Cách đây không lâu, Lê Anh Hùng có đặt ra một vấn đề ở tầm chiến lược: “Cách mạng dân chủ ở Việt Nam: từ dưới lên hay từ trên xuống?”, đồng thời đưa ra một số phương án về khả năng chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam.
Đây là một chủ đề lớn, và cần thảo luận rốt ráo, nhất là trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, khi chủ quyền và môi trường đều bị đe dọa. Sẽ có những người cho rằng, đối với Việt Nam vấn đề cấp bách là thoát Trung, và tạm thời cần dẹp qua một bên vấn đề nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên cũng sẽ có người nghĩ rằng, Việt Nam muốn độc lập thì phải dân chủ hóa. Tôi cũng nghĩ theo hướng này, Việt Nam không thể có độc lập, không thể cứu môi trường nếu không dân chủ hóa. Nhận định này có lẽ được củng cố khi ta quan sát những gì đang diễn ra, những cách thức xử lý của chính phủ về các vụ đồng bằng sông Cửu Long, Vũng Áng, Formosa…
Tiếp tục suy nghĩ về các khả năng và nhất là về điều kiện cho sự dân chủ hóa ở Việt Nam, trong bài này tôi sẽ đề cập đến một điểm, một trong cả chuỗi vấn đề cần quan tâm phân tích : bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa trong tình thế cấp bách này?
Câu trả lời mà có lẽ nhiều người nghĩ đến đầu tiên là : bộ phận cấu thành phong trào dân chủ. Dĩ nhiên, để định nghĩa phong trào dân chủ không đơn giản. Dù vậy, cũng có thể xem là từ « phong trào dân chủ » được hiểu là phong trào của những người trực diện đấu tranh, những người bất đồng chính kiến, những người từng bị giam giữ, những người thường xuyên trực tiếp xuống đường… Không thể phủ nhận đóng góp to lớn của những người này trong quá trình thức tỉnh lương tri và làm thay đổi nhận thức. Thực sự là những hy sinh của họ, những nỗ lực của họ đã có một tác động quan trọng đối với sự chuyển động xã hội. Sự can đảm của họ đã kêu gọi sự can đảm của người khác, khiến cho dần dần càng có nhiều người bước qua lằn ranh của sự sợ hãi.
Câu trả lời thứ hai mà có thể nhiều người cũng đồng tình: xã hội dân sự. Cụ thể là các tổ chức xã hội dân sự. Sự hình thành của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới của phong trào dân chủ. Giờ đây, các cá nhân đã tập hợp lại với nhau trong một số tổ chức. Và dĩ nhiên, sức mạnh của một tổ chức bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh của một cá nhân. Đồng thời sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự gợi lên niềm hy vọng rằng một ngày nào đó chính phủ độc tài sẽ cho phép hợp pháp hóa các tổ chức hội đoàn độc lập. Dĩ nhiên, đấy là một trong những điều kiện nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ.
Tuy nhiên, câu trả lời mà tôi tìm thấy hơi khác. Dù phải chịu đựng nhiều hy sinh, dù có đóng góp quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa, nhưng vai trò thúc đẩy NHANH quá trình dân chủ không thuộc về các hội đoàn xã hội dân sự, các cá nhân bất đồng chính kiến hay các nhà tranh đấu (như từ vẫn thường được dùng ngày nay). Tại sao ? Tại vì trong quan niệm của xã hội Việt Nam hiện nay, họ bị xem là quá cực đoan (một người chỉ viết lách ôn hòa như tôi mà cũng bị xếp vào diện cực đoan thì những người đã từng bị kết án tù sẽ còn bị xem là cực đoan đến mức nào). Điều này, cùng với sự đàn áp của chính quyền khiến họ bị đặt vào tình thế cô lập.
Mặc dù họ liên kết lại với nhau trong một số hội đoàn, nhưng vẫn chỉ là họ với nhau. Nghĩa là họ không có cơ hội để tiếp xúc và để tác động trực tiếp với cái khối đông đảo quần chúng trong xã hội. Tác động của họ chủ yếu thông qua việc viết lách, thông qua các công bố trên mạng. Các cuộc tiếp xúc chỉ diễn ra giữa họ với nhau, trong những nhóm rất nhỏ. Điều này thật khác với Aung San Suu Kyi, khi mà bà có thể làm những cuộc diễn thuyết về dân chủ trước hàng ngàn người. Cũng có một bộ phận trong giới đấu tranh có thể có tác động trên diện rộng, đó là bộ phận công giáo. Tuy nhiên, các bài giảng ở nhà thờ không thể đi ra ngoài phạm vi tôn giáo, nghĩa là các linh mục cũng không thể giảng các bài giảng về dân chủ, mà chỉ có thể lồng một số nội dung nhất định nào đó vào các bài giảng thánh lễ.
Ngoài ra, một điều khác mà ta có thể nhận thấy là cuộc đấu tranh ở Việt Nam đang chủ yếu đi theo hướng phản ứng lại các chính sách bất cập hay ngăn chặn các việc làm sai trái của bộ phận công quyền. Phán kháng, tố cáo, kiến nghị, một số cuộc biểu tình… là những dạng thức hoạt động chính. Dĩ nhiên, những việc này rất cần thiết và quan trọng, và luôn cần thiết và quan trọng.
Nhưng việc truyền bá kiến thức về dân chủ hầu như rất ít được thực hiện. Hiện nay cũng chưa có một tổ chức nào chuyên tập trung vào việc này. Họ không lựa chọn việc truyền bá kiến thức về dân chủ, quảng bá ý nghĩa của dân chủ, giới thiệu tầm quan trọng của dân chủ, như một nội dung hoạt động chính. Dĩ nhiên, có một số chương trình như giới thiệu về quyền con người. Nhưng thực sự rất ít những chương trình như thế. Và nhất là bản thân các hội đoàn dường như cũng không xem việc phải xây dựng một lề lối làm việc dân chủ, một cơ cấu tổ chức dân chủ, là quan trọng.
Nghĩa là, nếu lấy lại một ý mà tôi từng nói trong một bài viết trước đây thì ta có thể nói, cuộc đấu tranh hiện nay đang thiên về hướng chống lại thể chế độc tài, chứ chưa xem trọng việc phải xây dựng các kiến thức, các giá trị và các chuẩn mực về dân chủ, chưa làm rõ được ý nghĩa và vai trò của dân chủ trong đời sống xã hội. Và như thế thì khối đông quần chúng trong xã hội sẽ không tìm thấy lý do để ủng hộ các nhà tranh đấu, họ sẽ không biết tại sao họ cần ủng hộ các nhà tranh đấu, trong khi mà dù xã hội nhiễu nhương dường như họ vẫn đang có cuộc sống ổn định. Và thực ra, nếu người dân hỏi rằng : « Dân chủ ích lợi gì trong việc bảo vệ Trường sa Hoàng sa ? », « dân chủ ích lợi gì trong việc giải độc biển Đông ? », « dân chủ có cứu được phụ nữ Việt Nam phải bán mình đi làm thê thiếp cho đàn ông nước ngoài không ? »… thì những người tranh đấu sẽ trả lời như thế nào?
Nói điều này thì một người như tôi phải tự nhận trách nhiệm về phần mình. Tôi cũng là người tham gia phong trào, và tôi cũng chưa làm được gì để cải thiện tình hình này, mặc dù có lẽ tôi có điều kiện để làm việc này hơn một số người khác.
(Còn tiếp)
Nguyễn Thị Từ Huy
7-7-2016
Đây là một chủ đề lớn, và cần thảo luận rốt ráo, nhất là trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, khi chủ quyền và môi trường đều bị đe dọa. Sẽ có những người cho rằng, đối với Việt Nam vấn đề cấp bách là thoát Trung, và tạm thời cần dẹp qua một bên vấn đề nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên cũng sẽ có người nghĩ rằng, Việt Nam muốn độc lập thì phải dân chủ hóa. Tôi cũng nghĩ theo hướng này, Việt Nam không thể có độc lập, không thể cứu môi trường nếu không dân chủ hóa. Nhận định này có lẽ được củng cố khi ta quan sát những gì đang diễn ra, những cách thức xử lý của chính phủ về các vụ đồng bằng sông Cửu Long, Vũng Áng, Formosa…
Tiếp tục suy nghĩ về các khả năng và nhất là về điều kiện cho sự dân chủ hóa ở Việt Nam, trong bài này tôi sẽ đề cập đến một điểm, một trong cả chuỗi vấn đề cần quan tâm phân tích : bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa trong tình thế cấp bách này?
Câu trả lời mà có lẽ nhiều người nghĩ đến đầu tiên là : bộ phận cấu thành phong trào dân chủ. Dĩ nhiên, để định nghĩa phong trào dân chủ không đơn giản. Dù vậy, cũng có thể xem là từ « phong trào dân chủ » được hiểu là phong trào của những người trực diện đấu tranh, những người bất đồng chính kiến, những người từng bị giam giữ, những người thường xuyên trực tiếp xuống đường… Không thể phủ nhận đóng góp to lớn của những người này trong quá trình thức tỉnh lương tri và làm thay đổi nhận thức. Thực sự là những hy sinh của họ, những nỗ lực của họ đã có một tác động quan trọng đối với sự chuyển động xã hội. Sự can đảm của họ đã kêu gọi sự can đảm của người khác, khiến cho dần dần càng có nhiều người bước qua lằn ranh của sự sợ hãi.
Câu trả lời thứ hai mà có thể nhiều người cũng đồng tình: xã hội dân sự. Cụ thể là các tổ chức xã hội dân sự. Sự hình thành của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới của phong trào dân chủ. Giờ đây, các cá nhân đã tập hợp lại với nhau trong một số tổ chức. Và dĩ nhiên, sức mạnh của một tổ chức bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh của một cá nhân. Đồng thời sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự gợi lên niềm hy vọng rằng một ngày nào đó chính phủ độc tài sẽ cho phép hợp pháp hóa các tổ chức hội đoàn độc lập. Dĩ nhiên, đấy là một trong những điều kiện nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ.
Tuy nhiên, câu trả lời mà tôi tìm thấy hơi khác. Dù phải chịu đựng nhiều hy sinh, dù có đóng góp quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa, nhưng vai trò thúc đẩy NHANH quá trình dân chủ không thuộc về các hội đoàn xã hội dân sự, các cá nhân bất đồng chính kiến hay các nhà tranh đấu (như từ vẫn thường được dùng ngày nay). Tại sao ? Tại vì trong quan niệm của xã hội Việt Nam hiện nay, họ bị xem là quá cực đoan (một người chỉ viết lách ôn hòa như tôi mà cũng bị xếp vào diện cực đoan thì những người đã từng bị kết án tù sẽ còn bị xem là cực đoan đến mức nào). Điều này, cùng với sự đàn áp của chính quyền khiến họ bị đặt vào tình thế cô lập.
Mặc dù họ liên kết lại với nhau trong một số hội đoàn, nhưng vẫn chỉ là họ với nhau. Nghĩa là họ không có cơ hội để tiếp xúc và để tác động trực tiếp với cái khối đông đảo quần chúng trong xã hội. Tác động của họ chủ yếu thông qua việc viết lách, thông qua các công bố trên mạng. Các cuộc tiếp xúc chỉ diễn ra giữa họ với nhau, trong những nhóm rất nhỏ. Điều này thật khác với Aung San Suu Kyi, khi mà bà có thể làm những cuộc diễn thuyết về dân chủ trước hàng ngàn người. Cũng có một bộ phận trong giới đấu tranh có thể có tác động trên diện rộng, đó là bộ phận công giáo. Tuy nhiên, các bài giảng ở nhà thờ không thể đi ra ngoài phạm vi tôn giáo, nghĩa là các linh mục cũng không thể giảng các bài giảng về dân chủ, mà chỉ có thể lồng một số nội dung nhất định nào đó vào các bài giảng thánh lễ.
Ngoài ra, một điều khác mà ta có thể nhận thấy là cuộc đấu tranh ở Việt Nam đang chủ yếu đi theo hướng phản ứng lại các chính sách bất cập hay ngăn chặn các việc làm sai trái của bộ phận công quyền. Phán kháng, tố cáo, kiến nghị, một số cuộc biểu tình… là những dạng thức hoạt động chính. Dĩ nhiên, những việc này rất cần thiết và quan trọng, và luôn cần thiết và quan trọng.
Nhưng việc truyền bá kiến thức về dân chủ hầu như rất ít được thực hiện. Hiện nay cũng chưa có một tổ chức nào chuyên tập trung vào việc này. Họ không lựa chọn việc truyền bá kiến thức về dân chủ, quảng bá ý nghĩa của dân chủ, giới thiệu tầm quan trọng của dân chủ, như một nội dung hoạt động chính. Dĩ nhiên, có một số chương trình như giới thiệu về quyền con người. Nhưng thực sự rất ít những chương trình như thế. Và nhất là bản thân các hội đoàn dường như cũng không xem việc phải xây dựng một lề lối làm việc dân chủ, một cơ cấu tổ chức dân chủ, là quan trọng.
Nghĩa là, nếu lấy lại một ý mà tôi từng nói trong một bài viết trước đây thì ta có thể nói, cuộc đấu tranh hiện nay đang thiên về hướng chống lại thể chế độc tài, chứ chưa xem trọng việc phải xây dựng các kiến thức, các giá trị và các chuẩn mực về dân chủ, chưa làm rõ được ý nghĩa và vai trò của dân chủ trong đời sống xã hội. Và như thế thì khối đông quần chúng trong xã hội sẽ không tìm thấy lý do để ủng hộ các nhà tranh đấu, họ sẽ không biết tại sao họ cần ủng hộ các nhà tranh đấu, trong khi mà dù xã hội nhiễu nhương dường như họ vẫn đang có cuộc sống ổn định. Và thực ra, nếu người dân hỏi rằng : « Dân chủ ích lợi gì trong việc bảo vệ Trường sa Hoàng sa ? », « dân chủ ích lợi gì trong việc giải độc biển Đông ? », « dân chủ có cứu được phụ nữ Việt Nam phải bán mình đi làm thê thiếp cho đàn ông nước ngoài không ? »… thì những người tranh đấu sẽ trả lời như thế nào?
Nói điều này thì một người như tôi phải tự nhận trách nhiệm về phần mình. Tôi cũng là người tham gia phong trào, và tôi cũng chưa làm được gì để cải thiện tình hình này, mặc dù có lẽ tôi có điều kiện để làm việc này hơn một số người khác.
(Còn tiếp)
Posted by adminbasam
Blog RFANguyễn Thị Từ Huy
7-7-2016