17/4/15

Tổ Quốc trên hết

 Tổ Quốc trên hết

Vietsoul:21Những ngày tháng Tư cận kề ngày Quốc Hận, Quốc Nạn này sống ở trên đất người làm tôi nhớ về một đất nước chưa từng ngày ấy.
Một đất nước chưa từng vì chia đôi và nửa kia gây chinh chiến tóc tang. Một đất nước chưa từng vì tinh hoa chưa bừng phát đã thắt trắng khăn tang. Một đất nước chưa từng bởi siêu cường phản bội. Một đất nước chưa từng vì nhuộm đỏ độc tài.
Cũng đã khá lâu tôi rồi không còn muốn về quê hương đất tổ dù trong lòng luôn luôn thương nhớ. Nghịch lý nào gieo rắc trong tôi? Số phận nào giáng họa cho tôi?
Mảnh đất khổ chết yểu. Nụ hoa tự do chưa nở hoa kết trái thì giang sơn nhuộm đỏ một màu. Thời kỳ độc tài, thời kỳ nô lệ và bắt đầu kỷ nguyên Bắc thuộc lần thứ Năm?
Mọi sự khởi đầu từ ngày tham gia cách mạng vô sản của cộng sản quốc tế đến nhận nhiệm vụ tiền đồn xã hội chủ nghĩa “Đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô – Trung Quốc”. Để rồi kết cuộc “đổi đời” đầy tớ lên ngôi.
Chế độ nội-thực-dân nô dịch đỏ[1] áp đặt trên toàn cõi Việt Nam, không còn hai miền hai chế độ. Những thái thú lộ dạng nguyên hình thế chấp bán đất, bán biển, bán người, trao thân làm nô lệ.
Ở thời kỳ Bắc thuộc lần thứ Tư “Những người hợp tác với quân Minh được đưa sang Trung Quốc để học hành một thời gian rồi đưa về phục vụ trong bộ máy cai trị tại Giao Chỉ. Điều đó nằm trong chính sách dùng người Việt trị người Việt của nhà Minh.”
Ở kỷ nguyên Bắc thuộc thế kỷ 21 này thì ngoài việc thành viên ban chấp hành trung ương đảng đi chầu[2] thì cán bộ đảng, sĩ quan quân đội, công an, thành đoàn[3] được đưa sang Tàu học hành để trở về cai trị nước Việt.
Cai trị bằng chính sách hộ khẩu rập khuôn của Trung Quốc để “quản lý” người dân. Đó là sợi dây thòng lọng thắt cổ người dân. Nó vi phạm mọi quyền con người và quyền công dân và biến người dân thành người nô lệ mới[4].
Chế độ sở hữu toàn dân đểu cáng lên ngôi, so sánh nào thua thời Bắc thuộc nhà Minh bên Tàu “Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy tham quan cường bạo. Tài nguyên cả nước thành một đống tro tàn.”[5] Vũng Áng đã là vũng bán. Bô-xít Tây Nguyên trái bom tấn bùn đỏ[6] lấp chìm cơ nghiệp mưu sinh của nông dân[7] và ô nhiễm môi trường sống của người dân.
“Tổ Quốc Trên Hết” luôn là câu nằm lòng trên chót lưỡi đầu môi của miệng quan trôn trẻ đảng csvn và dư luận viên.

“Tổ Quốc Trên Hết” là khẩu hiệu rỗng tuếch để lấp liếm cho mọi chính sách độc tài, áp bức, nội-thực-dân nô dịch đỏ. “Tổ Quốc Trên Hết” bị đảng bắt cóc làm con tin buộc người dân phải hứng chịu mọi thiệt hại[8], lầm than, và tang tóc bởi chủ trương, chính sách, và luật lệ(nh) lợi đảng, hại dân.
“Tổ Quốc Trên Hết” là cả vú lấp miệng những bất đồng chính kiến đòi hỏi dân chủ tự do.
“Tổ Quốc Trên Hết” thì cớ gì “Còn đảng còn mình”, “Trung với đảng, hiếu với dân”, “Mừng đảng mừng xuân”, “Đảng csvn quang vinh muôn năm”.
Sau 30-4-75 thì nhiều người miền Nam như tôi đã trực giác rờn rợn cái đổi đời của một đất nước “thống nhất” thâu về một cõi. Tổ quốc của tôi đã một cõi (âm) đi về.
Bốn năm trời (1975-1979) đời tôi có đảng (đì) thì hết họp nhóm, họp tổ, học chính trị, học nghị quyết và thấm nhuyền đạo đức cách mạng để trở thành “con người mới”. Đảng thiết kế và rèn luyện con người mới bằng cách cấy bộ óc con lừa. Ban tuyên huấn, tuyên truyền và loa phường ra rả.
Để sống sót tôi học đòi con vẹt.
Tôi học thuộc và lập lại nguyên văn tất cả những lời tuyên giáo, tuyên truyền trả bài tất tần tật như một con vẹt. Họ (muốn) nắm[9] cái đầu nhưng không nắn được bộ não, tư tưởng.
Tôi không biến thành con lừa. Dù họ dạy “đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng”, họ bảo “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”, và ra rả “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”.
Tôi yêu tự do, không chấp nhận thân phận con lừa nên tìm đường vượt thoát.
Hơn 35 năm sống ở quê người tôi chưa hề phải nghe “Tổ Quốc Trên Hết” ở cái xứ sở này. Chính quyền đương nhiệm và các ứng cử viên dù đảng phái nào cũng chỉ quảng cáo “vì dân” để kiếm phiếu bầu cho họ. Họ dẫn chứng tạo công ăn việc làm, giảm giá cả hàng hóa, nhu yếu phẩm, tiền lời thấp để tăng khả năng tiêu thụ, nâng cao dân sinh và coi “người dân trên hết”. Họ đưa ra chính sách giảm thuế, điều tiết kinh tế, giữ lạm phát thấp để khoan sức dân[10].
Ở xứ tư bản “bóc lột” này thì họ tìm cách cho công nhân có năng suất cao, tạo lợi nhuận thặng dư để kiếm lời. Họ để cho công nhân có tiền xài, mua máy móc, mua xe, mua nhà kích thích tăng trưởng kinh tế vì dân giàu thì nước mạnh. Họ tạo điều kiện sở hữu tư nhân để tích lũy tài sản và đầu tư phát triển.
Ở xứ sở “Tổ Quốc Trên Hết” của xã hội chủ nghĩa Việt Nam siêu việt thì sở hữu toàn dân nên tất cả thâu về một túi. Túi của trung ương đảng csvn và nhà nước (ăn cướp). Họ dùng sở hữu toàn dân để thâu tóm và tẩu tán cái chung để tích lũy tài sản cho riêng tư và nhóm lợi ích. Quan chức lớn nhỏ vùng miền vơ vét. Hết thế chấp đất đai rồi bán rừng, bán đất, bán biển, bán cảng. Hết chặt cây trên rừng thì chặt cây thành phố[11]. Hết đào xới tài nguyên vùng sâu vùng xa thì cưỡng chế[12] ngay thành phố cho gần. Cướp đất cướp nhà “Độc lập tự do nằm co vệ đường”[13] dân lang thang thành người vô sản dân oan[14].
“Tổ Quốc Trên Hết” ắt phải nằm trong Nghị quyết 36 đầy “tình tự dân tộc” cho “khúc ruột ngàn dặm”. Khúc ruột tượng của người Việt hải ngoại trên toàn thế giới mà nhà nước csvn hàng năm đã rút về xấp xỉ 12 tỷ đô la gần bằng 1/10 tổng sản phẩm quốc nội. Thế cho nên “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân được phổ qua nhạc phẩm “Quê Hương” và “cải biến” thêm “nếu không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”[15]. Không nhớ, không (đem tiền) về thì sẽ không lớn nổi thành người!?
Tôi không còn muốn về quê hương đất tổ dù trong lòng luôn luôn thương nhớ. Đó không phải là một nghịch lý. Nào còn một tổ quốc cho người dân Việt trong kỷ nguyên Bắc thuộc mới.
Tổ quốc lê lết. Tổ quốc bê bết. Tổ quốc tế thần.
Tổ quốc trên hết?
© 2015 Vietsoul:21
_______________________________________
Chú thích:
[1] nội-thực-dânnô dịch đỏ, Vietsoul:21
[4] Hộ Khẩu: Một thứ khôi hài, vô lý và ngu ngốc, blog Triết Học Đường Phố
[5] “Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân Minh cường bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn.”, Ngô Sĩ Liên
[9] “Nắm, nắm cái con cặc”, Trần Dần
[10] “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước.”, Trần Hưng Đạo