Phùng Quang Thanh và con đường lưu vong
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Trong một xã hội độc tài bị bưng bít thông tin, khi truyền thông được
xem là một trong những phương tiện / vũ khí để cai trị và bảo vệ quyền
lực của kẻ cầm quyền, thì cái gọi là "tin chính thống" lại thường
là những tin tức "đứng xa sự thật nhất". Đặc biệt là khi đụng đến những
mảng tối về nhân sự, những cuộc thanh trừng nội bộ, hành vi tiêu cực
hay tài sản của cán bộ lãnh đạo. Trong trường hợp của Phùng Quang Thanh
và với bài học của Nguyễn Bá Thanh còn chưa xanh cỏ, với kinh nghiệm về
những cuộc thanh trừng của cộng sản Việt, Nga, Tàu trong suốt chiều dài
lịch sử đầy máu của nó, chúng ta lại càng tin rằng những điều gì được
phát ra từ những cái miệng loa của đảng về Phùng Quang Thanh thì người
dân nên nghĩ ngược lại.
Tình trạng "biến mất" của Phùng Quang Thanh (PQT) trong những tháng ngày
rất sôi động của sân khấu chính trị Việt Nam đã dấy lên nhiều chiều
hướng suy luận:
PQT sang Pháp chữa bệnh. Luồng suy luận này được dẫn dắt bởi nguồn tin
"chính thống", qua cửa miệng của 2 nhân vật đứng đầu trong Ban Bảo vệ
chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ. Tuy nhiên, giống như vở kịch "tau có chi
mô" và tình trạng "không không thấy" để rồi dẫn đến kết cuộc mà ai cũng
biết trước về số phận Nguyễn Bá Thanh, vở kịch PQT-dập-ngực-xơ-phổi vừa
mở màn đã có nhiều lỗ hổng. Một trong những lỗ hổng làm lộ bản chất láo
khoét là cách sắp xếp tình tiết thời gian một cách khiên cưỡng và vô lý:
PQT đang ở Pháp vào ngày 19.06.2015 để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp,
Jean-Yves Le Drian), lại phải bay ngược về lại Việt Nam để hội chẩn bệnh
tình với chuyên gia y tế Pháp (1) tại Hà Nội, lại đáp máy bay trở lại
Paris vào ngày 24.06.2015 để được điều trị. Xin đọc lại bài Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu so sánh tình trạng sức khoẻ của Phùng Quang Thanh (bị ho, thử máu
không thấy có triệu chứng gì nguy hiểm, không có dấu hiệu ung thư...
trước khi đến Pháp) với nhu cầu chính trị cần có mặt của PQT tại Đại hội
Thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 5, lẫn chuyến Mỹ du của Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thì quyết định tự đặt mình ra khỏi chính trường sôi
động không thể là của PQT.
Do đó, PQT đã bị "mời ra chỗ khác chơi". Nếu vậy, "mời ra khỏi chỗ khác
chơi" được thực hiện dưới hình thức nào? Đây là phần của tin đồn và suy
luận - phần gần với sự thật hơn so với tin chính thống vì nó sẽ được
nhiều người bổ xung, khám phá. Tương tự như trường hợp của Nguyễn Bá
Thanh, chúng ta chỉ có thể tiến gần đến sự thật khởi đi bằng phương pháp
loại trừ trong lý luận và chỉ có thời gian mới dần dần hé lộ ra những
sự thật mà nhà cầm quyền không thể che giấu mãi.
Một trong những tin đồn đầu tiên về số phận của PQT là ông ta bị ám sát.
Xác xuất chuyện này xảy ra tương đối thấp. PQT là một bộ trưởng vừa mới
gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Việc một lãnh đạo quân đội, là thượng
khách của quốc gia bị ám sát, tin ám sát được lan truyền trên mạng mà
chính phủ Pháp vẫn dấu kín, truyền thông tự do Pháp không săn tin là
điều không thể xảy ra. Chuyện PQT cùng tuỳ tùng đi chơi, lại không có
những nhân viên bảo vệ yếu nhân của an ninh Pháp đi cùng cũng là điều
khó tin.
Do đó chúng ta cần gỡ rối cái bùi nhùi PQT dựa vào "vị trí quan điểm
chính trị" của Thanh nằm ở đâu trong tiến trình đảng CSVN bắt tay với Mỹ
để dẫn đến chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, trong đó được tháp tùng bởi
một đoàn tuỳ tùng hầu hết là tay chân của Nguyễn Tấn Dũng.
*
Vào ngày 1 tháng 6, 2015, tại Hà Nội, Phùng Quang Thanh đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (1). Tuyên bố này này chỉ là bước khởi đầu, có những thoả thuận tương đối nhỏ như "Hoa
Kỳ sẽ cung cấp một gói 18 triệu USD cho lực lượng Cảnh sát biển Việt
Nam để mua sắm những tàu tuần tra; đồng thời đang hỗ trợ, giúp đỡ Việt
Nam xây dựng và phát triển Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình" nhưng lại có một thông điệp chính trị rất lớn: Đây
là mốc khởi hành cho con đường hợp tác trong đó 2 bộ quốc phòng Việt
Nam và Hoa Kỳ bắt tay nhau để bảo vệ chủ quyền VN và quyền lợi của Hoa
Kỳ tại biển Đông. Tuyên bố quốc phòng chung này cũng là phát súng lệnh tiến bước cho con đường Việt-Mỹ chống Tàu mà bước kế đến là Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ tại Washington DC.
Bước khởi đầu của con đường này, dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, khó mà có thể
được suôn sẻ nếu nó được dẫn đầu từ phía VN bởi một kẻ luôn chiếm giải
nhất trong cuộc đua nịnh Tàu. Mục tiêu chiến lược be bờ của Mỹ, cụ thể
là ngăn chận sự bành trướng, tái tạo đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân
sự trên biển Đông của Bắc Kinh sẽ khó đạt được những kết quả mong muốn
nếu từ phía "đối tác" Việt Nam, người bộ trưởng đứng đầu quân đội có ý
chí bảo vệ biển Đông thì ít (hay không có) mà bảo vệ Bắc Kinh thì nhiều:
"Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ
con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung
Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc."
Viên sỏi PQT trong đôi giày Việt-Mỹ bộc lộ rõ ngay trong buổi họp báo
sau khi Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng được công bố. Khi
được hỏi:
“Hoa Kỳ đang yêu cầu các quốc gia trong khu vực Biển Đông dừng ngay các hoạt động bồi đắp, tôn tạo đảo. Tại cuộc hội đàm sáng nay, VN có đưa ra cam kết nào sẽ chấm dứt các hoạt động như vậy không?” (2)
Lưu ý trong câu hỏi này, người hỏi cố tình nhắc đến điều Hoa Kỳ yêu cầu /
mong muốn, với Bộ trưởng QP Hoa Kỳ Ashton Carter đứng ngay bên cạnh
nhìn, thì PQT đã trả lời:
“VN vừa qua cũng có củng cố các đảo thuộc chủ quyền của VN. Như các
bạn biết, VN hiện đang đóng quân trên 19 đảo nổi và 12 đảo chìm. Các đảo
nổi thì chúng tôi chỉ cho kè kín lại xung quanh để tránh sóng đánh lở,
đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng quân, quản lý trên đảo có
cuộc sống an toàn”.
“Ở các đảo chìm, chúng tôi cũng chỉ xây dựng những nhà nhỏ, ở ít
người và không mở rộng ra. Tính chất, quy mô của chúng tôi hoàn toàn là
vấn đề dân sự”.
Khoan nói đến đúng/sai khi đứng về phía quan điểm VN, PQT đã không khéo
léo trong vai trò đối tác, cách nói của PQT cũng là luận điệu của Bắc
Kinh khi Hoa Kỳ đặt vấn đề với Bắc Kinh về hành vi xây dựng trái phép.
Đó là chưa nói đến việc PQT biết rõ VN chẳng có xây dựng bao nhiêu trong
khi Bắc Kinh đã dồn dập những hoạt động xây dựng tại Trường Sa ở tốc độ
chóng mặt - như ông từng trả lời phóng viên sau chuyến đi thăm Bắc Kinh
vào tháng 10/2014: "Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều
có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng
đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng,
đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa
mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc." (3)
Từ vị trí thân Tàu, lo lắng người dân Việt Nam chống Tàu, đến quan điểm
về những hành vi của Tàu tại biển Đông, PQT còn bị mất điểm nặng với Hoa
Kỳ trong vấn đề nhân quyền. Ngay sau cuộc hội kiến giữa hai vị bộ
trưởng quốc phòng, PQT đã họp báo và tuyên bố: "Các vấn đề về nhân
quyền không nên được liên kết với quyết định của Hoa Kỳ về việc hoàn
toàn tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam". (4)
Điều đó cho thấy ông Ashton Carter sẽ khó mà làm việc với PQT trong
những thương thảo thuộc lãnh vực quốc phòng khi mà người đối tác PQT
nhất định không xem nhân quyền là một điều kiện tiên quyết của Mỹ cho
những đồng thuận lớn hơn, ngoài phạm vi quốc phòng (như TPP) giữa hai
bên. Bây giờ nhìn lại Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ (5) với những điều khoản về nhân quyền chúng ta thấy rõ điều đó.
Do đó, PQT phải ra đi trong ván cờ thương lượng Việt-Mỹ.
Người ủng hộ cho chuyện ra đi này nhiều nhất là Thủ tưởng Nguyễn Tấn
Dũng, những tướng lãnh đang lo lắng về tình trạng bất mãn tràn lan và
cao độ của quân đội đối với cha con Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải,
đồng thời cũng ngắm nghé chiếc ghế Bộ trưởng cũng đồng lòng nhất trí.
Tất cả được thể hiện qua hình ảnh của ngày đại hội thi đua quyết thắng
toàn quân 01/07.
Tháng 6, 2015, Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 vào biển Đông. Một lần nữa
biển Đông dậy sóng. Bộ quốc phòng Việt Nam im lặng như nước hồ thu.
Tháng 6, Phùng Quang Thanh phải ra khỏi chính trường trước ngày đại hội
toàn quân 01.07.2015 và dĩ nhiên phải trước ngày Nguyễn Phú Trọng đáp
xuống phi trường Andrews.
*
Sau Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, PQT đã:
- 8/6, tiếp Thiếu tướng Pehin Tawih, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei.
- 9/6, tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Slovakia Martin Glavac.
- 10/6, tiếp Herve Ladsous - Phó tổng thư ký LHQ phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình.
- 19/6 gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nhân dịp
đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại
châu Âu. (6)
"Lịch trình" trên cho thấy những hoạt động của PQT rất lu mờ, trong bối
cảnh chính trị sôi động của tháng 6 bao gồm tình hình biển Đông và những
vận động thương thảo quan hệ Việt-Mỹ. Trong thông tin về chuyến đi châu
Âu, nói rằng "gặp bộ trưởng quốc phòng Pháp nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại châu Âu..."
như là PQT có một chuyến công tác lớn tại Âu châu và "nhân tiện" gặp
ông Jean-Yves Le Drian. Thật sự, PQT không có một hoạt động nào khác
ngoài cuộc gặp này.
Do đó, chúng ta có thể giả định rằng PQT đã được dàn xếp để qua Pháp với
lý cớ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Vì chỉ là sự dàn xếp cho "mục tiêu khác"
cho nên đây chỉ là một cuộc gặp xã giao, kèm theo những thông báo cũng
rất ngoại giao nhưng hoàn toàn không có một ký kết chính thức nào. Mục
tiêu là để dọn đường cho PQT "ra đi" êm thắm.
Trong sự sắp xếp tưởng êm thắm này, bùng lên tin đồn PQT bị ám sát. Do
đó, vở kịch PQT-dập ngực-xơ phổi buộc phải ra đời. PQT "được" cho bay từ
Pháp về lại VN sau ngày 19.06 để chuyên gia y tế Pháp TẠI VN hội chẩn, gặp ông Phạm Gia Khải vào ngày 22/6 tại Việt Nam và qua lại Pháp ngày 24/6 để chuyên gia y tế Pháp TẠI Pháp chữa trị (6)
Xác suất cao là PQT vẫn ở lại Pháp từ sau lần gặp bộ trưởng quốc phòng
Jean-Yves Le Drian vào ngày 19/6 cho đến nay. Tương lai của PQT rơi vào 2
tình huống sau:
1. Sau khi mọi sự cho tiến trình gần Mỹ xa Tàu đã xong, PQT trở về VN và tuyên bố từ nhiệm vì lý do sức khoẻ suy yếu, sau khi bị mổ và lấy đi cục u... thân tàu trong phế phủ.
2. Sau một thời gian tịnh dưỡng, loa mồm của đảng tuyên bố rằng các bác
sĩ Pháp (nhưng giữ bí mật, không nói là bác sĩ tên gì) khuyên PQT nên ở
lại Pháp để được "theo dõi" và chữa trị dài hạn. Đồng chí Đỗ Bá Tỵ sẽ
"tạm thời" thay thế đồng chí PQT trong vai trò Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Cho đến bây giờ, dựa vào kinh nghiệm của những tên tướng lưu vong trên
thế giới, xác suất là PQT sẽ ở lại Pháp, nhiệm vụ chính của hắn sẽ không
còn là biển Đông, biển Nam gì cả mà chỉ lo quản trị những trương mục
đang nằm ở Thuỵ Sĩ; cùng với quý tử Phùng Quang Hải ngày đêm chuyển ngân
từ trong ra ngoài và tìm cách cho bầy đàn thê tử hạ cánh an toàn.
______________________________________
Chú thích: