31/10/15

Bài tường thuật sinh hoạt ngày 17 tháng 10 năm 2015


Chiều ngày 17.10.2015 tại Ginsheim - Đức quốc, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, cơ sở Đức

tổ chức buổi hội học về „ Lộ Trình Cứu Nước và Dựng Nước trong Chính Đề Việt Nam“,

Vào lúc 14 giờ 00 cô Nguyễn Thị Lệ Thu mời tham dự viên vào chỗ ngồi và chương trình khai mạc bắt đầu với phần chào cờ. Buổi chào cờ vừa chấm dứt, nữ xướng ngôn viên đã đưa tham dự viên nhớ về một đoạn đường 40 năm đầy đau thương của Dân Tộc, đồng thời nhớ về công ơn và những tấm gương sáng của những người đã hy sinh vì Chúng ta nhớ đến trước hết 90 triệu đồng bào, bà con anh em họ hàng chúng ta, đang ngóng trông từng ngày mong cho quê hương sớm thoát ách lầm than, để được sống trong an bình, tự do, nhân phẩm.

Chúng ta nhớ đến những chiến sĩ hữu danh và vô danh đã tuẫn tiết hay gục ngã trong cuộc chiến quốc cộng, để cho chúng ta được sống. Chúng ta nhớ đến những người tù, đã và đang bị đoạ đày hay đã phải chết tức tưởi trong các trại giam cộng sản.

Chúng ta nhớ đến những cha mẹ già héo hon vì chờ con, những người vợ vô vọng đợi chồng, những đứa con phải sinh ra nhầm thời đại. Và vô số người trong họ đã chết: vì đói khát, vì đoạ đày, vì kham khổ, vì Chúng ta nhớ đến những người trốn chạy cộng sản, đánh đổi thân xác cho cá biển hoặc hải tặc, hay ngã gục trên những con đường biên giới Việt Miên Lào, chỉ vì hai chữ tự do.

Và đặc biệt chúng ta cũng không quên những con dân việt nam hiện đang can đảm tranh đấu trong hy sinh và cô đơn, để cho Dân Tộc chúng ta sớm có được ngày thanh bình, tự do, công lý và cường thịnh.

- Cho những ai đang bị tù tội oan sai sớm được hưởng công lý và tự do.

- Cho những người đang hy sinh tranh đấu vì Dân Chủ, Tự Do, Công Lý; cho Đất Nước luôn được chân cứng đá mềm, có được sự cảm thông và liên đới của mọi giới đồng bào.

- Và đặc biệt cho mỗi người chúng ta, cho những cộng đồng tị nạn chúng ta, luôn biết thao thức cho số phận quê hương và có được những hành động cụ thể đóng góp vào công cuộc giải phóng và phục hưng Đất Nước.

Những vong linh và tất cả những người đang đấu tranh vì quyền làm người việt nam và tự do cho quê hương là những kẻ đã và đang gieo giống trong đau thương. Nhưng rồi mùa gặt sẽ tới. Ngày đó, cả dân tộc chúng ta sẽ vui cười, tay ôm những bó lúa ân tình và cảm tạ:

Cảm tạ Trời, Cảm tạ Thiên Chúa. Cảm tạ những bước chân gieo giống trong đau thương.

Những người hiện diện cùng vang lên bài hát „Vui ngày trở về“

Sau phần giới thiệu tham dự viên, trường ban tổ chức anh Lê Văn Yên đại diện Phong trào cơ sở chào mừng quan khách:

„Kính thưa nhóm vinh danh cờ vàng đến từ Hòa lan, khối tinh thần Ngô Đình Diệm tại Đức, liên hội người Việt tị nạn cộng sản tại CHLB Đức, hội người Việt tị nạn cộng sản tại Frankfurt, tại Oldenwald và vùng phụ cận,cộng đoàn tại Wiesbaden, quý vị trong diễn đàn chính trị tranh luận dân chủ, ông bà tiến sĩ Nguyễn Đăng Trúc, ông bà Nguyễn Minh Chính đến từ Pháp quốc, bà Trần Kim Ngọc đến từ Bỉ quốc, ông Lưu Tấn Phát đến từ Hòa lan, ông Phạm Hồng Lam, điều hợp viên Phong trào và cũng là thuyết trình viên chính trong buổi hội học này, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh tham luận viên, và tất cả quý vị.

Hôm nay, một vinh dự lớn lao cho Phong trào giáo dân VNHN, cơ sở Đức quốc được đón tiếp quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các hội đoàn, các cộng đoàn và toàn thể đồng bào thân yêu tại nơi đây để cùng trao đổi với nhau đề tài lộ trình cứu nước và dựng nước trong “Chính đề VN“. Xin thưa cùng quý vị, đây không phải là buổi điểm sách mà là một buổi trao đổi để cùng ý thức hơn về tương lai Đất nước và Dân tộc.

Phong trào giáo dân VN hải ngoại không phải là một đoàn thể chính trị, không phải là một đảng phái, không phải là một tổ chức, tổ chức những buổi học tập chính sách chính lược để tham chính, nhưng là một đoàn thể phục vụ Giáo hội và canh tân xã hội theo học thuyết xã hội công giáo. Mà học thuyết xã hội công giáo là quan điểm của nền thần học đạo đức áp dụng vào các vấn đề xã hội mà Giáo hội đã dựa vào Truyền Thống và Kinh Thánh để lên tiếng về những vấn đề cấp thiết đang diễn ra trong xã hội, nhằm hướng dẫn nhân loại đi đúng con đường Chân, Thiện, Mỹ


Nhưng vấn đề cấp thiết xảy ra trong xã hội hiện tại, và nhất là ở quê hương VN chúng ta trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, chính trị mang đến cho thế hệ sau chúng ta những cực kỳ đen tối thì trong CĐVN đã Sáng hôm nay, Phong trào chúng tôi học hỏi về thông điệp Laudato si = Chúc tụng Thiên Chúa, Chúc
tụng Thượng Đế, Chúc tụng Trời. Những câu hỏi của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã đặt ra trong thông điệp này như sau:

“Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang “Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?”.”.

Thì hôm nay tôi cũng xin phép lặp lại như sau:

“Loại quê hương nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em

“Chúng ta rời khỏi quê hương để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao quê hương lại cần chúng ta?”.

Ngay trong tập CĐVN đã có câu trả lời::

Chỉ nghĩ đến cái viễn ảnh ngàn năm lệ thuộc Trung Cộng mà các nhà lãnh đạo cộng sản miền Bắc đang sửa soạn cho dân tộc, chúng ta cũng phải khiếp đảm, vận mạng các thế hệ tương lai thật cực kì đen tối. Tại sao thế?

Vì, sự qui phục thuyết cộng sản của các nhà lãnh đạo Bắc Việt - tự nó là một sự thần phục Trung Cộng - sẽ đương nhiên biến sự đe dọa thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam thành thực tế.

Hôm nay quý vị hiện diện nơi đây cũng như chúng tôi, tất cả chúng ta không muốn để vận mạng các thế hệ tương lai cực kỳ đen tối. Nhưng tại sao chúng tôi lại đặt ra một đề tài cứu nước và dựng nước. Vì theo lý luận và lịch sử cho thấy như trong CĐVN „ thuyết cộng sản chỉ là một phương tiện, và ngày nào mục đích đã đạt được, phương tiện sẽ không còn giá trị nữa như ở Nga .“ Thời gian đã chín mùi để cho thấy, Tàu cộng và Việt cộng cũng đang từ từ sụp đổ theo gương đó mà thôi.

Kính thưa quý vị!

Giở phút này, chúng ta ngồi lại bên nhau để nói lên một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: Đất nước Việt nam đang cần chúng ta, những người con tha hương đang luôn hướng về quê mẹ.

Xin cám ơn sự hiện diện của quý vị.

Tiếp đó là phần chiếu lại những biến chuyển từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 04 năm 1975 do phóng viên truyền hình nước Đức trong phần tin tức hằng ngày tường thuật. Tham dự viên đã sống lại những giây phút đen tối của đất nước.Thật bùi ngùi khi nhìn lại những hình ảnh Sài gòn ngày 30 tháng 04 năm 1975.

III. Phát triển dân tộc

- Con đường bó buộc tây phương hóa

- Thái độ nảo? – chủ động, toàn diện, triệt để (mức đủ cao)

- Nội dung tây phương hóa: - tinh thần khoa học, suy nghĩ chính xác, tổ chức minh bạch ngăn nắp. Bài hát „Việt Nam, Việt Nam“ vang lên sau phần nghỉ giải lao để chuẩn bị cho bài tham luận do ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, thành viên Ban chấp hành liên hội người Việt tị nạn tại Đức qua đề mục:

„Quá khứ dân tộc và tương lai đất nước“.

Trong 40 năm qua, dân tộc ta quá đọa đày trong chế độ cộng sãn và muốn xây dựng tương lai dất nước không phải lý thuyết mà một xã hội dân sự. phải hành đông, gây ý thức quần chúng và lập Sau bài hát „Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ“ do toàn tham dự viên cùng hát là phần Hội thảo. Được chia thành nhóm với những chủ đề như sau:

„Quần chúng cũng phải thấu triệt vấn đề của quốc gia“.
Đâu là giới hạn phổ biến của những „bí mật quốc gia“?

Vai trò quần chúng và các tổ chức xã hội dân sự trong công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia. Khi nhìn về tình trạng của đất nước và dân tộc hiện nay, chúng ta thấy thật bi đát: bế tắc mọi mặt. Những bế tắc đó như những mắt xích (mắt xích chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, y tế....) bên vào nhau và cuốn chặt thân mệnh


Nhóm 3: Điều kiện Phát Triển dân tộc: Muốn có được nền khoa học kĩ thuật như người tây phương, phải lọc „óc chính xác và khả năng tổ chức trật tự ngăn nắp“như họ?

Nhóm 4:„Chúng ta phải nhìn nhận, đất nước chúng ta nhỏ và dân tộc chúng ta kém mở mang.

Tuy nhiên quá khứ lịch sử của đất nước cho phép chúng ta tin rằng, dân tộc ta có tiềm năng để vươn lên trong một tương lai rất ngắn“. Đâu là những yếu tố tinh thần thuận và nghịch trước cái nhìn lạc quan đó?



Cuộc hội thảo nhóm chấm dứt và bài hát Bạch Đằng Giang khởi đầu cho phần đúc kết các nhóm:
 


Tóm tắt lại, vấn đề căn bản mà Dân Tộc và Đất Nước chúng ta phải giải quyết, hầu tránh được hoạxâm lăng và áp lực từ phương bắc, đó là:

1. Phát triển và đào tạo Lãnh Đạo, vì đây là phương pháp hữu hiệu nhất và điều kiện thiết yếu nhất để giúp một quốc gia mà nền độc lập đang bị đe doạ tranh được hoạ ngoại xâm.

2. Phát triển Đất Nước bằng cách chủ động tây phương hoá một cách có ý thức, triệt để và toàn

3. Để có thể phát triển được bằng người và hơn người, chúng ta phải thủ đắc nền Khoa Học của họ. Muốn vậy, trên hết phải học và tập hai đức tính nền tảng của họ: suy nghĩ chính xác và tổ chức trật tự ngăn nắp, vì đây là bà mẹ sinh ra khoa học tây phương.

Những ý kiến đóng góp của tham dự viên tăng thêm phần sôi nỗi trong buổi hội thảo:
Rất thực tế với những ý kiến nêu lên

- Học phải có hành:
trên hết phải học và tập hai đức tính nền tảng của họ: suy nghĩ chính xác và tổchức trật tự ngăn nắp, cụ thể như những buổi tổ chức của người Việt chúng ta phải tập đúng giờ, đúng giờ khai mạc, bế mạc v.v.... Tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng, không thụ động và đểmặc ai sống ai chết.

- Đào tạo lãnh đạo: Một tham dự viên đã kể 1 câu chuyện như sau: Ba người Nhật có 1 vấn dề cần giải quyết và họ ngồi lại với nhau. Sau thời gian bàn cải, tranh luận người thứ nhất bước đi đầu, người thứ hai đi giữa và người thứ ba đi sau hết, họ cùng nhau bước trên 1 con đường tiến về một hướng, một mục đích. Ba người Việt Nam cũng như họ, có chuyện cần giải quyết. Họ cũng ngồi lại với nhau để bàn bạc, tranh luận. Nhưng sau thời gian bàn bạc, tranh luận thì cả 3 người cùng bước ra và 3 người đi 3 hướng khác nhau.

Ban tổ chức ngỏ lời cám ơn tham dự viên hiện diện hôm nay và kính mời tất cả dùng bữa cơm chiều đạm bạc. Bữa cơm tuy thanh đạm nhưng đầm ấm, thân mật để kết thúc buổi hội luận này.

Một tham dự viên ghi lại
nguồn: https://mail.google.com/mail/#inbox/150b9093c11a926a?projector=1