CSVN và những gói thầu bán nước
Đại Nghĩa (Danlambao)
- Phải nói ngay rằng thực trạng những gói thầu xây dựng trong nước Việt
Nam ngày nay hết 90% nằm trong tay Trung cộng, người Việt Nam nào có
lòng âu lo cho vận mạng của đất nước cũng phải quan tâm và suy nghĩ.
Nhà thầu Trung cộng thường dùng thủ đoạn “móc ngoặc” để nhận thầu với
giá thấp để được trúng thầu và rồi tìm cách ‘móc ngoặc” đội giá lên sau
nầy. Những nhà thầu này thường làm không đúng tiến độ do thiếu tay nghề
cũng như dụng cụ kỹ thuật thô sơ, cho nên chủ đầu tư Việt Nam thì
cười... trong khi người dân Việt Nam lãnh đủ.
“Ông Mai Anh Tuấn, Tổng giám đốc VEC cho biết, nhà thầu thi công yếu
kém về năng lực, phương tiện huy động ra hiện trường không đầy đủ theo
yêu cầu. ‘Máy móc, thiết bị cũng như nguyên vật liệu chỉ đáp ứng được
50%. Lực lượng quản lý công trường cũng thiếu…
Các nhà thầu xây dựng nước ngoài sau khi bằng mọi giá để trúng thầu
xây dựng tại Việt Nam, làm ăn bê bối, nhiều khi bỏ của chạy lấy người,
để lại hậu quả nặng nề cho các chủ dự án, chủ đầu tư, đã xảy ra nhiều
năm nay, nhưng đến thời điểm này vẫn không khắc phục được”. (VietnamNet online ngày 23-7-2012)
Báo Tuổi Trẻ đưa tin trong bài tường thuật về buổi tọa đàm hôm 27-3-2009
của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong đó nhiều cử tọa đã đưa ra lời
cảnh báo về thực trạng “lấn sân” của nhà thầu Trung cộng. Họ mang sang
từ người lao động phổ thông đến cây bù lon con tán của nước họ sản xuất.
Sau này máy móc có hư hao hay cần tu bổ ta đều lệ thuộc vào người Trung
cộng hay nói đúng hơn là nhà cầm quyền Trung cộng.
“Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, được trích lời
nói tại cuộc tọa đàm về kích cầu trong xây dựng rằng nhiều công trình
trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất…đều về tay nhà thầu TQ…
Ông Hùng cho hay: ‘Nhà thầu TQ thường đem theo hàng ngàn công nhân và
đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó ở Việt Nam
hoàn toàn có thể sản xuất được’…
Tuy nhiên, giới xây dựng Việt Nam cảnh báo tình trạng nhà thầu ngoại
chỉ dùng công nhân và nguyên vật liệu của nước họ dẫn tới việc ‘triệt
tiêu nội lực”. (BBC online ngày 28-3-2009)
Nhận định về nhà thầu Trung cộng, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng trả lời phóng viên báo Đất Việt như sau:
“Ai cũng rõ những mánh khóe của các nhà thầu TQ, bỏ thầu giá rẻ, chờ
cơ hội đội vốn, đưa công nghệ thấp, sử dụng nhân công giá rẻ…Tuy nhiên,
cũng phải khẳng định, mánh khóe này không phải chỉ riêng với nhà thầu
TQ, họ thực hiện được là do sự chủ tâm cộng với sự kém cỏi của ta”. (ĐatViet online ngày 9-5-2014)
Là người Việt Nam, chắc không còn ai không nghi ngờ rằng những gói thầu
của cả nước lại tập trung vào tay Trung cộng đến 90% mà không có hiện
tượng tham nhũng. Những dự án thuộc về quốc phòng mà cũng dễ dàng lọt
vào tay thầu Trung cộng là điều... không khó hiểu!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chuyên gia nghiên cứu độc lập từ Hà Nội nhận
định “Nghi vấn TQ thắng thầu nhờ “đi đêm”, nghĩa là không loại yếu tố
tham nhũng trong các cuộc đấu thầu giá rẻ của Trung cộng.
“Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thường xảy ra nếu chủ đầu
tư và chủ thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương
và phải có những giải pháp khác để giải quyết, chứ còn chỉ bằng các thủ
tục đấu thầu thì không nổi. Khi chủ đầu tư mà ham giá rẻ thì nhiều khi
dẫn đến chất lượng kém”. (Boxitvn online ngày 8-9-2010)
Chủ đầu tư Việt Nam chấp nhận thầu giá thấp của nhà thầu Trung cộng
không khỏi có nhận lót tay cho nên, họ đã nhắm mắt giao trứng cho ác,
những dự án quan trọng về an ninh, quốc phòng nhất là năng lượng điện
một cách vô tư.
“Một nghịch lý xảy ra trong giai đoạn thiếu điện giữa mùa World Cup
và cũng là mùa hè nóng nực ở Việt Nam hiện nay là vì tất cả các dự án
xây nhiệt điện chạy than đều có tiến độ chậm…
Một trong những nguyên nhân hàng đầu, theo ông Hoàng Tiến Dũng, là nhà chủ đầu tư thiếu tiền và nhà thầu non tay.
Còn ông Lê Tuấn Phong, Vụ phó phụ trách nhiệt điện của Vụ Năng lượng
cho rằng việc chậm trễ trong các dự án nhiệt điện là do ‘năng lực nhà
thầu TQ không đáp ứng được nhu cầu”. (BBC online ngày 30-6-2010)
Việt Nam đã “Đối mặt nguy cơ mất điện diện rộng” hồi năm rồi:
“Mới đầu hè, 8 tỉnh phía Bắc đã phải trải qua cảnh mất điện diện
rộng, chỉ vì một trạm biến áp 500 kV bất ngờ bị hỏng. Đến nay. Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân…
20 ngày sau khi xảy ra sự cố, máy biến áp AT2 vẫn chưa thể hoạt động
trở lại... Tuy nhiên, phải mất tới 25 ngày, đến cuối tháng 6, trạm biến
áp 500 kV Hiệp Hòa mới được bổ sung máy biến áp mới”. (VietNamNet online ngày 14-6-2014)
Ngày nay nhiều chủ đầu tư ở Việt nam đã: “Ăn ‘quả đắng’ nhà thầu TQ”. Báo Tiền Phong của nhà nước đưa tin:
“Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do TQ thắng thầu sẽ dẫn
tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra,
vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ.
-Giáo sư Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng”. (TienPhong online ngày 24-9-2010)
Điện, là dây thần kinh của quốc gia, ấy thế mà những dự án nhiệt điện
Việt Nam đều giao trứng cho ác: đồng chí Trung cộng. Gương của nước bạn
bị “Tình báo TQ làm mất điện diện rộng ở Ấn Độ” có đáng là bài học xương
máu cho nhà cầm quyền CSVN không?
“620 triệu người ở 20 trên tổng số 28 bang của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của sự mất điện hôm 30-7-2012…
Sau khi điều tra, cơ quan tình báo Ấn Độ phát hiện ra các linh kiện
nhập khẩu từ TQ lẫn trong hệ thống điện lưới quốc gia đang ‘có vấn đề’
của Ấn Độ…
Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo TQ đang lợi dụng các thiết
bị phần cứng máy tính và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin
tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ”. (NguoiLaoDong online ngày 23-8-2012)
Thế giới ngày nay đã biết cảnh giác khi làm ăn với Trung cộng, nhất là
tập đoàn Huawei, bọn chúng đã phù phép nhiều điều tai hại mà đối tác
không thể khám phá ra ngay cho nên họ đã đề cao cảnh giác hoặc tẩy chay
vì “Mối lo ngại từ Huawei”…
“Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an
ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất
TQ. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại Việt Nam đều
có sử dụng thiết bị của Huawei…
-Tờ Taipei cuối tháng trước đưa tin Cơ quan quản lý viễn thông Đài
Loan (NCC) áp đặt lệnh cấm các nhà cung cấp mạng viễn thông đảo này sử
dụng các thiết bị mạng cốt lỏi do tập đoàn viễn thông TQ Huawei cung cấp
do có nhiều lo ngại về an ninh thông tin…
-Theo tờ The Wall Street Journal, Sprint Netex đã phải loại trừ cả
Huawei lẫn một nhà cung cấp thiết bị viễn thông khác của TQ là ZTE khỏi
dự án nâng cấp trị giá khoảng 8,5 tỉ USD. Một số quan chức Mỹ cho rằng
quân đội TQ có thể sử dụng các thiết bị của Huawei hoặc ZTE để phá vỡ và
đánh chặn thông tin của nước này”. (ThanhNien online ngày 22-7-2011)
Ngay sau khi hai Thủ tướng Thái Lan và Trung cộng vừa ký thỏa thuận đầu
tư trên 10 tỷ nhằm xây dựng hai đường sắt tại Thái Lan thì trong một bài
báo của Thái Lan The Nation đã nhắc nhở nhà cầm quyền của họ rút kinh
nghiệm từ bài học của Việt Nam: “Hãy coi chừng nhà thầu TQ”. Không biết
nhà cầm quyền Việt Nam có học được gì trong bài học của mình không hay
cũng sẽ nhắm mắt tiền thầy bỏ túi rồi việc ra sao thì ra trong khi báo
chí Thái Lan kêu gọi cảnh giác:
“…dự án đường sắt do TQ tài trợ sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Thái
Lan nhưng cũng hàm chứa nhiều hiểm nguy. Có hai bài học từ Việt Nam và
Miến Điện mà chính quyền Prayut Chan-o-cha cần rút tỉa kinh nghiệm…Các
nước trong khu vực đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm ăn với các nhà
hầu TQ, và không phải lúc nào cũng có kết quả tốt”. (RFI online ngày 13-1-2015)
Bài học mà Thái Lan học của Việt Nam là chuyện Việt Nam tự đưa đầu vào
rọ cho nên dù “Nhà thầu TQ kém nhưng không bỏ được”. Chính Bộ trưởng
Giao thông của CSVN Đinh La Thăng cũng phải lên tiếng phân trần…
“Nhà thầu TQ rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể
vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người
chia sẻ”. Bộ trưởng Thăng nói”. (VNEpress online ngày 9-6-2015)
Theo Bauxite Việt Nam thì nhà cầm quyền CSVN “Mua 13 đoàn tàu TQ: ‘Muốn thay thế cũng không được” mặc dù:
“Ngồi tàu TQ thì cũng như ăn gạo nhựa TQ, lái xe máy TQ…nghĩa là vừa
xài vừa…run. Tuy nhiên, người ‘run’ là người nghèo, vì chỉ có người
nghèo mới dùng tàu hỏa, còn người mua tàu, đương nhiên, không bao giờ đi
tàu hỏa, họ ngồi xe Mẹc, cưỡi máy bay. Có rủi, tàu rơi lộn cổ xuống
đất, hoặc bốc cháy trên cao họ cũng vẫn bình chân như vại”. (Boxitvn online ngày 10-6-2015)
Theo nhà báo Hà Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại Học Khoa học Huế thì
xăng dầu được xem như là máu huyết của dân tộc, ấy vậy mà những chủ đầu
tư của Việt Nam vì lợi ích riêng tư lại giao sinh mạng dân tộc mình vào
bàn tay lông lá của đồng chí gian manh, tham lam, lém lỉnh. Ở Việt Nam
mấy năm gần đây, nhất là từ năm 2012 trở lại, đủ loại xe ô tô, xe gắng
máy đang chạy tốt, bổng nhiên bốc cháy “dột xuất” rất nhiều, không loại
trừ nguyên nhân do xăng “made in China”.
Mai mốt Trung cộng đưa quân sang đánh mà xe, tàu của ta chở quân đi tự
nhiên bị cháy hết thì làm sao đánh giặc giữ nước? Ông Hà Văn Thịnh “tâm
tư”:
“Tôi không biết dùng từ nào hơn khi nghe tin Petrolimex đang dự định
ký hợp đồng với PetroChina để lắp đặt đường ống dẫn dầu từ Quảng Tây
sang Quảng Ninh dài 200 km để mỗi năm ‘được’ mua từ TQ khoảng trên dưới 3
triệu tấn dầu!...
Chao ơi là buồn khi vận mệnh quốc gia, tương lai xã tắc được bỏ (bị
cướp đoạt) vào tay Petrolimex và những người cùng phe phái chụp giựt của
cải của đất nước theo cái ‘lý lẽ’ ngu hết biết: Cứ làm giàu cho gia
đình con cái đi, cứ thế gửi tiền ra nước ngoài, có việc gì thì…chạy! Còn
đất nước Việt Nam đói khổ, nghèo hèn ra sao kệ xác cho lũ dân ngu khu
đen lãnh đủ”. (Boxitvn online ngày 13-7-2011)
Ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự của CSVN tại Quảng Châu sau khi
đọc báo Tiền Phong số ra ngày thứ sáu 24-9-2010 ông viết bài “Đâu chỉ là quả đắng nhà thầu TQ” có đoạn như sau:
“Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: ‘Ăn quả đắng nhà thầu TQ’. Sau
khi đọc xong bài viết, tôi nghĩ không phải chỉ là ăn quả đắng nhà đấu
thầu, mà những hành động của những người phụ trách chủ yếu của TKV-
đương chức hoặc đã ‘an toàn hạ cánh’- phải khép vào tội ‘làm tay sai bán
nước cho ngoại bang”. (Boxitvn online ngày 26-9-2010)