Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân cũng có nghĩa bộ máy nhà nước phải phục
tùng ý chí của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, từ Chủ
tịch nước đến một nhân viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân,
thì dân không cần đến họ nữa… Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền
đuổi Chính phủ và nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm
của nhân dân” lời HCM- (HCM/Toàn tập 5 tr.60).
Những lời khẳng định đó của Hồ Chí Minh (nói trên) chỉ như lớp sơn rẻ
tiền quét lên trên bề mặt cặp búa liềm rỉ sét CS - không hề có thật và
thấy tại Việt Nam - (một quốc gia ngập ngụa tham nhũng) nhưng tại một
một cựu quốc gia CS/XHCN Romania đã quay về với nền dân chủ đa nguyên
(trong khối NaTo) thì lại khác…
Như giọt nước tràn ly - 10 giờ sáng ngày 04-11-2015 (giờ địa phương),
báo chí Romania đưa tin thủ tướng Victor Ponta và toàn thể nội các chính
phủ từ chức vì một vụ hỏa hoạn ở Bucarest Club vào ngày 30-10-2015 vừa
qua làm cho ít nhất 32 hai người chết. Khoảng 20.000 người biểu tình tại
thủ đô Bucarest, và cả ở những thành phố khác đòi ông Ponta phải từ
chức.
“Tôi xin từ chức” - Thủ tướng Romania - Victor Ponta. (Nguồn: AFP)
Không chỉ dừng lại ở đó, người biểu tình trưng băng rôn biểu ngữ yêu cầu
tổ chức bầu cử sớm và cải cách thể chế chính trị - (Reuters) Dư luận
cho rằng sự việc này có liên quan tới tệ nạn tham nhũng vốn đã nhức nhối
từ lâu tại Romania. Ông Ponta hiện đang phải đối mặt với phiên tòa luận
tội ông về các cáo buộc tham nhũng.
“Xuống đi thủ tướng Ponta - Xuống đi chủ nghĩa cộng sản”
Ông Ponta là thủ tướng đầu tiên tại Romania khi đang tại vị phải ra tòa
vì cáo buộc tham nhũng, bị tố cáo và bị công tố viên chính phủ truy xét
về tội trốn thuế và rửa tiền, nên từ tháng 7 vừa qua ông Ponta đã từ
chức chủ tịch đảng Xã hội Dân Chủ (PSD). Trong vụ việc khởi tố này, quốc
hội Romania chưa miễn nhiệm nên ông Ponta chưa bị bắt giam. Sau khi
chính phủ từ chức phát biểu trên truyền hình ông nói hy vọng việc từ
chức của ông sẽ làm “thỏa mãn những người dân đang đổ ra đường biểu tình”.
Người dân Romania: “Chúng tôi là quyền lực”
Trái lại việc người dân thủ đô Bucarest kéo nhau xuống đường cũng có
nghĩa họ bất chấp động thái xoa dịu tình hình của Thủ tướng Victor
Ponta, hồi cuối năm 2014 khi ngày 14/12 đã tiến hành cải tổ nội các,
theo đó, Bộ trưởng Tài chính Ioana Petrescu và Bộ trưởng Năng lượng
Razvan Nicolescu (2 bộ tai tiếng nhiều tham nhũng) đã bị cách chức.
Thêm nữa một sự kiện không bình thường đáng lưu ý là vào ngày 20/6/2015,
thủ Tướng V. Ponta bị chấn thương đầu gối khi chơi bóng rổ trong khuôn
viên Dinh Thủ tướng ở Bucharest, cần phẫu thuật để không ảnh hưởng đến
việc đi lại sau này. Vết thương không nghiêm trọng thay vì được đưa vào
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Quốc gia ở gần Dinh Thủ tướng, ông V.
Ponta lại quyết định tự chỉ định người thay thế vai trò thủ tướng đứng
đầu nội các trong thời gian ông chữa bệnh rồi dùng chuyên cơ của Chính
phủ bay thẳng sang Viện Chấn thương chỉnh hình ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Qua hôm sau (21/6) chuyển sang khu vực chăm sóc hậu phẫu. Theo nhận định
của giới chuyên môn Thổ Nhĩ Kỳ, thì Thủ tướng V. Ponta đã có thể xuất
viện về nước ngay sau đó vì ca mổ thuộc dạng phẫu thuật đơn giản. Nhưng
Thủ tướng V. Ponta lại yêu cầu được nằm điều trị thêm 4 tuần lễ nữa.
Lên tiếng trên Đài Truyền hình Antena 3, người phát ngôn đảng đối lập
tại Quốc hội Romania đã nói rằng, ông Ponta cố tình bay ra nước ngoài
chữa trị rồi nấn ná ở lại, với mục đích duy nhất để tránh phải có mặt
trong phiên điều trần (xét hỏi) tại Cơ quan Bài trừ tham nhũng quốc gia
(DNA), dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 7.
Theo đó Thủ tướng V. Ponta bị cáo buộc về tội khai man, bởi trong các tờ
khai thu nhập thường niên trong 3 năm cầm quyền gần đây trên cương vị
là người đứng đầu chính phủ, ông Ponta đã "giấu nhẹm" việc mình được
tặng một căn biệt thự, cũng như bán một lúc 2 căn hộ gần khu trung tâm
Bucharest.
Một số nhà lập pháp Romania nhận định đây là sự một kiện chưa từng có trong lịch sử chính trường Romania: “Thứ
nhất, việc ông Ponta ra nước ngoài chữa bệnh mà không hỏi ý kiến Tổng
thống K. Iohannis trước khi đi là sự kiện vi hiến. Thứ hai, trong trường
hợp Thủ tướng không thể đảm nhiệm vị trí của mình vì lý do bất khả
kháng, chỉ có Tổng thống mới có quyền chỉ định người thay thế quyền Thủ
tướng (tạm thời) hay cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới (nếu bãi
miễn). Việc Thủ tướng V. Ponta tự chỉ định Phó thủ tướng G. Oprea tạm
thời thay thế mình là điều vi hiến”.
Và việc Thủ tướng V. Ponta và chính phủ phải từ chức theo yêu cầu của
nhân dân Romania ngày hôm này là điều cần thiết nếu không muốn nói là
rất muộn màng khi để giọt nước làm tràn ly.
20 triệu người dân Romania trong ôn hòa đã chung tay đoàn kết vẽ nên một
bức tranh toàn cảnh với gam màu tươi sáng rạng rỡ tự do dân chủ từ chất
liệu của Điều 21 (Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền):
“Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình,
một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý
muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự công
bằng tự do dân chủ, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình
đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do”.
Còn 90 triệu người dân Việt Nam trong một xã hội ngập ngụa tham nhũng
mất hết nhân quyền thì đến bao giờ mới chung tay vẽ nên bức tranh toàn
cảnh tự do dân chủ đích thực của chính mình, qua chất liệu của Hồ Chí
Minh đã chào hàng: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cũng có
nghĩa bộ máy nhà nước phải phục tùng ý chí của nhân dân, phải chịu trách
nhiệm trước nhân dân, từ Chủ tịch nước đến một nhân viên cũng vậy, nếu
không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến họ nữa… Chính phủ làm
hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ…”(Lời Hồ Chí Minh).