Dân
chúng đã đứng lên biểu tình phản đối và đang đòi hỏi nhà đương quyền
phải cho biết nguyên nhân vụ cá chết từng loạt này. Những cuộc biểu tình
tại Hà Nội và Sài Gòn đã bị đảng cướp CSVN đàn áp đẫm máu. Tại những
thành phố này, giới Trí thức Trí ngủ còn sợ sệt, chưa dám dấn thân tổ
chức thực sự những cuộc xuống đường đấu tranh cho có quy củ. Nhưng tại
những Tỉnh bắc Miền Trung, nhất là tại Nghệ An, những cuộc biểu tình
được tổ chức quy củ vì cấp Lãnh đạo Tôn giáo đã dấn thân tổ chức. Chúng
tôi rất tin tưởng vào sự DẤN THÂN nà của các cấp Lãnh đạo Tôn giáo.
Bài
này muốn đưa ra kinh nghiệm đấu tranh của hai Nhà Thờ tại đông Bá Linh
trước đây để cho thấy rằng một cuộc đấu tranh cần sự THƯỜNG XUYÊN và
ĐỊNH KỲ cho quần chúng tụ họp nói lên nguyện vọng của mình trước một
quyền lực sử dụng bạo lực đàn áp. Chúng tôi xin đề cập trong bài này
những điểm sau đây:
=> Lãnh đạo Tôn giáo Vinh dấn thân và Giáo dân Nghệ An biểu tình quy củ
=> Kinh nghiệm đấu tranh thường xuyên và định kỳ của hai Nhà Thờ tại đông Bá Linh
=> Tầm quan trọng của TG tại VN: tạo ĐOÀN KẾT đấu tranh thường xuyên và định kỳ
Lãnh đạo Tôn giáo Vinh dấn thân
và Giáo dân Nghệ An biểu tình quy củ
Qua
LÁ THƯ CHUNG của Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP, chúng tôi vui mừng nhận thấy
tinh thần dấn thân của Ngài. Cầu mong tinh thần này đi tới cùng để cứu
nước và bảo vệ môi sinh, tránh đe dọa diệt chủng hiện nay. Tiện đây, con
cũng xin nhắc lại chút kỷ niệm giữa con và Cha khi Cha còn học tại bên
Thụy sĩ này. Hồi sinh viên, anh em thường gọi con bằng tên THAO. Có lẽ
Cha nhớ tên Thao này hơn tên Liên. Cha ở Albertinum, Place George
Python, chỉ leo dốc 80 mét ngang qua Hopital des Bourgeois là tới Đại
học. Con ở số 6, Avenue de Rome, bên cạnh Bibliothèque Cantonale và
Collège St.Michel, ngay trước Đại học Miséricorde, cách Albertinum của
Cha chừng 150 mét. Nhắc như vậy là Cha nhớ ra hết thời kỳ ở Thụy sĩ này.
Giám
mục Nguyễn Thái Hợp quản nhiệm Giáo phận Vinh sau Giám mục Cao Đình
Thuyên. Người ta thường nói rằng CSVN đụng đến Giáo phận Vinh là đụng
tới "Ổ kiến lửa" với ý chí đấu tranh kiên cường. Vụ cá chết từng loạt và
đe dọa diệt chủng đụng trực tiếp đến những tỉnh thuộc Giáo phận Vinh.
Với sự dấn thân của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và của Lãnh đạo Tôn giáo
các cấp trong Giáo phận Vinh, "Ổ kiến lửa " kiên cường ấy, với "500'000
cao đình thuyên giáo dân" sẽ không lui bước trước đảng cướp CSVN tàn
bạo.
Giáo dân khắp nơi nói riêng và quần chúng cả nước ngưỡng mộ sự đứng lên kiên cường của 4 tỉnh bắc Miền Trung.
Chúng tôi xin trích đăng dưới đây BẢN TIN biểu tình tại Nghệ An:
“NGHỆ AN: Hàng ngàn người tham gia tuần hành Vì Môi Trường, và yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch trong thảm họa môi trường
Trong
khi truyền thông tập trung vào các cuộc xuống đường ở Hà Nội và Sài
Gòn, thì hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở Nghệ An. Khoảng hơn
1.2 ngàn giáo dân đã diễu hành ôn hòa phản đối thảm họa môi trường .
Sau
thánh lễ sáng Chúa Nhật, tất cả mọi người đã cùng nhau tuần hành quanh
các con đường xung quanh giáo xứ Phú Yên với rất nhiều băng rôn biểu ngữ
ấn tượng. “Bảo vệ môi trường là mệnh lệnh của lương tâm”, “Đừng giết
con cháu bằng chất độc Formosa”, “bảo vệ môi trường là bảo vệ lương tâm
người Kitô hữu”, hay “chúng con đồng hành với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái
Hợp”, hoặc như “bảo vệ môi trường, giống nòi và đất nước Việt Nam”…
Điều
đặc biệt của cuộc biểu tình này là sự kết hợp giữa các biểu ngữ cầm tay
và các băng rôn giăng trên các ngả đường trong khắp giáo xứ.
Rất nhiều em thiếu nhi và thanh niên mặc sắc phục áo xương cá với thông điệp “chúng tôi không muốn chết như cá”.
Cuộc
biểu tình diễn ra trong trật tự. Người già trẻ nhỏ đều xếp thành hai
hàng vừa đi vừa hát thánh ca và hô khẩu hiệu. Đoàn người diễu hành kéo
dài trên cung đường khoảng hơn 400 mét.
Khi
tới khu vực tàu ghe, mọi người đã dừng lại và cầu nguyện cho người dân
sớm thoát khỏi cảnh lầm than do thảm họa môi sinh và nạn “thủy triều đỏ”
– cộng sản.
Trong
thánh lễ sáng nay và tối hôm qua, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam đã có bài
giảng sâu sắc trong đó ngài chia sẻ về những vấn nạn mà dân tộc Việt
Nam đang trải qua. Cha Nam đã mời gọi mọi người “Mở rộng tấm lòng trước
nỗi đau của nhân loại để gió cuốn đi xoa dịu nỗi đau của anh chị em đồng
loại. Là Kitô hữu, chúng ta phải dùng chính đời sống bác ái yêu thương
để diễn tả tình yêu, để dám sống và dám chết cho công lý và sự thật.”
Linh
mục Antôn Đặng Hữu Nam cho rằng cuộc tuần hành diễn ra thành công bởi
vì đó chính là tâm tư của người dân nơi đây và sự hiệp nhất với nhau
theo tinh thần Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.”
Kinh nghiệm đấu tranh thường xuyên và định kỳ
của hai Nhà Thờ tại đông Bá Linh
Khi
viết về biến cố tan rã của Liên xô và Đông Au, chúng tôi nhớ lại năm
2009 kỷ niệm Bức tường Bá Linh sụp đổ. Kỷ niệm biến cố trọng đại này năm
2009, Bà Angela MERKEL đã cùng các Oâng VALEZA, Oâng GORBATCHEV dẫn đầu
phái đoàn quan khách trước tiên đến cảm ơng Nhà Thờ St.NICOLAS tại Đông
Bá Linh đã đóng góp quan trọng cho việc sụp đổ bức tường Bá Linh tượng
trưng cho việc tan rã Liên xô và Đông Au.
Chính
khía cạnh tham dự của Nhà Thơ St.NICOLAS vào việc sụp đổ Bức tường Bá
Linh đã khiến tôi đặt vấn đề đối vác Lãnh đạo Tôn Giáo ở Việt Nam, nhất
là đối với các Lãnh đạo Công giáo và Tin Lành trước cảnh Đất Nước lâm
nguy với xâm lăng của quân giặc Hán Chệt, trước đe dọa diệt chủng hiện
nay tại 4 tỉnh bắc Miền Trung và dần dần cả nước.
Hai Nhà Thờ tại Bá Linh: Nơi tụ họp thường xuyên để trao đổi những Giá trị Tinh thần:
Hai Nhà Thờ đó là Nhà Thờ GETHSEMANI và Nhà Thờ ST.NICOLAS. Trong năm 1989, cả hai Nhà Thờ là nơi họp lại thường xuyên của những Tín hữu cho những giá trị mà Lương tâm đã được thấm nhuần.
Mở
đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ, buổi sáng sớm
09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã đến Nhà
Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ
Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà
Thờ này vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.
Nhà Thờ GETHSEMANI
Nhà
Thờ GETHSEMANI do Mục sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để
thường xuyên và định kỳ cầu nguyện cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện
luôn luôn được kết thúc bằng bài ca “DONNA NOBIS PACEM“ XIN CHO CHÚNG
TÔI HÒA BÌNH. Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông
Đức. Ong là người đã thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong
những buổi họp cầu nguyện. Ngày nay, hỏi lại Ông tại sao hồi ấy ông có
dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại. Ông trả lời rằng hồi ấy tôi cảm
thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp cần tiếng hát của tôi để giữ vững
tinh thần, nên tôi không ra đi trước được.
Nhà Thờ ST.NICOLAS
Nhà
Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này,
phần đông là giới trẻ mang tinh thần sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà
Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội
họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc
họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện cho những
giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã
căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã
can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã
được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức
và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an.
Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng
đông đến Nhà Thờ.
Ý kiến của STASI về hai NHÀ THỜ
Ngày
nay, phỏng vấn những nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận
đã được lệnh kiểm sóat, lấy hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ
GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết
rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI, nhưng những người đến hai Nhà
Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như một nhu cầu để biết
thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình..
Lịch sử đấu tranh thành công của hai Nhà Thờ cho thấy những điểm quan trọng sau đây:
* Tính cách thường xuyên và định kỳ tụ họp lại của Giáo dân
* Việc tụ họp thường xuyên và định kỳ cũng là dịp trao đổi và đào sâu quan điểm. Đó là dịp để tăng cường thêm ý chí nhất thống cho nhau mà không cần ai phải đứng đầu ra chỉ thị như một mệnh lệnh. Sự nhất thống đến từ Lương tâm mỗi người cùng một lòng tin Tôn Giáo
Tầm quan trọng của TG tại VN:
tạo ĐOÀN KẾT đấu tranh thường xuyên và định kỳ
Ở
xã hội Cộng sản, sách lược "Chia để Trị" được áp dụng toàn diện tận đến
sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các thành phần trong gia đình. Không một Đoàn
thể nào có thể tồn tại, ngay cả Tôn giáo ở những thời đầu Cộng sản như
thời Staline... Dù Tổ chức Tôn giáo còn tồn tại về hình thức tại một số
nước, Cộng sản cũng tìm đủ mọi cách để tạo chia rẽ trong những Giáo Hội.
Việc cần thiết Tôn giáo hiện nay là tạo sự ĐOÀN KẾT để từ đó mới có thể
tổ chức hướng dẫn cuộc đấu tranh mà sức mạnh quần chúng là yếu tố không
thể không có để quyền lực độc tài phải tòng phục.
CSVN chủ trương "chia để trị"
Khi
chiếm được trọn quyền hành, thống nhất cả hai miền Nam Bắc dưới chế độ
độc tài độc đảng, CSVN chủ trương "chia để trị" bắt đầu bằng giải tán
tất các Tổ chức Đoàn thể Dân sự. với
những Tổ chức Đoàn thể mà CSVN không thể giải tán được, họ cho những
thành phần quốc doanh len lỏi vào để tạo chia rẽ: tỉ dụ cho len lỏi
những Giám mục thân Cộng vào Hội Đồng Giám mục Việt Nam. CSVN cũng sống
sượng tạo ra những Tổ chức Tôn Giáo quốc doanh song hành với Tổ chức Tôn
giáo nguyên thủy nhằm giành giựt tín đồ: tỉ dụ Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam quốc doanh song hành với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Một
tình trạng chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau giữa những cá nhân trong xã hội,
thậm chí sự nghi kỵ đẩy vào tận những thành phần trong Gia đình.
Làm thế nào tạo được sự đoàn kết thành một Phong trào
Lòng
dân chúng, mỗi cá nhân, bất mãn đối với tình trạng xâm lăng của Chệt
Cộng. Người dân cũng không tin tưởng vào đảng CSVN nữa. Nhưng đó là mức
độ cá nhân. Tổ chức PEW Research Center mới đây mở cuộc thăm dò tại Việt
Nam ngày 19/11/2015, theo đó 79% (80%) dân chúng được hỏi ý kiến, đã
công khai "CHỐNG TRUNG CỘNG". Sự bất mãn này là ở phạm vi cá nhân và
trong bầu không khí nghi kỵ mà CSVN đã chủ trương tạo ra trong suốt 40
năm trường. Cuộc đấu tranh chống Chệt để cứu nước ngày nay cần sự đoàn
kết những cá nhân bất mãn thành một Phong trào quần chúng Đoàn Kết NỔI
DẬY. Công việc tạo sự đoàn kết thành Phong Trào này phải cần những Tổ
chức Đoàn thể Tôn Giáo. Đây là trọng trách cứu nước mà những Lãnh đạo
Tôn Giáo không được vô trách nhiệm từ chối.
Áp dụng cụ thể cho các Tổ chức Tôn Giáo
Các
Tổ chức Tôn Giáo còn có các Tin đồ. Tướng mà không có quân thì không
làm được gì. Các Tổ chức Tôn giáo còn có Tín đồ như Tướng còn quân. Các
Tôn giáo còn Tín đồ, nghĩa là còn có đạo quân đóng góp quý giá cho công
cuộc chống ngoại xâm cứu nước ngày nay.
Các
Lãnh đạo Tôn Giáo chỉ cần tạo điều kiện cho những Tín đồ có dịp họp
nhau lại để trở thành một Phong trào ĐOÀN KẾT các cá nhân khả dĩ cùng
NỔI DẬY chống xâm lăng cứu Nước. Đê thực hiện, xin đề nghị đơn giản như
sau:
1) Dành
một một "TẤM BẢNG THÔNG TIN" tại cơ sở Tôn Giáo, như Xứ đạo của Công
giáo chẳng hạn, để có thể thông tin cho Giáo dân biết tình hình xâm lăng
của Chệt Cộng và tình hình môi trường bị tàn phá đe dọa diệt chủng.
Bảng Thông Tin này tạo tính cách thường xuyên của đấu tranh..
2) Tổ
chức những "GẶP GỠ ĐỊNH KỲ" của Giáo dân tại cơ sở Tôn giáo, như Giáo
xứ chẳng hạn, để Giáo dân có dịp truyền thông với nhau những sáng kiến
đấu tranh. Những cuộc gặp gỡ định kỳ như vậy có thể ra khỏi phạm vi Giáo
xứ để quần chúng BIỂU TÌNH bầy tỏ những nguyện vọng đòi hỏi nhà cầm
quyền phải tôn trọng. Những cuộc gặp gỡ định kỳ tại Giáo xứ cũng là
những cuộc biểu tình định kỳ ngoài phạm vi Giáo xứ. Dù ít hay nhiều
người tụ họp, tính cách định kỳ của tụ họp là điều chính yếu nuôi dưỡng
và tăng trưởng cho tất cả các PHONG TRÀO ĐẤU TRANH..