Nguyễn Thọ
Juni 03 2016
TƯỞNG NHỚ MỘT NGUỜI TỴ NẠN VĨ ĐẠI, MỘT CỨU NHÂN DŨNG CẢM.
Tháng 5 vừa qua có quá nhiều sự kiện lớn. Nhưng tôi không hề viết
về TT Obama đầy hào quang, lại càng không muốn nhìn vào những gì
các đồng nghiệp VTV đã cố tình làm và cố tình không làm trước
hiện tình đất nước. Tôi cũng không muốn sa vào cuộc tranh luận về
chức chủ tich chi nhánh đại học Fulbright Việt Nam của một ông cựu
chiến binh Mỹ.
Tôi chỉ nhắc nhở bạn bè hãy nhớ đến một Trần Huỳnh Duy Thức
đang tuyệt thực trong tù. Tôi dự định sẽ không viết gì hơn trên
tường nhà của mình, cho đên khi vụ tuyệt thực của Thức ngã ngũ.
Nay Thức đã làm theo điều tôi mong muốn. Anh quyết định sẽ phải
sống!
Từ ba hôm nay, tôi nhớ đến ông Rupert Neudeck, người mà tôi vẫn
ngưỡng mộ. Mặc dù không phải là thuyền nhân, tôi vẫn coi ông là ân
nhân và là vĩ nhân. Ân nhân, vì ông đã đem đến cho chúng ta tài sản
vô giá: tình thương đồng loại.
Vĩ nhân, vì ông đã làm được một việc có một không hai trong lịch
sử nước Đức sau Hitler: Ông đã đánh thức lương tâm Đức và đã làm
cho cho nhân loại thấy được lòng nhân đạo của dân tộc này. Gần 40
năm sau, nước Đức đã khẳng định phẩm chất của mình trong vụ khủng
hoảng "Tỵ nạn Trung Đông".
Con thuyền gỗ nhỏ bé với 52 thyền nhân Việt Nam đang sắp chết
khát được tàu Cap-Anamur vớt vào phút chót, ngày nay trở thành
đài kỷ niệm tại Troisdorf. Mỗi lần qua đó, tôi lại nghĩ đến những
đồng bào xấu số đã nằm lại trong lòng biển Đông và nghĩ đến
người ty nạn Neudeck.
<https://www.facebook.com/
339613&type=3>
Ông Neudeck cũng là một người Đức tỵ nan. Năm 1945, cậu bé 6 tuổi
Rupert đã phải theo cha mẹ đi bộ hơn 1000 km từ vùng Danzig (nay là
Gdansk, Ba-Lan) để về Tây Đức, chạy trốn cuộc tổng tiến công của
Hồng quân Liên-Xô. Thị trấn Troisdorf là điểm đến và sau này trở
thành quê hương thứ hai của ông, cũng như của hàng trăm gia đình
Việt Nam khác.
Gia đình Neudeck sống sót về đến đây vì họ bị nhỡ chuyến tàu
thủy Wilhelm Gustloff. Con tàu chở người Đức tỵ nạn này đã bị tàu
ngầm S13 của Hồng quân Liên Xô bắn chìm ngày 30.1.1945 trên biến
Baltic (tiếng Đức = Ostsee), đem theo 9000 thuyền nhân Đức xấu số
xuống đáy biển (khái niệm „Thuyền nhân“ chỉ xuất hiện sau năm 1978,
khi có nạn người Việt, người Hoa vượt biển).
Cậu bé Rupert khi đó chỉ được biết tai nạn khủng khiếp này qua
phim tài liệu „Wochenschau“. Những hình ảnh đắm tàu và xác người
trôi trên biển đã ám ảnh ông suốt cuộc đời.
<https://www.facebook.com/
339613&type=3>
<https://www.facebook.com/
339613&type=3>
<https://www.facebook.com/
339613&type=3>
Khi nhìn thấy hình ảnh những mảnh thuyền vỡ và xác người trên
biển Đông, nhà báo Neudeck đã quyết định phải hành động. Ông đã
làm nên lịch sử từ đó. Cap Anamur từ một con tàu buôn cũ, đã trở
thành biểu tượng của lòng nhân đạo, của lương tâm Đức.
Xin dẫn một câu nói của Rupert Neudeck: Tôi muốn không bao giờ hèn
nữa. Cap-Anamur là ấn tượng đẹp nhất của ý nguyện Đức: Không bao
giờ trở lại với sự hèn hạ, phải luôn luôn dũng cảm. (Ich möchte nie
mehr feige sein. Cap Anamur ist das schönste Ergebnis des deutschen
Verlangens, niemals wieder feige, sondern immer mutig zu sein)
Sự hèn hạ mà ông Neudeck muốn nói ở đây chính là sự quay mặt đi
trước những điều ác đang xảy ra trước mắt mình. Từ 1933 đến 1945
đã có 90 triệu người Đức hèn.
Jun26
Dr.Rupert Neudeck sinh 14.5.1939 tại
Danzig trong một gia đình có 4 anh chị em ngày 30.01.1945 gia đình ông
chạy trốn chiến tranh trong mùa đông lạnh lẽo với mẹ. Hồng quân Xô Viết
tràn vào Balan, tàu quân y “Wilhelm Gustloff” sơ tán đưa người tỵ nạn ra
khỏi cảng Danzig. Khoảng 10.300 người chạy tỵ nạn trên tàu nầy bị thủy
lôi của Xô Viết đánh chìm. Hàng ngàn người trên tàu thiệt mạng. Gia đình
ông Neudeck nhờ lỡ tàu mà sống sót. Chính biến cố lịch sử đau thương đó
ảnh hưởng đến đời sống và việc làm nhân đạo của ông sau nầy
Khi gia đình đến định cư tại Hagen, Dr
Rupert Neudeck xong trung học vào đại học theo phân khoa thần học,
triết học, xã hội học tại đại học Bonn, Münster và Salzburg. Năm 1961
ông gia nhập Dòng Tên, nhưng ít năm sau ông ra khỏi Dòng và tiếp tục
học. Năm 1972, ông đậu bằng tiến sĩ triết học và lập gia đình, vợ là bà
Christel có 2 con gái 1 con trai là: Yvonne, Milena , Marcel và 1 cháu
ngoại. Ngoài đời ông còn có hàng trăm ngàn con cháu do bàn tay cứu vớt
của ông.
Khởi đầu ông làm nhà báo cho đài phát
thanh Công giáo ở Köln và từ năm 1976 làm nhà báo tự do. Năm 1977, ông
làm biên tập viên chính trị cho đài phát thanh Deutschlandfunk . Trước
làng sóng người Việt vượt biển tìm tự do và nhiều thảm kịch về thuyền
nhân ở Biển Đông gợi ông nhớ lại câu chuyện tỵ nạn của chính mình nhờ
may mắn nên còn sống sót.
Năm 1979 vợ chồng Dr Rupert Neudeck,
Christel. sáng lập Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V. (Ủy ban Cap
Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức). Ủng hộ tổ chức này có các nhân vật nổi
tiếng như: nhà văn đoạt giải Nobel Heinrich Böll, Alfred Biolek, Bruno
Ganz, Norbert Blüm, Peter Scholl-Latour, Frank Alte… Cùng một nhóm thân
hữu thành lập Ủy ban “Ein Schiff für Vietnam”
và thuê tàu Cap Anamur trọng tải 6600 tấn dài 118,7 m, rộng 17m, cao
9m, hầm tàu 7,3m làm nhiệm vụ cứu các thuyền nhân Việt Nam (chủ tàu ở
Hamburg không lấy tiền thuê chỉ cho mượn). Ngày 09.8.1979 lúc 15g23 do
thuyền trưởng Klaus Buck tàu CAP ANAMUR khởi hành từ cảng Kobe của Nhật
ra Biển Đông với lòng nhân đạo cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam chạy
trốn chế độ độc tài CS. Các bác sĩ, y tá phần lớn người Đức làm việc
thiện nguyện, trên tàu có một trực thăng do cựu thiếu tá Pilot người Mỹ
từng tham chiến tại Việt Nam bay tìm, hướng dẫn các ghe thuyền lênh
đênh, mất định hướng trên biển đến với tàu Cap Anamur. Thuỷ thủ đoàn là
những người Phi, Cap Anamur I vớt những ghe vượt biển trong hoàn cảnh
„thập tử nhất sinh“. Tính đến tháng 5.1982, Cap Anamur I cứu được 9.507
thuyền nhân Việt Nam đưa vào các trại tị nạn Sem Bawang (Singapor),
Palawan, Bataan (Phi luật Tân), Galang (Indonesia) tạm trú một thời gian
ngắn chờ định cư Tây Ðức hoặc đến các đệ tam quốc gia trên thế giới.
Cap Anamur I hoạt động 22 tháng phải ngưng công tác nhân đạo, ngày 25.
6. 1982 trở về cảng Hamburg, mang theo 287 thuyền nhân VN. Ông Hans Voss
chủ tàu không lấy tiền mướn, nhưng chi phí mỗi tháng cho Cap Anamur.
khoảng 400.000DM. Cap Anamur II. hoạt động từ tháng 3 đến tháng 6.1986
vớt 888 người, và mang 357 người về cảng Hamburg. Lần cuối cùng chính
phủ Đức chỉ nhận 22 người của Cap Anamur III và từ đó chấm dứt không
nhận thêm thuyền nhân Việt Nam. Cap Anamur IV và Cap Anamur V tiếp tục
hoạt động, tiếp tế lương thực và nước uống, cứu người vượt biển thoát
khỏi tay bọn hải tặc và đưa họ đến được bến bờ bình an. Số người được
Cap Anamur vớt trên 11 ngàn người, nhưng số người được đoàn tụ gia đình
trên 30 ngàn người. Bất cứ nơi nào có tiếng khóc than, cầu xin là có ông
tìm đến để giúp đỡ.
Hồi
tưởng cuộc đời tỵ nạn sau 30.4.1975 người Việt bất chấp mọi hiểm nguy
đổi cả mạng sống để vượt khỏi Việt Nam, nhiều nơi trên thế giới dựng
bia, đánh dấu thời gian người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do. Ngày 12
tháng 9 năm 2009, người Việt tại Đức dựng tượng đài bằng đồng với bia
tri ân Cap Annamur và nhân dân Đức tại cảng Hamburg. Buổi lễ khánh thành
và tri ân nước Đức được tổ chức trang trọng và có sự hiện diện của Bộ
trưởng nội vụ Wolfgang Schäuble, chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPD)
Franz Müntefering, cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht
(người đầu tiên nhận thuyền nhân vào Đức), ông Philipp Rösler bộ trưởng
kinh tế và nhiều nhân vật khác cùng hơn 1200 người Việt
Sau khi hoàn thành sứ mạng nhân đạo cứu
thuyền nhân Việt Nam, Uỷ Ban Cap Anamur vẫn tiếp tục giúp đỡ cho nhiều
người tỵ nạn chiến tranh xây dựng lại nhà cửa, trường học … Tháng 4 năm
2003 ông là người đồng sáng lập tổ chức hòa bình quốc tế Grünhelme eV
(Mũ bảo hiểm xanh lá cây) nhằm giúp xây dựng lại những trường học, làng
mạc trong các vùng bị chiến tranh tàn phá tại Congo Kosovo, Sudan,
Syria, Iraq, Afghanistan, Nordafrika, Colombia, Ethiopia Haiti,
Macedonia Albania v.v… và cả Việt Nam
Ông đã nhiều lần tới thăm Israel và vùng
lãnh thổ Palestine để tìm hiểu hàng rào ngăn cách mà Israel đã dựng lên,
cùng hiện trạng sinh sống của người Palestine ở Bờ Tây. Năm 2005 ông đã
xuất bản quyển “Ich will nicht mehr schweigen. Recht und Gerechtigkeit in Palästina” (Tôi sẽ không im lặng nữa. Luật pháp và Công lý ở Palestine) nhằm bênh vực những người Palestine và bị Hội hữu nghị Đức-Israel chỉ trích dữ dội.
Những
thập niên qua, trong việc cứu trợ nhân đạo, ông còn xuất bản nhiều tác
phẩm phát xuất từ sự rung động trái tim của ông bà Neudeck, như tác phẩm
Die Menschenretter von Cap Anamur; ông luôn hãnh diện về vệc cứu vớt
thuyền nhân VN hội nhập thành công tốt đẹp, thế hệ thứ II trở thành
những công dân ưu tú của nước Đức luôn bảo tồn văn hoá và bản sắc dân
tộc.
Năm 2009 kỷ niệm 30 năm người Việt tại München, ông viết trong Đặc San Hồi tưởng đời Tỵ Nạn. „Người
Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận
như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay
trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị
đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ độc tài, chúng
ta phải can thiệp cho họ.“
Ngày 09.8.2014 tại Hamburg kỷ niệm 35 năm
tỵ nạn của người VN và cũng là sinh nhật thứ 75 của ông, mọi người đều
chúc tụng mong ông khoẻ mạnh sống lâu, để ông giúp những người chạy trốn
chế độ độc tài, chiến tranh bớt khổ đau.
Ông bị bệnh tim được giải phẩu chửa trị
nhiều lần, dù sức yếu nhưng ông thường bay đến nhiều nơi vận đông giúp
đỡ làn sóng người tỵ nạn Syrien và Phi châu bị chết đuối trên biển Điạ
Trung Hải… nhưng cuộc đời không tránh khỏi quy luật của tạo hóa „sinh
lão bệnh tử“. Ngày 31.5.2016 ông qua đời hưởng thọ 77 tuổi, trong sự
thương tiếc của Cộng Đồng Người Việt tại Đức cũng như trên thế giới.
Ông Ulrich Kasparick, cũng là bạn của TS Rupert Neudeck, ngỏ ý trước sự ra đi của TS Neudeck“, trái tim của Rupert lớn đến nỗi không ai có thể mổ tim ông được, tim ông đủ chứa được toàn thế giới.
Tiến sĩ Wolfgang Thierse, cựu chủ tịch Quốc Hội, đã phát biểu trong buổi lễ: „Ủy
Ban CAP ANAMUR và HỘI MŨ XANH đều là hai tổ chức nhân đạo nhỏ bé có
tính cách gia đình và không bị ràng buộc vào những thủ tục hành chánh
rườm rà, nhưng là một ràng buộc liên kết vĩ đại của trách nhiệm dấn thân
của từng cá nhân, lòng đam mê, sự căng thẳng, tính bền chí và nỗi hân
hoan trong từng dự án nhân đạo. Ông nói tiếp: „Lòng đam mê hoạt động
nhân đạo cứu người của ông bà Christel và Rupert Neudeck đã truyền nhiễm
đến rất nhiều người, để từ đó họ tích cực trực tiếp hỗ trợ hoặc đóng
góp tài chánh cho tổ chức nhân đạo của ông bà“. Ông cũng ngỏ lời khen
ngợi: „Ông bà Neudeck đã đóng góp một phần nào đó để bộ mặt của nước Đức
được tươi sáng hơn“.
Đài truyền hình WDR của Đức dùng một danh từ “Menschenfischer” – “Kẻ chài lưới người” để
nhắc đến ông Dr. Rupert Neudeck, tờ báo khác lại nhắc đến ông Neudeck
với một danh gọi khác trong Phúc Âm là người Samaritanô nhân hậu thương
người. Người Việt Nam chúng ta gọi ông là một vị Thánh, một Bồ Tác, Tin
ông qua đời nơi nào có Cộng Đồng Việt Nam dù Công Giáo hay Phật Giáo đều
có Thánh lễ, cầu kinh trang trọng để tưởng niệm người đại ân nhân của
chúng ta .
Thủ tướng Angela Merkel khen ngợi Dr. Rupert Neudeck: “Một
gương mẫu thực sự của nhân loại đang sống. Đất nước mất đi một nhà hoạt
động thế giới về nhân quyền và tình người. Rupert Neudeck không bao giờ
dùng bản thân để lạm dụng; ông luôn luôn nhìn thấy nó như là nhiệm vụ
của mình để đóng góp thiết thực nhằm giảm bớt đau khổ của con người.” Và chia buồn với bà quả phụ Christel Neudeck không quên công ơn bà „đã giúp vào việc làm nhân đạo của chồng”.
Tổng thống Đức Joachim Gauck khen ngợi
Dr. Rupert Neudeck là một người chiến đấu cho con người gặp khó khăn. Số
phận của những người nghèo ở các khu vực xung đột luôn ở trong trái tim
của ông. “Ông Neudeck đã thấy và đã hành động – và kéo dài suốt đời.” Công việc của ông Neudeck là một “tấm gương sáng nhân hậu từ một cá nhân có thể làm được. Dr. Rupert luôn luôn là một tấm gương cho chúng ta.”
Ngày14
tháng Sáu lễ tưởng niệm Dr. Neudeck tại Thánh đường St Aposteln do Tòa
Tổng Giám Mục Giáo phận Köln tổ chức và Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki
chủ lễ, với 12 linh mục người Việt, có những LM ngày xưa được tàu Cap
Anamur cứu vớt.
Lúc 10 giờ người con trai của ông Neudeck
mang tấm hình lớn của thân phụ để trên giá cao bên phải Cung Thánh và
một bó hoa của nhà thờ, tấm hình với đôi mắt nhìn xa như chờ đón những
người con trở về, chính đôi mắt thiên thần đó từng nhìn thấy nỗi đau của
những con người bất hạnh, bị đàn áp và chạy trốn. Nhiều người đến trước
di ảnh tưởng niệm ông với những giọt nước thương tiếc. Nếu ngày xa xưa
ấy không được ông cứu giúp thì không thể có cuộc sống như ngày nay trên
nước Đức. Trên thềm của Cung Thánh nhiều tràn hoa đẹp, hai tràn hoa với
biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH là những người Việt Nam yêu tự do
và dân chủ phải rời bỏ Quê hương vì lý do chính trị.
Người Việt tại Munich cũng như Berlin ở
xa Köln/ Cologne phải đi trước từ tối thứ Hai. Đoàn người từ München và
vùng phụ cận thuê xe Bus 78 chỗ khởi hành lúc 22:30 tối ngày 13/6 đến
Köln 6:30 sáng 14.6. Chúng tôi in hình Dr. Neudeck cũng như tàu Cap
Anamur I để trước xe, khởi hành Sr. Hiền và những Kitô hữu cùng đọc
kinh, Lạy Cha, Kinh kính mừng và kinh cầu hồn cho Dr. Neudeck, Cầu xin
chúa ban bình an cho đoàn München đi đến nơi về đến chốn, chúng tôi có
thêm tình thân đồng hương nổng ấm, nhiều anh chị sau 35 năm mới gặp
nhau, ôn lại chuyện cũ của những ngày lênh đênh trên biển, may mắn được
Cap Anamur vớt, lên tàu được 1 tiếng thì mưa bảo sóng to nếu không được
Cap Anamur vớt thì ghe đã chìm xuống lòng đại dương làm mồi cho cá mập!
Nhiều ghe thoát khỏi hải tặc Thái. Có những anh chị không được Cap
Anamur vớt cũng cùng đồng hành với chúng tôi đi tham dự Thánh lễ góp lời
cầu nguyện. Thể hiện tấm lòng biết ơn của người Việt với đại ân nhân,
những người không xin được nghĩ phép và những người lớn tuổi điện thoại
cho tôi xin đóng góp tiền thuê xe, tiền phúng điếu theo kiểu Việt Nam.
Chúng tôi là những người quý trọng đại ân nhân Dr. Neudeck ở München tổ
chức chuyến đi được đồng hương tin tưởng là một niềm vui khó quên. Chúng
tôi không nhận tiền của người nào, ai đi có mặt trên xe thì tính theo
đầu người chia đều nhau. (Riêng chi phí tràn hoa 200 € được anh chị Trần
Minh Ân ngay từ đầu chịu hết, nhưng có thêm gia đình Nguyễn Phước Thành
và Hưng cũng muốn đóng góp, tôi đề nghị anh em Nguyễn Phước Thành đóng
100€, thật cảm động bác Phú 93 tuổi hưởng tiền già, Bác muốn đóng góp
thêm 100€ tôi cảm ơn bác xin nhận 10€ danh dự góp vào tràn hoa, tôi trả
lại cho anh chị Ân 10€. Ngày cuối bác Nguyễn Kim Định, anh Mã Bé gọi xin
đóng góp. Cám ơn tấm lòng của quý vị mạnh thường quân, tôi không nhận
thêm tiền vì tràn hoa đã đặt xong). Anh Thu nhận của người bạn 10€ phúng
điếu, nếu trả lại thì người ta buồn, nên chúng tôi bỏ 10€ đó vào tiền
lễ tại nhà Thờ. Tràn hoa cũng héo tàn, nhưng lòng người là những cánh
hoa tươi đẹp, nở mãi không tàn đó là lòng ngưỡng mộ và nhớ ơn ĐẠI ÂN NHÂN Dr. NEUDECK.
Từ 10 giờ nhiều đoàn người về tham dự từ:
Berlin, Frankfurt, Hannover, Krefeld, Bremen, Düsseldorf, Stuttgard,
Saarbrüchen, Mönchengladbach, Nürnberg, Darmstadt, Odenwald…Các cơ quan
truyền thông tường thuật khen ngợi về tình nghiã sau đậm của Thuyền nhân
VN đối với Dr. Neudeck, trong nhà thờ đầy quan khách. Đoàn chúng tôi
tới sớm có chỗ ngồi, đoàn Hamburg xe bus tới trể nhiều người phải đứng
ngoài sân…Thánh lễ tưởng niệm cữ hành trang trọng, hơn một ngàn người
Đức-Việt cùng hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Dr. Rupert Neudeck sớm
vào nước Chúa nghỉ ngơi. Chia buồn với gia đình bà Neudeck ông cựu chủ
tịch Quốc hội, Cha xứ nhà thờ, đại diện người Việt là bác sĩ Nguyễn Đình
Quang 38 tuổi là một thuyền nhân được con tàu CAP ANAMUR vớt năm 1981
từng mổ tim cho ông Neudeck. Dr. Quang nói „Trong
trái tim chúng tôi vẫn sẽ mãi giữ hình ảnh Rupert Neudeck, suốt cuộc
đời này sẽ không quên ông, vì chúng tôi mang ơn ông, vì tình yêu thương
của chính ông và gia đình ông dành cho chúng tôi quá to lớn!…“
Trong những năm cuối sức khoẻ yếu kém ông
Neudeck đi ít hơn trước, dù có quá nhiều dự án chưa được thực hiện.
Cuối đời của ông vấn đề tỵ nạn vẫn là mối quan tâm lớn nhất trong trái
tim của ông. Gia đình ông Neudeck không nhận tiền phúng điếu, nhưng dự
án nhân đạo của ông còn tiếp tục nếu quý đồng hương có tấm lòng hãy tiếp
tục hỗ trợ cho Gruenhelme e.V
Chính quyền Troidorf sẽ có một địa điểm
trong thành phố hay con đường mang tên Dr. Rupert Neudeck. Cộng Đồng
Người Việt sẽ xin phép dựng tấm bia tưởng niệm để phần đầu Dr. Neudeck
bằng đồng đen của nhà điêu khắc đã làm từ nhiều năm trước. Chi phí đó
nhờ quý đồng hương góp tay. Ban tổ chức sẽ thông báo số Konto để việc
kiểm soát minh bạch tiền thu có chi phí.
1978 – Cavaliere-Orden der Republik Somalia
1985 – Theodor-Heuss-Medaille
1991 – Bruno-Kreisky-Preis für Verdienste um die Menschenrechte- Giải Nhân quyền Bruno-Kreisky
1998 – Erich-Kästner-Preis des Presseclubs Dresden e.V.
1999 – Frankfurter Walter-Dirks-Preis
2003 – Marion Dönhoff Preis
2005 – Ehrendoktorwürde der Westfälischen Wilhelms-Universität Münster
2006 – Europäischer Sozialpreis
2007 – Steiger Award in Bochum
2007 – Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen
2011 – Ehrendoktorwürde der Universität Prizren
2012 – Ritter der Ehrenlegion
2014 Deutschlands Bürger des Jahres vom Bundesverband Deutscher Zeitungsverleger
2014 – Internationaler Menschenrechtspreis, Dr. Rainer Hildebrandt-Medaille
2015 – Bürgerpreis der deutschen Zeitungen
2016 – Erich-Fromm-Preis an das Ehepaar Neudeck
2016 – „Den Bornheimer“ der Europaschule Bornheim
Rupert Neudeck được bầu chọn vào danh sách Unsere Besten.
Hình đoàn München đến Köln
Mời độc giả nghe tường thuật Thánh Lễ Cầu Nguyện
Nguyễn Quý Đại
Câu nói từ thời La Mã cổ đại: “Chưa ghé Köln, có nghĩa là chưa đến nước Đức” là thành phố lớn thứ 4 và là một trong những thành phố cổ nhất của nước Đức.
Được xem là một trong những thành phố cổ
kính nhất của châu Âu, Köln/Cologne giống như cuốn sách ba chiều về
lịch sử và kiến trúc, mà nổi bật nhất là các kiến trúc nhà thờ được xây
dựng từ thời trung cổ.
Nhà thờ lớn Kölner Dom được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1996. Kiến trúc Dom tổng hợp giữa
hội họa và điêu khắc được xây dựng vào tháng 8/1248 và việc thi công dở
dang suốt thời Trung cổ, đến năm 1880 mới hoàn thành. Nhà thờ lớn này là
một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới, được xây dựng theo kiến
trúc Gotich thuần túy rộng 45m, dài 144,5m với hai tháp đôi khổng lồ
cao 157m. Bên trong nhà thờ, chậm bước dọc lối đi chính và ngắm những
mái vòm Gothic cao nhất thế giới cùng bốn bức tường được trang trí bằng
các bức bích họa mô tả cảnh trong Kinh thánh, các cửa sổ đều được lắp
kính đổi màu lộng lẫy, nhiều chi tiết trang trí, vật dụng được dát vàng.
Nhà thờ Kölner Dom còn lưu giữ nhiều tác
phẩm nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 12. Trong số các bảo vật được trưng bày
trong 6 gian phòng trên tầng 3 của nhà thờ, nổi tiếng nhất là cỗ quan
tài bằng đá mạ vàng chạm trổ rất đẹp. Tương truyền trong quan tài có
thánh cốt của 3 nhà thông thái (ba Vua) trong sách Phúc Âm. Năm 1864,
khi mở nắp quan tài, người ta đã tìm thấy các bộ xương và quần áo có
niên đại 2.000 năm. Gần bên cỗ quan tài là cây thập tự lớn được chạm
khắc trên gỗ sồi vẫn còn dấu sơn và mạ vàng. Nhà thờ có 11 quả chuông,
nổi bật nhất là chiếc chuông rung tự do lớn nhất thế giới mang tên
“Chuông của Thánh Peter”, nặng 24 tấn.
Thánh lễ cầu nguyện cho Dr. Rupert
Neudeck tại Thánh đường St Aposteln do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki
(Tổng Giám Mục tổng giáo phận Köln) chủ lễ. Thánh đường St Aposteln cổ
khởi đầu từ cuối thế kỷ thứ 9 về lịch sử văn hóa là 12 nhà thờ trong nội
thành theo phong cách Kiến trúc Roman (tiếng Anh: Romanesque. Phần lớn
các nhà thờ này đã hư hại nặng trong chiến tranh, mãi đến năm 1985 việc
tái kiến thiết mới hoàn thành.
Ngày 18 tháng 9 năm 1965 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong thánh đường nầy lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
https://hoamunich.wordpress.com/2016/06/26/le-tuong-niem-dr-neudeck/#more-7012