Những "thiên thần" mất cuộc sống (Phần 5)
IV. Xây dựng một nền giáo dục nhân bản, thực dụng, đạo lý
“Người đi trong nước mắt, sẽ về trong tiếng reo…!”
Chuyện người đi trong nước mắt, về trong tiếng reo cũng đã có nhiều, rất
nhiều. Những cuộc đổi mới ấy đã làm thay đổi, không phải chỉ cho vài ba
cá nhân, nhưng cho cả một dân tộc. Gần là cuộc đi trong nước mắt của
người dân Nhật Bản sau Đệ nhị thế Chiến. Xa là cuộc cách mạng giải phóng
và thống nhất đất nước của Hoa Kỳ vào năm 1783. Gần nữa là cuộc xóa sổ
CS ở Đông Âu. Nay, sau 70 năm ngày CS áp đặt một nền giáo dục và chính
trị bá đạo ở nước ta, nó đã tàn phá xã hội và văn hóa Việt Nam, làm
người người đi trong nước mắt, nhà nhà gọi nhau trong thống khổ điêu
linh, phần xã hội oằn mình gánh lấy số lượng tội ác ngày một tăng nhanh.
Người ta tự hỏi: Liệu những chất chứa đau thương này có là một mốc điểm
để chúng ta đứng dậy, cùng đi tìm nguồn sống và niềm vui vươn lên trong
ngày mai hay không?
Câu trả lời của bạn ra sao? Phần tôi, tôi khẳng định là có. Chắc chắn sẽ
có cuộc chuyển mình khi chúng ta đứng dậy, đạp đổ chế độ CS và triệt
tiêu tận căn nền văn hóa tam vô của chúng. Tuy nhiên, cũng không cần
phải chờ cho đến lúc chúng sụp đổ. Ngay từ bây giờ, chúng ta vẫn có thể
bước từng bước vào con đường Canh Tân ấy với một niềm tin vững mạnh:
Xây dựng một nền giáo dục nhân bản, thực dụng, đạo lý.
Trước tiên, muốn xây dựng nền giáo dục chân chính này, đòi buộc chúng ta phải nắm vững những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Phi chính trị trong học đường. Trả tuổi thơ về với gia
đình. Miễn học phí cho bậc tiểu học. Miễn hoặc giảm quá bán học phí cho
học sinh trung học.
Thứ hai: Bãi bỏ độc quyền giáo dục. Trả các cơ sở giáo dục mà CS
đã lấy của tôn giáo lại cho tôn giáo. Yêu cầu các tôn giáo tích cực tham
gia vào việc xây dựng một hệ thống giáo dục nhân bản cho xã hội.
Thứ ba: Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc công bằng trong đào
tạo, thực dụng trong tuyển dụng. Đặc biệt, xác lập và tôn trọng công
quyền chính trị và xã hội là của nhân dân, thuộc về nhân dân để mở ra
một tương lai cho đất nước.
1. Phi chính trị trong học đường/ Trả tuổi thơ về gia đình/Miễn giảm học phí
A. Phi chính trị trong học đường. Tại sao phải phi chính trị trong học đường?
Hơn 70 năm qua, CS đã không ngừng tìm đủ mọi phương cách, lẫn những
chiêu, trò lừa, nhằm đưa tuổi trẻ ra khỏi vòng tay yêu thương, đạo nghĩa
của gia đình. Sau khi trẻ ra khỏi gia đình, CS đã từng bước đẩy những
bước chân non vào trong guồng máy chính trị đảng phái, với các tổ chức, "Thiếu nhi quàng khăn đỏ", “thanh niên cộng sản HCM”, “học sinh yêu nước”.
Thoáng nhìn, có người cho rằng đây là những tổ chức mang tính xã hội
hữu ích và hỗ trợ cho học đường, hỗ trợ công cuộc phát triển nhân cách
và trí đức cho học sinh. Trong thực tế, đây là những tổ chức chính trị
đảng phái trá hình, chủ trương biến trẻ thơ thành những công cụ tuyên
truyền và trung thành với cộng sản. Biến trẻ thơ thành một bệ đứng an
toàn, và bảo đảm cho cuộc sống của đảng cộng sản tồn tại. Bởi vì, khi
cần hành động cho một mưu đồ, chúng sẽ dùng tập thể này như một chiếc
chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề.
Bình thường, CS khuyến dụ, tìm đến và tập hợp tuổi thơ vào tổ chức đảng
bằng những hoa dạng của đủ mọi loại chiêu, trò. Sau khi tuổi trẻ bị ràng
buộc vào tổ chức, CS xây dựng, tạo ra những hình ảnh phản biện tiêu cực
từ gia đình đến xã hội để gây hoang mang cho trẻ. Sau đó, tẩy rửa mọi
hình ảnh mang tính luân lý, đạo nghĩa của gia đình, của tôn giáo của xã
hội ra khỏi tâm hồn trẻ thơ. Kế tiếp, từng bước đề cao và tôn thờ sự dối
trá qua những hình ảnh tự tạo, tự vẽ của đảng như Lê văn Tám, Hồ chí
Minh. Cuối cùng, thúc giục trẻ tự đả phá đời sống xã hội nhân bản của xã
hội, của tôn giáo, của gia đình bằng lòng thù hận. Từ đó, hạ thấp tầm
nhìn, không coi nhân bản con người là nguồn cội, là gốc sinh trong trời
đất. Không cho con người là cứu cánh để mỗi cá nhân cần phải được phát
triển toàn diện về trí, đức để phục vụ con người. Trái lại, nhìn con
người như một loại động vật thực tiễn cần được giáo dục, đào tạo, để
biến nó thành một công cụ phục vụ cho Xã Hội Chủ Nghĩa, hay thành phương
tiện thỏa mãn cho một mưu đồ của đảng.
Kết quả, tuổi thơ rơi xuống vực thẳm, không lối thoát, và đi vào con đường: "đi nói dối cha về nhà nói dối mẹ",
ra đường nói dối người quen. Lớn lên, sống gian trá trong tổ chức đoàn
đảng, không còn khả năng nhận ra sự thật. Khi giao tiếp với xã hội, từ
cấp lớn đến nhỏ đều làm những chuyện phi nhân, bất nghĩa, bao biện là
theo lệnh đảng. Sau cùng, dìm xã hội vào trong cuộc sống của gian dối.
Phần mỗi các cá nhân, bị kiềm chế, sống trong cái rọ, đấu tố nhau để
sống và tồn tại.
Sở dĩ tôi nói toạc ra điều này, không cần úp mở, không cần bóng gió và
cũng chẳng sợ hãi gì là vì tương lai của Việt Nam. Một tương lai buộc
chúng ta phải có sự lựa chọn dứt khoát. Một là phải giải thể chế độ,
triệt căn nền văn hóa phi nhân bản do CS đang áp đặt để cứu lấy xã hội.
Hai là cúi đầu làm nô lệ, thuần phục nó, bất kể tương lai ra sao. Điều
thứ hai chắc chắn là không ai muốn. Theo đó, chúng ta phải có thái độ
dứt khoát. Bởi vì, học đường là nơi tạo ra sức sống, là nơi mở ra tương
lai của đất nước, là nơi phát huy và bảo tồn tinh hoa của dân tộc. Học
đường là nơi để phát triển về trí đức cho mỗi cá nhân, là nơi khai phóng
và phát triển tinh thần dân chủ, thúc đẩy hoàn chỉnh việc xây dựng và
phát triển xã hội, ngõ hầu đem lại sự ổn định và nhiều nguồn lợi nhuận
cho cuộc sống con người. Học đường không phải là nơi để tuyên truyền về
chính tri đảng phái.
Thật vậy, tương lai của một dân tộc hoàn toàn tùy thuộc vào nền giáo dục
mà đất nước đó theo đuổi. Ở đó, con người sẽ cùng thăng tiến với xã hội
như trường hợp của bà Dương Nguyệt Ánh, một Khoa Học Gia được thế giới
ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ không phải chỉ vì khả năng nhận thức khoa học,
nhưng còn là nhân cách, đức độ và tinh thần nhân bản trong người phụ nữ
này. Bà đã xác định giá trị của một nền văn hóa nhân bản mà bà được hấp
thụ từ nhỏ và tiếp tục tại Hoa Kỳ từ lúc 15 tuổi là: "Nếu ở lại Việt Nam thì sẽ không bao giờ có DNA như hôm nay".
Không riêng gì bà, lớp trí thức trẻ của Việt Nam tại Hải ngoại, ngoài
việc đồng cảm với lời công khai của bà, nhiều người còn biểu lộ thái độ
thất vọng khi thấy tập đoàn cộng sản cứ mãi như cái dẻ rách. Hoặc như bò
nhai lại, tiếp tục áp đặt nền văn hóa vô nhân bản tại Việt Nam. Đã thế
còn tuyên truyền cho những thế hệ trẻ ở đó học tập theo gương Hồ chí
Minh. Một hình ảnh làm ô nhục cho Việt Nam trên trường quốc tế. (HCM
đứng hàng thứ bảy trong số những đồ tể sát nhân trên thế giới). Nhiều
người không muốn quay về Việt Nam vì cảm thấy nhục nhã và nhiều khi
không dám nhận mình là người Việt Nam nữa. Bởi ở đó, có nhiều thế hệ
thanh niên không còn lý tưởng sống. Họ được mô tả là vô cảm, ích kỷ
trước thời cuộc. "Họ tranh đoạt và tàn độc với chính đồng bào mình”!
Điều đó đúng hay sai?
Như thế, trường hợp của Ngô bảo Châu (hàng ba rọi) là một ngoại lệ?
Không, tôi cho rằng: Châu đã gặp may nhờ vào nền giáo dục nhân bản ở các
nước Tự Do, Dân Chủ tây phương mà có được thành tựu như hôm nay. Và may
vì Châu không phải là đảng viên cộng sản? Nếu Châu là một đảng viên
cộng sản thì có lẽ cũng “không hơn một cục… phân bón gốc cây”(Mao
trạch Đông: Trí thức là cục phân). Bởi lẽ, sau khi nhận nhà tiền tỷ từ
nhà nước, Y chỉ phục vụ theo lệnh đảng như bao nhiêu người có bằng cấp
khác tại Việt Nam, mà quên đi con người và xã hội, quên đi gia đình và
tổ quốc của mình.
Tai sao lại có sự khác biệt này. Nhìn chung, trong nền giáo dục nhân
bản, người ta đưa ra những bài học, chương trình thực dụng cho trẻ phát
triển về nhân sinh quan, về nhân cách, về môi trường sống về nhận thức
và phát triển khả năng hoạt động cho tương lai trong mục đích phục vụ
cho quyền lợi của con người, của đất nước và của dân tộc. Ở đó không
nhằm đạo tạo những thành tích vẽ vời trống rỗng, gian trá vì quyền lợi
và phục vụ cho cá nhân hay đảng phái. Ở đó, ngoài môn sử học, môn công
dân mang tính lịch sử dân tộc trui rèn tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ
quyền đất nước và dân tộc cho các công dân không có những bài học ca
tụng gian trá, bạo tàn. Ở đó, học đường là nơi tôn trọng, bảo vệ và phát
huy những truyền thống và tinh hoa trong nền văn hóa của dân tộc. Ở đó,
học đường tuyệt đối không phải là nơi trói buộc trẻ tiếp nhận lý thuyết
hay tham gia vào các sinh hoạt mang tính chính trị nhằm phục vụ cho mưu
đồ của cá nhân, cho đảng phái.
Để độc giả có một cái nhìn chuẩn xác hơn về một nền giáo dục nhân bản ra
sao và nó khác biệt với nền giáo dục bá đạo của cộng sản thế nào, tôi
tóm lược, ghi lại nơi đây một vài nét chính về chủ trương, cũng như
đường lối tổ chức của nền văn hóa nhân bản mà Việt Nam Cộng Hòa đã áp
dụng từ 1954-1975.
Theo những bản thống kê còn lưu lại, ngày nay người ta chỉ ra rằng: Dù
là một quốc gia tân lập, được Độc Lập sau đệ nhị thế chiến (1949), vẫn
còn phải chịu cảnh chia đôi đất nước, và chìm trong chiến tranh do CS
miền Bắc tạo ra. Nhưng chính quyền miền Nam đã Khai Phá một chương trình
giáo dục có thể nói là hoàn mỹ để đưa Việt Nam vào một vị thế lớn trên
trường quốc tế. Sở dĩ miền Nam Việt Nam có được một nền giáo dục phong
phú, đạt hiệu quả cao là vì: Chính phủ đã hòa đồng với cuộc sống khốn
cùng của người dân. Chính phủ và người dân đã thực sự cùng đi trong khát
vọng tiến lên với dân tộc, nên đã mở ra và ứng dụng nền giáo dục nhân
bản nhằm đạt đến mục đích khai phóng con người và xã hội. Khai phóng
bằng một triết lý cơ bản và một mục tiêu thực tế của giáo dục:
1. Triết lý giáo dục:
a. Nhân bản. Lấy nhân bản con người làm gốc sinh. Lấy cuộc
sống của con người làm căn bản. Nhìn con người như một cứu cánh. Con
người không phải là một phương tiện hay là công cụ phục vụ cho mục tiêu
của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
b. Dân tộc. Giáo dục tôn trọng những giá trị cơ bản về văn hóa
dân tộc, đồng thời bảo tồn, phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc
trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, tôn giáo, nghề nghiệp, và
quốc gia trong mọi hoàn cảnh.
c. Khai phá. Tinh thần dân tộc không lệ thuộc sự bảo thủ,
đóng cửa. Trái lại, phải là lựa chọn tới sự tiến bộ, tiếp nhận, tôn
trọng tinh thần khoa học, tinh thần tôn giáo hay đời sống tự nhiên.
2. Mục tiêu của giáo dục.
a. Phát triển cá nhân. Giáo dục hướng vào việc phát triển
toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên và theo những quy tắc tự
nhiên, thực dụng về thể chất, năng lực và tâm lý.
b. Khai phóng tinh thần quốc gia. Những bài học lịch sử, sử
ký, công dân giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống
và lối sống của người dân. Biết quý mến yêu thương xứ sở và dân tộc
mình. Sẵn sàng chung vai tranh đấu bảo vệ tổ quốc và sự tồn vong của dân
tộc.
c. Phát triển tinh thần dân chủ. giúp học sinh học hỏi, làm việc theo từng nhóm để phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức về trách nhiệm của tập thể ( Wikepedia)
Về chương trình học, Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam,
bất kể thuộc hệ thống công hay tư, kể cả do ngoại quốc tài trợ, đều
phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.
Chương trình học chính trong các trường tư vẫn phải theo chương trình do
bộ Giáo Dục đề ra. Nhờ nền giáo dục nhân bản này, mọi người đều nhận ra
rằng: sự thể hiện trong đời sống từ cách ăn, cách ở, cách mặc, cách suy
nghĩ và sự hiểu biết của người dân, cán bộ công chức ở miền Bắc và ở
miền Nam hoàn toàn khác và cách biệt nhau. Tuy nhiên, tất cả những công
sức của một nền giáo dục nhân bản và đạo lý của miền nam Việt Nam đã bị
cộng sản đào lỗ và chôn sống vào ngày 30-4-1975. Cộng sản đào lỗ chôn
sống hệ thống giáo dục tinh hoa của Việt Nam để sau đó, đánh đồng với
nền văn hóa vô nhân bản của cộng sản vì những lý do sau:
Thứ nhất. Vì biện chứng duy vật coi con người là những dụng cụ
sản xuất ra vật chất, và phải phục vụ cho nhu cầu của đảng, cộng sản
không nhắm đến việc phát triển nhân cách con người để phục vụ con người.
Trái lại, khai thác con người vào những mưu đồ của đảng bằng một một
triết lý gian trá và bạo hành. Đây là thứ triết lý mà chính Marx đã nhìn
thấy từ trước là, đi vào thực tế xã hội chủ nghĩa không thể nào tránh
khỏi những cuộc người đấu tố người. Bởi vì, một khi áp dụng bạo lực
chính trị để cướp và giữ công quyền của nhân dân thì không thể tránh
được việc dùng bạo lực. Dùng bạo lực là chống lại quy tắc tự nhiên, nên
Marx đã viết: “chỉ có loài thú mới quay lưng lại trước nỗi thống khổ của đồng loại”. Marx đã quay lưng và những kẻ theo Marx không thể khá hơn Y.
Thứ hai là ngu dốt, không hiểu biết cơ nguyên của giáo dục là gì.
Không nhìn biết sự tiến bộ, nhưng lại muốn chiếm độc quyền trong giáo
dục, rồi khai tử những ảnh hưởng luân lý, văn hóa, đạo lý của gia đình,
tôn giáo và của xã hội vào học đường bằng phản biện dối trá.
Thứ ba là do những hệ thần kinh bao cấp, bị tâm thần phân liệt
nên chế độ này đã áp dụng hệ thống chính trị cửa quyền vào học đường.
Theo đuổi mục đích đánh bóng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Từ đó, triệt
tiêu tinh thần dân chủ, tinh thần khai phóng cộng đồng, và làm phát sinh
tinh thần nô lệ. (chỉ nghe theo hiệu lệnh, không cần phân biệt phải
trái)
Kết quả là XHCN, mà ngôn từ Việt Nam thật bén nhậy đã diễn đạt trọn ý
nghĩa của nhóm chữ viết tắt XHCN, gọi là Xuống Hàng Chó Ngựa, hay là
Xuống Hố Cả Nút. Quả thật không còn từ ngữ nào chuẩn hơn để diễn đạt về
cái chủ nghĩa này. Nhưng còn tồi tệ hơn cả chuyện họ không thể tiến tới
được xã hội chủ nghĩa là tất cả những thành viên đã kinh qua các đội ngũ
từ “thiếu nhi quàng khăn đỏ”, lên “hội học sinh yêu nước”, vào “đoàn
thanh niên HCM”, sau cùng là đảng viên đảng CSVN đều không có đường quay
trở lại với cuộc sống nhân bản của người. Nghĩa là, không có lối ra
bình thường cho người không muốn ở lại. Trái lại, họ được dọn sẵn cho
một lối duy nhất. Chấp nhận một cuộc đấu tố, một cuộc thanh trừng. Hoặc
giả, chấp nhận từ bỏ tất cả những danh lợi đã có, đang có, kể cả công ăn
việc làm chuyên môn và tương lai chính trị của bản thân và gia đình
bằng một cuộc khai trừ!
Thật là kinh hoảng cho một lối ra. Một lần nữa, không ai hơn Marx khi
định nghĩa về cách ra đòn của các thành viên cộng sản dành cho nhau: “Chỉ có loài thú mới quay lưng lại với những nỗi thống khổ của đồng loại”.
Đồng loại ở đây có nghĩa là đồng chí của họ, không phải là người dân
thường. Vì người dân thường vốn dĩ không được coi là đồng loại với CS,
nhưng là một thế lực thù địch.
Tóm lại, nền giáo dục của CS, không có mục đích phục vụ cho nhân quần xã
hội. Trái lại, đây là nơi, là phương cách để cộng sản rèn luyện và
tuyển chọn những đao phủ hành nghề trong tất cả mọi lãnh vực, trong mọi
ngõ ngách để bảo vệ đảng. Với chủ trương này, CS đặt xã hội dưới sự kiểm
soát của đảng nên đã không ngần ngại chi phối trọn vẹn từ hơi thở, lời
nói, ánh mắt của người dân ngay từ lúc còn trẻ thơ. Từ đó, CS đem chính
trị đảng phái vào học đường như việc dùng một cái búa. Nó vừa đe dọa,
vừa khuyến dụ, lừa trẻ tham gia vào các tổ chức, đoàn thể như “đội thiếu
nhi quang khăn đỏ”, “học sinh yêu nước”, “đoàn thanh niên HCM” là để
tập cho chúng trung thành với đảng, theo lệnh đảng thay vì phát triển
nhân sinh quan của con người vì tổ quốc và đồng bào của mình.
Hãy nghe một em học sinh lớp 8 (13 tuổi?) Vũ thạch tường Minh, em có thể từng bị buộc phải hát “ai yêu bác HCM hơn các thiếu nhi, nhi đồng”, hoặc, “em âu yếm hôn đôi má bác” đã kinh tởm và nhận xét về cái lối giáo dục vô giáo dục ấy như sau: "con
thấy giáo dục ở Việt Nam quá thối nát rồi. Mà suốt bao năm qua các vị
cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả
gì cả?"
Phải, nó không thay đổi được gì cả, bởi vì, lối giáo dục bá đạo này đã
cho ra một cái kết quả vô cùng tồi tệ là. Tất cả mọi trẻ thơ, học sinh
đều phải bước đi theo cái thòng lọng dối trá. Tất cả, dù đã vào khuôn
hay không, đều sợ hãi, khoanh tay ngoan ngoãn làm nô lệ theo lệnh đảng
từ nhỏ đến khi chết. Chính cái lối giáo dục này đã phá hủy nhân bản tính
của từng cá nhân. Chính cái nền giáo dục này đã tiêu hủy trí năng và sự
phát triển của xã hội. Theo đó, muốn xây dựng một nền giáo dục nhân
bản, thực dụng, đạo lý, ngoài việc có một triết lý nhân bản và mục tiêu
đứng đắn, điều tiên quyết là phải loại trừ chính trị đảng phái ra khỏi
học đường. Tuyệt đối cấm chỉ mọi hình thức sinh hoạt chính trị của đảng
phái len lỏi vào nhà trường.
(Còn tiếp)
28/8/2015