Vũ Ngọc Yên (Danlambao)
- Tại Anh, ngày 23 tháng Sáu đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách
thành viên của Vương Quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU). Ngày 24. 06
kết quả kiểm phiếu được công bố:
- Khoảng 46,5 triệu cử tri ghi danh;
-72% cử tri tham gia bỏ phiếu;
- 51,8% cử tri (17. 410. 742 người) đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Brexit, từ kép Britain và Exit có nghĩa Anh rời khỏi EU);
- 48,1% cử tri (16. 141. 241 người) bỏ phiếu Anh ở lại Liên minh.
Với kết quả này, Anh là quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Liên Minh EU sau 40 năm thành viên.
Phe ủng hộ Anh ở lại EU lo ngại việc Anh rời EU sẽ gây thiệt hại đối với
thương mại và đầu tư, gây ra một cuộc suy thoái làm suy yếu đồng bảng
Anh và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong khi đó, nguyên thị trưởng thành
phố Luân Đôn Boris Johnson, chủ xướng chiến dịch Brexit lập luận ngược
lại việc rời khỏi EU sẽ gia tăng sức mạnh cho nền kinh tế Anh và cho
phép Anh khôi phục chủ quyền và quyền kiểm soát hoạt động nhập cư tị
nạn. Lãnh tụ đảng độc lập Vương Quốc Anh (UKip), Nigel Farage xem kết
quả ngày trưng cầu dân ý là "ngày độc lập" cho Vương quốc Anh.
Sự chiến thắng của phe Brexit là một thất bại lớn cho Thủ tướng David
Cameron. Cameron đã đề nghị thực hiện trưng cầu dân ý vào năm 2013 nhăm
mục đích: Trấn an những thành phần chỉ trích EU trong đảng bảo thủ cũng
như đòi hỏi EU phải đáp ứng những yêu cầu của Anh. Nhưng sự tình toán
chính trị đã không thành và sau cùng chính Cameron phải tự đứng đầu phe
ủng hộ Anh ở lại EU. Tuy nhiên đảng bảo thủ (Tory) của ông vì vấn đề này
mà bị phân hóa trâm trọng. Cameron giữ chức chủ tịch đảng bảo thủ từ
năm 2005 và làm Thủ tướng từ năm 2010.
Ngay sau kết quả bỏ phiếu được chính thức thông báo, David Cameron tuyên
bố từ chức Thủ tướng vào tháng 10-2016. Tân Thủ tướng sẽ đàm phán về
mối bang giao với EU trong tương lai cũng như về tiến trình kết thúc tư
cách thành viên của Anh trong EU theo diều 50 của Hiệp ước Lisbon. Tiến
trình này sẽ kéo dài khoảng bốn năm và cuối cùng Anh ra khỏi EU sớm nhất
vào năm 2020. Tạm thời Anh vẫn là quốc gia thành viên.
Vào thời điểm nào đó, Anh nhận thấy việc rút lui khỏi EU không phải là phương án tốt, Anh vẫn có thể xin gia nhập lại.
Vương quốc Anh bị phân hóa
Qua kết quả bỏ phiếu giới phân tích nhận xét cuộc trưng cầu dân ý đã
phân hóa Vương Quốc Anh. Đa số dân miền Bắc Vương quốc Anh ở Tô Cách Lan
(62%) và Bắc Ái Nhĩ Lan (53,4%) bỏ phiếu thuận ở lại EU, trong khi dân
miền nam ở Anh (53,4%) và Wales (52,5%) bỏ phiếu Brexit. Tại thành thị
giới trẻ ủng hô ở lại trong khi ở thôn quê công nhân, giai tầng tiểu sản
và người già chọn rút khỏi EU.
Thành phần ủng hộ Brexit dựa trên nhóm tuổi:
Vương Quốc Anh hiện đang đứng trước một tương lai không chắc chắn. Thủ
hiến Tô Cách Lan (Scotland) bà Nicola Sturgeon tuyên bố "đa số dân Tô
Cách Lan (62%) đã bỏ phiếu hỗ trợ sự ở lại EU, nên một cuộc trưng cầu
độc lập lân thứ hai sẽ phải thực hiên". Tại Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland)
đảng quốc gia lớn nhất "Sinn Fein" cho rằng việc Anh ra khỏi EU là dịp
để tiến hành trưng cầu về thống nhất Bắc Ireland và Ireland. Tô Cách Lan
và Bắc Ái Nhĩ Lan đã nhiều lân lên tiếng cảnh báo rằng trong trường hợp
Brexit, họ sẽ phấn đấu độc lập và muốn tiếp tục làm thành viên EU.
Ngày thứ sáu đen (Black Friday)
Kết quả cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Anh trong Liên
minh châu Âu (EU) công bố sáng 24-6 đã gây ra những cú sốc trên các thi
trường tiền tệ, chứng khoán và nhiên liệu.
Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985, một bảng
Anh hiện chỉ đổi được 1,3466 USD. Chỉ số chứng khoán Anh FTSE 100 mất
8%.
Tại Âu châu hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc. Chỉ số chứng
khoán DAX (Đức) giảm 10%. Chỉ số CAC40 (Pháp) giảm hơn 6%, Amsterdam 5%,
Madrid 10%
Tại Á Châu, chỉ số Nikkei (Nhật) giảm 8%, Hồng Kông giảm 3%, ASX (Úc) mất hơn 3%.
Tại Mỹ, Dow Jones giảm 3%. Giá vàng tăng 6% trong khi giá dầu giảm 4%.
Khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử EU
Lo ngại sự chiến thắng của phe Brexit ở Anh sẽ khuyến khích các chính
đảng quốc gia mỵ dân ở các quốc gia hôi viên khác (Pháp, Hòa Lan, Đan
Mạch...) đòi hỏi thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý tương tự, giới lãnh
đạo EU tại Bruxelles (Bỉ) đã triệu họp khẩn cấp. Chủ tịch nghị viện Âu
Châu Martin Schulz mời các trương khối dân biểu trong nghi viện họp
chung với chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk và chủ tịch ủy hôi
Jean-Claude Juncker.
Chủ tịch Donald Tusk kêu gọi đoàn kết "Một quốc gia muốn ra, chúng ta sẽ
cùng nhau quyết tâm gìn giữ sự đoàn kết của 27 quốc gia còn lại".
Tại Đức Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel và Ngoại trưởng Đức Frank - Walter
Steinmeier xem ngày 23-6 là "một ngày tồi tệ với châu Âu" khi các cử tri
Anh quyết định bỏ phiếu ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), một quyết định
không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của riêng nước Anh mà còn của cả liên
minh có bề dày lịch sử 60 năm này. Bà Thủ tướng Angela Merkel cho biết
một cuộc họp cấp cao sẽ được triệu tập vào ngày 27. 06 tai Bá Linh với
sự tham dự của Tổng thống Pháp F. Hollande, Thủ tướng Ý M. Renzi và Chủ
tịch Hội đồng EU D. Tusk để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Merkel
tuyên bố "Liên Minh Âu Châu đủ mạnh để đáp ứng tình hình hiện nay. Đức
rất quan tâm và ý thức trách nhiệm góp phần thành công cho sự hợp nhất
châu Âu..."