Những cơn mưa chiều nơi khu vực tôi ở - rất nhẹ
cũng làm cho hơi nóng mùa hè giảm hẳn. Thời tiết dễ chịu. Tôi hứng thú ngồi gõ
bàn phím, viết lách, tán nhảm.
Tôi vẫn thường buồn cười cho chính mình, nhiều chuyện muốn viết nhưng không thể viết được. Mình tự kiểm duyệt lấy mình. Xã hội quanh tôi hôm nay, cuộc sống hằng ngày, những điều chướng mắt, … hằng hà sa số chuyện để viết nhưng rồi đành cho qua, bởi vì an ninh bản thân luôn luôn bị bất an:
- Ê coi chứng viết như thế nguy hiểm, Ở tù như chơi…!
Viết là gì? Viết là một bày tỏ, một thái độ, một cảm nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trước cuộc đời. Trong chiều hướng này, viết đòi hỏi tự do. Viết mà không có tự do thì viết chỉ là một sự lãng tránh, một trò chơi giải trí, mua vui, cùng lắm thì chỉ là mang tính nghệ thuật.
Buồn lắm!
Khi tôi đặt câu hỏi:
Viết để làm gì? Viết cho ai? Thì tự nhiên câu trả lời sẽ làm nổi bật được vai trò của người viết bởi vì khi ta nói, viết để bày tỏ thì vấn đề đã rõ : Bày tỏ cho ai? Và thêm điều này nữa, nếu viết mà không ai thèm đọc thì ta viết để làm gì?
Vẫn có những trường hợp, viết mà tác phẩm chỉ được công bố một thời gian sau như trường hợp cuốn nhật ký của cô bé Anne Frank, hoặc viết mà không được xuất bản hay phổ biến ngay trên quê nhà của mình mà lại được phổ biến ở nước ngoài như tác phẩm Doctor Zivago và rất nhiều trường hợp khác, …
Như vậy, điều quan trọng, viết phải có tự do. Có tư do mới dàn trải được những điều mình muốn nói và trong chiều hướng đó mới mong gởi đến tha nhân những gì mình muốn họ chia sẻ, …
Nghĩ xa hơn, ta thấy người viết là người dấn thân, dấn thân vào sự phiêu lưu, nguy hiểm khôn lường. Có người đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, biến mình thành một công cụ cho một quyền lực nhưng có người bất khuất, thà bị đánh đập, thà chết, thà ở tù, vẫn cương quyết nói lên sự thật,
Ngưỡng mộ thay cho những người ở trường hợp thứ hai!
Có trường hợp, tác phẩm của họ khi được xuất bản, phổ biến ngoài xã hôi, mặc nhiên tác phẩm chấp nhận những rũi ro, những nhận định, những ý nghĩa mà đôi khi tác giả không hề tưởng đến, đúng như quan niệm, tác phẩm tự nó là một hành trình trong vô cùng,. Sartre nói “un objet est ìnfini”
Nhóm cơ cấu luận mang đến cho phương pháp phê bình mới một thông điệp: Phê bình một tác phẩm là một sáng tác trở lại. Như vậy mặc nhiên một tác phẩm không phải chỉ có một chân lý mà nhiều chân lý. Mỗi người đọc có thể nhận định cùng một tác phẩm một chân lý!
Như vậy, nhà văn, người viết là người chấp nhận dấn thân, chấp nhận rủi ro!
Nhiều nhà văn, người viết chọn thái độ rúc mình trong vỏ ốc, trong tháp ngà …Do đó đề tài mà họ hướng tới chỉ là những chuyện “trên trời dưới đất” không ăn nhằm gì đến xã hội mà họ đang sống. Nếu quy kết và lên án ta gọi họ là những người trốn tránh trách nhiệm. Và một thái độ thứ hai là “ai sống chết mặc bây”, ta hãy sống cho mình và đừng ảnh hưởng tới người khác là được. Thái độ này ngày nay rất phổ biên trong giới trẻ. Đó là thái độ vô cảm. Do đó ta không ngạc nhiên khi có người đã sẵn sàng hôn chỗ ngồi của mấy siêu sao nhạc trẻ Hàn quốc mà họ xem là thần tượng, khóc mùi mẫn khi không được diện kiến cùng họ thế nhưng đối với vấn đề ngoại xâm, vấn đề thảm kịch do thiên tai, … thì họ dững dưng, xem như không liên quan đến mình!
Mặt khác, nếu ngôn ngữ hiểu như là những ký hiệu giúp cho con người hiểu nhau, là một phương tiện làm cho con người gần nhau hơn thì ngôn ngữ không đơn thuần là những chữ viết: Đôi khi một cái nhìn, một cử chỉ của cơ thể, một món quà , và cụ thể nhất .. những tấm ảnh còn nói lên được rất nhiều điều.
Thế kỷ 21, cùng với sự ứng dụng rộng rãi của Internet, sự phát triển tột bực của các phương tiện nghe, nhìn, nhân loại như xích lại gần nhau nhiều hơn. Các diễn biến, các tin tức trọng đại, các vụ án lớn, tình hình thời sự chính trị xảy ra trên thế giới, ..., cho dù ở một nước nhỏ bé nghèo nàn, lạc hậu đến đâu người ta cũng có thể biết tường tận nhờ kỹ năng nghe, nhìn. Ngôn ngữ cho dù có những giới hạn của nó nhưng không thể nào phủ nhận được các hình ảnh được lưu lại, lưu truyền trên internet, còn nguyên nhân của nó thì … ta có thể biết được qua các phương tiện truyền thông nhiều chiều để phối hợp, …và chính điều này nói lên đặc điểm thế giới chúng ta đang sống hôm nay : Thế giới phẳng !
đã qua rồi những nước độc tài, độc đảng muốn bưng bít tình hình, không cho thế giới bên ngoài biết đến.
Không có gì giấu được, không có gì láo được !
“Chu Du” thế kỷ 21 đã ngẩng đầu lên Trời than:
- Trời đã sinh ta sao còn sinh Internet?!
Có thể nói, hình ảnh là những bức ảnh biết nói. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ nơi nào, chúng ta cũng có thể ghi lại các sự việc, các đối tượng mà ta tâm đắc, mà ta phẫn nộ, ... bằng những tấm hình. Ngày nay các phương tiện máy móc để ghi hình ảnh quá ư thuận lợi : Một cái điện thoại nhỏ xíu, một cái Ipad cực kỳ thông minh, các bạn có thể cho ra những hình ảnh mà mình muốn lưu giữ, cho ra những thước phim mà mình thích thú, …
Facebook là một trong những môi trường thuận lợi nhất của truyền thông mà ngày nay người ta dàn trãi, khoe hình ảnh cho cá nhân, cho tập thể, gia đình, bạn bè, dòng tộc … Đôi khi quá lộ liễu, dị hợm khiến người xem phải nhăn mặt, … chịu đựng.
Do đó vấn đề là, chúng ta còn phải nhìn tấm ảnh qua khía cạnh tích cực mang tính nhân văn
Mỗi tấm ảnh tuy rằng chỉ là một tấm ảnh nhưng ai đâu biết rằng nó có thể làm thay đổi trật tự của cả một nước. Ảnh chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, ngồi xếp bàn trong ngọn lửa hừng hực đã đốt cháy chế độ Ngô Đình Diệm.
Các phóng viên khi tác nghiệp thì nhiếp ảnh là công cụ đắc lực đối với họ. Bài viết, các bản tin chỉ có tác dụng khi có hình ảnh minh họa, làm bằng chứng. Chúng ta lưu ý các phóng viên chiến trường, cụ thể qua chiến tranh VN đã bỏ mạng vì muốn có được những tấm ảnh ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến :
Hình ảnh cô bé bị bom na pan đốt cháy nhu ngọn đuốc sống chạy trên đường ngày nào đã gây nhức nhối cho thế giới, phải chăng nó góp phần cho sự thất bại của VNCH, thế nhưng mới đây người ta đã phát hiện ra nhiều góc cạnh vừa chua xót vừa thú vị: Cô bé Phan Thị Kim Phúc đang chạy hớt hải trên đường, nét mặt kinh hoàng nhưng không phải chạy về phía các cán binh CS mà chạy về phía lính VNCH và đồng minh?, cũng như gia đình Phan Thị Kim Phúc sau này đã định cư tại nước ngoài với quy chế tỵ nạn!
Do đó tấm ảnh tự nó nói lên một sự thật nhưng chưa hẳn là điều ai cũng thấy được mà cũng cần phải phân tích mổ xẻ. Đằng sau bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ai biết được còn có điều gì khuất tất. Đằng sau hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng chạy hớt hải trên đường, ai biết đâu rằng có một sự thật khác với sự thật mà người ta vẫn nghĩ về …
Nói tắt lại, nhà văn, người viết, nhà báo, phóng viên tác nghiệp, …đòi hỏi một thái độ can đảm, dấn thân, bất chấp nguy hiểm để tố cáo những cái xấu xa, gian ác nhằm bảo vệ, xây dựng đất nước làm đẹp cuộc đời, …Đó là những hình ảnh mà ta chứng kiến hằng ngày: các blogers bị đánh te tua, mặt mày bết máu, sừng vù, bị bắt nhốt giam vào các trại tù làm tăng thêm tài sản con tin để người ta mặc sức có điều kiện để trao đổi, ký kết các hiệp ước với các nước Âu Mỹ, hòng thủ lợi cho bản thân gia đình, dòng tộc và cả hệ thống, …
Tuy nhiên khi nghĩ như thế, tôi lại nhìn mình và thấy rằng mình cũng là một loại “rúc mình trong vỏ ốc”, đào ngủ trước cuộc đời, hay nói một cách khác, như tôi đã nói ở trên:
- Ê, cẩn thận khi viết. Coi chừng nguy hiểm. Ở tù như chơi!!
Tôi vẫn thường buồn cười cho chính mình, nhiều chuyện muốn viết nhưng không thể viết được. Mình tự kiểm duyệt lấy mình. Xã hội quanh tôi hôm nay, cuộc sống hằng ngày, những điều chướng mắt, … hằng hà sa số chuyện để viết nhưng rồi đành cho qua, bởi vì an ninh bản thân luôn luôn bị bất an:
- Ê coi chứng viết như thế nguy hiểm, Ở tù như chơi…!
Viết là gì? Viết là một bày tỏ, một thái độ, một cảm nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trước cuộc đời. Trong chiều hướng này, viết đòi hỏi tự do. Viết mà không có tự do thì viết chỉ là một sự lãng tránh, một trò chơi giải trí, mua vui, cùng lắm thì chỉ là mang tính nghệ thuật.
Buồn lắm!
Khi tôi đặt câu hỏi:
Viết để làm gì? Viết cho ai? Thì tự nhiên câu trả lời sẽ làm nổi bật được vai trò của người viết bởi vì khi ta nói, viết để bày tỏ thì vấn đề đã rõ : Bày tỏ cho ai? Và thêm điều này nữa, nếu viết mà không ai thèm đọc thì ta viết để làm gì?
Vẫn có những trường hợp, viết mà tác phẩm chỉ được công bố một thời gian sau như trường hợp cuốn nhật ký của cô bé Anne Frank, hoặc viết mà không được xuất bản hay phổ biến ngay trên quê nhà của mình mà lại được phổ biến ở nước ngoài như tác phẩm Doctor Zivago và rất nhiều trường hợp khác, …
Như vậy, điều quan trọng, viết phải có tự do. Có tư do mới dàn trải được những điều mình muốn nói và trong chiều hướng đó mới mong gởi đến tha nhân những gì mình muốn họ chia sẻ, …
Nghĩ xa hơn, ta thấy người viết là người dấn thân, dấn thân vào sự phiêu lưu, nguy hiểm khôn lường. Có người đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, biến mình thành một công cụ cho một quyền lực nhưng có người bất khuất, thà bị đánh đập, thà chết, thà ở tù, vẫn cương quyết nói lên sự thật,
Ngưỡng mộ thay cho những người ở trường hợp thứ hai!
Có trường hợp, tác phẩm của họ khi được xuất bản, phổ biến ngoài xã hôi, mặc nhiên tác phẩm chấp nhận những rũi ro, những nhận định, những ý nghĩa mà đôi khi tác giả không hề tưởng đến, đúng như quan niệm, tác phẩm tự nó là một hành trình trong vô cùng,. Sartre nói “un objet est ìnfini”
Nhóm cơ cấu luận mang đến cho phương pháp phê bình mới một thông điệp: Phê bình một tác phẩm là một sáng tác trở lại. Như vậy mặc nhiên một tác phẩm không phải chỉ có một chân lý mà nhiều chân lý. Mỗi người đọc có thể nhận định cùng một tác phẩm một chân lý!
Như vậy, nhà văn, người viết là người chấp nhận dấn thân, chấp nhận rủi ro!
Nhiều nhà văn, người viết chọn thái độ rúc mình trong vỏ ốc, trong tháp ngà …Do đó đề tài mà họ hướng tới chỉ là những chuyện “trên trời dưới đất” không ăn nhằm gì đến xã hội mà họ đang sống. Nếu quy kết và lên án ta gọi họ là những người trốn tránh trách nhiệm. Và một thái độ thứ hai là “ai sống chết mặc bây”, ta hãy sống cho mình và đừng ảnh hưởng tới người khác là được. Thái độ này ngày nay rất phổ biên trong giới trẻ. Đó là thái độ vô cảm. Do đó ta không ngạc nhiên khi có người đã sẵn sàng hôn chỗ ngồi của mấy siêu sao nhạc trẻ Hàn quốc mà họ xem là thần tượng, khóc mùi mẫn khi không được diện kiến cùng họ thế nhưng đối với vấn đề ngoại xâm, vấn đề thảm kịch do thiên tai, … thì họ dững dưng, xem như không liên quan đến mình!
Mặt khác, nếu ngôn ngữ hiểu như là những ký hiệu giúp cho con người hiểu nhau, là một phương tiện làm cho con người gần nhau hơn thì ngôn ngữ không đơn thuần là những chữ viết: Đôi khi một cái nhìn, một cử chỉ của cơ thể, một món quà , và cụ thể nhất .. những tấm ảnh còn nói lên được rất nhiều điều.
Thế kỷ 21, cùng với sự ứng dụng rộng rãi của Internet, sự phát triển tột bực của các phương tiện nghe, nhìn, nhân loại như xích lại gần nhau nhiều hơn. Các diễn biến, các tin tức trọng đại, các vụ án lớn, tình hình thời sự chính trị xảy ra trên thế giới, ..., cho dù ở một nước nhỏ bé nghèo nàn, lạc hậu đến đâu người ta cũng có thể biết tường tận nhờ kỹ năng nghe, nhìn. Ngôn ngữ cho dù có những giới hạn của nó nhưng không thể nào phủ nhận được các hình ảnh được lưu lại, lưu truyền trên internet, còn nguyên nhân của nó thì … ta có thể biết được qua các phương tiện truyền thông nhiều chiều để phối hợp, …và chính điều này nói lên đặc điểm thế giới chúng ta đang sống hôm nay : Thế giới phẳng !
đã qua rồi những nước độc tài, độc đảng muốn bưng bít tình hình, không cho thế giới bên ngoài biết đến.
Không có gì giấu được, không có gì láo được !
“Chu Du” thế kỷ 21 đã ngẩng đầu lên Trời than:
- Trời đã sinh ta sao còn sinh Internet?!
Có thể nói, hình ảnh là những bức ảnh biết nói. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ nơi nào, chúng ta cũng có thể ghi lại các sự việc, các đối tượng mà ta tâm đắc, mà ta phẫn nộ, ... bằng những tấm hình. Ngày nay các phương tiện máy móc để ghi hình ảnh quá ư thuận lợi : Một cái điện thoại nhỏ xíu, một cái Ipad cực kỳ thông minh, các bạn có thể cho ra những hình ảnh mà mình muốn lưu giữ, cho ra những thước phim mà mình thích thú, …
Facebook là một trong những môi trường thuận lợi nhất của truyền thông mà ngày nay người ta dàn trãi, khoe hình ảnh cho cá nhân, cho tập thể, gia đình, bạn bè, dòng tộc … Đôi khi quá lộ liễu, dị hợm khiến người xem phải nhăn mặt, … chịu đựng.
Do đó vấn đề là, chúng ta còn phải nhìn tấm ảnh qua khía cạnh tích cực mang tính nhân văn
Mỗi tấm ảnh tuy rằng chỉ là một tấm ảnh nhưng ai đâu biết rằng nó có thể làm thay đổi trật tự của cả một nước. Ảnh chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, ngồi xếp bàn trong ngọn lửa hừng hực đã đốt cháy chế độ Ngô Đình Diệm.
Các phóng viên khi tác nghiệp thì nhiếp ảnh là công cụ đắc lực đối với họ. Bài viết, các bản tin chỉ có tác dụng khi có hình ảnh minh họa, làm bằng chứng. Chúng ta lưu ý các phóng viên chiến trường, cụ thể qua chiến tranh VN đã bỏ mạng vì muốn có được những tấm ảnh ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến :
Hình ảnh cô bé bị bom na pan đốt cháy nhu ngọn đuốc sống chạy trên đường ngày nào đã gây nhức nhối cho thế giới, phải chăng nó góp phần cho sự thất bại của VNCH, thế nhưng mới đây người ta đã phát hiện ra nhiều góc cạnh vừa chua xót vừa thú vị: Cô bé Phan Thị Kim Phúc đang chạy hớt hải trên đường, nét mặt kinh hoàng nhưng không phải chạy về phía các cán binh CS mà chạy về phía lính VNCH và đồng minh?, cũng như gia đình Phan Thị Kim Phúc sau này đã định cư tại nước ngoài với quy chế tỵ nạn!
Do đó tấm ảnh tự nó nói lên một sự thật nhưng chưa hẳn là điều ai cũng thấy được mà cũng cần phải phân tích mổ xẻ. Đằng sau bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ai biết được còn có điều gì khuất tất. Đằng sau hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng chạy hớt hải trên đường, ai biết đâu rằng có một sự thật khác với sự thật mà người ta vẫn nghĩ về …
Nói tắt lại, nhà văn, người viết, nhà báo, phóng viên tác nghiệp, …đòi hỏi một thái độ can đảm, dấn thân, bất chấp nguy hiểm để tố cáo những cái xấu xa, gian ác nhằm bảo vệ, xây dựng đất nước làm đẹp cuộc đời, …Đó là những hình ảnh mà ta chứng kiến hằng ngày: các blogers bị đánh te tua, mặt mày bết máu, sừng vù, bị bắt nhốt giam vào các trại tù làm tăng thêm tài sản con tin để người ta mặc sức có điều kiện để trao đổi, ký kết các hiệp ước với các nước Âu Mỹ, hòng thủ lợi cho bản thân gia đình, dòng tộc và cả hệ thống, …
Tuy nhiên khi nghĩ như thế, tôi lại nhìn mình và thấy rằng mình cũng là một loại “rúc mình trong vỏ ốc”, đào ngủ trước cuộc đời, hay nói một cách khác, như tôi đã nói ở trên:
- Ê, cẩn thận khi viết. Coi chừng nguy hiểm. Ở tù như chơi!!
Người Viết lách