SAO LẠI NÓI …CÓ PHÂN NỬA ?
Đàm Văn Tiếu
Nói phân nửa, nghe phân nửa hay hiểu phân nửa quả đều là tai hại, còn nói hết, nghe hết
mà lại hiểu sai hết thì thật tai hại không chỉ đối với người nói và người nghe, mà sự tác hại
còn không thể lường được, nếu người nghe đi rao truyền về những điều mình đã hiểu lệch
lạc về một câu nói… Đây là điều mà bản thân tôi từng có thoáng hiểu sai về một câu nói, mà
đánh giá sai về một chân tu, khi ông ta vỗ đùi rồi thốt ra câu “ĐÙ !“, mỗi khi đi sai một nước
cờ… trên bàn cờ tướng.
Khi được “trả về địa phương quản chể“, lúc chưa tính chuyện làm gì để kiếm sống, tôi thường tìm
lên chỗ anh chị Cả đã để con cái ở lại Sài Gòn lên khai quang lập ấp ở gần khu Trà Cổ, cách Sài
Gòn khoảng 7 chục cây số, gần quốc lộ 1 về hướng bắc.
Trong số lối xóm của anh chị Cả có một thày tu, cũng mới đến khai quang khu đất, căn nhà mái
tôn ông túp lên tuy nhỏ, nhưng bên trong bàn thờ được trưng bày giống như một ngôi chùa.
Vì là nơi hẻo lánh nên sớm tối chỉ mình ông ta lo việc thờ tự, chứ hiếm khi có thiện nam tín nữ
nào đến lễ bái.
Những người mới đến khai quang lập ấp ở chung quanh, lương có giáo có, kể cả anh chị Cả tôi
là người Công Giáo, không ai xưng hô theo cách thông thường vẫn gọi một thày tu, mà chỉ gọi
ông ta một cách thân thiết là CHÚ SƠN.
Mỗi khi biết tôi lên thăm anh chị Cả, chú Sơn hay mời tôi qua đánh cờ, vì nhỏ tuổi hơn nên chú
gọi tôi bằng anh CHÍN, theo cách thân thiết bộc trực của người Miền Nam.
Khi đánh cờ chú kể về tâm nguyện tu hành; Sau nhiều năm xuất gia, ngôi chùa chú tu ở Sài Gòn
không còn giống như ngày nào, vì bị nhà nước cộng sản thao túng, các bậc chân tu không chấp
nhận sự chỉ đạo của họ, thì thà là hoàn tục hay là tự ý rời khỏi chùa, để kiếm một nơi thanh tịnh
mà tu hành. Trường hợp của Chú Sơn thì được gia đình giúp đỡ, tìm đến nơi yên tịnh hẻo lánh
này, để tiếp nối tâm nguyện tu hành.
Chú Sơn hay hỏi tôi về chuyện xưa, chuyện trong tù, chuyện nước ngoài.. Nhưng nghe rồi chỉ tư
lự, không nhận định gì và tiếp tục ván cờ vui nhộn đến ồn ào, dẫu chỉ có hai chúng tôi với nhau.
Cái ồn ào tôi từng cho là Chú đã biểu lộ cái “NỘ“ đến quá mức của người tu hành, mà đôi khi vì
đi sai một nước cờ, chú hay vỗ đùi kêu “ĐÙ…thiệt tình !“, khiến tôi khựng lại, nhìn chú bật cười
rồi tiếp tục nước cờ mình đang thắng thế…
Tôi cứ thắc mắc về chú Sơn sau mỗi cuộc cờ, vị tu sĩ trẻ tuổi này rõ là một chân tu, nhưng sao lại
có cách diễn tả bằng một ngôn từ cấm kỵ như vây…
Vì có ý giúp chú bỏ cái cách dùng những ngôn từ thô tục, mà cả những người không xuất gia
cũng hiếm khi dùng, nên vào một lần chú Sơn lại vỗ đùi than “ĐÙ…Thiệt tình ! “, tôi liền nói :
- Chú Sơn à! Nếu không nói thì thôi, nói thì chú nói cho hết câu đi, chú nói phân nửa câu cũng
Nếu thấy không nên nói câu không nên nói, thì đừng nói, sao chỉ nói có phân nửa, ai nghe cũng
biết được cả câu ấy là cái câu gì mà… !
Chú Sơn nhìn tôi ngơ ngác :
- Anh Chín nói sao ?, Em nói cái gì mà chỉ nói có phân nửa ?...
Thấy chú Sơn ngơ ngác hỏi vậy, tôi cười rồi làm thinh luôn…
Khi ngồi ăn cơm chiều với anh chị Cả hôm đó, tôi hỏi:
- Anh chị có gần gũi với chú Sơn không? Anh chị thấy chú ấy thế nào ?
- Chú Sơn hả ?, không biết chú ấy có tu được không, vì cứ bị gọi lên ấp hoài, họ ép chú phải lấy
vợ và hoàn tục, nếu không muốn bị đuổi khỏi khu vực này…
- Họ bảo nếu không hoàn tục, chú ấy có thể bị đưa đi cải tạo, về tội mê tín dị đoan nữa kìa…
Tôi hỏi thêm:
- Em nghe chú Sơn nói từng xuất gia lâu rồi, nhưng thấy chú ta vẫn thế nào ấy trong cách ăn
*
* *
2
- Chú Sơn là người miền nam nên ăn nói bộc trực thôi mà !
- Không phải chỉ bộc trực, mà còn nói tục nữa kìa chị !
- Làm gì có chuyện chú ấy nói tục bao giờ !
Tôi hỏi thêm:
- Khi đánh cờ, mấy lần em nghe rõ chú ấy nói tục mà !
Anh Cả phì cười, ngừng đũa nói:
- Chú ấy “đù“ phải không ? lúc đầu anh cũng tưởng vậy, nhưng không phải vậy đâu !
- Không phải vậy sao anh, “đù“ mà không phải là “đù“ thì là gì nữa anh ?
Anh Cả vẫn cười:
- Chú ấy “đù“ nhưng không “đù“ như chú hiểu đâu, lúc đầu anh cũng hiểu lầm về câu “đù“ của
- Hiểu lầm là sao, rõ ràng mà !
Anh Cả nói tiếp:
- Chú Sơn “đù“ để tự trách mình là “ĐÙ ĐỜ“, là dốt trong nước cờ chứ không phải như chú hiểu !
Chị Cả cũng cười, còn tôi thì ngỡ ngàng nhìn anh chị.
Một chặp sau tôi mới hỏi:
- Thế anh có nói với chú Sơn là câu nói đó rất dễ gây hiểu lầm không ?
- Chưa ! vì chưa biết nói thế nào với chú ấy… giải thích một câu nói thô tục với một chân tu trẻ
thật rất khó, anh chưa tìm được cách nói thế nào cho nó tế nhị một chút…!
Anh chị quý chú ấy như đứa em, sớm tối gần gũi có nhau, thế nào cũng kiếm cách nói để cho
chú ấy tránh!
Ở những ván cờ sau này, thỉnh thoảng khi lỡ nước cờ, chú Sơn vẫn vỗ đùi, nhưng ngập ngừng
nhìn tôi rồi cười, chứ không còn “ĐÙ…“ như trước, rồi dần dần chú bỏ hẳn luôn cả cái vỗ đùi, để
chỉ ồ lên một tiếng…
Nhiều lần ở những lúc như thế bên bàn cờ, tôi gần thốt ra lời khen chú Sơn đã bỏ được câu nói
dễ gây hiểu lầm, nhưng kịp dừng lại, vì thấy chẳng tìm ra lời lẽ nào đủ tế nhị để mà khen…
Tôi kể vòng vo câu chuyện này, để nói lên cái cảm nhận, là chỉ vì hiểu lầm một câu nói, mà tai
hại đến mức tôi nghĩ sai về một người tu hành, nghĩ sai về người mà tôi chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ
qua những ván cờ như chú Sơn, nhưng lòng đã sớm quý mến và thân thiết.
Thân thiết vì cái tính thẳng thắn, vui vẻ bộc trực và không mầu mè của Chú.
Quý mến vì cái quyết tâm và dứt khóat khi chọn cái hướng đi cho mình, hướng đi của một chân
tu, không bị áp đặt bởi thời cuộc chiến thắng.
Dù bị làm khó dễ, chú vẫn vui bước trên thửa đất mới khai phá khó sinh hoa trái, vui bước trong
cô độc cam khổ, để giữ lấy cái lý tưởng của mình…
Kể lại câu cuyện này, để cảm ơn anh chị Cả, đã cho tôi một kinh nghiệm của sự tế nhị, tế nhị cả
khi muốn nói lời khuyên một người mà anh chị Cả quý mến như người em, hầu tránh được sự
hiểu lầm không cần thiết trong lời ăn tiếng nói.
Kinh nghiệm về khi muốn nói với nhau dù là một lời khen hay là bằng thiện ý, nhưng nếu chưa
tìm ra được những lời lẽ tế nhị để nói, thì thà đừng vội nói tất hay hơn…
Kể lại câu chuyện này, cùng với mong ước những Vị có cùng một ước mơ cho hoa thanh bình,
an lạc và tự do dân chủ, sớm được nở trên quê hương mẹ Việt Nam, tránh được những chuyện
không đâu, khiến sinh ra lớn vấn đề, rồi kết cuộc là không nhìn nhau, hay không thèm ngồi với
nhau, dù là để lo cho việc chung…
Mong ước hãy vì việc chung, mà một khi nỡ nói điều không xứng ý, nói ra chưa hết câu để người
nghe không hiểu được ý của mình, khiến sinh ra hiềm khích, thì hãy trực tiếp dùng những lời lẽ
tế nhị với nhau ở đúng nơi đúng lúc… Tất chuyện có hệ trọng cỡ nào, cũng chẳng khó gì mà
không vui vẻ cả làng…
*
* *
3
Hãy mạnh dạn như một ông tiến sĩ Mỹ đã công khai xin lỗi cộng đồng người Việt, khi vừa rồi ông
dùng chữ heritage (héritage) không đúng cách về ngày 30 tháng tư đối với cộng đồng Người việt
Tỵ Nạn cộng sản.
“Nhân vô thập toàn“ chuyện ai cũng hiểu và ai ai cũng biết là “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau“. Chỉ cần lựa những lời nói tế nhị một chút, thì chắc chắn sẽ vừa lòng
nhau, nhất là trên căn bản đã có cùng một chí hướng, có cùng một ước mơ để dấn thân, mà ăn
cơm nhà vác tù và hàng tổng…
Cái tù và vốn đã nặng cho cả thể xác lẫn tinh thần, nó còn kéo cả vợ, chồng và con cái cùng
chung với cái gánh nặng tự nguyện của mình, bởi nếu không có sự đồng tình của gia đình, thì
chẳng ai có thể gánh vác được việc chung.
Lại nữa chúng ta vì việc chung mà dấn thân, nhưng rồi chỉ xét đến cái chung chung về tập thể,
mà quên đi việc cần phải quan tâm đến cả các cá nhân, thì tập thể mới có thể tồn tại lâu dài…
Quên đi điều này, thì có lẽ là vẫn chỉ hiểu được có phân nửa về việc dấn thân của mình vậy... !
Đàm Văn Tiếu