5/10/15

« Đâu là sự thật ? Mặt trái của tấm huân chương Trung Cọng »


Cập nhật « Đâu là sự thật ? Mặt trái của tấm huân chương Trung Cọng »

                                                                      LS Lê Trọng Quát

Tháng11, 2006, trước bản « hợp ca » của các nhà quan sát quốc tế bốc thơm Trung Cọng một cách quá đáng trong mọi lãnh vực, kể cả chính trị mà họ cố tình che đậy chế độ độc đảng toàn trị dưới cụm từ «  ổn định chính trị », tôi thấy cần phải phơi bày mặt trái của tấm «  huân chương » bất xứng dành cho tập đoàn lãnh đạo quốc gia này. Bài được viết bằng Việt và Pháp ngữ ( Où en est la vérité ? Le revers de la médaille chinoise ) đặng cho những con cháu chúng ta không đọc được chữ Việt và một số đông người ngoại quốc có thể đọc được (đăng tiếp sau ).
Chín năm đã trôi qua, mặt trái của tấm huân chương vẫn còn nguyên vẹn nếu không phải là xấu hơn và giờ đây, Trung Cọng đang chứng kiến một sự trụt dốc quan trọng thường được gọi là một sự hạ cánh mạnh.
Được sắp số 2 trong nền kinh tế thế giới căn cứ trên tổng sản lượng quốc gia  (Produit Inteérieur Brut- Gross Domestic Product ) vời 10.390 tỷ Mỹ Kim (MK) vào năm 2014 Trung Cọng  đứng sau Hoa Kỳ với 17.418 tỷ.
Nhiều người, kể cả những kinh tế gia và quan sát viên quốc tế xem sự sắp hạng này như một cái thang đo lường sức mạnh về kinh tế, có người còn đi xa hơn nữa, xem Trung Cọng như cường quốc số 2 về mọi mặt.
Theo tôi, đây là một đánh giá sai lầm, phiến diện
Thật vậy, một nền kinh tế thật sự mạnh, chưa nói đến một cường quốc giàu mạnh bậc nhì  thế giới, không thể chỉ dựa đơn thuần trên tổng sản lượng quồc gia ( TSLQG – PIB – GDP )mà còn phải có một mức độ kỹ thuật cao, một tầng lớp nhân công dồi dào, đa năng,đa hiệu, phải sản xuất được những sản vật có giá trị đem lại nhiều lợi nhuận, và rất quan trọng, giới thợ thuyền lao động đa số trong lực lượng sản xuất phải được đãi ngộ xứng đángvới những luật lệ lao động bảo đảm đầy đủ sự an toàn trong lúc hành nghề và những quyền lợi chính đáng của họ.Những điều kiện tất yếu mà Tây phương và một số quốc gia khác đã thực hiện từ lâu.
 Và còn quá xa để liệt Trung Cọng vào số hai của danh sách những quốc gia giàu mạnh khi TSLQG tính cho mổi người dân chỉ có 7588 MK/năm xếp hạng 80 trong thê giới và tính theo tương quan mãi lực nghĩa là vật phẩm có thể

                                                      2

mua được ( Parité de pouvoir d’achat – Purchasing power parity ) là 12 879 MK còn tụt xuống thứ 90 vì vật giá còn rẻ hơn nữa ở một số các nước khác.
Nhưng cần phân tách thêm vì – hết sức quan trọng – đại đa số dân chúng không có được lợi nhuận trung bình ghi trên bởi thiểu số «  tư bản đỏ » và trung lưu đã chiếm hết phần lớn, để lại một phần khiêm tốn cho cả tỷ người dân Trung Hoa còn lại ở nông thôn và ngay cả ở thành thị. Hiện tượng không còn che đậy được nữa là không hiếm người phải bán máu hay một bộ phận trong người để tạm bợ nuôi thân, không đủ tiền để trả cho bệnh viện khi lâm bệnh, và hàng trăm triệu người dân quê phải tìm đường lên thành thị kiếm việc làm, sống trong « ổ chuột », suốt năm lao động cưc nhọc, dành dụm chút tiền về giúp gia đình trong dịp Tết.
Trong lúc ấy, Trung Cọng vẫn lớn tiếng tuyên bố chỉ có 6,1% dân ở dưới mức nghèo ( seuil de pauvreté – poverty line) mà họ ấn đinh là 400 MK một người mổi tháng trong năm 2012. Lương tháng trung bính của người thợ có tay nghề chỉ khoảng 3 đến 4 trăm nghĩa là dưới mức nghèo và như vậy thì không  phải 6,1% mà 61% dân nghèo mới đúng vì hơn 61% dân số Trung Hoa là thợ thuyền, lao động và nông dân với thu nhập còn ít hơn.
Sự dối trá man khai của các chính quyền cộng sản Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn là chuyện thông thường , trái với các định chế Tây phương và quốc tế.
Tại Hoa Kỳ, nước thật sự giàu mạnh nhất địa cầu, tỷ số chính thức năm 2015 được công bố là 14,5% dân số ở dưới mức nghèo khổ, được ấn định là 981 MK và người nghèo còn được hưởng nhiều trợ giúp : phiếu thực phẩm, (food stamps), tiền thuê nhà (housing), săn sóc y tế và diều trị ở bệnh viện miển phí,v.v……..
Việc ấn định ngưỡng nghèo khổ thuộc thẩm quyền của mổi quốc gia nhưng không thể bất chấp những tiêu chuẩn chung căn cứ trên các nhu cầu tối thiểu của một con người , được ăn đủ no, có chổ cư trú, được săn sóc và điều trị khi ốm đau, để được xem là không ở dưới ngưỡng nghèo khổ.
Cái bệnh khai láo của Trung Cọng càng lộ liễu khi tự hào với một tỷ lệ thất nghiệp 4,1% dân số ( trong dộ tuổi làm việc khoảng một tỷ người ) quá xa với tỷ lệ 15% khoảng 150 triệu người không có việc làm do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (Fonds Monétaire International - International Monetary Funds ) ước  định  cho nước này năm 2014. Nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không  tìm được việc làm tương xứng, sẳn sàng chấp nhận mọi đề nghị công việc miễn là đủ sống. Một tình trạng tương tự nếu không phải xấu hơn đã và đang diễn ra ở Việt Nam.
Vì bắt đầu với một nền kinh tế tụt hậu, quá yếu kém thời Mao Trạch Đông, chỉ số tăng trưởng kinh tế trong hơn hai thập niên qua liên tiếp trên 10%
  
                                                     3

nay giảm xuống còn 7% tạo thêm nhiều chục triệu ngưới thất nghiệp
 Nguyên nhân chính là sự sút giảm đáng kể của khả năng cạnh tranh của nhân công Trung Hoa do sự tăng lương của họ khiến cho lương của họ cao hơn lương của nhân công các nước khác trong vùng. Vì vậy, nhiều công ty quốc tề đã chấm dứt đặt hàng sản xuất ở Trung Cọng và đặt hàng ở một số các nước Á, Phi và Đông_Âu.
Trong lúc ấy, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.Từ cuối tháng sáu, thị trường Thượng Hải sụt 41% trong hai tháng khiến nhiều triệu ngưởi điêu đứng, đặc biệt những, người mua bán cổ phiếu hằng ngày như chơi cờ bạc bằng cách vay tiền nặng lải của tư nhân. Chính phủ phải bỏ ra gần 150 tỷ để mua lại các cổ phiếu đang trụt dốc nâng nề.
Không vay được tiền ở  các ngân hàng Nhà Nước, nhiều chục triệu nhà đầu tư phải vay tiền với lãi suất quá cao trên 10% là thường ở các cá nhân và tổ chức tư nhân, một hoạt động ngoài luật pháp nhưng rất thông dụng ở Trung Cọng.Thị trường địa ốc sụt mạnh, nhiều cư xá hạng đắt tiền hoang vắng vì thiếu người mua, nhiếu doanh nhân phá sản vì lợi nhuận không đủ trả tiền lời của vốn vay mượn. Nợ tư lên đến nhiều ngàn tỷ Mỹ kim.
Trong lúc ấy, các ngân hàng Nhà Nước gặp nhiều khó khăn do những món nợ khổng lồ không đòi được ; các giới chức trách nhiệm bị truy tố vì lạm dụng quyền hành, ăn chia với  con nợ.
Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra cứng rắng, thanh trừng một số nhân vật cao cấp trong guồng máy chính phủ và trong quân đội,về tội tham nhũng mà không ai dám đụng đến dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nguyên Phó Chủ Tịch Quân Ủy, một chức vụ quan trọng nhất trong quân đội, tướng Xu Caihou đã bị tống giam.Y đã « bán cả chức tướng lảnh » với giá từ 250.000 đến 300.000 tương đương Mỹ kim trong thời gian  tám năm y tại vị ! Ngoài ra có tin loan truyền cựu chủ tịch nước, tổng bí thư Giang Trạch Dân và một số thân cận cũng vừa bị bắt giam dưới tội danh tham nhũng nhưng cũng có thể là một cơ hội để Tập Cận Bình thanh toán những đàn anh củ không cùng cánh với y mà y xem như những chướng ngại vật trên con đường dẫn dắt y đến địa vị lãnh tụ độc tôn chưa từng có từ thời Đặng Tiểu Bình.
Đồng thời họ Tập khai triển chánh sách bành trướng thế lực của Trung hoa, mang màu sắc quốc gia cao độ để mong trấn áp, cả vú lấp miệng em, các đòi hỏi dân chủ, tự do càng ngày càng nhiều. Các nhà đối kháng bị thường xuyên kiểm soát, hăm dọa hoặc bắt giam.
Trước tình trạng nghẹt thở, thiếu tự do trong nước, nhiều sinh viên du học ngoại quốc không muốn trở về nước. Nhiều người giàu ra nước ngoài , đặc biệt là Hoa Kỳ, Úc, Canada, một số ít ở Âu Châu để đầu tư lập nghiệp luôn, vừa
  
                                                     4

để được sống thoải mái, vừa kiếm đất lành chim đậu trước khi xứ sở của họ bắt đầu trụt dốc.
Các vụ tin tặc Trung Cọng tấn công phá rối và trộm tin nhằm vào các cơ quan Nhà Nước Hoa kỳ và các công ty quốc tế đã trở thành một trong những vấn đề chính được Tổng Thống Obama đặt ra với họ Tập nhưng cũng như vấn đề an ninh và tranh chấp trên Biển Đông và các vấn đề phá giá đồng yuan của Trung quốc,quyền sở hữu trí tuệ, v.v….đều được họ Tập giải đáp một cách chiếu lệ, lưng chừng, không có gì rõ rệt. Các vụ tiếp xúc với các giới lãnh đạo xí nghiệp cũng không có gì đặc biệt ngoài mục viếng thăm các đại công ty đang hoạt động ở Trung Hoa. Cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của họ Tập không làm cho bang giao giữa hai nước bớt căng thẳng trong các lãnh vực an ninh trong vùng Đông Á, tin tặc, ngoại thương.
Trong lúc ấy, Trung Cọng tăng cường cạnh tranh với Hoa Kỳ, Nhật bản bằng nỗ lực đang vận dụng để thiết lập một ngân hàng lớn với sự góp vốn của nhiều quốc gia Á, Âu, nhằm đầu tư và phát triển các hạ tầng cơ sở ở Á Châu, mệnh danh Ngân Hàng Á Châu Đầu Tư cho Hạ Tầng Cơ Sở ( Banque Asiatique d’Investissements pour les Infrastructures  BAII – Asia Investment for Infrastructures Bank AIIB ). Cho đến nay Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu thành lập do Thỏa Ước Bretton Woods 1944 nhằm ổn định kinh tế và tái thiết sau Đệ nhị Thế chiến vẫn do người Mỹ và người Nhật làm chủ tịch bởi truyền thống và số vốn đóng góp quan trọng lần lượt của hai quốc gia này.
Với một số lượng dự trử ngoại tệ và vàng lớn nhất thế giới – 3899 tỷ mỹ kim năm 2014 – do sự góp nhặt kết quả của khối lượng sản xuất lao động và trí thức đủ các mặt hàng xuất cảng «  thượng vàng hạ cám » của sáu, bảy trăm triệu nhân công, đại đa số dân Trung Hoa vẫn sống dưới mức nghèo khổ, vẫn bị áp bức bởi một chính quyền độc tài toàn trị trong một quốc gia mà sự cách biệt giữa tầng lớp tư bản đỏ cai trị và quần chúng vô sản bị trị vượt quá mọi sự tưởng tượng.
Tôn Trung Cọng lên hàng đầu giàu mạnh của thế giới quả thật là một lạm dụng ngôn từ. Không khác gì thành quả « Dân giàu, nước mạnh » của đàn em Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa,  được « tuyên dương »……. đứng trong hàng đầu thế giới về tham nhủng, về vi phạm nhân quyền, về kiểm duyệt và kiểm soát báo chí, về bắt người và giam người trái phép và ……. đứng chung hàng cuối của danh sách phúc lợi cùng với vài quốc gia Á Phi.

                                                    5

Nếu đã có những chuyên viên «  thượng thặng » chuyên nghề bốc thơm được đàn cừu Panurge phụ họa  trên các diễn đàn thế giới thì cũng không thiếu những nhà tiên tri thảm họa ( chuyển ngữ từ cụm từ rất « văn vẻ » của văn chương Pháp : les prophètes de malheurs, thưởng được riểu là những Cassandre, nhân vật của huyền thoại Cổ Hy lạp chuyên tiên đoán những chuyện thảm khốc).Điển hình là một nhân vật trí thức Pháp được xem là một chuyên gia thượng thặng về kinh tế tài chính, Jacques Attali, nguyên Cố vấn đặc biệt của Tổng thống  Pháp François Mitterand và Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu, quân sư của vài lãnh tụ chính trị, đã không ngần ngại tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên một đài truyền hình lớn ở Pháp cách đây khoảng hai năm rằng đồng EURO của Âu Châu không thọ được đến ngày lễ Giáng Sinh của năm ấy !! Mới đây, cùng với một số kinh tế gia, ông lại vội vàng báo động kinh tế thế giới sẽ suy sụp nặng do vụ sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Cọng. Nhưng đồng EURO đã không chết và các thị trường chứng khoán ở Nữu Ước, Luân Đôn, Francfort, Paris, Đông Kinh chỉ bị giao động khá mạnh  trong các tuần lễ cuối hè vừa qua.
Hẳn nhiên, với 1 tỷ 300 triệu người, Trung Hoa là một thị trường lớn mà quốc gia nào cũng muốn đem hàng hóa đến bán, đồng thời đầu tư để sản xuất tại chổ với nhân công địa phương trước đây rất rẻ. Ngược lại, hàng hóa tương đối giá rẻ của  Trung Quốc tràn ngập thế giới. Cán cân ngoại thương luôn luôn có lợi cho Trung quốc cho ta hiểu nguyên nhân tạo nên khối lượng dự trử ngoại tệ của nước này lớn nhất thế giới như đã ghi trên.  Sự suy giảm kinh tế của Trung quốc sẽ làm cho khả năng tiêu thụ hàng hóa nhập cảng bớt đi phần nào nhưng sức mạnh kinh tế và tài chính bền vững của Tây phương - trắc nghiệm qua cuộc khủng hoảng tài chính lớn của thế giới 2008-2012 đã được vượt qua và của cuộc khủng hoảng khu vực đồng EURO đang được giải quyết hiệu quả - sẽ được điều chỉnh không quá khó khăn. Điều không nên quên là Tây phương đã phồn thịnh từ lâu trước khi Trung Hoa mở cửa giao thương dưới thời Đặng Tiểu Bình. Các nhà tiên tri thảm họa sẽ bị « hố to » một lần nữa.cũng như vừa mới « hố to » trong vụ dầu hỏa.
Cách đây hơn năm gần như toàn thể các kinh tế gia phỏng đoán là một thùng (barel )dầu thô sẽ lên đến trên 100 đô la Mỹ khiến mọi người run sợ nhất là trong các ngành công kỹ nghệ tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Thực tế đã trả lời hoàn toàn ngược lại : hôm nay giá một barel đã trụt thê thảm xuống dưới 50 đô la. Thị trường chứng khoán dầu hỏa không còn kiểm soát được nữa.Các công ty quốc tế và các nước sản xuất dầu hỏa đang ở trong nguồn cơn bối rối !
Không phải là con cừu Panurge và cũng không dám làm nhà tiên tri những thảm

                                                     6

họa, chúng ta có thể  dựa trên những dữ kiện cụ thể, những ý đố không che đậy được củaTập Cận Bình, chính sách đối nội và đối ngoại của  Cộng đảng Trung quốc, tình trạng xã hội và tâm lý quần chúng ở nội địa Trung Hoa để suy nghĩ về
tương lai gần và xa của nước này, một tương lai chắc chắn có nhiều quan hệ với tương lai của Việt Nam chúng ta và cục diện Á Châu -Thái Bình Dương, nhiều hơn hẳn với phần còn lại xa hơn của thế giới.
Cái ưu thế của Trung Cọng như một quốc gia đông dân nhất của thế giới sẽ không còn nữa bởi chánh sách hạn chế sinh sản một con đã đưa đến tình trạng dân số già nua lanh chóng trong lúc dân số trong tuổi làm việc ngày càng giảm thiểu. Theo các phỏng tính dân số của Liên Hiệp Quốc thì số dân 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng số dân năm 2000 sẽ nhân lên gấp hơn ba lần vào năm 2050 với 300 triệu người trong lúc dân số trong tuổi làm việc sẽ giảm bớt 220 triệu so với bây giờ. Năng lực sản xuất sẽ suy giảm theo còn phải chịu thêm gánh nặng của người già ngày càng đông đảo.
Lợi tức thu hoạch được của công cuộc đầu tư ở ngoại quốc rải rác ở nhiều nước, đặc biệt ở Phi Châu khá lớn nhưng kẻ thủ lợi là những công ty đầu tư và một Nhà Nước mà mọi người thừa biết là không trong sạch.Cuối năm 2005, Thủ Tướng  Vương Gia Bảo đã phải tiết lộ « một sự sai lầm lịch sử đã xẩy ra trong việc giải quết các vấn đề nông thôn » vì nông dân đã bị bỏ qua trong cuộc canh tân hóa quốc gia. Các vụ phản đối chống lại Nhà Nước gia tăng. Tòa án phải thẩm cứu 87.000 vụ hình sư đầu năm 2006 ( xem rõ trong bài đính kèm). Tình trạng chống đối ngày càng lan rộng trong các thành phần lao động, trí thức  trong một chế độ đặt dưới một mệnh lệnh : hảy lo làm ăn và câm mồm !

Phải chăng Trung Cọng là một anh khổng lồ đang dậm mạnh trên đôi chân đất sét như một số nhà quan sát quốc tế thức tỉnh đã nhận định và tôi thiển nghĩ sự nhận định không có gì quá đáng.Ngày mà đôi chân này quị xuống chắc không còn xa.

Paris, vào Thu 2015
Lê Trọng Quát



Lưu ý : Nhiều biến chuyển trong 10 năm qua 2006-2015 cùng với những dữ kiện được chính quyền Trung Cọng “ tùy nghi “ tuyên bố nên cần lưu ý và dè dặt.

   

Đâu là sự thật ?
Mặt trái của tấm huân chương Trung Cọng
( The World Factbook/CIA/Publications)

                                                     Lê Trọng Quát

“Những năm tôi theo Mao nay làm cho tôi luôn luôn hổ thẹn…….
Khi chấp nhận cái nhãn hiệu mâu thuẩn vô-chính-phủ-thân-Mao (anarcho
-maoïste)tôi đã thỏa hiệp với sự tàn sát hàng triệu người ở tận bên kia địa cầu”.
André Glucksmann, triết gia Pháp
Nhật báo Le Figaro, Paris, ngày 9 và 10 tháng 9, 2006


Cũng như về Việt Nam, những lời bình luận về Trung Hoa Cộng sản tuôn tràn cồ nhiên với những qui mô lớn lao hơn nhiều.
Thật vậy, không ai ngờ vực sự thức dậy của Trung Quốc mà hơn hai thế kỹ trước, Nã-Phá-Luân Đệ-nhất của Pháp đã tiên đoán và gần đây văn hào Alain Peyrefitte của Hàn lâm viện Pháp quốc đã nhắc lại khi ông đặt tên cho tác phẩm của ông là : «  Khi Trung Hoa thức dậy…..địa cầu rung chuyển », xuất bản năm 1973, sau chuyến viếng thăm và nghiên cứu của ông tại nước này.
Một sự thức dậy không thể không xảy ra, với Mao Trạch Đông hoặc không Mao Trạch Đông vì, thoát được và sống sót sau chiến tranh, được giải thoát khỏi sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản trên nhiều vùng của lãnh thổ đất nước, dân tộc Trung Hoa tuyệt đối cần phải sống và phải vượt ra khỏi nạn nghèo khổ kinh niên trong đó đại đa số dân chúng đã chìm đắm hàng ngàn năm vì một lý do chính là dân số quá đông.
Nếu không có Mao, cái giá của sự thức dậy chắc chắn đã thấp hơn nhiều, không phải bằng xương máu và nước mắt mà chỉ bằng mồ hôi và kết quả đã trăm lần tốt hơn cho dân Trung Hoa ở trên lục địa. Ở hải đảo Đài Loan, ở Hồng Kông, dù hoàn cảnh có khác nhau nhưng nhờ vắng bóng Mao, dân Trung hoa đã thành công rực rỡ và đã có được một số phận tốt đẹp hơn nhiều, không thể so sánh được, về dân chủ, tự do và cố nhiên về đời sống vật chất.
Nhưng từ cuối đáy vực thẳm, Trung hoa đã từ từ phục hồi sau khi Mao chết và nhờ chính sách mở rộng cửa của Đặng Tiểu Bình với những cải cách kinh tế tận gốc đi từ chính sách kinh tế Mao trạch Đông, phản kinh tế và tai hại đến chính sách kinh tế thị trường của hệ thống tư bản, kẻ thù không đội trời chung của họ Mao. Tỷ suất tăng trưởng có khi đến hai số từ khúc quanh lịch sử này được giải thích nhờ phần lớn ở chỉ số khởi đầu quá thấp, di sản của Mao để lại cho hậu thế của y.
 Nếu « bước nhảy vọt của y đã nhận chìm Trung Hoa trong một tình trạng cùng cực tuyệt đối, chưa kể hơn 30 triệu người chết đói thì chính sách mở rộng cửa của họ Đặng đã đưa quốc gia này từ từ ra khỏi tình trạng bi thảm này, thay thế giáo điều mù quáng bằng chủ trương thực tiễn can đảm, đi ngược lại với chủ thuyết kinh tế mác-xít và biến đởi phong cảnh xã hội của thời đại Mao.
Nhưng khốn thay, tấm huân chương của họ Đặng đã dành được không tách rời được cái mặt trái của nó.
Thực vậy, nếu chủ trương thực tiển kinh tế của ông ta đã cứu dân Trung Hoa khỏi sự khốn cùng toàn diện thì ngược lại, chính sách này làm lợi tối đa cho một thiểu số gồm  các cấp lãnh đạo và cán bộ đảng Cộng sản cùng với một số đông người làm ăn toa rập với chúng, trở thành những nhà « tư bản đỏ » bằng sự lợi dụng quyền thế và tham ô, được hệ thống hóa, từ chính quyền trung ương đến các chức trách địa phương của các xóm làng thôn quê.
Trên tổng số dân 1 tỷ 3, khoảng 1 tỷ sống ở nông thôn, và chưa đến một phần năm của dân quê thoát được nạn nghèo khổ do những hoạt động trong nghề nông, trong tiểu công nghệ, trong tiểu thương. Đại đa số 800 triệu người còn lại, những kẻ không tài sản, xoay xở sống lây lất qua ngày, không ước mong, không có ngày mai, không có gì cả.. Bán máu đều đều để có cái ăn mà sống qua ngày không phải là một trường hợp đặc biệt nữa như chúng ta đã thường thấy trong các thiên phóng sự. Các cơ quan kiểm duyệt, đã quá bề bộn, không còn nhọc công ngăn cấm nữa.
Đối với những dân quê còn đủ sức và có phương tiện để tìm đến các đô thị- xa cả nghìn hay nhiều trăm cây số -  điều mơ ước là kiếm được một việc làm nào đấy trong một công trường xây cất hoặc trong một toán phu quét đường và lượm rác, không hợp đồng tuyển dụng,, không bảo hiểm bệnh tật, và cố nhiên không trợ cấp thất nghiệp.lúc mất việc.
Những đạo quân di dân nội địa ấy, khỏang chừng 150 triệu người, rải rác khắp nước Trung Hoa mênh mông, đổ về các đô thị và thành phố trên miền duyên hải, phải mang thẻ lưu thông, một thứ thông hành nội địa mà nếu không có, dù là dân Trung Hoa chính cống, họ cũng không được vào trú ngụ.. Ngoại trừ trường hợp người dân quê khổ sở này đút lót được anh công an cảnh sát có nhiệm vụ kiểm soát « di dân nội địa. ».
Chui rúc năm, mười người trong một căn nhà tồn thiếu tiện nghi dựng lên cạnh công trường, những người thợ không chuyên môn rõ rệt này chỉ về quê trong vài hôm vào dịp Tết thăm gia đình mà họ xa cách  suốt năm. Với lương tháng khoảng 100 đô la Mỹ, họ tự cho là đã được may mắn nhiều và nhiều đồng bào của họ đã thèm muốn số phận của họ bởi thiếu phương tiện, không rời quê được

mà phải dính chặc với mảnh đất của tổ tiên để lại. Những người này cũng làm việc trong  nghề nông. Và nông nghiệp chỉ đóng góp được 12,5 % của lợi nhuận quốc gia, phân tách theo từng ngành hoạt động trong lúc nông dân nói chung chiếm 49 % của toàn thể nhân lực quốc gia trong năm 2005.
Giữa tầng lớp cầm quyền và thủ lợi và quảng đại quần chúng, cái hố phân cách càng ngày càng được đào sâu. Tỷ phú và triệu phú một bên và bên kia, đối diện, là nhiều trăm triệu người nghèo khổ, đã tạo nên một tình trạng xúc động công khai đến nổi chính Thủ Tướng Vương Gia bảo cũng phải tuyên bố rằng sự canh tân hóa quốc gia làm lợi quá ít cho nông dân, nông thôn đã bị hy sinh nặng nề, và «  một sự sai lầm lịch sử đã xảy ra trong việc giải quyết các vấn đề nông thôn ». Bài diễn văn đọc ngày 29 tháng 12, 2005 nhung được đăng rất trể trên Nhật báo Nhân Dân của đảng Cộng Sản. Cũng trong dịp này, nhiều con số được công bố : các vụ phản đối gia tăng 13%, 87 000 « hồ sở  hình sự » được thẩm cứu tại các tòa án, theo thông cáo ngày 19 tháng giêng 2006 của bộ Công An. Không có an sinh xã hội,, không có hưu bổng đúng mức, không có bảo hiểm bệnh tật,, không có trợ cấp thất nghiệp, không có gì cả cho gần một tỷ người nam nữ ở nông thôn mà hai phần ba bị bỏ bên lề xã hội, hoàn toàn tùy thuộc các nhà chức trách địa phương mà họ chống đối trước những vụ lạm quyền, trước những vụ trưng thu nhà cửa đất đai không được bồi thường thỏa đáng.chút nào.
Nhiều lực lượng công an đã bắn vào những người nổi dậy trong tháng chạp năm qua và đầu năm nay, nhiều người dân quê đã bị án tù chỉ vì họ đã dám phản đồi các vụ ô nhiểm bởi hơi độc thoát ra từ những nhà máy quốc doanh sản xuất thuốc sát trùng.
Trước cơn thịnh nộ đang dâng lên của quần chúng ở nông thôn, cái khối quần chúng ngày xưa đã tạo nên sự nghiệp của Mao và của đảng Cộng sản của y năm 1949, Vương Gia Bảo đã buộc phải thị sát khắp nước cố gắng  chận đứng sự phát triển nguy hiểm của một phong trào chống đối đang manh nha trở thành một cuộc nổi dậy. Các cơ sở địa phương được cảnh cáo về trách nhiệm của họ về tình hình chính trị trong vùng.
Những con số dưới đây kèm theo những cảnh tượng do chính chính phủ ghi nhận- dù còn rất xa sự thật- nhưng đã quá đủ để thế giới nhận chân cái bề trái u buồn và mờ xám của tấm huân chương Trung Quốc.
Nhưng như tôi đã viết trong bài trước về Việt Nam (« Đâu là sự thật ? Tỷ lệ thất nghiệp và ngưỡng nghèo khổ ở Việt Nam và Trung Quốc » ) bộ máy cộng sản Trung Quốc không để đàn em Việt Cọng qua mặt dù trong lãnh vực « quảng cáo gian dối »  hay nói trắng ra tuyên truyền láo.
Mặc dù với một tỷ người nam nữ sớng khổ sở trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, làm viẹc vất vả  mổi ngày để kiếm miếng ăn, cách xa hẳn với các tầng lớp ưu đãi, thua kém xa tầng lớp trung lưu ở thị thành, mặc dù vậy chính phủ
  
Trung Hoa vẫn tuyên bố không chút ngượng ngập chỉ có 10 %  tổng số dân chúng ở dưới mức nghèo khổ. Một tỷ lệ mà hiếm nước đạt được nếu người ta biết rằng siêu cường Hoa Kỳ và Anh quốc, hai nước giàu trong những nước giàu nhất  của G7 ( Nhóm 7 quốc gia kỹ nghệ hóa nhất thế giới) công bố 12 và 17 % dân số của hai nước họ ở dưới mức nghèo khổ năm 2004 và 2005).
Tôi xin nhắc lại một ý kiến tôi đã bày tỏ về quan niệm ngưỡng nghèo khổ trong bài trước bàn về Việt Nam. Ấn định ngưỡng nghèo khổ (seuil de pauvreté) ở một quốc gia thuộc thẩm quyền của quốc gia ấy. Thế nhưng trên bình diện toàn cầu, sự ấn định này cũng phải dựa trên những tiêu chuẩn chung, căn cứ trên nhu cầu phổ quát của con người đảm bảo cho mình một mức sống tối thiểu nghĩa là ăn đủ no, có nơi ở đơn sơ, khi đau ốm được chữa bệnh và thụ hưởng được học vấn. Phẩm giá của con người phải được mọi xã hội văn minh xứng đáng với danh hiệu của nó tôn trọng, và việc quan niệm ngưỡng nghèo khổ phát xuất từ sự tôn trọng này phải bao gôm toàn diện đời sống của con người., bất luận là người Việt, người Tàu, người Mỹ hay người Anh Và mức sống tối thiểu (minimum vital)- yếu tố ấn định ngưỡng nghèo khổ - dù theo chuẩn mức Trung hoa, cũng phải thỏa mãn được các nhu cầu thiết yếu của một con người và gia đình của họ
Mặt khác, tỷ suất nghèo khổ công bố 10% hoàn toàn không tương ứng với tình trạng nhân dụng nghiêm trọng như đã được quan sát, nhất là với tỷ suất thât nghiệp 20% trên bình diện quốc gia năm 2005, một con số do cơ quan  chính thức của đảng Cộng Sản, Nhân Dân Nhật Báo, đưa ra, nghĩa là còn rất xa với thực tế.
Nếu, vẫn theo tờ báo này, các vùng đô thị chỉ có  9% dân thất nghiệp trong tỷ suất toàn thể  20%, chúng ta có thể diễn dịch tình trạng trầm trọng của thị trường nhân dụng ở các vùng nông thôn, nơi chen chúc của một tỷ người mà nhiều trăm triệu người thất nghiệp, không trợ cấp, không lợi tức, phải chìm đắm trong tình cảnh nghèo nàn cùng tột.
Trong những điều kiện như vậy, làm sao minh chứng được một tỷ lệ 90 % dân số ở trên ngưỡng nghèo khổ, một tỷ lệ quá cao đến độ dân chúng Hoa Kỳ, thịnh vượng nhất địa cầu, còn lâu mới đạt được
Mới gần đây, chính phủ Trung Hoa từ chối không nhận vào nước nhiều đồng bào của họ nhập lậu vào  Pháp, bị trục xuất và trả về nguyên quán. Hàng ngàn trường hợp tương tự được kiểm kê ở Úc, ở Gia-nã -đại, ở Hoa Kỳ và các nước Tây phương khác. Những người khốn khổ này đã cam kết trước khi đi sẽ trả lần cho những kẻ « dẫn đường »  nhiều chục ngàn đổ-la Mỹ ít lâu sau khi đến nơi, một cam kết có thể làm họ mất mạng nếu không thi hành. Vì vậy,họ phải lao động hết sức vất vã như những người nô lệ của thời đại tân tiến này, và cố nhiên
  
làm lậu, trong những căn hầm hoặc xưởng làm kín đáo và thiếu vệ sinh hại cho sức khoẻ, 12 giờ hoặc hơn nữa mổi ngày, để có thể trả nợ trong vài năm.
Thế nhưng, quốc gia của họ, Trung quốc, được  sắp hạng  « cường quốc kinh tế » thứ bảy của thế giới  căn cứ trên tổng sản lượng nội địa theo hối đoái chính thức 2225 tỷ vào năm 2005.
Nhưng để gíúp cho người bình dân hiểu rõ hơn khi đọc những con số này mà sự khả tín đang còn phải xét lại trong trường hợp của các nước cộng sản trước kia và bây giờ, thiết tưởng cần  lưu ý rằng tổng sản lượng nói trên phải chia cho 1 tỷ 300 triệu người với những chênh lệch lớn lao mà chúng ta vừa chứng kiến, theo đó một thiểu số rất nhỏ chiếm đoạt một phần lớn tài sản quốc gia trong lúc đại đa số dân chúng sống rất chật vật mà không mở miệng được để hét lên nổi bất bằng và đòi lại cái phần chính đáng của mình.


                                                                      Lê Trọng Quát

                                                                  Paris, tháng 11 , 2006