Bùi Quang Vơm (Danlambao) -
...Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khỏe tốt chỉ bị
xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với
lý do để kiểm tra sức khỏe, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà,
phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được
tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu
Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng
Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được
máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả
năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong
nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô
tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền
thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định
ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu...
*
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến
sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ
quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc
chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau
phán xét, nếu tiếp tục gây hấn chiếm đọat các hòn đảo đá
còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm
luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung
Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm
sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận
quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc
sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của
Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp
phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào
Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa
thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế
của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết
tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ
quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực
diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản
lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động,
trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc
cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ
cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất
nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc
buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm
đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA
phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa,
thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho
thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và
thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng cuả Trung Quốc chỉ
dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn
bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.
Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam
giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn
vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà
trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc
chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực
sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và
với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa
của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi
pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh
phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng
ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công
khai của Campuchia, Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lợi. Trung
Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo
vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump trúng cử, sau bầu
cử Tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu
toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn
rất nhiều. Bà Hillary không hề giấu diếm thái độ không nhân
nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc.
Tham vọng chiếm đoạt biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả
giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng
phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979.
Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống
sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên
đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày
đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn
công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4
máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines.
Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30
và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn
trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn
cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả
hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin
xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30 sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư
dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức
khoẻ tốt, chỉ sước tay do dây dù.
9h30 ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia
Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang
Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ
cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc
12H30”.
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ
đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta
tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia
tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA
212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày,
khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy
bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và
nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc
bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân
lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212.
Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực
xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các
nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9
cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống
biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi - Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin: “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều
cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật
hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung,
nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 "chắc
chắn đã bị một va đập rất mạnh" khi rơi xuống biển qua những thông tin
mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ
tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói "có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra".
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là
phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã
có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), "không loại
trừ nguyên nhân 'thời tiết thay đổi đột ngột', tuy rằng ông nói "khu
vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay 'bình thường' như nhiều địa điểm
khác dọc bờ biển Việt Nam".
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng
tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai
chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không
quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ
cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát
hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi
xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?! “Cụ thể, vị trí máy bay
được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định địa điểm CASA 212 rơi và nằm
ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục với,
và bố trí hàng chục tàu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp
tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài
biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí
vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích
bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay
Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách
đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
"Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ
30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng
18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ
An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý," (báo Thanh Niên). Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà
phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ,
nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại
tá Trầân Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền
thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay
nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài,
và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng
ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn
ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này
biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi
biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm mưu. Đúng, chúng ta
rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn
biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những
âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự
tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông
tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có
cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những
chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân
tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17H30, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung
ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ
đội. Lúc 21H30, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn
Chí Vịnh, Thường vụ Quân ủy bao gồm:
- Tổng bí thư nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư quân uỷ trung ương;
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch hội đồng an ninh Quốc gia;
- Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phú, phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia;
- Bộ trưởng bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ trung ương;
- Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Thượng tướng Lương Cường;
- Tổng tham mưu trưởng, trung tướng Phan Văn Giang;
- Thứ trưởng thứ nhất bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một
quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình cuả
đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là
tránh một xung đột tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21H30, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị
phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải
phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung
quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Gặp đại sứ vào lúc 21H30 tại Trụ sở bộ quốc phòng phải có
lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng
lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể
triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không?
Nếu chỉ do tại nạn, Có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp
họp Thường vụ Quân ủy, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo "Hôm nay, nước
Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công
bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm
trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn
sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể". Nhưng
chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì
về thái độ của Việt Nam với lời gợi ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ
sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn
chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp
ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi
sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các
bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh
đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và
Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản
những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản
Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên
Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn
cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử.
Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên
những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán
đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình
sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
- Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc
lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại
biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang
hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ
thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong
hải không phận của Việt Nam.
- Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết
định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột.
Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã
tìm được là “tương kế tựu kế”.
- Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
- Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể
xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công
bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung
Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc
bắn thì hạ lỗi do phía Việt Nam.
- Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như
dự đoán, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình
huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
- Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều.
Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận
bắn đạn thật. Sẽ có tàu Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do
nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị
Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ. Sẽ có binh lính hải quân Trung
quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây,
v.v... Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố
của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa
lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ
bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản
lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ
này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
- Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ
được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu
dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích
của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi
Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô
nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của
quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính
trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể
mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt
buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam
chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp
định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ và Nhật không có căn cứ pháp
lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về
tay Trung Quốc. Và một khi đã lọt vào tay Trung Quốc, thì Trường
Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v... sẽ trở thành Đá Chữ thập,
Gạc Ma thành Vành khăn... thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở
về với Việt Nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh
chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của
Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với
Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt sẽ giàu có và
mạnh hơn Trung Quốc! Nhật Bản đang mạnh hơn Trung Quốc về kinh
tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn
phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc
trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ
mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn
dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch
đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có
người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và
Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng
và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt
hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn
kịp được nữa. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ
máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay
trong bộ chính trị, ngay trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, dọn
được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một
tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch
của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với
Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn
xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp
định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được
nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được
bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ
quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với
Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn
sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một hiệp định để công
khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy
cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển
vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách
nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một
chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc lấy hiệp
định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can
thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Paris - 21/06/2016