29/4/15

Quốc Hận 04.2015

Berlin Quốc Hận 40 năm:

Saturday, April 25, 2015 Berlin

Vài hình ảnh Biểu Tình chống Cộng, nhân Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 40 tại Berlin, Thứ Bảy 25 tháng 4 năm 2015.























 Nguồn http://phongtraocovang.blogspot.de/2015/04/vai-hinh-anh-bieu-tinh-chong-cong-nhan.html




https://www.youtube.com/watch?v=KYUxknA6XAo

Xem tiếp hình:

************
LỄ TƯỞNG NIỆM
40 NĂM
THÁNG TƯ ĐEN TẠI OLSO -NAUY

Gần 2 triệu người đã ngã xuống để đổi lấy 40 năm tụt hậu so với các quốc gia lân bang vùng Đông Á.

Nhiều người cứ ngỡ sau 1975 "miền Bắc giải phóng miền Nam", bây giờ mới ngộ ra là 1975, là thời điểmbắt đầu cho 40 năm nô lệ, bắt đầu cho 40 năm suy đồi lạc hậu, bắt đầu cho 40 năm toàn dân tộc bị tẩy não bởi chủ nghĩa CS vô thần.

Đau lòng cho đất nước VN và cũng là nỗi bất hạnh khi vận mệnh của cả dân tộc bị đặt vào tay một nhóm người ngu si dốt nát, đó là: TẬP ĐOÀN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

"Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc.
Ly tán vì cơn gió bụi này..." (*)

Vì cơn gió bụi này... Bốn mươi năm vì cơn gió bụi này... Hồn thiêng của sóng Bạch Đằng, gò Đống Đa, đèo Chi Lăng, hịch Bình Ngô, chiếu Cần Vương, đã ôm xác những người con yêu của Tổ Quốc sau tháng tư đen: Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và hàng hàng lớp lớp những anh hùng vô danh của Quân lực VNCH được nhắc nhở trong tinh thần "Anh hùng tử, khí hùng nào tử!". Họ thà chết chứ không chịu đầu hàng, không chịu sống chung với cộng sản, họ đã "Sanh vi tướng, tử vi thần".

Tinh thần này được đồng hương người Việt tỵ nạn ngậm ngùi thương tiếc trong buổi lễ tưởng niệm 40 năm tháng tư đen vào một buổi chiều đầu Xuân tại thủ phủ Oslo, ngày 25 tháng 4 năm 2015, tại hội trường Frelsearmeen, Oslo có mưa giăng nhẹ hạt.

Buổi lễ bắt đầu lúc 14 giờ 10 phút với lời chào mừng quan khách và lược qua chương trình của đại diện Ban Tổ chức. Kế đến là nghi thức chào quốc kỳ, Na Uy kỳ và phút mặc niệm. Phút mặc niệm để hoài niệm về quá khứ với 40 năm, thời gian đủ dài để linh hồn những con yêu của Tổ Quốc anh dũng nằm xuống, những thân xác này đủ để đơm hoa kết trái thành một Việt Nam hòa bình và đầy lòng nhân ái trong tương lai. Phút mặc niệm để tưởng nhớ hàng triệu sinh linh kém may mắn trên đường vượt thoát tìm tự do.

Lễ dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc với 3 vị cao niên thắp hương khấn vái diễn ra trong không khí trang nghiêm u buồn của tháng tư đen.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, đại diện Ban Tổ chức với diễn văn khai mạc ứng khẩu. Qua đó ông NMTuấn phân tích ngày 30 tháng tư là ngày tang thương của dân tộc Việt, hay ngày "chiến thắng" mà về phía người cộng sản thường tuyên truyền hầu đánh lạc ý nghĩa trong lòng người tỵ nạn? Lịch sử xuyên suốt từ 1954 đến 1975 đã chứng minh tính vô nhân của cái gọi là "đảng CSVN". Ông NMTuấn Kêu gọi đồng hương nên nhìn rõ bộ mặt thật của đảng CSVN để cùng đồng hành với Hội Người Việt Tỵ Nạn, qua việc làm thăng hoa cho Hội, gây sức mạnh cho Hội, và hỗ trợ tích cực cho công cuộc đấu tranh của những nhà dân chủ tại quốc nội. Ông NMTuấn cũng nhấn mạnh, điều nguy hại nhất là nỗi sợ hãi đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, sự đe dọa bất cứ từ đâu đến, không phải là điều chúng ta phải lo sợ. Trong khi những người đấu tranh trong nước dám đứng lên trực diện với bạo quyền CSVN, thì những người no cơm ấm áo tại hải ngoại không lý do gì phải sợ hãi.

Hơn 20 phút trình chiếu khúc phim thời sự về một Việt Nam. Khúc phim minh họa một góc lịch sử của Việt Nam từ 1954 đến 1975 qua các sự kiện đã diễn ra. Đoạn kết của khúc phim ôn lại góc cạnh sinh hoạt và tâm tư của người Việt tỵ nạn đang sinh sống tại Na Uy.

"Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn. Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương... Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương. Ta đi trên chiếc thuyền hy vọng vượt trùng dương...". Một nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca đi thẳng vào lòng người mà nhạc sĩ Châu Đình An đã mô tả trong "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" được các học sinh Lớp Việt Ngữ của Nhà Việt Nam qua công khó tập dợt của các thầy cô giáo, các em đã thành công nhạc cảnh này với những tràng pháo tay tán thưởng từ các bậc cha mẹ đang ngậm ngùi muốn ứa nước mắt nhớ lại hình ảnh hãi hùng năm xưa...

"Triệu con tim, một tiếng nói" được xen kẽ trong chương trình như là lời khuyên chân tình mà Trúc Hồ muốn nhắc gửi... "Hãy biết yêu quê hương VN, hãy biết nỗi đau của người dân, hãy đứng lên con cháu Rồng Tiên..." được trình bày bởi bé Angelina Nguyễn (6t) và tiếng dương cầm phụ họa Antim (9t).

Qua 15 phút trình chiếu Power Point đưa cử tọa lần lượt trở về với thực trạng của VN sau khi miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Hình ảnh với sự trả thù tàn bạo qua các trại tù gọi là "trại cải tạo"; hình ảnh dân lành phải rời bỏ ruộng vườn đi vùng kinh tế mới... Nào thảm cảnh vượt biên vượt biển, cảnh đổi tiền năm lần bảy lượt, cảnh đàn áp tôn giáo dã man, đàn áp những người yêu nước, đàn áp dân oan khiếu kiện... Lồng vào hiểm họa tàn phá môi sinh, mưu đồ bán nước cho Tàu cộng, hiệp ước Thành Đô để biến VN thành một khu tự trị đang phơi bày ra trước công luận. Nào đạo đức càng xuống cấp thảm hại v.v...

Power Point cũng không thể quên lời của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc còn tại chức Cố vấn: "Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc". Cũng như suy tư của ông: "Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian".

Và Power Point tỉ mỉ trích dẫn lời nhà văn Dương Thu Hương: "Vào miền Nam tôi khóc, vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ", và "30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa, vì chúng tôi bị lừa", và "Chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu hủy đi. Và vì vậy mà tôi khóc", và "Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nên văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải".

Nhưng rồi Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, ông Ronald Reagen cũng phải lo âu khi thốt lên: "Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau".

"Thưa mẹ con là người VN, luân lưu từ giòng máu điêu tàn. Thưa mẹ con là người da vàng, màu da của kiếp lầm than...". Có lẽ không từ ngữ nào diễn tả được nỗi niềm cay đắng thốt ra từ trái tim con dân Việt da vàng máu đỏ, biết yêu thương biết đau xót và biết dấy lên tình tự dân tộc khi ở vào mốc thời gian gập ghềnh bão tố của một VN nằm cong chữ S tháng tư đen. Hoàng Minh hồi tưởng lại "Một lần miên viễn xót xa" trong ngậm ngùi khiến người nghe cũng ngậm ngùi...

Lời tâm tình của ông Nguyễn Duy Hoan, Hội phó Ngoại vụ Hội Cao Niên Người Việt Tỵ Nạn, qua ý nghĩa xây dựng một Cộng đồng Việt tại Na Uy. Ông NDHoan nhận xét, sau 40 năm niềm đau trong lòng mỗi người vẫn còn đó. Nhưng vì lợi ích riêng tư chúng ta đã quên đi phần trách nhiệm của mình, nhất là Cộng đồng người Việt tỵ nạn của chúng ta không còn như ngày xưa, đã sinh ra một số sự việc đáng tiếc trong Cộng đồng, điển hình là vấn nạn Tượng Đài trong mấy năm qua đã làm phân hóa lòng người. Đây là hiện tượng vô tình tiếp tay cho NQ 36 của nhà cầm quyền CSVN để giảm đi sức mạnh của người Việt tại hải ngoại, là sức mạnh đối trọng rất lớn mà nhà cầm quyền CSVN đang lo sợ. Ông NDHoan cũng nhấn mạnh, hiện Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na Uy là điểm nối kết để tạo sức mạnh tập thể, là nơi giữ vững truyền thống văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt. Thiết nghĩ một cá nhân không thể nào làm nên, mà chỉ có tập thể, tập thể đó không ai khác hơn là Hội Người Việt Tỵ Nạn. Cuối lời tâm tình ông NDHoan kêu gọi quý đồng hương có tâm huyết, nhất là các bạn trẻ nên tham gia vào BCH/HNVTN/NU bằng công sức, bằng tinh thần hoặc vật chất, để Hội có sức mạnh tập thể hầu nói lên tiếng nói chung hầu mong được người bản xứ nể trọng.

4 năm tù và 2 năm quản chế chỉ vì một bài hát. Nhạc sĩ Việt Khang đã nói lên nỗi lo âu trước họa ngoại xâm và sự hèn yếu của nhà cầm quyền CSVN. "Anh Là Ai", là tiếng phản kháng bất bạo động, nhưng cũng là một hệ lụy cho người nhạc sĩ tài ba này. "Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai. Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay...". Với giọng ca trong trẻo của Danh Nguyen Steven (6t) và tiếng dương cầm phụ họa của thủ khoa piano Danh Khoa Marcus (10t) đã làm cho khán giả động lòng không ít.

Kế đến, ông Tôn Thất Sơn, đại diện Hội Ái Hữu Quân Cán Chính VNCH & Hậu Duệ lên diễn đàn trình bày về 40 năm quốc hận. Trước hết ông TTSơn tóm gọn về bối cảnh lịch sử cận đại VN. Ông lược qua thời kỳ Việt Nam, Lào và Kampuchea bị Pháp đô hộ 1957-1945-1954. Thời kỳ đảng CSVN hình thành 1930 dưới tay Hồ Chí Minh. Rồi cuộc hòa đàm Genève 1954. Và cuối 1960 đảng CSVN với nghị quyết "giải phóng miền Nam" bằng "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" trá hình. Miền Nam được đồng minh Hoa Kỳ yểm trợ để đối đầu với Bắc quân. Nhưng rồi cuối cùng Hoa Kỳ đã bỏ rơi VN và VN bị bức tử. Để về sau này một vị cựu tướng của Hoa Kỳ, ông Westmoreland phải nói lời phân bua: "Tôi xin lỗi là trong chiến tranh VN, Hoa Kỳ đã bỏ rơi các bạn...".

Tại sao có ngày 30.04.1975? Đó là do bàn tay thiếu lương thiện của các cường quốc, quốc gia và kể cả cộng sản. Các bàn tay thiếu lương thiện này khiến VN bỏ lỡ một cơ hội chiến thắng, đó là các cuộc dội bom B52 vào miền Bắc trong mùa Giáng Sinh năm 1972 đã khiến Hà Nội phải gửi điện văn đầu hàng Hoa Kỳ vào đầu năm 1973. Nhưng điện văn này đã bị dấu nhẹm, vì Hoa Kỳ buộc phía VNCH phải ở thế thua trận.

Phần thứ hai mà ông TTSơn trình bày là hiện tình VN dưới chế độ VC. Đảng CSVN là một thành phần tham nhũng khủng khiếp. Họ đã tạo ra một lớp "dân oan" vì lương dân bị tướt đoạt hết đất đai nhà cửa ruộng vườn. Với một hệ thống công an dày đặc sẵn sàng trấn áp người dân bất cứ lúc nào. Trên danh nghĩa là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng thực chất họ đi theo con đường Tư Bản với một tập đoàn Mafia Đỏ chóp bu. Vì thế người dân không có Dân Chủ, Tự Do và Quyền Làm Người.

Ông TTSơn kết luận, từ đó ở chế độ CSVN hoàn toàn không có quyền an toàn cá nhân - công an muốn bắt ai tùy tiện. Quyền đi lại cũng hoàn toàn không - người dân bị chận ngay tại sân bay khi ra nước ngoài, dù họ có đầy đủ thủ tục và không phạm pháp. Quyền chính trị cũng không - những người bất đồng chính kiến không được ứng cử vào Quốc hội. Quyền tự do phát biểu cũng không - các blogger sẽ bị bắt ngay nếu vạch trần bộ mặt tham nhũng, bán nước của tập đoàn chóp bu. Không có quyền tự do tín ngưỡng - nhiều chức sắc, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo không chịu vào hệ thống "quốc doanh" đều bị xách nhiễu, gây khó khăn hành đạo.

"Những ngày xa quê hương là những ngày mang đau thương. Một ngày xa quê hương là một ngày mang đau khổ...". Chúng ta luôn canh cánh bên lòng của một quê Cha đất Tổ. Một ngày đầy nắng ấm, một ngày nhiều mưa rào, ruộng đồng VN bát ngát lúa chín vàng cò bay thẳng cánh. Sài gòn ta vẫn nhớ hai hàng lá me xanh, Đà Lạt ta vẫn thấy ẩn hiện trong sương mù. Nhưng giờ này đã xa rồi... xa mãi..., và ngàn đời nhớ Việt Nam. Giọng ca rất ngọt ngào của bé Ái Vy (10t) với "Quê Hương Bỏ Lại" như là tiếng thổn thức măng non trong nỗi nhớ đoạn trường rất tình tự Việt Nam. Đó là tâm trạng của nhạc sĩ Tô Huyền Vân và là của chính chúng ta đang ngồi trong hội trường này.

Người nhạc sĩ lặng lẽ chẳng muốn nổi danh NMT, anh âm thầm nắn nót từng nốt nhạc qua bài thơ của Hương Giang nữ sĩ "Em Đang Nhìn Thấy", để ngày hôm nay qua giọng cao vút Huỳnh Phương như là lời trắc ẩn suy tư về một cõi xa xăm nào, nơi đó mọi người như đặt niềm hy vọng cho một tương lai rạng ngời của Việt Nam... mà "Như tình yêu của em, những tấm lòng son sắt. Quyết làm rạng ngời chính nghĩa hôm nay. Bước chân non trên đường kháng chiến chông gai. Cho một ngày giành lại quê hương yêu dấu..."

Cuối chương trình lễ, Ban Hợp ca Hồn Việt với "Đáp Lời Sông Núi" như là lời tuyên hứa để cùng hòa nhịp với dòng dân tộc gập ghềnh: "Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi. Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng...". Lớp người này tự nguyện đáp lời sông núi để cứu nguy dân tộc. Tổ quốc đang lâm nguy, như là hồi chuông cảnh báo từ một Hội Nghị Diên Hồng thời buổi này, và tuổi trẻ trở thành một giòng thác, một lòng đáp lời sông núi, bất chấp đàn áp, bắt bớ, tù đày. Sức phản kháng này sẽ bật tung thành trì CS một ngày không xa.

Chẳng lẽ:
"Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương"? (**)

Cho nên:
"Đại trượng phu, không hay xẻ gan bẻ cật phù cương thượng
Hà tất tiêu dao bốn bề lưu lạc tha phương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương..." (**)

Sau 16 giờ tất cả tề tựu về phòng ẩm thực, nơi đây quan khách được BTC thếch đãi thức ăn và nước uống miễn phí. Sự yên ắng trở về với hội trường lúc 17 giờ cùng ngày và tất cả cùng hẹn gặp nhau trong buổi xuống đường biểu tình trước sứ quán CSVN tại Oslo lúc 14 giờ ngày 30-04-2015.


(Phạm Sĩ Việt tường thuật)

(*) Thơ Nguyễn Bính/ "Bài Hành Phương Nam"
(**) Thơ Nguyễn Bá Trác/ "Hồ Trường"

26 pièces jointes — Analyser et télécharger toutes les pièces jointes Afficher toutes les images

Kỷ niệm 40 năm cuộc di tản từ Saigon ra chiến hạm USS Midway

Chủ nhật vừa qua, các cựu chiến binh cùng nhau đứng trên boong chiến hạm USS Midway ở San Diego, và làm lễ thả hai vòng hoa xuống hai bên mạng tàu, gởi chúng trôi vào Thái Bình Dương.
Photo Courtesy: ocregister.com
Dan Viet Bolsa -  Một vòng hoa tưởng niệm và vinh danh hơn 58.000 binh lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Một vòng hoa dành cho gần ¼ triệu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong cuộc chiến. 
Hơn 5000 người đã cùng nhau kỷ niệm 40 năm chiến dịch “Cơn gió thường lệ” (Frequent Wind) trên chiến hạm Midway. Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" là chiến dịch di tản bằng trực thăng ngay tại Saigon, được bắt đầu lúc 11 giờ 08 phút ngày 29 tháng 4 và kéo dài đến 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4. Chiến dịch này đã di tản được 1373 người Mỹ, 5595 người Việt và 85 công dân các nước khác ra hàng không mẫu hạm Hancock, Okinawa và Midway chờ đợi ngoài khơi Việt Nam. Ngoài ra 41 máy bay của Không lực Việt Nam Cộng Hòa chở các phi hành đoàn và gia đình của họ đến được các hàng không mẫu hạm Mỹ.  Lực lượng đăc nhiệm 76 của Hải Quân Mỹ yểm trợ cuộc di tản. 
Hàng ngàn người trên chiến hạm Midway để cùng nhau ôn lại ký ức, cùng nhau chụp hình trước những chiếc trực thăng và máy bay quân sự mà một số trong đó được dùng chuyên chở người tị nạn Việt Nam từ Saigon ra Midway 40 năm trước. Họ cũng cùng xem một số tiết mục văn nghệ truyền thống Việt Nam trước khi lễ thả vòng hoa bắt đầu. 
Sau khi hai vòng hoa được thả vào biển khơi, ông Larry Chambers – hạm trưởng USS Midway trong suốt chiến dịch, và chỉ huy trưởng không lực trên mẫu hạm - ông Vern Jumper - nói chuyện với đám đông về vai trò của họ trong cuộc di tản. 
Hương Giang (Tổng hợp)

USS Midway Museum Kỷ Niệm 40 Năm Cứu Người Tị Nạn VN: Tri Ơn Anh Hùng Việt Mỹ Hy Sinh Trong Cuộc Chiến VN

SAN DIEGO (VB) – Để tưởng niệm 40 năm biến cố lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 hơn 3,000 người Việt chạy thoát khỏi chế độ Cộng Sản xâm lăng Miền Nam đã được Mẫu Hạm Hoa Kỳ USS Midway cứu vớt, một ngày lễ trọng đại với nhiều nghi thức và chương trình đặc sắc đã được tổ chức ngay trên sàn tàu của chiếc Mẫu Hạm USS Midway vào Chủ Nhật, ngày 26 tháng 4 năm 2015 tại Thành Phố Cảng San Diego, tiểu bang California, Hoa Kỳ, với sự tham dự của hàng trăm người gồm các viên chức điều hành Bảo Tàng Viện USS Midway Museum, các vị dân cử người Hoa Kỳ và người Mỹ gốc Việt, các cộng đồng, đoàn thể, tổ chức người Việt tị nạn, các cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam người Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, các cơ quan truyền thông báo chí và cư dân Việt Mỹ.

blank
Từ phải, cô Roxanne Chow, bà Vanessa Ruiz, MC Hồng Vân, Nghị Viên Westminster Diana Carey, LS Nguyễn Hoàng Dũng.

Điều hợp chương trình tổng quát của ngày lễ là 2 MC Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng và xướng ngôn viên truyền hình Hồng Vân.

Bà Vanessa Ruiz, đồng chủ tịch của Bảo Tàng Viện USS Midway và cô Roxanne Chow, đồng Trưởng Ban Tổ Chức, đã gừi lời chào mừng đến tất cả mọi người tham dự trong ngày lễ tưởng nhớ và ghi ơn những vị anh hùng Việt Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

blank
Cờ vàng ba sọc đỏ treo đầy trên Mẫu Hạm USS Midway.

Nữ tài tử Kiều Chinh, trong phần phát biểu khai mạc, nói rằng ngày lễ này là để tưởng nhớ đến cuộc hành trình của hàng triệu người tị nạn Việt Nam. Bà cho rằng ngày lễ không những để tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà còn để nghĩ tới tương lai thành đạt của các thế hệ mai sau. Bà đã bày tỏ lòng cảm ơn nước Mỹ và người dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón nhận người Việt tị nạn. Bà kết thúc lời phát biểu với niềm kỳ vọng vào thế hệ tương lai và sự tự do cho đất nước Việt Nam.

Nữ luật sư Kim Thoa Hoàng đại diện Cộng Đồng Người Việt tại San Diego, trong lời phát biểu, bày tỏ long biết ơn đặc biệt đối với “Chiến Dịch Gió Lốc” của Mẫu Hạm USS Midway để cứu trên 3000 người Việt tị nạn Cộng Sàn của 40 năm trước. Bà nói rằng dù đã xa lìa quê cha đất tổ 40 năm, cộng đồng người Việt vẫn không quên đất nước mà bằng chứng cụ thể là sự có mặt đông đảo của người Việt tị nạn trong ngày lễ này.

blank
Quang cảnh người tham dự cầm cờ vàng ba sọc đỏ.

Trong số những người được mời phát biểu trong ngày lễ tưởng niệm 40 năm chiến dịch gió lốc cứu người Việt tị nạn có một thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên tại Hoa Kỳ. Đó là anh Andy Nguyễn, Chủ Tịch Liên Hội Thanh Niên Mỹ Gốc Việt. Anh Andy đã trình bày cảm nghĩ của giới trẻ đối với lá cờ vàng ba sọc đỏ, về sự hy sinh cao cả của thế hệ cha ông, về vai trò và trách nhiệm của thế hệ con cháu đối với công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Khách mời phát biểu trong ngày lễ còn có tác giả của cuốn Ride the Thunder là ông Richard Botkin. Ông Botking trong lời phát biểu nói rằng cuộc chiến tranh Việt Nam tạo ra sự hiểu lầm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông cho rằng cho đến nay, sau 50 năm cuộc chiến Việt Nam, người Mỹ vẫn còn cảm thấy chưa thoải mái và cần phải vượt qua. Ông nói rằng cuốn Ride the Thunder, vì vậy, là để nói sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam.

blank
Hai lá cờ Hoa Kỳ và VNCH tung bay trên Mẫu Hạm USS Midway.

Đến 12 giờ trưa một buổi lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã được cử hành trọng thể với đầy đủ nghi thức rước quốc kỳ và hát quốc ca qua sự điều hợp của ông tổng giám đốc Viện Bảo Tàng USS Midway Museum là Mac McLaughlin và cô đồng Trưởng Ban Tổ Chức Roxanne Chow. Đoàn rước quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa là Lực Lượng Chiến Sĩ VNCH San Diego và đoàn rước quốc kỳ Hoa Kỳ là các học sinh Trường Trung Học Westview High School.

Ngoài các nghi thức và phát biểu của quan khách, chương trình ngày lễ còn có sự đóng góp văn nghệ của Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Thên Ân Performing Group-Drums, Quan Họ Bắc Ninh, v.v…

blank
Nữ tài tử Kiều Chinh phát biểu trong lễ khai mạc.

Trong dịp này, phóng viên Việt Báo đã có dịp trò chuyện với nhiều người đến tham dự. Ông John Wotzka là cư dân tại San Diego trên 32 năm là một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việ t Nam, đã từng phục vụ 4 tháng tại thành phố Đà Nẵng, còn nhớ lại những tấm lòng rất tốt của người Việt Nam lúc ông tham chiến ở Việt Nam vào năm 1968. Ông đến đây mỗi năm để dự lễ tưởng niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ.

Bà Susan Moresi và chồng, Homer Buchanan, là cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã từng có mặt trên Mẫu Hạm USS Midway lúc cứu người tị nạn Việt Nam. Hai vợ chồng này hiện đang sống tại thành phố Memphis của tiểu bang Tennessee khi nghe có ngày lễ hôm nay thì đã tự động mua vé máy bay về tham dự. Bà Susan cho biết rằng ông chồng bà có rất nhiều kỷ niệm với chiếc Mẫu Hạm USS Midway này. Được hỏi về cảm tưởng còn lại trong tâm tư về ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả hai vợ chồng ông Homer đều nói là họ cảm thấy đau buồn vì cuộc chiến đã làm cho nhiều người bỏ mạng.

blank
Lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hỏa.

Anh Chris là cư dân San Diego lần đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm ngày 30 tháng 4 tại Mẫu Hạm USS Midway thuật lại những mảng ký ức tuổi trẻ của anh về những ngày sau cùng trước khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Anh Chris cho biết ba anh và người anh cả trong nhà đều là quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đã bị vào tù sau năm 1975. Anh Chris đã vượt biên đến Mỹ năm 1988. Anh nhớ lại những ngày trước ngày 30 tháng 4 trường học của anh đã cho học sinh nghỉ học sau khi Nguyễn Thành Trung thả bom xuống Dinh Độc Lập. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 anh nhìn thấy rất nhiều máy bay bay tới bay lui trên bầu trời Sài Gòn nhưng lúc đó không hiều rõ vì sao, cho đến sau này mới biết đó là những chuyến bay chở người rời bỏ Việt Nam ra Mẫu Hạm USS Midway này.

Được biết Mẫu Hạm USS Midway là Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ có thời gian phục vụ lâu nhất từ năm 1945 đến năm 1992. Mẫu Hạm này đã trở thành Bảo Tàng Viện USS Midway vào ngày 7 tháng 6 năm 2004. Tính đến năm 2012 đã có trên 1 triệu du khách đến viếng thăm Bảo Tàng Viện USS Midway.

Little Sài Gòn: Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng 4


Westminster (Bình Sa)- - Mở đầu chuỗi sinh hoạt Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 tại Little Sài Gòn, Ủy Ban Dựng Cờ Chính Nghĩa đã làm lễ thượng kỳ, và treo cờ trên Đại Lộ Bolsa, Brookhurst, Magnolia, buổi lễ diễn ra vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 25-4-2015 tại khu đậu xe phía trước tiệm Lee's Sandwiches, ngay trung tâm Little Saigon, Theo ông Phan Văn Chính đại  diện ủy ban dựng cờ cho biết:

“Năm nay ban tổ chức chúng tôi được sự phối hợp của cả hai tổ chức cộng đồng là Cộng Đồng Việt Nam Nam California và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California cùng nhiều đoàn thể đã phát động treo cờ và làm lễ thượng kỳ quốc gia hôm nay tại Little Saigon. Chúng tôi đã quyết định lá cờ VNCH năm nay treo tưởng niệm Ngày Quốc Hận sẽ có thêm một giải băng đen và chỉ được kéo lên lưng chừng cột cờ. Ngày Quốc Hận trong Tháng Tư Đen là một cái tang chung cho toàn thề dân tộc Việt Nam.”

Cùng ngày lúc 5 giờ chiều thứ Bảy, ngày 25 tháng Tư, 2015 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande, thuộc thành phố Garden Grove, Nam California. Ban tổ chức lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Lần Thứ 40 (2015) đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận. Mặc dù thời tiết thay đổi bất chợt, những cơn mưa nhẹ hạt và gió lạnh nhưng đã không làm nản lòng hàng ngàn đồng hương chờ đợi lễ khai mạc, mọi người qui tụ về đây để tưởng niệm, qúy vị Tướng Lãnh đã tuẫn tiết, những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, những đồng bào đã vùi thân trên rừng sâu, biển cả vì hai chữ tự do.

blank
Lễ tưởng niệm Quốc Hận 40 năm.

Tham dự buổi lễcó Hội Đồng Liên Tôn, các vị dân cử, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các hội đồng hương, các cơ quan truyền thông Mỹ- Việt và đặc biệt có các ông Carry Kassenbaum, Talbot Bashall, bà Hazel Kassenbaum là những đại ân nhân của người Việt tỵ nạn.

Trong khi chờ đợi lễ khai mạc chính thức, một chương trình ca nhạc đấu tranh bắt đầu từ lúc 3 giờ chiều mở đầu do Đoàn Du Ca Nam Cali, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Đoàn Trống Thiên Ân, ca sĩ Dạ Lan, Hoa Hậu Huỳnh Anh Thu và hai ban nhạc trường Bolsa Grande và La Quinta High School thay phiên nhau trình diễn.

Mở đầu phần nghi thức, toán rước quốc kỳ Hoa Kỳ do Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam California thực hiện dưới sự điều hợp của ông Hội Trưởng Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali Nguyễn Phục Hưng.

blank

Lễ tưởng niệm Quốc Hận 40 năm.



Sau đó, hai lá đại kỳ Hoa Kỳ và VNCH được rước vào trước lễ đài. Ban nhạc giao hưởng do nhạc sĩ Lê Văn Khoa điều khiển hát bản quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Việt Nam.

Kế đến, ban tổ chức xướng danh để tôn vinh các vị Tướng, đã tuẫn tiết trong ngày 30-4-1975. Sau đó, tất cả cùng yên lặng tưởng niệm anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc và vì lý tưởng tự do qua bài Chiêu Hồn Tử Sĩ đã làm cho mọi người xúc động.

Sau đó anh Ngô Thiện Đức Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng và cảm ơn qúy vị quan khách, qúy vị dân cử cùng đồng hương tham dự, “anh đã nhắc lại những quá khứ đau thương 40 năm qua, và kêu gọi sự đoàn kết của mọi người, cùng chung lòng cầu nguyện cho quê hương, cho những người đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc.” Ong tiếp: “Chúng ta tổ chức Lễ Quốc Hận không phải để kêu gọi sự hận thù mà chỉ để nhắc nhở mọi người về căn cước tị nạn Cộng Sản của chúng ta,”

Chương trình tiếp nối với bản đơn ca “Mơ Về Quê Tôi” do ca sĩ Ngọc Hạ trình diễn.

Tiếp theo LS, Điêu Khắc Gia Lưu Nguyễn Đạt lên cho biết khi ông thực hiện “Bàn Tay Hy Vọng.”

Sau đó là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm chiến sĩ VNCH và đồng minh cũng như đồng bào bỏ mình trên đường vượt biển, vượt biên do một số quan khách, dân cử và ban tổ chức thực hiện. Tiếp theo, là lời phát biểu của Dân Biểu Alan Lowenthal đại diện các dân cử.

Văn nghệ đấu tranh tiếp tục sau đó là Lễ Thắp Nến cầu nguyện do qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn lên dâng lời cầu nguyện và tất cả các ngọn nến cháy sáng được xếp thành hình bản đồ VN trong lúc mọi người cùng hát bản “Hẹn Một Ngày Về.”