Bỏ môn sử là đúng quy trình
Ông Bút (Danlambao) - Reng reng ren… Tiếng chuông điện thoại reo. Vâng, tôi bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thưa thủ tướng.
Thủ tướng NTD: Này đ/c, mấy hôm rày khắp nơi xì xào về việc bộ bỏ dạy môn lịch sử, sự việc thế nào, đ/c báo cáo vắn tắt cho?
TT NTD: Môn lịch sử, người ta viết cái gì trong trỏng, dạy về cái gì?
Đ/c đưa ra một định nghĩa thật nghiêm túc về lịch sử, cho tôi xem.
BT PVL: Thưa, lịch sử là những gì đã qua, mà có liên quan tới con người.
TT NTD: Tôi chưa nắm được, tôi muốn đ/c nêu một ví dụ cụ thể.
BT PVL: Ví dụ tháng 5 năm 1954 quân ta chiến thắng Điện Biên Phủ, hoặc
anh hùng Lê Văn Tám dùng thân mình làm bó đuốc, đốt kho xăng Nhà Bè.
TT NTD: (Hằn học) Trời đất, những bài học quý giá như thế, tại sao bỏ môn lịch sử đi? Các đ/c điên hết rồi à?
BT PVL: Thưa TT có hai lý do. Một là do "gợi ý" của bộ Giáo Dục Trung Quốc.
Hai là đại bộ phận nhân dân bây giờ, họ không tin vào việc chống Pháp,
chống Mỹ nữa, họ chỉ chăm cắm vào những trang sử chống Tàu xâm lược
thôi.
TT NTD: Tại sao Trung Quốc gợi ý mình làm như vậy?
BT PVL: Thưa TT để đơn giản sự việc, tôi trình bày thế này:
Ví dụ một quyển sách sử dày 300 trang, ta viết 290 trang về chiến tranh
chống Pháp, Mỹ, còn 10 trang ta viết về chống Tàu, người dân cũng như
học trò, không thèm xem 290 trang chống Pháp, Mỹ, chỉ xem 10 trang còn
lại mà thôi. Chỉ cần 10 trang thôi, nó ôn lại truyền thống chống quân
Tàu, tạo lên lòng căm thù giặc Tàu sâu sắc. Đó là "mối nguy hiểm cho dân
tộc" như lời đại tướng Phùng từng nói.
TT NTD: Lịch sử cũng chống Trung Quốc nữa à? Tôi hoàn toàn không hiểu?...
BT PVL: Thưa TT, nước ta hàng mấy ngàn năm chống giặc Tàu xâm lược, dù
ta viết chỉ 10/300 trang, nhưng trong ấy tự nó hiện lên nhiều vô số sự
kiện, ví dụ chỉ cần nói Lê Lợi chiến thắng quân Minh, là người dân từ bé
tới già ai cũng biết.
TT NTD: Quân nhà Minh, là quân nào?
BT PVL thưa: TT Ngày xưa nước Tàu, cũng như nước ta, theo chế độ quân
chủ, do đó hễ vua nào bên Tàu kéo quân quan xâm lấn bên ta, người dân
lấy tên ông vua đó đặt tên cho quân giặc, vì thế nói giặc Minh, cũng là
giặc Tàu.
TT NTD: Vậy Lê Lợi là tên phản động à?
BT PVL: (Bấm bụng cười thầm) Dạ không phải, xưa kia chưa có đảng ta, nên
toàn dân có quyền chống giặc xâm lược. Nhiều lắm thưa TT như Ngô Quyền,
năm 939 đánh tan quân Nam Hán, trên Bạch Đằng Giang, tạo nên nền độc
lập tự chủ đầu tiên của nước mình.
TT NTD: Cái gì? Ngoài bác Hồ, là người đầu tiên khai sinh ra nước ta,
người đầu tiên đọc tuyên ngôn độc lập, ở quảng trường Ba Đình, chứ làm
gì có anh Ngô Quyền nào? Ngô Quyền có bà con với Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng không? Vậy Ngô Quyền có đọc tuyên ngôn độc lập không?
BT PVL: Thưa chuyện lịch sử còn dài lắm, thưa ngài chỉ cần nói một cái
tên thôi, người dân tự nhiên họ nhớ lại hàng trăm sự kiện lịch sử, như
Hai Bà Trưng, chẳng hạng.
TT NTD: Hai Bà Trưng ở đâu? Hai bà này quân chủ lực miền hay du kích?
BT PVL: Thưa không, hai bà này khởi nghĩa, cách nay vài ngàn năm (năm
40) đánh quân Hán, lập kinh đô ở Mê Linh, bà chị Trưng Trắc lên làm vua.
Đó là vị Nữ Vương đầu tiên, có thể nói là vị vua nữ đầu tiên của nhân
loại.
TT NTD: Vậy, có phải khắp nước, nơi nào cũng có tên đường Hai Bà Trưng, là chiện (chuyện) này đó hả?
BT PVL: Thưa TT, chính xác như vậy.
TT NTD: Hầu, dị (vậy) giờ này nhờ đ/c nói tôi mới biết, xưa rày đi qua
đường Hai Bà Trưng, tôi cứ nghĩ họ Trưng, là người Tàu, chắc hai bà ở
khu Bàn Cờ Chợ Lớn, nuôi cán bộ mình, che dấu bộ đội mình, mới làm nên
bản nhạc Người Mẹ Bàn Cờ, hay huyền thoại Mẹ, gì đó chớ!
BT PVL: Hơi sức đâu TT tin ba cái tụi xiểm nịnh ấy, chúng nó thấy mình ở
trên rừng mới xuống, tưởng mình khờ, ra ba bản nhạc, định kiếm một chỗ
ké cái đít, nhắc tụi nó làm gì.
TT NTD: Còn bài thơ gì đó, Nam đế nam hà Nam đế cư, nghe cũng ì xéo lắm, đ/c báo cáo luôn cho tôi.
BT PVL: Thưa, không phải, nguyên văn: Nam quốc sơn hà nam đế cư.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Từ thời xa xưa đã dịch thế này:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành ghi rõ ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sử dụng bản dịch:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.
TT NTD: Tại sao mình không giữ lời dịch ngày xưa?
BT PVL: Vì lời lẽ có tính qúa khích, bên Trung Quốc họ gợi ý mình cứ vài
ba năm, sửa lại một lần cho nó tàn phai bớt đi, nó nguội dần, nhạt dần
tính lửa trong thơ.
TT NTD: Thôi được cảm ơn đ/c đã trình bày, bây giờ tôi hiểu hết rồi, bên
Trung Quốc gợi ý, mình phải nghe thôi. Đ/c bảo tụi báo chí viết bài,
tựa đề:
Bỏ môn lịch sử là đúng quy trình.