12/4/15

Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt nhưng mãi lâu lắm vết thương tâm hồn mới dần phai

Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt nhưng mãi lâu lắm vết thương tâm hồn mới dần phai
12/04/2015

          Nạn nhân chiến tranh với máu đã tuôn ra như mạch nước hoà vào dòng chảy của tang thương đầy nước mắt trong một cuộc chiến mà thật sự không đáng xảy ra.
          Từ thái độ bàng quang đến phản ứng nội tâm bình tĩnh chờ đợi, nạn nhân chiến tranh thường luôn phản ứng lo sợ. Một số người dường như vẫn bình thản với cuộc chiến nhưng không phải thế, chính sự đau thương chết chóc khiến họ đối mặt trước sự thật theo thời gian trở nên chai đá với những cảm xúc hằng ngày.
          Trầm nhược và tự sát thường xuất hiện sau những thất bại liên tiếp, vì do kỳ vọng quá cao “tham vọng lớn, mất mát lớn”. Trong môi trường chiến tranh đôi khi không còn lòng mong muốn gì ngoài sự ngưng tiếng súng, những ước muốn để cùng tồn tại ấy lại vượt khỏi tầm tay của mỗi cá nhân, con người sinh ra và bị ràng buộc trong thứ quan hệ thiện hoặc ác mà hữu thể ấy là nạn nhân.
          Trầm nhược cũng có thể là một phản ứng đối với sự mất mát thực thể hay huyễn tưởng do xa cách người thân, mất tình yêu hay mất lòng tự trọng. Các nạn nhân mắc chứng trầm nhược thường buồn rầu, ủ rũ, không tiếp xúc với ai, chán nản mệt nhọc.
          Nhiều nạn nhân với những ước vọng rất bình thường, đó là mong sao con cái lớn lên được học hành, ở nông thôn với hy vọng của bố mẹ được sống gần con cái lúc tuổi già, thế nhưng cuộc chiến vồ dập đến khiến nhiều gia đình ly tán. Con cái họ kẻ bị chết trên chiến trường, người bị thương nặng nhẹ và rời quân ngũ về với gia đình, đó là tại miền Nam. Riêng với những người lính miền Bắc theo lời thuật lại về sau những ai bị thương thường bị bắn chết luôn như đã hy sinh tại chiến trường. Đặc biệt với tù binh như vụ tàn sát các thường dân tại Huế, họ đã bắn chết, chôn sống trên sáu ngàn nạn nhân ngay tại chỗ vì dù có đầu hàng cũng không thể mang theo vì chính họ cũng không có cái ăn cái mặc để tự giải quyết cho chính mình. Cho nên chuyện giết người quả là rất dễ nhưng để tạo lập nên được một nền kinh tế cứu khổ cứu nạn thời hãy còn là chuyện xa vời.
          Nhiều người lớn tuổi trong thất vọng trở nên trầm nhược, họ treo cổ tự sát, có người tự tử liên tục nhiều lần, họ được dân làng cứu thoát nhưng cũng có người tự nã súng vào mình vì mức thương tật quá cao không muốn làm phiền lụy người sống. Có kẻ mở chốt lựu đạn như một sự kết thúc nhanh chóng dù thân xác bị xé tan ra thành từng mảnh. Cũng có người dùng thuốc độc. Tất cả những người này đều cảm nhận chắc chắn cái chết sẽ giải quyết được cho họ sự yên bình hơn là phải sống nhất là sống với những đau thương mất mát ngay chính trên cơ thể của chính mình.
          Các lá thư được gởi lại đều có nội dung sự ra đi với cái chết như sự kết thúc của một kiếp người đã nhở sinh ra làm người không giúp được ai nên sự ra đi để không làm phiền ai.
          Đến những trường hợp vô cảm (apathia) như một sự thờ ơ, dững dưng với tất cả những việc gì xảy ra chung quanh, hờ hững với hoàn cảnh của mình, không có gì gây được thích thú và phản ứng cảm xúc. Nạn nhân thụ động lờ đờ, không thiết tha gì cả, thích nằm lì tại chỗ nếu có thể, hoặc ngồi lánh xa một góc nào đó như thường gặp trong tâm thần phân liệt.
          Cuộc sống gần như không thỏa mái trong các trại tái định cư của các công dân miền Nam, riêng tại miền Bắc nó là một thứ nhà tù rộng lớn thường dẫn đến sự vô cảm đến không còn cá tính. Tại miền Nam về vật chất dư thừa đủ mọi thứ, thậm chí còn có đủ mọi kiểu chợ trời để tuôn hàng từ các kho của quân đội Đồng Minh Hoa Kỳ mang ra bán. Nhưng tại miền Bắc thiếu thốn đủ mọi thứ có thể tóm lược bài học về lịch sử dưới sự cai trị của Cộng sản dù bất cứ dân tộc nào một khi đã rước nó vào đều sẽ lãnh lấy hậu quả chết đói, chết khát. Tại miền Bắc vào thời chiến tranh này ‘hạt gạo phải chẻ làm tư’. Ngay cả cái tối thiểu muối cũng không có ăn.
Sau ngày cuộc chiến chấm dứt 1975, những người dân miền Bắc vào Nam họ cho biết làm đến chức Bộ trưởng mới được ăn theo tiêu chuẩn đó - món cá thu. Người dân trong xanh xao chưa phải là bệnh nhưng người nào cũng trong sự ươm mầm bịnh vì từ sự thiếu dinh dưỡng mà ra. So sánh với người miền Nam cũng trong chiến tranh nhưng đều hồng hào và những người Việt cộng nằm vùng cũng được hưởng trong sự chùm gởi như vậy. Còn những người trí thức thiên cộng mà người chống cộng miền Nam hay gọi ‘ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản’ có khi họ béo tốt hơn dân thường cũng không là chuyện lạ bởi vì họ luôn ăn trên ngồi trước, tại miền Nam dù chỉ là một nền dân chủ non trẻ nhưng đã rất tôn trọng các quyền tự do của con người và chính ‘những kẻ đứng núi này trông núi nọ’ với những người miền Bắc vẫn chỉ là những tên tư sản theo quan niệm Mác Lê, cuối cùng chỉ là những tên bung xung con rối cho miền Bắc cho đến ngày vốn không tích sự gì và trở nên bất mãn nhưng mọi sự ‘không ai tắm hai lần trên một dòng sông’.
Những người dân miền Bắc khi đoàn người gồm các sĩ quan viên chức miền Nam bị đi tù ở miền Bắc, họ chứng kiến mặc dù phần lớn các phụ nữ hãy còn trẻ nhưng chỉ còn da bọc xương, hầu như suốt ngày không nói tiếng nào, ai cho thứ gì thì mừng, ai nhờ việc gì thì giúp, ai sai đâu chạy đó, mọi sự như phó mặc cho số phận, cũng có số ít ném đá người miền Nam do bị kích động tuyên truyền. Nhưng nhìn tổng thể cuộc sống con dân hai miền trong sự cách biệt cả về cách sống và cách nghĩ. Người miền Nam nói thẳng những gì mình nghĩ còn người miền Bắc vì sợ hãi mà chỉ nói ra những gì nguời khác đã nói.
          Chính những yếu tố vật chất và tinh thần như thế khiến các nạn nhân chiến tranh tại miền Bắc biến đổi dần đến không còn cá tính. Họ là những cá nhân còn đó nhưng vô hồn, mà nét chung về thể trạng của họ chỉ còn da bọc xương, hai má hóp vào, mắt lõm sâu, nước da xanh xao người nào cũng tái mét. Họ trở thành những hữu thể đặc thù, nạn nhân dưới chế độ triệt hạ của con người chứ không phải nhằm chữa trị con người. Và “vật cùng tất biến” như quan niệm triết lý Á đông. Các hữu thể đó được cải tạo dần đến mức không còn nhận ra chính mình rồi đi thật xa mãi mãi đến cái chết. 
          Các yếu tố di truyền như thông minh, bén nhạy, sáng tạo trong sinh hoạt hằng ngày chỉ còn ở mức thấp nhất. Thật vậy những đội lính trẻ miền Bắc chết tại miền Nam rất nhiều em chỉ ở độ tuổi mười ba, mười bốn. Và tại miền Nam cũng thế, số bạn trẻ được hoãn dịch vì lý do học vấn, gia cảnh… không là bao và trên chiến trường nghệ thuật quân sự không phải tất cả đều có yếu tố di truyền giống nhau.
          Việc giáo dục chỉ là phương tiện tuyên truyền lập đi, lập lại theo một khuôn mẫu không có gì mới, nhất là giữa lý thuyết và thực tế là sự khác biệt vô cùng. Nhưng thắng lợi cuối cùng vẫn luôn thuộc về kẻ đi triệt hạ con người như họ hô hào: Tất cả chỉ nhằm mục đích tẩy não, đó là một tiền đề của phe miền Bắc để dấy lên cuộc chiến đầy hận thù như chính những người từ bên trong hàng ngũ này về sau tự thú nhận. Nó không trên nền tảng nhân bản thật sự nhưng trên cái giả nhân, nên khi cuộc chiến chấm dứt những bức màn đen tối qua sự tuyên truyền lừa bịp bị vén lên dần: ý nghĩa thật sự của cuộc chiến như phe miền Bắc rêu rao chỉ là không tưởng.Tại miền Nam công việc giáo dục thông thoáng hơn, tất nhiên trong cái tự do, cho dù có nằm trong sự phát triển của tự nhiên có luật pháp cũng không thể không có kẻ hở. Nhân tài của đất nước đều đổ vào guồng máy chiến tranh của cả hai miền. Những người lính hai miền dưới sự quan sát trực tiếp khách quan không ai hung dữ bạo tàn, cho đến khi họ bị đưa vào guồng máy chiến tranh và thật sự trước cái chết của đồng đội lúc này họ mới thấy sự hận thù phát lên từ sự kích động của các chính uỷ trong mỗi binh đoàn.
          Những người bạn trẻ miền Nam rớt tú tài và đến tuổi động viên nhất là trong giai đoạn cao điểm của cuộc chiến với lệnh tổng động viên phải vào quân ngũ và sau đó nếu hy sinh và an táng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà. Họ đều còn rất trẻ. Những người yêu, người vợ chưa cưới của họ mà từng người thân trong nửa chừng xuân. Tất cả đều có chung hội chứng không tha thiết gì với cuộc sống quá phù du này nữa. Mãi những năm về sau khi đã chấm dứt chiến  tranh, với nhiều người có lẽ lâu lắm những vết thương tâm hồn nầy mới dần phai khi vốn mỗi người Việt Nam trong bản chất đều có đức tính di truyền của lòng nhân hậu.
          Nhiều sĩ quan trong các binh đoàn miền Bắc, sau chiến tranh nếu có dịp tiếp xúc qua những liên hệ thân tộc họ đều biết rằng các chính uỷ Việt cộng lúc nào cũng động viên họ bảo trọng, đảng luôn luôn ở gần các đồng chí… Thế nhưng khi bị thương hầu như không còn người nào sống sót, ngay cả chính họ cũng trong thân phận với sự giải quyết gọi là ‘nhân đạo’ trong chiến tranh. Nên những gia đình có thân nhân trong đạo quân tiến vào Nam chớ có bao giờ nghĩ rằng ai đó đã bắn con họ mà chính những người chính uỷ trong binh đoàn của họ đã làm điều đó một cách lạnh lùng không thương tiếc. Phần lớn những người về sau gọi là đi tìm tình đồng đội, hay dựa vào giác quan thứ sáu để linh ứng tìm người mất tích: sự thật chính những chỉ huy còn sống sót hay ai đó trong đội ngũ đã chứng kiến mà nay ‘lạy ông các đồng chí đang ở bụi này’ hay cũng là một cách sẽ vứt bỏ được mặc cảm tội lỗi đã giết đồng đội trong chiến tranh. Những nỗi oan khiên kia có thể xa đi với những con người trở nên ngụy tín trong một cơ cấu chính quyền vong thân và làm cho con người đến tha hoá khi luôn tưởng mình có sứ mệnh giải phóng con người. Đúng là càng thần thánh hóa càng đến vô thần và càng tìm cách diệt thần lại tiêu diệt chính mình trước vì trong mỗi cá nhân đều có cái tôi rất lớn, cái Thần trí.
          Đối với cộng sản thì những gì thiên hạ có họ cũng cũng tạo nên nhiều hình thức thậm chí còn tuyệt vời hơn thế nữa, nhưng tôn trọng những gì được mọi người công nhận như những giá trị chung của nhân loại nhất là đạo đức thời họ tuyệt đối tìm cách ngầm chống đối lại. Các buổi học tập chính trị thường xuyên được tổ chức như nào hiến pháp đều có ghi đầy đủ việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người: tự do tôn giáo, hội họp, thông tin... Nhưng họ mang bàn thờ Chúa Phật xuống rồi treo ảnh tượng lãnh tụ vĩ đại của họ cho đến khi nào những cái thây ma được đem ướp với bao tiền của từ thuế của dân bị mang vứt đi khỏi các lăng tẩm xa hoa.
          Trong thời chiến tranh này quả là người dân miền Bắc sống lại vào thời đồ đá, tất cả những phương tiện tối thiểu của sự chăm sóc y tế ban đầu của người dân hầu như không có. Chẳng hạn như việc bị chó dại cắn được mang đi chích ngừa quả là điều chỉ có với  các chuyên gia Liên Xô, Tiệp Khắc… hay con cái của cán bộ chóp bu thuộc bộ chính trị cục. Nhưng thật sự cũng là điều may mắn với người dân miền Bắc vào thời chiến tranh hãy còn rất ít chó và nếu muốn nuôi cũng không biết lấy gì cho ăn. Và nếu có còn con nào cũng sớm muộn không ngoài mục đích vì nhu cầu của con người đói khát trong chiến tranh mà vốn con người được định nghĩa: văn minh nhờ thịt.     
          Theo lời kể từ những người dân miền Bắc khi theo đội quân xâm lược vào Nam, những trường hợp chó cắn họ chỉ còn biết dùng các loại cây cỏ gọi là thuốc Nam, Đông y. Sau khi uống vào cũng lên cơn điên mấy hôm có người may mắn qua khỏi còn hầu hết mặc cho số phận đến đúng chu kỳ ba tháng mười ngày thì nạn nhân trào nước bọt, tru tréo như chó rồi chết. Những người đáng thương họ đều là những thường dân như nông dân chân chất trên mọi nơi thuộc miền Bắc Việt Nam.
          Tại miền nam Việt Nam, sau một đêm bị pháo kích không biết có bao nhiêu trường hợp bị chết một cách oan khiên, cho dù chỉ thương tích nhẹ nhưng phải chết vì mọi phương tiện cứu chữa trong đêm vào giờ giới nghiêm việc di chuyển có thể gây nên những cái chết kéo theo những người thân, do có thể một trái pháo vô tình nào đó từ ngoại ô của Việt cộng phóng bừa bãi vào thành phố. Ở miền Nam vào thời chiến tranh hầu như các thành phố, thị trấn vào ban đêm đều giới nghiêm, nghĩa là không được đi lại trừ quân đội.
          Cảnh tượng người vợ ôm xác chồng chết bên vệ đường vào sáng hôm sau đêm pháo kích mới thật bàng hoàng. Mọi người thân nỗ lực chuyển cho được nạn nhân đến bệnh viện rất gần nơi quả pháo rơi trúng vào gia đình này, nhưng rồi một gan tấc cũng không thể đi về phía bệnh viện được vì pháo hai bên bắn như mưa. Tất cả theo lời kể đã nằm rạp người xuống với người thân, một vết đạn ngay đùi không nặng lắm nếu kịp khâu lại nhất là với thuốc cầm máu nhưng phải chịu chết vì máu đã tuôn ra như mạch nước hoà vào dòng chảy của tang thương đầy nước mắt trong một cuộc chiến mà thật sự không đáng xảy ra. Nhiều người và thật nhiều sau hằng đêm hay ngay trước lúc đến trường, cũng như hình ảnh ‘người phu quét tường dựng chổi đứng nghe’ không còn nữa, người phu nào trong giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến cũng thả chổi nghiêng người nằm sát sạp xuống mặt đất vì quá sợ những quả pháo kích bắn bừa bãi vào thành phố miền Nam của phe Cộng sản miền Bắc.

Nguyễn Quang

* Trích từ tác phẩm Tâm Lý Thần Kinh Chiến Tranh VN của N. Quang

nguồn: http://vietbao.com/p112a236235/cuoc-chien-viet-nam-cham-dut-nhung-mai-lau-lam-vet-thuong-tam-hon-moi-dan-phai