18/8/15

MỘT KHÁT VỌNG TRUYỀN ĐỜI CỦA HÁN TÔC

 MỘT KHÁT VỌNG TRUYỀN ĐỜI CỦA HÁN TÔC
                                                                   Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Một sử gia Pháp đã nói như sau: “L’Histoire est un éternel recommencement” (Lịch sử là một sự tái diễn mãi mãi). Câu nói này áp dụng khá chính xác đối với lịch sử lâu đời của nước Tàu. Thật vậy, từ thời cổ đại đến ngày nay, nước Tàu luôn luôn nuôi dưỡng một tham vọng không hề thay đổi: thôn tính các nước lân bang để bành trướng lãnh thổ của mình. Khát vọng truyền đời nầy đã được Hán tộc thực hiện bằng chiến tranh và mưu gian kế độc. Nhờ vậy,Trung quốc ngày nay bao gồm Trung Hoa lục địa ở giữa, Mông Cổ và Mãn Thanh ở phía Bắc, các nước nhỏ ở phía Nam sông Dương Tử (Bách Việt), Tây Tạng và Hồi Hột tứcTân Cương của dân tộc Hồi Uighur ở phía Tây. Hướng về biển cả ở phía Đông và phía Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông (East China Sea), tranh chấp với Nhựt bổn về chủ quyền trên đảo Senkaku (Điếu Ngư) và muốn nuốt trọn biển Nam Trung Hoa (South China Sea) bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, cướp đoạt đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) của Việt Nam cộng sản năm 1988, xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông để làm căn cứ quân sự kiểm soát đường hàng hải và hàng không quốc tế. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố Biển Đông là nội hồ của mình bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) 1982. Công bố bản đồ 9 đoạn,Trung Quốc bộc lộ dã tâm chiếm hữu trên 80% Biển Đông bằng cách biểu dương sức mạnh quân sự để đe dọa các nước nhỏ ven biển, nhứt là Việt Nam, một chư hầu của Hán tộc đã và đang hứng chịu nhiều áp lực nặng nề của thiên triều Bắc kinh trong thời đại Hồ Chí Minh. Bản đồ Lưỡi Bò của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa án Trọng Tài Quốc Tế xét xử đơn kiện của Philippines sẽ là một cảnh cáo  đối với Trung Quốc, một siêu cường đang thôn tính dần dần Việt Nam theo kế hoạch “Tầm ăn dâu” và “Diễn biến hòa bình”.
Chiến tranh xâm lăng trong thời Xuân Thu-Chiến Quốc
Chiến tranh đã liên miên xảy ra bên Tàu giữa các chư hầu của nhà Châu.(Xem Đông Châu Liệt Quốc,Nhà Xuất bản T.P Hồ Chí Minh, Sài Gòn, 2000)                                                                               Từ khi Thiên tử nhà Châu dời đô về Lạc Dương, một thành phố lớn của tỉnh Hà Nam, một cái nôi của nền văn minh Trung Hoa, nhà Đông Châu bắt đầu suy yếu, các chư hầu nổi lên tranh bá đồ vương. Trên 500 năm trước Công nguyên (BC), nước Tàu bao gồm một triều đình nhà Châu và trên 200 nước lớn nhỏ tùy theo ngự lịnh phong điền kiến ấp của Thiên tử ban cấp cho các vương tôn, quý tộc và công thần để hưởng lộc. Đáng kể nhứt là các nước Tần, Tấn, Sở, Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Ngô, Việt, Vệ, Yên, Lỗ, Tống, Trịnh, Trần, Thân v.v… Các nước đánh chiếm đất đai và thành trì của các nước lân bang để sát nhập vào lãnh thổ của mình nhưng vẫn tùng phục Thiên tử nhà Đông Châu. Trong thời Chiến Quốc, nhờ Vệ Ưởng áp dụng biến pháp một cách sắt máu để phát triển kinh tế và xây dựng một quân lực hùng mạnh, nước Tần đã xua quân sát phạt và tóm thâu lục quốc (Triệu, Ngụy, Hàn, Tề, Yên, Sở), dẹp luôn nhà Đông Châu, thống nhứt nước Tàu lần đầu tiên vào năm 221 BC dưới quyền thống trị bạo tàn của Doanh Chánh tức Tần Thủy Hoàng, đóng kinh đô tại Hàm Dương thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Băng hà năm 210 BC, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị nước Tàu thống nhứt vô cùng tàn ác (đốt sách, chôn trí thức, xây Vạn lý trường thành v.v...) trong 11 năm. Nhân dân ta thán và quật khởi, nhà Tần đã sụp đổ năm 2007 BC sau khi Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) bị quần chúng nổi dậy giết chết. Quả báo đã đến ngay với nước Tần, Tần Thủy Hoàng và tướng Tần Bạch Khởi không lâu sau khi danh tướng nầy tàn sát 40 vạn tù hàng binh nước Triệu. Đại thắng trận Trường Bình, tướng Tần Bạch Khởi đã giết chết tổng cộng 45 vạn quân Triệu. Số phận của Tần Thủy Hoàng và Bạch Khởi đã kết thúc trong ô nhục: thân xác của Tần Thủy Hoàng đã hóa thành dòi bọ hôi thúi trước khi về đến kinh đô Hàm Dương; Bạch Khởi bị thất sủng và giết chết như một tội đồ sau khi lập được công to.
Ngoài phương tiện chiến tranh, các nước chư hầu bên Tàu trong thời cổ đại còn sử dụng nhiều thủ đoạn dơ bẫn và mưu kế gian trá để thôn tính các nước lân bang. Đáng kể nhứt là âm mưu buôn vua của Lã Bất Vi nhằm mục đích đưa con ruột của ông ta khi còn là thai nhi (Triệu Chánh) chiếm đoạt ngôi vua của nước Tần. Lã Bất Vi đã thành công trong việc thực hiện âm mưu đen tối của y, trở thành Tể tướng nước Tần nhưng lại bị chính con ruột (Tần Doanh Chánh) giết chết. Âm mưu tráo đổi ngôi vua của Lã Bất Vi bên Tàu trên 200 năm trước Công nguyên lại tái diễn trong thế kỷ 20 tại Việt Nam. Riêng về mặt đối xử của kẻ chiến thắng đối với tù hàng binh, Tổng Bí thơ Lê Duẫn của đảng Cộng sản Việt Nam và Thủ tướng Phạm văn Đồng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng tàn ác  giống như tướng Bạch Khởi của nước Tần. Sau khi đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975, Lê Duẫn và Phạm văn Đồng đã tập trung cải tạo dài hạn cả triệu quân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa, cán bộ đảng viên các chánh đảng quốc gia, nhân viên các Sở Mỹ, trí thức, ký giả và văn nghệ sĩ miền Nam để giết chết dần mòn bằng một chế độ lao tù cực kỳ độc ác. Người viết bài nầy là một trong ba trăm ngàn (300,000) tù hàng binh VNCH bị thợ thiến heo Đỗ Mười, ủy viên bộ Chánh trị đảng Cộng sản Việt Nam, áp giải ra lưu đày trong rừng núi Bắc Việt để bị tiêu diệt trong các nhà tù hắc ám cách biệt thế giới bên ngoài. Năm 1977, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Phạm văn Đồng, đã công khai tuyên bố các tù hàng binh VNCH đã phạm tội chết. Nếu không có dư luận quốc tế, cuộc tắm máu chắc chắn đã xảy ra tại miền Nam Việt Nam sau ngày 30-4-1975.
Chiến tranh xâm lăng Việt Nam từ phương Bắc
Từ thế kỷ thứ hai BC đến ngày nay, nước ta luôn luôn phải đương đầu với họa xâm lăng từ phương Bắc:
1-Triệu Đà đánh chiếm nước Văn Lang (danh hiệu đầu tiên của Việt Nam): sau khi nhà Tần suy vi, tướng Tần Triệu Đà lập ra nước Nam Việt ở phía Nam sông Dương Tử, tự xưng Hoàng đế. Từ vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), nước Nam Việt của Triệu Đà bành trướng xuống phía Nam và thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán, lợi dụng cuộc hôn nhân của Trọng Thủy-Mỵ Châu để đánh cắp các bí mật quốc phòng của An Dương Vương.
2- Sau khi nhà Tần sụp đổ, nhà Hán từ phía Bắc sông Hoàng Hà và sông Hán tràn xuống phía Nam, đánh chiếm nước Nam Việt của Triệu Đà, thiết lập chế độ đô hộ và gởi các Thái thú đến cai trị nước ta gọi là An Nam Đô Hộ Phủ. Về đơn vị hành chánh, nước Văn Lang cũ được gọi là Giao Châu. Sự tham tàn và bóc lột của các quan lại Hán là nguyên nhân của hai cuộc khởi nghĩa của Hai Bà TrưngBà Triệu (Triệu Ẩu). Mặc dầu bị dập tắt trong một thời gian ngắn, hai cuộc khởi nghĩa của ba vị nữ lưu hào kiệt dưới thời đô hộ của nhà Hán đã nói lên tinh thần quật cường, bất khuất và dũng cảm của dân tộc Lạc Việt biểu hiện rất sớm.
3- Sự đô hộ của giặc Hán tạm lắng dịu trong thời kỳ biến loạn, phân tranh bên Tàu dưới các triều đại Hậu Hán, Tam Quốc, nhà Tấn, Nam Bắc Triều và nhà Tùy. Đến khi nhà Đường hưng thịnh dưới triều đại Lý Thế Dân, quan lại Hán tộc đã đến thống trị nước ta với danh nghĩa An Nam Tiết Độ sứ. Một trong những Tiết Độ sứ thời nhà Đường là Vũ Hồn, tổ tiên của Nhiếp ảnh gia Vũ Cao Đàm. Năm 938, lợi dụng cơ hội nhà Đường suy yếu, Ngô Quyền thâu hồi độc lập của nước nhà sau 1,000 năm Bắc thuộc.
4- Trong thế kỷ 13, triều đình Nguyên Mông đang thống trị nước Tàu đã ba lần gởi đại quân Mông Cổ bách chiến bách thắng từ Á sang Âu đến xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều bị quân dân Lạc Việt dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh bại.
5- Năm 1407, lợi dụng sự cầu viện của Trần Thiêm Bình sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, Minh Thành Tổ Chu Đệ  gởi quân Minh sang đánh chiếm và thống trị nước ta từ 1407 đến 1427. Với sự đầu hàng của tướng Minh Vương Thông, quân chiếm đóng của nhà Minh đã bị Lê LợiNguyễn Trải đánh đuổi về Tàu năm 1427.
6- Năm 1789, nhân cơ hội vua Lê Chiêu Thống cầu viện, triều đình nhà Đại Thanh đang cai trị nước Tàu đã phái nhiều vạn quân Thanh qua chiếm đóng kinh thành Thăng Long nhưng đã bị đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan tác vào đầu năm Kỹ Dậu trong trận chiến thắng thần tốc Ngọc Hồi-Đống Đa.
7- Từ 1862 đến 1945, Trung Hoa mất ảnh hưởng đối với Việt Nam. Theo các hòa ước ký kết năm 1862, 1874 và 1884, Pháp quốc có quyền cai trị Nam kỳ (Cochinchine) như một thuộc địa và có quyền bảo hộ đối với An Nam (Trung kỳ) và Bắc kỳ (Tonkin). Nhưng kể từ tháng 8 năm 1945, nước Tàu dần dần tái lập ảnh hưởng đối với Việt Nam, lợi dụng vai trò lãnh đạo tối cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tức Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc đã được đảng Cộng sản Trung Quốc cài cắm trên đầu của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1940 tại Pác Bó, Cao Bằng để đào tạo, huấn luyện và dạy dỗ người cộng sản Việt Nam. Với quân viện ngày càng gia tăng kể từ năm 1950, Trung Quốc đã tận tình giúp đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh đánh Pháp, Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đoạt cà nước Việt Nam ngày 30-4-1975 sau khi Hoa Kỳ giải kết và bắt tay với Bắc kinh để làm ăn, buôn bán. Thay vì đánh chiếm Việt Nam như ngày xưa, Trung Quốc ngày nay đã sử dụng con bài chủ Hồ Chí Minh để biến cải Việt Nam thành một phiên bản của nước Tàu, một đứa con hoang của mẫu quốc Hán tộc có nhiệm vụ cai trị dân Việt theo chỉ thị và quyền lợi của Bắc kinh. Nước Việt Nam ngày nay còn được Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trọng gọi là nước Hồ Chí Minh tức là nước của một người Tàu. Vì vậy, các lãnh tụ và quan lại cao cấp Việt Cộng trong hệ thống Đảng và Nhà nước phải được quan thầy Tàu chuẫn nhận. Các Thái thú bản xứ trong thời đại Hồ Chí Minh có bổn phận phải tận trung với triều đình Bắc kinh trong nhiệm vụ cai trị 90 triệu dân đen Lạc Việt. Bù lại, giới cầm quyền tay sai của Bắc kinh, con cháu nhiều đời và gia tộc của họ được giàu sang, phú quý. Họ không cần phải quan tâm đến sự đau khổ của quần chúng đã dại khờ tin tưởng và hy sinh mạng sống để cho họ được vinh quang phục vụ Hán tộc và chủ nghĩa cộng sản. Nhân dân Việt Nam ngày nay được đảng Cộng sản dạy bảo phải “đời đời nhớ ơn Trung Quốc” (lời giảng của Đại tá Trần Đăng Thanh) và quên đi các hành động bán nước kể sau của họ:
-  Công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt cộng sản) công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnhthổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lợi dụng Công hàm nầy, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa năm 1988, công bố bản đồ 9 đoạn để độc chiếm Biển Đông, xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông để lập căn cứ quân sự kiểm soát con đường hàng hải và hàng không quốc tế xuyên qua vùng biển nầy.
- Ký kết hai hiệp ước ngày 31-12-1999 và 25-12-2000 dưới thời Tổng Bí thơ Khả Phiêu để nhượng đất và biển cho Trung Quốc. Hai hiệp ước nầy đã được Quốc Hội bù nhìn phê chuẩn mặc dầu rất bất lợi cho nước Việt Nam so với hiệp ước Pháp-Thanh do Patenôtre và Lý Hồng Chương ký kết năm 1887 tại Thiên Tân
- Ký kết hợp đồng dưới thời Tổng Bí thơ Nông Đức Mạnh cho Trung Quốc thuê một phần lãnh thổ trên Cao nguyên Trung phần để gọi là khai thác bauxite và rừng đầu nguồn của một số tỉnh để gọi là trồng rừng và lập làng Tàu trên đất Việt.
- Cho phép thành lập dưới thời Tổng Bí thơ Nông Đức Mạnh một số tô giới Tàu trên lãnh thổ Việt Nam như Đông Đô Đại Phố tại tỉnh Bình Dương và Khu Kinh tế tự trị Formosa tại Vũng Áng, Hà Tỉnh. Nông Đức Mạnh, con của Hồ Chí Minh và Nông thị Ngát, đã tự nhận là người dân tộc thiểu số Choang ở Quảng Tây.
Ngoài các trọng tội nhượng đất và bán biển kể trên, còn có một số mật ước được giấu kín, không công bố, không cần Quốc Hội bù nhìn phê chuẩn: mật ước Thành Đô ký kết năm 1990 dưới thời Tổng Bí thơ Nguyễn văn Linh để sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc với cương vị một Khu Tự trị vào năm 2020; các mật ước do Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trọng ký kết trong tháng 5, 2015 liên quan đến việc Trung Quốc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để giao thương với thế giới qua con đường Tơ Lụa (Silk Road) trên biển của Tập Cận Bình.
Tiếp theo âm mưu tráo đổi thân phận của Nguyễn Tất Thành đã chết năm 1932 vì bịnh lao phổi không có thuốc  Streptomycin để chửa trị (thuốc trụ sinh nầy chỉ được ứng dụng trong y khoa từ năm 1951 để điều trị bịnh lao phổi), Trung Quốc đã sử dụng “quyền lực mềm” trong lãnh vực kinh tế -văn hóa và thỉnh thoảng ra oai trừng phạt Việt Nam: tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, đánh chiếm vị trí chiến lược Núi Đất (Lão Sơn) năm 1984 và đảo Gạc Ma năm 1988.
Nói tóm lại,trong thế kỷ 20 và 21, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi việc thực hiện một khát vọng truyền đời của Hán tộc đã nuôi dưỡng từ thời Xuân Thu-Chiến Quốc: bành trướng lãnh thổ và thôn tính các nước lân bang bằng cách phát động chiến tranh và sử dụng các âm mưu gian trá. Xảo thuật giả danh Nguyễn Tất Thành của Hồ Quang (bí danh của Hồ Tập Chương) trong thế kỷ 20 không khác gian kế buôn vua đời nhà Tần của Lã Bất Vi đã thi hành trên 200 năm trước Công nguyên. Ngày nay, muốn thoát khỏi đại họa mất nước và thảm cảnh bị đồng hóa làm người Hán như các bộ tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, 90 triệu đồng bào quốc nội phải đứng dậy đòi hỏi thực hiện quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam do hiệp định Paris 1973 qui định để phục hồi quyền con người và các quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam. Tự do, dân chủ và nhân quyền là kết quả của đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Hãy ghi nhớ lời nói của Thái Dịch Lý Đông A: “Hoa tự do phải tưới bằng máu” .Để “thoát Trung” và chấm dứt thân phận nô lệ của bọn Thái thú tân thời do Hồ Chí Minh đào tạo, dân tộc Việt phải noi gương tiền nhân Lạc Việt đấu tranh dẹp tan bọn nội thù và ngoại xâm từ phương Bắc.
                                                                            Thẩm phán Phạm Đình Hưng

                                                                                Mùa Thu California, 2015