Việt gian Việt cộng Việt kiều,
Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam!
Không chiêng, không trống, hai câu thơ lục bát như lời đồng dao tự nhiên
bước vào cuộc sống của nhân gian. Nó được đón nhận và lưu truyền từ
vùng này sang vùng khác, từ mắt môi người gần đến người xa, từ người già
đến em bé, không một nơi nào không có sự hiện diện của nó. Nó như ngủ
với mọi người cả đêm lẫn ngày. Vậy mà, chẳng một ai cần biết đến nguồn
gốc, xuất xứ của nó. Cũng chẳng cần một ai giải nghĩa về nó. Tất cả như
đã hiểu và chấp nhận nó như một thực tế, như lẽ đương nhiên không cần
bàn cãi. Tại sao thế? Đó là một câu chuyện của thời đại, hay là sự mỉa
mai, khinh miệt? Hoặc giả, là tất cả những điều đó gom lại để cho thấy
nó là tai họa cho xã hội, cho đất nước mà mọi người phải xa lánh, loại
trừ nó?
Những lúc gần đây, trong câu chuyện thường ngày, có nhiều người nói đến
ba thành phần này trong xã hội Việt Nam. Tuy thế, tôi không muốn viết về
câu chuyện này, một câu chuyện chẳng hay ho một chút nào. Phân vân mãi
rồi tôi cũng phải viết. Viết để trả lời một câu hỏi mà nhiều người,
trong số có cả người thân, quen, đã hỏi tôi là: Tại sao trong các bài
viết, tôi luôn luôn dùng hai từ Việt cộng, thay vì Cộng sản Việt Nam?
Lúc ấy, tôi trả lời lẩn tránh cho qua chuyện, tại quen rồi. Thật ra
không phải như thế. Tôi gọi cái tập đoàn ấy là Việt cộng vì cái lý lịch
nhân sự cũng như những hành động vô đạo, đê hèn của nó tạo ra cho người
dân và còn vĩnh viễn gắn liền với đời của nó. Tôi không viết bằng thói
quen, trái lại, viết có chủ đích. Đó là sự khinh miệt từ xã hội dành cho
nó. Nhưng trước hết, Việt gian, Việt cộng, Việt kiều là gì, là ai? Tại
sao nó lại có thể tạo ra câu đồng dao như lòng dân vậy?
I. Việt gian.
“Việt gian là một cụm từ miệt thị dùng để ám chỉ những người Việt Nam
bị xem là phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang, có những hành động đi
ngược lại với quyền lợi dân tộc” (wikipedia). Định nghĩa như thế,
tôi cho là còn thiếu ba chữ “và đất nước”. Lý do, chỉ có dân tộc không
là chưa đủ. Bởi vì, đất nước, con người và chủ quyền luôn phải đi chung
với nhau mới có thể tạo thành một Quốc Gia.
Sách vở thì viết như thế, tuy nhiên, thông thường người dân đều hiểu
rằng: “Việt gian” là cách gọi đầy khinh miệt dành cho một người, hay một
nhóm người nào đó, vì quyền lợi riêng tư của mình, hay của phe nhóm đã
phạm tội bán nước hay âm mưu bán nước. Dĩ nhiên, hành vi này được tính
trong cả hai trường hợp đã hiện thực hay chưa. Nằm ở trong trường hợp
này, ở nước ta xưa nay cũng đã có nhiều:
A. Những tên tuổi lớn trong hệ gọi Việt gian:
1. Trần ích Tắc.
Theo An Nam Chí Lược của Lê Trác và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697) ghi lại như sau: “Người
Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng chúng để mong làm vua. Người Nguyên
phong là An Nam Quốc Vương. Sau khi người Nguyên thất bại, Ích Tắc lòng
hổ thẹn, chết ở đất bắc". Như thế, khi nước ta còn, và còn phải bảo
vệ nền Độc Lập thì Trần ích Tăc và những tên tuổi lớn dưới đây, dù đã
chết cả nghìn năm trước, Y vẫn phải “sống” để chịu sự nguyền rủa như một
tấm gương tồi tệ cho người đời nhìn đó mà tránh xa.
2. Lê chiêu Thống.
Theo sử liệu: "Thái hậu (mẹ vua) sang nhà Thanh “gào khóc” xin nhà
Thanh xuất quân. Rồi, khi quân Tàu vào cõi, vua “đích thân” đem quan lại
ra nghênh tiếp và đem trâu rượu ra khao”. Theo bản văn của Lê Quýnh, người theo hầu Lê chiêu Thống, viết: "đám
người thân cô này chỉ mong trú ngụ ít lâu rồi kiếm được mảnh đất ở Cao
Bằng, được Trung Quốc hậu thuẫn để yên thân ít năm, rồi tìm cách khôi
phục (giống nhà Mạc)”. Trong khi đó vào “Tháng 5 năm 1788, mẹ Lê
Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang Long Châu cầu viện nhà Thanh phát binh đánh
Tây Sơn. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống ở Kinh Bắc cũng sai người
sang Trung quốc cầu viện. Càn Long nhân cơ hội đánh chiếm Đại Việt bèn
sai Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn sỹ Nghị mang từ 18.000 đến hơn 20 vạn,
gồm các đạo binh huy động từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu
hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê.”(wikipedia)
3. Nguyễn Ánh:
Đến nay, người ta kết tội Nguyễn Ánh là kẻ bán nước, kẻ rước voi vào dày
đất Việt bởi Hiệp Ước Versailles để sau đó, Việt Nam phải chịu ách
thống trị bởi thực dân Pháp gần một trăm năm. Chuyện này được ghi lại
như sau: “Ngày 28 tháng 11năm 1878 tại cung diện Versailles Bá Đa Lộc
với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại
giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng
thủ" (thường gọi là Hiệp Ước Versailles. Hiệp ước này gồm có 10 khoản,
nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4
chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250
lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí
tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và
quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán
và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ
đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ, đồng
thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có
chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông."
4. Hồ chí Minh
Thư xin làm tay sai: Ngày 06-6-1938, Hồ gởi Stalin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích". (HCM toàn tập, tập 3 trang 90).
Thư xin giết người Việt Nam. Vào ngày 31-10-1952. Hồ viết: “Đồng
chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của
đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này
tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van
szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.
Hiệp Ước xin làm phiên thuộc cho Pháp. “Tại Hà Nội, ngày
6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, với tư cách chủ tịch chính phủ
Liên hiệp kháng chiến, HCM ký thỏa ước Sơ bộ với Pháp, gồm 2 điều chính:
1) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính
phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông
Dương (LBĐD) và trong Liên Hiệp Pháp (LHP). 2) Việt Nam sẵn sàng tiếp
đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội
Nhật. Điều 1 ghi rằng Việt Nam nằm trong LBĐD và trong LHP. Như thế, về
hành chánh, Việt Nam dưới quyền của cao ủy Pháp, người đứng đầu LBĐD. ( Trần gia Phụng, ngày sinh của HCM)
5. Phạm văn Đồng
Giấy bán hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của việt Nam cho Trung cộng;
Nhắc lại, khi Chu ân Lai tự ý lấn chiếm đất đai, sông biển cua Việt Nam
bằng cách công bố chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của
Việt Nam, 10 ngày sau, Phạm văn Đồng đã nương theo thông báo này mà
viết công hàm sau:
“CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân
Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và
chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải
phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân
dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG”
6. Trường Chinh
Đơn xin làm chư hầu cho Trung cộng; Nhân danh tổng bí thư đảng, Đặng
xuân Khu đã đưa ra chỉ thỉ cho đảng cộng và gởi thư cho đồng bào Việt
Nam như sau:
“Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG Hòa
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một
nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của
bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ
ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân
Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy –
một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của
ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta
nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn
minh trước nhất hoàn cầu không?
Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có
thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của
bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng,
bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và
nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương
pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra
khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân
như là khoa học, phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế
quốc và thực dân! Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài
trừ thực dân”.
Trường Chinh, Tổng thư ký đảng Lao Động (cộng sản)”
7. Lê Duẩn
Trong cuộc chiến Quốc cộng, 1954-1975, tập đoàn cộng sản theo lệnh Trung
cộng mở chiến tranh vào miền nam. Lê Duẩn TBT của tập đoàn này đã công
bố chủ đích của cuộc chiến là: “Ta đánh Mỹ, chiếm miền nam là đánh cho cả Trung quốc và Liên xô” (Nguyễn mạnh Cầm). Rồi “Trong
số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm
Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, Lê
Duẩn đã cho Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến
chống Mỹ là vì Trung Quốc. Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao
chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài,
đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường
kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao
Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch…”. (Đài Á Châu tự Do, giải phóng miền nam, cho ai và vì ai?)
Cùng khoảng thời gian tháng 7-1966, trong lúc đi cầu viện với Trung cộng, Lê Duẩn nói: "‒Thưa
đồng chí, chúng tôi luôn nghĩ rằng Trung Quốc là anh lớn của chúng tôi,
người bạn đáng tin cậy nhất, hỗ trợ của Trung Quốc chúng tôi xem rất
trọng và đương nhiên có vay thì phải có trả, có ai cho không bao giờ!…” Mao đáp lời: "Đảng
Cộng Sản Việt Nam bảo vệ phía Nam (có nghĩa là đánh thuê) cho Trung
Hoa, nay kêu gọi nhân dân Trung Hoa, đáp ứng lời cầu cứu ngoài biên
cương, hỗ trợ cho Việt Nam chống Mỹ. Tức nhiên đây là nhiệm vụ của toàn
nhân dân cứu nước Trung Hoa” Mao tuyên bố: "Chúng tôi đáp ứng lời cầu viện của Hồ và Duẩn" (Huỳnh Tâm),
8. Tập đoàn Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng, Lê Đức Anh, Lê khả Phiêu… trong Mật Ước Thành Đô.
Cho đến nay, không ai nắm rõ những điều bí nhật trong Hiệp Ước Thành Đô.
Tuy nhiên trong những thời gian gần đây người ta nói nhiều đến những
điểm chính yếu được ghi trong Hiệp Ước này, trong đó có nhật ký Lý Bằng,
viên thủ tướng của Trung cộng trong Hội nghị, cho biết đại ý như sau: “Đảng
CSVN va nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối
bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình
hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Mao trạch
Đông và Hồ chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam (cộng)
bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung cộng để
Việt cộng được hưởng quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung
ương tại Bắc kinh như Trung cộng đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng… Phía
Trung cộng đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho phía Việt cộng
một thời hạn là 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến
hành cần thiết cho việc giai nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Câu chuyện là thế, thực tế ra sao? Đến nay chưa ai biết rõ. Tuy nhiên,
những tiến trình mà Việt cộng thực hiện trong những năm qua sau các vụ
Trường Sa, Hoàng Sa, bán đất đầu nguồn, rồi Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn,
Tục lãm… cũng như các khu tự trị Bình Dương, Đà Nẵng, Vũng Áng… có lẽ
là những bước dọn đường chăng? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời
từ tập đoàn Việt cộng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, Lê khả
Phiêu, Nông đức Mạnh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải và nay là Nguyễn phú
Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn sinh Hùng… mà thôi.
Ngoài ra là không có ai khác.
B. Những kẻ làm tay sai cho Việt gian:
Ở miền nam, trước 30-4-1975 có một số người được liệt kê vào thành phần
Việt gian. Bọn ăn cơm quốc gia, hưởng bổng lộc, lạm dụng sự tự do của
Miền Nam đi thờ ma cộng sản. Tên tuổi của họ vẫn thường được nhắc nhở
tới trên báo chí, trong các bài viết trên các trang mạng gồm đủ mọi
thành phần, từ những kẻ mặc áo nhà tu bên công giáo, Phật giáo, áo rộng
tay dài, phản bội lý tưởng tự do của đồng bào, cầm cờ đi đón cộng sản
vào miền nam, đến những loại trí thức nửa mùa, trong đó có một số trở
thành những đao phủ khát máu, đồ tể trong tết Mậu Thân ở Huế như bọn
Nguyễn đắc Xuân, Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn thị Trinh... đã
tiếp tay với bọn Việt gian, tạo nên cái cùng khốn của Việt Nam hôm nay.
Kế đến, sau ngày 30-4-1975, chúng lại giống như một loài ký sinh, bám
theo đoàn người Việt Nam đi tỵ nạn cộng sản ở các quốc gia Tự Do, vẫn
chỉ có một cái nghề duy nhất làm tay sai cho bọn Việt gian. Ngày nay,
chúng có một cái tên hoa mỹ hơn, Bọn ăn cơm, hưởng trợ cấp của Mỹ, Úc,
Pháp, Canada… nhưng lại đi thờ ma Việt cộng để hại người dân Việt. Tuy
thế, các nhóm này chẳng có vốn liếng để bán, có chăng là làm tổn thương
chút uy tín của tập thể người Việt Nam ở hải ngoại hôm nay mà thôi.
Như thế, nhìn lại dòng sử, Việt gian vào thời nào cũng có. Có từ khi lập
quốc đến nay. Tuy nhiên, hành động bán nước hại dân của chúng thì nặng
nhẹ, khác nhau. Có khi chỉ là hoạt động cá nhân hay theo từng nhóm nhỏ.
Có khi thì kết bè thành một tập thể lớn như đảng phái. Nhưng dù nhỏ hay
lớn, luôn để lại những vết thương cho người dân Việt mà, lịch sử còn ghi
lại hai vết thương chừng như chưa ngưng rỉ máu. Đó là hai thời kỳ bị
chia ra làm hai vì những việc làm của bọn Việt gian này.
1. Thời kỳ thứ nhất: Thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Con sông Gianh (Quảng Bình) lần đầu trở thành đường phân chia ranh giới
Bắc Nam. Đây là cuộc phân chia nội bộ. Từ cuộc tranh giành ngôi Vua, phủ
Chúa, Trịnh Nguyễn đã tạo ra cuộc chia lìa này. Sau khoảng 200 năm
(1602- 1789), cuộc phân chia này được kết thúc bằng hai tên tuổi hoàn
toàn đối kháng nhau: Việt gian Lê chiêu Thống với mưu đồ “cõng rắn cắn
gà nhà”, để quân Thanh vào dày xéo nước ta. Tuy thế, việc quân Thanh xâm
phạm bờ cõi nước Nam đã tạo nên một trang sử oanh liệt của Việt Nam.
Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh và tạo nên cuộc Thống Nhất cho đất
nước. Cuộc Thống Nhất này phải khẳng định là đã gắn liền với sự kiện
lịch sử Độc Lập Dân Tộc và Toàn Vẹn Lãnh Thổ. Đến sau khi vua Quang
Trung tạ thế, Gia Long thắng nhà Tây Sơn, chiếm được ngôi vị, lên nắm
quyền cũng được coi là Thống Nhất. Nhưng thực chất, cái Thống Nhất của
Nguyễn Ánh là tạo ra từ việc dâng đất biển cho Pháp (Hiệp ước
Versailles) và chỉ kế thừa sự Thống Nhất đã có sẵn từ Vua Quang Trung mà
thôi.
2. Thời kỳ thứ hai: Thời Quốc-Cộng phân tranh.
Sau trăm năm tranh đấu chống thực dân Pháp, nhà Việt Nam vừa có Tuyên
Ngôn Độc Lập Thống Nhất vào ngày 14-3-1945. Bất ngờ, Việt Minh, một tổ
chức theo chủ nghĩa tam vô: Vô gia đình, vô tôn giáo vô Tổ Quốc do Việt
gian Hồ chí Minh lãnh đạo nổi lên cướp chính quyền ở nhiều địa phương và
đến ngày 2-9-1945, nhân cuộc tổng bãi thị ở Hà Nội của công chức và học
sinh thanh niên do chính phủ tổ chức, Việt Minh đã cướp chính quyền và
tự thành lập một nhà nước có tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Hồ chí
Minh lãnh đạo. Nhưng đến ngày ngày 6-3-1946, với tư cách chủ tịch chính
phủ Liên hiệp kháng chiến, HCM ký thỏa ước Sơ bộ với Pháp, gồm 2 điều
chính: 1) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có
chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang
Đông Dương (LBĐD) và trong Liên Hiệp Pháp (LHP). 2) Việt Nam sẵn sàng
tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân
đội Nhật
Bản văn này có giá trị xé nát tuyên ngôn Độc Lập do Quốc trưởng Bảo Đại
đã công bố trước đó vào ngày 14-3-1945. Đưa Việt Nam trở lại cuộc lệ
thuộc vào nền hành chánh trong Liên Bang Đông Dương do Pháp lãnh đạo.
Rồi chỉ sau đó một thời gian, tập đoàn Việt Minh đã đẩy cả nước vào cuộc
chiến mới, cuộc chiến Đông Dương 1946-1954. Sau cuộc chiến này, một lần
nữa bọn Việt Gian Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng, Lê Duẩn…
đã cõng rắn Tàu vào và tạo nên cảnh chia hai đất nước vào ngày
20-7-1954. Chuyện rước voi về dày mả tổ chưa dừng lại ở đó, tập đoàn
Việt Gian này nhờ súng đạn Tàu đã mở ra cuộc chiến với những người bảo
vệ nền Độc Lập và Tự Do của Việt Nam ở miền nam do Tổng Thống Ngô đình
Diệm lãnh đạo. Chúng đã tạo nên biển máu, núi xương kéo dài trong suốt
20 năm…
(Còn tiếp)
10-2015