 1971, khi cuộc chiến tại miền Nam đang bước sang giai đoạn khốc liệt (sau trận Tết Mậu Thân năm 1968 và trước Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972). Trong khoảng thời gian này, lệnh Tổng động viên được ban hành, kêu gọi thanh niên thi hành nghĩa vụ quân dịch. Những cậu trai 17-18 tuổi, nếu không được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, sức khỏe, hoặc học vấn, phải gia nhập quân đội. Hàng ngàn học sinh, sinh viên trong tuổi quân dịch phải bỏ dở việc học hành lên đường làm nghĩa vụ công dân. Biết bao nhiêu chuyện tình trong cuộc chiến phải dở dang vì chàng trai phải đi lính. Những cô gái có người yêu ra đi thường phải chịu cảnh cô đơn trong thời gian xa vắng người yêu, như người chinh phụ chờ chồng đi đánh giặc ngoài biên ải xa xôi trong "Chinh Phụ Ngâm Khúc." Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" nói lên tâm trạng một cô gái chấp nhận việc cho người yêu cô "vào cuộc chiến" và lời tâm tình của cô dành cho người yêu.
Tác giả của "Cho Người Vào Cuộc Chiến" ghi trên tờ nhạc gốc là Phan Trần. Phan Trần là tên ghép của Phan Công Thiệt và Trần Nhật Ngân. Phan Công Thiệt, còn có bút hiệu là Mặc Thế Nhân, viết nhạc và nhờ Trần Nhật Ngân, hay nhạc sĩ Nhật Ngân, sửa lại lời. Ta không rõ phần đóng góp thực sự của mỗi người như thế nào, nhưng vì cả hai hợp tác với nhau, ta nên coi họ là đồng tác giả. Sau đây tôi chỉ trình bày vắn tắt tiểu sử của Mặc Thế Nhân (Wikipedia 2015). Trong bài trước (Cao-Đắc 2014a), tôi đã trình bày tiểu sử của nhạc sĩ Nhật Ngân. Trong bài này, tôi dùng "tác giả" để chỉ cả Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân.
Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1941 ở Gò Vấp, tỉnh Gia Định trong một gia đình tầng lớp trung lưu. Ông cho biết bút danh Mặc Thế Nhân có nghĩa là "Góp giọt mực cho đời." Ngoài ra ông còn có bút hiệu khác là Nhã Uyên.
Năm 17 tuổi, ông học nhạc lý từ các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân tại Trường Ca Vũ Nhạc Phổ thông Sài Gòn. Hai năm sau ra trường, ông gia nhập ban Hoa Niên. Ngoài ra ông còn cộng tác với ban nhạc Xuân Bình trình diễn nhạc trên đài truyền thanh. Ngoài các hoạt động âm nhạc và lưu diễn, ông còn là ký giả tân nhạc kịch trường cộng tác với nhật báo Lẽ Sống, tuần báo Bình Dân với bút hiệu Mộng Thu, Giang Ái Sĩ. Ngoài ra, ông còn thực hiện băng nhạc Nhã Ca và mở lớp nhạc tại Đakao.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có "Trăng Quê Hương," "Vui Tàn Ánh Lửa," "Em Về Với Người," "Mùa Xuân Cưới Em," v.v. Các bài ký tên Phan Trần gồm có "Cho Vừa Lòng Em," "Một Lần Dang Dở," và "Cho Người Vào Cuộc Chiến."
Sau ngày cộng sản Bắc Việt chiếm đóng miền Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
Nguyên văn lời bài hát "Cho Người Vào Cuộc Chiến" như sau (Xem, Hợp Âm Việt):
Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
theo tiếng gọi lên đường
Anh đi vì đất nước khổ đau
Anh đi anh quên thân mình
Em vì anh tóc bới chẳng lược cài
Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi
Xa phồn hoa với những chiều dập dìu
Cho anh vững lòng anh đi.

Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi
em nhớ người phương trời
Tâm tư chẳng biết nói cùng ai
Đơn sơ em ghi đôi dòng
Mong người đi giữa súng đạn chập chùng
Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành
Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng
Thương anh suốt đời anh ơi!

Mai kia anh trở về, anh trở về
Dẫu rằng dẫu rằng không còn vẹn như xưa
Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ
Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn
Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy
Tình em vẫn chẳng đổi thay

Anh giờ ở đâu?
Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông hậu?
Đêm nay ở đó gió lạnh không?
Sương khuya có giăng giăng đầy?
Phương này em với những lời nguyện cầu
Cho người đi sẽ có ngày trở về
Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu
Xin cho chúng mình còn nhau.

Trong bài này, như thường lệ, tôi sẽ thảo luận về các khía cạnh của bài hát, nội dung và hình thức. Tôi dùng "khán giả" để chỉ người nghe, người đọc, và người xem.
A. "Cho Người Vào Cuộc Chiến" là "Chinh Phụ Ngâm" ở thế kỷ thứ 20, nói lên tâm trạng người phụ nữ trông chờ người yêu đi tòng quân.
Chuyện một người con gái hay thiếu phụ ở nhà chờ người yêu hoặc chồng đi đánh giặc nơi tiền tuyến là đề tài của, hoặc thường được nhắc nhở trong, nhiều tác phẩm văn học. Các câu chuyện này không nhất thiết là hoàn toàn giả tưởng. Thực ra, đa số phản ảnh khá trung thực bối cảnh lịch sử, văn hóa, và xã hội của tác phẩm. Tôi sẽ không đi sâu vào đề tài này, mà chỉ dùng hai tác phẩm để so sánh và đối chiếu với ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến." Hai tác phẩm đó là "Chinh Phụ Ngâm" do Đặng Trần Côn viết vào thế kỷ thứ 18 (Xem, thí dụ như, Lê và Phạm 2001; Nguyễn 1971; Nguyễn 2000; Việt Nam Thư Quán) và ca khúc "Xa Vắng" do Y Vân viết vào năm 1964 trong miền Nam Việt Nam (Xem, thí dụ như, Nhạc Việt trước 75).
"Chinh Phụ Ngâm" là tác phẩm nguyên tác do Đặng Trần Côn viết bằng tiếng Hán và được nhiều người dịch sang tiếng Nôm. Bản tiếng Nôm nổi tiếng nhất thường được quy gán là do Đoàn Thị Điểm dịch. Trong bài này, tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về "Chinh Phụ Ngâm" và cuộc tranh cãi về tác giả bản dịch (Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích). Văn bản tôi dùng thường được coi là do Đoàn Thị Điểm dịch (Xem, thí dụ như, Lê và Phạm 2001; Việt Nam Thư Quán).
Văn bản "Chinh Phụ Ngâm" tiếng Nôm là một văn bản dài (trên 400 câu thơ theo thể song thất lục bát), nên có cơ hội diễn tả tâm trạng người chinh phụ một cách đầy đủ. Qua lời thơ, ta thấy những nỗi niềm của người chinh phụ gồm có: thương sợ, thương nhớ, lẻ loi, trông ngóng, sầu muộn, chán nản, mong mỏi, ngờ vực, lo già, ao ước, và cầu khuẩn (Nguyễn 1971, 183-202). Tâm trạng nàng có thể được diễn gỉải theo một cách khác qua nhiều giai đoạn: tiếng oán hờn, nỗi quan hoài, tình cô độc, cảnh buồn, nỗi buồn chán, một chờ mộng xuân, một giấc mơ, và hòa bình và hy vọng (Lê và Phạm 2001, 230-240). 
Ca khúc "Xa Vắng" ra đời năm 1964, bảy năm trước "Cho Người Vào Cuộc Chiến" nên có sự tương đương về hình thức và nội dung. Có ý kiến cho rằng bài "Xa Vắng" thực ra là thể hiện một khía cạnh của "Chinh Phụ Ngâm" trong cảnh chiến tranh Việt Nam, có lẽ dựa vào hai câu trong "Chinh Phụ Ngâm" ("Nương song luống ngẩn ngơ lòng/ Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?") ghi trong tờ nhạc gốc; do đó, nội dung cũng không khác "Chinh Phụ Ngâm" gì mấy. Tuy nhiên, ý kiến này chưa được xác định. "Chinh Phụ Ngâm" có thể cho tác giả Y Vân nguồn cảm hứng nhưng không nhất thiết khiến ông viết "Xa Vắng" theo ý của "Chinh Phụ Ngâm." Dầu sao, "Xa Vắng" có rất nhiều điểm tương đồng với "Chinh Phụ Ngâm," biểu lộ tâm trạng cô gái qua nỗi thương nhớ, buồn bã, cô đơn, và sự biếng nhác trong việc trang điểm phấn son, lời thề hẹn ước, và niềm hy vọng hội ngộ.
1. Tương tự như "Chinh Phụ Ngâm" và "Xa Vắng," ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" nói lên tâm trạng người con gái thương nhớ người yêu ra đi chinh chiến:
Chàng thanh niên đến tuổi thi hành nghĩa vụ tòng quân. Anh phải bỏ học, bỏ trường, bỏ áo học trò, đi theo "tiếng gọi công dân" lên đường gia nhập quân ngũ ("Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường.") Trong bài trước (Cao-Đắc 2014b), tôi đã trình bày vấn đề gia nhập quân đội dưới thời VNCH, kể cả lý do hoãn dịch vì học vấn. Hình ảnh chàng trai xếp sách vở đi tòng quân đánh giặc được diễn tả trong Chinh Phụ Ngâm một cách tương tự:
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 18-19).
Như bao thanh niên khác, chàng trai ra đi vì đất nước trong thời chinh chiến và chàng quên thân mình trong việc bảo vệ non sông ("Anh đi vì đất nước khổ đau/ Anh đi anh quên thân mình.") Cảnh đất nước trong thời chinh chiến như "thuở trời đất nổi cơn gió bụi" khiến vua phải "nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh" như được diễn tả trong "Chinh Phụ Ngâm."
Trước ngày chàng ra đi, cô gái muốn chàng yên tâm là cô không trang điểm giữ gìn sắc đẹp với thiên hạ và xa rời nơi thị tứ có trai thanh gái lịch dập dìu qua lại để tránh cám dỗ ("Em vì anh tóc bới chẳng lược cài/ Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi/ Xa phồn hoa với những chiều dập dìu/ Cho anh vững lòng anh đi.") Đây là một khía cạnh đặc sắc của bài hát vì nó nói lên tính chất trung thực, biết lo lắng và quan tâm người yêu của cô gái. Với câu "em vì anh""cho anh vững lòng," cô gái cho thấy cô tự nguyện làm những chuyện đó, và không phải do chàng trai yêu cầu. Cô gái không lo là chàng trai có bồ bịch khi xa nhà, mà cô chỉ lo chàng không yên tâm sợ cô có bồ bịch. Đó là một hành động tế nhị và sâu sắc, rất ít thấy trong phái nữ. 
Ta thấy hình ảnh người con gái không thiết gì đến giữ gìn nhan sắc mình vì xa người yêu. Việc này có thể có nhiều lý do. Thứ nhất, cô gái nghĩ rằng sắc đẹp của cô là dành cho người yêu và không cho ai khác. Do đó, khi không có người yêu ở bên cạnh cô không có động lực để chăm sóc sắc đẹp mình. Thứ nhì, cô gái buồn bã vì xa ngươì yêu nên không còn thiết tha đến những hoạt động khác, kể cả việc trang điểm. Thứ ba, cô muốn giữ gìn son sắt với người yêu, và không muốn mời mọc những người trai khác, và cô muốn giữ trọn vẹn lời hẹn ước với người yêu. Đó là hình ảnh cô gái trong ca khúc "Xa Vắng" của Y Vân phản ảnh phần nào tâm trạng của người thiếu phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" như những lời sau:
Ngày anh xa vắng
Em không trang điểm đợi chờ
. . . 
Phấn son xếp lại chẳng dùng.
. . . 
Tóc buông giữ vẹn lời thề.
("Xa Vắng" của Y Vân.)
Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói,
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song 
Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?
("Chinh Phụ Ngâm," câu 233 – 236)
Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở,
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua.
Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa,
Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 345 – 348)
Tuy nhiên, ta để ý có sự khác nhau giữa cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến," cô gái trong "Xa Vắng," và người thiếu phụ trong "Chinh Phụ Ngâm." Trong "Chinh Phụ Ngâm," người thiếu phụ không cho biết cô không giữ gìn nhan sắc vì thương nhớ chồng hoặc vì muốn tránh mời mọc thiên hạ và muốn giữ vẹn lời thề. Cô ta chỉ cho biết vì thương nhớ chồng mà không thiết gì đến trang điểm giữ gìn nhan sắc, khiến cô tiều tụy và trở thành già nua. Cô gái trong "Xa Vắng" biểu lộ rõ rệt việc cô không màng đến trang điểm ("không trang điểm đợi chờ," "Phấn son xếp lại chẳng dùng"). Cô cho biết lý do là cô muốn giữ vẹn lời thề chung thủy với người yêu ("Tóc buông giữ vẹn lời thề.") Sự khác biệt giữa ba tác phẩm này sẽ được trình bày sau.
Trở về với bài hát, cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" cư xử khác hẳn với cô gái trong "Xa Vắng" và người thiếu phụ trong "Chinh Phụ Ngâm": cô quyết định không trang điểm giữ gìn nhan sắc, và xa lánh nơi thiên hạ dập dìu trước khi người yêu cô ra đi. Cô ta muốn người yêu cô an tâm và vững lòng ra đi, và anh không phải lo âu gì về cô. Như trình bày ở trên, hành động này cho thấy cô gái là người có tâm, có tình, và bản chất sâu sắc. Ta sẽ thấy khía cạnh này được nổi bật thêm nữa qua lời lẽ của cô. Sau khi người yêu ra đi, tuy cô gái không nói ra, ta cũng hiểu là cô gái tiếp tục không trang điểm hoặc lui tới những nơi nhộn nhịp người ta để giữ vẹn lòng chung thủy với người yêu.
Xa người yêu, cô gái cảm thấy cô đơn, nhất là trong đêm khuya thanh vắng. Cô nhớ người yêu đang đi phương trời xa xôi. Cô không biết tâm tình với ai, và chỉ biết ghi xuống và hàng tâm sự ("Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi/ em nhớ người phương trời/ Tâm tư chẳng biết nói cùng ai/ Đơn sơ em ghi đôi dòng.") Buồn bã và cảm thấy cô đơn cũng là tâm trạng của người thiếu phụ trong "Chinh Phụ Ngâm." Nàng nhớ chồng da diết:
Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ,
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.
Há như ai, hồn say bóng lẫn, 
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 187-194)
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 211 – 216)
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi,
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 231 – 232)
Cô gái trong "Xa Vắng" có nỗi niềm cô đơn tương tự:
Những đêm gió lạnh đầu hè
Khuê phòng phủ kín tâm tư.
. . .
Trắng đêm đối ngọn đèn tàn
Trăng mờ lạnh giấc cô miên.
("Xa Vắng" của Y Vân.)
Cô gái ghi nhận những cảm nghĩ gì? Một cách cao thượng, cô không than phiền, trách móc, hoặc than vãn. Cô chỉ muốn nói với người yêu cô là tuy cô sống nơi thị thành tấp nập, cô lúc nào cũng một lòng thương yêu anh ("Mong người đi giữa súng đạn chập chùng/ Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành/ Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng/ Thương anh suốt đời anh ơi!"). Chữ "anh ơi" trong câu cuối nói lên nỗi niềm thiết tha cho tình yêu cô gái dành cho người yêu.
Người chinh phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" nhớ chồng và cảm thấy cô đơn. Nhưng nàng nghi ngờ chồng và không có niểm tin là chồng có còn thương yêu mình nữa không:
Chẳng hay muôn dặm ruổi giong,
Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng.
Lòng chàng ví cũng bằng như thế,
Lòng thiếp đâu dám nghĩ gần xa.
Hướng dương lòng thiếp như hoa,
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 299 – 304.)
Cô gái xác nhận thêm lần nữa là cô lúc nào cũng yêu chàng trai. Hơn thế nữa, cô còn khẳng định là cho dù người yêu cô có bị thương tích tật nguyền hoặc trở về nguyên vẹn với chiến công hiển hách, tình yêu cô dành cho anh vẫn không thay đổi ("Mai kia anh trở về, anh trở về/ Dẫu rằng dẫu rằng không còn vẹn như xưa/ Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ/ Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn/ Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy/ Tình em vẫn chẳng đổi thay."). Lời hứa hẹn đó khiến ta liên tưởng đến bài "Kỷ Vật Cho Em" do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Linh Phương (Ngô 2014). "Kỷ Vật Cho Em" không phải là lời cô gái nói với người yêu, mà là lời chàng trai nói với cô gái. Do đó, câu nói có phần chua chát, thực tế, và có chút gì xót xa. Chàng trai trong "Kỷ Vật Cho Em" tưởng tượng những gì có thể xảy ra với anh: chàng có thể trở về nguyên vẹn và ca khúc khải hoàn với các chiến công hiển hách, chàng có thể chết nằm trong hòm gỗ, bị thương tích nằm trên băng ca, hoặc chống nạng gỗ vì cụt chân:
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
. . . 
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.
("Kỷ Vật Cho Em" - nhạc Phạm Duy/ lời Linh Phương.)
Với lời lẽ trong "Kỷ Vật Cho Em," ta thấy việc người lính trở về mang tật nguyền vì thương tích trong cuộc chiến là sự kiện rất có thật và có lẽ là hình ảnh thông thường. Nhưng người chinh phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" không tưởng tượng ra hình ảnh chồng mình trở về với thân thể bị tàn phá bởi cuộc chiến. Nàng chỉ lo là chồng có an toàn không. Tương tự, cô gái trong "Xa Vắng" không nghĩ đến cảnh người yêu mình bị tàn phế vì thương tích do chiến tranh. Đây là điểm khác biệt quan trọng với cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" như sẽ được trình bày sau.
Cô gái suy nghĩ vẩn vơ, tự hỏi không biết người yêu hiện giờ đang ở đâu, đêm về có lạnh và có sương giăng phủ mờ không ("Anh giờ ở đâu?/ Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông hậu?/ Đêm nay ở đó gió lạnh không?/ Sương khuya có giăng giăng đầy?") Với chi tiết người lính có thể đi lưu động khắp nơi từ vùng cao nguyên tới vùng sông ngòi, ta có thể suy đoán người yêu cô đi trong một trong các binh chủng Tổng trừ bị (Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến).
Ta biết chiến sĩ trong các binh chủng này chiến đấu rất vất vả vì họ thường phải ra trận nhanh chóng và tham gia các trận đánh khốc liệt. Do đó, mức độ nguy hiểm rất cao. Cô gái biết rõ những gian nan nguy hiểm người yêu mình đối phó. Cô không biết làm gì hơn là nguyện cầu cho chàng được bình an và trở về ("Phương này em với những lời nguyện cầu/ Cho người đi sẽ có ngày trở về.") Cô gái chỉ mong ước hai người còn có nhau và tình yêu hai người vẫn thắm thiết như lúc ban đầu ("Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu/ Xin cho chúng mình còn nhau.").
Tương tự, người thiếu phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" mơ đến ngày chồng trở về ca khúc khải hoàn, danh vang và được triều đình trọng đãi:
Hộ chàng trăm trận nên công,
Buông tên ải Bắc, treo cung non Đoài.
Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải,
Tiếng khải ca trở lại Thần Kinh.
Đỉnh non khắc đá đề danh,
Triều thiên vào trước cung đình dâng công
("Chinh Phụ Ngâm," câu 379 – 384.)
Nàng ao ước cùng kết lại mối duyên với chồng, sống hạnh phúc bên nhau cho bõ những ngày xa vắng nhớ nhung:
Thiếp xin muôn kiếp sau này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 363 - 364.)
Liên ngâm đối ẩm đòi phen,
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già.
Cho bỏ lúc xa sầu, cách nhớ,
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình.
("Chinh Phụ Ngâm," câu 407 - 410.)
Cô gái trong "Xa Vắng" cũng mong người yêu trở về chiến thắng vinh quang, và mơ ước đoàn tụ người yêu cho dù phải chờ đợi đến lúc tóc bạc già nua:
Chàng đi chinh chiến
Gieo neo rừng khuya
Là mong chiến thắng vai mang vòng hoa
. . .
Đợi chàng một hai năm
Hay là cả đời xuân xanh.
Ngày nao đầu pha tuyết sương
Vẫn mong tái ngộ một lần.
("Xa Vắng" của Y Vân.)
Cùng một đề tài về người con gái trông chờ người yêu hoặc chồng mình đi đánh giặc nơi xa, các tác giả của "Chinh Phụ Ngâm," "Xa Vắng," và "Cho Người Vào Cuộc Chiến" trình bày tâm tình người con gái có cùng nỗi nhớ nhung thương yêu, buồn bã vì cô đơn, và trông mong ngày hội ngộ. Nhưng ba tác phẩm có vài điểm khác biệt quan trọng, như sẽ được trình bày sau đây. 
2. Khác với "Chinh Phụ Ngâm" và "Xa Vắng," ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" biểu lộ tình yêu cao thượng và bản chất tế nhị của cô gái:
Người chinh phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" được coi là bày tỏ ý tưởng "rất thật" (Nguyễn 1972, 151). Ngoài ra, "nàng đau buồn, thất vọng song nàng không bao giờ tuyệt vọng" (sđd., 161) và có "niềm tin chắc chàng sẽ sống trở về" (sđd., 163). Nàng thương nhớ chồng, nhớ những kỷ niệm bên nhau. Nàng không màng gì ̣đến phấn son trang điểm ("Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?"). Nàng bày tỏ lòng chung thủy với chồng và tự ví mình như hoa hướng dương ("Lòng thiếp đâu dám nghĩ gần xa/ Hướng dương, lòng thiếp đường xa"), nhưng nghi ngờ lòng dạ chung thủy của chồng ("Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?" "Lòng chàng lẩn thẩn, e tà bóng dương").
Cô gái trong "Xa Vắng" cũng bày tỏ nỗi niềm cô đơn và thương nhớ chồng. Cô ta cũng không màng đến trang điểm nhan sắc. Ngoài ra, cô có nỗi buồn tủi cho thân phận mình, và diễn tả cảnh khóc lóc, cho dù buồn thảm vì chia ly hoặc vui mừng khi hội ngộ:
Thương đời biển sầu bao la
Để cho cành hoa héo khô
Lỡ cung ái ân xuân thì.
. . .
Ước mong ngấn lệ ngày về 
Thay dòng nước mắt chia ly 
Lệ rơi nhiều hơn nước mưa 
Dẫu cho bốn biển chẳng vừa.
("Xa Vắng" của Y Vân.)
Qua những điểm trên, ta thấy so với "Chinh Phụ Ngâm" và "Xa Vắng," ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" có ít nhất ba điểm khác biệt đáng kể. Ba điểm này không hoàn toàn do sự khác biệt giữa ý tưởng riêng tư của Đặng Trần Côn, Y Vân, và Phan Trần vì các tác giả thường cố gắng viết phản ảnh tình trạng xã hội và con người lúc bấy giờ, hơn là trình bày ý kiến cá nhân.
Ba điểm đó như sau. Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" có suy nghĩ sâu sắc và tế nhị. Nàng biết tâm lý người yêu lo lắng nàng có thể bị cám dỗ hoặc quên anh. Do đó nàng cố gắng trấn an anh qua hành động không trang điểm phấn son, và tránh đi lại những nơi phồn hoa đông người, trước khi anh ra đi. Thứ nhì, nàng thẳng thắn nhắc đến những gì có thể xảy đến với người yêu khi anh trở về, kể cả anh chống nạng gỗ hoặc ngồi xe lăn. Nàng cho anh biết lúc nào nàng cũng yêu anh, cho dù anh bị tật nguyền vì thương tích. Thứ ba, tuy nàng thương nhớ người yêu, nàng không biểu lộ nỗi buồn thảm quá đáng, hoặc nghi ngờ người yêu, hoặc tủi thân cho cuộc đời mình. Khía cạnh này quan trọng vì nó nói lên bản chất lo xa và biết tâm lý của cô gái. Nàng không muốn người yêu phải bận tâm và lo sợ nàng buồn bã. 
Cả ba đặc điểm này phù hợp lẫn nhau và biểu lộ tình yêu cao thượng của cô gái dành cho người yêu, vượt quá sự nhỏ nhen ích kỷ tầm thường của nhiều thiếu nữ trong tình yêu. Ta nên tìm hiểu thêm về lý do cho sự khác biệt này.
Một lý luận có thể đưa ra để giải thích sự khác biệt này. "Chinh Phụ Ngâm" và "Xa Vắng" là lời tâm sự của cô gái cho chính cô ta, như lời trong một quyển nhật ký, và không định cho người chồng hoặc người yêu cô đọc. Do đó, lời lẽ không có sự tế nhị hoặc sâu sắc. Ngược lại, cô gái "Cho Người Vào Cuộc Chiến" đang viết lời tâm sự như một lá thư gửi cho người yêu ngoài chiến tuyến. Vì vậy cô ta diễn tả khéo léo và có những nét tinh tế sâu sắc để trấn an người yêu.
Tôi không đồng ý hoàn toàn với lý luận này. Trước hết, sự tinh tế và sâu sắc không phải là một khía cạnh "xã giao" hoặc hình thức bên ngoài, mà là sự suy nghĩ chân thành, biết lo cho người khác, và biết đặt những việc quan trọng của người mình yêu lên trên những việc quan trọng của mình. Cho dù "Chinh Phụ Ngâm" và "Xa Vắng" là lời trong nhật ký hoặc lời chỉ cho người viết đọc, điều đó không có nghĩa là người viết không có quyền diễn tả sự suy nghĩ chân thành. Thực ra, chính vì là lời trong nhật ký, những ý tưởng được ghi nhận hoặc không được ghi nhận phản ảnh trung thực bản chất của người tâm sự. Thứ nhì, lời cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" không phải là lời khéo léo, nói ra để làm người yêu vui. Việc cô không trang điểm, không đi lại những nơi phồn hoa, không phải là lời nói suông, mà là những hành động cô đã làm trước khi người yêu cô ra đi. Ngoài ra, lời hứa chung thủy cho dù chàng chống nạng gỗ hay ngồi xe lăn không phải là lời làm cho người yêu mình vui hơn, mà trái lại có thể tạo những phản tác dụng vì anh ta có thể tin tưởng vào việc đó nên trở nên liều lĩnh hơn trong trận chiến.
Ta có thể hiểu sự khác biệt giữa "Chinh Phụ Ngâm" và "Cho Người Vào Cuộc Chiến" vì hai tác phẩm cách nhau khoảng hai trăm năm. Xã hội và các quan điểm sống, nề nếp, gíá trị con người, đương nhiên có nhiều điểm khác nhau. Nhưng "Xa Vắng" và "Cho Người Vào Cuộc Chiến" chỉ cách nhau có bảy năm, làm sao có thể có sự khác biệt nhiều được? 
Có vài giải thích cho sự khác biệt giữa "Xa Vắng" và " Cho Người Vào Cuộc Chiến." Thứ nhất, cả hai đều là ca khúc diễn tả một khía cạnh nào đó xã hội, và không nhất thiết là khía cạnh đó phải giống nhau. Mỗi tác giả có một nguồn cảm hứng và mục tiêu khác nhau trong việc diễn tả ý tưởng. Y Vân có thể biết những suy nghĩ sâu sắc và tế nhị của người phụ nữ miền Nam, nhưng ông quyết định không nhắc đến vì đó không phải là mục tiêu nghệ thuật ông muốn đưa vào ca khúc "Xa Vắng." Thứ nhì, tuy chỉ cách nhau bảy năm, quả thực là tình trạng xã hội và vấn đề tình yêu trai gái trong miền Nam Việt Nam có sự khác biệt. Năm 1964, khi "Xa Vắng" ra đời, chiến tranh chưa đến mức tột đỉnh khốc liệt và chưa có lệnh Tổng động viên kêu gọi thanh niên trẻ ở tuổi học sinh và sinh viên. Năm 1971, khi ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" ra đời, cuộc chiến đang đi qua sự khốc liệt nhất của chiến tranh và lệnh Tổng động viên đã được ban hành. Hàng ngàn sinh viên học sinh phải bỏ dở chuyện học hàng để gia nhập quân ngũ. Với chiến trường ngày càng khốc liệt, số người chết ngày càng gia tăng và thương binh trở về ngày càng nhiều, ý tưởng của các cô gái có người yêu trong quân đội ngày càng khác đi và phản ảnh thực tế của chiến tranh bấy giờ.
Cho dù có sự khác biệt giữa ba tác phẩm, ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" vẫn phản ảnh trung thực tình trạng xã hội miền Nam bấy giờ và bản chất người phụ nữ miền Nam với lòng dạ sắt son chung thủy, và sâu sắc lo cho người yêu. Có thể có người cho rằng cô gái trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" chỉ là nhân vật giả tưởng, và không có ai có tình yêu cao thượng như vậy. Tuy nhiên, đối với người dân sống trong miền Nam trong thời chiến tranh, chuyện đó không có gì khác thường. Trong tình yêu hay tình vợ chồng, người con gái Việt Nam được dạy những đức tính trung thành, đoan trang, nhẫn nại, lo lắng chăm sóc cho người yêu, người chồng cả về vật chất lẫn tinh thần. Đương nhiên cũng có những người không tôn trọng tình nghĩa hoặc phản bội người yêu người chồng. Nhơng đó chỉ là một thiểu số và không tiêu biểu cho giới phụ nữ miền Nam. Trong bài "Cái Cò," (Cao-Đắc 2015) tôi đã trình bày những khía cạnh này của người phụ nữ miền Nam. Những đức tính này còn được biểu lộ mãnh liệt trong thời chiến như đã được chứng tỏ qua những tài liệu phỏng vấn hoặc hồi ký.
B. Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" diễn tả tâm tình cô gái hữu hiệu qua giai điệu êm ái và cách dùng chữ khéo léo
Một bài hát về lời kể lể tâm sự thường có giai điệu chậm và nhẹ nhàng, nhưng phải có sự quyến rũ để khán gỉả không cảm thấy nhàm chán. Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" đạt được mục đích kể lể hữu hiệu qua sự phối hợp của giai điệu, tiết tấu, và lời nhạc.
1. Bài hát có giai điệu chậm chạp và êm dịu với điệp khúc lên cao nhấn mạnh lời hứa mạnh mẽ cho lòng chung thủy của cô gái:
Bài hát có ba phiên khúc và một điệp khúc. Ba phiên khúc có giai điệu và tiết tấu tương tự. Ba phiên khúc này có giai điệu chậm chạp êm dịu, với các quãng nhạc lên xuống rất ít trong mỗi câu, khiến khán gỉả có cảm tưởng nghe lời cô gái tâm sự nhẹ nhàng qua lời nói. Câu chuyển tiếp bắt đầu bằng "Em vì" ("Mong người"/ "Phương này") lên cao để thay đổi nhịp điệu và tạo nét linh động cho câu chuyện.
Đặc sắc nhất là phần điệp khúc. Phần điệp khúc khởi đầu bằng "Mai kia anh trở về" có chuyển tiếp khác biệt, nhấn mạnh lời cô gái trong lời hứa hẹn nàng giữ lòng chung thủy cho dù người yêu bị tàn phế vì thương tích hay lành lặn trở về khải hoàn. Phần này còn có những câu nhắc lại để tăng thêm sức mạnh của ý nghĩa, và tạo giai điệu xuống dần sau nốt cao, tránh sự thay đổi đột ngột. Thí dụ như "anh trở về," "dẫu rằng," "dù anh."
Tiết tấu và nhịp điệu bài hát không có gì đặc biệt, nhưng chính sự không đặc biệt này đóng góp vào nét độc đáo của bài hát. Bài hát có những câu kéo dài hoặc quãng nghỉ thông thường như trong các bài khác. Cái quyến rũ của bài hát là giai điệu êm ả nhẹ nhàng, chứ không phải là nhịp điệu thay đổi, kéo dài hoặc dồn dập. Bài hát là lời cô gái nói với người yêu. Do đó, giọng nói lên xuống của cô đóng phần quan trọng hơn là nhịp điệu câu nói. Ngoài ra, ý nghĩa lời lẽ rất quan trọng trong bài này, nên những khía cạnh hấp dẫn của nhịp điệu nên được giữ tối thiểu để tránh chia trí cho người nghe.
2. Bài hát có lối dùng chữ đơn giản, dựa vào so sánh ngầm và cách dùng điệp ngữ gây tác dụng vương vấn:
Tác gỉả dùng chữ đơn giản, không màu mè, nói lên được tâm tình chân thành của cô gái. Vì đây là lời tâm sự của cô gái, tác giả chú trọng đến lời lẽ kể lể hơn là mô tả hình ảnh. Tuy vậy, tác gỉả khéo léo dùng từ ngữ so sánh ngầm để mô tả hữu hiệu. Thí dụ, "dập dìu" trong "những chiều dập dìu" không có chủ từ hoặc túc từ, mà được dùng như tính từ để mô tả cảnh "dập dìu tài tử giai nhân"; "chập chùng" trong "súng đạn chập chùng" vẽ ra hình ảnh loạt đạn bắn ra như mưa rào phủ đầy trời; "cát bụi" trong "cát bụi thị thành" mô tả xe cộ qua lại tung cát bụi nơi đô thị đông người; "giăng giăng" trong "Sương khuya có giăng giăng đầy" vẽ ra hình ảnh màn sương đêm mờ dày dặc.
Lối dùng so sánh hoặc cho thấy ngầm này rất có tác dụng mạnh trên khán giả vì nó khiến khán giả phải dùng trí tưởng tượng để vẽ ra hình ảnh mô tả. Để tạo tác dụng đó, người viết phải chọn lọc từ ngữ cẩn thận. Thí dụ, ta có thể nói "phiên chợ lác đác (người đi chợ)," "mặt nước lăn tăn (những gợn sóng)," "khuôn mặt ràn rụa (nước mắt)," "thân thể (run) lập cập" mà không cẩn viết ra những chữ trong ngoặc. Người nghe/đọc tự động điền vào những chữ bỏ trống, và, một cách vô tình, tham gia vào việc mô tả hình ảnh mà người viết muốn tạo dựng. Do đó, người nghe/ đọc được lôi cuốn vào lời ca và bản nhạc.
Một khía cạnh đặc biệt khác trong "Cho Người Vào Cuộc Chiến" là cách dùng điệp ngữ. Dùng điệp ngữ để gây một ấn tượng nào đó trên khán giả là một kỹ thuật khó, vì nếu dùng sai, kết quả sẽ có phản tác dụng. Tác giả lập lại từ ngữ để tạo một cảm xúc dây dưa kéo dài. Ngay từ câu đầu, tác giả dùng chữ "bỏ" hai lần, nhấn mạnh hành động bỏ học của chàng trai. Phiên khúc đầu chất chứa với 3 chữ "đi." Phần điệp khúc đầy những điệp ngữ ("trở về," "dẫu rằng," "dù anh"). Phiên khúc chót có 3 chữ "cho." Các điệp ngữ này được dùng một cách hữu hiệu vì chúng liên hệ đến ý tưởng chính của bài hát về ra đi, hội ngộ, và nghịch cảnh.
C. Kết Luận:
Ca khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến" là một "Chinh Phụ Ngâm Khúc" ở thế kỷ thứ 20, bày tỏ nỗi niềm cô đơn và thương nhớ của một cô gái hậu phương mong chờ người yêu trở về sau cuộc chiến. Bài hát cho thấy tình yêu cao thượng và suy nghĩ sâu sắc của cô gái biết lo cho người yêu, khác hẳn với cách diễn tả tầm thường, có chút ích kỷ của người chinh phụ trong "Chinh Phụ Ngâm" và cô gái trong ca khúc "Xa Vắng" của Y Vân. Với giai điệu êm dịu, chuyển tiếp nổi bật của điệp khúc, cách dùng chữ đơn giản nhưng hữu hiệu, và ý nghĩa tế nhị sâu sắc, "Cho Người Vào Cuộc Chiến" biểu lộ trung thực bản chất thương yêu và chung thủy của phụ nữ miền Nam trong thời chiến.
Là những chiến sĩ thầm lặng trong bóng tối, phụ nữ miền Nam, gồm có người yêu, vợ, mẹ, dì, thím, chị, em, con, cháu của các quân, cán, chính, nhất là các chiến sĩ xung pha nơi trận mạc, không nhận được sự tri ân và kính trọng chính đáng. Họ là nguồn sống cho chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến và đã chịu biết bao nhiêu gian khổ và hy sinh lớn lao. Sau cuộc chiến, họ còn là nguồn sống cho chiến sĩ và hậu duệ VNCH để nung nấu hào khí dân tộc Việt Nam trong thảm cảnh đất nước hiện tại dưới sự áp bức đô hộ của nhóm cầm quyền cộng sản.
CẢM TẠ
Tôi xin có lời cám ơn các bạn trên trang mạng Dân Làm Báo đã có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của bạn Cánh Dù lộng gió.
25/05/2015
_________________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Cao-Đắc Tuấn. 2014a. "Một Mai Giã Từ Vũ Khí." 22-8-2014. 
2. _________. 2014b. "Giã Từ Sài Gòn." 27-11-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/11/gia-tu-sai-gon.html (truy cập 24-5-2015).
3. _________. 2015. "Cái Cò." 30-4-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/cai-co_29.html (truy cập 22-5-2015).
4. Hợp Âm Việt. Không rõ ngày. Cho người vào cuộc chiến. Không rõ ngày. 
5. Lê Hữu Mục và Phạm Thị Nhung. 2001. Tiếng Nói Đoàn Thị Điểm Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc. Trung Tâm Việt Nam Học Canada. Montréal, Canada.
6. Ngô Nguyên Nhiễm. 2014. 45 năm lời hát "Kỷ Vật Cho Em" ̣9-2-2014. 
7. Nguyễn Bá Triệu. 2000. Chinh Phụ Ngâm Tập Chú. Ontario, Canada.
8. Nguyễn Văn Xuân. 1971. Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc của Phan Huy Ích. Lá Bối, Sài Gòn, Việt Nam.
9. Nhạc Việt trước 75. Không rõ ngày. Xa Vắng (Y Vân). Không rõ ngày. 
10. Việt Nam Thư Quán. 2004. Chinh Phụ Ngâm. Đặng Trần Côn. Diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm. 27-12-2004. 
11. Wikipedia. 2015. Mặc Thế Nhân. 23-3-2015. 
© 2015 Cao-Đắc Tuấn