3/5/15

Úc Châu: Quốc Hận 30.04.2015

Hình ảnh ngày Tưởng Niệm 30-4 trước Quốc Hội tại Ottawa, Thủ Đô nước Canada.  

Huong 323

Đúng sáng ngày 30-4-2015, rất đông người VN từ các nơi kéo về Thủ Đô nước Canada để dự Lễ Quốc Hận 30-4

Đặc biệt là Quốc Hội Canada đã treo cờ rủ trong Ngày Lể Tưởng Niệm 30-4 .





oàn người xếp hàng đi tới Quốc Hội trên đường phố Thủ đô Canada.











Đoàn đã vào sân Quốc Hội.... phía sau đoàn còn rất dài trên đường.







Lửa Tưởng Niệm.

















Ngày Quốc Hận thứ 40 - Từ Melbourne đến Canberra

Bốn mươi năm qua tinh thần chống cộng càng ngày càng lan rộng ra. Nhiều người cứ nghĩ rằng với thời gian, với việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, với số lượng Người Việt về Việt Nam hàng năm, với việc đầu tư của các công ty ngoại quốc vào Việt Nam, với sự "yên lặng" của một số tổ chức đấu tranh,... thì tinh thần chống cộng sẽ giảm đi. Nhưng không! Tinh thần chống cộng không giảm đi mà ngược lại càng ngày càng mãnh liệt hơn trước.

Dựa vào đâu mà nói như thế?!

Trong những thập niên đầu sau ngày 30/04/1975 tinh thần chống cộng của cộng đồng Người Việt hải ngoại bùng cháy và dâng cao như ngọn lữa rừng, trong lúc đó tại Việt Nam, dưới họng súng AK hàng triệu người dân cúi đầu, câm lặng, lầm lũi sống trong nổi khiếp sợ. Lúc bấy giờ cộng đồng Người Việt hải ngoại cần phải thổi bùng lên ngọn lữa đấu tranh vừa để chuyển lửa về Việt Nam, vừa để nung nấu tinh thần yêu nước. Rồi từ đó ngọn lửa đấu tranh đã bắt đầu nhen nhúm và đã và đang bắt đầu bùng cháy khắp nơi tại Việt Nam. Từ việc tỉnh ngộ của các cán bộ, đảng viên cao cấp, các bậc trí thức qua các bài viết, cái lời phát biểu cùng những hành động mạnh mẽ, cho đến việc tranh đấu quyết liệt đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của các thế hệ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Những người thuộc các thế hệ trẻ là những người chưa bao giờ sống dưới thời VNCH nhưng đã can đảm lớn tiếng tung hô "VNCH muôn năm" hay trân quý huy hiệu QLVNCH và ấp ủ lá Cờ Vàng là vì họ biết sáng suốt so sánh giữa 2 chế độ qua việc chứng kiến những sự kiện xảy ra hàng ngày, qua sự tìm hiểu, suy nghĩ và kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Trong những năm gần đây, ngọn lữa đấu tranh đòi quyền bảo vệ đất nước, đòi quyền lợi của người dân,..., đã lan tỏa khắp nơi dưới hình thức các cuộc chống đối, biểu tình với số lượng tham dự lên đến hàng chục ngàn người.

Có thể nói, tinh thần chống cộng vào những thập niên 80, 90 chỉ có ở 1, 2 triệu Người Việt tỵ nạn CS nhưng nay cái tinh thần đó đã lan rộng đến 90 triệu người dân trong nước. Như vậy đâu có nói ngoa khi bảo rằng "Tinh thần chống cộng không giảm đi mà ngược lại càng ngày càng mãnh liệt hơn trước". Khi nhìn vào cường độ của ngọn lữa đấu tranh hiện nay mà cho rằng tinh thần chống cộng của Người Việt hải ngoại giảm đi là không có cái nhìn. Lúc trước, khi người dân trong nước còn phải thu mình sống trong tăm tối, sợ hải thì cộng đồng Người Việt hải ngoại cần phải thổi bùng ngọn lữa đấu tranh để soi sáng và cổ động tinh thần, nhưng nay ngọn lữa ấy đã lan tỏa khắp cả nước thì vai trò của Người Việt hải ngoại chỉ còn thu hẹp lại thành một ngọn lữa mồi và chuyển sang một đường hướng tranh đấu khác tuy "thầm lặng" nhưng mang đến nhiều hiệu quả để hỗ trợ cho 90 triệu dân trong nước.

Quả đúng như thế, tinh thần chống cộng không giảm đi mà ngược lại càng ngày càng mãnh liệt hơn trước, khi có hàng ngàn người từ khắp các tiểu bang/lãnh thổ Úc Châu kéo về trước tòa đại sứ VC tại Canberra vào dịp tưởng niệm 40 năm Ngày Quốc Hận để vạch mặt, lên án, kết tội chế độ cộng sản, một chế độ độc tài do một băng đảng vừa ác vừa ngu cầm quyền, tham nhũng công khai từ trên xuống dưới, là nguyên nhân của bao mất mát, đau thương, oan nghiệt và đã đưa đất nước Việt Nam đi đến chổ phá sản từ đất đai, biển đảo, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội, giáo dục,... cho đến tinh thần, đạo đức của con người - hoàn toàn bị băng hoại. Những năm về trước thì chỉ có những người thuộc thế hệ thứ nhất và 1.5 trong đoàn biểu tình, nhưng những năm sau này, trong số hàng ngàn người tham dự có cả các du học sinh (từ trong nước), các em tỵ nạn với chiếu khán tạm thời (bridging visa) và các bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc.

Một rừng Cờ Vàng vây quanh tòa đại sứ VC đã nói lên tinh thần chống cộng của Người Việt Tự Do tại Úc Châu, nói riêng, và của cộng đồng Người Việt hải ngoại, nói chung. Vắng bóng đã lâu, nay cô Thanh Trúc tái xuất hiện trong dịp 40 năm Ngày Quốc Hân, đã hâm nóng cuộc biểu tình với hàng ngàn người cùng nhau hô to đả đảo CSVN và đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam. Người điều hợp cuộc biểu tình là ông Nguyễn Thế Phong, ông Trần Nhân và ông Nguyễn Toàn đã lần lượt mời các vị chủ tịch/đại diện của CĐNVTD liên bang, tiểu bang và lãnh thổ lên phát biểu với những đề tài nói về cái hệ luỵ tồi tệ, đớn đau, nhục nhã nhất mà CSVN đã gây ra cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

- LS Võ Trí Dũng (CT CĐNVTD liên bang Úc Châu): "VN sau 40 năm cai trị của đảng cộng sản VN"
- Ông Lê Công (CT CĐNVTD/ACT): "Những Hậu Quả mà CSVN gây ra cho dân tộc VN"
- TS Hà Cao Thắng (CT CĐNVTD/NSW): "40 năm bịt mắt và bịt miệng của đảng CSVN - tình trạng của báo chí, truyền thông và giáo dục hiện nay tại VN"
- Ông Nguyễn Văn Bon (CT CĐNVTD/VIC): "Sự thật và bằng chứng vi phạm nhân quyền của VN hiện nay - thuyền nhân tỵ nạn vẫn còn đến Úc sau 40 năm"
- Ông Vũ hải Vân (PCT CĐNVTD/QLD): "Những cái nhất của VN sau 40 năm cai trị của đảng CSVN"
- Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc (CT CĐNVTD/SA): "Vai trò và tầm quan trọng của cộng đồng người Việt hải ngoại trong công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước"
- BS Nguyễn Anh Dũng (CT CĐNVTD/WA): "Nền y tế VN sau 40 năm của CS"
- Bà Trần Hương Thủy (CT CĐNVTD/ Wollongong): "Thảm trạng và tương lai của phụ nữ và trẻ em VN sau 40 năm cai trị của đảng CSVN"

Người cuối cùng lên phát biểu là bạn trẻ Lê Xuân Đôn (Tổng Hội Sinh Viện VN Úc Châu) với đề tài "40 năm (dưới chế độ độc tài toàn trị của CSVN) là quá đủ" đã thay mặt cho các thế hệ sinh ra sau ngày 30/04/1975 nói lên sự quan tâm đến quê hương và dân tộc với một tấm lòng thật trong sáng và đầy nhiệt huyết.

Có lẽ thú vị nhất là phần nói chuyện của BS Nguyễn Anh Dũng về "Nền y tế VN sau 40 năm của CS", của "đỉnh cao trí tuệ", của một chế độ "chẳng hề xấu hổ chút nào vì ngu" (CHXHCNVN) với những mẩu chuyện thật và kinh nghiệm bản thân đã cho đồng bào những trận cười thật thích thú.

Xen kẽ giữa các phần phát biểu là những khẩu hiệu đả đảo CSVN, đòi Tự Do Nhân Quyền cho VN và những bài hát đấu tranh ca vang dưới một bầu trời nắng ráo, trong xanh - màu xanh hy vọng.

Như thông lệ hàng năm, sau khi chấm dứt cuộc biểu tình, mọi người đều tề tựu về tượng đài Chiến Tranh Việt Nam (Australian Vietnam Forces National Memorial) để đặt vòng hoa bày tỏ lòng tri ân đến những chiến sĩ Úc Việt đã nằm xuống hay đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến tại Việt Nam. Tại đây LS Võ Trí Dũng, ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/UC), Dân Biểu Craig Kelly và Dân Biểu Chris Hayes, trong lời phát biểu, đã nhắc đến cuộc chiến với sự hy sinh của hàng triệu người trong đó có 521 chiến binh Úc, rồi đến ngày 30/04 khi Miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSVN với hàng triệu người bị tù tội và hàng triệu người bỏ nước ra đi. Những người may mắn đến được bến bờ tự do, sau khi xây dựng lại cuộc sống trên quê hương thứ hai đã không quên người dân Việt đang sống trong cảnh lầm than tại quê nhà, và luôn kiên trì tranh đấu cho một Việt Nam không còn chế độ CS.

Chuyện bên lề:
  1. CSVN thường tuyên truyền, rêu rao là Người Việt hải ngoại mỗi lần đi biểu tình thì được phát $50 và 1 ổ bánh mì. Nhưng bây giờ người dân trong nước đã biết rõ được sự thật qua những nhân chứng như du học sinh, thân nhân, ban bè đi ra nước ngoài. Đồng bào đi biểu tình phải tự xuất tiền túi lo cho việc ăn ở và đi đường. Riêng dân Melbourne thì phải đóng mỗi đầu người $40. Còn phần ăn uống thì, không ai bảo ai, không chỉ lo cho riêng mình mà còn lo cho cả những người đồng hành. Ngay trên xe hay mỗi lần đến các trạm dừng chân thì cùng mời nhau nào chè, cháo, cơm, xôi, bánh ngọt, bánh mì, mì gói, kẹo, bánh, trái cây,..., đã nói lên cái tình đồng bào thắm thiết. Hàng năm, Melbourne thường chỉ có 2 xe buýt đi Canberra biểu tình vào dịp 30/04, nhưng năm nay là 40 năm Ngày Quốc Hận, để đáp ứng tấm lòng của đồng bào, CĐ đã phải tăng gấp đôi số xe buýt, 4 chiếc với trên 200 người già trẻ, lớn bé - có các vị cao niên đã trên 80, 90 tuổi và cũng có các em lần đầu tiên tham gia.
  2. Hai ngày cuối tuần 25 và 26 tháng 04 thật là bận rộn, nhất là người dân Melbourne. Năm nay (2015) đánh dấu 100 năm Anzac Day, một ngày lễ rất quan trọng của Úc (tương đương với Ngày Quân Lực 19/6 của VNCH). Rạng sáng (5, 6 giờ) ngày 27/04 đã phải có mặt tại buổi lễ Hừng Đông (Dawn Service), rồi từ 9 giờ cho đến trưa là cuộc diễn hành. Sau đó là đi dự buổi Đại Nhạc Hội "Thank You Australia" để hãnh diện về nghĩa cử "uống nước nhớ nguồn" của cộng đồng Người Việt Úc Châu. Và phải ra về vào giữa chường trình để về nhà vội vã thay áo quần, ăn uống qua loa, gởi gắm con cái, rồi khăn gói lên đường (vào rạng sáng 26/04) để đi biểu tình tưởng niệm Ngày Quốc Hận thứ 40 tại Canberra. Thời gian đi và về là 24 giờ đồng hồ. Về lại Melbourne thì đã sang qua ngày Thứ Hai 27/04, vậy là chỉ nghĩ ngơi được vài giờ đồng hồ rồi là phải vùng dậy đi làm. Mệt thật nhưng nghĩ lại bao gian khổ, cay đắng mà người dân Việt phải chịu đựng thì cái mệt này chẳng thấm vào đâu.


Melbourne & Canberra - 40 Năm Quốc Hận
25, 26/04/2015
nguồn: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/4110-4110
Một số hình ảnh của 40 năm Ngày Quốc Hận tại Canberra