“Bẩm thưa Quốc Tổ giống nòi, Giặc Tàu cướp đảo, có đòi được không”?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “...Hiện
nay Việt Nam đang là nước yếu, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như thế
nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu
chúng ta đòi lại cũng vẫn được. Ai có quan điểm khác với quan điểm trên
đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân”.(!?) - Phát biểu của: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc - viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. (1)
Gs. Ts. Nguyễn Quang Ngọc - viện trưởng viện Khoa Học phát triển &“Việt Nam học” |
Nhắc lại “Lời vàng ý ngọc” này, đó không phải là mới mẻ đột biến của cá
nhân mà là kế thừa từ cái “gen” (ta đánh đây là đánh cho Liên Xô Trung
Quốc) di truyền: "Hoàng Sa để ông anh Trung Quốc giữ hộ, dù sao cũng
còn hơn để kẻ thù (Miền Nam) giữ. Bao giờ hòa bình thống nhất, chúng ta
sẽ xin lại!" (công tác tuyên huấn hồi đó đã giải thích với cán bộ và
nhân dân ta như vậy, trước sự bối rối của “đảng ta” khi đồng tình và im
lặng không lên tiếng của cái công hàm 1958 và Trung Quốc xâm lược Hoàng
Sa năm 1974) - một số cán bộ lão thành đảng viên CS viện dẫn lại.
Vì thế, là viện trưởng của một viện khoa học trực thuộc nhà nước quản
lý, phát biểu nói trên của vị GS-TS Nguyễn Quang Ngọc này nghiễm nhiên
nó cũng là tiếng nói của “Trí tuệ, nhà nước đảng ta”.
Nhưng thật khôi hài tới độ cười ra nước mắt, khi mà người ta vắt óc cũng
không thể hiểu nổi căn cứ vào cơ sở chứng minh thuyết phục nào mà ông
giáo sư này thay mặt cho “nhà nước và đảng ta” bình thản tự tin khẳng
định như vậy và còn cho rằng: “Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân”
ngược lại với tình hình hiện nay, biển đảo chủ quyền trên biển Đông của
Việt Nam mỗi ngày nó “bi đát” thêm lên không chỉ làm công luận toàn dân
trong nước lo âu mà quốc tế cũng phải đứng ngồi không yên.
Chưa bao giờ dư luận thế giới lại sôi sục như hiện nay vì những động
thái lấn áp như xâm lược công khai trên biển Đông của Trung Quốc, mà mới
đây ngày 15/4/2015 tại phiên bế mạc Hội nghị Lubeck (Đức), các ngoại
trưởng nhóm G7 trong tuyên bố chung về an ninh hàng hải phải nhấn mạnh
sâu sắc đến vấn đề biển Đông .
Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao G7 tại Lubeck-CHLB/Đức (13/4/2015)
Các ngoại trưởng Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Ý cùng đại diện cao
cấp của Liên Minh Châu âu (EU) đã không giấu nỗi lo ngại của mình trong
tuyên bố chung:
“Sẽ chẳng có được “con đường tơ lụa” nào cho Bắc Kinh nếu như Thái
Bình Dương, Ấn Độ Dương cũng bị các nước ven bờ rủ nhau “rào chắn” trên
biển (như Trung Quốc đang làm trên biển Đông)! Và đó là điều mà chẳng
một nước nào làm, thậm chí nghĩ đến (ngoài Trung Quốc). Chúng tôi khẳng
định lại sự gắn bó của chúng tôi với quyền tự do hàng hải và hàng không
quốc tế, quyền sử dụng hợp pháp biển xa cùng vùng đặc quyền kinh tế cũng
như các quyền và tự do liên quan trong các khu vực hàng hải khác, bao
gồm cả quyền đi qua một cách hiền hòa, quyền quá cảnh, cùng quyền đi qua
các quần đảo trên các tuyến đường biển phù hợp luật pháp quốc tế..”.
Vì sao G7 trong tuyên bố chung tại Lubeck lại gay gắt nhấn mạnh rõ ràng
như vậy? Thay cho câu trả lời là những công bố liên quan an ninh hàng
hải mới nhất:
Theo “The Diplomat” (Tạp chí chính trị châu Á) Trên Biển Đông hai đảo
Phú Lâm và Quang Hòa đều đã được Trung Quốc bồi đắp, mở rộng đáng kể do
hoạt động lấn biển của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Những hình
ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp ngày 17/3/2015 cho thấy, trên đảo Phú
Lâm đang được mở rộng đường băng và sân bay.
Chỉ trong vòng 5 tháng, một đường băng dài 2.400 m đã bị thay thế hoàn
toàn bằng một đường băng mới bằng bê tông dài 2.920 m, kèm theo một
đường taxi way mới cho máy bay và một tòa nhà lớn đang được xây gần đó.
Các hoạt động lấn biển trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc chiếm giữ từ năm
1956) cũng đang ồ ạt diễn ra.
Cách đảo Phú Lâm 80 km về phía tây nam, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy
diện tích đảo Quang Hòa đã tăng thêm 50% so với tháng 4/2014. (Trung
Quốc chiếm đảo này vào năm 1974 từ miền Nam VN). Trên đảo này đồn trú
một doanh trại quân đội, 4 radar mái vòm, một cơ sở sản xuất bê tông và
một cầu cảng vừa được mở rộng bằng hoạt động cắt phá san hô bồi đắp. Một
đê chắn sóng cũng đang được xây dựng quanh khu đất mới lấn biển. Các
tòa nhà vừa xây dựng còn xuất hiện trên đảo Duy Mộng gần đó.
Trong những tuần gần đây, mọi sự chú ý đổ dồn vào việc Trung Quốc ồ ạt
lấn biển và xây dựng trên ít nhất 7 bãi đá và rạn san hô thuộc khu vực
quần đảo Trường Sa mà Bãi Đá Chữ Thập là nỗi cộm nhất. Bắc Kinh yêu sách
chủ quyền với 90% diện tích biển Đông, chồng lấn lên chủ quyền các quốc
gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, bất chấp sự phản đối
từ các nước láng giềng và lo ngại của cộng đồng quốc tế.
Ngày 08/05/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo thường niên về quân sự của
Trung Quốc trong đó nêu rõ Bắc Kinh đã gia tăng thâu tóm bồi đắp các đảo
đang tranh chấp trong quần đảo Trường Sa với nhịp độ và quy mô lớn chưa
từng có, để biến những đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông thành căn
cứ hải quân bất hợp pháp.
Bãi đảo Chữ Thập vệ tinh chụp vào ngày
14-8-2014 (trái) và ngày 18-3-2015 (phải) cho thấy Trung Quốc đã gấp rút
xây đường băng máy bay dài 3km trên lãnh thổ đang tranh chấp ở biển
Đông - Ảnh: Reuters/CSIS
Cận cảnh phi đạo như trên đất liền và cơ sở
liên quan ở đảo Chữ Thập - (ảnh vệ tinh. Reuters - CSIS).
liên quan ở đảo Chữ Thập - (ảnh vệ tinh. Reuters - CSIS).
Trung Quốc đang khẩn trương hoàn tất một phi đạo trên một đảo nhân tạo
tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross), thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường
Sa. (AFP) – Các hình ảnh vệ tinh do DigitalGlobe chụp được công bố trên
trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở
tại Washington, cho thấy một phi đạo dài khoảng 3,1 kilomet đã được hoàn
thành. Khi đi vào hoạt động, đường băng này có thể phục vụ cho hầu như
tất cả các loại phi cơ mà Trung Quốc hiện có. CSIS nhận xét, trong các
bức ảnh chụp cách đây chưa đầy bốn tuần trước người ta thấy hai đoạn
đường băng dài 468 mét và 200 mét còn dở dang, thì nay đã hình thành
chứng tỏ tốc độ xây dựng rất nhanh của Bắc Kinh.
Nó tương đồng với tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 9-4
vừa qua, bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc -
cho rằng các hoạt động cải tạo đất và xây dựng tại quần đảo Trường Sa
trên biển Đông là cần thiết nhằm “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của
Trung Quốc!
Không còn úp mở gì nữa, Bắc Kinh thản nhiên loan báo mục đích quân sự
của mình trên biển Đông là để “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của
Trung Quốc.
Xây đường băng dài 3km trên bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) của Việt Nam
để làm gì? nếu không phải để biến nơi này thành một “tàu sân bay không
bao giờ chìm”, làm bàn đạp tấn công bằng không quân và hải quân khống
chế toàn thể biển Đông.
Công binh TQ đổ bộ phương tiện công cụ
xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo lấn chiếm
xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo lấn chiếm
Theo khuynh hướng trong nhất thời Trung Quốc chưa có những tàu sân bay
hiện đại như hải quân Mỹ thì thượng sách là thay thế bằng đường băng 3km
trên bãi Chữ Thập mới xây xong sử dụng được ngay mà phi công không cần
phải qua quá trình tập luyện khắc nghiệt trên đường băng ngắn như trên
tàu sân bay, nó sớm trở thành hệ thống chống tiếp cận, chống xâm nhập
khu vực (Anti-Access/Area Denial, A2/AD) của Trung Quốc.
Vận dụng kỹ thuật công binh vô giới hạn TQ bồi đắp xây dựng các công
trình nhân tạo trên các đảo lấn chiếm tương tự bãi Chữ Thập, rất nhanh
chóng kéo dài biên giới lãnh hải của Trung Quốc từ đảo Hải Nam xuống đến
tận vĩ tuyến 9°37' .
Bãi Chữ Thập cũng là một “căn cứ tiền tiêu” bảo vệ từ xa cho căn cứ tàu
ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam, có đài rađa hoạt động 24/24 giờ của vùng
cấm bay ADIZ (mà TQ đang ngấp nghé) trên biển Đông. Từ đảo này sẽ là căn
cứ xuất kích các cuộc đổ bộ lấn chiếm các dải đá, đảo xung quanh. Điều
mà Việt Nam và Philippiner có cùng chung một quan ngại.
Với các bãi đá biến thành căn cứ quân sự liên hoàn này, Trung Quốc sẽ có
khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải qua biển Đông, nơi có đến
40% hàng hóa thế giới đi qua và rất quan trọng sẽ là đối trọng cân bằng
với Hải quân Mỹ thông qua Singapore đang canh gác ở cửa hẹp eo biển
Malaca phía dưới, hướng Nam, một khi Mỹ muốn gây khó khăn cho đường hàng
hải của TQ. (Nguồn, theo: Navy- New capabilites and missions for the 21st century).
Còn theo Giáo Sư Alexander Neill chuyên gia hàng hải và hải quân Viện
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - khu vực châu Á (trụ sở Singapore), khẳng
định, mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ lâu dài
và liên tục ở các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa, cụ thể là Đá Chữ Thập,
trong đó tham vọng biến Đá Chữ Thập thành một căn cứ quân sự còn lớn hơn
cả Ba Bình một đảo có nguồn nước ngọt diện tích lớn nhất trong quần đảo
Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm giữ.
Hơn ai hết Trung Quốc biết rõ ở phần phía Nam của biển Đông (khu vực
Trường Sa) để đối phó các tình huống và năng lực tiến hành chiến tranh
viễn chinh của nước này không thuận lợi như ở phần phía Bắc (Hoàng Sa)
của biển Đông gần đảo Hải Nam. Vì thế, việc thiết lập sự hiện diện đáng
kể, liên tục và lâu dài ở Trường Sa phải là một mục tiêu chính yếu của
các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nếu họ muốn khống chế hiệu quả toàn
vùng lãnh hải 9 đoạn mà TQ đã loan báo.
Một khi Trung Quốc thiết lập được một sự hiện diện như vậy ở quần đảo
Trường Sa, các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sẽ khó mà
đánh bật được vị trí của Trung Quốc, dù Tòa án Quốc tế về Luật Biển
(ITLOS) có ra phán quyết gì đi chăng nữa bởi một việc đã rồi, đó là lý
do Trung Quốc đang khẩn trương mở hết tốc lực trong xây dựng mà khả năng
có thể, chuyên gia Alexander Neill nhận định.
Một số hình ảnh cơ sở quân sự TQ đã xây dựng trên đảo đá chữ Thập chiếm của VN (trận Gạc Ma 1988).
Một đoạn chân kè chắn sóng và tường bảo vệ mà
TQ xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập.
TQ xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập.
Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng các
cột thu phát tín hiệu để phủ sóng mạng di động 3G trên đảo Đá Chữ Thập
để cung cấp dịch vụ cho quân đồn trú trên đảo và ngư dân Trung Quốc đánh
bắt hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Một khu nhà ở và lính Trung Quốc trên đảo Đá Chữ Thập.
Nhà ăn của lính Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
Một vườn rau trong khu căn cứ của quân đội TQ trên Đá Chữ Thập.
Ý đồ “chiến thuật” của TQ từ căn cứ quân sự “đảo đá Chữ Thập
(Điểm nóng thời sự nổi cộm trên biển Đông hiện nay)
Bản đồ quần đảo Trường Sa
Nhìn vào bản đồ quần đảo Trường Sa, duy nhất ở trung tâm có một cụm 4
đảo tương đối gần nhau đó là cụm đảo bao gồm: Sinh Tồn, Cô Lin, Gạc Ma
và Len Đao.
Như chúng ta biết đảo Gạc Ma của VN nằm ngoài bìa, phái dưới cụm Sinh
Tồn, đã bị Trung Quốc tấn công chiếm đóng ngày 14/3/1988 và đang xây
dựng một đường băng sân bay, từ đây các chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới
toàn miền Nam VN.
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma
Hướng bên phải là đảo Đá Vành Khăn, Trung Quốc chiếm Bãi Đá Vành Khăn
vào năm 1995 do Philippiner kiểm soát lúc đầu xây dựng những túp lều tạm
bợ mà Bắc Kinh nói là nơi trú ẩn cho ngư dân trong mùa mưa. Nhưng Trung
Quốc sau đó biến thành một căn cứ bê tông cho các tàu hộ tống và tàu
tuần duyên quân sự (Nguồn: Reuters).
Đảo Vành Khăn và cơ sở quân sự bê tông của Trung Quốc hiện nay
(VOA 07.02.2015)
Hướng bên trái cụm Sinh Tồn đối diện Vành Khăn là đảo Đá Chữ Thập (TQ
xây dựng qui mô nói trên) TQ chiếm của VN năm 1988 cùng với Gạc Ma – (Đá
Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng nhất đối với
Trung Quốc tại Trường Sa do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ
nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, nhưng lại
chỉ cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110
km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km).(RFI)
Như 2 gọng kềm, Đá Chữ Thập và Vành Khăn kẹp cụm đảo Sinh Tồn ở giữa
Nằm phía trên cụm Sinh Tồn là đảo Ba Bình (lớn nhất Trường Sa) một căn
cứ quân sự của Đài Loan, mà gần đây cho biết sẽ yểm trợ cho TQ một khi
Bắc Kinh có xung đột với một nước thứ 3 trên biển Đông – (Hồi đầu năm,
tháng 1. 2015 một tàu tải trọng lớn Trung Quốc chở ra đảo Ba Bình các
kết cấu khung dầm thép để xây cầu cảng cho tàu chiến khu trục và tuần
dương trị giá 100 triệu USD trên đảo này cho Đài Loan. (Tiền Phong
online) (2)
Phi cơ hạng nặng C-130 Đài Loan vận chuyển hàng hóa cho đảo Ba Bình.
Vậy là bốn hướng 4 đảo căn cứ quân sự nước ngoài: Chữ Thập, Gạc Ma, Vành
Khăn và Ba Bình vây bọc 3 đảo Sinh Tồn, Cô Lin, và Len Đao nơi tồn tại
các cơ sở công trình khẳng định chủ quyền của Việt Nam từ rất lâu tại
khu vực này, đang…. “tứ bề thọ địch”.
Trụ sở Ủy ban nhân dân và nhà văn hóa trên đảo Sinh Tồn của Việt Nam
Đảo Cô Lin
Đảo Len Đao
Điều này cũng có nghĩa: Không nhất thiết quan tâm đến “nhân hòa” của
CSVN, một khi có đủ “Thiên thời và địa lợi” về chính trị, bằng một thủ
đoạn vu cáo vặt vãnh nào đó thế lực quân sự Trung Quốc không cần phải
“đánh đấm” cũng có thể phong tỏa dài ngày trên không và dưới biển cô lập
không còn đường “sinh tồn” nào cho cụm đảo Sinh Tồn này của Việt Nam để
thâu tóm làm trung tâm của bàn đạp “cóc nhảy” bứng đi 18 “cái gai” căn
cứ đảo biển có người còn lại của Việt Nam (theo thông kê Wikipedia) trên
toàn khu vực quần đảo Trường Sa trong chiến lược thâu tóm Biển Đông của
Trung Quốc . ( tất nhiên khi ra tay Trung Quốc trước mắt sẽ không dại
gì mà không trấn an thiên hạ bằng tuyên bố cam kết bảo đảm tự do hàng
không và hàng hải của quốc tế qua biển Đông)
Với nền kinh tế tài chính qua mặt tất cả để duy nhất chỉ còn kèn cựa với
Mỹ, GDP Trung quốc phát triển đều đặn trên 5% năm, thặng dư gần 4000 tỷ
USD, ngân sách quốc phòng luôn ở 2 con số, năm sau thường nhiều hơn năm
trước thì đối đầu với sức nặng quân sự giang hồ ngang ngược này của
Trung Quốc chỉ có Mỹ hay Liên Minh Châu Âu (NaTo) là “trị” được chứ đối
với CSVN thì khi bị TQ bắt nạt gặm nhắm biển đảo lãnh hải chủ quyền
ngoài biển Đông thì chỉ biết bó gối đứng nhìn hay chạy lòng vòng la làng
là chuyện tất nhiên, mà dẩu có la làng hết sức thì cũng chẳng có ai
muốn ra tay tiếp cứu bởi 193 quốc gia trong LHQ chỉ còn sót lại 5 nước
thiểu số độc tài cộng sản, người ta sẽ nghĩ: 2 thằng độc tài CSTQ và
CSVN uýnh nhau... thôi thì thằng CS nào chết trái đất sẽ bớt đi một khối
ung thư độc tài CS. Chân lý thế thôi.
Đừng trông mong đe dọa TQ bằng các loại phi đạn tầm xa đất đối biển mua
của Nga nếu không muốn bị TQ trả đũa xóa tan nhà máy lọc dầu Dung Quất
và đánh sập hết các giàn khoan dầu Việt Sô Petro ngoài biển.
Nghĩ đến điều này mới thấy thấm thía qua câu nói của nhà văn Dương Thu
Hương khi CS Bắc Việt cố đuổi Mỹ đi để cộng sản hóa cho được miền Nam
VN: ...thật chua chát, Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài
học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải sau thế
chiến II.
Và qua sự nhầm lẫn làm cho quân Mỹ tại Việt Nam ra đi ấy tạo nên tình
hình Biển Đông như hiện nay có thể lần này cả nước Việt Nam sẽ nghe “nhà
nước đảng ta” vỗ về thêm một lần nữa: Thôi thì... “Trường Sa để ông anh Trung Quốc giữ hộ, đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta xin lại cũng vẫn chưa muộn”!?
12/05/2015
______________________________________
Chú thích: