- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế
Dư luận quốc dân và quốc tế chưa hết phẫn nộ về phiên sơ thẩm bất công
và man rợ tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An kết án 12 dân oan vào
các tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” hôm
15-16/09/2015 với mức tổng án 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo,
thì ngày 24-11-2015, tòa án cộng sản tại huyện này lại kết án Em Nguyễn
Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30-3-2000) 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây
thương tích” và phải bồi thường cho “bị hại” 42,600,000 VND.
Trước vụ án và phiên tòa này, các tổ chức xã hội và chính trị ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố
1- Đây là sự kéo dài một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên
của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh
Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi
giá thị trường là 22.000.000 VNĐ), khiến họ chẳng còn có thể kiếm lại
chỗ trú thân sinh sống. Hành xử bất công và phi pháp này của nhà cầm
quyền CSVN đã vi phạm quyền có nhà ở của công dân theo Khoản 1, Điều 17,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Khoản 1,
Điều 11, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.
2- Phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn đáng lên án vì:
- coi việc tự vệ chính đáng và phản ứng phẫn nộ đột xuất của bị can vị
thành niên này trước cảnh hàng trăm công an hành hung dã man cha mẹ bà
con và đốt cháy căn chòi tạm trú là vi phạm pháp luật nghiêm trọng
(trong khi hành vi đánh dân đến trọng thương của lực lượng cưỡng chế hôm
đó thì không bị truy tố).
- từ khước yêu cầu của luật sư đòi triệu tập hai giám định viên để tranh
tụng hầu xác định mức độ thương tích gây ra cho bị hại. (Đang khi hai
viên chức này lại thuộc cơ quan giám định pháp y địa phương, tính khách
quan khó bảo đảm; ngoài ra, văn bản giám định của họ cũng chứa nhiều
điều phi lý, cho thấy ý đồ nâng mức độ thương tích lên 35% để có thể
truy tố bị can).
- ngăn chận từ xa (cả thời gian lẫn không gian) các bạn bè thân hữu,
không cho họ vào phòng xử, lại còn dẹp bỏ những cách thức bày tỏ thái độ
ủng hộ bị can của họ (giật biểu ngữ) và đuổi xe đã chở họ tới, gây khó
khăn cho họ trên đường về. Thậm chí dân oan hiệp thông đồng hành từ Hà
Nội cũng bị đàn áp.
- tuyên án nặng nề cho một trẻ vị thành niên chỉ vì “tội” bênh vực gia
đình, bảo vệ công lý, tố cáo cường quyền, để rồi gây cho em thương tổn
tâm lý, khiến tương lai em ra mờ mịt đang khi lại giam tù cả cha lẫn mẹ
của em, đó là vi phạm Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc(năm
1990) mà Việt Nam đã ký kết.
3- Phiên tòa ngày 24-11-2015 cũng như phiên toà ngày 16-09-2015 thực
chất chỉ là sự trừng phạt những công dân dám đứng lên giành lại quyền
sống chính đáng, sự hỗ trợ cho hành vi cướp bóc tham nhũng của nhà cầm
quyền địa phương, sự bao che cho thói bạo hành bất nhân của lực lượng
tay sai mù quáng, sự làm giàu cho những tay tư bản đỏ.
4- Những phiên tòa trắng trợn xử dân oan đòi nhà cửa đất đai như thế
(hàng trăm ngàn vụ trong mấy thập niên nay) chỉ là để củng cố quy định
bất công, vô lý và ngang ngược của chế độ là “Mọi tài nguyên đất đai
trong nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước”, tức của đảng Cộng sản
Việt Nam.
Quy định quái đản này đã đẻ ra nạn dân oan chưa từng có trong Việt sử
với con số cả triệu người, đã tước đi quyền sống, quyền an cư lạc nghiệp
của toàn dân, đã gây nên bao thảm trạng, tệ nạn và nguy cơ cho xã hội
và đất nước.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 27-11-2015
Tổ chức ký tên
1- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
2- Ban Vận đông Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà thơ Bùi Chát
3- Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Chủ nhiệm Huỳnh Kim Báu
4- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.
5- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
6- Đảng Việt Tân. Đại diện: GS Phạm Minh Hoàng
7- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Chánh thư ký Lê Quang Hiển.
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn Trội
9- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Hà Thị Vân
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy và Trần Thị Nga
12- Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Võ văn Quang, Trần Ngọc Sương, Trần Quốc Tiến.
13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
14- Lao Động Việt. Đại diện : Đỗ Thị Minh Hạnh
15- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
16- Nghị hội Toàn quốc Người Mỹ gốc Việt. Đại diện: GS Nguyễn Ngọc Bích.
17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Vũ Quốc Ngữ đồng ý ký tên
18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Phan Văn Lợi.
19- Phong trào Liên đới dân oan tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
20- Sài Gòn Báo. Đại diện: Lm. Lê Ngọc Thanh
21 Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
Cá nhân ký tên
Nguyễn Minh Cần, Nhà báo, Nga
Lê Quang Du, Mục sư, Sài Gòn
Chu Vĩnh Hải, Nhà báo độc lập,
Huỳnh Bá Hải, Nhà báo độc lập, Norway
Phan Tấn Hải, Nhà văn, Hoa Kỳ
Hoàng Văn Hùng, Kỹ sư. Hà Nội
Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.
Kha lương Ngãi, Nhà báo, Sài Gòn
Phùng Hoài Ngoc, Thạc sỹ, An Giang
Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo độc lập, Bình Dương
Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn
Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
Đào Đức Thông, Nhà báo độc lập, Hà Nội
Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo, Hà Nội.
Nguyễn Trung Tôn, Mục sư, Thanh Hóa
Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn.
Phạm Mạnh Tuân,
Lê Thanh Tùng, Nhà báo độc lập, Saigon.
Nguyễn Trung, Nhà báo độc lập
J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo độc lập, Hà Nội
Trần Phong Vũ, Nhà báo độc lập, California, Hoa Kỳ.