11/7/16

Trung cộng cướp biển trâng tráo ngang ngược

Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Trong quá khứ Trung cộng đã từng tỏ ra rất trâng tráo, ngang ngược trong một số vấn đề có liên quan tới các nước khác. Quan hệ quốc tế của Trung cộng đã từng có lúc không tốt, nhất là những khi Trung cộng đã yễm trợ cho các nhóm cộng sản Mao-ít địa phương nổi dậy nhưng không thành công trong việc chống chính phủ của các nước chậm tiến ở Á Châu. Đó là những thành tích cộng sản Mao-ít bất hão trong thế kỷ 20 vừa qua.
Bây giờ, trong hiện tại cũng rõ ràng là Trung cộng vẫn còn có mối quan hệ quốc tế rất xấu, rất trâng tráo và ngang ngược, đối xử hung hăng với các nước nhỏ láng giềng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vào đầu tháng 7/2016 Trung cộng đã tuyên bố một “vùng cấm hải hành, phi hành” bao gồm khoảng 190000 cây số vuông của hải phận quốc tế ở phía đông nam của Đảo Hải Nam trong Biển Đông Nam Á. Tuyên bố một vùng cấm hải hành, phi hành (No Sail Zone) trong hải phận quốc tế như vậy, rõ ràng Trung cộng đã vi phạm Công Ước Quốc Tế Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (the United Nations Law of the Sea Convention).
Căn cứ vào Công Ước Quốc Tế Luật Biển của Liên Hiệp Quốc thì các quốc gia có khả năng hải quân và có phương tiện khả thi một cuộc tập trận trên biển đều có quyền tuyên bố một vùng biển để luyện tập hải quân của họ và phải thông báo rõ cho các hãng hàng không và hãng hàng hải (Notice to Airmen, Notice to Mariners) để họ biết đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Quốc gia tổ chức cuộc tập trận như vậy phải luôn cảnh giác phòng ngừa những nhầm lẫn tai nạn có thể do chính cuộc tập trận gây ra, nên phải yêu cầu, chứ không được ra lệnh cho bất cứ tàu thuyền hoặc phi cơ của ngoại quốc phải chạy tránh đi chỗ khác. Bởi một lý lẽ giản dị dễ hiểu, đó là hải phận quốc tế.
Cơ Quan Quản Lý An Toàn Hàng Hải của Trung cộng đã tuyên bố một vùng “cấm hải hành, phi hành” (No Sail Zone) với lý do của cuộc tập trận hải quân Trung cộng trên biển trong thời gian từ ngày 5/7/2016 đến 11/7/2016. Cũng có một điều đáng được chú ý là ngày chấm dứt cuộc tập trận trên biển này lại trùng hợp trước một ngày Toà Trọng Tài Thường Trực ở Hague công bố phán quyết về cuộc tranh chấp giữa hai nước Trung cộng và Phi Luật Tân về chủ quyền lãnh thổ bãi cạn Scarborough. Trung cộng dự kiến rằng sẽ bị thua kiện, nhưng họ cũng đã từng tỏ rõ thái độ không chấp nhận Toà Trọng Tài Thuờng Trực và kết quả phán quyết của toà.
Tuy nhiên, sự kiện Bắc Kinh “đơn phương tuyên bố một vùng Nhận Dạng Phòng Không - ADIZ hoặc một vùng Cấm Hải Hành, Phi Hành - No Sail Zone” không có gì mới lạ cả, vì Trung cộng đã từng làm như vậy, và các nước Mỹ cùng với đồng minh của Mỹ đều xem thường những trò giành giật chủ quyền, trâng tráo vô liêm sĩ, tư cách ngang ngược kẻ cướp của Bắc Kinh. Trong quá khứ Hải Quân Trung cộng đã từng tập trận có qui mô nhỏ trên Biển Đông Nam Á và cũng khoanh một vùng biển có chu vi tượng trưng chung chung rộng lớn để tập trận, nhưng cuộc tập trận hiện nay có tính cách nhạy cảm của thời gian trùng hợp với ngày dự định công bố phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực về việc Trung cộng tranh chấp chủ quyền biển, đảo với nước Phi. 
Mặc dù phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực sẽ không thể giải quyết được những vấn đề chủ quyền biển, đảo của hai nước Phi và Trung cộng, nhưng phán quyết của toà sẽ đặt căn bản pháp lý trên những khía cạnh tranh chấp của Trung cộng. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên 95% vùng Biển Đông Nam Á ở phía nam miền duyên hải của Trung cộng. Một cách cụ thể 95% vùng Biển Đông Nam Á có nghĩa rất rõ ràng là Trung cộng ngang ngược cưỡng chiếm hầu hết những lãnh hải của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia. 
Nhiều người cũng đã suy đoán là Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ có thể tuyên bố rằng Trung cộng không có chủ quyền lãnh hải, bởi vì một vùng biển quá rộng, lớn hơn 370 cây số của Vùng Đặc Quyền Kinh Tế thường có của một quốc gia ven biển, là một điều rất vô lý; mọi người không thể chấp nhận.
Mặt khác, Toà Trọng Tài Thường Trực cũng sẽ có thể tuyên bố có lợi cho Trung cộng rằng căn cứ vào huyền sử của dân tộc Hán ở trung nguyên đại lục Á Châu hơn 4000 năm về trước là con cháu của Rồng, của Khủng Long Á Châu đã từng làm chủ muôn loài thú vật khác trong khu vực Biển Hoa Nam, nay còn gọi là Biển Đông Nam Á. Bây giờ, người Hán Hoa Lục phải tuân thủ chấp nhận di sản của tổ tiên Khủng Long Hán tộc để lại, thừa kế truyền thống Khủng Long Vương Á Châu để tiếp tục chiếm hữu cai trị tất cả vùng biển này. Đây là một loại huyền sử thời kỳ khủng long có mặt trên trái đất trước khi bị tuyệt chủng. Bây giờ, người Hán Hoa Lục biện luận rằng cái di sản Biển Đông Nam Á, còn gọi là Biển Hoa Nam, là do chính tổ tiên Khủng Long Hán Tộc của họ để lại cho họ, nên họ đương nhiên có quyền thừa hưởng. Tuy nhiên, cái nguồn gốc tổ tiên Khủng Long Hán Tộc không có tính cách thuyết phục, không có bằng chứng lịch sử rõ rệt; bởi vì đó là loại huyền sử thời kỳ khủng long, và tất cả các loài khủng long trên mặt đất này đều bị tuyệt chủng. 
Hoặc sẽ có thể là Toà Trọng Tài Thường Trực như tên gọi của toà là trọng tài, hoà giải, để bảo vệ hoà bình thế giới, cho nên toà sẽ công bố một phán quyết dung hoà để bảo vệ hoà bình thế giới, để tránh cho Trung cộng không bị mất thể diện, để tránh làm cho những tên lãnh đạo Bắc Kinh nổi trận điên cuồng làm điều xằng bậy nguy hiểm cho những nước khác. Mục đích của một phán quyết yêu chuộng hoà bình như vậy của toà trọng tài, hoà giải cũng sẽ có thể giúp cho cả hai nước Phi và Trung cộng cùng nhận thấy rằng họ có thể tránh được sự xung đột vũ trang mà khi xảy ra, thì phải có qui mô rất lớn và rất ác liệt.
Sự xung đột vũ trang giữa nước Phi và Trung cộng sẽ có qui mô rất lớn và rất ác liệt, bởi vì sẽ có quân đội Mỹ tham dự. Cho dù Bắc Kinh luôn miệng nói rằng nước Mỹ không được can thiệp vào, vì nước Mỹ không phải là một nước Á Châu, và không có liên quan gì tới các vấn đề tranh chấp biển, đảo trong khu vực Biển Đông Nam Á, nhưng rõ ràng là trong thời gian hơn một trăm năm qua nước Mỹ đã đang có nhiều quyền lợi nhất ở Á Châu khi nước Mỹ bảo vệ quyền tự do lưu thông, giao thương quốc tế trong một khu vực có trị giá hơn năm ngàn tỉ đôla mỗi năm. Vì vậy, khi bị Trung cộng gây trở ngại, xâm phạm những quyền lợi, an ninh quốc gia của nước Mỹ đã từng có từ trước tới nay, thì lẽ tất nhiên nước Mỹ phải có biện pháp quyết liệt bảo vệ, và đồng thời tôn trọng thực hiện những cam kết giữa nước Mỹ với các nước đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. 
Hơn nữa, xem xét trên phương diện địa lý, không có một quốc gia nào như nước Mỹ có một miền duyên hải rất rộng, rất dài trên bờ Thái Bình Dương là liên tiếp những tiểu bang Alaska, Washington, Oregon, California, và nhất là Hawaii ở ngay giữa Thái Bình Dương. Khi Bắc Kinh nói rằng nước Mỹ không phải là một nước Á Châu, là họ nói năng hàm hồ. Trong chính sách toàn cầu của nước Mỹ có chính sách Xoay Trục Á Châu vào thế kỷ 21 là một lý lẽ tất nhiên. Chỉ có một điều đáng được quan tâm là Trung cộng có trỗi dậy lớn mạnh trong hoà bình hay không. Người ta vẫn giữ kiên nhẫn chờ xem cái thái độ của Trung cộng là một nước lớn phát triển toàn diện, văn minh, có văn hoá và có trách nhiệm, hay chỉ là một bọn Cương Thi Tàu Cộng có truyền thống gian manh, xảo quyệt, bành trướng lãnh thổ, cưỡng chiếm lãnh hải của nước láng giềng rất ngang ngược theo cách kẻ cướp.
Không cần phải xác định là sự kiện Trung cộng đã đang quân sự hoá các hòn đảo nhân tạo có làm tổn hại những quyền lợi an ninh quốc gia của nước Mỹ hay không, giữa hai nước Phi và Mỹ đã có một hiệp ước phòng thủ chung, nếu một cuộc tấn công quân sự nhắm vào quân đội, tàu thuyền, máy bay, hoặc lãnh thổ hải đảo của nước Phi dưới quyền quản trị của nước Phi ở phiá Tây Thái Bình Dương, thì dĩ nhiên là nước Mỹ phải can thiệp bảo vệ nước đồng minh. Nước Mỹ cũng đã từng gián tiếp bày tỏ thái độ không công nhận chủ quyền của Trung cộng ở những vùng biển, đảo nhân tạo đang tranh chấp với nước Phi; như vậy có nghĩa là nước Mỹ vẫn luôn luôn tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung với nước Phi.
Vào ngày thứ Tư 6/7/2016 Hải Quân Mỹ đã điều động bảy chiến hạm hoạt động tuần tra trong khu vực phía nam Biển Đông Nam Á, gồm có chiếc tàu sân bay USS Reagan, hai chiếc hộ tống hạm, và bốn chiếc khu trục hạm. Ba chiếc khu trục hạm USS Spruance, USS Stethem, USS Momsen trong số bốn chiếc khu trục hạm này đã áp sát tuần tra những hòn đảo nhân tạo được quân sự hoá của Trung cộng trong nhóm quần đảo Trường Sa. Trong suốt thời gian dài mấy chục năm Chiến Tranh Lạnh cho tới nay, Hải Quân Mỹ vẫn thường xuyên điều động những chiếc khu trục hạm phối hợp cùng với những chiếc phi cơ trinh sát của Hải Quân Mỹ thi hành những chuyến hải hành, phi hành trong toàn vùng trời và vùng biển thuộc miền Tây Thái Bình Dương. Hải Quân Mỹ đã từng thực hiện hành quân như vậy trong quá khứ, và cũng sẽ làm như vậy trong hiện tại, cũng như trong tương lai.
Tóm lại để kết luận rằng khu vực Biển Đông Nam Á trong phạm vi Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có một tương lai hoà bình thịnh vượng chung của các nước có liên quan sống chung hoà bình tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, hay các nước Đông Nam Á sẽ phải chịu sự khống chế thống trị Trung cộng trong một liên minh độc tài đảng trị Tàu Cộng-Hàn Cộng-Việt Cộng-Lào Cộng-Miên Cộng ở Đông Á và Đông Nam Á. Cũng có thể cái liên minh độc tài này sẽ có sự tiếp tay của bọn Phi Cộng. Bây giờ, thực tế quá rõ ràng như vậy, Đảng Trưởng Tàu Cộng Mao và Đảng Trưởng Việt Cộng Hồ đã cùng nhau từng có ý đồ cưỡng chiếm cả Đông Nam Á, đúng không?

Sài Gòn, Chủ Nhật 10/7/2016