Mẹ Nấm (Danlambao)
- Sáng ngày 8/6/2016, tại Nam Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ
trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí
Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm
Hồng Hà, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng… và các quan chức địa
phương tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam
năm 2016 và kỷ niệm ngày Đại dương Thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Xuân Phúc có nói: “Bảo vệ chủ quyền
biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với việc khai thác bền vững tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ trọng yếu, cấp
bách của quốc gia, dân tộc, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và
toàn dân.”
Chắc hẳn, lúc công bố những lời lẽ hoa mỹ này, nhiều người dân Nam Định
đang nghe bên dưới không biết việc Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng các
đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Người dân chắc
cũng không quan tâm đến việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng
không ADIZ của Trung Quốc. Và quan trọng hơn, ảnh hưởng thiết thực đến
đời sống của người dân hơn là “việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trưởng biển”
mà ông Phúc đề cập là sự nghiệp của toàn đảng kia có liên quan đến thảm
họa môi trường tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà cũng có bài phát biểu trong buổi lễ sáng nay như sau: ““Hiện
nay, vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức to lớn: Hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
đang tác động ngày càng trầm trọng đến vùng biển đảo nước ta. Ô nhiễm
môi trường biển vẫn đang diễn biến phức tạp, ở một số nơi, vùng ven biển
đang có nguy cơ trở thành “điểm nóng” về môi trường… Những thách thức
trên, đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết, chung sức,
đồng lòng, có các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững kinh tế biển,
bảo vệ hiệu quả tài nguyên, môi trường biển, ngăn ngừa kịp thời và kiểm
soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường biển vì sự bền vững của
biển cả”.
Không một dòng, không một chữ nào nhắc tới những gì đã xảy ra hồi tháng 4 tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Không một dòng, một chữ nào nhắc tới tuyên bố thảm họa môi trường mà
chính ông đã nói với báo chí hôm về thị sát Formosa những ngày cuối
tháng 4.
Không một dòng, một chữ nào nhận lãnh trách nhiệm về việc nhắm mắt cấp duyệt cho ống xả thải ngầm dưới biển.
Không một dòng, một chữ nào nhắc tới việc minh bạch thông tin để khôi phục đại dương.
Ngày thứ 63 cá chết, các ban ngành bắt đầu công bố chỉ số nước biển có
hàm lượng sắt cao trong các mẫu nước lấy từ ngày 1/6 để an dân?
Có ai thấy ngượng miệng hay cảm thấy lương tâm mình cắn rứt, khi đứng
trên bục nói về việc bảo vệ đại dương, trong khi cố bưng bít nguyên
nhân, và chưa có biện pháp khắc phục, ngăn chặn việc xả thải ra biển của
công ty Formosa hay không thưa các vị lãnh đạo?
Đừng diễn trò nữa, các vị còn nợ nhân dân một câu trả lời: Tại sao cá chết?